Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kinh tế luật tại Công ty TNHH xây dựng và thương mại Đức Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.19 KB, 15 trang )

Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ Và Tên GVHD: TS. THÂN DANH PHÚC
Là:Giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp
Nhận xét về bài báo cáo thực tập tổng hợp của sinh viên: Ngô Thị Dung
Lớp: 46F1 – Khóa 456 - Khoa Kinh Tế - Luật - Trường Đại Học Thương Mại















Hà nội, Ngày Tháng Năm 2014
1
SV: NGÔ THỊ DUNG
1
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng
lưới kinh doanh
Công ty TNHH xây dựng và thương mại Đức Lộc được thành lập ngày 07/04/2010
theo giấy phép kinh doanh số 3600275107 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
Tên công ty: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Đức Lộc


Giám đốc: Nguyễn Phúc Toản
Mã số thuế: 0104585522
Địa chỉ: xóm 1 thôn Dư Xá, huyện Ứng Hòa, Hà Nội
Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 VNĐ
a. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
• Chức năng
Căn cứ theo giấy phép kinh doanh số 3600275107 của sở kế hoạch và đầu tư Hà
Nội thì chức năng của công ty là:
- Kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình dân dụng, giao
thông thủy lợi, cầu, cảng…
- Sản xuất và mua bán các cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ cho các công trình xây
dựng
- Mua bán và lắp đặt thiết bị văn phòng, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, đồ điện gia
dụng
- Lắp đặt dây chuyền máy móc, thiết bị cho các khu công nghiệp
• Nhiệm vụ
- Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước,hoạt động kinh doanh
đúng với ngành nghề mà công ty đã đăng ký với Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố Hà
Nội.
- Công ty phải chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về kết quả của hoạt động kinh doanh
và chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng sản phẩm mà công ty đã phân
phối.
- Nhiệm vụ chính và quan trọng nhất của công ty là bán được nhiều sản phẩm,tạo ra
doanh thu và lợi nhuận cho đại lý, cửa hàng cố gắng thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng.
- Công ty phải luôn tạo niềm tin cho khách hàng,luôn cố gắng tìm hiểu và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó,Công Ty phải cố gắng đào tạo đội
2
SV: NGÔ THỊ DUNG

2
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc tài chính
Phòng kinh doanhPhòng kinh tế kỹ thuật Phòng vật tư thiết bị Phòng kế toán tài chínhPhòng hành chính-nhân sự
Bộ phận lập kế hoạchBộ phận bán hàngBộ phận thống kê
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
ngũ nhân viên có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có trách
nhiệm trong công việc.
- Công ty phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính
của Nhà Nước,tuân thủ nguyên tắc hạch toán kế toán.Công ty có nghĩa vụ nộp thuế
theo quy định của Nhà Nước,thực hiện trả lương cho công nhân,nhân viên.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
c. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của công ty
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
Do đặc thù hoạt động của công ty nên cơ sở vật chất chủ yếu của công ty là hệ
thống các kho bãi, máy móc và hệ thống các máy tính được trang bị tại các phòng ban
trong công ty. Hiện tại trụ sở chính của công ty tại thôn Dư Xá, Ứng Hòa với tổng diện
tích đất là 2700m
2
trong đó kho chứa hàng có diện tích 850m
2
, diện tích khu văn
phòng là 180m
2
. Hiện tại, công ty còn có 5 xe tải trọng tải 5 tấn chuyên chở vật liệu
xây dựng từ kho bãi tới hệ thống các cửa hàng đại lí của công ty. Ngoài ra, các phòng
ban của công ty đều được trang bị các hệ thống máy tính đề quản lí hoạt động kinh

doanh của công ty đạt hiệu quả.
- Mạng lưới kinh doanh
Hiện nay mạng lưới kinh doanh của công ty phát triển rộng khắp miền bắc từ
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam…Và công ty đang mở rộng qui mô để phấn
3
SV: NGÔ THỊ DUNG
3
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
đầu phát triển trên cả thị trường miền nam. Công ty hiện có 18 đại lí cấp 1 và hơn 100
điểm bán lẻ trên thị trường và sản phẩm của công ty luôn đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của khách hàng trong lĩnh vực thi công xây dựng.
2. Cơ chế, chính sách quản lí doanh nghiệp
Công ty được hình thành năm 2010, qua quá trình hình thành và phát triển thì
hiện nay công ty đã đi vào ổn định. Trong những năm tiếp theo công ty phấn đấu mở
rộng qui mô sản xuất, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu
của thị trường và công ty cũng đang chú trọng hơn vấn đề nhân lực để tạo ra đội ngũ
nhân viên có trình độ, có tay nghề giúp cho công ty phát triển, khẳng định được tên
tuổi và vị thế của mình.
Kế hoạch kinh doanh của công ty đề ra cho năm 2014 là sản lượng bán ra phải
tăng từ 14-22% so với năm trước, ước tính doanh thu đạt khoảng 170.000.000.000
VNĐ. Công ty cũng cố gắng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để đạt mức lợi nhuận sau
thuế ≥ 22% số vốn ban đầu của công ty.
Để đạt được mục tiêu đề ra thì công ty đã xây dựng được hệ thống chính sách,
chiến lược và các biện pháp kinh doanh cụ thể:
Chính sách và biện pháp kinh doanh biểu hiện qua mô hình kinh doanh và các
chính sách hỗ trợ bán hàng của công ty. Để thực hiện kinh doanh có hiệu quả công ty
đã thực hiện mô hình kinh doanh bán hàng qua các đại lí, cửa hàng bán lẻ và có những
chính sách hỗ trợ bán hàng bằng phương pháp đồng ý trả chậm tiền hàng thông qua
bảo lãnh ngân hàng cho từng dơn vị cụ thể với giá trị năng lực thanh toán và trong
từng thời gian nhất định.

a. Chính sách cạnh tranh
- Chính sách giá
Do công ty TNHH Đức Lộc là doanh nghiệp kinh doanh nên giá cả hàng hóa
phụ thuộc vào nguồn cung, giá cả sản phẩm đầu vào, đối thủ cạnh tranh, thị trường nhà
đất…Vì vậy công ty áp dụng chính sách giá: chiết khấu theo khối lượng hàng mua, theo
hình thức thanh toán, có những chính sách giá ưu đãi đối với tập khách hàng thân thiết…
Nhờ có những chính sách giá hợp lí mà công ty đạt được hiệu quả kinh doanh cao, giá cả
phù hợp với nhu cầu và thu nhập của các đối tượng khác nhau trên thị trường.
- Chính sách sản phẩm
Khẩu hiệu của công ty là “Đức Lộc- người bạn đồng hành của các công trình
Việt”. Vì vậy, công ty luôn mở rộng, đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh để đáp ứng
4
SV: NGÔ THỊ DUNG
4
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
nhu cầu của khách hàng. Không chỉ đa dạng sản phẩm mà công ty còn luôn chú trọng
đến chất lượng sản phẩm, đặt tiêu chí mang đến sản phẩm chất lượng tốt cho khách
hàng, đảm bảo an toàn cho các công trình.
Ngoài ra, công ty còn chú trọng vào các dịch vụ trước, trong và sau bán, có dịch
vụ hậu bán hàng rất tốt.
a. Chính sách quản lí nguồn lực
- Nguồn nhân lực
Trước đây sự cạnh tranh giữa các tổ chức sản xuất kinh doanh là cạnh tranh về
quy mô vốn, sau đó chuyển sang công nghệ. Nhưng ngày nay với xu thế toàn cầu hóa
thì sự cạnh tranh gay gắt mang tính chiến lược nhất giữa các doanh nghiệp lại là cạnh
tranh về con người. Cho nên nguồn nhân lực đã trở thanh thứ tài sản quí giá nhất, là
chiếc chìa khóa dẫn tới sự thành công của mỗi tổ chức trong nền kinh tế thị trường.
Mọi thứ như máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kĩ thuật đều có thể mua
được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Một doanh nghiệp
hoạt động tốt hay không, thành công hay không được thể hiện qua lực lượng nhân sự

với trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo như thế nào. Nhận thức rõ được điều
này, công ty đã rất chú trọng tới vấn đề quản lí nguồn nhân lực của mình. Hiện tại
công ty đang có hơn 143 nhân viên với trình độ từ lao dộng phổ thông tới trình độ đại
học và trên đại học. Hằng năm công ty vẫn tiếp tục tuyển dụng thêm nhân viên, đặc
biệt là nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để phù hợp với việc mở rộng
qui mô sản xuất và theo kịp với xu thế thị trường. Đối với đội ngũ nhân viên hiện tại
công ty luôn có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng và luân chuyển phù hợp để nhân
viên cống hiến được nhiều nhất, phù hợp với năng lực của mỗi người. Để kích thích
tinh thần làm việc và đảm bảo đời sống của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty,
ban lãnh đạo công ty cũng có những chính sách đãi ngộ: tiền thưởng, trợ cấp,phụ cấp,
tạm ứng trước cho công nhân viên, đóng BHYT, BHXH… cho nhân viên.
- Nguồn vốn
Nguồn vốn kinh doanh của công ty có từ 2 nguồn chính: nguồn thứ nhất là
nguồn vốn tự có và nguồn thứ 2 chính là nguồn vốn vay từ ngân hàng. Công ty kinh
doanh trong lĩnh vực xây dựng chính vì vậy số vốn cần để kinh doanh là rất lớn mà
vốn tự có của công ty là có hạn nên công ty cần phải vay vốn ngân hàng là khá lớn.
5
SV: NGÔ THỊ DUNG
5
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh đồng nghĩa với việc phải gánh 1 khoản lãi suất
nhất định theo qui định của ngân hàng và nhà nước, Chính vì vậy, công ty cần phải có
chiến lược kinh doanh hiệu quả để phần lợi nhuận sẽ lớn hơn mức lãi suất phải trả.
+ Trong quá trình hoạt động kinh doanh cần đẩy nhanh quá trình luân chuyển
vốn để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn.
+ Tận dung tối đa các nguồn thu từ việc hoạt động kinh doanh, tránh việc lạm
dụng nguồn vốn của công ty.
+ Chủ động khai thác và tận dụng các nguồn vốn góp hoặc các khoản nợ phải trả
một các hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh khoản trong quá trình hoạt động.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của mình từ năm 2008-2013 công ty
đã liên tục đầu tư sắm sửa các trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, kho bãi để hoàn
thiện dần hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật của công ty phục vụ cho quá trình kinh
doanh. Đối với các nhà xưởng xuống cấp thì sẽ được đầu tư tu sửa, còn máy móc,
trang thiết bị sẽ được công ty cho kiểm tra định kì để có chế độ bảo dưỡng phù hợp và
thanh lí những thiết bị quá cũ kỹ, hư hỏng. Ngoài việc bảo dưỡng, tu sửa thì công ty
cũng đầu tư mua mới các trang thiết bị cần thiết và xây dựng thêm nhà kho, bến bãi để
phục vụ cho quá trình phát triển của công ty. Tuy nguồn lực tài chính của công ty đang
còn gặp nhiều khó khăn và công ty hoạt động trong tình hình kinh tế có nhiều biến
động nhưng trong vòng 4 năm hoạt động công ty đã xây dựng được 1 hệ thống cơ sở
vật chất tương đối đầy đủ, công ty chỉ cần chú ý thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng và
tu sữa để máy móc hoạt động đạt hiệu quả cao nhất và ứng dụng những kĩ thuật hiện
đại của thành quả khoa học trên thế giới
b. Chính sách tiền lương
Tiền lương là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua sức lao động
mà người lao động đã tiêu tốn để tạo ra của cải, vật chất cho doanh nghiệp. Khoản tiền
lương đó người lao động dùng để bù đắp hao phí lao dộng mà họ đã bỏ ra. Chính vì
vậy, doanh nghiệp ý thức được điều này và tiền lương trả cho lao động sẽ phải tương
xứng với sức lao động và năng suất lao động mà người đó cống hiến.
Công ty xây dựng hệ thống thang bảng lương riêng cho mình, thục hiện việc chi
trả lương theo giờ, theo trình độ, theo năng suất lao động để tiền lương tương xứng với
6
SV: NGÔ THỊ DUNG
6
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
sức lao động mà cá nhân đó bỏ ra. Mức lương tối thiểu của công nhân trong công ty là
2.700.000 cao hơn múc lương tối thiểu mà nhà nước quy định (1.050.000). Ngoài
lương chính thì công ty còn có tiền thưởng, tiền tăng ca, tiền phụ cấp, trợ cấp để
khuyến khích và hỗ trợ thêm cho nhân viên.
c. Giải pháp về nguồn hàng và thị trường

Tiếp tục cập nhật thông tin, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa công ty với
các nhà cung cấp nước ngoài , mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp
kinh doanh cùng ngành hàng để có sản phẩm có chất lượng, giá cả cạnh tranh cung ứng ra
thị trường; tiếp tục lựa chọn, sàng lọc và mở rộng hệ thống đại lý của công ty đảm bảo
cho quá trình kinh doanh được thông suốt nhằm giảm chi phí kinh doanh.
3. Thực trạng hoạt động thương mại và thị trường của công ty trong thời gian qua
(2011-2013)
a. Thực trạng thương mại
- Tình hình mua, bán, dự trữ của công ty
Ta có công thức
D
1
+ M = B + D
2
Trong đó: + D
1
: Tồn kho đầu kỳ
+M : Số lượng mua
+ B : Số lượng bán
+D
2
: Tồn kho cuối kỳ
Từ công thức trên ta suy ra được: B = M + D
1
– D
2
7
SV: NGÔ THỊ DUNG
7
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại

Bảng 1: Bảng kê khai hàng tồn kho 1 số mặt hàng của công ty (2011-2013)
(đơn vị: nghìn tấn)
năm
Mặt hàng
2011 2012 2013
Tồn
đầu

Nhập
trong

Tồn
cuối

Tồn
đầu

Nhập
trong

Tồn
cuối

Tồn
đầu

Nhập
trong

Tồn

cuối

Thép
0.09 1,8 0,086 0.86 1,75 0,11 0,11 1,68 0,099
Xi măng
0,068 1,7 0.071 0,071 1,6 0,083 0,083 1,9 0,072
Đá
1,23 35,217 1,76 1,76 37,02 1,95 1,95 35,65 1,78
Sơn (nghìn lít)
3,536 88,4 4,126 4,126 92,09 4.103 4,103 97,22 3,607
Cát
3,674 73,468 3,897 3,897 75,66 3,99 3,99 77,01 3,57
Ta thấy lượng hàng bán ra phụ thuộc vào lượng hàng mua vào và số lượng hàng
tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ. Căn cứ vào tình hình nền kinh tế và nhu cầu của thị trường thì
ta nhận thấy nền kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng, vì thế nhu cầu vật liệu xây
dựng cũng giảm sút đáng kể. Đặc biệt đối với mặt hàng thép, cung lớn hơn cầu, toàn
ngành thép đang phải chịu mức tồn kho quá lớn nên mặt hàng thép của công ty cũng
không ngoại lệ chịu chung cảnh ngộ đấy. Có đến cả trăm tấn thép năm trong kho ma
không được tiêu thụ được. Doanh nghiệp cần chú ý hơn trong việc nhập thép vào cho
năm tiếp theo để tránh tình trạng tồn kho quá lớn không bán được để rồi phải chịu
thêm chi phí quá lớn cho lượng sắt tồn. Còn đối với xi măng thì đây được xem là mặt
hàng chủ lực của công ty, tạo ra doanh thu và lợi nhuận tương đối cao nên mặc dù đây
cũng là mặt hàng đang rơi vào tình trạng khó khăn trong toàn ngành nhưng công ty đã
chú trọng và xây dựng được chính sách kinh doanh cùng với hệ thống kênh phân phối
tương đối tốt nên nó luôn tăng trưởng ở mức ổn định, sản lượng bán ra vẫn tăng đều
đặn. Trong những năm qua, mặt hàng có nhiều dấu hiệu tốt và liên tục tăng trưởng là
sơn và cát. Vì vậy, công ty cần quan tâm hơn tới 2 mặt hàng này để có thể phát triển
sâu, rộng hơn, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
- Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
8

SV: NGÔ THỊ DUNG
8
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2011-2013)
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Doanh thu 135.000.000 112.400.000 152.283.000
Lợi nhuận kế toán
trước thuế
15.600.000 12.280.000 15.987.000
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
3.900.000 3.070.000 3.197.400
Lợi nhuận kế toán
sau thuế
11.700.000 9.210.000 12.789.600
(nguồn: phòng kinh doanh)
Mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu
được. Qua bảng 2 về kết quả kinh doanh ta thấy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả,
luôn đạt được mức lợi nhuận dương, đóng góp 1 phần vào NSNN. Với số vốn ban đầu
là 40.000.000.000 VNĐ nhưng qua quá trình hoạt động thì số vốn đã tăng lên đáng kể
và năm 2011 doanh thu của công ty đạt 135.000.000.000 VNĐ, thu được khoản lợi
nhuận là 11.700.000.000 VNĐ. Tuy nhiên đến năm 2012 thì doanh thu và lợi nhuận
của công ty lại suy giảm do nhiều yếu tố. Kết quả kinh doanh của công ty phụ thuộc
vào tình hình nền kinh tế trong nước và thế giới; chính sách của nhà nước, đường lối
lãnh đạo của công ty, tình hình bất động sản, nhu cầu của khách hàng… Trong năm
2012, nền kinh vẫn đang trong giai đoạn suy thoái, bất động sản trầm lắng, nhà nước
thắt chặt tiền tệ, vì vậy công ty hoạt động khó khăn, kết quả kinh doanh giảm sút.

Nhưng sang năm 2013 thì kết quả lại có những chuyển biến tích cực, doanh thu và lợi
nhuận tăng đột biến, tăng khoảng 30% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh
tế đã dần hồi phục, thị trường bất động sản cũng đang dần trở lại, nhà nước có những
chính sách đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp, đặc biệt trong năm qua có nhiều
công trình dở dang được xây lại, các khu đô thị mọc lên ngày càng nhiều và công ty
cũng đã nhận định được tính hình để có những chính sách kinh doanh hợp lí.
Tuy nhiên, qua bảng số liệu ta cũng thấy được mặc dù doanh thu cao nhưng lợi
nhuận của công ty vẫn đang còn tương đối thấp. Nguyên nhân là do phần chi phí lớn,
giá điện, xăng, than phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những
năm qua đều tăng cao, ngoài ra lại còn do lãi suất ngân hàng cao (≈ 20%/năm) làm
tăng chi phí sử dụng vốn.
9
SV: NGÔ THỊ DUNG
9
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
Bảng 2: Bảng cơ cấu một số mặt hàng bán ra của công ty
Tên mặt hàng
2011 2012 2013
Trị giá
(triệu
đồng)
Tỉ lệ giá
trị
(%)
Trị giá
(triệu
đồng)
Tỉ lệ giá
trị
(%)

Trị giá
(triệu
đồng)
Tỉ lệ giá
trị
(%)
Thép 11.340 14 8.767 12 9.900 10
Cát 7.290 9 6.575 9 9.900 10
đá 8.100 10 6.575 9 8.910 9
Sơn 6.480 8 7.306 10 10.890 11
Xi măng 17.010 21 16.804 23 23.760 24
Gạch 8.100 10 8.037 11 10.890 11
Ngói 3.240 4 2.192 3 1.980 2
Tôn lạnh 4.050 5 3.653 5 5.940 6
Cấu kiện bê tông
đúc sẵn
4.860 6 5.114 7 7.920 8
Các vật liệu khác 10.530 13 8.037 11 10.890 11
Qua bảng 3 về cơ cấu mặt hàng bán ra của công ty thì ta thấy cơ cấu mặt hàng
bán ra của công ty qua các năm có sự biến động nhẹ. Xi măng luôn là nhóm hàng
mang lại doanh thu nhiều nhất cho doanh nghiệp, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu mặt
hàng bán ra. Tiếp theo đó là thép, tuy nhiên trong 3 năm qua thì doanh thu bán ra của
thép liên tục giảm do tình hình kinh tế và thị trường bất động sản, cung thì luôn vượt
cầu. Các mặt hàng như sơn, cát và gạch ốp lát lại có những dấu hiệu đáng mừng,
doanh thu từ nhóm hàng này lại tăng lên trong khi phần lớn các mặt hàng khác suy
giảm. Sự thay đổi cơ cấu mặt hàng bán ra chịu nhiều tác động từ tình hình nền kinh tế,
thị trường và các chính sách điều tiết của chính phủ. Đặc biệt là mối quan hệ giữa thị
trường bất động sản và ngành vật liệu xây dựng mà công ty đang kinh doanh. Vì vậy,
công ty cần có nắm bắt tình hình và có những chính sách mặt hàng hợp lí.
b. Thực trạng thị trường

Năm 2010, công ty mới bắt đầu thành lập và chỉ họat động trên địa bàn Hà Nội.
Ban đầu với số vốn ít ỏi và mới ra nhập thị trường nên chưa tạo lập được các mối quan
hệ với các đại lí và của hàng bán lẻ nên mạng lưới kinh doanh đang còn yếu, lẻ tẻ.
Nhưng sau quá trình hoạt động,kinh doanh thì công ty đã học hỏi, đúc kết được rất
nhiều bài học kinh nghiệm quí giá cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo mà
công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối tương đối tốt, thị trường được mở rộng
sang các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh… và đến nay thì công ty
10
SV: NGÔ THỊ DUNG
10
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
đã có mặt trên toàn thị trường miền bắc. Công ty hiện có 18 đại lí cấp 1 và hơn 100
điểm bán lẻ trên thị trường. Các sản phẩm đa dạng, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối
tượng trên thị trường, công ty cung cấp từ các sản phẩm bình dân cho xây dựng nhà ở
bình thường cho đến các sản phẩm cao cấp phục vụ cho các công trình sang trọng.
Công ty đang phấn đấu để mở rộng thị trường, phục vụ cho các công trình xây dựng
trên toàn quốc. Nhưng để mở rộng thị trường và tăng thị phần cho công ty thì cần có
sự nỗ lực rất lớn từ toàn thể cán bộ và nhân viên trong công ty vì cần phải vượt qua
hàng loạt đối thủ cạnh tranh như công ty vật liệu số 1 FICO, công ty cổ phần FRIME
GROUP, tổng công ty xi măng Việt Nam… Có hàng loạt đối thủ cạnh tranh với trình
độ cao và đã ra nhập thị trường lâu năm nên họ có nhiều lợi thế hơn so với công ty.
4. Tác động của các công cụ, chính sách kinh tế, thương mại hiện hành đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4.1 Chính sách tiền tệ
Doanh nghiệp hoạt động trong thời buổi nền kinh tế có nhiều biến động, nền
kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao đặc biệt năm 2011 lạm phát lên mức 18%, giá cả
liên tục leo thang… Chính vì vậy, chính phủ đã có những giải pháp chủ yếu nhằm
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội đã đưa ra chủ trương
“thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt…”. Các ngân hàng tăng mức lãi suất tín dụng
nhằm thu hút vốn tiền gửi từ dân cư.

Lãi suất tăng cao , có những thời điểm doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất
20%/năm làm cho doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, các ngân hàng rất
dè chừng trong việc cho vay vốn làm các thủ tục vay vốn cũng rất phúc tạp, ngoài ra
lãi suất cao còn làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, nếu vay được vốn thì
doanh nghiệp cũng phải chi trả 1 khoản chi phí lớn cho việc sử dụng vốn. Những tác
động đó đã gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, làm hiệu
quả kinh doanh bị suy giảm.
Bên cạnh những khó khăn đấy thì lãi suất cao cũng có những tác động tích cực
tới doanh nghiệp, lãi suất cao gây khó khăn cho việc huy động vốn làm cho doanh
nghiệp cần phải cân nhắc việc đầu tư, chỉ đầu tư những thứ cần thiết, không đầu tư dàn
trải, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Việc tăng lãi suất giúp sàng lọc các doanh nghiệp
kinh doanh không hiệu quả, chỉ những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mới có thể
11
SV: NGÔ THỊ DUNG
11
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
đúng vững trên thị trường và tiếp tục phát triển. Trong thời gian vừa qua có hàng trăm
doanh nghiệp bị xóa sổ do không có chính sách kinh doanh hợp lí. Ngoài ra, với chính
sách tiền tệ thắt chặt thì chính phủ đã kiềm chế được lạm phát, nền kinh tế có dấu hiệu
hồi phục, tăng tổng cầu trong nền kinh tế.
4.2 Chính sách thuế
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đang phải đương đầu với nguy
cơ phá sản cao, những năm qua hàng vạn doanh nghiệp bị xóa sổ. Để khắc phục tình
trạng đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thì chính phủ đã có hàng loạt
các chính sách trong đó chính sách miễn, giảm thuế có vai trò rất quan trọng và đã
mang lại hiệu quả. Chính phủ đã họp bàn với bộ tài chính để nghiên cứu và đưa ra
chính sách cải cải lại hệ thống thuế suất của Việt Nam hiện nay. Bộ tài chính nhận
định trong thời buổi nền kinh tế rất phức tạp, hàng loạt doanh nghiệp đã bị phá sản vì
vậy nhà nước phải có chính sách cứu cánh các doanh nghiệp trong nước. Bộ tài chính
cũng đã ban hành chính sách miễm, giảm thuế suất, đặc biệt giảm mức thuế thu nhập

doanh nghiệp từ 25% xuống còn 20%; giảm thuế GTGT: giảm nhẹ thủ tục thuế hải
quan… Không những thế, nhà nước còn đặc biệt quan tâm tới các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa. Trong năm qua chính phủ cũng đã thực
hiện chính sách giãn thuế hơn nghìn tỷ đồng cho các doanh nghiệp. Với chính sách cải
cách thuế như vậy đã giúp cho doanh nghiệp vượt qua được khó khăn, thu hút được
nguồn vốn kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiện nay, luật
thuế vẫn đang được sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp và đang có chiều hướng có lợi
cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả như mong muốn thì nhà nước cần phải thường
xuyên rà soát lại chính sách thuế và chỉ đạo thực hiện 1 cách hợp lí rõ rang, tránh tình
trạng không nhất quán và sự ỷ nại của các doanh nghiệp vì có sự hỗ trợ của nhà nước
hoặc một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước để trốn tránh trách
nhiệm, gây thất thoát NSNN
4.3 Chính sách tỉ giá hối đoái.
Tỉ giá hối đoái thể hiện sức mạnh của đồng tiền nội địa so với đồng tiền ngoại.
Tỉ giá hối đoái có tác động tới các doanh nghiệp nội địa, tới nền kinh tế trong nước và
kinh tế toàn cầu. Việc đồng tiền của 1 quốc gia mạnh hay yếu phụ thuộc vào tình hình
12
SV: NGÔ THỊ DUNG
12
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
kinh tế của quốc gia và cả các chính sách điều chỉnh của quốc gia đó nữa. Nếu 1 quốc
gia có đồng tiền mạnh như Mỹ, Anh, EU… thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước
khác vào sẽ là rẻ hơn, tuy nhiên nó lại gặp phải khó khăn trong việc xuất khẩu bởi
tương quan giá của nó so với các nước khác là đắt hơn. Ngược lại, đối với quốc gia có
đồng tiền yếu thì việc nhập khẩu máy móc hàng hóa của nước khác lại trỏ nên đắt đỏ
hơn nhưng việc xuất khẩu lại trở nên dễ dàng hơn.
Việt Nam là quốc gia có đồng tiền yếu, tình hình kinh tế có nhiều bất ổn nhưng
chính phủ đã cố gắng ổn định tỉ giá, tỉ giá hối đoái trong những năm gần đây chỉ dao
động nhẹ trong khoảng 20.500 đến 21.500 VNĐ/USD. Đồng tiền nội địa yếu làm cho

công ty phải nhập khẩu máy móc thiết bị với giá đắt nhưng cũng nhờ đó mà công ty có
chính sách quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lí hơn, chỉ mua sắm những thiết bị cần
thiết, không đầu tư dàn trải. Bên cạnh đó, tỉ giá hối đoái thấp cũng giúp cho doanh
nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá tốt hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài.
Chính sách tỉ giá linh hoạt, trong tình hình nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng
chính phủ vẫn giữ được mức tỉ giá ổn định đã giúp cho doanh nghiệp không bị hoang
mang, hoạt động kinh doanh của công ty không bị đảo lộn, vẫn được duy trì ổn định.
4.4. Chính sách bảo vệ môi trường
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng là 1 trong những ngành kinh tế khai thác,
sử dụng tài rất nhiều tài nguyên thiên, bao gồm tài nguyên không thể tái tạo được như:
đất, khoáng sản, cát, đá, sỏi; tài nguyên có thể tái tạo được như: thực vật (khai thác gỗ
của rừng), tài nguyên nước, và tiêu thụ năng lượng điện rất lớn. Theo các định luật bảo
toàn vật chất và bảo toàn năng lượng thì ngành nào sử dụng nhiều nguyên vật liệu, tiêu
thụ nhiều năng lượng thì sẽ thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường và do đó
trách nhiệm và vai trò của ngành đó trong sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia càng
lớn. Sản xuất vật liệu như sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói nung, gốm sứ xây
dựng , là một trong các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra các chất gây ô nhiễm
môi trường không khí nhất: bụi lơ lửng, bụi PM10, các khí độc hại SO
2
, NOx, CO;
đồng thời cũng thải ra một lượng nước thải và chất thải rắn đáng kể. Chất thải của
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công nghệ sản
xuất… Chính vì vậy, để bảo vệ môi trường quốc gia cũng như môi trường toàn cầu thì
chính phủ đã có những chính sách dành riêng cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng,
13
SV: NGÔ THỊ DUNG
13
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
yêu cầu các cơ sở sản xuất phải cải tiến công nhệ để nâng cao hiệu suất, giảm thiểu
việc tiêu tốn năng lượng, giảm lượng khí thải và chất thải độc hại ra môi trường,

khuyến khích sử dụng sản phẩm gạch không nung và trong các công trình xây dựng
của nhà nước hoàn toàn sử dụng gạch không nung. Năm 2012, nhà nước cũng ra chính
sách xóa bỏ các lò gạch thủ công, lò gạch đứng kiểu cũ để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Ngoài ra, chính phủ còn tăng mức thuế tài nguyên đối với đất sét sản xuất gạch
và thực hiện các đề án nghiên cứu sản xuất vật liệu không nung; hướng dẫn chuyển
giao công nghệ tới các cơ sở kinh doanh.
Với những chính sách bảo vệ môi trường này khiến công ty bước đầu gặp phải 1
số khó khăn lớn trong kinh doanh vì phải đầu tư máy móc thiết bị công nghệ mới, thuế
tăng làm cho chi phí cũng tăng lên. Tuy nhiên, trong dài hạn thì công ty sẽ đạt được
hiệu quả kinh doanh cao hơn do cải tiến trang thiết bị mà được nhà nước hỗ trợ và có
những chính sách ưu đãi. Ngoài việc giúp ích cho công ty thì nó còn góp phần bảo vệ
môi trường chung của toàn cầu.
5. Những vấn đề cần giải quyết
Trong những năm qua nền kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát tăng cao, huy
động vốn khó khăn làm cho nhiều doanh nghiệp lao đao và công ty Đức Lộc cũng
không khỏi chịu tác động xấu tới kết quả hoạt động kinh doanh. Với tình hình kinh tế
hiện nay công ty gặp phải 1 số vấn đề cần giải quyết sau:
Thứ nhất, công ty kinh doanh vật liệu xây dựng nên cần nguồn vốn lớn. Mà
nguồn vốn tự có của công ty là có hạn, như đã phân tích ở trên thì nguồn vốn tự có của
công ty mới chỉ đáp ứng được 50-60% nhu cầu vốn kinh doanh. Vì vậy, để phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì cần phải huy động thêm nguồn vốn
từ bên ngoài mà chủ yếu là vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng đang sử dụng
chính sách tiền tệ chặt, lãi suất ngân hàng là khá cao,việc vay vốn rất khó khăn nên
công ty cần phải có chính sách huy động và sử dụng vốn hợp lí.
Thứ hai, công ty đang muốn phát triển sâu hơn ở thị trường ngoài bắc và mở
rộng thị trường vào khu vực phía nam nhưng việc thăm dò và tìm hiểu thị trường lại
gặp phải nhiều khó khăn, thông tin về nhu cầu, sở thích, thị hiếu, xu hướng trên thị
trường đang còn chậm và không thường xuyên. Mặt khác, chi phí bỏ ra để nghiên cứu
lại rất lớn trong khi tài chính có hạn nên việc phát triển thị trường gặp rất nhiều khó
14

SV: NGÔ THỊ DUNG
14
Khoa kinh tế - luật trường đại học Thương Mại
khăn. Ngoài ra, muốn phát triển thị trường thì công ty cũng phải đương đầu với rất
nhiều đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi thế hơn so với công ty.
Thứ ba, cơ chế chính sách mặt hàng của công ty chưa được hợp lí, 1 số mặt
hàng nhập vào nhưng rất khó bán ra. Vì vậy, công ty cần phải xem xét và điều chỉnh
lại cơ cấu mặt hàng để phát triển được các mặt hàng mà thị trường đang có nhu cầu,
giảm thiểu chi phí cho những mặt hàng có lượng tồn kho lớn.
6. Đề xuất đề tài khóa luận
Sau khi thực tập tại công ty và tìm hiểu về tình hình kinh doanh tại đây. Em xin
đề xuất hướng đề tài khoá luận như sau:
1. Ảnh hưởng của lãi suất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả thương mại của
doanh nghiệp
15
SV: NGÔ THỊ DUNG
15

×