Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệm tại Công ty TNHH Dược Phẩm Tân An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.36 KB, 18 trang )

1
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
MỤC LỤC
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
2
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Dược Phẩm Tân An được thành lập theo quyết định số
2300/GP/UP ngày 28 tháng 03 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
Công ty TNHH Dược Phẩm Tân An hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch
vụ về y tế. Địa bàn hoạt động của Công ty là các Công ty Dược, các Bệnh Viện và
Trung tâm Y tế trên toàn quốc.
Một số thông tin cơ bản về Công ty:
- Tên công ty: Công ty TNHH Dược Phẩm Tân An.
- Tên giao dịch quốc tế: Tan An Pharmacy Company Limited.
- Trụ sở chính của công ty: Ô số 5 - BT1 - Tiểu khu Đô thị Vạn Phúc - Vạn
Phúc - Hà Đông - Hà Nội.
- Điện thoại: 0433.512.172
- Fax: 0433.512.174
- Email:
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000 (Năm tỷ Việt Nam đồng)
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
 Chức năng của công ty:
Kinh doanh dược phẩm, buôn bán trang thiết bị y tế; trồng, chiết xuất dược liệu từ
các cây dược liệu; đại lý mua bán ký gửi hàng hóa; xuất nhập khẩu các sản phẩm Công ty
kinh doanh. Tuy nhiên chức năng chính của Công ty là kinh doanh dược phẩm.
 Nhiệm vụ của công ty:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Phục vụ cung ứng tốt các nhu cầu về dịch vụ, thương mại mà công ty đã đăng


ký kinh doanh với khách hàng
- Tuân thủ theo quy định của pháp luật về kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền .
- Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
- Tuân thủ quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, di tích lịch
sử văn hóa, trật tự an toàn xã hội và công tác phòng cháy chữa cháy.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ
P. KINH DOANHP. TÀI CHÍNH KẾ TOÁNP. KỸ THUẬT P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
3
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Từ sơ đồ 1.1 ta thấy, sơ đồ cấu trúc tổ chức ở công ty TNHH dược phẩm Tân
An thuộc mô hình cấu trúc tổ chức theo chức năng, tương đối đơn giản, gọn nhẹ với
tổng số 4 phòng ban, gồm 65 nhân viên năm 2013. Tuy nhiên nhược điểm của loại mô
hình cấu trúc tổ chức năng của công ty còn tồn tại đó là sự chồng chéo giữa cáo phòng
ban. Một phòng có thể phải kiêm thêm công việc của các phòng ban khác trong công ty.
1.2. Tình hình sử dụng lao động của công ty
1.2.1. Số lượng và chất lượng lao động
Bảng 1.1: Số lượng và chất lượng lao động tại công ty
Trình độ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)

Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Sau đại học 0 0% 2 3.12% 2 3.08%
Đại học/ cao đẳng 20 30.77% 23 35.94% 24 36.92%
Trung cấp/ trung cấp nghề 30 46.15% 30 46.88% 28 43.07%
Lao động phổ thông 15 23.08% 9 14.06% 11 16.92%
Tổng số lao động 65 64 65
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Từ bảng 1.1 ta thấy sự thay đổi về số lượng lao động của công ty TNHH dược
phẩm Tân An là không đáng kể so với sự thay đổi về chất lượng lao động. Số lượng
lao động trình độ sau đại học và đại học, cao đẳng tăng dần qua các năm, đặc biệt vào
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
4
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
năm 2013, số lượng lao động trình độ đại học tăng hơn 3% so với năm 2011. Bên cạnh
đó, số lượng lao động trình độ trung cấp không có sự trhay đổi nhiều, lao động phổ
thông cũng giảm đi 6-7% trong 3 năm 2011-2013.
Sở dĩ có sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao động ở công ty TNHH dược
phẩm Tân An là bởi lẽ công ty đang hoạt động trong giai đoạn kinh tế ngày càng trở
nên khó khăn hơn, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đòi hỏi công ty cần có
biện pháp nâng cao chất lượng lao động để có thể giữ chân khách hàng cho công ty
bằng những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh hơn.

1.2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Hình 1.1: Diễn biến cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Từ hình 1.1 ta thấy cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty TNHH dược phẩm
Tân An qua các năm 2011-2013 thay đổi rõ rệt theo xu hướng trẻ hóa. Do đặc thù của
công ty là phân phối sản phẩm, điều này đòi hỏi lao động chủ lực là lao động trẻ, có
sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Bên
cạnh đó, chi phí cho lao động trẻ thường thấp hơn vì có ít kinh nghiệm làm việc hơn
lao động lớn tuổi do đó việc sử dụng lao động trẻ cho phép công ty tiết kiệm một mức
chi phí nhất định. Đây là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế
suy thoái hiện nay.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
5
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
1.2.3. Cơ cấu lao động theo giới tính
Hình 1.2: Diễn biến cơ cấu lao động theo
giới tính tại công ty
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Diễn biến cơ cấu lao động theo
độ tuổi tại công ty TNHH dược phẩm
Tân An thay đổi không đáng kể qua
các năm 2011 - 2013 theo xu hướng
giảm dần về số lao động nữ: từ 29% -
25% trong vòng 3 năm. Nguyên nhân
chính dẫn đến sự chênh lệch lao động
theo giới tính ở công ty TNHH dược
phẩm Tân An xuất phát từ việc công
ty kinh doanh sản phẩm thuốc tân
dược đòi hỏi sự nhanh nhẹn, năng
động và nhiệt tình, phù hợp với lao

động nam giới hơn so với nữ giới.
1.3. Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
1.3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1.2: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Cơ cấu vốn
2011 2012 2013
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Vốn cố định
25.551.99
8
55.18
24.450.58
6
53.20
27.322.79
1
48.72
Vốn lưu động
20.757.87
7

44.82
21.501.08
0
46.80
22.864.41
7
51.28
Tổng
46.309.87
5
100
45.951.66
6
100
44.583.79
4
100
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Từ bảng 1.2 ta thấy tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh của công ty giảm
không đáng kể qua 3 năm. Nhìn chung, vốn lưu động trong công ty TNHH dược phẩm Tân
An luôn chiếm tỷ trọng lớn do đặc thù công ty chuyên về phân phối sản phẩm, thiết bị và tăng
dần qua các năm từ 12.6 – 15.5 tỷ đồng trong 3 năm 2011 - 2013 cho thấy tốc độ vòng quay
của vốn là khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tốt, công ty kinh doanh tương đối hiệu quả trong
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
6
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
bối cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Đây cũng là một lợi thế rất lớn cho công ty trong việc
thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty

Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Cơ cấu
nguồn vốn
2011 2012 2013
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Vốn chủ sở hữu 16.751.670 36.17 17.216.566 37.47 18.657.135 41.85
Vốn vay 13.741.745 29.67 11.628.410 25.31 9.041.410 20.28
Vốn khác 15.816.460 34.16 17.106.690 37.22 16.885.249 37.87
Tổng 46.309.875 100 45.951.666 100 44.583.794 100
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Qua bảng 1.3 ta thấy chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số nguồn vốn kinh
doanh của công ty TNHH dược phẩm Tân An là vốn chủ sở hữu (42% năm 2013) cho
thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty là khá tốt trong giai đoạn kinh tế lạm phát
và suy thoái hiện nay, khi không dễ dàng để có thể vay vốn từ ngân hàng hay các quỹ
tín dụng khác cùng với mức lãi suất trần ngất ngưởng và luôn biến động khó lường.
Tuy nhiên để công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần có các giải
pháp để huy động vốn nhiều hơn và tiết kiệm tối đa chi phí cho lãi suất ngân hàng,
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Doanh thu
7.944.433
18.381.55
7
34.652.228
10.437.12
4
+176% 16.270.671 +213%
Chi phí 15.830.19
3
17.982.87
2
19.373.737 2.152.679 +835% 1.390.865 +1393%
LN trước thuế 38.786.49
6
41.389.78
9
98.831.054 2.603.293 +159% 57.441.265 +172%
LN sau thuế 27.926.27
7
35.209.11
5
74.123.290 7.282.838 +483% 38.914.175 +195%

SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
7
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Nhận xét: Qua bảng 1.4 ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận trước thuế qua
các năm liên tục tăng do Công ty đã áp dụng nhiều chiến lược kinh doanh và chính
sách bán hàng với chế độ khen thưởng hợp lý. Đồng thời, với thu nhâp bình quân đầu
người ngày càng được nâng cao, người dân dần quan tâm nhiều hơn tới chất lương
cuộc sống và việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia
đình. Đó cũng là lợi thế mà công ty cần khai thác và đầu tư các sản phẩm chăm sóc
sức khỏe để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu, mở rộng thị
trường cho công ty.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
8
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
Phần 2. NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH
VỰC CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM TÂN AN
Để phát hiện những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị chủ
yếu của công ty, tác giả đã tiến hành thu thập và xử lý các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có
liên quan. Trong dó, các dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn tại doanh nghiệp,
được tác giả thu thập trong quá trình thực tập, đó là: các báo cáo tài chính năm 2011,
2012 và 2013; thông tin trên website của công ty; các tài liệu khác (giáo trình các môn
học trong phạm vi đã học tập). Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu được thu thập thông qua phiếu
điều tra trắc nghiệm. Cụ thể, điều tra trắc nghiệm được tiến hành đối với cán bộ nhân
viên trong công ty, từ ngày 15/01/2013 đến ngày 10/02/2014. Mẫu phiếu điều tra trắc
nghiệm được đính kèm ở Phụ lục 2. Tổng hợp các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp trong công
ty, nhận thấy những tồn tại chính cần giải quyết trong các lĩnh vực quản trị là:
2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị chung tại công ty.
Trong bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào thì các hoạt động quản trị đóng vai trò
rất quan trọng trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp sao cho hoạt động kinh

doanh đi đúng quỹ đạo, đạt hiệu quả như mong muốn của các cấp quản trị trong công
ty. Mức độ đáp ứng của các chức năng quản trị chủ yếu tại công ty TNHH dược phẩm
Tân An được thể hiện qua hình 2.1
Hình 2.1: Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản tại công ty
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Nhìn chung, các chức năng quản trị tại công ty thực hiện chưa đồng đều. Tỷ lệ
đánh giá khá và tốt tập trung tại một số chức năng như: Hoạch định, lãnh đạo và kỹ
năng lãnh đạo. Cụ thể như sau:
2.1.1. Hoạch định:
Có 60% số nhân viên được hỏi đánh gía tình hình thực hiện chức năng này tốt,
30% đánh giá khá và 10% còn lại đánh giá trung bình. Tình hình thực hiện chức năng
này rất tốt trong công ty. Qua phỏng vấn ông Nguyễn Văn Tuấn- TGĐ công ty được
biết: Trước khi thực hiện thì ban giám đốc có kế hoạch, văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ
ràng và phân chia về các phòng ban theo đúng kế hoạch.
2.1.2. Tổ chức:
Theo 30% số nhân viên được hỏi thì tình hình thực hiện chức năng này tốt, 20%
khá và 50% trung bình. Như vậy công tác tổ chức vẫn còn rất nhiều tồn tại. Theo
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
9
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
phỏng vấn Ông Nguyễn Văn Bình - TP. Tổ chức hành chính thì được biết cơ cấu tổ
chức theo bộ phận chức năng tuy thể hiện khả năng chuyên môn hóa nhưng bên cạnh
đó cùng với sự phát triển của công ty thì mô hình cơ cấu tổ chức thể hiện sự cồng
kềnh, kém hiệu quả trong việc truyền và thu nhận thông tin bên trong doanh nghiệp.
Các ý kiến của bộ phận chức năng chưa được phản hồi một cách có hệ thống mà chủ
yếu ban giám đốc chỉ nhận được thông tin phản hồi chủ yếu của các trưởng phòng.
Cùng với việc xây dựng các chi nhánh và cơ sở sản xuất công ty đã thành lập thì cần
thiết lập một cơ cấu tổ chức đảm bảo ăn khớp giữa trụ sở chính công ty với các xí
nghiệp cửa hàng trên khắp cả nước. Đồng thời có biện pháp thúc đấy trao đổi thông tin
giữa các cấp quản lý với các bộ phận chức năng.

2.1.3. Lãnh đạo:
Theo 90% số nhân viên được hỏi thì công tác lãnh đạo tại công ty thực hiện ở
mức khá, tốt, 10% đánh giá ở mức trung bình. Trong công ty sử dụng phong cách lãnh
đạo dân chủ. Với phong cách dân chủ của bộ phận lãnh đạo trong công ty đảm bảo có
sự phản hồi trong ra quyết định. Với phong cách lãnh đạo dân chủ để ra quyết định,
chính sách, ban giám đốc thường tập hợp ý kiến của các phòng ban. Nhân viên có thể
kiến nghị, đề xuất trình bày quan điểm của mình, nhưng qua quan sát thực tế công ty
thì cho thấy nếu không liên quan tới lợi của nhân viên thì khi được hỏi nhân viên mới
phát biểu.Như vậy để phong cách dân chủ phát huy thì ban lãnh đạo cần có biện pháp
khuyến khích nhân viên có thông tin phản hồi thường xuyên.
2.1.4. Kiểm tra, kiểm soát:
Kiểm tra, kiểm soát là một trong số các khâu trong công tác quản trị tại công ty.
Theo 70% phiếu điều tra thì công tác kiểm soát thực hiện ở mức khá tốt.Với việc áp
dụng tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000:2001 thì công tác kiểm soát cũng được thực hiện
thường xuyên (thứ 6 hàng tuần có tổ chức họp giao ban đánh giá lại công việc trong
tuần) trong quá trình kinh doanh đảm bảo sai sót thấp nhấp, hiệu quả kinh tế cao.
2.1.5. Thu thập thông tin:
Đây là khâu được đánh giá thấp nhất trong quá trình thực hiện các chức năng
quản trị tại công ty. Cụ thể, chỉ có 10% số nhân viên được hỏi đánh giá tốt ở chức
năng này, 40% đánh giá khá và 50% còn lại đánh giá ở mức độ trung bình. Việc thu
thập thông tin còn hạn chế, chỉ tập trung ở việc các trưởng phòng báo cáo lại tình hình
hoạt động kinh doanh của nhân viên. Cần cải thiện hơn nữa chức năng này tại công ty.
2.1.6. Kỹ năng lãnh đạo:
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
10
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
Do công tác lãnh đạo tại công ty đã được đánh giá khá cao, công ty sử dụng
phong cách lãnh đạo dân chủ, tạo niềm tin trong quá trình công tác của đội ngũ nhân
viên nên kết quả điều tra cho thấy 100% phiếu điều tra đánh giá kỹ năng lãnh đạo tại
công ty ở mức tốt, khá.

Với công tác quản trị cơ bản thực hiện khá tốt là nền tảng thực hiện các chức
năng quản trị khác có hiệu quả thì cần chú trọng tới vấn đề khuyến khích thua thập
thông tin phản hồi từ phía nhân viên trong công ty và cả những luồng thông tin bên
ngoài để có những hành động điều chỉnh kịp thời.
2.2. Công tác quản trị chiến lược tại công ty.
2.2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh
Công tác hoạch định chiến lược có vai trò quan trọng trong việc thực thi chiến
lược của bất kỳ công ty nào.
2.2.1.1. Đánh giá về tình thế môi trường kinh doanh
Theo kết quả phỏng vấn, Ông Phan Trọng Cường – Giám đốc công ty cho biết
công ty đang có các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu sau:
Cơ hội: Thị trường của doanh nghiệp đang phát triển khi Nhà nước có những
chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó
nười dân đã tích cực quan tâm hơn nữa đến tình trạng sức khỏe của mình và người thân.
Thách thức: Tỷ lệ lạm phát gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, là một doanh nghiệp vừa nên đang phải đối
mặt với tỷ lệ cạnh tranh cao của các doanh nghiệp cùng ngành.
Điểm mạnh: Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính ổn định, khả năng quay vòng
vốn nhanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên và công nhân với dây
chuyền sản xuất ổn định làm ra tăng chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm.
Điểm yếu: Doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động Marketing,
nghiên cứu thị trường còn hạn chế do còn nhiều chồng chéo trong cơ cấu tổ chức.
Hình 2.2. Tình hình thực hiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Nhận xét chung: Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ
hình 2.2, công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp được đánh giá là khá, đặc
biệt trong việc xây dựng tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh cùng với thiết lập mục tiêu
chiến lược trên 60% nhân viên đánh giá tốt.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
11

Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn Ông Phan Trọng Cường – Giám đốc công ty,
việc đánh giá hiệu quả hoàn thành các sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp là tốt, mặc
dù hiện nay doanh nghiệp đang trong quá trình cơ cấu lại bộ máy tổ chức và chịu
nhiều sự ảnh hưởng của sự biến động nền kinh tế trong nước và quốc tế, tuy nhiên với
toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của doanh n ghiệp luôn nỗ lực từng bước
hoàn thành sứ mạng, mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn.
Về thành công: Sứ mệnh, tầm nhìn chung của doanh nghiệp được hình thành ngay
từ ban đầu một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành.
Về tồn tại: Do công ty đang trong quá trình hoàn thiện dần sau quá trình cải tổ,
các phòng ban vẫn đang trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự chưa ổn
định nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích môi trường kinh doanh để
đưa ra các chiến lược mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
2.2.1.2. Đánh giá về thực trạng sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược
Theo kết quả phỏng vấn, Ông Phan Trọng Cường – Giám đốc công ty cho biết
công ty đã sử dụng các công cụ phân tích chiến lược và hỗ trợ hoạch định chiến lược
như EFAS, IFAS, TOWS…Quá trình hoạch đinh chiến lược luôn được doanh nghiệp
đánh giá cao và quan tâm. Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế nên việc phân tích
môi trường kinh doanh còn chưa đạt hiệu quả cao với 60% phiếu điều tra đánh giá
trung bình.
2.2.2. Thực thi chiến lược
2.2.2.1. Đánh giá về quy trình và nội dung thực thi chiến lược
Nhận xét chung: Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ
hình 2.3 thì công tác thực hiện chức năng thực thi chiến lược được đánh giá ở mức khá
(trên 50%). Tuy nhiên việc phân bổ nguồn lực chỉ được đánh giá ở mức trung bình
( 60%). Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn, ông Phan Trọng Cường – Giám đốc doanh
nghiệp cho biết toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp luôn
nỗ lực từng bước hoàn thành sứ mạng, mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn, phát huy
văn hóa doanh nghiệp đã gây dựng trong 7 năm qua.
Hình 2.3. Tình hình thực hiện công tác triển khai và đánh giá chiến lược tại

công ty
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
12
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
2.2.2.2. Đánh giá về hiệu lực chính sách nhân sự và marketing trong triển khai chiến
lược thâm nhập và phát triển thị trường của doanh nghiệp
Theo kết quả phỏng vấn, Ông Bùi Đức Minh – Trưởng phòng kinh doanh cho
biết doanh nghiệp sẽ tiến hành tuyển dụng thêm một số nhân viên kinh doanh có kinh
nghiệm, đồng thời vẫn tiến hành đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên định kỳ một năm
2 lần /năm để có đủ nhân lực phục vụ cho việc thực hiện chiến lược thâm nhập và phát
triển thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiết tục hoàn thiện chính sách sản phẩm đi
kèm với chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, chính sách
phát triển Chính sách phát triển thị trường của doanh nghiệp còn có nhiều điểm hạn
chế. Mặc dù xuất khẩu mang lại doanh thu khá lớn, nhưng doanh nghiệp còn chưa thực
sự quan tâm và đầu tư.
2.2.3. Đo lường và kiểm soát chiến lược
Công tác đo lường và kiểm soát chiến lược của doanh nhiệp được đánh giá
trung bình ( trên 40%), trong đó, hoạt động xét lại môi trường bên trong và bên ngoài
đánh giá 50% trung bình. Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn Ông Bùi Đức Mnh Trưởng
phòng kinh doanh, công tác đo lường và đánh giá chiến lược của doanh nghiệp đã chặt
chẽ, tuy nhiên lại chưa có hướng khắc phục cụ thể. Đề xuất hành động điều chỉnh chưa
đi vào trọng tâm vấn đề và không mang lại hiệu quả cao.
2.2.4. Thực trạng xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ông Phan Trọng Cường – Giám đốc công ty cho biết trong một vài năm trở lại
đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình
sản xuất và tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên, công ty đang có sẵn thị trường, có sẵn
khách hàng do vậy việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi hơn.
Về thành công: Công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,
ngành nghề kinh doanh để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Về tồn tại: Tốc độ hội nhập vào cơ chế thị trường của công ty chậm, chưa mạnh
dạn đề xuất các phương án kinh doanh mới và chưa quyết tâm đổi mới trong chiến
lược Marketing, vẫn nặng nề cơ chế khoán quản, tỷ trọng kinh doanh thương mại, dịch
vụ có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng kinh doanh thương mại, dịch vụ có tăng trưởng
khá nhưng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
13
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
2.3. Công tác quản trị nhân lực tại công ty
Qua hình 2.4 ta có thể nhận thấy tình hình quản trị nhân lực của công ty TNHH
dược phẩm Tân An còn rất nhiều bất cập. Cụ thể như sau:
Các công tác phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực và tuyển dụng
nhân lực nhận được đa số đánh giá khá tốt (60%-80%). Tuy nhiên bên cạnh đó công ty
còn tồn tại bất cập tại khâu đào tạo và phát triển nhân lực, có tới 50% nhân viên công
ty cho rằng công tác chỉ ở mức độ trung bình. Yếu kém hơn nữa nằm ở hai khâu cuối
có tính chất quan trọng khá cao đó là đánh giá nhân lực và đãi ngộ nhân lực. Hai khâu
này nhận được tới 60% phiếu đánh giá trung bình và chỉ 40% phiếu đánh giá khá tốt.
Tồn tại này nằm chủ yếu tại trình độ của các trình dược viên trực thuộc Phòng
kỹ thuật kinh doanh. Cụ thể là có 3 trình dược viên ở trình độ Đại học, 7 trình dược
viên mới ở trình độ trung cấp. Các trình dược viên mới chính là người nắm rõ tri thức
về dược phẩm, nguồn tri thức nòng cốt của công ty. Vì vậy cần phải cải tiến nâng cao
trình độ, trau dồi tri thức cho bộ phận này.
Hình 2.4. Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân lực tại công ty
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
2.4. Quản trị dự án quản trị rủi ro
2.4.1. Quản trị dự án và quản trị rủi ro
Công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro được đánh giá khá cao tại công ty
TNHH dược phẩm Tân An. Cụ thể: 90% phiếu điều tra thu được cho kết quả khá và
tốt, chỉ 10% phiếu điều tra đánh giá trung bình. Có được thành công này là do công ty
đã thực hiện khá tốt một số chức năng quản trị và thực hiện tốt một số chính sách

chiến lược. Thông tin về các dự án được doanh nghiệp lấy từ mạng internet, các đơn
đặt hàng của khách hàng cũ và khách bán lẻ. Từ thông tin đó bộ phận chuyên trách sẽ
chịu trách nhiệm lập kế hoạch cụ thể và tiến hành nhập thành phẩm đáp ứng các đơn
đặt hàng kể trên.
Các dự án đều thông qua quá trình hoạch định, tính toán kỹ lưỡng dựa trên
nguồn lực của doanh nghiệp, sau đó được Ban giám đốc lên kế hoạch thực hiện và tổ
chức giám sát chặt chẽ.
Ngoài ra việc phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình thực hiện dự án cũng
được thực hiện nhuần nhuyễn và đem lại hiệu quả cao. Trước mỗi đơn đặt hàng, công ty
đều tính toán mức độ rủi ro và khi rủi ro xảy ra và chủ động xử lý nhanh chóng từ đó
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
14
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
giảm thiểu được thiệt hại. Trong trường hợp rủi ro bất khả kháng doanh đều có sự thỏa
thuận, chia sẻ rủi ro với đối tác từ đó tạo dựng được các mối quan hệ làm ăn lâu dài.
2.4.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tồn tại yếu kém của công ty nằm ở việc chưa xây dựng cho mình văn hóa kinh
doanh riêng. Hình 2.5 cho ta thấy có tới 50% phiếu đánh giá có kết quả trung bình và
50% còn lại đánh giá khá tốt. Có thể yếu kém này của công ty xuất phát từ mô hình
công ty chưa thật sự rộng rãi, quy mô kinh doanh chưa lớn. đây là vấn đề mà công ty
cần tập trung hướng tới để hoàn thành tầm nhìn chiến lược lâu dài mà công ty đặt ra.
Hình 2.5. Tình hình thực hiện công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro và xây
dựng văn hóa kinh doanh tại công ty
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
2.5. Kết luận
Căn cứ vào kết quả điều tra và phỏng vấn chuyên sâu tại công ty TNHH dược
phẩm Tân An, em nhận thấy tại doanh nghiệp hiện đang có những thành công và hạn
chế liên quan tới tình hình thực hiện các chiến lược quản trị chủ yếu như sau:
2.5.1. Thành công
- Trong chức năng quản trị cơ bản: Một số chức năng quản trị tại công ty đã thực hiện

rất tốt như: hoạch định, lãnh đạo và kiểm tra.
- Trong hoạt động quản trị chiến lược: Xây dựng tầm nhìn xứ mạng, sứ mạng, mục tiêu
hàng năm rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên cần tăng cường công tác phân tích tình thế thị trường,
lựa chọn chiến lược để theo đuổi sao cho cụ thể. Ngoài ra còn cần chú ý tới quá trình xây
dựng và triển khai các hoạt động chiến lược sao cho đạt kết quả tốt hơn.
- Trong công tác quản trị nhân sự: Quá trình phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực
tại doanh nghiệp phần nào đã đạt yêu cầu.
- Trong công tác quản trị dự án: Xây dựng và lựa chọn dự án, phân tích dự án đạt chất
lượng tốt.
- Trong công tác quản trị rủi ro: Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, phân tích rủi ro đạt
yêu cầu giúp công ty giảm thiểu được thiệt hại, tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài.
2.5.2. Hạn chế
- Trong chức năng quản trị cơ bản: Các chức năng quản trị tại công ty thực hiện chưa đồng
đều. Cần tăng cường công tác tổ chức và thu thập thông tin tốt hơn nữa.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
15
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
- Trong hoạt động quản trị chiến lược: Cần tăng cường công tác phân tích tình thế thị
trường, lựa chọn chiến lược để theo đuổi sao cho cụ thể. Ngoài ra còn cần chú ý tới quá
trình xây dựng và triển khai các hoạt động chiến lược sao cho đạt kết quả tốt hơn.
- Trong công tác quản trị nhân sự: Cần có các chính sách, kế hoạch đào tạo và phát triển
nhân lực tốt hơn nữa tại công ty. Ngoài ra, cần có các chế độ đãi ngộ nhân lực tốt hơn
nhằm giữ chân những người có năng lực và tâm huyết tại công ty.
Trước tình hình hiện tại, để công ty có thể duy trì và phát triển trong dài hạn,
vượt qua được những khó khăn và thách thức, nâng cao sức cạnh tranh, ban lãnh đạo
công ty cần có những quyết sách đúng đắn, khách quan và kịp thời nhằm phát huy
những ưu điểm và từng bước khắc phục những yếu kém còn tồn tại. Cần tận dụng các
cơ hội, né tránh các thách thức, khắc phục các nhược điểm và phát huy tối đa các điểm
mạnh của mình nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh giúp công ty mở rộng quy mô
sản xuất dần chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường. Trên hết cần xây dựng một dấu ấn, hình

ảnh, thương hiệu cho riêng mình để khách hàng có thể nhớ và trung thành với các sản
phẩm của công ty.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình
16
Trường Đại học Thương mại Khoa Quản trị Doanh nghiệp
Phần 3. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG KHÓA LUẬN
Căn cứ vào kết quả phân tích trong Phần 2, tác giả nhận thấy công ty TNHH
dược phẩm Tân An còn nhiều những tồn tại và hạn chế. Vì vậy tác giả đề xuất một số
định hướng đề tài khóa luận như sau:
Đề tài 1: Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty
TNHH dược phẩm Tân An.
Đề tài 2: Phân tích TOWS hoạch định CLKD của công ty TNHH dược phẩm
Tân An.
Đề tài 3: Nâng cao công tác quản trị nhân lực tại công ty TNHH dược phẩm Tân An.
SVTH: Nguyễn Phương Thanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Bình

×