Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP BƯU ĐIỆN ( CPT )
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xây lắp bưu điện (CPT )
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CPT:
Trụ sở hoạt động:
Tên công ty: Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện.
Tên GD Quốc Tế: Post and telecommunication construction Joint-stock company.
Địa chỉ trụ sở chính: 199 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04.7848710
Fax: 04.7848700
Mail:
Công ty xây lắp bưu điện ( Sau đây được gọi là công ty ) được thành lập theo
quyết định số 3483/GP-UB ngày 16/04/1998 của UBND thành phố Hà Nội và do Tổng
công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Tư vấn xây dựng và phát triển Bưu
điện là sáng lập viên chính.
Công ty được thành lập trên cơ sở kế thừa toàn bộ cán bộ kỹ thuật, máy móc
thiết bị, nhà xưởng, thị trường của xí nghiệp Xây lắp trang trí nội ngoại thất thuộc
Công ty Tư vấn xây dựng và phát triển Bưu điện ( Sau khi có thỏa thuận của lãnh đạo
Tổng cục và Lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam).
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trở thành một trong những đơn vị xây lắp
chuyên ngành Bưu chính Viễn thông có uy tín trên thị trường.
Công ty đang không ngừng phát triển lực lượng sản xuất, tiếp thu nhanh các
tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Các thị trường truyền
thống bao gồm 63 tỉnh, thành phố, 5 công ty trực thuộc Tập Đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần xây lắp bưu điện:
• Chức năng:
- Công ty chuyên sản xuất, phân phối và kinh doanh, xây lắp các vật liệu xây
dựng, bến bãi, nội ngoại thất công trình, máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao
thông, bưu chính viễn thông.
- Ngoài ra công ty còn thực hiện một số chức năng khác như: thiết kế công trình,
dịch vụ thương mại…
• Nhiệm vụ:
- Sản xuất, nhập khẩu và phân phối các vật liệu xây dựng, giao thông, bưu chính
viễn thông…
- Thiết kế công trình.
- Kinh doanh dịch vụ thương mại, bến bãi.
- Làm đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty:
Ta có sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty như sau:
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện.
(Nguồn phòng kế toán)
Nhận xét:
Ta thấy mô hình cấu trúc tổ chức của công ty cũng giống với các công ty cổ phần
khác và bao gồm các bộ phận sau:
- Ban Tổng giám đốc ( Đại hội cổ đông- Hội đồng quản trị và ban kiểm soát )
gồm có 6 người, trong đó ông Trần Đức Phú là Chủ tịch HĐQT, Ông Phí Văn Ngoạn
Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, ông Nguyễn Lê Hùng, Trần Bảo Luân, Đỗ Văn
Lực Ủy viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc, và ông Mai Văn Chính Ủy viên HĐQT.
Ban Tổng giám đốc giám đốc có chức năng hoạch định, lãnh đạo, tổ chức và kiểm soát
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
2
BAN ĐIỀU HÀNH
Tổng giám đốc
PTGĐ nội chính PTGĐ ĐH kỹ thuật
PTGĐ nghiên cứu phát
triển
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phòng tổng hợp:
Hành chính.
Nhân sự.
Kỹ thuật
Phòng kinh tế:
Kế hoạch.
Kế toán
Ban điều hành các
dự án
Các đơn vị sản xuất ( xí nghiệp xây lắp – đội xây lắp )
Xí nghiệp xây lắp:
Số: I, II, III, IV, V, VI, VII
Đội xây lắp
Số: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
hoạt động kinh doanh của công ty. Họ là người điều hành công ty, đưa ra các quyết
định kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước
pháp luật. Ngoài ra họ là người đưa ra các phương án, chiến lược kinh doanh cho công
ty.
- Phòng tổng hợp: Có chức năng và nhiệm vụ kiểm soát, điều hành và quản lý về
nhân sự, hành chính và kỹ thuật.
- Phòng kinh tế: Có chức năng và nhiệm vụ vạch kế hoạch kinh doanh cho công
ty và kế toán: quản lý thu chi, vốn, lập bảng tài chính kế toán…
- Các đơn vị sản xuất ( Xí nghiệp xây lắp – Đội xây lắp): thực hiện, thi công, xây
lắp các công trình của công ty.
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, thiết kế, đăng ký kinh
doanh số 055068 ngày 27/04/1998 do sở kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, Giấy
chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 55419 ngày 06/07/2004 do Cục sở hữu trí
tuệ cấp, Chứng chỉ ISO 9001:2000 số 24801/2005 cấp ngày 18/05/2005 với các ngành
nghề chủ yếu sau:
• Xây dựng dân dụng.
• Trang trí nội ngoại thất công trình.
• Xây lắp công trình Bưu chính viễn thông ( Mạng cáp, cột cao,…)
• Xây dựng công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật,
san lấp mặt bằng.
• Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng.
• Buôn bán vật tư, máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao thông, Bưu chính
Viễn thông.
• Dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng , bảo trì các sản phẩm công ty kinh doanh.
• Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông.
• Thiết kế kết cấu: đối với công trình xây dựng móng cột điện , cột điện và vỏ
trạm biến áp đến 35KV.
• Thiết kết cấu : đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.
• Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với các công
trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng bưu chính viễn thông.
• Thiết kế hữu tuyến điện ( hệ thống, hệ thống anten, hệ thống truyền dẫn, chuyển
mạch ) đối với các công trình bưu chính viễn thông.
• Kinh doanh bến bãi.
• Dịch vụ thương mại.
• Khảo sát địa hình, địa chất công trình xây dựng.
• Tư vấn đầu tư.
• Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, siêu thị.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
• Sản xuất phần mềm tin học.
• Buôn bán hàng điện tử, tin học, điện, điện lạnh, tự động hóa, viễn thông, đồ
dùng cá nhân và gia đình, lương thực, thực phẩm, hnagf nông lâm, thủy, hải sản, thủ
công mỹ nghệ, nội ngoại thất.
• Vận tải hàng hóa, vậm chuyển hành khách bằng xe ô tô.
• Kinh doanh bất động sản.
Với phương châm đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Công ty đã mở rộng sang
nhiều ngành nghề lĩnh vực như đầu tư xây dựng các trạm thu phát thông tin tín hiệu
Lào Cai, Phú Thọ, thiết kế tòa nhà cao tầng của các Bưu điện trạm thu phát thông tin
tín hiệu.
Tuy thế, Nghị quyết của Hội đồng Quản trị Công ty đã xác định trong chiến lược
dài hạn, xây lắp vẫn là ngành mũi nhọn và từng bước mở rộng sang lĩnh vực cung cấp
và lắp đặt thiết bị tổng đài.
1.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần xây lắp bưu điện:
1.2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty:
Bảng 1.1. Bảng cơ cấu lao động của công ty Cổ phần xây lắp bưu điện năm 2011
Bộ phận
Số
LĐ
Trình độ học vấn
Trình độ chuyên môn
Trình độ ngoại
ngữ
TĐ
H
ĐH CĐ TC PT ĐT
NH
A B C
1. Tổng Giám Đốc 1 1 0 0 0 0 0 0 1 0
2. P Tổng Giám Đốc 3 3 0 0 0 0 0 1 3 0
4. Trưởng phòng ban 6 3 3 0 0 0 0 2 4 0
5. Phó phòng ban 6 0 6 0 0 0 0 3 3 0
6. Trưởng đơn vị sx 15 0 15 0 0 0 0 13 2 0
7. Phó đơn vị sản xuất 15 0 15 0 0 0 0 7 8 0
8. Nhân viên VP 112 0 62 35 15 0 0 35 62 0
9. Công nhân 328 0 0 0 0 289 39 0 0 0
Tổng 486 7 101 35 15 289 39 61 83 0
Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty cổ phần xây lắp Bưu điện năm 2011
Nhận xét: Toàn công ty có 486 nhân viên được chia ra làm việc tại các phòng
ban khác nhau.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
- Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ nhân viên của công ty có trình độ trên đại
học 7 người chiếm 10.3%, số nhân viên có trình độ đại học là 101 người chiếm tỷ lệ
20,8%, số nhân viên có trình độ cao đẳng là 35 chiếm tỷ lệ 7.2% chủ yếu ở các bộ
phận Ban giám đốc, các phòng ban tổ chức và số nhân viên có trình độ trung cấp và
lao động phổ thông là chiếm tỷ lệ 62.6%.
- Về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên trong công ty, toàn công ty có 61
người có trình độ A chiếm 12.55 %, người có trình độ B có 83 người chiếm 17.8 %,
còn lại 342 người không biết ngoại ngữ chiếm 73.76% là thuộc công nhân. Số nhân
viên biết ngoại ngữ ở trình độ cao vẫn còn chủ yếu tập trung ở bộ phận chủ chốt như
ban giám đốc, các phòng ban khác.
Như vậy ta thấy nhân viên của công ty chủ yếu là những người có trình độ cao.
1.2.2. Cơ cấu lao động của công ty:
a) Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính:
Bảng 1.2 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính
Độ tuổi
Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính
Tổng lao động Nam Nữ
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
Số người
Tỷ trọng
(%)
18 - 30 123 25.3 73 15.0 50 10.3
31 - 45
269 55.3 196 40.3 73 15.0
46 - 55
87 17.9 52 10.7 35 7.2
> 55 7 1.4 7 1.4 0 0.0
Tổng
486 100 328 67.5 158 32.5
Nguồn: Phòng Tổng hợp công ty cổ phần Xây lắp Bưu điện năm 2011
Nhận xét: Theo số liệu tại bảng 1.2, nguồn nhân lực cổ phần xây lắp Bưu điện
có tuổi đời bình quân khá cao với độ tuổi bình quân trên 30. Điều này thể hiện tính lâu
năm và chính sách tuyển dụng lâu dài của Công ty. Số lao động trẻ từ 18 đến 30 tuổi
chiếm tỷ trọng thấp 25.3%; đa số lao động nằm trong độ tuổi từ 31 đến 45, chiếm tỷ
trọng đến 55.3%; Lao động trên 45 chiếm tỷ trọng 17.9. Kết quả cấu tạo này hợp lý, vì
phần lớn lao động nằm ở độ tuổi đạt được đỉnh cao trong lao động. Tuy nhiên với độ
tuổi bình quân khá cao, khả năng tiếp cận công nghệ mới, nhất là trong giai đoạn cạnh
tranh hội nhập bị hạn chế. Đến năm 2015, Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện sẽ phải
đối mặt với những khó khăn với một lực lượng lao động có độ tuổi đời cao, sức khỏe
kém, nhất là lực lượng công nhân ( đấu dây, lắp đặt tổng đài…) thường xuyên làm việc
trên cột cao và lưu động ngoài đường nhưng bị các chứng bệnh huyết áp, tim mạch ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh làm cho năng suất lao động thấp.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
Cũng theo bảng số liệu 1.2, nguồn nhân lực công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
chủ yếu là nam giới chiếm 67.5% trên tổng nguồn lực. Điều này phù hợp với tính chất
công việc của công ty, yêu cầu có sức khỏe tốt, bền bỉ, làm việc ở độ cao, lưu động
ngoài đường.
b) Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo:
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo:
Trình độ Số lượng ( Người ) Tỷ trọng ( % )
Trên đại học 7 1.4
Đại học 101 20.8
Cao đẳng 35 7.2
Trung cấp 15 3.1
Công nhân 289 59.5
Đào tạo ngắn hạn hoặc chưa qua đào tạo 39 8.0
Tổng 486 100
Nguồn: Phòng tổng hợp Cổ phần Xây lắp Bưu điện năm 2011
Nhận xét: Theo số liệu tại bảng 1.3, số lượng đã qua đào tạo đạt 92%, đây là tỷ
trọng rất cao; lao động có trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm 62.6% và
đặc biệt lao động có trình độ cao ( cao đẳng, đại học, trên đại học ) chiếm tỷ trọng lớn ,
đạt 29.4%. Với một số cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo cho Công ty Cổ phần Xây
lắp Bưu điện rất nhiều thuận lợi trong cạnh tranh hội nhập trong thời gian tới.
Tuy nhiên hiện nay còn một bộ phận lao động lớn chưa bố trí công việc đúng
với trình độ chuyên môn đã được đào tạo, đây cũng là một lãng phí lớn về nguồn lực
mà công ty cần xem xét để bố trí lao động hợp lý hơn.
c) Cơ cấu lao động theo chức năng:
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo chức năng:
Chức năng Số lao động
( Người)
Tỷ trọng
( % )
Lao động trực tiếp 366 75.31
Lao động gián tiếp 120 24.69
Tổng 486 100
Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện năm 2011
Nhận xét:
Việc phân chia lao động thành 2 khối: Lao động trực tiếp sản xuất và lao động
gián tiếp sản xuất, chỉ có tính tương đối. Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện quy định
lao động trực tiếp sản xuất là các nhân viên làm việc trực tiếp ngoài công trường ( thi
công tổng đài, xây dựng các tuyến cáp, nhà trạm, cột anten… ), còn lại là các lao động
gián tiếp.
Theo số liệu tại bảng 1.4, lao động gián tiếp sản xuất là 120 người, chiếm tỷ
trọng 24.69% là hơi cao, điều này cũng nói lên hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa
cao, bộ máy lao động gián tiếp còn cồng kềnh, chưa được tinh gọn. Cần phải sắp xếp,
bố trí lại lực lượng lao động gián tiếp, tỷ trọng lao động gián tiếp dao động trong
khoảng 18% đến 22% là hợp lý nhất.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
1.3. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần xây lắp bưu điện:
1.3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty:
Nguồn vốn kinh doanh của công ty: 278.721.168.847 đồng
• Vốn chủ sở hữu: 57.897.346.024 đồng
• Vốn vay và chiếm dụng (các khoản nợ phải trả nhưng chưa trả,
lương nhân viên chưa trả…): 220.823.822.823 đồng
Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty:
Tài sản dài hạn: 36.242.309.797 đồng
Trong đó:
• Tài sản cố định hữu hình:
15.810.963.797 đồng
• Tài sản cố định vô hình :
5.751.200.000 đồng
• Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 4.000
đồng
• Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
13.965.000.000 đồng
• Tài sản dài hạn khác: 715.
142.000 đồng
Tài sản ngắn hạn: 242.478.859.050 đồng
Trong đó:
• Tiền mặt và các khoản tương đương tiền:
4.801.975.328 đồng
• Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
3.500.000.000 đồng
• Các khoản phải thu ngắn hạn:
175.139.957.155 đồng
• Hàng tồn kho:
14.378.847.025 đồng
• Tài sản ngắn hạn khác:
44.658.079.542 đồng
Nhận xét: Ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay ngân
hàng chiếm 79% tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, còn lại là vốn huy
động của các cổ đông chiếm 21%. Nguồn vốn vay của công ty chủ yếu là vay dài hạn
để đầu tư cho hoạt động kinh doanh.
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty:
Ta có bảng thể hiện vốn kinh doanh của công ty như sau:
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
Bảng 1.5.Bảng vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Số tiền
Vốn điều lệ 35.000.000.000
Tổng nhu cầu về vốn 278.721.168.847
Tổng vốn tự có 57.897.346.024
Vốn vay ngân hàng 220.823.822.823
Vốn đầu tư kinh doanh 249.134.494.878
Vốn đầu tư tài chính ngắn hạn 3.500.000.000
Vốn đầu tư tài chính dài hạn 13.965.000.000
Vốn đầu tư quản lý doanh nghiệp 12.121.673.969
(Nguồn phòng kế toán công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện)
Nhận xét:
• Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu: được ghi nhận theo số thực tế đã đầu tư của các
cổ đông.
- Thặng dư vốn cổ phần: Chênh lệch do phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá.
- Vốn khác: Hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị các
tài sản được tặng, biếu, tài trợ và đánh giá lại tài sản.
- Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Trường hợp chi phí đi vay liên
quan đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cần có một thời gian đủ
dài ( trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc bán thì
chi phí đi vay này được vốn hóa.
Nguồn vốn của công ty chủ yếu đầu tư cho việc kinh doanh xây lắp các công
trình điện; sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng, các thiết bị ngành công nghiệp, giao
thông, bưu chính viễn thông; dịch vụ thương mại; bến bãi; thiết kế công trình xây dựng
móng cột điện, vỏ trạm biến áp… chiếm 89% .
Ngoài ra Công ty còn đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn bao gồm: Các khoản
đầu tư vào chứng khoán, công ty con, công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát chiếm 11%.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện trong 3
năm từ 2009 – 2011:
Bảng 1.6. Bảng chỉ tiêu kinh doanh của Công ty năm 2009, 2010 và 2011:
Đơn vị tính : Đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.DT BH và cung cấp DV 153.308.692.471 118.239.137.113 77.558.293.336
2. Các khoản giảm trừ DT 3.267.273.843 2.357.075.719 3.274.850.813
3. DT thuần về BH và cung
cấp DV
150.041.418.628 115.882.061.394 74.283.442.523
4. Giá vốn bán hàng 126.934.920.606 93.075.352.176 60.003.999.234
5. LN gộp BH & CC DV 23.106.498.022 22.806.709.218 14.279.443.289
6. DT hoạt động tài chính 235.209.049 506.962.142 553.008.450
7. Chi phí tài chính 5.428.939.905 8.243.898.632 5.843.695.884
8. Chi phí bán hàng - - -
9. CP quản lý DN 12.314.930.847 12.121.673.969 9.463.584.966
10. LN thuần từ HĐ KD 5.597.836.319 2.948.098.159 ( 474.829.111)
11. Thu nhập khác 3.882.682 318.969.614 1.455.754.326
12. Chi phí khác - 589.325.723 4.000
13. Lợi nhuận khác 3.882.682 (270.356.109) 1.455.750.326
14. Tổng LN trước thuế 5.601.719.001 2.677.742.650 980.921.215
15.CP thuế TNDN 980.300.824 669.435.663 245.231.304
16. CP thuế TNDN hoãn lại - - -
17. LN sau thuế 4.621.418.177 2.008.306.978 735.689.911
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - -
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2009 - 2011 Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
- Nhận xét:
Qua bảng 1.6. trích từ bảng báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu
điện của các năm 2009, 2010 và 2011 doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng
giảm đáng kể. Ta có bảng so sánh tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần
Xây lắp Bưu điện của các năm 2009, 2010 và 2011 với năm 2008 như sau:
Bảng 1.6.1.: Bảng so sánh tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của Công ty:
Đơn vị tính: đồng; Tỷ lệ %
Chỉ tiêu Năm 2008
( đồng )
Năm 2009
( % )
Năm 2010
( % )
Năm 2011
( % )
Doanh thu 125.488.988.810 22.17 ( 5.8 ) ( 38.2)
Lợi nhuận trước thuế 3.373.068.826 66.07 ( 20.62) ( 70.92 )
Lợi nhuận sau thuế 2.711.947.338 70.4 ( 25.95 ) ( 72.88)
Nguồn: Bảng so sánh được lập dựa vào bảng báo cáo tài chính của CTCP Xây
lắp Bưu điện.
Qua bảng so sánh trên ( lấy mốc là năm 2008 ), ta thấy doanh thu và lợi nhuận
của Công ty vào năm 2009 doanh thu và lợi nhuận tăng lên đáng kể. Cụ thể: Doanh thu
của Công ty năm 2009 tăng 22.17% so với năm 2008. Từ đó lợi nhuận trước thuế và
sau thuế cũng tăng lên tương đương 66.07% và 70.4%. Do Công ty kiểm soát được các
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
nguồn chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp giảm, ngoài ra không phát sinh thêm
chi phí khác.
- Thứ 2 là do tình hình kinh doanh của Công ty thuận lợi hơn so với năm 2008,
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên gần gấp 2 lần ( Năm 2008 là
16.842.032.182; năm 2009 tăng lên tổng lợi nhuận là 23.106.498.013 ) .
- Thứ 3 là do môi trường kinh doanh của Công ty năm 2009 thuận lợi hơn nhờ sự
quản lý, điều hành và hỗ trợ của nhà nước.
Nhưng đến năm 2010 và năm 2011 thì doanh thu và lợi nhuận của Công ty
giảm. Cụ thể doanh thu năm 2010 giảm so với năm 2008 là 5.8%, đến năm 2011 giảm
mạnh hơn 38.2%. Từ đó dẫn đến lợi nhuận trước và sau thuế của công ty cũng giảm
mạnh. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan do sự điều hành quản lý của công ty có phần lỏng lẻo
làm chi phí vượt trội mà không thu về lợi nhuận lớn cho Công ty. Ngoài ra do sự quản
lý và điều phối nhân viên, sử dụng nhân viên còn dư thừa ( theo đánh giá phần 2.2.c )
lao động gián tiếp dư thừa. Các chiến lược của công ty chưa theo sát tình hình thực tế,
kahr năng của Công ty và điều kiện môi trường mà Công ty đang hoạt động.
- Nguyên nhân khách quan: Do từ cuối năm 2009 đến 2011 có sự biến động về
kinh tế. Các hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình trệ, lạm phát tăng cao. Hiện nay
nhà nước đang cố gắng đưa ra những chính sách giảm lạm phát, bảo vệ các doanh
nghiệp Việt Nam và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra trên thị trường xuất hiện nhiều công
ty nước ngoài đầu tư mạnh vào Việt Nam ngành Xây lắp Bưu điện, và các công ty con
trong nước dần mọc lên vì thấy tiềm năng về ngành này khá cao.
Nhìn chung Doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu
điện có giảm sút so với năm 2008. Nhưng khi nhìn nhận tổng thể về cơ chế thị trường,
môi trường kinh doanh, khả năng kinh doanh, nguồn vốn của Công ty cũng đánh giá
được sự tồn tại và khả năng phát triển của một Doanh nghiệp. Đối với Công ty Cổ
phần Xây lắp Bưu điện, thời gian 15 năm qua đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn phát
triển và đang bắt đầu một giai đoạn phát triển mới cao hơn, xa hơn.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP BƯU ĐIỆN:
2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty
2.1.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị
2.1.1.1. Tình hình thực hiện chức năng hoạch định của công ty
Ban Hội đồng quản trị giữ vai trò hoach định chiến lược phát triển kinh doanh
cho công ty. Trong đó, chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giữ vai trò hoạch
định chiến lược dài hạn cho công ty, phó tổng giám đốc nghiên cứu phát triển thị
trường giữ vai trò hoạch định chiến lược ngắn hạn cho công ty. Trong dài hạn, công ty
có chiến lược phát triển kinh doanh trên địa bàn cả nước.
• Tích cực: công ty đã hoạch định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn cho công ty: Với
mục tiêu dài hạn là mở rộng thị trường từ Bắc vào Nam, sang các nước lân cận. Mục
tiêu ngắn hạn hiện tại thâu tóm thị trường Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó công ty
đã xây dựng cho mình một ban nghiên cứu phát triển riêng.
• Hạn chế: Công ty chưa xây dựng được một bảng chính sách – hướng dẫn cụ thể
cho nhân viên thực hiện các quy tắc của công ty, từ đó khiến nhân viên chưa định hình,
hay hiểu một cách đúng đắn, sâu sắc nhiệm vụ của mình đã được giao.
2.1.1.2. Tình hình thực hiện chức năng tổ chức của công ty
Ban điều hành của công ty đã chia ra 3 chức năng riêng biệt và đứng đầu mỗi ban
là Phó tổng giám đốc với chức năng và nhiệm vụ riêng biệt, gồm:
Phó tổng giám đốc nội chính, phó tổng giám đốc Kỹ thuật, Phó tổng giám đốc
nghiên cứu và phát triển, cùng quản lý và điều hành 3 phòng ban chức năng sau:
- Phòng tổng hợp quản lý hành chính, nhân sự ( bố trí sử dụng lao động, tuyển
dụng lao động, chính sách khen thưởng lao động…), kỹ thuật. ( chuyên trách về các kỹ
thuật xây lắp bưu điện… )
- Phòng Kinh tế gồm kế hoạch ( thực thi các hoạch định công ty đưa ra, và lên
kế hoạch ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh của công ty) và kế toán ( tính toán tài
chính, lập báo cáo tài chính cho công ty…)
- Ban điều hành dự án: lập và thực thi các dự án đầu tư của Công ty.
• Tích cực: công ty đã xây dựng cho mình các phòng ban lớn, thực hiện
các chức năng của từng bộ phận, điều này phù hợp với quy mô phát triển thị trường
lớn của công ty.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
• Hạn chế: Các phó tổng giám đốc điều hành quản lý chung các phòng ban
chức năng khiến cho trong sự quản lý và ra quyết định có sự trồng chéo lên nhau, cũng
như các phòng ban quản lý và điều hành các đơn vị sản xuất khiến cho nhân viên cấp
dưới không biết thực hiện quyết định nào? Làm gián đoạn các quyết định từ đó có sự
xung đột trong công ty.
2.1.1.3. Tình hình thực hiện chức năng lãnh đạo:
• Tích cực: Công tác lãnh đạo của Công ty khá hoàn chỉnh. Các cấp lãnh đạo
thường hoạch định những chiến lược của công ty và ban hành các quyết định, quyền
hạn cho các cấp thực hiện, và chịu trách nhiệm trong quyền hạn của mình. Thể hiện sự
lãnh đạo cấp cao của Doanh nghiệp với những chính sách khen thưởng cũng như phạt
kịp thời từ đó nhân viên chấp hành nội quy quy chế của công ty cũng như dốc hết sức
mình vì sự phát triển công ty, gắn bó lâu dài với công ty ít có hiện tượng nhảy việc;
giao đúng người đúng việc.
Từ Phó tổng giám đốc xuống các phòng ban chức năng cũng như các đơn vị sản
xuất có thông tin 2 chiều. Điều đó giúp các cấp lãnh đạo nhanh chóng nắm bắt được
tình hình kinh doanh của công ty cũng như ý nguyện của nhân viên.
• Hạn chế: Tuy nhiên vẫn còn những mặt tồn tại như: Từ Hội đồng quản trị xuống
các ban lãnh đạo Phó tổng giám đốc thông tin 1 chiều. Có nghĩa là các cấp lãnh đạo
cấp cao thường đưa ra những chính sách, hoạch định cá nhân và yêu cầu nhân viên
tuân thủ mà không có sự phản hồi của cấp dưới khi thực thi chính sách. Điều này cũng
là một trong những nguyên nhân 3 năm gần đây doanh thu và lợi nhuận của công ty có
xu hướng giảm mạnh so với năm 2008 ( Dựa vào bản báo cáo tài chính bảng 1.6 )
Nói chung, các nhà lãnh đạo cấp cao của công ty có những phong cách lãnh đạo
khác nhau và họ đã đạt được hiệu quả nhất định mặc dù còn những thiếu xót mà ban
lãnh đạo công ty cần phải khắc phục trong công tác quản trị.
2.1.1.4. Tình hình thực hiện chức năng kiểm soát
• Tích cực: Hoạt động kiểm soát của Công ty diễn ra khá thường xuyên. Hàng
tháng, hàng quý có các ban kiểm soát kiểm tra chéo nhau giữa các phòng ban. Từ đó
kịp thời phát hiện những sai sót mà các phòng ban gặp phải để điều chỉnh kịp thời thực
hiện tốt các mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó còn có các giám sát công trình được cử đến các công trình xây lắp, các
xí nghiệp kiểm tra thường xuyên tiến trình thi công. Nhờ đó mà các công trình hoàn
thành và bàn giao đúng tiến độ
• Hạn chế: Tuy vậy các hoạt động kiểm soát chưa thực sự sát sao. Thường các
ban lãnh đạo cấp cao đánh giá dựa vào các bản báo cáo tài chính các phòng ban cấp
dưới gửi lên, chứ chưa đi sâu đi sát tới những công trình.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
Sự kiểm soát theo hàng quý, không có sự thay đổi về nhân viên kiểm soát liên tục
vì vậy không có sự bất ngờ tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban làm giả giấy tờ,
cũng như móc nối nhau để rút bớt công trình. Do sự kiểm soát chưa chặt chẽ, không
tạo được sự bất ngờ cho những đối tượng bị kiểm tra, cũng như một số nhân viên kiểm
soát ăn hối lộ điều đó cũng là một trong những nguyên nhân chi phí quản lý, hay chi
phí khác đội lên làm giảm doanh thu của công ty.
2.1.2. Công tác thu thập thông tin và ra quyết định quản trị:
• Tích cực: Các nhà lãnh đạo của công ty thường xuyên thu thập thông tin về thị
trường, tình hình kinh doanh thông qua nhân viên cấp dưới, các phòng ban chức năng
từ đó đưa ra các chiến lược cũng như mục tiêu dài, trung và ngắn hạn cho công ty.
Ngoài ra còn tìm hiểu thông tin về văn hóa, xã hội, chính trị, luật pháp, tình hình
kinh tế, môi trường vi và vĩ mô của công ty từ đó hiểu rõ được pháp luật của các thị
trường mà công ty nhắm tới để không bị tẩy chay vì xung đột về nền văn hóa cũng như
phạm pháp. Từ đó đưa ra những chiến lược của công ty đối đầu trên thị trường khẳng
định vị trí của công ty mình.
• Hạn chế: Các ban lãnh đạo thường thu thập thông tin là thứ cấp có nghĩa đã qua
sàn lọc cũng có thể thông tin cũ không phù hợp với tình hình hiện nay. Khiến gây ra
không ít rủi ro cho công ty mình.
2.1.3. Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp trong công ty
• Tích cực: Các nhà quản trị của công ty đều có kỹ năng quản trị khá tốt. Hội
đồng quản trị và ban giám đốc thể hiện rõ ràng hơn các kĩ năng quản trị cũng như kỹ
năng ra các quyết định chiến lược của công ty. Còn các trưởng phòng ban chức năng
chủ yếu thực hiên chức năng tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Tuỳ vào mỗi cấp bậc
quản trị mà kĩ năng quản trị của nhà quản trị trong công ty thể hiện khác nhau.
• Hạn chế: Tuy nhiên vẫn còn mặt hạn chế trong cách quản trị nhân sự, cụ thể:
Trong khâu tuyển dụng còn nhiều thiếu sót như chưa đưa ra được bảng yêu cầu tuyển
dụng từ đó còn một số trường hợp tuyển sai vị trí, hoặc trong công tác bố trí, điều hành
công việc còn dư thừa nhân viên.
2.2. Công tác quản trị chiến lược của công ty
2.2.1. Tình thế môi trường chiến lược
2.2.1.1. Môi trường bên ngoài của công ty
• Cơ hội: Mặc dù tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều bất ổn
và luôn luôn biến động. Tuy nhiên, công ty Cổ phần xây lắp Bưu điện vẫn có những cơ
hội phát triển không nhỏ. Việt Nam là nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2011 đạt 7,2%.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
Nền chính trị pháp luật ổn định cũng là yếu tố tạo điều kiện phát triển kinh tế
đất nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
Hơn nữa hiện nay ngành thông tin bưu chính viễn thông đang phát triển mạnh
mẽ, nhu cầu người dân tăng cao. Điều này tạo một thị trường rộng lớn cho Công ty
xâm nhập.
• Thách thức: Chính vì thị trường Việt Nam có nhiều thuận lợi, được ví như
miếng mồi ngon béo bở vì vậy các công ty trong và ngoài nước xâm nhập, sâu xé,
nhiều đối thủ cạnh tranh lớn đang lâm le thâu tóm thị trường Việt Nam, điều đó tạo
nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường khiến nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa phá
sản… Như vậy, công ty cần phải có nhiều nỗ lực nhiều hơn để tạo ra vị thế cao hơn
cho công ty trên thị trường trở thành một tập đoàn lớn mạnh để có thể đương đầu với
những khó khăn, thách thức thị trường đặt ra.
2.2.1.2. Môi trường bên trong của công ty
• Điểm mạnh: Công ty có nguồn lực mạnh về tài chính, nhân lực cũng như các
thiết bị về khoa học kỹ thuật tiên tiến
• Điểm yếu: Về nguồn tài chính, hầu hết là công ty đi vay vì vậy cũng không kém
phần rủi ro.
2.2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường
Công ty đưa ra chiến lược phát triển thị trường trong vòng 3 năm tới là: Đưa công
ty trở thành một công ty lớn mạnh, có vị thế cao trên thị trường với ngành nghề xây lắp
bưu điện cũng như các dịch vụ thương mại…, cũng là nguồn thu chính cho tập đoàn
VNPT.
Đồng thời công ty cũng đưa ra các chiến lược phát triển ngắn hạn như sau:
- Năm 2012: nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài
nước
- Năm 2013: tiếp tục mở rộng thị trường, tăng thêm vốn đầu tư cho kinh doanh
- Năm 2114: xây dựng công ty trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp
Bưu điện, các công trình liên quan đến Bưu điện cũng như các dịch vụ thương mại và
một số ngành nghề khác mà công ty đang kinh doanh
Các nhân viên của công ty có nhiệm vụ phải thực hiện theo các chiến lược của
công ty, đồng thời cũng phải xây dựng kế hoạch làm việc cho bản thân nhưng phải
đảm bảo theo mục tiêu phát triển chiến lược của công ty.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
2.2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty
Từ việc phân tích các tình thế chiến lược của công ty, chúng ta có thể thấy được
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Công ty trực thuộc tập đoàn lớn, tham gia nhiều lĩnh vực trên thị trường trong
nước, từ đó có nhiều mối quan hệ, và có nguồn lực tốt dễ dàng nắm bắt cơ hội mở rộng
thị trường.
- Là một trong những công ty hàng đầu về sản xuất và phân phối máy móc, vật
tư, các thiết bị công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông…
- Đội ngũ nhân viên của công ty chủ yếu là những người có trình độ cao được
qua đào tạo chuyên môn và kỹ thuật, giúp công ty thực hiện các chiến lược và nhanh
chóng đạt được mục tiêu.
- Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có thể chịu đựng dưới sự lãnh đạo cũng
như làm việc dưới áp lực cao, cũng như trong điều kiện môi trường không nhiều thuận
lợi ví dụ như: Làm việc trên cao, lưu động,…
Hạn chế của công tác quản trị chiến lược
2.3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty
2.3.1. Công tác mua:
Công tác mua của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện gồm 2 loại chính:
- Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.
- các thiết bị vật tư máy móc, thiết bị ngành công nghiệp, giao thông bưu chính
viễn thông để làm đại lý cung cấp các dịch vụ viễn thông.
Công tác mua rất quan trọng đối với công ty sản xuất hay kinh doanh đặc biệt
quan trọng đối với Công ty Cổ phần xây lắp bưu điện. Vì Công ty cung cấp, phân phối
thị trường rộng khắp 63 tỉnh thành vì vậy nguồn hàng của Công ty nhập là rất lớn và
được nhập thường xuyên theo mỗi quý. Ngoài ra khi có thị trường biến động tăng hoặc
giảm nhu cầu thì Công ty cũng nghiên cứu thu mua với số lượng vừa phải hoặc tăng số
lượng để hàng dự trữ là tối ưu nhất đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường khi
có biến động tăng vọt.
• Tích cực: Công ty đã điều phối nguyên vật liệu hay hàng hóa phù hợp với quá
trình sản xuất cũng như khả năng của công ty. Luôn đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu
cho quá trình sản xuất cũng như cung cấp, phân phối hàng hóa trên thị trường.
• Hạn chế: Mặc dù luôn đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng do quá trình kiểm
tra hàng hóa chưa được nghiêm ngặt, vì vậy chất lượng một số lô hàng gần đây có chất
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
lượng chưa đảm bảo. Làm thiệt hại chi phí cho công ty. Vì vậy yêu cầu Công ty có
công tác kiểm soát, kiểm tra gắt gao và thường xuyên hơn.
2.3.2. Công tác bán hàng:
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện là công ty chuyên sản xuất và phân phối các
mặt hàng về Bưu chính viễn thông trên 63 tỉnh thành. Các đối tác của công ty là các
công ty Bưu chính viễn thông trong và ngoài nước. Chính vì vậy việc bán hàng của
công ty cũng phụ thuộc vào các đại lý hay các công ty Bưu chính viễn thông. Qua tìm
hiểu về nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng của Công ty, Công ty đã xây dựng cho
mình một bản kế hoạch bán hàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng và giá cả
không bị vượt trội trong những thời gian cao điểm. Hơn nữa công ty luôn đảm bảo uy
tín với các đối tác về số lượng, chất lượng, cũng như thời gian giao hàng, hình thức
thanh toán Điều đó thu hút được các đối tác lớn và lâu dài cho Công ty
2.3.3. Công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá
• Tích cực: Công ty có hệ thống kho lớn để bảo quản và lưu giữ hàng hóa. Trong
kho được trang bị các loại máy móc, thiết bị giúp cho việc bảo quản các sản phẩm
được tốt hơn như: giá để hàng, máy hút ẩm, các loại xe nâng, xe đẩy để di chuyển hàng
hoá,… Ngoài ra Công ty có hệ thống phần mềm quản lý kho vì vậy cập nhập về hàng
hóa dự trữ được nhanh chóng, chính xác, đảm bảo được số lượng hàng hóa cần thiết để
cung cấp cho thị trường. Mặt khác tiết kiệm được chi phí lưu trữ kho, hàng tồn được
hạn chế 1 cách thấp nhất.
• Hạn chế: Chính vì công ty có hệ thống quản lý kho bằng phần mềm nên nhân
viên rất ít khi đi kiểm tra, giám sát trực tiếp hàng hóa vì vậy xảy ra tình trạng một số
hàng hóa do điều kiện kho chưa được tối ưu làm hư hỏng hàng hóa mà Công ty không
biết. Ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, tăng chi phí, cũng có thể làm mất uy tín của
công ty.
• Vì vậy yêu cầu công ty cần giám sát chặt chẽ và kiểm tra hàng hóa trực tiếp
thường xuyên hơn để đảm bảo chất lượng hàng hóa, giảm thiểu chi phí phát sinh trong
việc dự trữ hàng hóa
2.4. Công tác quản trị nhân lực của công ty
2.4.1. Công tác tuyển dụng nhân lực:
• Tích cực:
- Công ty dựa theo công việc cũng như khả năng của nhân viên để tuyển dụng
nhân lực sao cho hợp lý. Công ty đã xây dựng cho mình được một quy trình tuyển
dụng, cũng như những yêu cầu cần thiết của nhân viên cho từng bộ phận.
- Quy trình tuyển dụng nhân lực được diễn ra đúng và nghiêm ngặt để đảm bảo
chất lượng.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
• Hạn chế: Trong công tác tuyển dụng nhân lực Công ty chưa chú trọng đến khâu
phỏng vấn trực tiếp các ứng viên qua đó đánh giá được kiến thức, sự thông minh cá
tính cũng như hình dáng của ứng viên từ đó lựa chọn vào các vị trí chính xác và thích
hợp hơn.
2.4.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
• Tích cực:Công ty chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau công tác
tuyển dụng cho từng vị trí với nhiều hình thức như: kèm cặp tại chỗ, gửi đi đào tạo
ngắn hạn, cử đi thi tay nghề trong và ngoài nước, thuê chuyên gia về đào tạo và đánh
giá kết quả Sau khi đào tạo xong sẽ có đợt thi tuyển đánh giá chất lượng của nhân
viên từ đó phân bổ vị trí nhân viên phù hợp.
- Công ty luôn tạo môi trường làm viêc, học tập để nhân viên được học hỏi và
phát triển một cách toàn diện, phát huy khả năng cũng như sở trường của mình, vì vậy
thu hút được nhân tài và giữ chân nhân tài. Điều này lý giải tại sao Công ty lại có đội
ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao.
- Có bản đánh giá quá trình học tập, làm việc của nhân viên, từ đó Công ty nhận
biết được khả năng cũng như những mặt tích cực của nhân viên để khen thưởng kịp
thời, và phát huy biết những mặt hạn chế để giảm thiểu một cách tốt nhất.
• Hạn chế: Công ty mới chỉ chú trọng đào tạo cho nhân viên về kỹ thuật mà chưa
chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, nếu có chỉ có sơ bộ đối với nhân viên bán hàng mà
đối với ngành Bưu chính Viễn thông cũng là một trong ngành dịch vụ dù trong bộ
phận nào kỹ thuật hay bán hàng cũng đòi hỏi giao tiếp, ứng xử có điều thường xuyên
hay ít khi tiếp xúc với khách hàng, để giữ vững nền văn hóa Công ty : Thân thiện –
Nhiệt tình – Chu đáo – Văn minh, lịch sự.
2.4.3. Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực:
• Tích cực: Tùy thuộc vào nhu cầu công việc của từng bộ phận và cả khả năng
của nhân viên mà công ty bố trí lực lượng một cách hợp lý, luôn luân chuyển nhân
viên trong từng thời kỳ một cách linh hoạt.
• Hạn chế: Mặc dù trong công tác bố trí và sử dụng nhân lực Công ty chú trọng,
quan tâm nhưng tình trạng dư thừa nhân lực vẫn xảy ra đặc biệt đối với lao động gián
tiếp của công ty. Điều đó đã làm Công ty mất thêm chi phí tiền lương hay chi phí khác
liên quan đến quản lý nhân viên.
2.4.4. Công tác đãi ngộ nhân viên của công ty
• Tích cực:Công ty luôn chú trọng đến đãi ngộ nhân viên điều này giúp nhân viên
gắn bó lâu dài với công ty ví dụ như: Ngoài tiền lương nhân viên nhận hàng tháng Mỗi
tháng thưởng nhân viên theo kết quả kinh doanh của nhân viên và Công ty, Thưởng
hàng quý, Thưởng tết, đảm bảo các chính sách phúc lợi xã hội của nhân viên, hỗ trợ
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
bảo hiểm xã hội Ngoài ra còn tổ chức thăm hỏi, tặng quá ốm đau, gia đình nghèo,
bệnh tật
• Hạn chế: Công ty mới chú trọng đến tiền thưởng cho nhân viên mà chưa chú
trọng đến việc bình bầu xét nhân viên ưu tú, xuất sắc để thăng chức cho nhân viên đó,
tạo cơ hội cho nhân viên có bước tiến trong nghề nghiệp đặc biệt đối với công nhân.
2.5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty:
• Tích cực: Công ty đã có một phòng ban riêngquản trị dự án ( Đứng đầu là Phó
tổng giám đốc Dự án) điều đó cho thấy Công ty rất chú trọng đến phát triển những Dự
án trong công ty.
• Hạn chế: Hiện nay các Công ty chưa chú trọng đến công tác quản trị rủi ro và
Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện cũng không ngoại lệ, vẫn còn xem nhẹ đến khi xảy
ra mới né tránh hoặc đối phó với những rủi ro đó. Khiến cho chi phí đối phó rủi ro đội
lên rất nhiều lần. Là một Công ty xây lắp Bưu điện có tầm cỡ Quốc gia, tính chất công
việc lớn thường gặp những rủi ro như: Rủi ro về tài chính, kinh doanh cả về nhân sự
Công ty nên có công tác quản trị rủi ro tích cực hơn để giảm thiểu rủi ro và giảm chi
phí không đáng có cho công ty.
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Đề tài 1: Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực để góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện
Đề tài 2: Nghiên cứu công tác Mua hàng để góp phần nâng cao chất lượng và giảm
chi phí mua hàng của Công tu Cổ phần Xây lắp Bưu điện.
Đề tài 3: Nghiên cứu công tác Bán hàng và dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng các mặt
hàng kinh doanh của Công ty từ đó tăng khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Xây lắp Bưu điện
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU:
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện.
Thuộc mục: 1.1.3 Trang 2
Bảng 1.1. Bảng cơ cấu lao động của công ty Cổ phần xây lắp bưu điện năm 2011
Thuộc mục: 1.2.2 Phần a) Trang 4
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo:
Thuộc mục 1.2.2 Phần b) Trang 6
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo chức năng:
Thuộc mục 1.2.2 Phần c) Trang 6
Bảng 1.5.Bảng vốn kinh doanh của công ty
Thuộc mục 1.3.2 Trang 7
Bảng 1.6. Bảng chỉ tiêu kinh doanh của Công ty năm 2009, 2010 và 2011
Bảng 1.6.1.: Bảng so sánh tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận của Công ty:
Thuộc mục 1. 4 Trang 8
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
MỤC LỤC:
I/ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP BƯU ĐIỆN ( CPT ) 1
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xây lắp bưu điện (CPT ) 1
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CPT: 1
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần xây lắp bưu điện: 1
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty: 2
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty: 3
1.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần xây lắp bưu điện: 4
1.2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty: 4
1.2.2. Cơ cấu lao động của công ty: 5
1.3. Quy mô vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần xây lắp bưu điện: 7
1.3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty: 7
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty: 7
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện trong 3 năm từ
2009 – 2011: 9
II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY LẮP BƯU ĐIỆN: 11
2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty 11
2.1.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị 11
2.1.1.1. Tình hình thực hiện chức năng hoạch định của công ty 11
2.1.1.2. Tình hình thực hiện chức năng tổ chức của công ty 11
2.1.1.3. Tình hình thực hiện chức năng lãnh đạo: 12
2.1.1.4. Tình hình thực hiện chức năng kiểm soát 12
2.1.2. Công tác thu thập thông tin và ra quyết định quản trị: 13
2.1.3. Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp trong công ty 13
2.2. Công tác quản trị chiến lược của công ty 13
2.2.1. Tình thế môi trường chiến lược 13
2.2.1.1. Môi trường bên ngoài của công ty 13
2.2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và phát triển thị trường 14
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Đào Thị Phương Mai
2.2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty 15
2.3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty 15
2.3.1. Công tác mua: 15
2.3.2. Công tác bán hàng: 16
2.3.3. Công tác dự trữ và bảo quản hàng hoá 16
2.4. Công tác quản trị nhân lực của công ty 16
2.4.1. Công tác tuyển dụng nhân lực: 16
2.4.2. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 17
2.4.3. Bố trí và sử dụng nguồn nhân lực: 17
2.4.4. Công tác đãi ngộ nhân viên của công ty 17
2.5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty: 18
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 19
SVTH: Lưu Thị Phượng Lớp K7 HQ1B1
21