Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại công ty CP Dịch vụ Kỹ Thuật Hưng Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.85 KB, 16 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng
lưới kinh doanh của công ty CP Dịch vụ Kỹ Thuật Hưng Thịnh
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dịch Vụ Hưng Thịnh
Tên viết tắt: HUNG THINH TECHSER.,JSC
Lĩnh vực kinh doanh: Buôn bán ô tô và xe có động cơ khác, bán buôn máy móc,
thiết bị và phụ tùng; các bộ phận phụ trợ của ô tô. Bảo dưỡng sửa chữa, lắp đặt máy
móc…
Địa chỉ: Khu Liên Hiệp TTQG, Đối Diện Sân Bóng Quốc Gia Mỹ Đình, Mỹ
Đình, Từ Liêm, Hà Nội.
Mã số thuế: 0104632370 Điện thoại: 0437685643
Website: hungthinh-ce.com Email:
1.1. Chức năng và nhiệm vụ
1.1.1. Chức năng
Cung cấp các mặt máy xúc hyundai,xe bơm bê tông junjin,xe tải thương mại
tata daewoo cho các công ty nhà nước, các công ty xuất nhập khẩu, và các doanh
nghiệp tư nhân lớn như: Vimeco, Sông Đà 5, Sông Đà 9, Licogi
Bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm chất lượng cao với giá đảm bảo thấp
nhất thị trường Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Hưng Thịnh còn bảo hành, cung cấp
phụ tùng và dịch vụ sau bán hàng cho nhà sản xuất thiết bị xây dựng Hyundai, xe bơm
bê tông của hãng Junjin và dòng xe thương mại TATA- Daewoo với tên giao dịch là
Hung Thinh Techser.
1.1.2. Nhiệm vụ
 Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh theo đúng quy chế hiện hành và thực hiện


mục đích và nội dung hoạt động của công ty
 Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp tự tạo thêm nguồn
vốn để đảm bảo cho việc thực hiện mở rộng và tăng trưởng hoạt động kinh doanh của
công ty, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Xây dựng chiến lược và phát triển ngành hàng kế hoạch kinh doanh phù hợp với điều
kiện thực tế
 Tuân thủ các chính sách, chế độ và luật pháp của nhà nước có liên quan đến kinh
doanh của công ty. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng quy định
của bộ luật lao động.
 Bảo đảm thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn,tài sản, các quỹ, về hạch toán
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 3
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
kế toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do nhà nước quy định, thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và tùy thuộc vào đặc điểm của ngành
sản xuất, công ty đã thiết kế bộ máy tổ chức điều hành hoạt động của công ty phù hợp
với yêu cầu SXKD cụ thể. Vì vậy cơ cấu tổ chức công ty CP dịch vụ kỹ thuật Hưng
Thịnh bao gồm các bộ phận sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ Phần Dịch vụ Kỹ thuật Hưng Thịnh
Nguồn : Phòng hành chính công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Hưng Thịnh
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh
1.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Hưng Thịnh có trụ sở kinh doanh chính tại:
Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội và các văn phòng và trung
tâm sửa chữa bảo hành chính đặt tại Hà Nội. Tại Trụ sở chính: Bao gồm các phòng
ban: Phòng giám đốc, phòng kinh doanh phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán. Kể
cả trụ sở chính cùng với tại tất cả các văn phòng hay trung tâm đều được trang bị máy
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 4
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại

tính nối mạng internet có tốc độ cao, máy fax, photocopy, điện thoại và các vật dụng
cần thiết cho mỗi một nhân viên nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đấy, công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật Hưng Thịnh còn có văn phòng
và nhà xưởng tại địa chỉ: Khu CN Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội.
Hằng năm công ty luôn tiến hành kiểm tra định kỳ , tu sửa và thay mới các loại
máy móc nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động . Đồng thời luôn tiến hành nhập
khẩu các loại máy móc công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất và giải phóng sức
lao động của công nhân.
1.3.2. Mạng lưới kinh doanh
Mạng lưới hoạt động của Hưng Thịnh bao trùm lãnh thổ Việt Nam thông qua
các văn phòng và trung tâm sửa chữa bảo hành chính đặt tại Hà Nội. Hoạt động của
công ty được tập trung tại khu vực chính là miền Bắc trong đó trọng điểm là Hà Nội và
còn một số tỉnh phía Nam và miền Trung.
Văn phòng được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau nhưng sản phẩm thì được
trưng bày trong các công ty thương mại và lấy sản phẩm trực tiếp từ trụ sở chính Khu
liên hợp thể thao Mỹ Đình, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
2. Cơ chế, chính sách quản lý của Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Hưng Thịnh
2.1. Chính sách và phương pháp quản lý nguồn nhân lực
2.1.1. Chính sách tuyển dụng
Ngay từ đầu công ty đã xác định tuyển những lao động có kiến thức cơ bản về
từng vị trí và có ý định gắn bó lâu dài với công ty. Ngoài những yêu cầu cơ bản về
kiến thức, sức khỏe, công ty còn công khai trực tiếp mức lương và những chính sách
mà người lao động được hưởng khi làm việc tại công ty cho từng bộ phận. Điều này một
mặt giúp các lao động hiểu rõ hơn về công ty, mặt khác cũng là điểm thu hút lao động.
2.1.2. Chính sách đào tạo
 Công ty mở các lớp đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt là đội ngũ kỹ
thuật, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt.
 Công ty phát động phong trào tự học trong đội ngũ nhân viên của mình. Tự học lẫn nhau,
tự chủ động tham gia các khóa học khác để nâng cao kiến thức cho bản thân.
 Đào tạo tại nước ngoài: Trong trường hợp cần thiết và theo kế hoạch cụ thể.

2.1.3. Chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 5
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
Hàng năm, công ty có tổ chức tập huấn cho toàn bộ công nhân về an toàn lao
động từ 1-2 ngày vào khoảng tháng 5, tháng 6. Các nhân viên có nhu cầu theo học
nâng cao tay nghề hoặc tiếp xúc với các môi trường khác để học hỏi và vận dụng vào
công ty đều được khuyến khích và có chính sách cụ thể hỗ trợ đối với từng trường
hợp. Bên cạnh đấy là chính sách lương, thưởng cụ thể rõ ràng:
2.1.3.1. Chính sách tiền lương:
Công ty áp dụng 02 hình thức trả lương là trả theo lương khoán và lương cố
định. Lương được trả hàng tháng. Lương của tháng trước được trả vào ngày 05 của
tháng tiếp theo.
• Mức lương khoán tính như sau: Lương theo sản phẩm + Phần phụ trội được hưởng do
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giao khoán. Hình thức trả lương khoán chủ yếu áp dụng
cho công nhân.
• Mức lương cố định: Lương cố định được trả theo năng lực, trình độ, kinh nghiệm, thời
gian cống hiến cho công ty, mức độ hoàn thành công việc và ý thức tổ chức kỷ luật
trong lao động. Mức lương cố định chủ yếu áp dụng cho bộ phận hành chính, lái xe,
đội ngũ quản lý, thiết kế.
2.1.3.2. Chính sách tiền thưởng:
Công ty áp dụng 02 hình thức thưởng như sau:
• Thưởng đột xuất: áp dụng cho Cán bộ công nhân viên công ty hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu
quả hoạt động của Công ty.
• Thưởng định kỳ: Hàng năm, Công ty áp dụng 02 lần xét thưởng định kỳ vào các ngày
01 tháng 7 và 31 tháng 12. Mức thưởng định kỳ căn cứ vào thời gian cống hiến, vị trí
công việc, hiệu quả công việc hoàn thành và ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật lao
động.
• Tiền thưởng được trả ngay khi có quyết định thưởng của Hội đồng xét duyệt khen
thưởng.

Tính toán mức lương, thưởng do Phòng hành chính, kế toán và hội đồng xét
duyệt thi đua khen thưởng thực hiện và có sự phê duyệt của Tổng giám đốc và có sự
giám sát của Công đoàn lao động Công ty.
2.2. Chính sách khách hàng
Ngoài việc tập trung vào các khách hàng có sẵn như công ty nhà nước, các công
ty xuất nhập khẩu, và các doanh nghiệp tư nhân lớn như: Vimeco, Sông Đà 5, Sông Đà
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 6
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
9, Licogi thì công ty cũng tích cực tìm và thu hút những khách hàng mới. Công ty đã
xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin của khách nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa
công ty và khách hàng. Việc này giúp cho công ty sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu dù
là nhỏ nhất của khách hàng.
2.3. Chính sách sản phẩm
Các sản phẩm của công ty đều là các sản phẩm nhập khẩu, khá đa dang. Với các
mặt hàng máy xúc Hyundai, xe bơm bê tong junjin, xe tải thương mại tata Daewoo,
bên cạnh đấy là thiết bị phụ tùng của ô tô và xe có động cơ, là nhà phân phối độc
quyền máy xúc Huyndai- Tata Deawoo- bơm Junjin tại Việt Nam. Trong thời gian tới
ngoài việc tiếp tục phát triển các mặt hàng này, công ty cũng đã đưa ra một số chính
sách để nâng cao ty trọng các mặt hàng khác, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài
ra, việc tìm kiếm nguồn tiêu thụ các sản phẩm mới là điều không thể thiếu trong chính
sách phát triển sản phẩm của công ty. Công ty đang có những bước đầu tư cụ thể vào
lĩnh vực bảo dưỡng, lắp giáp phụ tùng.
2.4. Chính sách nhập hàng và quản lý tồn kho
Chính sách nhập hàng: Lập bảng giá nhập với các số lượng khác nhau từ các
nhà sản xuất uy tín và tích cực mở rộng tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới có uy tín,
chất lượng sản phẩm cao, giá thành hợp lý.
Chính sách quản lý hàng tồn kho: Dựa trên các phân tích về các mục tiêu và khả
năng bán hàng thực tiễn của công ty phòng kinh doanh chịu trách nhiệm đặt thêm
hàng. Ngoài ra công ty cũng thường xuyên cân đối hàng tồn kho để đảm bảo có đủ
hàng cung cấp khi cần thiết mà tránh dự trữ quá nhiều.

2.5. Chính sách cạnh tranh
2.5.1. Chính sách giá:
Công ty có bảng giá kèm theo catalog sản phẩm. Công ty phát triển theo hướng
“đa giá”, tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Và để tăng số lượng bán ra, công ty không
giảm giá sản phẩm mà tung ra các dòng sản phẩm có giá trung bình. Ngoài ra công ty còn
có chính sách riêng có các đối tác làm ăn với mặt hàng.
2.5.2. Chính sách đối với các đối tác:
Trong thanh toán, giao dịch: Công ty đã khuyến khích khách hàng là các đại lý
lớn thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng, thanh toán toàn bộ chi phí
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 7
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
vận chuyển bằng tiền cho các đại lý qua biên lai thực tế. Tùy theo trường hợp mà công
ty áp dụng một cách hợp lý chế độ khen thưởng trong thanh toán. Ngoài ra, công ty
còn trợ giá, bù đắp thiệt hại cho khách khi gặp biến động lớn về giá cả và đổi hàng cho
khách hàng khi sản phẩm khó tiêu thụ.
Khuyến mại: sử dụng hình thức khuyến mại theo từng đợt, tùy từng loại sản
phẩm mà có mức khuyến mại khác nhau, thưởng cho các đại lý để khuyến khích tiêu
thụ.Tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa công ty và các đại lý thông qua các hợp đồng
kinh tế, chia sẻ quyền lợi, duy trì các hình thức khen thưởng, trợ giúp khó khăn.
3. Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của đơn vị trong thời gian qua
3.1. Thực trạng hoạt động thương mại của đơn vị
Đây là giai đoạn mà ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn
còn tiếp diễn, là một nước nhỏ dĩ nhiên Việt Nam không nằm ngoài những ảnh hưởng
đó. Công ty chỉ được xếp vào loại công ty nhỏ nhưng với những cố gắng và những
đóng góp tích cực trong việc cải thiện tình hình kinh doanh, mở rộng quan hệ hợp tác
với bên ngoài, công ty luôn đạt chỉ tiêu doanh số dương. Cụ thể trong 3 năm từ 2011
đến 2013 công ty đã đạt được những kết quả như sau:
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 8
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2011-2013

(Đơn vị VNĐ)
Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.Tổng doanh thu 464 827 956 943 624 399 233 507 710 049 716 326
2.Các khoản giảm trừ 8 454 582 208 6 570 119 514 8 071 798 705
3.Doanh thu thuần(1-2) 456 373 374 735 617 829 113 993 701 977 917 621
4.Giá vốn hàng bán 430 531 588 975 592 295 109 560 667 372 368 234
5.Lợi nhuận gộp 25 841 785 760 25 534 004 433 34 605 549 387
6.Doanh thu hoạt động TC 2 681 469 126 979 815 762 4 959 748 308
7.Chi phí tài chính 10 755 934 220 6 819 095 200 16 132 426 331
8.Chi phí bán hàng 7 145 868 016 6 379 510 386 7 670 984 339
9.Chi phí QL doanh nghiệp 6 514 680 201 8 409 377 649 9 089 575 543
10.Tổng chi phí 17 270 614 437 21 607 983 237 32 892 986 213
11.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 4 106 772 449 4 905 836 960 6 672 311 482
12.Lợi nhuận khác 1 149 555 381 1 591 272 580 953 017 897
13.Tổng lợi nhuận trước thuế 5 256 327 830 6 497 109 540 7 625 329 379
14.Thuế thu nhập DN 0 0 0
15.Lợi nhuận sau thuế 5 256 327 830 6 497 109 540 7 625 329 379
16. Thu nhập bình quân của lao động 3 754 519 4 640 792 4 946 638
Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Hưng Thịnh
 Doanh thu
Nhìn bảng trên ta thấy, tổng doanh thu thuần của Công ty trong 3 năm liên tục tăng.
Năm 2011 doanh thu của công ty là 464 827 956 943 VNĐ thì sang năm 2012 là 624 399
233 507 đã tăng lên VNĐ (tăng 34,33% so với năm 2009) và đến năm 2013 thì doanh thu
thuần của công ty đạt 710 049 716 326 (tăng 13,72 % so với năm 2012). Tuy những năm
vừa qua do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tuy mức độ tiêu thụ sản phẩm có vẻ chững
lại hơn nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng.
 Chi phí
Cùng với sự biến động của doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng đều qua các
năm. Điều này hoàn toàn hợp lý vì doanh thu tăng thì chi phí cũng phải tăng theo.Từ
năm 2011 chi phí phải bỏ ra 17 270 614 437 VNĐ, sang năm 2012 tăng lên 21 607

983 237 VNĐ(tăng 25,11% so với năm 2011)và trong năm vừa qua thì tổng chi phí đã
lên đến 32 892 986 213 VNĐ( tăng 52,23% so với năm 2012). Trong 2 năm 2011 và
2012 tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí,còn đến năm 2013 thì
tốc độ tăng chi phí tăng cao đến 52,23% so với năm 2012,cao hơn nhiều so với tốc độ
tăng của tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ rằng trong giai đoạn từ năm 2012 – 2013
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 9
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên nhân là do
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên giá cả nguyên liệu nhập tăng, vì vậy mà
công ty phải bỏ ra chi phí nhiều hơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
 Lợi nhuận và lợi nhuận sau thuế của công ty
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được biểu hiện ở lợi nhuận của
công ty. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 là 5 256 327 830 VNĐ, năm 2012
là 6 497 109 540 VNĐ (tăng 23,61% so với năm 2011) và lợi nhuận trong năm 2013 là
7 625 329 379 VNĐ (tăng 17,36% so với năm 2012). Lợi nhuận trước thuế của công ty
không biến chuyển nhanh và đột biến nhưng lại liên tục tăng đều qua các năm chứng
minh rằng công ty hoạt động vẫn có hiệu quả và ổn định.Vì trực thuộc tổng công ty
nên công ty báo cáo hoạt động về tình hình kinh doanh với các chỉ tiêu và đặc biệt là
công ty không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy nên lợi nhuận trước thuế
và lợi nhuận sau thuế của công ty là không đổi.
3.2. Thực trạng hoạt động thị trường
Với đặc thù kinh doanh là ô tô, xe động cơ, máy móc và thiết bị nên thì trường
chính của công ty vẫn là tiêu thụ sản phẩm trong nước và nhập hàng từ Hàn Quốc,
Hồng Kong, Đài Loan về. Bên cạnh đó công ty đã có hàng xuất khẩu sang Lào,
Campuchia, Indosia nhìn chung mới chỉ dừng lạ ở mức giới thiệu sản phẩm, doanh thu
chưa đáng kể.
Thời gian này do xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu, dựa vào những
ưu đãi chính sách đầu tư phát triển của nhà nước, các chính sách luật, hợp đồng kinh tế
đã kí kết, thông tin kinh tế của cấp trên. Công ty được toàn quyền chủ động xác định
phương án kinh doanh, lựa chọn mặt hàng, thiết bị công nghệ

Công ty mở mối quan hệ liên doanh, liên kết với mọi tổ chức, cá nhân, không
giới hạn địa bàn và thành phần kinh tế, công ty cũng sẵn sang hợp tác với các tổ chức,
cá nhân nước ngoài dưới hình thức xuất, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa, hợp tác kinh
daonh…theo đúng quy định của nhà nước.
4. Tác động của các công cụ và chính sách kinh tế, thương mại hiện hành đối với
hoạt động kinh doanh của Công ty
4.1. Chính sách tài khóa
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 10
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
Năm 2012 nhà nước ta vẫn thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt và phương
hướng điều hành thận trọng, linh hoạt. Việc cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng tới các
doanh nghiệp, tuy nhiên với vai trò là một doanh nghiệp sản xuất, công ty CP Dịch vụ
Kỹ thuật Hưng Thịnh cũng không chịu ảnh hưởng quá sâu sắc bởi những chính sách
này. Tuy nhiên bên cạnh đó thì sức tăng trưởng lợi nhuận của công ty có giảm so với
những năm trước đây, các công ty vẫn ký kết với các đối tác tương đối ổn định.
Năm 2013, bộ Tài chính điều hành linh hoạt chính sách tài khóa phù hợp với
chính sách tiền tệ, kiểm soát chặt chẽ giá cả thị trường; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ
quan, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24 tháng 5
năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ
tài chính - ngân sách nhà nước năm 2013. Tăng cường đôn đốc thu ngân sách, bảo đảm
thu đúng, thu đủ, chống gian lận, trốn thuế, thất thu, nợ đọng thuế; quản lý chi ngân sách
chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; rà soát kỹ, đánh giá sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thu,
chi và chủ động xây dựng phương án điều hành cân đối ngân sách nhà nước năm 2013
theo báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 8 năm 2013.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để nhà nước
thự chiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu quan
trọng cho ngân sách nhà nước. Thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhà nước
điều tiết việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ hạn
chế việc tiêu dùng hàng hoá xa xỉ. Đồng thời khuyến khích ưu tiên nhập khẩu các

trang thiết bị, máy móc….
Trong phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải chịu thuế nhập khẩu
với đa phần các mặt hàng nhập khẩu của công ty mức thuế từ 0% đến 30% , nhược
điểm lớn của doanh nghiệp ô tô Việt Nam là nguồn máy móc, thiết bị phụ thuộc vào
nước ngoài. Công ty phải tính toán để đưa ra các giá thành hợp lý để đảm bảo tính
cạnh tranh đối với đối thủ cạnh tranh.
Trước khi chưa đánh thuế nhập khẩu ô tô thì ô tô nước ngoài vào sẽ chiếm lĩnh
thị trường sản xuất trong nước do chất lượng, cũng như kiểu dáng ô tô nhập khẩu hơn
hẳn so với ô tô nội địa. Vì thế mà khi nhà nước thực hiện chính sách thuế quan nhập
khẩu đối với mặt hàng này thì cũng có nghĩa là nền sản xuất trong nước sẽ được bảo
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 11
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
hộ. Đánh thuế khiến giá bán ô tô nhập khẩu sẽ trở nên cao hơn, tạo điều kiện cho thị
trường ô tô trong nước cạnh tranh và phát triển hơn.
4.2. Chính sách tiền tệ
Theo thông tư 104/2012/TT-BTC ngày 25/6/2012 về điều chỉnh lãi suất tín dụng
đàu tư, tín dụng xuất khẩu của nhà nước: lãi suất cho vay tín dụng đầu tư của nhà nước
bằng đồng Việt Nam là 12%/năm, lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của nhà nước
bằng đồng Việt Nam là 11.4%/năm
Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ
yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đưa
ra chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện chủ
trương này, bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của chính sách này là tình trạng khát
vốn của nền kinh tế đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn trong đó Công
ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Hưng Thịnh không là ngoại lệ, cụ thể:
Một là, các doanh nghiệp nhìn chung khó tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng
ngân hàng. Có khá nhiều rào cản đối với DN nói trong tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Đầu tiên và lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số DN gặp phải rào cản này. Tiếp sau là
thủ tục phiền hà (28,5% DN), không có thế chấp (gần 19% DN), phải trả thêm phụ phí
(gần 10% DN) và cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7% DN).

Hai là, lãi vay phải trả đã đẩy chi phí vốn của tăng cao, dẫn đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh suy giảm: Cuối năm 2012, đầu năm 2013, lãi suất tăng góp phần làm
cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng theo. Trong khi đó, tình hình kinh doanh
của lại hết sức khó khăn, thị trường đầu ra bị thu hẹp, hàng tồn kho tăng nhanh, hiệu
quả sử dụng vốn của hầu hết các DN ở mức rất thấp. Đây là nguyên nhân cho nhiều
công ty
Ba là, tình trạng không trả được nợ của các DN đã dẫn đến việc chiếm dụng vốn
lẫn nhau ngày càng trầm trọng, nợ xấu ngân hàng tăng nhanh.
Do đó là công ty có vốn đầu tư nước ngoài tuy nhiên quy định của Nhà nước trong
chính sách tiền tệ cũng gây ra không ít khó khăn chung cho kinh doanh của công ty.
4.3. Chính sác tỷ giá
Trên phương diện lý thuyết, tỷ giá, lạm phát, chính sách thương mại là những
nhân tố tác động đến xuất nhập khẩu của một quốc gia nói chung và doanh nghiệp
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 12
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
kinh doanh xuất khẩu nói riêng, trong đó có thể coi tỷ giá là nhân tố chính. Khi các
yếu tố khác không đổi, đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt
tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng hóa
nước ngoài và hạn chế xuất khẩu hàng hóa trong nước đưa đến xuất khẩu ròng giảm.
Ngược lại, đồng nội tệ giảm giá sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá cả của sản phẩm ô tô nhập ngoại.
muốn có được lợi thế trong nhập khẩu hàng hóa thì đồng ngoại tệ của nước ta phải là
đồng ngoại tệ mạnh còn ngược lại khi đồng ngoại tệ của nước ta trở nên yếu đi. Điều
này có thế đem lại cho ta những cơ hội thuận lợi, tạo lợi thế cạnh tranh trong môi
trường xuất khẩu sang thị trường khu vực và thế giới. Ngành ô tô của Việt Nam sẽ
phải chịu sức ép lớn hơn với việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đô la Mỹ.
Trong những năm gần đây, tỷ giá trong 2 năm 2012 và 2013 đã có phần ổn định
tương phản hoàn toàn so với diễn biến các năm trước (tỷ giá thị trường tự do năm
2009 tăng 10,8%, năm 2010 tăng 8,3%). Sự ổn định tương đối vững chắc của tỷ giá
trong nước cũng đã làm tăng niềm tin của giới đầu tư nước ngoài.

5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế còn khá non trẻ. Sau hơn 20 năm đổi mới
mặc dù thu được nhiều thành tựu nhưng cũng chứa đựng nhiều bất cập, hạn chế. Chính
điều này là một trong những nhân tố làm giảm đi những cơ hội của Việt Nam, thậm chí
khi ra hội nhập quốc tế sẽ mang lại cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô nói riêng và
nền kinh tế Việt Nam nói chung nhiều thách thức và hạn chế. Dưới đây là những tồn
tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Hưng Thịnh
đang gặp phải:
- Sự tác động của cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới làm giảm tốc độ phát triển của
nền kinh tế Việt Nam từ đó dẫn đến nhu cầu toàn quốc sụt giảm, người tiêu dùng thắt
chặt chi tiêu gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Môi trường vĩ mô biến động
luôn ẩn chứa nguy cơ trong đó. Chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng, giá đô la tăng làm cho
nền kinh tế rơi vào tình trạng khó kiểm soát hơn. Hiệu lục của các chính sách vĩ mô
cũng theo đó mà giảm đi phần nào. Nền kinh tế trở nên khó khăn hơn và việc giữ tiền
trở thành xu thế tất yếu. Việc chi tiêu cũng có sự cân nhắc hơn, đặc biệt là co các sản
phẩm xa xỉ như xe ô tô. Bên cạnh đấy, hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ vốn, chính sách
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 13
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
tín dụng của Nhà nước cho các Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc còn nhiều bất
cập, gây khó khăn cho hoạt động vốn của Doanh nghiệp. Sự chồng chéo giữa các văn bản,
giữa trách nhiệm của các bộ ngành liên quan gây khó khăn cho công ty. Cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty, vì vậy
công ty cần có giải pháp hạn chế ảnh hưởng này.
- Khả năng cạnh tranh thấp, chính sách cạnh tranh của công ty còn chung chung. Cơ cấu
thị trường còn chênh lệch nhiều, chú trọng vào thị trường trong tỉnh và khu vực phía Bắc.
- Mạng lưới kinh doanh trên thị trường khu vực miền Trung và Nam còn yếu, hệ thống
đại lý mỏng, hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Trang web của công ty còn sơ sài, chậm
cập nhật, tỷ lệ nhân viên có trình độ marketing chưa nhiều, hình thức quảng cáo sản phẩm
chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng. Hoạt động quảng bá, xúc tiến thương
mại còn kém. Công ty cần có những đầu tư quy mô hơn vào thị trường khu vực đầy

tiềm năng này nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.
6. Đề xuất đề tài khóa luận và dự kiến bộ môn hướng dẫn
Qua quá trình thực tập tại công ty, tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh
sản xuất. Nhận thấy công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phụ để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, em xin đề xuất đề tài khóa luận là:
Các đề tài đề xuất:
1. Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch
vụ Kỹ thuật Hưng Thịnh.
Bộ môn hướng dẫn: Kinh tế vĩ mô
2. Giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật
Hưng Thịnh
Bộ môn hướng dẫn: Kinh tế vi mô
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4 Trang 14
Báo cáo thực tập tổng hợp Đại học Thương Mại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Phương (2010), “Phân tích tác động của môi trường vĩ mô đến các doanh
nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam”, tài liệu chưa xuất bản đã được sự đồng ý của tác
giả, Luận văn tốt nghiệp khoa Quản trị doanh nghiệp trường Đại học Thương Mại năm
2010.
2. Số liệu và tài liệu do CTCP Dịch vụ Kỹ Thuật Hưng Thịnh cung cấp
3. Quyết định của thủ tướng chính phủ năm 2004 “Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” Hà Nội ngày 05 tháng 10.
Đoàn Thị Trang _ Lớp46F4

×