Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản trị doanh nghiệp tại Công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.68 KB, 16 trang )

Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI T&D
1. Khái quát chung về Công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D.
Công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D là một đơn vị kinh tế được đăng
ký thành lập năm 2005. Tiền thân của công ty cổ phần CP đầu tư phát triển thương mại
T&D là một xưởng sản xuất chế biến thực phẩm T&D.
Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI T&D
Tên giao dịch quốc tế : T&D JOINT – STOCK COMPANY
Tên viết tắt: T&D JSC
Trụ sở chính: 54 Trần Bình- Mai Dịch - Quận Cầu Giấy – Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0465282345
Fax: 0465282345
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP đầu tư phát triển thương mại
T & D
Ngày 09-05-2005, Xí nghiệp T&D ra đời và bắt đầu đi vào sản xuất, đặt tên đơn
vị là xí nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm T&D. Những sản phẩm đầu tiên của xí
nghiệp là bánh xốp,bánh vừng, nước quả ép Trong thời gian đầu này, hầu hết cơ cấu
sản phẩm của xí nghiệp không có gì thay đổi. Nhưng đến đầu năm 2006, nhu cầu các
mặt hàng này giảm 27%. Hợp đồng kế hoạch sản xuất của năm lại chậm, đến tháng 4
mới ký được hợp đồng, nên trong sáu tháng đầu năm xí nghiệp rất lúng túng trong việc
triển khai sản xuất. Để khắc phục tình trạng thiếu việc làm, xí nghiệp chủ trương mở
rộng sản xuất, mở rộng thêm mặt hàng mới như kẹo vừng, kẹo lạc, nước khoáng có
ga… Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm, xí nghiệp đã mua sắm lắp đặt một
dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại, đặc biệt là dây chuyền sản xuất bánh ép. Tính
ưu việt về mặt kinh tế của những dây chuyền sản xuất bánh ép là ở chổ có thể đưa các
loại bánh bích quy chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, các loại bánh vụn và những nguyên
liệu bán thành phẩm dôi dư trong quá trình sản xuất bánh kẹo vào ép ngay thành một
loại sản phẩm mới, không phải qua khâu ngâm tẩm sơ chế rất tốn kém và lãng phí
nguyên vật liệu. Nhờ có dây chuyền sản xuất này, năm 2007, xí nghiệp đã mở rộng


thêm 2 xí nghiệp nữa. Vì vậy, xí nghiệp đã giải quyết được công ăn việc làm cho hàng
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
1
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
trăm công nhân, đã khiến cho các xí nghiệp bạn hàng trong ngành khâm phục. Uy tín
của xí nghiệp được nâng cao, tạo ra thế và lực mới để xí nghiệp đứng vững trên thị
trường.
Để tạo điều kiện cho các xí nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chủ hơn
nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngày 22-12-2008, xí nghiệp quyết định đổi
tên xí nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm T&D thành Công ty CP đầu tư phát triển
thương mại T&D với số vốn góp của 3 cổ đông là 35 tỷ vnđ.
Thực hiện phương châm “ Chất lượng là uy tín, khách hàng là thượng đế”, Công
ty tiếp tục đổi mới công nghệ, sản phẩm, bao bì, hoàn thiện quy trình sản xuất, không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân theo hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001-2000 để phục vụ khách hàng tốt hơn.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D
* Chức năng:
- Là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh bánh kẹo nên công ty giữ vai trò quan
trọng trong việc quản lý đầu ra và đầu vào của dây chuyền sản xuất và tiêu thụ hàng
hóa. Sản xuất bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần xuất khẩu. Sản
xuất sản phẩm kinh tế: Cung cấp những sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đề ra các chiến lược đường lối cho mọi quá trình hoạt động của công ty.
- Thực hiện hoạt động dự trữ các mặt hàng thiết yếu,chủ lực cho các xí nghiệp.
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ, chấp hành mọi quyết định, các chế
độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, tài sản, bảo đảm duy trì và phát triển
nguồn vốn, nộp ngân sách đúng quy định tăng cường đầu tư chuyên sâu, không ngừng
nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ tăng năng
suất lao động.

- Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn tay nghề giỏi đặc biệt đội ngũ nhân viên thị trường. Bảo vệ uy tín của
doanh nghiệp, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường theo quy định của nhà nước.
- Chỉ đạo, tập trung, chi phối và liên kết các hoạt động, kiểm tra, giám sát việc
quản lý sử dụng vốn, tài sản thực hiện các chế độ chính sách, phương thức điều hành
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
2
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thành viên.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho tàng bến bãi.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CP đầu tư phát triển và thương mại T & D
Bộ máy tổ chức của công ty CP đầu tư phát triển và thương mại T & D được tổ
chức theo mô hình kiểu trực tuyến - chức năng.
Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các cấp lãnh đạo song không ra
lệnh cho các phân xưởng sản xuất, mỗi phòng ban đảm nhiệm một chức năng nhất
định. Các quyết định quản lý do các phòng chức năng ( phòng kinh doanh, phòng tài
vụ …) nghiên cứu đề xuất, khi được lệnh sẽ truyền từ trên xuống dưới. Với mô hình tổ
chức này
Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động có toàn quyền quyết
định mọi vấn đề trong Công ty. Việc truyền mệnh lệnh theo hệ thống trực tuyến, người
lãnh đạo ở các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc, mối
quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ trong hệ thống chức năng, còn với hệ
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
3
BAN GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
PHÂN XƯỞNG II
PHÒNG KỸ
THUẬT
PHÂN XƯỞNG I PHÂN XƯỞNG III
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
thống trực tuyến là quan hệ hướng dẫn nghiệp vụ.
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty
+ Hội đồng quản trị: Quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh, có
trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của Giám đốc và những người quản lý
khác. Là cơ quan có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích quyền lợi của công ty, có quyền quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh
doanh, phương án đầu tư và ngân sách hàng năm, hội đồng quản trị còn xác định các
mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược, cơ cấu tổ chức…
+ Ban giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động trong doanh nghiệp và chịu
trách nhiệm về các quyết định đưa ra của mình trước hội đồng quản trị, ban kiểm soát
và đại hội đồng cổ đông. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan hoạt động hàng ngày
của công ty. Quyết định phương hướng, kế hoạch dự án kinh doanh và các chủ trương
lớn của công ty. Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu
quả. Quyết định việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận và các mặt của công ty.
Thay mặt công ty để thực hiện các giao dịch kinh doanh ký kết hợp đồng kinh tế, văn
bản giao dịch theo phương hướng và kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm đối với

việc thực hiện các văn bản đó. Trình báy báo cáo quyết định tài chính hàng năm của
công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức năng, chức danh quản lý trong công ty trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền hội đồng thành viên. Tuyển dụng lao động, cho thôi việc
lao động. Ban hành quy chế quản lý nội bộ, quyết định việc liên doanh, liên kết, giải
thể.
+ Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh,
quản trị, điều hành của công ty.
+ Phòng tổ chức – hành chính: Quản lý và điều hành các vấn đề liên quan tới
công tác tổ chức, quản lý lực lượng lao động, chế độ chính sách với người lao
động, đào tạo, thi đua, khen thưởng kỷ luật, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho
người lao động và công ty. Trực tiếp thực hiện một số nội dung cụ thể về công tác
văn thư, quân y đối với các đơn vị thành viên, kiểm tra sức khoẻ đầu vào cho công
nhân viên của công ty.
+ Phòng tài chính - kế toán: Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác tài
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
4
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
chính kế toán của các xí nghiệp thành viên và của công ty. Tạo nguồn vốn. Quản lý, sử
dụng các nguồn vốn. Thống kê kế toán tổng hợp. Hạch toán kế toán tổng hợp, kế toán
công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty. Quản lý việc sử dụng tài sản,
trang thiết bị của công ty. Bộ phận kế toán có mối quan hệ với tất cả các phòng ban
khác trong công ty. Đây là bộ phận liên quan đến việc hạch toán doanh thu, chi phí vì
vậy nó ảnh hưởng đến hoạt động của công ty. Kế toán trưởng là người giúp việc cho
giám đốc về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính kế toán của công ty, chịu trách nhiệm về
việc mở sổ sách đúng pháp lệnh thống kê, kế toán, báo cáo kết quả hoạt động của công
ty theo quyết định của nhà nước, tổng hợp các số liệu hàng quý, hàng năm, được
quyền kiểm tra đánh giá các loại hàng hóa. Dưới kế toán trưởng có các kế toán viên
phụ trách việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ xuất, nhập, tồn kho hàng ngày, dịch

vụ sửa chữa của công ty và báo cáo cho kế toán trưởng.
+ Phòng kế hạch - kinh doanh: Tham gia định hướng chiến lược phát triển
công ty, chiến lược sản xuất kinh doanh, thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,
giao kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất và điều độ sản xuất cho các đơn vị. Nghiên
cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân phối,
chính sách giá. Phối hợp các phòng ban khác nhau để đưa ra các số liệu dự đoán
về nhu cầu thị trường. Cung cấp đẩy đủ số liệu về tình hình tiêu thụ, giúp bộ phận
makerting nắm rõ được kết quả tiêu thụ sản phẩm và theo vùng thị trường. Tổ
chức các công việc thuộc lĩnh vực bán hàng, marketing, tìm hiểu, điều tra thu nhập các
thông tin hàng ngày trên thị trường, xử lý, sắp xếp các thông tin đó nhằm đưa những
biện pháp hữu hiệu giúp cho công ty và ban lãnh đạo có những ứng xử thích hợp, có
trách nhiệm chào hàng và chiêu hàng.
+ Phòng kỹ thuật: Giám sát, thiết kế ra những sản phẩm có chất lượng cao,
bảo đảm an toàn vệ sinh thực tập, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu
dùng. Tổ chức quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập kho và xuất kho, tư vấn
khách hàng các tính năng của sản phẩm và giải đáp các thắc mắc của khách hàng về
sản phẩm. Phụ trách việc bảo hành sản phẩm.
1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
- Sản xuất kinh doanh bia, rượu, nước giải khát, thức ăn gia súc, gia cầm
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
5
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
- Xuất nhập khẩu thiết bị và các sản phẩm phục vị sản xuất kinh doanh của công ty.
- Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà xưởng, kho tàng , bến bãi.
2. Tình hình sử dụng lao động của công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D
Số lượng lao động của công ty năm 2012 là 140 người, trong đó hội đồng quản
trị gồm có 3 người, giám đốc: 1 người. Phòng tổ chức hành chính: 4 người. Phòng tài

chính-kế toán: 4 người. Phòng kinh doanh: 6 người. Phòng kỹ thuật: 4 người. Ban
kiểm soát: 3 người. Còn lại 3 xí nghiệp gồm: 113 người.
Về chất lượng lao động, với chính sách "trọng người tài" mà Công ty đưa ra đã
đem lại hiệu quả rõ rệt. Ðiều này được thể hiện qua số lượng lao động có trình độ đại
học, cao đẳng tương đối cao và ngày càng tăng. Ðiều đó chứng tỏ Công ty ngày càng
chú trọng đến đội ngũ lao động có trình độ cao. Lực lượng lao động có trình độ cao
chủ yếu là sinh viên vừa tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp nên có thể nói họ là những lao động chưa hề có kinh nghiệm làm việc hoặc mới
chỉ có ít kinh nghiệm nên doanh nghiệp phải bỏ nhiều công sức và tiền của để đào tạo
người lao động. Do nhu cầu của kinh doanh nên lao động được tuyển dụng trong công
ty cũng không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên năm 2011, đơn vị đã tiến hành
sắp xếp lại lao động hợp lý hơn. Do đó số lượng lao động của Công ty năm 2011 giảm
so với các năm trước đó.
Để nâng cao trình độ của đội ngũ lao động đáp ứng sự phát triển của các hoạt
động kinh doanh, hàng năm công ty có cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo nghiệp
vụ chuyên sâu như lớp bồi dưỡng kế toán doanh nghiệp tại các trường đại học lớn
trong nước, cho nhân viên đi học tại các trường đại học lớn trong nước như đại học
kinh tế quốc dân, đại học bách khoa hà nội, để nâng cao kiến thức và đào tạo nghiệp
vụ chuyên môn.
Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên an tâm công tác tốt, công ty luôn luôn
thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của nhà nước nhằm đảm bảo quyền lợi của
người lao động như BHYT, BHXH, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của
cán bộ công nhân viên như tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích cho cán bộ
công nhân viên trong công ty nhằm gợi mở khả năng sáng tạo cũng như xây dựng mối
quan hệ đoàn kết giữa họ. Nhân viên được khuyến khích thực hiện và phải thực hiện
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
6
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
tốt nhiệm vụ của mình. Phát huy tính chủ động, sáng tạo, lòng nhiệt tình và tinh thần

đồng đội để vượt qua mọi thử thách trong công việc. Những lao động có thành tích tốt
trong công tác và được mọi người thừa nhận sẽ được bổ nhiệm vào những vị trí xứng
đáng.
2.2. Cơ cấu lao động của công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D
Lao dộng trong công ty được phân theo cơ cấu gốm có lao động trực tiếp, lao
động gián tiếp (gồm có quản lý và nhân viên). Nhân viên văn phòng được đào tạo
chuyên sâu về các nghiệp vụ. Bên cạnh đó, còn có mạng lưới cộng tác viên giàu kinh
nghiệm và trình độ thuộc các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu đầu ngành
thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau đảm bảo làm thoả mãn các yêu cầu của
quý khách hàng. Trong đó lao động trực tiếp là khối công nhân sản xuất, lao động gián
tiếp chủ yếu là khối phục vụ việc quản lý của công ty

GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
7
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
Đơn vị: Người

(Nguồn trích dẫn : Phòng tổ chức – hành chính)
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo giới tính và theo trình động giai đoạn (2009 - 2012)
Nhận xét : Thông qua bảng thể hiện cơ cấu lao động của công ty cho ta thấy lao
động trong doanh nghiệp có sự cân bằng về giới tính .Nhân viên hầu hết là có trình độ
kỹ thuật cao có thể dễ dàng nắm bắt và tiếp thu công việc một cách tốt nhất làm tăng
hiệu quả cũng như năng suất công việc .Ngoài ra , không thể phủ nhận một đội ngũ lao
động có dày dạn kinh nghiệm .
3. Quy mô vốn kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển thương mại
T&D
Tính đến ngày 1/1/2013 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 171.500 triệu đồng.
Trong đó :

GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
1 Giới tính
+ Nam 77 65 83
+ Nữ 63 40 42
2 Tính chất
+ Lao động gián tiếp 75 50 64
+ Lao động trực tiếp 65 55 61
3 Trình độ
+ Trên đại học 5 6 8
+ Đại học, Cao đẳng 15 18 28
+ Trung cấp 18 21 24
+ Lao động phổ thông 102 60 65
4 Độ tuổi
+ Trên 45 42 11 13
+ 35-45 36 43 50
+ 25-34 45 44 47
+ Dưới 25 17 7 15
Tổng 140 105 125
8
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/209 2011/2010
T.Đối
Tg.TĐối
T.Đối Tg.TĐối
1
Vốn cố định
59.300 62.350 74.400 3.050 5,1% 12.050 19,3%

2 Vốn lưu động
49.280 52.250 97.100 2.970 6,0% 44.850 85,5%
3 Tổng 108.580 114.600 171.500 6.020 5,5% 56.900 49,7%
(Nguồn trích dẫn :Phòng tài chính –kế toán)
Bảng 2: Vốn và cơ cấu vốn trong 3 năm 2009 - 2011
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển
thương mại T&D
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
T.Đối Tg.TĐối T.Đối Tg.TĐối
Vốn chủ sở hữu 75.000 85.300 140.500 10.300 13,7% 59.200 69,4%
Vốn vay 33.580 29.300 31.000 -4.280 -12,7% 1.700 5,8%
Tổng vốn kinh doanh
108.580
114.60
0
171.500 6.020 5,5% 56.900 49,7%
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
9
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán)
Bảng 3: Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm 2010 – 2012
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển thương mại
T&D năm 2009- 2012
(Đơn vị tính: triệu đồng)
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
10

Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Bảng 4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn (2008 – 2011)
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1.Doanh thu hoạt
động BH&CCDV
57.831 62.753 70.167 71.954
2. Giá vốn hàng bán 47.750 52.968 60.672 61.056
3. Lợi nhuận gộp 10.081 9.785 9.495 10.898
4. Chi phí bán hàng 1.761 1.854 1.951 3.011
5. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
6.163 5.896 5.439 5.356
6. Lợi nhuận hoạt
động kinh doanh
2.157 2.035 2.105 2.531
7. Doanh thu hoạt
động tài chính
615 675 688 778
8. Chi phí hoạt động
tài chính
587 512 535 622
9. Lợi nhuận hoạt
động tài chính
128 163 153 156
10. Doanh thu khác 5.238 4.320 2.806 4.036
11. Chi phí khác 4.978 3.950 2.438 3.852
12. Lợi nhuận khác 260 370 368 184

13. Tổng lợi nhuận
trước thuế
2.545 2.568 2.626 2.871
14. Thuế thu nhập
doanh nghiệp
712,6 791,04 735,28 803,88
15. Lợi nhuận sau
thuế
1.832,4 1.848,96 1.890,72 2.067,12
11
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT
TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI T&D
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh luôn nghĩ tới
một tương lai là tồn tại và lâu dài. Vì điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp thu được những
lợi ích lớn dần theo thời gian. Công tác kế hoạch sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có một
tương lai phát triển lâu dài và bền vững.
Công tác hoạch định giúp công ty định ra các mục tiêu, xác lập phương tiện và
nguồn lực cần thiết xác định được mục tiêu. Đồng thời các giai đoạn thực hiện và cho
phép hướng dẫn mỗi thành viên trong công ty biết mình phải làm gì. Không những
vậy, làm tốt công tác hoạch định còn giúp công ty lường trước để có thể hạn chế được
rủi ro.
Đặc biệt , công ty rất quan tâm đến các công tác như :
- Kế hoạch nhân sự
- Kế hoạch tài chính
- Kế hoạch kinh doanh
- Kế hoạch thực hiện công việc
- Kế hoạch marketing

Sau khi hoàn thành công tác xây dựng kế hoạch, ban giám đốc sẽ vạch ra những
việc phải làm và từng công việc cụ thể sẽ được giao cho các bộ phận chuyên trách.
Điều đặc biệt ở công ty là trong quá trình hoạch định các thành viên trong các bộ phận
chuyên trách đều có thể tham gia đóng góp ý kiến đưa ra những quan điểm của mình
trong cách nhìn nhận riêng về các kế hoạch.
Hàng năm công ty còn tổ chức kiểm tra đánh giá các kế hoạch đã thực hiện để xem
xét những gì đã đạt được và những gì còn thiếu xót. Qua đó, công ty sẽ tìm cách khắc
phục và rút ra những vấn đề cần thiết để xây dựng kế hoạch cho năm tới.
Qua quá trình tiến hành kiểm tra kiểm soát chức năng quản trị của doanh nghiệp em
nhận thấy tình hình như sau:
Dữ liệu sơ cấp: Phát ra 10 phiếu điều tra và thu về 10 phiếu điều tra đối các cán bộ chủ
chốt của Công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
12
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
Danh sách điều tra bao gồm:
1.Ông Nguyễn Văn Nguyên-Trưởng Phòng kinh doanh
2.Ông Trần Đức Thảo-Trưởng Phòng tài chính-kế toán
3.Bà Nguyễn Thị Thuý-Phòng kế toán
4.Bà Nguyễn Hồng Luyến-Phòng kinh doanh
5.Ông Phạm Văn Nam-Nhân viên tổ chức-hành chính
6.Ông Nguyễn Văn Ánh-Nhân viên
7.Ông Nguyễn Ngọc Hoà-Nhân viên
8.Ông Nguyễn Thế Anh-Trưởng Phòng tổ chức- hành chính
9.Ông Vũ Ngọc Tú- Nhân Viên
10.Ông Nguyễn Văn Định-Phòng kỹ thuật
Thông qua việc phát phiếu điều tra về vấn đề quản trị của doanh nghiệp ta thu được
kết quả sau:
Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Kém

1.Thực hiện các chức năng quản trị 5 4 1 0
2.Kỹ năng quản trị của các nhà quản trị 2 5 3 0
3.Thu thập và xử lý thông tin 6 2 1 1
4.Ra quyết định quản trị 3 5 1 1
Ta thấy có 2 phiếu đánh giá kỹ năng quản trị của các nhà quản trị ở các cấp là tốt,
5 phiếu khá, 3 phiếu trung bình và 0 phiếu kém. Việc thực hiện các chức năng quản trị
có 5 phiếu đánh giá là tốt, 4 phiếu khá, 1 phiếu trung bình và 0 phiếu kém. Thu thập và
xử lý thông tin có 6 phiếu tốt, 2 phiếu khá, 1 phiếu trung bình và 1 phiếu kém. Vấn đề
ra quyết định có 3 phiếu tốt, 5 phiếu khá, 1 phiếu trung bình và 1 phiếu kém.
Dữ liệu thứ cấp: Qua kết quả thu thập dữ liệu về vấn đề quản trị thì doanh nghiệp còn
tồn tại những vấn đề sau: Việc thu thập và xử lý thông tin vẫn còn yếu kém, chậm chạp
do sự nhận biết và phản ứng chưa được nhanh nhạy, cần chú ý đến nội dung và chất
lượng thông tin cần thu thập. Ra quyết định nhiều lúc còn thiếu chính xác, không
mang tính sáng tạo, cần ra quyết định 1 cách có định hướng, mang tính hệ thống,
khách quan và đạt được hiệu quả một cách tối ưu nhất.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
13
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
Thị trường là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó quyết
định sự tồn tại, phát triển của doạnh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu nhằm giữ
vững củng cố thị trường truyền thống, phát hiện mở rộng thị trường mới là nhiệm vụ
hàng đầu mà Công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D đang thực hiện.
Để mở rộng thị trường và củng cố hình ảnh của mình, công ty đã đầu tư cho hoạt
động markeing quảng cáo sản phẩm. Bao gồm các hoạt động như: quảng cáo trên các
phương tiện thong tin đại chúng, tài trợ cho các hoạt động thể dục thể thao, làm từ
thiện, tham gia các hoạt động xã hội, in lịch và quả tặng khách hàng, đối tác của công
ty vào những dịp đặc biệt.
Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có trình độ nhằm lôi cuốn khách hàng dùng

các sản phẩm của mình.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, để giảm thời gian chi phí đã thuê
doanh nghiệp chuyên làm vấn đề này.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của công ty vẫn còn rất thấp: Hiện nay công ty có
rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như: Công ty bánh kẹo Hải Hà , Hải
Châu, Tràng An, Kinh Đô, Bi Bi Ca, Hữu Nghị, và rất nhiều bánh kẹo nhập ngoại
khác. Các đối thủ cạnh tranh luôn đưa ra các sản phẩm mới đa dạng về chủng loại,
phong phú về kiểu dáng màu sắc không gây trùng lặp, mặt khác các công ty này đã có
uy tín trên thị trường, trong khi đó sản phẩm của công ty ít thay đổi về mẫu mã, kiễu
dáng.
Giá bán của đối thủ cạnh tranh mềm mỏng và thay đổi liên tục theo biến động của
thị trường còn giá bán của công ty cổ phần đầu tư phát triển thương mại T&D đã có
những thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thị trường nhưng thay đổi chưa thường xuyên
vẫn còn cứng nhắc và mức độ thay đổi chưa đáng kể.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
Đối với bất kỳ công ty nào, mà nhất là các công ty sản xuất kinh doanh thì công
tác mua, bán, dự trữ hàng hóa, cung ứng dịch vụ hàng hóa là rất quan trọng. Tất cả
những yếu tố này tạo nên số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hóa Nếu sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng kém, số lượng không đảm bảo, không đúng tiến độ
giao hàng, sẽ nhanh chóng làm mất lòng tin của khách hàng, làm giảm sức cạnh tranh
của sản phẩm.
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
14
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
Để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, công ty đã chú ý
tới nhiều vấn đề:
- Tăng cường công tác quản lý trong mọi khâu của sản xuất.
- Sử dụng nguyên liệu tốt với giá thành hợp lý.
- Quan tâm đến công tác bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu.

Tuy nhiên, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty còn một số vấn đề còn hạn chế
như: Để xây dựng kế hoạch tiêu thụ cần dựa trên những căn cứ cụ thể: doanh thu bán
hàng ở các thời kì trước, các kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể, năng lực bán hàng
và chi phí kinh doanh tiêu thụ. Nhưng do quy mô công ty còn hạn hẹp chưa có phòng
kế hoạch riêng nên công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm do phòng kinh doanh chịu
trách nhiệm chính với sự cộng tác của các phòng khác. Nhân viên của phòng kinh
doanh còn hạn hẹp lại phải kiêm nhiều công việc do vậy mà công tác lập kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm thường là lập kế hoạch trong ngắn hạn, khoảng 1 năm. Vì vậy, hoạt động
tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả chưa cao.
4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp
Con người là nguồn tài nguyên đặc biệt, nếu biết cách sử dụng đúng thì lợi ích mà
nó mang lại hậu quả khôn lường. Do vậy, công ty đã rất chú trọng đến vấn đề đào tạo
và phát triển nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực công ty CP đầu tư phát triển
thương mại đã sử dụng các biện pháp như:
- Tìm kiếm lao động có chất lượng cao, đào tạo đội ngũ lao động trong doanh
nghiệp, trả lương cho người lao động theo năng lực, nâng cao điều kiện làm việc cho
người lao động, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
Tìm kiếm lao động đầu vào có chất lượng cao. Hàng năm công ty đều tổ chức
tuyển dụng thêm nguồn nhân lực nhằm mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động cho côn
ty và bổ sung cho sự thay đổi nhân lực qua các năm.
Để có được lực lượng tay nghề cao mà ít phải tốn kém chi phí đào tạo thì doanh
nghiệp thường chọn lao động có tay nghề cao ngay từ đầu.
Đối với lao động có tay nghề cao thì công ty thường tổ chức các cuộc thi tuyển
nhằm lựa chọn được những lao động có trình độ tốt nhất và phù hợp nhất với công
việc cần tuyển của công ty.
Còn đối với lao động phổ thông công ty thường tuyển những người có kinh nghiệm và
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
15
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp

cho thử việc ngay để xem có đáp ứng được đòi hỏi của công ty hay không
- Đào tạo đội ngũ lao động: Hoạt động đào tạo của công ty bao gồm 2 vấn đề
chính: tập huấn công nghệ mới cho cán bộ quản lý kỹ thuật và kỹ sư của công ty và
đào tạo định hướng công việc cho cán bộ công nhân viên. Đào tạo đính hướng công
việc giúp nhân viên tìm hiểu về văn hóa, phong cách làm việc, mau chóng thích nghi
với môi trường làm việc mới, tạo cho người lao động có ý thức tôn trọng kỷ luật,
không vi phạm quy chế của công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động sẽ gắn bó hơn,
đồng sức đồng lòng giúp công ty phát triển hơn.
Bên cạnh đó, công ty cũng có những biện pháp chú trọng nâng cao chất lượng lao
động. Công ty nâng cao điều kiện làm việc cho người lao động. Trả lương theo năng
lực cán bộ công nhân viên. Tăng tiền lương, tiền thưởng cho cá nhân, tập thể xuất sắc.
Vào các dịp lễ tết, công ty đều thưởng tiền và quà cho các nhân viên để động viên họ
làm việc tốt hơn. Không chỉ vậy, công ty còn tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hóa
đều đặn tạo ra những hoạt động vui chơi giải trí cho người lao động sau thời gian làm
việc căng thẳng, tạo điều kiện để các nhân viên giao lưu với nhau. Hàng năm công ty
cũng tổ chức những chuyến du lịch cho các cán bộ công nhân viên Tất cả những hoạt
động đó đã mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro của doanh nghiệp.
Để khắc phục được những rủi ro doanh nghiệp các nhà quản lý cấp cao cần sự hỗ
trợ tích cực từ các chuyên gia tài chính, nó được coi như là một văn hoá kinh doanh
tốt. Các chuyên gia tài chính cung cấp thông tin nhằm giúp các doanh nghiệp đưa ra
những quyết định tốt và quyết định tốt có nghĩa là ít rủi ro hơn. Giá trị của những đóng
góp này có thể không được ghi nhận nếu bị các doanh nghiệp sử sai mục đích. Trên
thực tế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thường đặt nặng trọng tâm vào hoạt động kinh
doanh , lợi nhuận, doanh thu thay vì tập trung nhiều đến quản lý rủi ro. Nâng cao quy
trình quản lý rủi ro một mặt sẽ tạo ra sự kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả của Hội đồng
Quản trị và Ban giám đốc, mặt khác sẽ giúp tích hợp quy trình quản lý rủi ro vào quá
trình ra quyết định hằng ngày.
Tuy nhiên, hiện tại công tác quản trị dự án và quản trị rủi ro tại công ty chưa được
chú trọng. Vì vậy, hầu hết các hoạt động quản trị dự án, các biện pháp kiểm soát, hạn

chế, khắc phục rủi ro là không có.
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
16
Trường đại học thương mại Khoa Quản trị doanh nghiệp
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trong quá trình thực tập tại Công ty CP đầu tư phát triển thương mại T&D, em
nhận thấy công ty đã đạt được những kết quả nổi bật: Vốn và tài sản của công ty đều
tăng lên đáng kể. Công ty đã có một đội ngũ lao động trẻ có kinh nghiệm và tay nghề
cao,địa điểm thuận lợi cho việc cung cấp hàng hóa đến tay khách hàng một cách tốt
nhất Tuy nhiên thì công ty vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại như: công tác tiêu thụ
sản phẩm, hay năng lực cạnh tranh của công ty còn kém. Công tác thu thập thông tin
chưa tốt, công tác quản trị rủi ro không được chú trọng. Vì vậy, với những tồn tại đã
nêu ở trên em xin đề xuất 2 hướng đề tài để triển khai làm khóa luận tốt nghiệp:
1. Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
cổ phần đầu tư phát triển thương mại T&D
2. Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần đầu tư phát triển
thương mại T&D
GVHD: Th.S. Đào Thị Phương Mai Lớp: K7HQ1B1
SV: Chử Thị Nhung MSV: 11H102028
17

×