Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa marketing tại CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TOÀN CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.38 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN TOÀN CẦU
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Cơ điện Toàn Cầu
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: TOANCAU MECHANIC-ELECTRICAL JOIN
STOCK COMPANY; Tên viết tắt: TOMECO JSC
- Trụ sở: Số 86 Nguyễn Ngọc Nại, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Văn phòng giao dịch: số 3A Cù Chính Lan, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội
Nhà máy: Km21+200 Đại lộ Thăng Long, Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội
- Điện thoại: (+84) 43.563.1130; Fax: (+84) 43.563.3980; Email:
Năm 1991, Xưởng Cơ Điện KDV- tiền thân của Công ty Cổ phần Cơ Điện Toàn
Cầu đã được thành lập, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo các sản
phẩm quạt công nghiệp và thiết bị xử lý môi trường. Năm 2001, Công ty TNHH Cơ
Điện Toàn Cầu đã chính thức ra đời với tên giao dịch là TOMECO với nền tảng từ
xưởng cơ điện. Năm 2003, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất và các trang thiết bị phù
hợp trên diện tích gần 10.000 m2 tại Cụm Công Nghiệp Ngọc Liệp- Quốc Oai – Hà
Nội. Nhà máy có tên gọi Công ty TNHH An Khang. Năm 2004, tiếp cận, xây dựng và
áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO
9001:2000. Ngày 02/06/2009, công ty chính thức được mang tên mới: Công ty Cổ
phần Cơ Điện Toàn Cầu. Sau đó, tên nhà máy sản xuất cũng được đổi thành Công ty
Cổ phần TOMECO An Khang vào ngày 29/01/2010.
Một số giải thưởng mà công ty đã vinh dự được nhận:
1. Cúp vàng Doanh nghiệp Hội chợ Hàng Công nghiệp Việt Nam năm 2005, 2006
2. Top ten ngành hàng Thương hiệu Việt năm 2009
3. Cúp vàng chất lượng ISO năm 2006
4. Cúp bạc Chất lượng Quốc gia năm 2009
5. Bằng khen của BCH Liên đoàn Lao động TP Hà Nội ngày 27/12/2012
6. Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Quốc Oai về những thành tích xuất
sắc trong công tác thuế năm 2012
1
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
1


1
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
(Nguồn: P.tổ chức Hành chính- Kế toán)
2
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN
KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban
QL Đầu tư xây dựng
Trung tâm
TOMECO R&D
Giám đốc kinh
doanh
Giám đốc nhà máy An Khang
Khối sản xuất:
- Tổ chế tạo phôi
- Tổ gò hàn
- Tổ chế tạo guồng
cánh
- Tổ gia công cắt gọt
- Tổ lắp ráp hoàn thiện
- Tổ chế tạo thiết bị
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000
P.tổ chức

Hành chính – Kế toán
Marketing
Giới thiệu sản phẩm
P.TCHCKT Nhà máy:
- QL Nhân sự
- Kế toán nhà máy
- An toàn & Môi trường
- Quản lý kho
- Hành chính Quản trị
- Nhà bếp, bảo vệ
- Đội xe
Kinh doanh
Sản phẩm
Xuất nhập khẩu
Phòng QLSX Nhà máy:
- Kỹ thuật cơ điện
- KCS
- Bảo hành
- Kế hoạch, vật tư
- Nghiên cứu phát triển
Cung ứng vật tư
Đại lý chi nhánh
2
2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Giám đốc kinh doanh: là người được giám đốc ủy quyền quản lý và thay mặt
giám đốc thực hiện các nhiệm vụ trong một số lĩnh vực nhất định, chịu trách nhiệm về
kinh doanh.
Trong bộ phận Kinh doanh, mỗi nhân viên đảm nhiện một công việc riêng:

- 4 nhân viên Marketing-kinh doanh làm nhiệm vụ giữ liên lạc, giới thiệu, chào hàng,
tiếp thị sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, thu thập ý kiến phản hồi của khách
hàng, đại lý; tiếp cận, khai thác thị trường hiện tại và thị trường mới. Thực hiện các
đơn đặt hàng, hợp đồng 1 cách nhanh chóng và hiệu quả. Kiểm tra, giám sát công tác
phân phối sản phẩm. Bên cạnh đó, bộ phận Marketing-kinh doanh còn đảm nhận
nhiệm vụ xây dựng hình ảnh của công ty với đối tác (khách hàng, đại lý).Tuy nhiên,
khi doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu thị trường 1 cách chuyên sâu, doanh nghiệp
sẽ đầu tư thuê ngoài hoặc mời chuyên gia tùy theo yêu cầu thực tế.
- 2 nhân viên xuất nhập khẩu cũng hỗ trợ cho bộ phận Marketing-kinh doanh thông qua
việc cung cấp thông tin về nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu (nguồn nhập tin cậy,
khách hàng yên tâm, tin tưởng hơn), thông tin sản phẩm của công ty được xuất tới đâu,
doanh nghiệp, công ty nước ngoài nào đã tín nhiệm sử dụng sản phẩm của công ty…
(hấp dẫn, thu hút khách hàng hơn, tạo dựng lòng tin cho khách hàng…)
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp công ty cổ phần với mã số
doanh nghiệp 0101105785 được đăng ký tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội, Công ty Cổ phần Cơ điện Toàn Cầu cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực sau:
1. Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
2. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
3. Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê
4. Đại lý, môi giới, đấu giá
5. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
6. Lắp đặt và sửa chữa máy móc và thiết bị công nghiệp
7. Sản xuất máy chuyên dụng khác
8. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa phân vào đâu
3
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
3
3

3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
9. Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
10. Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Tuy nhiên, trên thực tế, công ty có thế mạnh và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
tư vấn, thiết kế, chế tạo quạt công nghiệp & thiết bị xử lý môi trường với các sản phẩm
chính như: Quạt hút khói chịu nhiệt đến 400°C, Quạt thông gió lắp cho các tàu biển
trong các nhà máy đóng tàu, Quạt lưu lượng lớn, áp suất thấp, độ ồn thấp phục vụ
thông gió cho các tòa nhà cao tầng, siêu thị, nhà hàng với chất lượng cao, Quạt vận
chuyển hạt rời, sấy ngô, thóc và công nghệ nông sản sau thu hoạch, Quạt phục phụ hút
khói độc, khí lẫn bụi của các lò đốt rác thải nguy hại, đốt rác thải sinh hoạt
1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua
4
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
4
4
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần TOMECO trong 3 năm gần đây
Đơn vị tiền: Việt Nam Đồng
STT Chỉ Tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối %
1 Tổng tài sản 24.454.952.477 24.582.900.600 25.648.817.394 127.948.123 1,005232 1.065.916.794 1,04336
2 Tổng nợ phải trả 11.413.013.739 7.316.969.563 2.919.641.745 (4.096.044.176) 0,641108 (4.397.327.818) 0,399023
3 Tài sản ngắn hạn 13.766.493.930 14.461.288.838 15.862.690.696 694.794.908 1,05047 1.401.401.858 1,096907
4 Tổng nợ ngắn hạn 9.840.802.439 6.123.964.675 2.929.641.745 (3.716.837.764) 0,622303 (3.194.322.930) 0,47839
5
Lợi nhuận trước
thuế

45.180.364 66.692.361 104.540.976 21.511.997 1,476136 37.848.615 1,56751
6 Doanh thu 26.754.715.955 34.999.336.377 33.767.909.732 8.244.620.422 1,308156 (1.231.426.645) 0,964816
(Nguồn: P.Kế toán)
5
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Tổng tài sản không ngừng tăng: từ 24.454.952.477 đồng (2010) lên
24.582.900.600 đồng (2011) và đến 2012 là 25.648.817.394 đồng. Cùng với đó, tổng
nợ phải trả qua các năm của TOMECO cũng giảm một cách đáng kể: 11.413.013.739
đồng (2010), xuống 7.316.969.563 đồng (2011) và còn 2.919.641.745 đồng (2012).
Điều đó chứng tỏ công ty đã và đang không ngừng đầu tư thêm cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Tổng nợ phải trả giảm dần qua các năm cũng là một trong những
yếu tố cho thấy hiệu quả làm việc của công ty trong năm đã tăng dần lên.
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TOMECO trong 3
năm gần đây, Lợi nhuận trước thuế qua các năm đều tăng rõ rệt: từ 45.180.364 đồng
(2010) lên 66.692.361 đồng (2011: tăng 21.511.997 đồng, gấp 1,476136 lần; và
66.692.361 đồng (2011) lên 104.540.976 đồng (2012): tăng 37.848.615, gấp 1,56751
lần. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh thu của
công ty trong 3 năm gần đây nhìn chung có tăng, nhưng không liên tục. Cụ thể: năm
2011, doanh thu của công ty là 34.999.336.377 đồng, tăng 8.244.620.422 đồng, gấp
1,308156 lần so với năm 2010 (26.754.715.955 đồng); sang năm 2012, doanh thu của
công ty là 33.767.909.732 đồng, giảm nhẹ 1.231.426.645 đồng, bằng 0,964816 lần
doanh thu so với cùng kì năm trước.
Tuy nhiên trong bối cảnh không chỉ nền kinh tế trong nước mà cả nền kinh tế thế
giới đều phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc sụt giảm doanh thu
là việc khó tránh khỏi, tuy nhiên, điều đáng mừng ở đây chính là việc lãnh đạo công ty
đã nhanh nhạy, sớm nhìn nhận được bối cảnh nền kinh tế, từ đó có những điều chỉnh
trong quản lý và sản xuất để tránh cho công ty những thiệt hại lớn. Trong khi các công
ty và doanh nghiệp khác điêu đứng, thậm chí bị phá sản thì việc vẫn duy trì ổn định
hoạt động, doanh thu 2012 vẫn tăng tương đối so với 2010 và chỉ giảm nhẹ so với năm

2011, đó xét cho cùng vẫn là một thành công, là một kết quả đáng ghi nhận mà công ty
đã đạt được trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế thế giới.
6
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
2.1. Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty
2.1.1. Đặc điểm ngành hàng
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, ngành chế tạo cơ khí nói chung và chế tạo quạt
công nghiệp ở Việt Nam còn lạc hậu, không đủ đáp ứng thị trường. Sản phẩm có yêu
cầu kỹ thuật cao thường được mua đi bán lại từ những kho hàng viện trợ của Liên Xô
cũ và các nước xã hội chủ nghĩa hoặc nhập ngoại, tuy có chất lượng tốt nhưng giá bán
còn quá cao nên không phù hợp với các chủ đầu tư còn đang khởi nghiệp.
Cùng với chủ trương đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu
nền kinh tế, nhu cầu về các loại máy cơ điện công nghiệp ngày càng tăng cao. Nhận ra
điều đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt tay vào việc nghiên cứu và chế tạo các sản
phẩm cơ điện, trong đó có quạt công nghiệp, thiết bị xử lý môi trường… với giá thành
phù hợp với khả năng tài chính các doanh nghiệp trong nước (chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ) mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chung của quốc tế. Ban đầu chỉ là các
xưởng hoặc các xí nghiệp cơ điện của nhà nước, hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành
xuất hiện ngày càng nhiều. Sức cạnh tranh trong ngành cũng trở nên gay gắt hơn. Có thể
kể đến một số công ty cơ điện hàng đầu hiện nay như: cty TNHH TOKYO MICRO Việt
Nam, cty CP XD Cơ điện Việt Hưng Phát, cty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam, cty
TNHH Điện cơ SOLEN Việt Nam, cty Cổ phần Cơ điện Toàn Cầu, cty CP Thiết bị công
nghiệp Đông Bắc, cty TNHH quạt công nghiệp Nhân Phong…
2.1.2. Đặc điểm thị trường trọng điểm
Xí nghiệp sản xuất của công ty đặt tại Km21+200 Đại lộ Thăng Long, Ngọc
Liệp, Quốc Oai, Hà Nội, vậy nên thị trường mà công ty hướng tới chính là thị trường
phía Bắc, cụ thể là một số tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh trong đó
chủ yếu là Hà Nội. Hiện tại, cơ cấu doanh thu của khu vực thị trường miền Bắc chiếm
khoảng 60% trong tổng cơ cấu doanh thu của toàn công ty.

2.1.3. Đặc điểm khách hàng
Đối tượng khách hàng mà TOMECO hướng tới là các nhà máy, xí nghiệp, khu
công nghiệp, hầm lò, hợp tác xã, trang trại, khu chung cư, tòa nhà cao tầng, nhà hàng,
khách sạn… trong nước, các công ty liên doanh có nhu cầu sử dụng các loại máy móc
điện cơ công nghiệp, đặc biệt là quạt công nghiệp và các loại thiết bị xử lý môi trường.
Yêu cầu của nhóm đối tượng khách hàng này cũng rất đa dạng. Tùy theo quy mô
7
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
doanh nghiệp mà mỗi khách hàng sẽ có những yêu cầu riêng về số lượng, cũng như
chủng loại sản phẩm sao cho phù hợp với điều kiện môi trường làm việc (nhiệt độ cao,
bụi hầm lò, tiếng ồn, nguồn nước ô nhiễm, thiết kế , nhỏ gọn, hợp thẩm mỹ ).
TOMECO đặc biệt chú trọng đến đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp
quy mô lớn. Doanh thu của phân khúc này hiện nay đang chiếm khoảng 70% doanh
thu toàn công ty.
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động
marketing của công ty
2.2.1. Môi trường vĩ mô
2.2.1.1. Kinh tế- Dân cư
Việc Việt Nam ra nhập và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại thế giới WTO năm 2006 được đánh giá là một cơ hội lớn cho chúng ta, tuy nhiên,
nó cũng đặt ra nhiều thách thức.
TOMECO đã tranh thủ việc Việt Nam ra nhập WTO để nắm bắt cơ hội tiếp cận
gần hơn, giao lưu, học hỏi những tiến bộ của nền kinh tế toàn cầu, tranh thủ việc nhiều
rào cản, chính sách về thuế quan được gỡ bỏ để bước đầu thăm dò và có hướng mở
rộng thị trường tới các nước Australia, Lào, Cuba, Malaysia, Campuchia, Mỹ và
nhập một số hàng cơ điện của Trung Quốc, Đài Loan về để phân phối trong nước.
Hội nhập kinh tế, ngoài lợi thế có thể đưa sản phẩm của mình ra toàn thế giới, chúng
ta còn phải đối mặt với việc các sản phẩm nước ngoài ồ ạt tràn vào. Mặc dù hiện nay sản
phẩm nước ngoài hầu hết do các công ty cơ điện Việt Nam nhập về để phân phối, nhưng

khi các sản phẩm này tràn ngập, khách hàng mất lòng tin vào sản phẩm trong nước sản
xuất, hàng cơ điện của ta có thể sẽ bị soán ngôi, mất vị thế cạnh tranh.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế dần chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng; các khu đô thị được quy
hoạch, các tòa nhà cao tầng, siêu thị, nhà hàng, các khu công nghiệp, nhà máy xí
nghiệp sản xuất… xuất hiện nhiều với quy mô lớn và tập trung hơn; nền nông nghiệp
phát triển theo hướng hiện đại hóa nên nhu cầu về các loại quạt công nghiệp, thiết bị
xử lý môi trường để phục vụ cho những địa điểm này cũng gia tăng. Đây là cơ hội
thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm hiện tại, sản
phẩm mới, tăng doanh thu và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
8
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khủng hoảng kinh tế, lạm phát đã tác động
không nhỏ tới khả năng sản xuất và cạnh tranh của công ty do giá cả nguyên vật liệu
và các chi phí khác tăng cùng với mức lãi xuất ngân hàng cao Doanh thu năm 2012
giảm nhẹ so với năm 2011, công ty giảm số lượng sản phẩm nhập khẩu, tận dụng
nguyên vật liệu tồn kho, tìm kiếm nguồn hàng mới vẫn đáp ứng đủ yêu cầu về chất
lượng nhưng có giá thành rẻ hơn, có những điều chỉnh, bổ sung, đổi mới trong thiết kế
sản phẩm nhằm duy trì ổn định doanh thu và mức tăng trưởng.
2.2.1.2. Chính trị- Pháp luật
Môi trường chính trị của Việt Nam được đánh giá là khá ổn định. Đó là điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước ổn định kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện
cho việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Do chính sách hỗ trợ của nhà nước thông qua các Hiệp định song phương Việt
Nam- Hoa Kỳ (2001), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Nhật Bản (2008),
Chính sách khuyến khích mối liên kết giữa DN nhỏ và vừa với tập đoàn kinh tế trong
nước và các công ty xuyên quốc gia trong khu vực FDI của nhà nước Đã tạo cơ hội
lớn cho công ty trong việc tìm hiểu và hợp tác với đối tác nước ngoài, bước đầu đưa
sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.

2.2.1.3. Tự nhiên- Công nghệ
Việt Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên (sắt, nhôm, thiếc, than…) đó là
lợi thế trong việc cung cấp nguồn nguyên, nhiên vật liệu cho chế tạo sản xuất sản
phẩm. Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; lượng khói bụi, khí thải độc hại
gia tăng, đường bờ biển dài, nền công nghiệp đóng tàu phát triển, cần có quạt thông
gió lắp cho các tàu biển trong các nhà máy đóng tàu… điều đó khiến cho nhu cầu về
các loại quạt thông gió làm mát, hút bụi, hút khói, quạt chịu nhiệt cao, quạt chịu ăn
mòn, cháy nổ và các thiết bị xử lý môi trường tăng cao hơn. Đó có thể coi như điều
kiện thuận lợi, là cơ hội để phát triển thị trường cho TOMECO.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật trên thế giới cũng
như trong khu vực, công ty đã nhanh nhạy nắm bắt và vận dụng một cách sáng tạo các
thành tựu đó vào thực tiễn sản xuất, điều này mang lại cơ hội cơ hội lớn, bên cạnh đó
là thách thức cho việc cập nhật công nghệ thường xuyên liên tục để duy trì lợi thế cạnh
tranh của công ty.
9
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
2.2.1.4. Văn hóa- Xã hội
Mặc dù nền công nghiệp cơ điện của nước ta vẫn chưa thuộc nhóm phát triển, tuy
nhiên, các doanh nghiệp đã linh hoạt trong việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ
thuật đã có của thế giới, đó có thể không phải là những thành tựu công nghệ mới nhất,
song với tố chất năng động, sáng tạo, ham học hỏi của người Việt Nam, các doanh
nghiệp đã có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhất với thực tế sử dụng,
đáp ứng 1 cách hiệu quả nhất nhu cầu mà khách hàng đặt ra.
Cùng với đó là cuộc vận động “Người Việt dùng hàng Việt”, “Hàng Việt Nam
chất lượng cao”, quan điểm về sử dụng hàng lâu bền là hàng hóa phải đảm bảo chất
lượng, hoạt động ổn định, hạn chế hỏng hóc, lỗi kĩ thuật, nên chọn hãng tin cậy, có uy
tín Với phương châm luôn coi trọng chữ tín, chất lượng, quan hệ hợp tác, tin tưởng
lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nước và tạo dựng lòng tin với các đối tác nước
ngoài, thương hiệu TOMECO đã chiếm được cảm tình của bạn hàng trong nước, cũng

như trên thế giới. Sản phẩm cơ điện TOMECO hiện bước đầu đã được xuất khẩu sang
Australia, Lào, Cuba, Malaysia, Campuchia và Mỹ.
2.2.2. Môi trường vi mô
2.2.2.1. Nhà cung cấp
Do đặc điểm thiết kế, kĩ thuật sản phẩm của công ty TOMECO là các bộ phận lắp
ráp đa dạng và có tính chất khác nhau nên công ty không tự chế tạo các bộ phận, chi
tiết máy móc mà thu mua từ bên ngoài. Nguồn cung ứng của công ty chủ yếu là các
nguồn trong nước với các bạn hàng ổn định, thường xuyên và có uy tín như: Công ty
TNHH SX-TM thép Hùng Mạnh, Công ty TNHH SX và TM Inox Khương thịnh;
Động cơ: Điện Cơ Hà Nội, VIHEM, ABB, ATT, SIEMENS, TECO; Vòng bi, gối ổ :
NACHI, SKF, FAG, UBC; Dây đai : BANDO, OPTIBELT, Thái Lan; Dầu, mỡ bôi
trơn : BP, MOBIL, SHELL
Nhờ có nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định, đảm bảo chất lượng nên hoạt
động sản xuất của công ty diễn ra một cách liên tục và hiệu quả, đáp ứng đúng thời
gian, số lượng, chất lượng… các đơn hàng.
Đồng thời, với các nhà cung ứng có uy tín và tên tuổi trên, đó được coi như một
trong những yếu tố đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, hợp tác với các
10
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
nhà cung ứng này, hình ảnh, uy tín của công ty cũng được nâng cao, từ đó góp phần
tác động tới lòng tin và cảm tình mà khách hàng dành cho công ty.
2.2.2.2. Trung gian Marketing
Cùng với 2 cửa hàng của mình, công ty còn có quan hệ hợp tác với 4 đại lý ở
Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Đây là sự khẳng
định vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh và bước đầu mở rộng thị trường của công ty.
Tiếp đến, một trong những lực lượng trung gian marketing không thể không nhắc
tới, đó là các doanh nghiệp dịch vụ vận tải. TOMECO hiện đang hợp tác cùng với một
số công ty vận tải để vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên vật liệu như: Công ty cổ
phần Vận tải & Dịch vụ hàng hóa Hà Nội, Công ty vận tải hàng hóa Bạch Long, Công

Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vận Tải Vân Anh
Ngoài ra, công ty cũng có hoạt động vay vốn, tín dụng, vay thế chấp, sử dụng
dịch vụ bảo hiểm, thanh toán qua thẻ, chuyển khoản của các ngân hàng
AGRIBANK, SACOMBANK, VIETINBANK, BIDV, MB BANK…
2.2.2.3. Khách hàng:
Như đã nói ở trên, đối tượng mà TOMECO hướng đến là các khách hàng tổ
chức… ở trong nước và các công ty liên doanh, doanh thu của phân khúc này hiện nay
đang chiếm khoảng 70% doanh thu của toàn công ty. Ngoài ra, công ty cũng đang tích
cực tìm kiếm và mở rộng thị trường, bước đầu xuất khẩu sản phẩm sang Australia,
Lào, Cuba, Malaysia, Campuchia và Mỹ.
Công ty đã cung cấp các thiết bị công nghiệp xây dựng phục vụ các đối tác Hàn
Quốc, Anh, Việt Nam… để thi công lắp ráp các công trình liên doanh quan trọng như:
Khách sạn quốc tế DEAWOO, nhà máy VIGLACERA Thanh Trì, quạt hút bụi khói lò
cho nhà máy xi măng Lạng Sơn, Quảng Ninh, quạt cho Viện NCCK lắp đặt tại Liên
doanh Dầu khí Việt-Xô….
Ngoài tìm thêm khách hàng mới, công ty cũng duy trì mối quan hệ lâu dài, bền
vững với các khách hàng quen thuộc. Được đánh giá là doanh nghiệp đáng tin cậy, có
uy tín về chất lượng sản phẩm cũng như thực hiện đơn hàng, đồng thời có dịch vụ hỗ
trợ vận chuyển, lắp đặt và tư vấn tận tình, TOMECO đã và đang nhận được rất nhiều
thiện cảm của khách hàng. Nhờ danh tiếng đã gây dựng được hơn 20 năm qua, hầu hết
11
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
khách hàng tự tìm đến với công ty. Đây là 1 thuận lợi lớn hỗ trợ cho công ty rất nhiều
trong tương lai.
2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh
Một số đối thủ cạnh tranh chính của công ty có thể kể đến như công ty cổ phần
cơ điện Trần Phú, Công ty cổ phần cơ điện miền Trung, công ty cổ phần cơ điện Sài
Gòn, công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam… Những đối thủ trên đều là các
doanh nghiệp trong nước, đã thành lập được một thời gian dài, có uy tín và chiếm giữ

thị phần tương đối lớn. Đây là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của TOMECO, họ có
chung danh mục sản phẩm (quạt công nghiệp, thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường,
thiết bị cơ điện công nghiệp, nông nghiệp… ) và cùng nhắm vào tập khách hàng tổ
chức. Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, uy tín và
tận dụng các mối quan hệ để lấy về nhiều đơn đặt hàng nhất có thể. Giá cả không phải
là yếu tố cạnh tranh hàng đầu, bởi lẽ, trong ngành cơ điện, giá sản phẩm của các công
ty không có sự chênh lệch quá lớn. Đây là 1 trong những đe dọa lớn mà công ty cần
phải lưu tâm.
2.2.2.5. Môi trường nội bộ
TOMECO được đánh giá là 1 trong những doanh nghiệp có hạ tầng cơ sở vật
chất, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại hàng đầu trong ngành cơ điện với nhà máy sản
xuất trên diện tích gần 10.000 m2, sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản,
được trang bị máy móc dây chuyền tiên tiến hỗ trợ lớn trong việc đảm bảo chất lượng
sản phẩm và tạo lợi thế cạnh tranh.
Với số vốn đăng ký kinh doanh ban đầu 12.845.000.000 đồng, cùng với quá trình
hình thành và phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung qua
các năm đều tăng và ở mức khả quan. Điều đó chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính,
khả năng kiểm soát, quay vòng vốn của công ty, đồng thời cũng là tiêu chí để các ngân
hàng, tổ chức tài chính căn cứ vào đó để xét vay vốn và hạn mức tín dụng.
Với hơn 500 công nhân viên chính thức, trong đó có 80 kĩ sư và quản lý tốt
nghiệp đại học hoặc sau đại học, tập thể công nhân viên của nhà máy hiểu rất rõ vai
trò, nhiệm vụ của mình, đồng thời luôn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, gắn lợi ích cá nhân
đi liền với lợi ích tập thể, cùng nhau xây dựng TOMECO vựng mạnh, trở thành doanh
nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cơ điện. Đi cùng với truyền thống lâu năm, uy tín và
12
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
hình ảnh được khẳng định đã hỗ trợ không nhỏ cho công ty hoạt động kinh doanh
trong cũng như ngoài nước.
2.3. Thực trạng hoạt động marketing-mix của công ty

2.3.1.Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty
Bảng 2.1. Các sản phẩm chủ đạo của TOMECO
Tên sản
phẩm
Tên
chủng
loại
Quạt công nghiệp
Thiết bị xử lý
môi trường
Đông cơ điện,
motor giảm tốc
1 Quạt hướng trục thông dụng
Thiết bị hút bụi di động Động cơ điện 1 pha
2 Quạt thông gió, làm mát nhà xưởng Thiết bị lọc bụi bằng túi vải
Động cơ điện 3 pha
3
Quạt tăng áp hút khói, phòng cháy
chữa cháy
Motor giảm tốc- GONGJI
GEAR MOTOR Đài Loan
4 Quạt ly tâm áp suất thấp
5 Quạt ly tâm trung áp
6 Quạt ly tâm áp suất cao
7 Quạt ly tâm hút bụi
8 Quạt chịu nhiệt
9 Quạt chịu ăn mòn & phòng nổ
10 Các loại phụ tùng quạt
11 Quạt thông gió, âm trần
12 Quạt hướng trục đặc biệt

Sản phẩm chủ đạo của công ty là quạt công nghiệp và các thiết bị xử lý môi
trường. Tuy nhiên, trong ba năm trở lại đây, do yêu cầu từ nhu cầu khách hàng với
những sản phẩm nhỏ gọn, công ty đã bổ sung một số dòng sản phẩm như:
• Quạt đuổi gió tầng hầm kiểu JF: đuổi gió, chống cháy lan tầng hầm, thông gió cho các
đường hầm giao thông, độ ồn thấp, động cơ chính hãng
• Quạt hút gió áp trần kiểu BPT: làm bằng thép, chịu nhiệt, không rỉ, động cơ bền bỉ, vỏ
ngoài siêu mỏng, đảm bảo tính mỹ thuật, phù hợp sử dụng trong văn phòng, nhà hàng,
trường học
13
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
• Van chặn khói và lửa VCK: ngăn ngừa khói lan từ nơi xảy ra cháy tới các khu vực
khác trong cùng tòa nhà cao tầng, duy trì nồng độ của các tác nhân sạch chữa cháy,
điều khiển bằng tay, cảm biến nhiệt tự động, cảm ứng từ đóng mở.
Với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO
9001:2000, các sản phẩm do công ty sản xuất đều đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế, mang lại sự an tâm, tin tưởng cho khách hàng, đồng thời giúp công ty kiểm
soát quá trình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu sai sót, mang lại hiệu quả công việc cao
hơn, tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn.
2.3.2. Thực trạng về biến số giá của công ty
TOMECO. Thiết lập giá dựa trên căn cứ vào giá thành nguyên vật liệu và chi phí
sản xuất để định mức giá bán.
Giá bán = Chi phí sản suất + Chi phí bán hàng + Lợi nhuận dự kiến
Trong đó lợi nhuận dự kiến khoảng % trên giá bán
Bảng 2.2. Giá bán của 1 số sản phẩm
STT Sản phẩm Loại Giá
1 Quạt công nghiệp
Quạt hướng trục công nghiệp 5-27 triệu đồng
Quạt thông gió, làm mát 800 nghìn đồng- 8 triệu đồng
Quạt li tâm 5- 51 triệu đồng

Quạt hút công nghiệp 1,5- 15 triệu đồng
2
Thiết bị xử lý
môi trường
Máy hút bụi di động và lọc bụi
bằng túi vải
4,5- 370 triệu đồng
3 Động cơ điện
1 pha (2,2 kw) 5 triệu đồng
3 pha (75kw) 7,5 triệu đồng
4 Motor giảm tốc 8 triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Để đáp ứng tối đa như cầu của khách hàng, công ty bán hàng cho tất cả các đối
tượng với khối lượng và số lượng hàng không hạn chế. Nhưng tùy thuộc vào số lượng
hàng mua, thời gian mua, phương thức thanh toán hoặc mối quan hệ giữa khách hàng
với công ty mà khách hàng có thể được hưởng những mức chiết khấu riêng.
− Khách hàng quen, mua hàng với tổng giá trị thanh toán đơn hàng trên 50 triệu hoặc
khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt sẽ được hưởng mức chiết khẩu 3%.
− Khách hàng thanh toán trong vòng 1 tháng được hưởng chiết khấu 2%.
− Khách hàng thanh toán trong vòng 3 tháng được hưởng mức chiết khấu 1%.
Với cách thức chiết khấu khi khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt, công
ty đã nâng cao tỷ lệ doanh thu trả tiền ngay, rút ngắn thời gian quay vòng vốn.
14
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Phương thức thanh toán mà TOMECO chấp nhận đa dạng: thanh toán bằng tiền
mặt, séc, chuyển khoản, thư tín dụng… tạo điều kiện thuận lời cho khách hàng khi
thanh toán, đặc biệt là với các khách hàng ở xa hoặc khách hàng nước ngoài.
2.3.3. Thực trạng về biến số phân phối của công ty
Sơ đồ. Kênh phân phối của công ty

(1) (1)
Trong đó, kênh thứ nhất (1) là kênh trực tiếp, sản phẩm đi trực tiếp từ công ty
đến với khách hàng, là kênh chủ yếu mà công ty đã sử dụng rất hiệu quả trong suốt hơn
20 năm qua. Hiện nay, bên cạnh văn phòng giao dịch và bán hàng chính tại số 3A- Cù
Chính Lan- Thanh Xuân- Hà Nội, và nhà máy sản xuất TOMECO An Khang tại Km21-
cao tốc Láng Hòa Lạc- cụm công nghiệp xã Ngọc Liệp- Quốc Oai- Hà Nội, TOMECO
còn có cửa hàng số 1 tại 307- Trường Chinh- Thanh Xuân- Hà Nội, cửa hàng số 2 tại 480-
Nguyễn Văn Cừ- Gia Thụy- Long Biên- Hà Nội nhằm cung cấp trực tiếp sản phẩm của
công ty tới khách hàng. Đối tượng chủ yếu là khách hàng Tổ chức lớn.
Kênh thứ hai (2) là kênh phân phối gián tiếp, sản phẩm từ công ty qua các cửa
hàng và đại lý đến với khách hàng. Với mục tiêu không ngừng mở rộng thị trường,
ngoài phục vụ đối tượng khách hàng ở khu vực phía Bắc, công ty cũng đẩy mạnh công
tác thâm nhập vào thị trường miền Trung và miền Nam thông qua hệ thống các cửa
hàng, đại lý phân phối rải dọc khắp cả nước: cửa hàng điện máy Chu Thưởng- 640-
Dương Tự Minh- Quán Triều- Thái Nguyên; Cửa hàng Điện Máy Đức Anh- Số 140
Xuân Cầm- Xuân Sơn- Đông Triều- Quảng Ninh; Công ty CP Thương Mại Ngọc
Dậu- 128 Hàng Đồng- Phường Điện Biên- TP Thanh Hoá; Công ty TNHH H&H- Lô
113- Điện Biên Phủ- Đà Nẵng; Công ty TNHH Cơ khí & Môi trường Bình Lâm- 29/17
Lê Đức Thọ,P7,Q. Gò Vấp- TP.Hồ Chí Minh.
Trong đó kênh trực tiếp thường chiếm tỷ trọng là 75%, còn kênh gián tiếp chỉ
chiếm khoảng 25%.
15
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Công ty Khách hàng
Cửa hàng,
Đại lý phân
phối
(2)
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Ngoài ra, công ty cũng có những biện pháp để động viên kênh như hoạt động

thăm hỏi, tặng quà cửa hàng, đại lý vào dịp lễ Tết, tổ chức hội thảo, tham khảo ý kiến,
có các chuyến du lịch ngắn ngày cho các cửa hàng, đại lý nhằm tăng cường mối quan
hệ, thiện cảm và lòng trung thành, sự nhiệt tình của nhân viên và đại lý phân phối.
2.3.4. Thực trạng về biến số xúc tiến thương mại của công ty
Mục tiêu xúc tiến của công ty là nhằm tăng doanh số bán, đồng thời khiến hình
ảnh của công ty phổ biến hơn.
Dưới đây là bảng ngân sách phân phối cho xúc tiến do phòng Tổ chức hành
chính- Kế toán cung cấp:
Bảng 2.3. Ngân sách phân bổ cho xúc tiến
STT Công cụ xúc tiến Tỉ lệ ngân sách phân bổ
1 Bán hàng cá nhân 69.36%
2 Quảng cáo 15,14%
3 Xúc tiến bán 11,27%
4 Marketing trực tiếp 0%
5 Quan hệ công chúng 4,23%
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Do đặc thù sản phẩm của công ty là mặt hàng cơ điện công nghệp, nên trong số 5
công cụ xúc tiến thương mại: Bán hàng cá nhân, Xúc tiến bán, Quảng cáo, Marketing
trực tiếp , Quan hệ công chúng, TOMECO chỉ lựa chọn và tập trung vào Bán hàng cá
nhân, và Xúc tiến bán, còn lại các công cụ khác công ty có sử dụng nhưng không tập
trung chú trọng.
Bán hàng cá nhân:
Công ty không có đội ngũ bán hàng riêng, công việc tìm kiếm khách hàng mới,
liên lạc, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, cung cấp thông tin về chất lượng, giá cả,
thông số kỹ thuật sản phẩm do các nhân viên kinh doanh trực thuộc dưới quyền chỉ
đạo của Phó Giám đốc kinh doanh thưc hiện. Những nhân viên này đa số đều đã gắn
bó với công ty từ khá lâu nên rất am hiểu các loại sản phẩm của công ty, đồng thời họ
cũng có các mối quan hệ rất tốt với các khách hàng cũ, cũng như có kinh nghiệm và kỹ
năng để xây dựng mối quan hệ với các khách hàng mới.
Xúc tiến bán:

16
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
Mặc dù không thu được hiệu quả cao như Bán hàng cá nhân, tuy nhiên đây vẫn là
một trong những công cụ xúc tiến chủ yếu được công ty sử dụng. TOMECO là thương
hiệu quen thuộc tại các triển lãm, hội chợ hàng công nghiệp cấp quốc tế, cấp khu vực,
quốc gia và cả ở địa phương. Một số giải thưởng mà công ty đã vinh dự được nhận:
Cúp vàng Doanh nghiệp Hội chợ Hàng Công nghiệp Việt Nam năm 2005, 2006, Top
ten ngành hàng Thương hiệu Việt năm 2009, Cúp vàng chất lượng ISO năm 2006
Ngoài ra, công ty cũng có các tập catalogue cung cấp các thông tin chi tiết về lịch
sử hình thành, phát triển, cũng như giới thiệu về các sản phẩm chính của công ty để
bất kì ai quan tâm cũng đều có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin.
Quảng cáo:
Mặc dù quảng cáo không phải là công cụ hữu hiệu nhất trong việc nâng cao
doanh thu và thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng của các
doanh nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, thế nhưng không vì đó mà TOMECO loại bỏ
hoàn toàn công cụ xúc tiến này. Công ty vẫn tiến hành quảng cáo trên truyền hình
(phóng sự trong chương trình “Sức khỏe và Đời sống” trên kênh Hà Nội 2), diễn đàn,
tạp chí chuyên ngành cơ điện (vatgia.com, giacavattu.com, diendanpccc.com,
kysume.vn, forum.dmec.vn…)
Quan hệ công chúng:
TOMECO chú trọng đến cả đối tượng công chúng bên trong và bên ngoài công
ty. Hàng năm, công ty đều có các hoạt động tổ chức gặp mặt, tuyên dương khen
thưởng các cá nhân đạt thành tích tốt trong công ty, có các buổi gặp gỡ và trao tặng
quà, tặng học bổng cuối năm học cho con em cán bộ công nhân viên trong công ty, vào
các dịp Tết Trung Thu, Tết Âm Lịch, lãnh đạo cũng tặng quà và đến thăm những gia
đình nhân viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, Công ty cổ phẩn Cơ điện Toàn Cầu cũng tích cực tham gia các hoạt
động xã hội và công tác từ thiện thông qua các chuyến thiện nguyện tới thăm làng trẻ
SOS, nhận đỡ đầu bà mẹ Việt Nam anh hùng trên khu vực hoạt động của nhà máy sản

xuất (Quốc Oai- Hà Nội), tham gia kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên quyên góp
ủng hộ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng gặp thiên tai bão lụt…
PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
17
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công ty
3.1.1. Thành công
− Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh tế thế giới,
tuy nhiên TOMECO vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập và đời sống
của cán bộ công nhân viên toàn công ty.
− Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, nhân viên sản xuất, kinh doanh không ngừng được
đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng
hoàn thiện hơn.
− Công ty cũng xem xét mở rộng thi trường, tăng quy mô sản xuất và kinh doanh, nhập
thêm nhiều thiết bị dây chuyền và hệ thống công nghệ kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào
trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả và chất lượng công việc tốt hơn. Góp phần cải
thiện, củng cố và xây dựng hình ảnh, uy tín của TOMECO với bạn hàng trong nước
cũng như quốc tế.
3.1.2. Hạn chế
− Giá cả chưa được công khai rộng rãi. Định giá dựa trên chi phí, chưa quan tâm đến
tiêu chí cạnh tranh.
− Kênh phân phối dài hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy được hết thế mạnh.
− Công tác nghiên cứu thị trường còn yếu. Công ty vẫn chưa chủ động trong công tác
tìm kiếm khách hàng, chưa quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại. Khách hàng
chủ yếu tự tìm đến với công ty.
− Với vấn đề giá cả bất ổn trên trị trường ngày nay, công ty cũng gặp phải 1 số khó khăn
nhỏ trong việc xúc tiến bán sản phẩm
3.1.3. Đề xuất

− Công ty nên để mức giá công khai trên trang chủ của công ty nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho khách hàng có thể theo dõi giá cả và đưa ra những lựa chọn, quyết định của
mình. Nên xem xét việc định giá có nên tham khảo giá của đối thủ cạnh tranh hay
không.
− Chú trọng nghiên cứu và đầu tư phát triển kênh phân phối dài. Tìm ra hướng đi nhằm
khai thác những lợi thế và hiệu quả mà kênh này đem lại.
18
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Vũ Phương Anh
− Quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu thị trường, có thể tổ chức nghiên cứu, thu thập
thông tin phản hồi và tìm hiểu nhu cầu khách hàng định kỳ (mỗi năm 1 lần hoặc 1 năm
2 lần). Tìm và liên hệ với khách hàng mới, không chỉ nhắm đến khách hàng ở khu vực
phía Bắc, thị trường miền Trung, miền Nam cũng là thị trường hấp dẫn cần chú ý.
3.2. Một số vấn đề phát sinh
− Tình trạng lạm phát khiến không những giá nguyên vật liệu tăng cao mà còn khiến
công ty phải chi ra một khoản lớn cho hoạt động xúc tiến. Đối với doanh nghiệp sản
xuất như TOMECO thì đây là 1 vấn đề khó khăn cần tìm cách khắc phục.
− Dây chuyền công nghệ kỹ thuật trên thế giới sẽ được nghiên cứu theo hướng ngày tinh
vi, hiên đại nên cần phải có các khóa đào tạo nâng cao, giúp nhân viên có thể tiếp tục
phát triển về nghiệp vụ và kỹ năng cũng như trình độ hiểu biết về sản phẩm cũng như
cách thức vận hành thiết bị mới tiên tiến, tránh bỏ lỡ cơ hội, bị tụt hậu công nghệ so
với đối thủ cạnh tranh.
− Ngoài uy tín, chất lượng sản phẩm thì phân phối cũng là 1 yếu tố quan trọng quyết định
đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Dù hệ thống phân phối đã có 2 của hàng của công
ty và 4 đại lý đặt dọc khắp cả nước, tuy nhiên, hiện nay, thị trường chính của công ty vẫn
chỉ là thị trường Hà Nội. Sản phẩm của TOMECO được đánh giá cao, khách hàng tin
dùng và ưa chuộng, nhưng hệ thống kênh phân phối hạn chế (số lượng điểm bán ít, cửa
hàng đại lý phân phối chưa cung cấp đầy đủ thông tin, số lượng sản phẩm mà khách hàng
mong muốn ) gây khó khăn cho khách hàng ở các tỉnh xa Hà Nội muốn mua số lượng
lớn hay tìm hiểu chi tiết về sản phẩm, điều này là trở ngại, ảnh hưởng không nhỏ đến

doanh thu, hình ảnh và khả năng cạnh tranh của công ty.
3.3. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
− Định hướng 1: Phát triển kênh phân phối đối với sản phẩm quạt công nghiệp của công
ty Cổ phần cơ điện Toàn Cầu trên thị trường Quảng Ninh.
− Định hướng 2: Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm quạt công
nghiệp của Công ty cổ phần Cơ điện Toàn Cầu trên thị trường Quảng Ninh.
19
SVTH: Vũ Thị Tuyết Mai Lớp: K46C5

×