Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa marketing tại Công ty TNHH NN một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.52 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
MỤC LỤC
PHỤ LỤC

SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
I. Giới thiệu công ty
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
- Tên đầy đủ của công ty : Công ty TNHH NN một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm
cơ khí Việt Nam
- Tên gia dịch tiếng Anh : Mechanical products export – im port company limited
( Viết tắt : Mecanimex Co,.Ltd )
- Trụ sở : 37 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Tel: (84 4) 8257459 – 9360730, Fax: (84 4) 9349904
- Email: /
Công ty mecanimex chính thức được thành lập theo Quyết định số 88/CT ngày
02/03/1985 của Chủ Tịch Hội ĐỒng Bộ Trưởng do Phó Chủ Tịch Tố Hữu ký.
Ngày 26/03/1985, Bộ Trưởng Bộ Cơ KHí – Luyện Kim ra quyết định số 62/CL-CB do
Bộ Trưởng Nguyễn Văn Kha ký: quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của công ty
MECANIMEX.
Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí Mecanimex nay là công ty TNHH Nhà nước
một thành viên XNK sản phẩm cơ khí được thành lập trên cơ sở tách bộ phận xuất
nhập khẩu sản phẩm cơ khí (Phòng xuất nhập khẩu của Tổng Công ty TOCOTAP
thuộc Bộ Thương Mại chuyển sang Bộ Cơ khí – Luyện kim quản lý ) để phù hợp với
cơ chế quản lý của Nhà nước.
Kể từ khi thành lập đến năm 1985 đến nay, Công ty Mecanimex luôn là đơn vị đi
đầu của ngành công nghiệp trong việc xuất khẩu các sản phẩm cơ khí của Việt Nam ra
thị trường thế giới. Các mặt hàng cơ khí đã được Công ty xuất khẩu tới những nước có
nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan….
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
Công ty MECANIMEX có cơ cấu tổ chức theo chức năng trực tuyến với một số phòng


ban sát nhập với nhau.
Đứng đầu là Tổng giám đốc kiêm Chủ tích công ty, dưới quyền là hai Phó tổng giám
đốc chi nhánh và một Phó giám đốc thường trực phụ trách kinh doanh. Dưới phó tổng
thường trực phụ trách kinh doanh là các phòng ban bao gồm : Văn phòng, phòng tài
chính – kế toán, phòng nhân sự , phòng tổ chức - kế hoạch, phòng XNK , cuối cùng là
phòng kinh doanh nội địa
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc bộ máy của công ty Mecanimex
2
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7

Tổng giám đốc kiếm chủ tịch công ty
 !"#$%&'%()*+%(
, !"#$*
(&-*. /%0*1 
. /%0*1 %23!%453!678*
69%6:*
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
Trong đó :
Do công ty MECANIMEX được tổ chức rất gọn nhẹ nên hiện nây tổng số cán bộ,
công nhân viên của công ty chỉ có 51 người và được phân bổ như sau: Ban giám đốc :
4 người; Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu 8 người, phòng kinh doanh nội địa 5
người, phòng hành chính và văn phòng : 6 người ; phòng tài chính – kế toán : 5 người,
phòng tổ chức kế hoạch : 3 người, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 17 người ; văn
phòng đại diện tại Hải Phòng : 3 người
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu có 8 người chưa kể đại diện tại Hải Phòng
o Trưởng phòng kinh doanh xuất khẩu đảm nhiệm quản lý phân chia các thị trường và
ngành hàng cho các nhân viên dưới quyền
3
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh

o Đại diện tại Hải Phòng : thực hiện các hoạt động về thủ tục hải quan, giấy tờ xuất nhập
khẩu cho công ty ….
Ưu điểm của mô hình :
- Phát huy được năng lực chuyên môn của từng bộ phận phòng ban , đồng thời đảm bảo
quyền chỉ huy của các cấp trong công ty
Nhược điểm của mô hình :
- Do có quá nhiều bộ phận chức năng , nên lãnh đạo tổ chức cần họp nhiều để giải quyết
các mâu thuẫn nội bộ và thống nhất các mục tiêu của công ty.
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.
1.3.1. Mặt hàng kinh doanh
Công ty tiến hàng kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu
- Xuất khẩu
Phôi thép ( gang thép Thái Nguyên sản xuất ) : Xuất sang Thái Lan; Thiếc: Xuất sang
Nhật Bản; Chì: Xuất sang Thái Lan; Cac loại quặng, bột kẽm : Thái Lan, Máy công
cụ: Thái Lan, Đài Loan; Các dụng cụ cơ khí cầm tay; Hàng may mặc, dệt may; bàn
ghế sắt; dây điện, đèn trang trí, ốc vít,…
- Nhập khẩu :
o Mặt hàng cơ khí phục vụ tiêu dùng hộ gia đính, cá nhân: Máy bơm, Khóa cửa và cơ
cấu đóng cửa Yale nhập từ Thái Lan và Anh Quốc.
o Thiết bị y tế: ghế nha khoa; giường y tế, máy siêu âm, máy chụp chiếu X-Quang, xe
lăn, xe đẩy y tế, lồng sơ sinh, hệ thống tạo ô-xi, lò hấp tiệt trùng,…nhập từ hang
Neusoft, Masep,….
o Máy xây dưng: máy ủi, máy xúc, xe lu, máy đấm, máy trộn bê tông,…
o Máy công cụ: máy thủy lực, cán ren, trung tâm gia công V70, máy hàn, máy nén khí,
máy phay, máy cắt giấy tự động, máy đóng gói kẹo tự động, máy bào gỗ tự động….
o …
1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty trong 3 năm qua.
Lợi nhuận của công ty qua 3 năm gần đây ở mức 2,5% – 3% trong tổng doanh thu/
năm . Trong đó, trong khi năm 2012 và năm 2012 có mức lợi nhuận chưa đạt quá 2,7%
doanh thu, với số tiền lợi nhuận lần lượt là 3.362 và 5.439 ( tỷ đồng), riêng năm 2011,

4
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
công ty MECANIMEX đã đạt mức lợi nhuận là 3% doanh thu với số lợi nhuận là
5.317 tỷ đồng.
Nhờ có sự quản lý chặt chẽ, hợp lý, công ty luôn đạt được chỉ tiêu doanh thu đề ra
hàng năm. Tuy nhiên, trong năm 2012, do khủng hoảng kinh tế, một số nước đưa ra
chính sách thắt chặt nên kinh tế, nên công ty có mức lợi nhuận còn chưa như mong
đợi.
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY MECANIMEX 3 NĂM
GẦN ĐÂY
( Đơn vị tính : triệu đồng)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng
trưởng
doanh thu
năm 2011
Tốc độ
tăng trưởng
doanh thu
năm 2012
Tổng doanh thu
của công ty
134467 167226 201478 20.5 %
Giá vốn bán
hàng
126885.7974 156046.7 189389.32
Chi phí bán
hàng
121.712 221.49 314.82
Chi phí quản lý

DN
2380.714 3074.65 3425.126
Chi phí khác 596.7766 794.06 1096.734
Tổng lợi nhuận
trước thuế
4482 7089 7252
Tổng lợi nhuận
sau thuế
3362 5317 5439
Lương bình
quân
( tr / tháng )
5.5 8.69 9.07
2. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh và hoạt động marketing của công ty.
2.1. Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty.
2.1.1. Đặc điểm ngành hàng
5
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
Giai đoạn 2010 - 2012, ngành Cơ khí Việt Nam được đánh giá đã đạt được những
thành quả to lớn, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp
chủ lực của đất nước, mà còn giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu lớn, mở ra một
bước tiến mới khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch xuất khẩu năm 2012 do Bộ Công Thương tổ chức vào
trung tuần tháng 12/2011, ngành Cơ khí được xếp vào nhóm sản phẩm đạt tốc độ tăng
trưởng cao trên 120% so với năm 2010. Báo cáo tại Hội nghị đánh giá Chiến lược phát
triển ngành Cơ khí Việt Nam ,tầm nhìn đến năm 2020, cũng cho thấy, nếu như vào
những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ trước, ngành Cơ khí mới chỉ đáp ứng được
khoảng 8-10% nhu cầu trong nước, thì đến những năm gần đây, con số này đã đạt
47%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 41%/năm. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng

đối với một ngành được coi là ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong
việc phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của ngành này cũng khá cao, không chỉ những đối thủ
trong nước mà còn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài.
2.1.2. Thị trường kinh doanh của công ty
Thị trường nội địa gồm có các thị trường hàng tiêu dùng đồ điện gia dụng như máy
giặt, tủ lạnh, điều hòa, lò vi song….,và khóa Yale – khóa cửa số 1 của Mỹ. Nguồn
cung cấp hàng để xuất khẩu bao gồm : các công ty, nhà máy ở Hà Nội, Hà Đông, Thái
Nguyên, Đại Mỗ, Hải Phòng… Các công ty, cơ sở đại lý, các cửa hàng mua hàng nhập
khẩu của công ty ở Tràng Thi, Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Xuân…
Thị trường xuất nhập khẩu của công ty
- Thị trường xuất khẩu : Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Anh và
một số nước khác. Trong đó thị trường chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản, Singapore
- Thị trường nhập khẩu : Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và
một số nước khác. Thị trường trọng điểm là Đài Loan, Hàn quốc
2.1.3. Khách hàng
Khách hàng của công ty là các khách hàng tổ chức trong và ngoài nước. Tập khách
hàng này, đặc biệt là những khách hàng ở nước ngoài rất khó tính.
6
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
- Khách hàng nước ngoài : Kyk tools Industrial Co, Ltd ( Đài Loan); Com pare ( Đài
Loan); Aquarius ( Đài Loan); Itochucorp ( Nhật Bản); Nisshoiwai ( Nhật Bản);
Venture International ( Singapore)…
- Khách hàng trong nước : Công ty TNHH Phú Thái ( Lê Duẩn , Hà Nội ), Công ty
TNHH Tân Cường ( Hà Đông, Hà Nội), Tổng công ty xây dựng sông Đà ( Hà Nội),
Các cơ sở đại lý Tràng Thi, Tràng Tiền; Các cửa hàng, siêu thị Thái Hà, Kim Liên;….
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động
marketing của công ty
2.2.1. Sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vĩ mô đến hoạt động sản

xuất và kinh doanh của công ty
2.2.1.1. Môi trường kinh tế
Yếu tố kinh tế với các công ty xuất nhập khẩu nói chung và công ty MECANIMEX
nói chung là cả kinh tế trong nước và kinh tế thế giới.
Trong 3 năm gần đây, nền kinh tế trong và ngoài nước đang gặp rất nhiều khó khăn do
hậu quả của khung hoảng kinh tế. Như là một hậu quả của việc này, tình trạng tăng
trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam và các nước khác trên thế giới đều có dấu hiệu
chững lại và tăng chậm, từ đó dẫn đến cơ cấu thu nhập và tiêu dùng của dân cư không
đồng đều. Do vậy, hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây có tốc
độ tăng trưởng chậm lại. Đi kèm với nhưng hậu quả này, những yêu cầu về giá của
khách hàng ngày càng gắt gao hơn, và đối thủ cạnh tranh của công ty vân đang cạnh
tranh rất mạnh trên thị trường này.
2.2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật
Do khách hàng của công ty năm tại nhiều khu vực trên thế giới nên hàng hóa của công
ty cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của hệ thống chính trị và hệ thống pháp luật
của quốc gia đó. Mỗi quốc gia đều thiết lập một hệ thống chính trị và một hệ thống
luật pháp mang những nét đặc thù riêng của giai cấp thống trị ở quốc gia đó. Do vậy,
khi thực hiện các hoạt động marketing, công ty MECANIMEX đã phải nghiên cứu kỹ
các thị trường này, tránh những rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa sang, gây thiệt hại cho
công ty. Ngay cả thị trường Việt Nam cũng tồn tại những rủi ro cho công ty như chính
sách quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước còn chưa ổn đinh, thiếu nhất quán; chính
7
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
sách mặt hàng cơ khí có nhưng thay đổi tường xuyên; biểu thuế vẫn còn nhiều thay đổi
và gây khó khăn khi làm thủ tục xuất nhập khẩu.
2.2.1.3. Môi trường tự nhiên – công nghệ
Công nghệ kỹ thuật các nước trên thế giới ngày càng phát triển, để không bị tụt hậu
với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài,công ty MECANIMEX đã luôn đổi mới ký thuật
sản xuất, nhằm đưa ra những hiệu quả kinh tế tối ưu cho công ty.

2.2.1.4. Môi trường dân cư, môi trường văn hóa – xã hội
Yếu tố ngôn ngữ cũng là một cản trở với các công ty xuất nhập khẩu, và công ty
MECANIMEX cũng không nằm ngoài danh sách đó. Rào cản này tạo nhiều khó khăn
đặc biết trong các việc đàm phán, ký kết hợp đồng, xúc tiến bán hàng, hoạt động đóng
gói, bao bì kiểu dáng cho sản phẩm…Tuy hoạt động đóng gói, bao bì với các sản
phẩm cơ khí của công ty MECANIMEX có tầm quan trọng không lớn, nhưng các sản
phẩm khác như cà phê, nông sản, máy móc lại cần có những bao bì với yêu cầu riêng,
nhằm thu hút khách hàng.
2.2.2. Sự ảnh hưởng của các bgaab tố môi trường vi mô đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty
2.2.2.1. Môi trường ngành
- Nhà cung ứng :
Các nhà cung ứng nguồn hàng xuất khẩu của công ty là : nhà máy y cụ 5 ( Hà Nội);
Công ty gang thép ( Hà Nội ); Công ty khoáng sản ( Hà Nội); Công ty gang thép ( Thái
Nguyên), Nhà máy cơ khí ( Hà Nội); Nhà máy cơ khí ( Đại Mỗ - Hà Nội)…
Do có nhiều nhà cung ứng lớn, công ty Mecanimex tự tin có thể cung cấp đưuọc hàng
hóa cho khách hàng theo đúng như yêu càu. Ngoài ra, quyền lực mua của công ty cũng
tương đối lớn, chính nhờ vào nhu cầu lượng hàng hóa của mecanimex là nhiều.
- Đối thủ cạnh tranh :
o Tại Hà Nội, Việt Nam : Công ty Machino Import
Máy móc, thiết bị phụ tùng là ngành hàng truyền thống thế mạnh của Tổng Công ty
Máy và Phụ tùng trước đây và nay là Công ty Máy và Phụ tùng, trong thời kỳ kinh tế
thị trường đã không ngừng được củng cố, mở rộng và phát triển.
Công ty có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, đại lý và tổ chức lắp ráp, bảo
dưỡng, sửa chữa và đóng mới các loại xe, các loại máy, các dây chuyền thiết bị toàn
8
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
bộ, tư liệu sản xuất (bao gồm phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu ) vật liệu xây dựng,
hàng công nghiệp tiêu dùng; thực hiện các dịch vụ tư vấn thương mại hợp tác lao động

Quốc tế và các dịch vụ khác nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Công ty hiện có 9 đơn vị trực thuộc gồm các trung tâm, chi nhánh, xí nghiệp và 01 liên
doanh với các đối tác Nhật Bản. Các đơn vị phấn bố trên địa bàn cả ba miền của đất
nước, chủ yếu tại các trung tâm kinh tế xã hội có mức tăng trưởng cao của Việt Nam
như: Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh với mạng lưới cơ sở hạ tầng đồng
bộ, văn phòng làm việc, kho tàng, bến bãi sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh
và đầu tư của khách hàng.
o Tại các nước đối tác , nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa
Các thị trường nước sở tại như Đài Loan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, ….
Đối thủ cạnh tranh của MECANIMEX là các công ty kinh doanh cùng mặt hàng xuất
khẩu của công ty tại các nước sở tại này.
- Trung gian marketing
Trung gian marketing cho hàng hóa xuất khẩu của MECANIMEX chính là các đối tác
của công ty tại thị trường xuất khẩu đó. Qua các công ty trung gian phân phối đó, công
ty có thể đưa hàng hóa, thông tin về hàng hóa của mình đến người tiêu dùng cuối
cùng.
- Công chúng
MECANIMEX thực hiện thông cáo báo chí tới khách hàng, người dân thông qua
internet như các website báo chí của Việt Nam, website chính thức của công ty . Ví dụ
như, thông tin về những hội chợ triển lãm mà công ty tham gia, thông tin về tòa nhà
MECANIMEX sẽ đi vào hoạt động, và các hoạt động khác của công ty.
2.2.2.2. Môi trường nội tại
- Vốn kinh doanh : vốn điều lệ của công ty : 34897000000 đồng
Công ty MECANIMEX là công ty có vốn nhà nước, các hoạt động kinh doanh cũng
được nhà nước hỗ trợ rất nhiều nên công ty có thể thực hiện được các nhiệm vụ kinh
doanh, tạo khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ máy quản lý và trình độ quản lý
9
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
Các cán bộ, nhân viên của công ty đều được tuyển chọn từ những sinh viên tốt nghiệp
tại các trường đại học như Ngoại thương, Thương mại, kinh tế quốc dân ….nên có
trình độ nghiệp vụ cao, có khả năng nắm bắt được kiến thức tốt.
2.3. Thực trạng hoạt động marketing – mix của công ty
2.3.1. Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty
2.3.1.1. Danh mục chủng loại và cơ cấu sản phẩm của công ty
MECANIMEX
Bảng danh mục chủng loại và cơ cấu sản phẩm
của công ty MECANIMEX năm 2012
STT Chủng loại , loại hàng Đơn vị Tỷ trọng ( %)
1 Xuất khẩu

21%
Bu lông ốc vít Cái
Dụng cụ cơ khí Cái
Máy móc thiết bị Cái
Thủ công mỹ nghệ Cái
Hàng tiêu dùng Cái
Nông sản Tấn
Nguyên vật liệu Tấn
2 Nhập khẩu
76%
Máy móc thiết bị Cái
Nguyên liệu sản xuất Tấn
Hàng tiêu dùng Cái
Thép phế liệu Tấn
3 Dịch vụ khác 3%
Cho thuê văn phòng
Tổ chức triển lãm

Qua bảng trên, ta thấy các ngành hàng mà công ty kinh doanh khá đa dạng, bao gồm
có: xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh nội địa và các dịch vụ khác như cho thuê văn
phòng và tổ chức triển lãm. Cũng từ số liệu trên, trong khi tỷ trọng doanh thu cao nhất
thuộc về lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu , điều đối ngược lại đúng với lĩnh vực kinh
doanh nội địa và dịch vụ khác của công ty với tổng doanh thu của hai lĩnh vực kinh
doanh này đạt 12% trên tổng doanh thu của công ty.
Thực tế cho thấy, nhập khẩu đóng vai trò quan trọng và chủ yếu trong tổng kim
ngạch XNK của công ty, tuy nhiên, xuất khẩu , mặc dù có tỷ trọng doanh thu chưa cao
nhưng cũng là nguồn lợi nhuận đáng kể cho MECANIMEX ( 21%).
10
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
Công ty trong những năm tiếp theo nên cố gắng giữ vững và phát huy kim ngạch nhập
khẩu của mình, đồng thời cũng tăng tỷ trọng của các lĩnh vực kinh doanh còn lại, đặc
biệt là xuất khẩu và kinh doanh nội địa.
Năm 2012, công ty nhập khẩu nguyên liệu sản xuất nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu
kinh doanh của công ty từ các thị trường truyền thống như Đài Loan, Thái Lan, Hàn
Quốc,…và các thị trường mới hơn như Mỹ, Đức, …
Qua bảng trên, ta thấy mặt hàng xuất khẩu của công ty MECANIMEX rất đa dạng và
phong phú, có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường. Trong đó, có tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu cao nhất vẫn là các mặt hàng nguyên vật liệu như Wolfram,
Silicon…. ( chiếm 43,5 %). Tuy nhiên, mặt hàng nông sản cũng là sản phẩm tiềm năng
cho việc xuất khẩu, để đạt được kim ngạch cao hơn, công ty có thể nên điều chỉnh lại
việc xuất khẩu mặt hàng này cho năm sau.
2.3.1.2. Các hoạt động biến thể chủng loại của công ty MECANIMEX
trong những năm gần đây.
- Hoạt động biến thể
Trong những năm gần đây, các mặt hàng xuất khẩu của công ty MECANIMEX được
bổ sung thêm nhiều mặt hàng mới, như mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng…
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Việc bổ sung thêm các mặt hàng này trong lĩnh vực xuất khẩu đã làm tăng kim ngạch
của lĩnh vực này trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty, từ 19% trong năm
2011 đến 21% trong năm 2012. Ngoài ra, việc bổ sung này còn giúp công ty khai thác
thêm các thị trường xuất khẩu mới, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Bên cạnh đó, mặt hàng kinh doanh nội địa có khóa YALE cũng được bổ sung bán
thêm các mặt hàng phụ kiện cho khóa, cho cửa…Mặt hàng tiêu dùng còn được bổ
sung thêm các mặt hàng khác như quạt gió, bếp từ….nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của thị trường trong nước.
Danh mục và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty MECANIMEX
STT Mặt hàng Thị trường Tỷ trọng
1 Bu lông ốc vít Đài Loan, Thái Lan 7,7
2 Dụng cụ cơ khí Đài Loan 10,5
3 Máy móc thiết bị Đài Loan, Singapore 12,8
4 Thủ công mỹ nghệ Nhật Bản, 4,5
5 Hàng tiêu dùng Đài Loan, Singapore 5,3
11
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
6 Nông sản Singapore, Đức… 15,7
7 Nguyên vật liệu Singapore, Malaysia 43,5
- Hoạt động hạn chế:
Hầu như công ty không có các hoạt động hạn chế chủng loại sản phẩm của công ty
trong 3 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do, Việt Nam gia nhập cộng đồng quốc tế,
việc giao thương giữa trong nước và ngoài nước trở nên cao hơn bao giờ hết, đặc biệt
là ngành hàng nhập khẩu – để đáp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngoại ở thị trường trong
nước. Ngoài ra, các thị trường nước ngoài cũng có nhu cầu về các mặt hàng xuất khẩu
tại thị trường Việt Nam do giá thành rẻ và chất lượng khá tốt. Hoạt động hạn chế diễn
ra ở lĩnh vực kinh doanh nội địa, do lĩnh vực này chưa đem lại hiệu quả cao cho hoạt
động của công ty.
2.3.1.3. Hệ thống, phương pháp, mô hình quản trị chất lượng công ty

MECANIMEX áp dụng.
Công ty MECANIMEX ngoại trừ công ty con là công ty sản xuất Từ Sơn đều không
sử dụng hệ thống quản trị chất lượng thực sự nào.
Lí do của việc này là công ty MECANIMEX chủ yếu làm về các hoạt động xuất
nhập khẩu, các công việc này đòi hỏi các cán bộ đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt
hàng, ngành hàng, đối tác kinh doanh, luật lệ,….nên hoạt động xuất nhập khẩu thường
diễn ra một cách dễ dàng. Nhưng cũng không thê phủ nhận rằng các cán bộ của công
ty cũng đã được đào tạo kỹ lưỡng trước khi được tác nghiệp với các đối tác nước
ngoài. Ngoài ra, nhờ có sự hướng dẫn và kinh nghiệm của những người đi trước, nên
các cán bộ mới cũng dễ dàng tiếp thu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên,
cho đến thời điểm hiện tại, công ty MECANIMEX vẫn chưa áp dụng một mô hình
quản trị chất lượng đồng bộ, chính thức nào.
2.3.2. Thực trạng về biến số giá của công ty MECANIMEX
2.3.2.1. Căn cứ định giá, phương pháp định giá của công ty
MECANIMEX, các khung giá sản phẩm.
- Căn cứ định giá của công ty là căn cứ vào chi phí, khách hàng, mục tiêu lợi nhuận ,
mục tiêu doanh thu của công ty.
Thông thường, lợi nhuận mong muốn của công ty đạt ở mức từ 2% - 3% với mỗi hợp
đồng.Doanh thu mục tiêu của MECANIMEX trong năm 2012 vừa qua là 200 tỷ VND
và doanh thu trong năm 2012 đã vượt ngưỡng trên.
12
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
;%<,=>?,@><
;% 5
;%A:. /%"#$
BCD*%.E
=%6%%(&',0%F:=%6%%(&'G=%6%%(&'H
=I*B*J;%%6%%(&'
,&'KI L
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh

Công ty có hai cách để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thứ nhất là các khách hàng
đã tự biết tên tuổi của công ty và có đề nghị gửi đơn đặt hàng với mức giá mong muốn
và cách thứ hai đó là công ty lên mức giá nhất định cho từng mặt hàng và chào hàng
tới các đối tác. Căn cứ xác định giá là khách hàng được áp dụng chủ yếu vào cách thứ
nhất . Trong đó, công ty sẽ xem xét các mức giá của khách hàng đề ra, sau đó tính toán
xem mức giá đó đã phù hợp hay chưa. Nếu mức giá hợp lý, công ty sẽ tiến hành ký kết
hợp đồng, nhưng nếu mức giá đó chưa hợp lý, công ty có thể thương lượng mức giá
mới hoặc có thể từ chối hợp đồng.
- Phương pháp xác định giá : chính sách định giá kết hợp – sử dụng mức giá chuẩn rồi
cộng thêm với mỗi quốc gia.
Như đã nói ở trên, công ty có hai cách để tiến hành giao dịch với các đối tác, đó là
nhận các đơn đặt hàng có sẵn của khách hàng và chào hàng với các khách hàng.
Tuy nhiên, nhìn chung, mức giá mà công ty đưa ra đều dựa trên công thức sau
Giá cả = Giá thành + chi phí + lợi nhuận mong muốn
Giá thành tùy thuộc vào giá của mặt hàng đó dao động trên thị trường .
Chi phí là bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí xuất nhập khẩu, chi phí kho bãi, chi
phí cho các rào cản phi thuế……
Mức lợi nhuận mong muốn của công ty nằm từ 2%- 3%
- Chiết giá : Công ty sử dụng chiết giá tùy thèo số lượng hàng hóa của khách hàng mua
và cách thức giao dịch. Thông thường, công ty sẽ chiết giá từ 0,5 % - 1 % đơn hàng.
2.3.2.2. Các biện pháp và phân biệt giá
Công ty áp dụng biện pháp phân biệt giá theo từng khu vực thị trường riêng biệt do chi
phí vận chuyển là khác nhau, thuế suất với từng khu vực thị trường theo quy định của
thị trường đó cũng không giống nhau
2.3.3. Thực trạng về biến số phân phối của công ty
2.3.3.1. Kênh phân phối xuất khẩu của công ty MECANIMEX
13
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
, /*%6%%(&',0%F:, /*%6%%(&'G, /*%6%%(&'H , /*%6%%(&'M
;%>?,@><

N%(&OPOA:*1J;%
%6,%6Q2
,"#$
,&'KI L
< /%1 
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
2.3.3.2. Kênh phân phối nhập khẩu của công ty
14
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Thị trường
khác….
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
2.3.3.3. Tỷ trọng doanh số bán hàng qua từng kênh phân phối
Thị
trường
Mỹ Nhật
Bản
Đài
Loan
Thái Lan Singapore Thổ Nhĩ
Kỳ
Thị
trường
khác
Tỷ trọng
doanh số
15,5% 13% 17,3% 12,4% 12,7 % 13,8 % 15,3%
Doanh số xuất khẩu của các thị trường khá đồng đều,điều này là do các cán bộ của
công ty phụ trách các thị trường riêng biệt với từng ngành hàng. Công ty chưa có
chính sách tập trung vào thị trường nào nhất định cũng có thể là điều chưa hợp lý,

công ty có thể tập trung vào một hay một số thị trường nhất định để phát triển được
doanh thu của công ty.
2.3.3.4. Không gian bao phủ thị trường
Do hàng hóa của công ty được giao toàn quyền cho các trung gian phân phối, nên công
ty MECANIMEX còn chưa kiểm soát được hoàn toàn hàng hóa được phân phối như
thế nào, tại những địa điểm nào. Tuy nhiên, trên ước tính của công ty, do những thị
15
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
trường mà công ty xuất khẩu hàng hóa sang rất rộng lớn nên độ bao phủ của công ty
trên thị trường đó còn chưa cao.
2.3.3.5. Các biện pháp liên kết và quản lý thành viên kênh phân phối
- Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên kênh phân phối : Những đối tác trực tiếp với công ty
– nhà bán buôn.
Công ty thường chọn những nhà bán buôn có vị thế cao trên thị trường đó, bới họ có
kênh phân phối hàng hóa cho công ty MECANIMEX dễ dàng. Nhờ vậy, công ty
MECANIMEX sẽ không chịu trách nhiệm và không tốn chi phí cho các hoạt động
kênh phân phối. Tuy nhiên, do kinh doanh với những đối tác lớn, nên công ty thường
chịu khá nhiều sức ép về giá cả, và các chi phí khác.
Công ty thường xuyên có hoạt động chiết giá với những đối tác thân quen và mua với
số lượng hàng hóa lớn. Ngoài ra, công ty có thể lo các thủ tục nhập khẩu về Việt Nam,
hay công ty đảm bảo về chất lượng hàng hóa.
2.3.4. Thực trạng về biến số xúc tiến thương mại của MECANIMEX
2.3.4.1. Mục tiêu hoạt động xúc tiến thương mại của MECANIMEX
Trong ba năm gần đây, các mục tiêu hoạt động xúc tiến thương mại của công ty
MECANIMEX bao gồm : mục tiêu doanh thu, mục tiêu thông tin, mục tiêu thuyết
phục.
Với vị thế của mình tại những thị trường quen thuộc, hoạt động xúc tiền thương mại
chỉ có mục tiêu thông tin, mục tiêu doanh thu, …. Nhưng với những thị trường mới,
mặt hàng mới, MECANIMEX còn áp dụng mục tiêu thuyết phục cho hoạt động xúc

tiến của mình.
- Mục tiêu doanh thu :
Bảng doanh thu trong 3 năm gần đây của công ty MECANIMEX
Đơn vị tính : tỷ đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu xuất khẩu 78 97,5 130
Doanh thu nhập khẩu 36 45 60
Doanh thu khác 6 7,5 10
Tổng doanh thu 120 150 200
Các hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện dựa trên các mục tiêu đã đề ra
của công ty, trong đó mục tiêu doanh thu và lợi nhuận là rất quan trọng. Mục tiêu này
16
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
được áp dụng với các thị trường, tùy từng sản phẩm/ thị trường nhất định mà mục tiêu
doanh thu và lợi nhuận sẽ khác nhau.
Do cũng đã có tên tuổi trên thị trường trong nước và ngoài nước, cùng với uy tín đã có
nhờ việc hoạt động tốt trong nhiều năm, với những thị trường như : thị trường máy
móc thiết bị tại Đài Loan, Singapore; do vậy, các hoạt động quảng bá chỉ dừng lại ở
mức cung cấp thông tin cho các khách hàng quen thuộc, để các khách hàng có thể đặt
hàng . Có thể kể đến như các catalogue, trang web của công ty, ….
Tuy nhiên, nhóm khách hàng của công ty MECANIMEX không chỉ có những khác
hàng quen thuộc, họ còn thường xuyên tìm kiếm các khách hàng mới để phát triển
công ty. Với những khách hàng này, các hoạt động quảng bá ở mức cung cấp thông tin
là chưa đủ , do vậy, công ty sử dụng mục tiêu thuyết phục. Với mục tiêu này, công ty
sẽ có những hoạt động xúc tiến mạnh mẽ hơn, giúp các khách hàng tiềm năng hiểu về
công ty, chất lượng các sản phẩm của công ty và dần dần tiến tới quyết định mua hàng.
2.3.4.2. Ngân sách cho các hoạt động xúc tiến thương mại của công ty
MECANIMEX
Tổng ngân sách Phân chia ngân sách

Quảng cáo MKT
trực tiếp
Xúc tiến bán Quan hệ
công chúng
Bán hàng cá
nhân
Năm 2010 47,5 % 11,1% 19,2% 15,9% 6,3%
Năm 2011 42,8% 11,7% 20,3% 15,8% 9,4%
Năm 2012 44,6% 11,3% 24,5% 13,8% 5,8%
Qua bảng số liệu trên, ta thấy quảng cáo cáo và xúc tiến bán được công ty
MECANIMEX chú trọng nhiều nhất, sau đó là quan hệ công chúng, marketing trực
tiếp và bán hàng cá nhân.
Ngân sách được chi nhiều nhất qua ba năm gần đây, với tỷ lệ ngân sách chi luôn cao
hơn 42% , cụ thể là năm 2010 là 47,5%, năm 2011 có giảm nhưng vẫn rất cao ở mức
42,8%, và năm 2012 là 44,6%. Nguyên nhân cho việc ngân sách chi cho quảng cáo
cao là do phí quảng cáo tại Việt Nam và các thị trường nước ngoài cũng rất cao.
Tuy không cao bằng ngân sách được chi cho quảng cáo, ngân sách được sử dụng cho
việc xúc tiến bán cũng khá cao. Tiếp sau là các hoạt động marketing trực tiếp và quan
hệ công chúng, cuối cùng là các hoạt động bán hàng cá nhân.
17
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
Việc phân bổ này còn chưa hợp lý, công ty MECANIMEX nên chú trọng hơn vào các
hoạt động xúc tiến thương mại như bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp, bới quảng
cáo đôi khi lại không đem lại hiệu quả cao như mong đợi.
2.3.4.3. Thực trang các công cụ xúc tiến thương mại công ty đã sử dụng.
- Quảng cáo
Tỷ trọng các hình thức quảng cáo công ty MECANIMEX năm 2010 – 2012
STT Phương thức quảng cáo Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tự doanh nghiệp quảng

cáo
36,4% 38,2% 40,5%
2 Qua phương tiện thông
tin đại chúng
17,5% 14,4% 10,2%
3 Thông qua công ty
quảng cáo
25,2% 26,5% 25,6%
4 Qua internet 14,6% 16,5% 21,3%
5 Qua các hình thức khác 6,3% 4,4% 2,4%
Thông điệp sử dụng quảng cáo của công ty với các hình thức kinh doanh khác nhau
cụ thể như sau
o Xuất khẩu : MECANIMEX luôn sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng với giá trị lớn về
hàng tiêu dùng, nông sản và thủ công mỹ nghệ của các khách hàng nước ngoài.
o Nhập khẩu: Với tiềm năng sẵn có, hình thức kinh doanh năng động và đa dạng, Công
ty MECANIMEX mong muốn được hợp tác với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước để ngày càng phát triển hơn nữa.
o Kinh doanh nội địa : MECANIMEX mong muốn sẽ tiếp tục được hợp tác với các hãng
danh tiếng để mở rộng hệ thống bán lẻ, cung cấp đến tận tay người tiêu dùng cuối
cùng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, sự phục vụ chuyên nghiệp, mang đến sự hài
lòng cho cả người tiêu dùng và đồng thời cũng là sự hài lòng của các hãng cung cấp
sản phẩm.
 Đánh giá về hoạt động quảng cáo của công ty : công ty MECANIMEX đã thực hiện
khá tốt các hoạt động quảng cáo của mình, đặc biệt trong nước. Đối tượng hướng đến
là tập khách hàng tổ chức, nên công ty chú trọng vào những kênh thông tin mà các
doanh nghiệp quan tâm.
o Xúc tiến bán :
18
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh

Các hình thức xúc tiến bán mà công ty sử dụng bao gồm sử dụng hàng mẫu gửi đến
các khách hàng, đưa công ty tham gia các hội trợ triển lãm, và tổ chức các hội chợ
thương mại khác nhau.
Ví dụ như : ngày 27-29/06/2006 tại Trung tâm triển lãm và Hội nghị Quốc tế số 446
Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh diễn ra Triển lãm Quốc tế Da giày
Việt nam 2006 do Hiệp hội Da giày Việt nam, Công ty cổ phần Da giày Việt nam
(Leaprodexim Vietnam), Công ty TOPREPUTE Hongkong phối hợp cùng Công ty
MECANIMEX - chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức
Hoạt động xúc tiến bán của công ty tập trung chủ yếu vào những nhà bán buôn, các
đối tác lớn tại thị trường nước ngoài. Những hoạt động xúc tiến bán của công ty đã
mang lại được nhiều hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty.
o Bán hàng cá nhân :
Hoạt động bán hàng cá nhân chưa được thực sự quan tâm tại công ty MECANIMEX,
chủ yếu các cán bộ của công ty cũng thực hiện luôn chức năng này. Tuy nhiên, trình
độ cũng như thái độ của lực lượng bán hàng của công ty là khá tốt, và cũng được các
bạn hàng đánh giá cao
o Quan hệ công chúng
Ngoài các hoạt động tài trợ, làm từ thiện, công ty còn thực hiện hoạt động quan hệ
công chúng nhờ các tổ chức như : phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Các
doanh nghiệp và tổ chức xúc tiến thương mại trong nước, các tổ chức và doanh nghiệp
xúc tiến thương mại ở nước ngoài, đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài ,…
Nhờ có những hoạt động này, mà uy tín cũng như hình ảnh của công ty ngày càng
được nâng cao trong mắt người tiêu dùng, khách hàng của công ty.
o Marketing trực tiếp
Công ty sử dụng những hình thức marketing trực tiếp như marketing qua điện thoại,
qua thư, …
Tuy nhiên, hiệu quả của hình thức này vẫn chưa đạt nhiều hiệu quả như mong đợi.
3. Một số vấn đề cấp thiết của công ty và đinh hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công ty
3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và những vẫn đề đặt ra

19
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
Trong ba năm qua, mặc dù trải qua rất nhiều khó khăn thử thách trước biến động của
thị trường, nhưng công ty đã không ngừng phầ đấu và đã tạo cho mình nhũng lợi
nhuận cho công ty.
- Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của công ty MECANIMEX đạt mức hơn 42 tỷ
đồng và hơn 134 tỷ đồng trong năm 2012. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của công ty vào
năm 2012 là chậm hơn so với năm 2011, nhưng công ty cũng đã có những kết quả
đáng mừng.
- Quy mô thị trường xuất khẩu của công tyMECANIMEX đang ngày một mở rộng :
Nếu như năm 2010, công ty có quan hệ buôn bán với hơn 15 quốc gia khác nhau, sang
năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sự khan hiếm về vốn của công ty
đã làm giảm doanh thu . Tuy nhiên, số lượng thị trườn lại không ngừng tăng lên và có
thêm một số thị trường mới như Brazil;…
- Danh mục mặt hàng : danh mục mặt hàng đang ngày cang tăng lên nhằm đáp ứng nhu
cầu của các khách hàng trong và ngoài nước. Trong khi, những năm trước đây, công ty
MECANIMEX chỉ tập trung xuất nhập khẩu cáng mặt hàng cơ khí, tuy nhiên, trong
những năm gần đây, các mặt hàng nông sản, cà phê cũng được ưa thích nhiều, nên
công ty cũng đã bổ sung thêm những nhóm mặt hàng này.
- Những vấn đề đặt ra :
o Tuy kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng nhưng mức tăng trường trong những năm gần
đây còn chưa cao. Đặc biệt, tỷ lệ kim ngạch giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn chênh
lệch nhiều, kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 1/3 kim ngạch nhập khẩu
o Hoạt động quảng cáo tốn nhiều chi phí nhưng chưa đạt hiệu quả cao, gây lãng phí
ngân sách của công ty.
o DO hình thức xuất khẩu là hình thức xuất khẩu gián tiếp nên hiệu quả không cao và
không đảm bào chủ động trong kinh doanh.Hoạt động phân phối hàng hóa xuất khẩu
phụ thuộc hết vào các công ty đối tác, công ty hoàn toàn chưa kiểm soát hết được hàng
hóa của mình được phân phối đến đâu, được khách hàng đánh giá như thế nào.

o Các hoạt động marketing trực tiếp còn có nhiều hạn chế như do thường xuyên kinh
doanh với các khách hàng nước ngoài, nên chi phí gặp gỡ còn rất lớn….
o Ngoài ra, công ty MECANIMEX là một doanh nghiệp thương mại trong khi cơ sở hạ
tầng của công ty còn thiếu nhiều nhà kho gây khó khăn cho việc xuất nhập khẩu hàng
hóa.Kim ngạch xuất khẩu chưa cao do xuất khẩu hàng nông sản cần nhiều vốn mà lợi
nhuận không cao, chưa kể còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời vụ
20
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
o Dù được nhà nước hỗ trợ vốn, nhưng công ty vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn vay
ngân hàng .
o Hạn chế trong chính sách sản phẩm : chính sách sản phẩm còn hạn hẹp và chưa có sự
nhanh nhạy về việc thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu khách hàng.
o Mặc dù trị trường của công ty không ngừng được mở rộng nhưng thì phần của công ty
còn rất nhỏ, kim ngạch xuất nhập khẩu thu được từ các thị trường chưa cao, tăng chậm
và luôn biến đông tạo ra nhiều khó khăn trong kinh doanh.
3.1.2. Đề xuất định hướng giải quyết các vấn đề đặt ra với công ty
MECANIMEX
- Chú trọng thêm nữa vào các hoạt động xuất khẩu, tăng hiệu quả kinh doanh cho công
ty. Công ty MECANIMEX có thể tăng cường các hoatjd dộng marketing – mix ở nước
ngoài, nhằm tìm kiềm thêm khách hàng để gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Cần cải thiện hoạt động xúc tiến, quảng cáo và marketing trực tiếp như trước khi tiến
hành, cần nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng mục tiêu nhắm đến, tránh tiến hành
tràn lan, gây tốn kém ngân sách cho công ty.
- Cần kiểm soát, nghiên cứu về hàng hóa của công ty khi đến người tiêu dùng, xem xét
mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm của công ty, từ đó hình thành dần kênh
phân phối cho các thị trường nước ngoài .
3.2. Những vấn đề phát sinh
3.3. Những vấn đề công ty định hướng muốn tập trung thực hiện trong thời
gian tới :

- Công ty hướng đến đẩy mảy xuất khẩu trong những năm tới, để tỷ lệ xuất nhập khẩu
cân bằng hơn.
- Công ty cũng cần thực hiện kiểm soát hơn về hàng hóa của mình trong thời gian tới, để
tăng hiệu quả xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
- Đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu thu đưuọc trên các thị trường

3.3.1. Những vấn đề công ty đã thực hiện nhưng chưa đạt kết quả và đang
muốn tiếp tục giải quyết trong thời gian tới
- Công ty đã có cố gắng thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng
kết quả thu được chưa cao. Công ty đã thiết lập cơ cấu mặt hàng hợp lý hơn, kiểm tra
chất lượng kỹ lưỡng hơn, cố gắng giảm tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng sơ chếm sản
phẩm thô
21
SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: TS. Cao Tuấn Khanh
- Công ty cũng đã cố gắng thiết lập mối quan hệ làm ăn bền vững lâu dài với các đơn vị
cung cấp hàng hóa cho công ty . Chủ trường chọn thị trường Châu Á – Thái Bình
Dương và thị trường Anh – Nga làm nòng cốt, từ đó mở rồng ra các thị trường khác
- Công ty cũng đầu tư vào nhân tố con người, nhằm vượt qua các rào cản nhưu rào cản
ngôn ngữ, rào cản văn hóa….
3.4. Đinh hướng đề tài
RSĐịnh hướng 1 : Phát triển hoạt động xúc tiến xuất khẩu sản phẩm bu lông ốc vít và các
dụng cụ cơ khí của công ty MTV XNK sản phẩm cơ khí sang thị trường Đài Loan.
RSTĐịnh hướng 2 : Giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm bu
lông ốc vít và dụng cụ cơ khí của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu sản phẩm cơ
khí Việt Nam sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
RSRĐịnh hướng 3: Phát triển kênh phân phối xuất khẩu sản phẩm bu lông ốc vít và dụng
cụ cơ khí của công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí Việt Nam tại thị
trường Đài Loan.
22

SV: Phạm Thị Anh Thư Lớp: K45C7

×