Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Đầu Tư Viễn Thông Tin Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.91 KB, 23 trang )

Trường Đại Học Thương Mại

1

Khoa Kinh Tế - Luật

1. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY, CƠ SỞ VẬT
CHẤT KỸ THUẬT VÀ MẠNG LƯỚI KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Tư Vấn và Đầu Tư Viễn Thông Tin Học.
Tên giao dịch: INFORMATIC TELECOMMUNICATION CONSULTANTS
AND INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: INCOM.,JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 15A, ngõ 461/42, Phố Minh khai, Phường Vĩnh Tuy,
Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: (84-4) 38 689 440
Web site: Incomvn.vn
E-mail: ;
Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
0103010785 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Đăng ký lần đầu ngày
08/02/2006. Đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 27/10/2006. Thay đổi lần thứ 7 ngày 18
tháng 12 năm 2012.
Mã số thuế: 0101871243
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty Cổ Phần.
Lĩnh vực kinh doanh chính: Tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án, giám sát, quản
lý dự án các cơng trình Bưu chính viễn thơng; tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án,
giám sát, quản lý dự án các cơng trình tin học, data center; xây dựng cơng trình Bưu
chính viễn thông, tin học, dân dụng và công nghiệp; lắp đặt thiết bị, giám sát lắp đặt
thiết bị các cơng trình Bưu chính viễn thơng, tin học, dân dụng và cơng nghiệp; đầu tư
hạ tầng thơng tin Bưu chính viễn thơng cho thuê; cung cấp các dịch vụ kỹ thuật trong
lĩnh vực viễn thơng, tin học, dầu khí và an ninh; cung cấp thiết bị và các giải pháp


trong ngành Viễn thơng, Tin học, Dầu khí và an ninh.
1.1 Chức năng và nhiệm vụ
Cơng ty có chức năng thực hiện kinh doanh theo đăng ký kinh doanh đã được
Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội chứng nhận.
Nhiệm vụ của Công ty là không ngừng nâng cao các dịch vụ thương mại các
dịch vụ tư vấn, đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đơng, nâng cao giá trị
Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người
lao động trong Công ty, đồng thời Công ty phải tuân thủ các điều luật trong kinh
doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

1

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

2

Khoa Kinh Tế - Luật

Sơ đồ tổ chức của cơng ty

(Trích Hồ sơ năng lực INCOM)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy cơng ty
Phịng kế hoạch, Kinh doanh, XNK: Là phịng chức năng có nhiệm vụ xây
dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn; xây

dựng các kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự án đầu tư; thống kê, tổng hợp tình
hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác
được phân công theo quy định; phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch
tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra
những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm;
tìm hiểu thị trường, theo dõi, quản lí tiêu thụ, tư vấn cho Ban giám đốc các sách lược
kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Chủ trì tham mưu và thực hiện các hợp đồng kinh
tế , tham gia đấu thầu các dự án…
Phòng Phòng kế hoạch, Kinh doanh, XNK bao gồm 2 bộ phận chính: Bộ phận
bán hàng và bộ phận bảo hành, bảo trì và chăm sóc khách hàng.

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

2

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

3

Khoa Kinh Tế - Luật

Bộ phận bán hàng: Xây dựng và hoạch định chiến lược bán hàng, phát triển thị
trường, xúc tiến thương mại. Tổ chức thực hiện phát triển thị trường trong và ngoài
nước; tổ chức các hoạt động tiếp thị - quảng cáo sản phẩm của Cơng ty.
Bộ phận bảo hành, bảo trì và chăm sóc khách hàng: Chăm sóc khách hàng
trong thời gian bảo hành sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong mọi tình

huống cho đến hết vịng đời của sản phẩm.
1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh
Vốn Điều lệ của Công ty: 10.000.000.000 đồng
Bằng chữ: Mười tỷ đồng VN
Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng
Tổng số cổ phần: 100.000
Tổng số nhân viên trong Công ty là 69 người, trong đó có 16 nhân viên nữ và
53 nhân viên nam.
Với đội ngũ cán bộ trên 90% có trình độ đại học và trên đại học với bằng cử
nhân quản lý, cử nhân maketting, cử nhân thương mại điện tử, cử nhân luật, kỹ sư
công nghệ thơng tin, kỹ sư xây dựng, kiến trúc, dầu khí, tin học, viễn thơng...
Mạng lưới kinh doanh:
Trụ sở chính của công ty tại: Số nhà 15A, ngõ 461/42, Phố Minh khai, Phường
Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Văn phòng giao dịch: Phòng 210+212+216 Khu nhà 5 tầng, Xí nghiệp vật liệu
xây dựng và dịch vụ kho bãi Phương liệt, ngõ 109 đường Trường Chinh, Quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội.
Chi nhánh tại Bắc Giang: Số 813 Đường Lê Lợi – Thành phố Bắc Giang – Tỉnh
Bắc Giang.
Các văn phịng của cơng ty đều được trang bị các thiết bị hiện đại: máy tính,
điện thoại, máy photocopy, máy scan, điều hịa, máy in, bình lọc nước… tạo điều kiện
tốt cho các giao dịch thương mại và tạo môi trường thuận lợi cho các nhân viên làm
việc.

1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

3


Báo cáo Thực tập tổng


4

Trường Đại Học Thương Mại

Khoa Kinh Tế - Luật

Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Đơn vị tính:VNĐ
TT

Nội dung

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Tổng tài sản

47.288.880.042

46.624.261.628

38.642.707.665


2

Tồng nợ phải trả

37.254.440.956

34.765.527.352

26.783.672.081

3

Tài sản ngắn hạn

8.111.511.570

14.243.435.372

13.520.016.632

4

Tổng nợ ngắn hạn

11.207.981.256

17.156.775.352

16.552.307.485


5

Doanh thu

28.971.825.497

33.331.843.626

41.968.403.512

6

Lợi nhuận trước
thuế

157.541.774

1.830.418.025

40.264.543

7

Lợi nhuận sau thuế

150.236.513

1.816.738.087


33.218.248

(Nguồn: Báo cáo KQKD, thuyết minh BCTC năm 2010, 2011, 2012, 2012)
2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
2.1. Cơ chế quản lý và chế độ đã ngộ
• Cơ chế quản lý:
Hội đồng quản trị là cơ quan quyền lực cao nhất công ty, mọi vấn đề liên quan
đến hoạt động kinh doanh của Công ty là do giám đốc điều hành quyết định. Các
phòng ban làm nhiệm vụ theo đúng chức năng của mình.
Hàng tuần có cuộc họp giữa các trưởng phịng và ban giám đốc, hàng tháng sẽ
có họp tồn thể nhân viên Cơng ty về các vấn đề trong hoạt động kinh doanh.
Ban giám đốc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty lên hội đồng
quản trị mỗi tháng một lần.
Các vấn đề cụ thể trong quá trình kinh doanh sẽ do các phòng ban phụ trách
dưới sự phê duyệt của ban giám đốc.
• Cơ chế đãi ngộ
Lương của nhân viên được căn cứ dựa trên cấp bậc, bằng cấp và số năm công
tác của nhân viên. Đồng thời mỗi nhân viên sẽ được đóng bảo hiểm theo đúng tiêu
chuẩn quy định của nhà nước.
Cơng ty cũng có chế độ khen thưởng nhân viên theo từng tháng tùy thuộc vào
sự nỗ lực của nhân viên. Sau mỗi dự án, công ty có thưởng cho từng người theo mức
độ làm việc của người đó.

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

4

Báo cáo Thực tập tổng



Trường Đại Học Thương Mại

5

Khoa Kinh Tế - Luật

Và toàn thể nhân viên trong công ty đều được hưởng các chế độ đãi ngộ theo
Luật lao động Việt Nam hiện hành như: Lương thưởng (thưởng các dịp Lễ, Tết, lương
tháng 13...), bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, lễ Tết, ma chay, cưới hỏi, trợ cấp thâm
niên, tham quan nghỉ mát, sinh nhật, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ khó khăn; được tham
gia các hoạt động tổ chức Cơng Đồn, văn thể mỹ, thể dục thể thao…
2.2 Chính sách tài chính
Do xác định được cơng tác quản lí kinh tế - tài chính là một trong những nhiệm
vụ quan trọng đối với đơn vị hoạt động kinh doanh. Vì vậy trong suốt những năm qua
công ty đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo bộ máy thực hiện chế độ quản lí tài chính kế tốn chặt chẽ, từ chế độ mở sổ sách, ghi chép những chứng từ phát sinh, theo dõi
phát sinh công nợ đến công tác hạch toán kế toán đúng theo chế độ của Nhà nước quy
định. Hàng tháng, hàng quý và kết thúc năm kế hoạch đều thanh quyết toán kịp thời
phản ánh trung thực đúng với thực tế và kết quả kinh doanh của Cơng ty, chưa để thất
thốt đến tiền vốn của doanh nghiệp, tài sản và hàng hóa đều được bảo vệ an tồn,
đảm bảo chất lượng, sử dụng tiền vốn có hiệu quả, thực hiện chi trả cổ tức và trích lập
quỹ doanh nghiệp bước đầu đã đảm bảo được quyền lợi chung cho doanh nghiệp.
2.3 Chính sách kinh doanh
Như đã nêu trên các sản phẩm chính của Cơng ty INCOM bao gồm: Tư vấn thiết
kế, đầu tư CSHT, xây lắp và cung cấp thiết bị viễn thông tin học. Để cạnh tranh được
với các Công ty khác trong ngành, INCOM phải có được những chiến lược riêng của
mình, mức giá các sản phẩm và dịch vụ bằng hoặc thấp hơn đối thủ và đảm bảo về
mặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà vẫn thu được mức lợi nhuận tối đa. Khi ký
một hợp đồng, Cơng ty sẽ có một bảng dự tốn về khối lượng hàng hóa thiết bị, vốn
điều lệ, nguồn nhân sự cần thiết, cộng thêm các khoản chi phí cần thiết thực hiện. Do

đó, để cạnh tranh hiệu quả, Công ty đã chú trọng tới vấn đề nguồn hàng, tìm được
nguồn cung là rẻ nhất và có chất lượng tốt. Cơng ty cũng qn triệt nguyên tắc dịch vụ
thân thiện đến từng nhân viên của cơng ty. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng đã tạo nên một
mối gắn kết giữa các công nhân viên của công ty bằng việc xây dựng và cải thiện dần
văn hóa cơng ty thân thiện, vui vẻ nhưng vẫn có kỷ luật rõ ràng. Chức năng và nhiệm
vụ của các phòng ban cũng được thực hiện một cách rõ ràng và chính xác.
Cơng ty chú trọng đến dịch vụ sau bán, nhờ đó tạo niềm tin và uy tín từ phía
khách hàng.
2.4 Chính sách quản lý nguồn nhân lực
Cơng ty hiện có 69 cán bộ cơng nhân viên làm việc tại trụ sở chính của cơng ty,
bao gồm cả Giám đốc, Phó giám đốc và các nhân viên. Cơ cấu lao động tại trụ sở
chính và văn phịng của cơng ty được mô tả ở bảng sau:
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

5

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

6

Khoa Kinh Tế - Luật

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2013
Đơn vị tính: Người
Trình độ


Số lượng (người)

Cao học

5

Đại học

60

Cao đẳng, trung cấp

4

Tổng

69

(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính)
Cơng ty đã xây dựng một mơ hình gọn, nhẹ với các phịng ban (phịng tài chính
kế tốn, phịng kỹ thuật, phịng kinh doanh,....). Mỗi phịng ban hoạt động độc lập và
thống nhất với nhau, đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch của công ty đưa ra.
Để kích thích tinh thần làm việc và đảm bảo đời sống của mỗi cán bộ nhân viên
trong công ty, ban lãnh đạo công ty đã ban hành đưa ra quy định quản lý tiền lương và
các phụ cấp khác. Công ty trả lương cho người lao động 1 tháng 1 lần vào đầu tháng
sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ vào lương như: tạm ứng trước cho công nhân
viên, BHYT, BHXH,.... và cộng thêm một số loại tiền thưởng khác.
2.5 Chính sách cạnh tranh
Cơng ty cổ phần INCOM ln đặt chất lượng hàng hóa, dịch vụ lên hàng đầu, do
vậy, các nhân viên của INCOM luôn kiểm tra kỹ hàng hóa trước khi nhập về để cung

cấp cho khách hàng. Trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ luôn được giám sát chặt chẽ
đảm bảo cả về chất lượng cũng như thời gian thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.. Các
dịch vụ trước, trong và sau bán luôn được nâng cao với chất lượng đội ngũ nhân viên
lành nghề và có trách nhiệm là chiến lược mà công ty lựa chọn để thu hút khách hàng
và cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA
DOANH NGHIỆP TỪ NĂM 2010-2012
Theo bảng 1.1 ta có thể dễ dàng rút ra được một số đánh giá sơ bộ về tình hình
kinh doanh của Cơng ty như sau:
Đơn vị tính: VNĐ
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

6

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

7

Khoa Kinh Tế - Luật

(Nguồn: Sinh viên xử lý)
Biểu đồ 3.1: Doanh thu của Công ty INCOM trong năm 2010, 2011, 2012
Tổng doanh thu của Công ty khá ổn định, có xu hướng tăng và có tốc độ tăng
tăng dần qua các năm, cụ thể: từ năm 2010-2011 có xu hướng tăng nhưng khơng đáng
kể (4.360.018.130 đồng tương ứng với 15,05%), năm 2012 doanh thu tiếp tục có xu

hướng tăng mức tăng rõ rệt từ 33.331.843.626 đồng ở năm 2011 lên 41.968.403.512
đồng vào năm 2012 tăng 8.636.559.890 đồng tương ứng tăng 25,91% so với năm
2011.
Ta có thể nhận thấy rằng, Công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2006 và
đã đạt được lợi nhuận là 150.236.513 đồng vào năm 2010. Đến năm 2011 thì khoản
lợi nhuận đã được tăng lên 1.816.738.087 đồng gấp 12,09 lần so với năm 2010, cho
thấy tình hình kinh doanh của cơng ty đã có những tiến triển lớn với một mức tăng
vượt trội. Song đến năm 2012, lợi nhuận của công ty lại giảm xuống 33.218.248 đồng
và mức này tương đối lớn. Điều này là do nguyên nhân từ phía thị trường, khi mà nền
kinh tế năm 2012 chịu nhiều biến động. Do vậy, nhìn chung cơng ty đã đạt được
những bước đi khá thành công trong điều kiện nền kinh tế không mấy khả quan giai
đoạn 2010-2012. Tình hình lợi nhuận sau thuế được thể hiện rõ trên biểu đồ đường 3.2
dưới đây:
Đơn vị tính: VNĐ

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

7

Báo cáo Thực tập tổng


8

Trường Đại Học Thương Mại

Khoa Kinh Tế - Luật

( Nguồn: Sinh viên xử lý)

Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận sau thuế của Cơng ty INCOM năm 2010, 2011, 2012
Nhìn vào lợi nhuận của cơng ty ta có thể thấy, mặc dù doanh thu sản phẩm là khá
cao nhưng sau khi trừ đi các chi phí lao động, chi phí thuê văn phịng và các chi phí
khác thì lợi nhuận trước thuế thu được vẫn cịn ở mức thấp tăng giảm khơng ổn định.
Cho thấy, công việc kinh doanh của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả, công ty cần
kiểm định lại mối chi phí với lợi nhuận và cần có những chiến lược kinh doanh mới để
có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Để làm rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ta đi vào cụ thể cả về
tình hình thương mại và tài chính cũng như các đối tác hiện có, các khách hàng chủ
yếu mà công ty đang phục vụ và cuối cùng là những đối thủ cạnh tranh trong ngành
của Công ty như sau:
3.1 Các loại doanh thu của INCOM (2010 - 2012)
Theo báo cáo doanh thu bán của công ty ta thấy: Trong giai đoạn 2010 -2012,
doanh thu theo mặt hàng của cơng ty có sự thay đổi khá rõ ràng, cụ thể được thể hiện ở
dưới bảng 3.1:
Bảng 3.1: Bảng các loại doanh thu Công ty trong giai đoạn 2010- 2012
Đơn vị tính: VNĐ
TT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

8

Năm 2011


Năm 2012

Báo cáo Thực tập tổng


9

Trường Đại Học Thương Mại

1

Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ

2

Doanh thu từ hoạt
động tài chính

3

Thu nhập khác

4

Tổng doanh thu

Khoa Kinh Tế - Luật

28.949.544.513


33.244.317.951

41.777.298.547

17.523.484

23.889.311

14.678.402

4.757.500

63.636.364

176.426.573

28.971.825.497

33.331.843.626

41.968.403.512

(Báo cáo KQKD năm 2010, 2011, 2012)
Qua kết quả trong bảng ta thấy được tổng doanh thu của Công ty bao gồm các
loại doanh thu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu từ hoạt động tài
chính; thu nhập khác. Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là loại doanh thu
chính của cơng ty với tốc độ tăng ổn định. Các loại doanh thu còn lại chiếm tỉ lệ nhỏ
và tăng giảm ít khơng rõ rệt.
Nhìn chung, với tiềm lực của INCOM, cơng ty hồn tồn có thể đạt được mức lợi

nhuận nhiều hơn. Để được như vậy, công ty cần kiểm định lại chi phí và lợi nhuận
cũng như tích cực khai thác thị trường và tìm kiếm khách hàng để tăng doanh thu theo
từng lĩnh vực từ đó tăng lợi nhuận của công ty. Hơn nữa, tùy thuộc vào tình hình thị
trường và thị hiếu của khách hàng mà INCOM cần phải có những chiến lược kinh
doanh theo từng thời kỳ sao cho thích hợp.
3.2 Tình hình thương mại của INCOM giai đoạn 2010-2012
Công ty INCOM là một trong những Công ty không phải lớn và lâu năm trong
ngành Viễn thơng tin học, chính vì vậy cơ sở vật chất của Cơng ty vẫn ở mức bình
thường chưa được nâng cấp và mở rộng lượng kho bãi còn hạn chế. Như trên đã biết
Công ty chuyên tư vấn, cung cấp thiết bị viễn thông tin học, đầu tư CSHT… chủ yếu
theo hình thức cung cấp các dịch vụ. Nên hàng hóa được dữ trự ở trong kho là tương
đối thấp mà theo hình thức hàng nhập về sẽ được chuyển thẳng tới khách hàng và giao
cho khách hàng ngay. Do đó số lượng hàng tồn kho cuối năm tương đối thấp, cụ thể
bảng sau:
Bảng 3.2: Hàng hóa tồn kho cuối năm từ năm 2010-2012
Đơn vị tính: VNĐ
ST
T

Hàng tồn kho

Năm 2010

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

9

Năm 2011


Năm 2012

Báo cáo Thực tập tổng


10

Trường Đại Học Thương Mại

Khoa Kinh Tế - Luật

1

Chi phí SX, KD dở
dang

587.902.901

3.050.879.246

80.426.449

2

Hàng hóa

357.503.564

797.199.348


818.144.805

3

Tổng

945.406.465

3.848.078.594

898.571.254

(Nguồn:Phịng kinh doanh)
Từ đặc điểm kinh doanh và phân phối hàng hóa của Cơng ty nên Cơng ty chỉ có
2 loại tồn cuối năm là chi phí SX, KD dở dang; hàng hóa tồn kho. Chi phí SX, KD dở
dang chiếm giá trị lớn trong tổng giá trị hàng hóa tồn kho trong cả năm 2010 và năm
2011, lượng tồn lớn nhất vào năm 2011 với 3.050.879.246 đồng. Hàng hóa tồn chiếm
tỉ lệ nhỏ và lượng tồn lớn nhất vào năm 2012 lên tới 818.144.805 đồng lớn hơn chi phí
SX, KD dở dang hơn 10 lần. Tổng hàng tồn trong 3 năm qua thì năm 2011 là cao nhất
với giá trị 3.848.078.594 đồng. Năm 2012 có xu hướng giảm và giảm tương đối lớn
chỉ còn 898.571.254 đồng.
Qua đó cho thấy hoạt động của cơng ty vẫn cịn nhiều vấn đề chưa tốt, đặc biệt
giá trị hàng hóa tồn kho tương đối lớn. Để kinh doanh hiệu quả hơn cơng ty cần mở
rộng thị trường cũng như tìm kiếm nhiều khách hàng hơn nữa và có kế hoạch mua và
bán sát sao không để tồn đọng hàng làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và việc
quay vòng vốn.
3.3 Đối tác của Công ty INCOM
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Công ty Incom đạt được thành quả như
ngày hôm nay là do Công ty đã và đang phát triển mối quan hệ hợp tác với các đối tác
kinh doanh trong và ngồi nước. Cơng ty Incom ln tìm kiếm và phát triển các mối

quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm và công nghệ cao trong
các lĩnh vực để phát triển và nâng cao chất lượng, uy tín cho các sản phẩm về viễn
thông, quân sự, điện tử - tin học – đo lường, điều khiển và dầu khí và các ngành nghề
khác của mình.
Các đối tác mà cơng ty Incom đại diện phân phối sản phẩm và hợp tác chiến
lược:
Công ty Tektronix (Mỹ)
Công ty Swissqual (Thuỵ sĩ)
Công ty Ascom (Thuỵ Điển)
Công ty TNHH ABB
Công ty Diagnosys Systems Limited (UK)
Công ty Beamex (USA)
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

10

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

11

Khoa Kinh Tế - Luật

3.4

Hãng thiết bị chống sét Erico, LPI (Úc)
Công ty Ametek programmable Power (USA)

Công ty cung cấp nguồn AC/DC, UPS EATON (Mỹ).
Công ty Fluke, California Instruments (Mỹ).
Công ty Ericsson ( Thụy Điển)/ Nexans (Pháp)
Công ty IBM (Mỹ)
Công ty Powerwave ( Mỹ)
Công ty Neosoft (Thụy Sỹ)
Công ty Anritsu; Kyoritsu, Sanwa (Nhật Bản)
Công ty COMBA – Telecom (Hồng Kông)
Daejin Battery Co.,Ltd (Hàn Quốc)
Công ty Yokogawa (Nhật Bản);
Công ty Endress+Hauser, Rohde & Schwarz (Đức)
Công ty Huisu Antenna Technologies Co.,Ltd (Trung Quốc)
Công ty Emerson Process Management (Singapore)…
Khách hàng của Công ty INCOM
Thị trường mà Công ty INCOM hướng tới là các Tập đồn viễn thơng, điện lực,
dầu khí, Bộ quốc phịng, cơ quan Ngành, Bộ, các doanh nghiệp cũng như thị trường
tiêu dùng đang ngày càng phát triển tại Việt nam nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch
vụ trọn gói. Chúng tơi ln đem đến cho khách hàng những thiết bị và giải pháp phù
hợp với nhu cầu và chuẩn quốc tế. Khách hàng của chúng tôi thuộc nhiều lĩnh vực
như:
Công ty thông tin di động VMS (Bao gồm cả các trung tâm 1, 2, 3, 4, 5, 6)
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT)
Bộ thông tin và truyền thông & các sở thông tin và truyền thông
Công ty dịch vụ viễn thông (Vinaphone)
Tập đoàn Điện lực – EVN Telecom
Vietnam mobile; Gtel –Beeline,
Tập đoàn dầu khí Việt Nam,
Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro.
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Xây
dựng Bắc Ninh.

Kho bạc nhà nước các tỉnh.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam – Bộ Giao thông vận tải
Đài Truyền hình Việt Nam
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

11

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

12

Khoa Kinh Tế - Luật

-

Bộ Tư lệnh Phịng khơng khơng qn – Nhà máy A32
Viện nghiên cứu kỹ thuật quân sự.
Viện chiến lược - Bộ Quốc phịng
Bộ Tư lệnh Hải qn
Và các cơng ty khác….
Đối với các khách hàng Công ty INCOM luôn thiết lập được các quan hệ hợp
tác lâu dài và hỗ trợ khách hàng bằng việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật và tư vấn thiết kế
kỹ thuật chất lượng cao, trung thực và tận tụy với khách hàng.
3.5 Đối thủ cạnh tranh của INCOM
Ngành viễn thông tin học ở Việt Nam là một ngành mới đầy tiềm năng, các

Cơng ty, tập đồn không ngừng phát triển. Sức cạnh tranh ngày càng lớn hơn, chính vì
vậy đối thủ cạnh tranh của INCOM trong ngành tương đối lớn. Cụ thể một số đối thủ
như:
Công ty Cổ phần các Hệ thống Viễn thông VNPT-Fujitsu
Công ty Cổ phần Định Vị Tiên Phong
Công ty TNHH đầu tư Thương mại Tuấn Linh
Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông Hà nội (HTE)
Công ty Cổ phần Xây lắp và Bảo dưỡng Cơ điện VNK
Công ty Cổ phần Viễn thơng Vạn Xn
4. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CƠNG CỤ VÀ CHÍNH SÁCH, KINH TẾ, THƯƠNG
MẠI HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP.
Mỗi công ty là một nhân tố trong nền kinh tế nói chung. Khi đã là một thành
phần của nền kinh tế thì dù ít dù nhiều bất cứ cơng cụ, chính sách kinh tế thương mại
nào cũng tác động (trực tiếp hay gián tiếp) lên Cơng ty đó. Vì vậy, Cơng ty INCOM
cũng khơng ngoại lệ.
Các công cụ mà Nhà nước chủ yếu sử dụng để điều hành nền kinh tế hay hoạt
động của cơng ty là luật, cơng cụ kế hoạch hóa, chiến lược phát triển, quy hoạch phát
triển, chương trình hay các dự án... Các chính sách chủ yếu là chính sách tài khóa,
chính sách tiền tệ, chính sách thuế...và nhiều tiêu chuẩn đánh giá chất lượng...
4.1 Chính sách kinh tế
Năm 2011 là năm mà nền kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đầy biến
động. Lạm phát ở mức cao kỷ lục 18,6% kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO; hàng
loạt các doanh nghiệp làm ăn thô lỗ dẫn đến phá sản; thị trường chứng khoán, bất động
sản đóng băng; vỡ nợ tín dụng đen xảy ra hàng loạt; giá cả các nguyên liệu đầu vào
của nền kinh tế như xăng dầu, điện, than có nhiều biến động đã ảnh hưởng không tốt
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

12


Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

13

Khoa Kinh Tế - Luật

dến nền kinh tế của nước ta... Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về mặt kinh tế vĩ
mô, tháng 2/2011 chính phủ Việt Nam đã có Nghị Quyết số 11 tập trung “ưu tiên kiềm
chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp
bao gồm: “thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm
hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một
cơ chế mang tính chất thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an
sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thơng tin chính sách”. Với nội dung quản
lý thị trường tiền tệ, thắt chặt đầu tư cơng, tăng cường quản lý thị trường hàng hóa tại
Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ đã có những tác động khơng nhỏ đến các doanh
nghiệp trong đó có Cơng ty CP Tư vấn và Đầu tư Viễn thông tin học sẽ phải chịu áp
lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh
mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng
nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu
này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng
ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%).
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế việc thắt chặt tiền tệ gây ảnh hưởng
lớn đến nền kinh tế và doanh nghiệp. Cụ thể là theo thống kế 6 tháng đầu năm 2011
mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với năm 2010; chỉ số sản xuất công nghiệp 8
tháng đầu năm đang bị chậm lại trong quý 2.2011; hàng tồn kho đang có xu thế tăng

cho thấy tình hình tiêu thụ đăng gặp khó khăn. Hệ quả của các chính sách mới ban
hành đã làm cho các doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí lãi suất quá cao (khoảng 2030%), thậm chí có ngành lên tới 25% dẫn tới việc hiệu quả kinh tế bị suy giảm. Năm
2012 là một năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, từ những khó khăn kinh tế vĩ mơ
đến khó khăn của DN và các hộ gia đình. Những bất ổn kinh tế vĩ mơ tích tụ trong
mấy năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng
trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua những
biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và nêu lại trong Nghị quyết số
01/2012/NQ-CP. Qua đó chất lượng kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 đã
được cải thiện nhiều so với năm 2011. Lạm phát giảm đáng kể, giúp chính phủ có cơ
sở hạ lãi suất 6 lần trong năm. Tình trạng thâm hụt ngân sách và tụt giá tiền đồng cũng
gần như được chế ngự. Dự trữ ngoại hối trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể so vơí
2011. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô. Điều hành linh hoạt, hiệu quả các cơng cụ chính sách tài khóa và tiền tệ. Năm
2013 kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo
đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

13

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

14

Khoa Kinh Tế - Luật

Như vậy có thể nói,những chính sách kinh tế được áp dụng từ nghị quyết 11 của

chính phủ đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói
chung và của Cơng ty CP Tư vấn và Đầu tư Viễn thơng tin học nói riêng.
- Đối với Cơng ty CP Tư vấn và Đầu tư Viễn thông tin học thì ảnh hưởng trực
tiếp và lớn nhất từ nghị quyết 11 của chính phủ là việc Ngân hàng nhà nước thắt chặt
tín dụng,tăng lãi suất gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với
mức lãi suất cao (khoảng 20 – 30%), cùng với chủ trương thắt chặt tín dụng của nhà
nước, doanh nghiệp rất khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng để phục vụ
sản xuất kinh doanh và trả lương cho công nhân. Bên cạnh đó, lãi suất cao khiến lợi
nhuận thuần của doanh nghiệp sụt giảm do phải chi trả thêm một phần tiền lãi cho các
ngân hàng do lãi suất tăng.
- Ảnh hưởng lớn thứ 2 có thể thấy ngay được từ chính sách,nghị định 11 của
chính phủ đó là việc điều chỉnh giá xăng dầu. Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP
ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có giải pháp điều hành
giá là "Tiếp tục thực hiện lộ trình điều hành giá xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường.
Bộ Tài chính chủ động điều hành linh hoạt giá xăng dầu theo đúng quy định tại Nghị
định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng
dầu, bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát giá xăng dầu thế giới". Năm 2011
chứng kiến sự tăng giá chóng mặt của giá xăng của giá xăng dầu. Cụ thể, giá xăng A92
tăng 2.000 đồng, từ 19.300 đồng hiện nay lên 21.300 đồng/lít. Dầu diezen tăng 2.800
đồng, lên mức 21.100 đồng một lít. Dầu hoả tăng 2.600 đồng, từ 18.200 đồng lên
20.800 đồng/lít. Năm 2012 vừa qua, giá xăng đã thay đổi tổng cộng 12 lần, trong đó có
6 lần tăng và 6 lần giảm. Tổng mức xăng tăng giá là 6.050 đồng/ lit, trong khi chỉ giảm
được 3.700 đồng/lit. Như vậy, tính tổng lại cả năm, giá xăng tăng 2.350 đồng/ lít.
Trong năm 2013, giá xăng có 6 lần giảm với tổng mức tiền giảm là 2.160 đồng/lít và 5
lần tăng giá, nhưng tổng số tiền tăng lên tới 3.200 đồng/lít. Tương đương với mức tăng
4.48%. Điều này đã gây khơng ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Việc tăng giá xăng dầu đã khiến việc kinh doanh của cơng ty gặp khó khăn làm chi phí
vận chuyển của Cơng ty tăng cao, làm tăng chi phí hoạt động của Cơng ty, qua đó làm
sụt giảm lợi nhuận của Công ty…

- Và kết luận thứ ba về tác động của chính sách kinh tế là ảnh hưởng của chính
sách tiền tệ tới Công ty INCOM là: Trong giai đoạn 2010-2011, chính sách tiền tệ của
chính phủ đã được nới lỏng làm cho lãi suất ngân hàng giảm giúp cho việc vay vốn
mở rộng thị trường của Công ty dễ dàng hơn. Ngày 11/06/2012, ngân hàng Nhà nước
bắt đầu loạt điều chỉnh lãi suất cơ bản và cơ chế hoạt động. Theo thông tư số
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

14

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

15

Khoa Kinh Tế - Luật

19/2012/TT – NHNN và 20/2012/TT – NHNN lãi suất trần tiền gửi VNĐ là 9%/năm
và lãi suất trần cho vay là 13%/năm. Việc điều chỉnh lãi suất cho vay của ngân hàng
Nhà nước làm cho lãi suất ngân hàng giảm, kích thích tăng trưởng tín dụng làm tăng
lượng vốn đầu tư của các công ty. Việc giảm lãi suất ngân hàng tạo điều kiên thuận lợi
cho chủ đầu tư có thêm nguồn vốn. Tùy thuộc vào từng hợp đồng đối với đối tác
(nguồn hàng) mà công ty phải trả trước 25% - 75% đơn hàng tạm tính theo tháng, theo
kỳ. Do đó, số lượng vốn cần cho hoạt động kinh doanh cũng không phải nhỏ (từ 0.5 –
2 tỷ đồng). Đối với một cơng ty có vốn điều lệ khơng lớn như INCOM, chính sách
tiền tệ có sức ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động huy động nguồn vốn. Vì vậy, Cơng ty
cần có những kế hoạch thích hợp để có thể huy động nguồn vốn tối ưu phục vụ cho
quá trình kinh doanh của Cơng ty.

4.2 Chính sách, cơng cụ thuế quan và phi thuế quan.
Hệ thống thuế quan cũng là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất
khẩu thông qua thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất hàng hoá phải
nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Nếu như thuế nhập nguyên vật liệu quá cao sẽ làm chi
phí sản xuất cao dẫn đến giá thành hàng hoá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh
tranh của hàng hoá, giảm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu, và như vậy làm giảm lượng
xuất khẩu và ngược lại. Các công cụ phi thuế quan như hạn ngạch nhập khẩu đối với
nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu
cũng gây khó khăn rất lớn cho hoạt động xuất khẩu. Vì những ảnh hưởng đó, để
khuyến khích xuất khẩu Chính phủ thường miễn thuế xuất khẩu và giảm thuế nhập
khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu đối với những mặt hàng có lợi
thế sản xuất . Chính phủ thường áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với những hàng hố
mà sản xuất khơng đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng thuế nhập khẩu đối với
nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
Nghị quyết 13 của Chính phủ đã đưa ra một nội dung quan trọng được nhiều
doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đó là gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng
của tháng 4, 5 và tháng 6/2012, đối với 2 nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; gia hạn 9
tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm
2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách Nhà nước. Giải pháp này vừa góp phần
tháo gỡ khó khăn về tài chính, vừa tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Công
ty CP Tư vấn và Đầu tư Viễn thơng tin học nói riêng. Tác động như:
Như phần 3.3 và 3.4 đã đề cập thì đối tác của INCOM có cả trong và ngồi nước
cịn khách hàng thì chỉ có trong nước, chính vì vậy chính sách, cơng cụ thuế quan và
phi thuế quan chỉ làm tác động đến nhập khẩu của Công ty. Làm ảnh hưởng đến giá cả
nhập khẩu thiết bị, máy móc cả theo chiều tích cực lẫn tiêu cực, chính sách đó làm cho
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

15


Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

16

Khoa Kinh Tế - Luật

thiết bị máy móc có giá thấp hơn do khơng phải chịu thuế xong lại có những thiết bị
máy móc lại chiuh thuế cao hơn khiến giá nhập khẩu cao hơn. Không chỉ vậy khi
chính sách này tác động đến nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa thiết bị máy
móc của các đối tác cũng làm giá cả của thiết bị máy móc cung cấp cho INCOM cũng
thay đổi, có loại có thể giảm cũng có loại tăng lên. Để có thể kinh doanh tốt INCOM
cần có chiến lược và chính sách phù hợp để khắc phục những tác động tiêu cực và đón
nhận nhanh những tác động tích cực.
4.3 Tác động của các chính sách của Cơng ty INCOM tới kết quả hoạt động
kinh doanh
Yếu tố quyết định đến 90% thành công hay thất bại của mỗi công ty đó chính là
cơ chế và chính sách của cơng ty đó về mọi mặt: Tài chính, nhân lực, sản phẩm, thị
trường, cạnh tranh, chiến lược phát triển…Đối với INCOM cơ chế và chính sách quản
lý của Cơng ty ln ln được chú trọng để đem lại kết quả tốt nhất có thể. Các cơ chế
và chính sách quản lý của công ty được đưa ra ở phần 2 gồm: Cơ chế quản lý và chế
độ đãi ngộ, chính sách tài chính, chính sách kinh doanh, chính sách quản lý nguồn
nhân lực, chính sách cạnh tranh. Thực hiện chặt chẽ và thành cơng các cơ chế, chính
sách quản lý và dần dần được hoàn thiện hơn qua các năm đã đem lại cho INCOM một
kết quả khá tốt. Cụ thể, doanh thu của Công ty đã tăng dần qua các năm thể hiện rõ
ràng qua biểu đồ cột 3.1, về tài chính được quản lý, hạch tốn chi tiết và chặt chẽ, sử
dụng phù hợp đem lại lợi nhuận và được xử lý phù hợp không làm tổn thất cho Công
ty. Đội ngũ CBCNV được hưởng cơ chế đãi ngộ tốt nên đã có nhiều cố gắng nỗ lực

cho Cơng ty, đã gắn bó với cơng ty nhiều năm từ ngày thành lập, đi làm đúng giờ và
đem lại cho Công ty những thành cơng. Hiện nay, Cơng ty có khoảng 70% CBCNV có
thâm niên làm việc trên 3 năm. Khơng những vậy chính sách về mặt hàng, chính sách
kinh doanh và chính sách cạnh tranh chặt chẽ đã đem lại cho Công ty thành công nhất
định. Các đối tác của INCOM ngày càng được mở rộng, khơng chỉ có trong nước mà
cịn hợp tác với đối tác nước ngồi. Khách hàng của INCOM có cả ở 3 miền của đất
nước Bắc, Trung, Nam. Lĩnh vực viễn thông tin học đang phát triển và cạnh tranh trở
nên khá nóng. Xong với chiến lược và chính sách đề ra thì INCOM vẫn đứng vững
trên lĩnh vực này và tương lai sẽ còn phát triển vững mạnh hơn nữa.
5. NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Trên cơ sở những số liệu hiện có tại cơng ty, tơi xin đưa ra một số vấn đề cần giải
quyết như sau:
Thứ nhất, lợi nhuận sau thuế của Công ty như biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.1 thể
hiện doanh thu đã cho thấy rằng kinh doanh không đạt hiệu quả tốt, dù doanh thu luôn
tăng nhưng lợi nhuận sự thất thường có xu hướng giảm. Nên vấn đề giữa chi phí và lợi
Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

16

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

17

Khoa Kinh Tế - Luật

nhuận cần phải kiểm định lại trong Cơng ty để có giải pháp phù hợp để tối đa hóa lợi

nhuận cho Cơng ty.
Thứ hai, INCOM cần chú trọng hơn nữa trong công tác tìm hiểu thị trường, việc
nắm bắt thơng tin về thị hiếu cũng như nhu cầu của khách hàng còn chậm và không
thường xuyên, dự báo nhu cầu của khách hàng chưa tốt, do vậy cơng ty khó đưa ra
được các chiến lược phát triển đúng đắn. INCOM hướng tới khách hàng trên cả nước
nhưng chỉ có văn phịng đại diện tại 2 thành phố Hà Nội và Bắc Giang. Do vây, việc
mở rộng thị trường và phân bổ thị trường của công ty là chưa hiệu quả, việc nắm bắt
nhu cầu thị trường cịn kém. Cơng tác tun truyền của INCOM cịn nhiều hạn chế.
Cơng ty cần đẩy mạnh cơng tác marketing, tích cực quảng cáo, cơng ty cũng nên phối
kết hợp với các công ty truyền thông, tổ chức các sự kiện nhằm quảng bá hình ảnh
Cơng ty, để mở rộng và phát triển kinh doanh của Công ty. Và cần đưa ra các giải
pháp phát triển thị trường với phát triển kinh doanh dịch vụ tư vấn của Công ty.
Trên đây là một số vấn đề mà cơng ty cần giải quyết để có thể đứng vững cũng
như nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển trên thị trường hiện nay.
6. ĐỀ XUẤT CÁC ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN
Sau khi thực tập tại cơng ty và tìm hiểu về tình hình kinh doanh tại đây. Tơi xin
đề xuất hướng đề tài khoá luận như sau:
Đề tài 1: Kiểm định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và giải pháp nhằm tối
đa hóa lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn Thông Tin Học – Bộ
môn Kinh tế Vi mô
Đề tài 2: Giải pháp phát triển thị trường với phát triển kinh doanh dịch vụ tư vấn
của Công ty Tư vấn và Đầu tư Viễn thông tin học – Bộ môn Kinh tế Thương mại

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

17

Báo cáo Thực tập tổng



i

Trường Đại Học Thương Mại

Khoa Kinh Tế - Luật

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta sau khi xoá bỏ bao cấp thực hiện cơ chế thị trường, nền kinh tế đã
thay đổi rất nhiều. Sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã đạt được những thành
công nhất định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt sau khi
Việt Nam gia nhập WTO, nhiều cơ hội cũng như thách thức đã mở ra, hoạt động kinh
doanh, ngành nghề mới được hội nhập và cũng được Nhà nước đặc biệt coi trọng để
trở thành công cụ đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng và phát triển của đất nước.
Xu hướng hiện đại hoá là xu hướng tất yếu trên tồn thế giới. Các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn Thơng Tin Học
(INCOM) nói riêng muốn tồn tại và phát triển điều cần thiết phải tận dụng được tiềm
lực, lợi thế so sánh sẵn có để tham gia có hiệu quả vào lĩnh vực Viễn thơng. Với lợi
thế là một nước đang phát triển lĩnh vực Viễn thông còn khá mới mẻ, là một thị trường
đầy tiềm năng giúp cho các Công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực này phát triển tốt.
Tận dụng được nguồn lao động dồi dào, giải quyết vấn đề thất nghiệp hiện nay. Không
những vậy, lĩnh vực viễn thông ra đời phát triển hết sức cần thiết với một nước đang
phát triển như nước ta. Nắm bắt được điều này, ngày từ khi thành lập, Công ty Cổ
phần Tư vấn và Đầu tư Viễn Thơng Tin Học đã hồn thành rất tốt vai trị của mình,
đóng góp một phần khơng nhỏ vào q trình Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố đất nước.
Với những kiến thức đã học được tại trường Đại học Thương mại cùng với sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh, chị tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn
Thơng Tin Học, tơi đã hồn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm 6 phần:
Phần 1: Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty, cơ sở vật chất kỹ
thuật và mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp

Phần 2: Cơ chế, chính sách quản lý của doanh nghiệp.
Phần 3: Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của doanh nghiệp năm
2010- 2012
Phần 4: Tác động của các cơng cụ, chính sách kinh tế, thương mại hiện hành đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 5: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Phần 6: Đề xuất đề tài khoá luận

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

Báo cáo Thực tập tổng


ii

Trường Đại Học Thương Mại

Khoa Kinh Tế - Luật

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn
Thông Tin Học (INCOM), mặc dù là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dưới
sự chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo cũng như các phịng ban trong Cơng ty đã giúp tơi
hồn thành tốt cơng việc được giao. Đồng thời, thơng qua q trình thâm nhập thực tế,
tơi đã có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu về cơng ty, về lịch sử hình thành cũng như tổ
chức bộ máy, hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhờ vậy tôi đã có góc nhìn tổng qt
về những thuận lợi và khó khăn cơng ty đối mặt trong q trình kinh doanh.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương mại, các
Thầy, Cô trong khoa Kinh tế - Luật, và đặc biệt là Thầy Vũ Tam Hịa đã tận tình

hướng dẫn giúp tơi có thể hồn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, các phịng ban trong
Cơng ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Viễn Thông Tin Học (INCOM). Chúc quý Công ty
gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.
Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2014
Sinh viên
Trang
Nguyễn Thị Trang

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

Báo cáo Thực tập tổng


iii

Trường Đại Học Thương Mại

Khoa Kinh Tế - Luật

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU…………………………………………………………....i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ……………………………………………………..ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................iii
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy cơng ty...................................................................................2
2. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP......................................................4

2.1. Cơ chế quản lý và chế độ đã ngộ.........................................................................................4
2.3 Chính sách kinh doanh..........................................................................................................5
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2013.....................................................................6
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH
NGHIỆP TỪ NĂM 2010-2012...................................................................................................6
Biểu đồ 3.1: Doanh thu của Công ty INCOM trong năm 2010, 2011, 2012..............................7
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 2................................................................................ii
Biểu đồ 3.1: Doanh thu của Công ty INCOM trong năm 2010, 2011, 2012 7...........................ii
Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận sau thuế của Công ty INCOM trong năm 2010, 2011, 2012 8.............ii

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

i

Khoa Kinh Tế - Luật

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.......................................4
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2013..........................................................6
Bảng 3.1: Bảng các loại doanh thu Cơng ty trong giai đoạn 2010- 2012........................9
Bảng 3.2: Hàng hóa tồn kho cuối năm từ năm 2010-2012............................................10

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp


Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

ii

Khoa Kinh Tế - Luật

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty.........................................................................2
Biểu đồ 3.1: Doanh thu của Công ty INCOM trong năm 2010, 2011, 2012..................7
Biểu đồ 3.2: Lợi nhuận sau thuế của Công ty INCOM trong năm 2010, 2011, 2012.....8

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

Báo cáo Thực tập tổng


Trường Đại Học Thương Mại

iii

Khoa Kinh Tế - Luật

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
INCOM
CP

CBCNV
XNK
CSHT
SX
KD
NHNN
VNĐ

Sinh viên: Nguyễn Thị Trang – K46F1
hợp

Công ty Cổ phần Tư vấn và
Đầu tư Viễn Thông Tin Học
Cổ phần
Cán bộ công nhân viên
Xuất nhập khẩu
Cơ sở hạ tầng
Sản xuất
Kinh doanh
Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đồng

Báo cáo Thực tập tổng



×