Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị kinh doanh tại TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 23 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Bức tranh kinh tế thế giới năm 2013 vẫn chưa mấy sáng sửa. Kinh tế Mỹ, chiếc
đầu tàu lớn nhất của kinh tế thế giới năm 2013 do khó khăn tài chính nên kinh tế Mỹ
chưa thể phục hồi. Nền kinh tế Châu Âu vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ
công. Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động của nền kinh tế thế giới, lạm
phát tăng cao và sự trì trệ của thị trường làm cho tình hình kinh tế rất khó khăn. Do đó
để đứng vững cùng nền kinh tế đang phải gồng mình chống chọi cũng như chủ động
đối phó được với những bất ổn, lạm phát đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó
có Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội - là doanh nghiệp dẫn
đầu trong Ngành công nghiệp sản xuất kinh doanh Bia - Rượu - Nước giải khát phải
liên tục học hỏi, thích nghi được với những thay đổi của môi trường, biết chớp thời cơ
để thay đổi những quyết định chủ quan, vội vàng có thể khiến doanh nghiệp phải trả
giá đắt, đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm bảo đảm vị thế cạnh tranh trong trung và dài hạn.
Trong thời gian thực tập thực tế tại công ty; dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của các
anh, chị nhân viên Tổng công ty cùng sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy hướng
dẫn thầy Phùng Mạnh Hùng; em đã có thêm nhiều hiểu biết tổng quan về tình hình
quản trị tại Tổng công ty và hoàn thành báo cáo thực tập thực tế tại Tổng công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng, nỗ lực và giành nhiều thời gian để tìm hiều, thu thập
cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như thực tế của HABECO để hoàn thành tốt Báo cáo
thực tập nhưng do khả năng, trình độ và thời gian có hạn nên sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót và khiếm khuyết. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, nhận xét, đóng
góp ý kiến của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2014
Sinh viên
Doãn Hồng Ninh
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
Báo cáo thực tập tổng hợp


Khoa quản trị doanh nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
I.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HABECO 1
1.1. Giới thiệu khái quát về HABECO 1
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HABECO 1
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 1
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HABECO 2
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh 3
1.2. Tình hình sử dụng lao động của HABECO 3
1.2.1. Số lượng, chất lượng lao động của HABECO 3
1.2.2. Cơ cấu lao động của HABECO 4
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của HABECO 5
2.1. Phương pháp nghiên cứu 7
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 7
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu 7
2.2. Kết quả xử lý dữ liệu 8
2.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản trị chiến lược 8
2.2.5. Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án 15
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 15
PHỤ LỤC 1 17
PHỤ LỤC 2 20
DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
LỜI CẢM ƠN 1
I.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HABECO 1
1.1. Giới thiệu khái quát về HABECO 1
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HABECO 1
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 1
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HABECO 2
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh 3

1.2. Tình hình sử dụng lao động của HABECO 3
1.2.1. Số lượng, chất lượng lao động của HABECO 3
1.2.2. Cơ cấu lao động của HABECO 4
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của HABECO 5
2.1. Phương pháp nghiên cứu 7
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 7
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu 7
2.2. Kết quả xử lý dữ liệu 8
2.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản trị chiến lược 8
2.2.5. Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án 15
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 15
PHỤ LỤC 1 17
PHỤ LỤC 2 20
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
I.KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HABECO
1.1. Giới thiệu khái quát về HABECO
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của HABECO
- Tên đầy đủ tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BIA-RƯỢU-NƯỚC
GIẢI KHÁT HÀ NỘI
- Tên tiếng Anh: Hanoi Beer Alcohol And Beverage Joint Stock Corpration
- Tên viết tắt: HABECO
- Địa chỉ : 183, Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội
- ĐT : (04).38453843 Fax: (04).37223784

- Website : www.habeco.com.vn
- Tổng số vốn điều lệ: 2.318 tỷ đồng.
Tiền thân của Tổng công ty Habeco là Nhà máy Bia Hommel do một người
Pháp tên là Hommel thành lập năm 1890. Ngày 15 tháng 8 năm 1958, chai bia đầu tiên
của Việt Nam mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong
ngành công nghiệp sản xuất bia tại Việt Nam. Năm 1993, nhà máy Bia Hà Nội chuyển
đổi mô hình hoạt động, đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội và đẩy mạnh quá trình đổi
mới thiết bị nâng công suất lên 50 triệu lít/năm. Đến năm 2001, công ty thực hiện dự
án nâng công suất lên 100 triệu lít/năm. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong mở rộng
quan hệ hợp tác quốc tế là việc Tổng công ty ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn
bia Carlberg vào năm 2007. Ngày 16 tháng 6 năm 2008, Habeco chính thức chuyển
đổi mô hình hoạt động sang Tổng công ty cổ phần với tên chính thức là Tổng công ty
cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội. Năm 2010, với việc hoàn thành dự án
đầu tư xây dựng Nhà máy bia công suất 200 triệu lít/năm tại Mê Linh, Hà Nội, với hệ
thống thiết bị đồng bộ hiện đại bậc nhất Đông Nam Á đã đưa Tổng công ty đạt công
suất gần 400 triệu lít bia/năm.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Với mục tiêu trở thành Tổng công ty giữ vai trò chủ đạo trong ngành sản xuất
bia, rượu Việt Nam, trong quá trình sản xuất và kinh doanh Habeco có các chức năng
và nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Xây dựng Tổng Công ty trở thành một Tổng Công ty mạnh, có vị trí quan trọng
trong ngành công nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát.
- Tập trung đầu tư phát triển năng lực sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng
cao trình độ và năng lực quản lý điều hành hoạt động.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
- Sử dụng có hiệu quả các tiềm lực vốn, thương hiệu sản phẩm để phát triển sản

xuất,
kinh doanh có hiệu quả, ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
và quyền lợi, lợi ích của các cổ đông.
- Cung cấp những sản phẩm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng.
- Habeco luôn quan tâm đến các hoạt động hướng về cộng đồng,qua đó thể hiện
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HABECO
Hiện tại, Tổng công ty có 16 công ty con, 7 công ty liên kết và 5 công ty góp vốn
khác. Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức rút gọn công ty mẹ :
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức rút gọncông ty mẹ HABECO
( Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động)
Hình 1.1 cho thấy cấu trúc tổ chức tổ chức tại Tổng công ty Habeco có quy mô
khá lớn và phức tạp, điều này giúp cho Tổng công ty chuyên môn hóa tốt các khâu,
các chức năng trong quá trình kinh doanh. Nhưng cấu trúc trên cũng gây hạn chế trong
quá trình truyền đạt thông tin, phản ứng với các biến động từ môi trường kinh doanh.
Chức năng và nhiệm vụ của một số phòng ban cơ bản của HABECO như sau:
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
2
Đại Hội Đồng Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị
Ban Tổng Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Văn phòng
Phòng Thị trường
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Vật tư-NL
Phòng Đầu tư
Phòng Kỹ thuật

Phòng Quản lý CL
Viện kỹ thuật
Ban ISO
XínghiệpSảnxuất
XínghiệpCơ điện
Phòng Tổ chứcLaođộng
Phòng Kế hoạch
Nhà máy bia HN - ML
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
- Phòng Tổ chức Lao động: Tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, đào tạo phát
triển nguồn nhân lực.
- Phòng Thị trường: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch
Marketing; tổ chức phát triển thị trường; quản trị thương hiệu.
- Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức, quản lý, thực hiện và đánh giá hiệu quả
trong lĩnh vực tài chính- kế toán tại Tổng công ty và giám sát phần vốn góp của Tổng
công ty tại các Doanh nghiệp khác.
- Phòng Vật tư Nguyên liệu: Mua sắm, cung cấp, quản lý vật tư, nguyên liệu
phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
- Ban ISO: Thiết lập, duy trì, quản lý các hệ thống ISO; quản lý công tác an
toàn thực phẩm, môi trường; quản lý hoạt động 5S; Thường trực giúp việc hội đồng
sáng kiến cải tiến của Tổng công ty
1.1.4. Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì nghành nghề kinh doanh của
Tổng công ty HABECO bao gồm các ngành nghềchủ yếu sau:
- Sản xuất và kinh doanh các loại: Bia, Rượu, NGK, cồn, vật tư, nguyên liệu,
thiết bị, phụ tùng có liên quan đến ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát; các loại
bao bì, nhãn hiệu cho ngành bia, rượu, nước giải khát.
- Dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo,
lắp đặt, xây dựng các công trình chuyên ngành Bia, Rượu, NGK.

- Kinh doanh bất động sản: trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng, nhà ở
cho thuê; Kinh doanh du lịch nhà hàng, dịch vụ ăn uống.
1.2. Tình hình sử dụng lao động của HABECO
1.2.1. Số lượng, chất lượng lao động của HABECO
Bảng 1.1.Quy mô và trình độ lao động tại Tổng công ty HABECO (2011 – 2013)
( Đơn vị: người )
Trình độ
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Trên đại học 32 4 34 5 34 4
Đại học 232 31 227 30 246 32
Cao đẳng 32 4 33 4 35 5
Trung cấp 150 20 151 20 152 20
Sơ cấp 292 39 287 38 282 37
Lao động phổ thông 17 2 19 3 19 2
Tổng số lao động 755 100 751 100 768 100
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động – HABECO)
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp

Số lượng lao động HABECO tương đối ổn định qua các năm: Năm 2012 giảm
4 người (0,53%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 17 người(2,3%) so với năm
2012.Trình độ lao động của tổng công ty đang dần được nâng cao. Tỷ lệ lao động có
trình độ đại học
trở lên ngày càng cao và chiếm phần lớn trong tổng số lao động của công ty.
1.2.2. Cơ cấu lao động của HABECO
1.2.2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính
Cơ cấu lao động theo giới tính có sự ổn định qua các năm. Năm 2013 Tổng công
ty có 494 lao động nam chiếm 64,2% và 274 lao động nữ chiếm 35,8%. Tỷ lệ lao động
nam chiếm đa số trong cơ cấu lao động là do lao động trong bộ sản xuất và xí nghiệp
cơ điện do đặc thù công việc nên chủ yếu là lao động nam.

Hình 1.2. Biểu đồ cơ cấu lao động theo giới tính của HABECO (2011 – 2013).
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - HABECO )
1.2.2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Năm2011 Năm 2012 Năm 2013
Hình 1.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của HABECO (2011 - 2013)
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động - HABECO )
Cơ cấu lao động theo độ tuổi của HABECO tương đối ổn định. Tỷ lệ lao động
có độ tuổi trên 45 và dưới 30 ở mức trung bình, tỷ lệ lao động trong độ tuổi từ 30 – 45
chiếm một nửa trong tổng cơ cấu các năm. Độ tuổi lao động từ 30 – 45 chiếm tỷ lệ cao
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
vì đây là độ tuổi mà lao động có cả sức khỏe, trẻ tính năng động sáng tạo lẫn kinh
nghiệm chuyên môn, hơn nữa thì độ tuổi này có sự ổn định hơn về mặt tâm lý.
1.3. Quy mô vố kinh doanh của HABECO
1.3.1 Tổng mức và cơ cấu vố kinh doanh của HABECO

Bảng 1.2. Tổng mức và cơ cấu vốn của Tổng công ty Bia - Rượu –NGK Hà Nội
Đơn vị: 1000 đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Quy mô
Tỷ lệ
(%)
Quy mô
Tỷ lệ
(%)
Quy mô
Tỷ lệ
(%)
Vốn cố định 2.225.185.637 55,7 1.932.648.254 46,3 1.660.810.479 36,5
Vốn lưu động 1.768.986.375 44,3 2.244.803.709 53,7 2.898.469.698 63,5
Tổng mức vốn 3.994.172.012 100 4.177.451.963 100 4.559.280.177 100
( Nguồn Báo Cáo Tài Chính HABECO )
Tổng mức nguồn vốn kinh doanh của năm 2011 tăng 183,3 tỷ đồng ( 4,5%),
năm 2012 tăng 381,9 tỷ đồng (9,1%). Về cơ cấu nguồn vốn có sự dịch chuyển tỷ lệ
vốn cố định sang tỷ lệ vốn lưu động khoảng 10% mỗi năm. Năm 2012 lợi nhuận của
Tổng công ty mẹ tăng 5.47% so với năm 2011 tích lũy từ lợi nhuận đem lại do hiệu
quả đầu tư giúp cho vốn lưu động sản xuất kinh doanh tăng.
1.3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của HABECO
Bảng 1.3. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Bia - Rượu - NGK HN
Đơn vị: 1000 đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Quy mô
Tỷ lệ
(%)

Quy mô
Tỷ lệ
(%)
Quy mô
Tỷ lệ
(%)
Vốn chủ sở hữu 3.102.134.218 77,7 3.396.141.853 81,3 3.716.708.580 81,5
Vốn nợ 892.037.794 22,3 781.310.110 18,7 842.571.597 18,5
Tổng nguồn vốn 3.994.172.012 100 4.177.451.963 100 4.559.280.177 100
( Nguồn Báo Cáo Tài Chính - HABECO)
Cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội là tương đối ổn
định qua các năm. Năm 2011 có sự dịch chuyển cơ cấu nguồn từ Vốn chủ sở hữu sang
Vốn nợ là 3,6%. Sang năm 2013tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn gần như không đổi. Nguồn
vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 4/5 trong tổng nguồn vốncho thấy khả năng chủ động
hoàn toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của HABECO.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của HABECO
Bảng 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Bia – Rượu – NGK Hà
Nội (2010 – 2012)
Đơn vị: 1000 đồng.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu 5.026.577.578 5.601.533.726 6.544.773.829
Lợi nhuận trước thuế 867.473.125 750.180.638 820.997.705
Lợi nhuận sau thuế 771.438.220 658.637.391 694.641.652
( Nguồn Báo Cáo Tài Chính - HABECO)
Doanh thu của HABECO đều tăng qua mỗi năm. Năm 2011 tăng so với năm

2010 khoảng 575 tỷ đồng (11,4%. Năm 2012 doanh thu tăng so với năm 2011 khoảng
943,2 tỷ đồng ( 16,8%). Lợi nhuận trước thuế năm 2011 chỉ đạt 750,2 tỷ đồng, giảm so
với năm 2010 là 117,3 tỷ đồng tương ứng 12,6%.Năm 2012 lợi nhuận trước thuế đã
tăng trở lại gần đạt mốc năm 2010. Việc doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm là do
giá vốn hàng bán tăng mà nguyên nhân chủ yếu là tăng giá nguyên vật liệu sản xuất,
rồi giá xăng dầu, điện cũng tăng đẩy chi phí lên cao, do vậy lợi nhuận giảm.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH
CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
HABECO
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
* Phương pháp xây dựng phiếu điều tra
- Mục đích: Nhằm đánh giá tổng quan các hoạt động bao gồm cả những ưu điểm
và hạn chế của Tổng công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh.
-Nội dung và kết cấu phiếu điều tra: Nội dung điều tra tập trung vào các hoạt
động liên quan tới chuyên ngành Quản trị doanh nghiêp thương mại, bao gồm: Quản
trị chiến lược, Quản trị tác nghiệp DNTM, Quản trị nhân lực, Quản trị dự án, Quản trị
rủi ro Kết cấu phiếu điều tra gồm 25 câu hỏi, đặc trưng các câu hỏi ở dạng đóng,
được thiết kế đơn giản.
- Đối tượng điều tra:Các nhà quản trị, nhân viên có thâm niên công tác lâu năm,
hiểu rõ tình hình Habeco ( Danh sách đối tượng điều tra được đính kèm trong phần
phụ lục1).
* Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
- Mục đích: Thu thập những thông tin, cách nhìn nhận vấn đề của các nhà quản

trị về các hoạt động quản trị tại HABECO.
- Nội dung: Đặt câu hỏi, trao đổi trực tiếp về các vấn đề quản lý với các nhà quản trị.
- Đối tượng phỏng vấn: Nhà quản trị có thời gian công tác lâu năm trong công ty
( Danhsách được đính kèm trong phần phụ lục 1).
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Trong quá trình thực hiện báo cáo tác giả còn sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu
thập từ các Phòng như Phòng thị trường, Phòng Tài chính Kế toán, Phòng Tổ chức
Lao động…;trang điện tử ; các báo cáo tài chính hàng năm của
công ty.
2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu
* Mục đích: Lựa chọn các phương pháp xử lý số liệu phù hợp nhằm cung cấp
những thông tin hữu ích, chính xác cho việc phân tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu.
* Các phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp định tính: Từ những thông tin thu được qua phỏng vấn trực tiếp,
tác giả ghi chép, sắp sếp theo chiều hướng phân tích, chứng minh các luận điểm
nghiên cứu.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
-Phương pháp định lượng: Sử dụng kết quả phiếu điều tra để phân tích các vấn
đề. Phiếu điều tra gồm các câu hỏi về tình hình công tác quản trị tại HABECO và kích
thước mẫu là 10.Sau khi thu về các phiếu điều tra sẽ được tổ chức hiệu chỉnh, để giảm
thiểu các sai sót, tăng chất lượng dữ liệu dử dụng để phân tích. Dữ liệu sau hiệu chỉnh
được nhập vào phần mềm xử lý dữ liệu thống kê Excel để tổng hợp và vẽ những biểu
đồ và phân tích.
2.2. Kết quả xử lý dữ liệu
2.2.1. Tình hình thực hiện công tác quản trị chiến lược
2.2.1.1. Hoạch định chiến lược

Hình 2.1. Kết quả phân tích thực trạng hoạch định chiến lược tại Tổng công ty
HABECO
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Hình 2.1 cho thấy công tác hoạch định chiến lược tại HABECO nhìn chung
được thực hiện ở mức khá, cụ thể:
- Hoạt động phân tích môi trường chiến lược: Có 80% số người điều tra cho rằng
côngtác nàythực hiện ở mức khá và tốt. Hoạt động phân tích môi trường chiến lược
được thựchiện bởi đội ngũ nhân viên có trình độ cao, am hiểu thịtrường và môi trường
kinh doanh, làm việc một cách chuyên nghiệp. Khi thực hiện phân tích môi trường
chiến lược cần phối hợp nhiều công cụ và phải xem xét đồng thời, toàn diện cả 3 môi
trường vĩ mô,
ngành và môi trường bên trong thì mới thu được kết quả có độ chính xác cao.
- Hoạt động phân tích tình thế chiến lược: Có 20 % số người được hỏi đánh giá
hoạt động này còn ở mức trung bình. HABECO đã sử dụng mô thức TOWS để đánh
giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình, qua đó xây dựng các chiến lược phù hợp. Tuy nhiên thì việc sử dụng mô
thức TOWS vẫn chưa hoàn thiện, vẫn chưa khai thác hết lợi ích của công cụ này.
-Hoạt động xây dựng phát và triển năng lực cạnh tranh: Hoạt động được 100%
số người được điều tra cho rằng thực hiện ở mức khá và tốt. Các năng lực cạnh tranh
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
chủ yếu hiện tại đó là truyền thống trăm năm; bí quyết ưu việt; công nghệ sản xuất
hiện đại; nguồn nhân lực kỷ luật, sáng tạo và chuyên môn kỹ thuật cao, các sản phẩm
chất lượng và đa dạng. Nhận thức được những điểm mạnh trong năng lực của mình,
HABECO luôn chú trọng đầu tư, phát triển các năng lực một cách xứng đáng tạo ra
các lợi thế cạnh tranh.
2.2.1.2. Triển khai chiến lược

Hình 2.2. Kết quả phân tích thực trạng triển khai chiến lược tại công ty
HABECO
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Hình 2.2 cho thấy nhìn chung công tác triển khai chiến lược tại Tổng công ty
được thực hiện ở mức tương đối tốt, cụ thể như sau:
- Quản trị mục tiêu ngắn hạn: Hoạt động này được thực hiện ở mức khá, 30%
người trả lời đánh giá ở mức trung bình. Các mục tiêu ngắn hạn như sản lượng, doanh
thu, lợi nhuận, thị phần, đại lý, khách hàng ,được Tổng công ty thiết lập hàng năm và
luôn được
đánh giá đo lường và kiểm soát trong quá trìnhthực hiện. Tuy nhiên thì mục tiêu
cần linh hoạthơn trước sự biến động từ môi trường kinh doanh.
- Xây dựng và triển khai chính sách Marketing: Hoạt động còn nhiều hạn chế,
30%người điều tra cho rằng nó chỉ ở mức trung bình. HABECO phân thị trường thành
thành hai phân khúc thị trường chính đó phân khúc thị trường cao cấp với các sản
phẩm như bia Trúc Bạch dành cho những khách hàng là người thành đạt, thu nhập cao,
cá tính mạnh; phân khúc thị trường bình dân như sản phẩm bia chai Hà Nội, rượu
Vodka cho đa số khách hàng là những người có thu nhập trung bình.Với chính sách
phân phối hiệu quả hiện nay HABECO đã có hơn 400 đại lý trên cả nước. Bên cạnh đó
thì chính sách xúc tiến thương mại chưa được đầu tư xứng đáng, đặc biệt với sản phẩm
ở phân khúc cao cấp.
- Xây dựng cấu trúc tổ chức phù hợp với chiến lược: Theo điều tra, 100% số
người được điều tra đánh giá tốt và khá. Hiện tại công ty đang sử dụng các chiến lược
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
tích hợp, phía trước, tích hợp phía sau, chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược
phát triển thị trường. Việc xây dựng cấu trúc tổ chức theo chức năng là phù hợp với
các chiến lược hiện tại, nó cho phép mức độ truyền tải thông tin diễn ra nhanh hơn, độ

chính xác cao.
- Phát triển văn hóa doanh nghiệp và lãnh đạo chiến lược: Theo điều tra, 90%
sốngười được điều tra cho rằng công hoạt động này thực hiện ở mức khá và tốt. Tổng
công ty luôn nỗ lực để xây dựng một Văn hóa mạnh phù hợp với chiến lược và mang
bản sắc HABECO. Tổng công ty luôn duy trì tính kỷ luật, thống nhất quan điểm, tư
tưởng hành động, chuẩn hóa mọi hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh. Thường
xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội trong công ty nhằm truyền đạt các giá trị,
niềm tin, truyền thống của công ty đến cán bộ công nhân viên như: Hội thao truyền
thống, hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi, hội diễn nghệ thuật quần chúng HABECO
2.2.1.3. Đo lường và kiểm soát chiến lược
Hình 2.3. Kết quả phân tích thực trạng đo lường và kiểm soát chiến lược công ty
HABECO
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Hình 2.3 cho thấy công tác đo lường và kiểm soát của Tổng công ty nhìn chung
được
thực hiện ở mức khá, cụ thể như sau:
- Mức độ thường xuyên trong phân tích môi trường chiến lược: Theo điều tra, 80
% số người được điều tracho rằng hoạt động này được thực hiện ở mức độ trung bình,
còn lại ở mức khá và tốt. Điều đó cho thấy trong quá trình triển khai chiến lược công
ty thường xuyên phân tích môi trường chiến lược bởi tình hình thị trường luôn biến
động và cạnh tranh ngày càng gay gắt, chỉ có vậy mới kịp thời điều chỉnh chiến lược
để đạt được các mục tiêu chiến lược đã định.
-Thiết lập và sử dụng công cụ đo lường hiệu quả chiến lược:Có 80% số người
được điềutra cho rằng nó được thực hiện ở mức khá và tốt. Để biết được một chiến
lược có đạt được kết quả kế hoạch hay không, HABECO đã sử dụng nhiều công cụ để
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp

đo lường như công cụ tài chính, chỉ số mức độ thỏa mãn của khách hàng Công cụ tài
chính là việc xem xét các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thị phần.
-Mức độ thường xuyên điều chỉnh mục tiêu và chiến lược: 80% số người điều tra
đánh giá mức độ đáp ứng là khá, tốt.Môi trường kinh doanh luôn biến động và tác
động trực tiếp vào mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, mục tiêu và chiến lược kinh doanh của
HABECO được điều chỉnh theo thời kỳ và bám sát biến động từ phía môi trường kinh
doanh.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
2.2.2. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản
Hình 2.4. Kết quả phân tích tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ
bản tại Tổng công ty HABECO
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Hình 2.4 Cho thấy tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản tại Tổng
công ty nhìn chung được thực hiện ở mức tốt, cụ thể như sau:
- Chức năng hoạch định: Được đánh giá khá cao, 90% số người được điều tra
cho rằng mức độ đáp ứng là khá và tốt. Cuối mỗi năm tài chính, HABECO đều tổ chức
tổng kết kết quả sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm
tiếp theo, đó là kế hoạch tổng thể của toàn Tổng công ty bao gồm mục tiêu, chiến lược,
chính sách, chương trình và cách thức thực hiện. Việc lập kế hoạch cũng được thực
hiện ở các cấp, bộ phận chức năng trong công ty.
- Chức năng tổ chức:Là hoạt động được công ty thực hiện rất tốt, thể hiện bởi
100% số người được điều tra đánh giá ở mức khá và tốt , một cơ cấu tổ chức hợp lý;
giữ các bộ phận và cá nhân có mối liên hệ, có sự phối hợp tốt nhất để thực hiện mục
tiêu chiến lược
của Tổng công ty. Từ việc phân tích chiến lược; xác định các hoạt động cần làm
đến xác định vị trí của từng bộ phận, cá nhân về phân cấp, phân quyền, trách nhiệm .

- Chức năng lãnh đạo: Các nhà quản trị HABECO là những người hiểu rõ con
người trong hệ thống tổ chức, sự sáng tạo và tính quyết đoán trong quyết định quản trị,
hiểu biết về tâm lý nhân viên; có khả năng giao tiếp, phương pháp lãnh đạo hiệu quả,
khoa học theo phong cách dân chủ. Vì vậy, 90% người được điều tra đánh giá ở mức
khá và tốt.
- Chức năng kiểm soát: Chỉ 10% người được điều tra đánh giá ở mức trung bình.
Quá trình kiểm soát bao gồm xác định các tiêu chuẩn kiểm soát, đo lường kết quả hoạt
động và so sánh với tiêu chuẩn kiểm soát nếu có sai lệch sẽ tiến hành hoạt động điều
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
chỉnh. Chính nhờ quá trình kiểm soát tốt nên việc đạt mục tiêu của công ty trở nên dễ
dàng hơn.
- Thu thập thông tin và ra quyết định quản trị: Tại HABECO thông tin được thu
thập từ cả bên trong và bên ngoài công ty; luồng thông tin bên trong luôn thông suốt
và đảm bảo độ chính xác cao; các luồng thông tin bên ngoài có độ tin cậy khác nhau
được đánh giá, xử lý một các cẩn thận. Hoạt động này được 100% người điều tra đánh
giá ở mức khá và tốt cho thấy mức độ đúng đắn, chính xác từ những quyết định của
các nhà quản trị.
2.2.3. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp
Hình 2.5. Kết quả phân tích tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp tại
Tổng công ty HABECO
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Hình 2.5 cho thấy công tác quản trị tác nghiệp tại Tổng công ty được thực hiện ở mức
khá, cụ thể như sau:
- Quản trị mua hàng: Có 70% số người được điều tra rằng thực hiện khá và tốt.
Quản trị mua của HABECO đã đảm bảo các mục tiêu đủ về số lượng hàng mua, đúng
về chủng loại, kết cấu, mẫu mã; chất lượng đúng theo các tiêu chuẩn chất lượng đã đề

ra; thời gian giao hàng đúng hẹn đáp ứng nhu cầu sản xuất, vận hành của công ty; có
các nhà cung cấp uy tín, lâu dài. Nhưng giá thành mua còn cao do nguồn nguyên liệu
phải nhập khẩu từ nước ngoài và thường xuyên có tình trạng tăng giá cộng với sự biến
động tỷ giá ngoại tệ.
- Quản trị bán hàng: Theo điều tra, 90% số người được điều tra đánh giá mức độ
đáp ứng ở mức tốt và khá. Tổng công ty đã xây dựng và triển khai nhiều chính sách hỗ
trợ bán hàng. Các chính sách quảng bá, khuyến mãi sản phẩm, hỗ trợ khách hàng xuất
phát từ tình hình tiêu thụ và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Nhờ vậy mà sản
lượng tiêu thụ của Tổng công ty luôn tăng qua các năm, số lượng đại lý, điểm bán đã
đạt trên 400.
- Quản trị dự trữ:Hoạt động này được đánh giá khá cao,100% người được điều
tra đánh giá thực hiện ở mức khá và tốt. Hàng hóa Tổng công ty luôn đáp ứng đủ số
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
lượng hàng bán, ít xảy ra hiện tượng thiếu hàng hay tồn kho lớn, chi phí dự trữ thấp.
Tổng công ty có đội ngũ quản trị dự trữ có trình độ, chuyên môn cao; hệ thống kho bãi
rộng lớn, trang bị hiện đại đảm bảo các tiêu chuẩn trong dự trữ hàng hóa.
- Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại:Được 90% số người điều tra đánh giá
công tác này thực hiện ở mức khá và tốt. Tổng công ty luôn nỗ lực cung cấp đến cho
khách hàng những dịch vụ tốt nhất đi cùng với các sản phẩm chất lượng của mình như:
Dịch vụ xúc tiến, dịch vụ cung cấp thông tin; dich vụ nghiên cứu thăm dò thị trường,
dịch vụ tư vấn hỗ trợ, dịch vụ xúc tiến đầu tư; dịch vụ tín dụng tài chính, cung cấp cơ
sở hạ tầng và hệ thống thông tin
2.2.4. Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân sự
Hình 2.6. Kết quả phân tích tình hình thực hiện công tác quản trị nhân lực
tại Tổng công ty HABECO
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)

Hình 2.6 cho thấy công tác quản trị nhân lực tại Tổng công ty được thực hiện ở
rất tốt, cụ thể như sau:
- Tuyển dụng nhân sự: Có 90% số người được điều tra cho rằng hoạt động này
được thực hiện ở mức khá và tốt. Hàng năm Tổng công ty đều tổ chức tuyển dụng
nhân sự nhằm nâng cao chất lượng, số lượng nhân sự giúp thực hiện mục tiêu kinh
doanh. Quy trình tuyển dụng bao gồm: định danh công việc cần tuyển, thông báo
tuyển dụng trên trang web công ty và các phương tiên truyền thông khác, thu nhận và
xử lý hồ sơ, tổ chức thi tuyển, đánh giá ứng viên và quyết định tuyển dụng, cuối cùng
là hội nhập nhân viên mới.
- Bố trí và sử dụng nhân sự: Đa số nhân viên HABECO cho rằng hoạt động bố trí
và sửdụng nhân sự là đúng người, đúng việc; 90% số người được điều tra cho rằng
hoạt động này được thực hiện ở mức khá và tốt. Cán bộ công nhân viên công ty được
làm việc đúng năng lực, sở trường của mình; bên cạnh đó công ty cần quan tâm nhiều
hơn đến nguyện
vọng của mỗi các nhân về vị trí công việc của họ sẽ giúp tăng năng xuất lao
động.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
- Đào tạo và phát triển nhân sự: Có 90% số người được điều tra cho rằng hoạt
động này được thực hiện ở mức khá và tốt.Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của
công việc, HABECO luôn coi trọng công tác đào tạo và phát triển nhân sự nhằm bổ
sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năng chyên môn, nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất cho
cán bộ, nhân viên.
- Đánh giá và đãi ngộ nhân sự: Là một trong các hoạt động mà công ty được
đánhgiá cao nhất, 100% số người được điều tra cho rằng mức độ đáp ứng là khá, tốt.
Đánh giá là cơ sở để thực hiện chính sách đãi ngộ với từng cá nhân. Tổng công ty đã
xây xựng một hệ thống đánh giá gồm các chỉ tiêu đánh giá, các thông tin cần thiết về

kết quả công việc. HABECO tổ chức đãi ngộ thông qua hai hình thức chủ yếu là tài
chính và phi tài chính.
2.2.5. Tình hình thực hiện công tác quản trị rủi ro và quản trị dự án
Hình 2.7. Kết quả phân tích tình hình thực hiện công tác quản trị dự án và
quản trị nhân lực tại Tổng công ty HABECO
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra)
Hình 2.7 cho thấy công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro tại Tổng công ty
được thực hiện ở mức tốt, cụ thể như:
- Quản trị dự án: Công tác này được thực hiện rất hiệu quả, thể hiện ở 100% số
người điều tra cho rằng mức độ đáp ứng là khá và tốt. Mỗi dự án trước khi bắt tay thực
hiện đều được phân tích, thẩm định một cách kỹ lưỡng.Chính vì thế các dự án đầu tư
của công tyđều mang lại hiệu quả rất cao, điển hình là dự án xây dựng nhà máy bia Hà
Nội – Mê Linh công suất 200 triệu lít/năm đưa công xuất Tổng công ty đạt 400 triệu
lít/năm.
- Quản trị rủi ro:Có 90% số người được điều tra đánh giá ở mức khá và tốt. Các
rủi ro được công ty nhận dạng, phân tích một cách cẩn thận, nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn
sự bất ngờ khó đoán. Vì vậy mà công ty cũng đã xây dựng hệ thống các biện phảm
phòng ngừa, né tránh và giảm thiểu mức độ thiệt hại khi nó xảy ra. Các hoạt động tài
trợ được sử dụng như xây dựng các quỹ dự phòng, chuyển giao rủi do bằng cách liên
doanh liên kết với các nhà đầu tư khác. Nhờ đó, HABECO có thể quản trị rủi ro một
cách chủ động.
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
Qua quá trình phân tích, đánh giá về tình hình thự hiện công tác quản trị tại
Tổng côngty Bia -Rượu - Nước giải khát Hà Nội. Tác giả nhận thấy hiện tại Tổng
công ty đang có những ưu điểm và hạn chế sau liên quan đến chyên nghành Quản trị

doanh nghiệp sau:
 Ưu điểm:
- Xây dựng và phát triển năng lực cạnh tranh: Các năng lực cạnh tranh hiện tại
bao gồmtruyền thống trăm năm; bí quyết ưu việt; công nghệ sản xuất hiện đại; nguồn
nhân lực kỷ luật, sáng tạo và chuyên môncao, đã tạo ra lợi thế cạnh tranh hiệu quả cho
HABECO.
- Phát triển văn hóa doanh ngiệp và lãnh đạo chiến lược vững mạnh: HABECO
đã xây dựng được một văn hóa mạnh, mang bản sắc riêng tạo ra động lực thúc đẩy tinh
thần làm việc hiệu quả cho cán bộ công nhân viên.
- Quản trị dự trữ hàng hóa đạt hiệu quả cao: Hàng hóa Tổng công ty luôn đáp
ứng đủ số lượng hàng bán, ít xảy ra hiện tượng thiếu hàng hay tồn kho lớn, chi phí dự
trữ thấp.
- Đánh giá và đãi ngộ nhân sự: Tạo thúc đẩy tinh thần làm việc cao cho nhân
viên do đánh giá đúng thành tích, năng lực cũng như việc sử dụng các công cụ đãi ngộ
hợp lý.
- Quản trị dự án: Các dự án đầu tư của công ty đều mang lại hiệu quả rất cao,
điển hìnhlà dự án xây dựng nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh công suất 200 triệu lít/năm
đưa công xuất Tổng công ty đạt 400 triệu lít/năm.
 Nhược điểm:
- Công tác phân tích tình thế chiến lược: Hiệu quả chưa cao do việc sử dụng mô
thức TOWS còn đơn giản, chưa có chiều sâu nên kết quả phân tích chưa đánh giá hết
được tình thế chiến lược của Tổng công ty.
- Quản trị các mục tiêu ngắn hạn: Các mục tiêu ngắn hạn thiếu tính linh hoạt
trước sự
biến động không ngừng từ phía của môi trường kinh doanh.
- Xây dựng và triển khai chính sách Maketing:Xây dựng chính sách marketing
phù hợp chiến lược chưa được Tổng công ty đầu tư nhiều; lợi thế về marketing chưa
được khai thác đúng mức.
- Quản trị mua hàng: Nguyên vật liệu đầu vào giá vẫn còn cao, chí phí mua
hàng lớn.

Trên cơ sở các hạn chế của Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội tác giả đề
xuất 3hướng đề tài khóa luận như sau:
- Đề tài1: Giải pháp marketing cho triển khai chiến lược thâm nhập thị trường tại
Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Hà Nội.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
- Đề tài 2: Hoàn thiện phân tích TOWS chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty
Bia -
Rượu - NGK Hà Nội
- Đề tài 3: Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược tại Tổng công ty Bia -
Rượu - NGK Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA: QUẢN TRỊ DOANH NGHIÊP Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ và tên sinh viên: Doãn Hồng Ninh Mã sinh viên: 10D100237
Lớp: k46A4 Khoa: Quản Trị Doanh Nghiệp Trường: ĐH Thương Mại
Để tạo điều kiện hỗ trợ cho quá trình viết báo cáo tổng hợp tại Tổng công ty cổ
phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội ( HABECO). Rất mong ông (bà ) tham gia trả lời
những câu hỏi dưới đây có liên quan đến tình hình thực hiện các hoạt động ở các lĩnh
vực quản trị chủ yếu trong DN bằng các đánh dấu X vào phương án lựa chọn theo
hướng dẫn:
1 2 3 4 5
Kém Yếu Trung Bình Khá Tốt
1.THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU TRA
Họ và tên:
Chức vụ :………………………………………………

Thâm niên công tác:
2.CÁC VẤN ĐỀ ĐIỀU TRA
2.1 Tình hình thực hiện công tác quản trị chiến lược
2.1.1. Hoạch định chiến lược
STT Các hoạt động
Mức độ đáp ứng
1 2 3 4 5
1 Phân tích môi trường chiến lược
2 Phân tích tình thế chiến lược
3
Xây dựng/ phát triển năng lực cạnh
tranh
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
2.1.2. Triển khai chiến lược
STT Các hoạt động
Mức độ đáp ứng
1 2 3 4 5
1 Quản trị mục tiêu ngắn hạn
2 Xây dựng/ triển khai chính sách Marketing
3
Xây dựng cấu trúc tổ chức phù hợp chiến
lược
4 Phát triển văn hóa DN/ lãnh đạo chiến lược
2.1.3. Đo lường và kiểm soát chiến lược
STT Các hoạt động
Mức độ đáp ứng

1 2 3 4 5
1
Mức độ thường xuyên trong phân
tích môi trừng chiến lược
2
Thiết lập và sử dụng các công cụ
đo lường hiệu quả chiến lược
3
Mức độ thường xuyên điều chỉnh
mục tiêu và chiến lược
2.2 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ bản
STT Các hoạt động
Mức độ đáp ứng
1 2 3 4 5
1 Hoạch định
2 Tổ chức
3 Lãnh đạo
4 Kiểm soát
5 Thu thập thông tin/ ra quyết định quản trị
2.3. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp
STT Các hoạt động
Mức độ đáp ứng
1 2 3 4 5
1 Quản trị mua
2 Quản trị bán
3 Quản trị dụ trữ hàng hóa
4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
2.4. Tình hình thực hiện công tác quản trị nhân sự
STT Các hoạt động
Mức độ đáp ứng

1 2 3 4 5
1 Tuyển dụng nhân sự
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
2 Bố trí và sử dụng nhân sự
3 Đào tạo và phát triển nhân sự
4 Đánh giá và đãi ngộ nhân sự
2.5. Tình hình quản trị công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro
ST
T
Các hoạt động
Mức độ đáp ứng
1 2 3 4 5
1 Quản trị dự án
2 Quản trị rủi ro
Xin chân thành cám ơn!Bảng : Đối tượng điều tra trắc nghiệm
STT Họ và tên Chức vụ
1 Trần Vũ Phó phòng Thị trường
2 Lưu Thị Hoài Nhân viên phòng Thị trường
3 Đặng Việt Dũng Nhân viên phòng Thị trường
4 Nguyễn Văn Sơn Nhân viên phòng Thị trường
5 Nguyễn Tiến Đạt Nhân viên phòng Thị trường
6 Lê Thị Phương Nhân viên phòng Thị trường
7 Đoàn Ngọc Anh Nhân viên phòng Thị trường
8 Hoàng Thị Minh Hải Nhân viên phòng Thị trường
9 Phạm Huyền Trang Nhân viên phòng Thị trường
10 Phạm Thị Đào Nhân viên phòng Thị trường

Bảng : Đối tượng phỏng vấn chuyên sâu
STT Họ và tên Chức vụ
1 Ông Phùng Đức Cảnh Trưởng phòng Thị trường
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khoa quản trị doanh nghiệp
PHỤ LỤC 2
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản trị chiến lược
2. Giáo trình quản trị nhân lực, 2010 - NXB Thống kê
3. Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp thương mại - NXB Thống Kê
4. Báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội
( HABECO) năm 2010, năm 2011, năm 2012.
5. Báo cáo thường niên của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - NGK Hà Nội
( HABECO) năm 2012.
GVHD: ThS. Phùng Mạnh Hùng
SVTH: Doãn Hồng Ninh
20

×