Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa quản tri doanh nghiệp tại Công Ty Cổ Phần Dược mỹ phẩm Tenamyd- Chi nhánh Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.54 KB, 26 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
MỤC LỤC
1. Bảng cân đối kế toán của công ty Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Tenamyd –
Chi nhánh Hà Nội tại ngày 31/12/2012
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm
Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội từ ngày 01/10/2012 – 31/12/2012
3. Bảng cân đối phát sinh các tài khoản tại Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm
Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội Quý 4 năm 2012
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế phát triển của nền kinh tế hiện nay là mở cửa và hội nhập. Không
nằm ngoài quy luật đó Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thương mại thế giới WTO. Điều này là một động lực mạnh mẽ khiến cho nền kinh
tế Việt Nam ngày càng có cơ hội phát triển. Nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với
nhiều sự cạnh tranh bên ngoài .
1
SVTH: Phạm Xuân Hưng Lớp: SB 16A
1
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
Trong nền nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, đòi hỏi các
doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phải đổi mới, sáng tạo cũng như có những cơ
chế quản lý chặt chẽ, phù hợp, có như thế doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên
thị trường. Cùng với sự phát triển đó, kế toán luôn đóng một vai trò quan trọng
không thể thiếu trong quá trinh tồn tại và phát triển của các doanh nghiệ hiện nay.
Để tồn tại và phát triển một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất là các
doanh nghiệp sản xuất là phải quan tâm đến tất cả các khâu, các mặt quản lý trong
quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu hồi vốn về sao cho chi phí bỏ ra
là ít nhất và thu được lợi nhuận cao nhất. Có như vậy doanh nghiệp mới có khả
năng bù đắp chi phí bỏ ra và thực hiện vói nghĩa vụ của nhà nước và thực hiện tái
sản xuất lao động
Qua một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd –


Chi nhánh Hà Nội, em đã được tiếp cận với công tác kế toán công ty, nhận thấy
công tác kế toán trong doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết, góp phần to lớn trong
công tác quản lý, đặc biệt là thông tin do kế toán cung cấp chính là những tài liệu
quan trọng để giúp các nhà quản lý đưa ra kế hoạch sản xuất và các nhà đầu tư đưa
ra quyết định đầu tư.
Vì vậy dưới sự chỉ bảo tận tình của các anh chị phòng kế toán và giáo viên
hướng dẫn: Th.S Đào Ngọc Hà em đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp về
Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội
Báo cáo thực tập tổng hợp được chia làm 4 phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi
nhánh Hà Nội.
Phần 2: Tổ chức công tác kế toán, phân tích kinh tế tại Công ty Cổ phần
Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội
Phần 3: Đánh giá khái quát công tác kế toán, phân tích kinh tế của Công ty
Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội
Phần 4: Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2
SVTH: Phạm Xuân Hưng Lớp: SB 16A
2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
KQKD: kết quả kinh doanh
CP: cổ phần
BCTC: báo cáo tài chính
GTGT: giá trị gia tăng
NVL: nguyên vật liệu
TSCĐ: tài sản cố định
VKD: vốn kinh doanh
VCSH: vốn chủ sở hữu

3
SVTH: Phạm Xuân Hưng Lớp: SB 16A
3
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1 Khái quát KQKD của công ty qua 2 năm 2011 - 2012
4
Bảng2.1.
Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần
Dược Mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội2 năm 2011,
2012 14
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Dược
Mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội ( phụ lục 1.1)
20
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán( phụ lục 2.1)
21
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
(phụ lục 2.2).
11
4
SVTH: Phạm Xuân Hưng Lớp: SB 16A
4
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM TENAMYD –
CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm

Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội
1.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên, quy mô và địa chỉ
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dược mỹ phẩm Tenamyd- Chi nhánh Hà Nội
Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà
Nội
Giấy phép kinh doanh số 0113025008 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố
Hà Nội cấp ngày 16/06/2009
Loại hình: Công ty cổ phần
Văn phòng giao dịch tại Hà Nội: 739 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội
ĐT: 04 3664 1025
Fax: 04 3864 7527
Chi nhánh được thành lập vào năm tháng 8 năm 2009, với đội ngũ hơn
120nhân viên do ông Phạm Quang Nghĩa đứng đầu và điều hành. TENAMYD là
một trong những công ty Dược phẩm lớn nhất tại Miền Nam Việt Nam với quy
mô tầm cỡ lớn trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó chi nhánh Tenamyd tại Hà
Nội hoạt động với quy mô toàn miền Bắc nói chung và các tỉnh lân cận. Đội ngũ
nhân viên công ty được cơ cấu cụ thể bao gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, 4
trưởng phòng, 7 kế toán và hàng chục nhân viên văn phòng, trình dược viên, cộng
tác viên, tạp vụ…
Chức năng và nhiệm vụ
Công ty Cổ Phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm
vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:
Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra,
kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật,
tuân thủ các quy định trong hợp đồng kinh doanh. Quản lý và sử dụng vốn theo
SVTH: Phạm Xuân Hưng 5 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
đúng quy định và đảm bảo có lãi. Thực hiện mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với

nhà nước và đảm bảo quyền lợi của người lao động trong công ty.
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Là nhà phân phối dược phẩm, mỹ phẩm và uy tín cả nước, công ty hy vọng
đem đến cho người tiêu dung những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giá thành hợp
lý nhất. Các sản phẩm của công ty được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ
như nhóm thuốc tim mạch có thuốc MEDOTOR – 10, SIMVASTIN 10, 20…,
nhóm thuốc trị cảm cúm như RHUMENOL D500, ACTADOL COLD – FLU,
về nhóm thực phẩm chức năng có viên giải rượu MARTENO… là những dòng sản
phẩm đã được người dân tin dùng trong nhiều năm.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – chi nhánh Hà Nộiđược thành
lập vào tháng 8/2009. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 0113025008 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Với một đội ngũ
nhân viên, trình dược viên đầy nhiệt quyết và sáng tạo, công ty quyết tâm xây dựng
một thương hiệu uy tín trong ngành sản xuất và phân phối dược phẩm mang lại cho
người tiêu dùng trên cả nước sức khỏe và sự an tâm trong cuộc sống.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Hoạt động thường xuyên: Công ty chuyên phân phối các sản phẩm dược
phẩm, mỹ phẩm và có uy tín trong nước, trong đó nhiều sản phẩm đã được các bác
sỹ, dược sỹ và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp và có đội ngũ kinh doanh tại hầu
hết các tỉnh trong khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Sản phẩm chính của công ty bao gồm: dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm
chức năng như MORITA, CALCIBONE, MEDOHEMA , bộ sản phẩm làm
trắng da WHITE LAGOON, bộ sản phẩm chống nhăn SILK LAGOON, các nhóm
thuốc đặc trị về tim mạch như MEDOTOR – 10, SIMVASTIN 10, 20 , sát khuẩn
răng miệng như CAVIDENT, CAVIDENT COOL MIND, tăng cường bổ trí nhớ
như CIBITEX – C300, MEDOTAM 400, nhóm thuốc kháng sinh kháng nấm
như FLUCOSAN, GETAMICIN…
SVTH: Phạm Xuân Hưng 6 Lớp: SB 16A

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
Hoạt động phụ trợ: mở rộng việc hợp tác với các trường học, viện nghiên
cứu, nhà máy sản xuất triển khai thực hiện các dự án lớn, nhỏ với các đối tác lớn có
uy tín trong và ngoài nước nhằm tạo ra những sản phẩm tốt nhất vì mục tiêu sức
khỏe cộng đồng.
Thị trường kinh doanh: Công ty Công ty Cổ Phần Dược mỹ phẩm Tenamyd
– Chi nhánh Hà Nội là một trong những nhà phân phối dược phẩm và thực phẩm
chức năng lớn tại thị trường miền Bắc và khu vực lân cận nói chung.
Phương châm kinh doanh: Cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ
tốt nhất, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng phương án sử dụng sản phẩm hiệu quả, với
chi phí hợp lý.Tiêu chí hàng đầu được đặt ra cho công ty đó là: Health is happiness
(Sức khỏe là hạnh phúc).
1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
1.3.1. Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Giám đốc chi nhánh: quản lý hoạt động của toàn bộ công ty, chịu trách nhiệm
trước hội đồng thành viên và pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Điều hành công tác lao động tiền lương, các chế độ về tiền lương, tuyển
dụng lao động…
Phó giám đốc: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc giao phó.Thay
mặt giám đốc giải quyết các công việc nội vụ, đôn đốc thực hiện công việc của các
phòng ban, có trách nhiệm báo cáo thường xuyên với giám đốc.
Phòng nhân lực: Quản lý bộ phận nhân lực của công ty, căn cứ vào nhu cầu
nhân lực để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo mới trình ban giám đốc phê duyệt.
Phòng tài chính – kế toán: Tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài
chính, hạch toán và thống kê. Theo dõi, phân tích, phản ánh tình hình biến động tài
sản, nguồn vốn tại công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho
Tổng giám đốc trong công tác điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Phòng kinh doanh: đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh trực tiếp chịu trách
nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị- bán hàng tới các khách hàng và khách hàng
tiềm năng của Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về Doanh số, Thị phần,

Phòng kiểm định chất lượng sản phẩm: thực hiện
việc kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm, tổ chức thực hiện,
SVTH: Phạm Xuân Hưng 7 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, đồng thời liên kết hợp
tác với nhà máy sản xuất.
Bảng 1.1.Khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Dược Mỹ
phẩm Tenamyd trong 2 năm 2011 – 2012
Đơn vị : Đồng
CHỈ TIÊU 2011 2012
SO SÁNH 2012/2011
SỐ TIỀN Tỷ lệ (%)
1. DT BH&CCDV 89.480.890.922
113.593.623.62
2 24.112.732.680 26.95
2. DT thuần về BH&CCDV 87.045.273.320 108.048.282.000 21.003.008.680 24.13
3. Giá vốn hàng bán 36.955.184.380 49.183.079.470 12.187.895.090 32.98
4. LN gộp BH&CCDV 52.525.706.540 64.410.544.130 11.884.837.590 22.62
5. DT HĐTC 45.524.482 49.778.849 4.254.367 9.34
6. Chi phí tài chính 181.465.059 223.085.035 41.6190976 22.93
7. Chi phí bán hàng 1.292.371.486 2.024.896.131 732.524.645 56.68
8. Chí quản lý doanh nghiệp 8.515.673.490 8.141.221.312 (374.452.178) (4.40)
9. LN thuần từ HĐKD 2.900.524.067 3.042.795.334 142.271.267 4.91
10.Tổng LN kế toán trước thuế 3.151.801.565 3.189.575.401 37.773.836 1.20
11. LN sau thuế TNDN 3.151.801.565 3.189.575.401 37.773.836 1.20
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)


Nhận xét: Báo
cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm cho ta thấy lợi nhuận sau thuế năm

2012 tăng so với năm 2011 là 37.773.836 đồng tương ứng là 1,2%. Cụ thể: Doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 so với năm 2011 tăng
21.003.008.680 đồng tương ứng tăng 24,13%. Giá vốn hàng bán của năm 2012 so
với năm 2012 tăng 12.187.895.090 đồng tương ứng tăng 32,98% . Doanh thu hoạt
động tài chính của doanh nghiệp năm 2012 so với năm 2011 tăng 9,34%, chi phí tài
chính tăng 22,93% điều này chứng tỏ doanh nghiệp không những vay vốn mở rộng
sản xuất mà còn đầu tư vào các tổ chức tín dụng ngân hàng nhiều hơn, chi phí bán
hàng tăng đột biến tới 56,68% do khủng hoảng chung của nền kinh tế và chứng tỏ
công tác quản lý bán hàng của công ty chưa được tốt.Chi phí quản lý doanh nghiệp
SVTH: Phạm Xuân Hưng 8 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
của công ty năm 2012 giảm 4,40% so với năm 2011 vì vậy doanh nghiệp đã thực
hiện tốt tình hình sử dụng và quản lý chi phí doanh nghiệp.Từ đó làm lợi nhuận
thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012 tăng 4,91%, tương
ứng tăng 142.271.267 đồng.Tóm lại tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
có chiều hướng đi lên, tuy nhiên công ty vẫn cần có những chính sách quản lý tốt
hơn để đảm bảo sự phát triển của công ty.
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DƯỢC MỸ PHẨM TENAMYD - CHI NHÁNH HÀ NỘI
SVTH: Phạm Xuân Hưng 9 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần dược mỹ phẩm Tenamyd - chi
nhánh Hà Nội
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại công ty
2.1.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần dược mỹ phẩm Tenamyd - chi nhánh Hà Nội hiện
đang áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung.Tại chi nhánh chỉ có nhân
viên kế toán làm nhiệm vụ tiếp nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ sau đó chuyển về
phòng kế toán trung tâm.Phòng kế toán trung tâm tiếp nhận chứng từ chuyển lên, tiến
hành phân loại, phản ánh vào các sổ sách thích hợp, tính toán các chỉ tiêu định kỳ lập

các báo cáo tài chính.
Chức năng và nhiệm vụ của từng vị trí
Kế toán trưởng: Chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, phân tích và
kiểm tra số liệu, kiểm soát việc thực hiện chế độ tài chính kế toán của nhà nước tại
công ty. . Tiếp nhận, kiểm tra và đối chiếu cân đối số liệu. Lập báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, bảng cân đối kế toán định kỳ/đột xuất. Ðịnh kỳ (hàng tháng vào
ngày mùng 10) trưởng phòng kế toán có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức phân
tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt
động kinh doanh.
Kế toán thuế: Cập nhập hoá đơn…Kiểm tra, chỉ đạo và xử lý xung quanh
việc hoàn thành báo cáo quyết toán thuế. Cùng với Kế toán viết hoá đơn bàn giao,
nhận lại các quyển hoá đơn và nội dung ghi trên hoá đơn. Lập bảng kê thuế giá trị
gia tăng đầu vào, đầu ra và làm tờ khai thuế giá trị gia tăng.báo cáo thống kê theo
đúng chế độ quy định nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn. Làm báo cáo quyết toán
tài chính kịp thời.
Kế toán công nợ và tiền lương: Phải thực hiện đối chiếu và lập biên bản đối
chiếu công nợ với mỗi khách hàng một tháng một lần; Cập nhật tình hình của khách
hàng về khả năng kinh doanh và tiềm lực tài chính để tư vấn cho các bộ phận kinh
doanh và Giám đốc biết được kịp thời nhằm tránh phát sinh công nợ khó đòi. Cập
nhập chứng từ thu chi khi kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng .Đồng thời có nhiệm
vụ chấm công để tính lương cho các bộ phận. Căn cứ vào bảng lương của từng đơn
vị tiến hành trích lập và phân bổ tiền lương.
SVTH: Phạm Xuân Hưng 10 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
Kế toán kho: Có trách nhiệm thực hiện việc lập đầy đủ và kịp thời các chứng
từ nhập xuất vật tư, hàng hóa khi có nghiệp vụ phát sinh, theo dõi công nợ nhập
xuất vật tư, lập biên bản xác minh công nợ theo định kỳ ( hoặc khi có yêu cầu ), nộp
về Phòng kế toán, kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các
trường hợp thiếu hụt vật tư, hàng hóa theo quy định, phối hợp với thủ kho nhanh
chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hóa cho khách hàng…

Kế toán quỹ: Nhận thu chi quỹ tiền mặt.Lên thông báo quỹ và hàng ngày
kiểm quỹ đối chiếu với sổ sách kế toán đảm bảo quỹ khớp.Hàng ngày chuyển các
chứng từ thanh toán ra ngân hàng, nhận sổ phụ.Lập sổ theo dõi các hợp đồng, giấy
tờ đã đóng dấu (Chỉ đóng dấu các giấy tờ có chữ ký của giám đốc hoặc người được
giám đốc ủy quyền).
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
2.1.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
-Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
- Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 dương lịch hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ).
- Hình thức kế toán: Hình thức nhật ký chung trên máy vi tính
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Giá xuất hàng tồn kho theo phương pháp đích danh
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp khấu
hao theo đường thẳng
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Chi phí đi vay ghi nhận vào chi phí tài
chính trong năm khi phát sinh
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng: Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
có tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán
số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: Việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có
SVTH: Phạm Xuân Hưng 11 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
tuân thủ đầy đủ 04 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại
Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Việc ghi nhận doanh thu hoạt động tài

chính có tuân thủ đầy đủ 02 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy
định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.
2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
2.1.2.1 Tổ chức hạch toán ban đầu
Chứng từ mà công ty sử dụng thực hiện theo đúng nội dung quy định
của luật kế toán và quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày20/03/2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính. Hệ thống chứng từ kế toán công ty bao gồm:
Hệ thống chứng từ tiền tệ: Hóa đơn GTGT, Giấy báo nợ của ngân hàng;
Phiếu thu; Chứng từ xin chi; Chứng từ duyệt chi; Phiếu chi, Giấy báo có, Giấy đề
nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kiểm kê quỹ.
Hệ thống chứng từ hàng tồn kho: Hóa đơn mua NVL; Phiếu nhập kho;
Chứng từ xin xuất; Chứng từ duyệt xuất; Phiếu xuất kho; Thẻ kho; Biên bản kiểm
kê vật tư.
Hệ thống chứng từ lao động và tiền lương: Bảng chấm công; Phiếu giao
khoán; Biên bản kiểm tra chất lượng công trình, công việc hoàn thành; Bảng phân
bổ tiền lương và BHXH; Bảng thanhtoán lương và BHXH.
Hệ thống chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ;Biên bản thanh lý
TSCĐ; Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành; Biên bản đánh giá lại
TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Quyết định tăng giảm TSCĐ.
Quy trình lập và luân chuyển chứng từ ở Công ty Cổ phần dược mỹ phẩm
Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội
Bộ phận kế toán lập hoặc tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.Chứng từ được
đối chiếu đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, sau đó, Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào
đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan hoặc trình Giám đốc duyệt.Các chứng
từ lúc này được phân loại và sắp xếp để ghi sổ kế toán.Kế toán liên quan sẽ có trách
nhiệm lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán đó.Khi kết thúc năm tài chính, báo cáo
quyết toán được duyệt, chứng từ một phần được lưu trữ tại phòng kế toán còn lại
đưa vào kho lưu trữ của công ty.
SVTH: Phạm Xuân Hưng 12 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà

- Ví dụ về trình tự luân chuyển của 1 số chứng từ trong công ty
+ Phiếu chi
Bước 1: Bộ phận phụ trách viết phiếu đề nghị thanh toán, người lập phiếu,
phụ trách bộ phận ký vào phiếu.
Bước 2: Chuyển phiếu đề nghị thanh toán cho bộ phận kế toán phê
duyệt, kế toán trưởng duyệt rồi chuyển lên cho giám đốc phê duyệt nội dung chi.
Bước 3: Bộ phận kế toán đánh phiếu chi làm 3 liên.Liên 1 lưu lại công ty, 1
liên cho kế toán quỹ lưu để xuất tiền, 1 liên đưa cho người nhận tiền.
Quá trình tiếp nhận chứng từ, ví dụ như phiếu chi diễn ra như trên. Kế toán là
người chịu trách nhiệm kiểm tra thông tin trên phiếu chi, đối chiếu với các giấy tờ
liên quan như hợp đồng, hóa đơn chứng từ…
2.1.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán tại công ty áp dụng theo danh mục hệ
thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Các TK sử dụng chủ yếu:
Loại tài khoản 1: TK 111, 1111, 112, 1121, 131, 1311, 133, 1331, 138, 1381,
1388, 141, 153, 156, 157.
Loại tài khoản 2: TK 211, 2113, 2114, 214, 2141, 242, 244
Loại tài khoản 3: TK 331, 333, 3331, 334, 335, 336, 338, 3382, 3383, 3384
Loại tài khoản 4: TK 421, 4212
Loại tài khoản 5: TK 511, 5111, 512, 5121, 531, 5311
Loại tài khoản 6: TK 6417, 632, 6321, 641, 6411, 6417, 64172, 64173
Loại tài khoản 8: TK 811
Loại tài khoản 9: TK 911
Công ty quản lý thuốc theo lô và date. Khi thuốc nhập về, Kế toán nhập vào
máy tính, kế toán định khoản Nợ TK 156, Có TK 3362, chuyển phiếu nhập kho cho
thủ kho, thủ kho căn cứ vào đó để kiểm kê hàng hóa và cho nhập hàng.
Vận dụng các TK vào kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu tại công ty:
Kế toán nghiệp vụ mua hàng tại công ty

SVTH: Phạm Xuân Hưng 13 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
- Ngày 02/1/2012 Công ty nhập 24 túi giấy 2 lớp của công ty cổ phần TNHH
VƯƠNG GIA trị giá 654.545 VNĐ, thuế GTGT 10%, tiền hàng chưa thanh toán, kế
toán ghi:
Nợ TK 1562 : 654.545
Nợ TK 133 : 65.454
Có TK 331: 719.999
Kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty
- Xuất kho bán cho công ty TNHH Thương Mại Mỹ Hoa – số 30 đường Tô
Hiến Thành, phường Trần Hưng Đạo, Thành phố Hạ Long 10000 viên
MEDOFALEXIN, đơn gía 1714đ/viên, 10000 ống gentamicin đơn giá 1714đ/ống,
8100 viên ACTADOL đơn gía 476,19đ/viên, 7000 viên OMEVINGI đơn giá
200đ/viên, tổng giá trị lô hàng là 50.573.025 GTGT 10%, Hóa đơn GTGT số
0009422 ngày 14/11/2012, khách hàng chưa thanh toán.
Nợ TK 131: 53.101.676
Có TK 511: 50.573.025
Có TK 3331: 2.528.651
Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp tại công ty
- Ngày 22/12/2012 Căn cứ vào hóa đơn GTGT của xí nghiệp vận dụng xe toa hàng
Hà Nội về cước phí vận chuyển hàng cho bộ phận bán hàng và phiếu chi tiền mặt,
kế toán ghi:
Nợ TK 641 6.690.909
Nợ TK133 669.091
Có TK 111 7.360.000
2.1.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán tại công ty được tuân theo các quy định của luật
kế toán theo điều 25, 26, 27, 28, Nghị định số 129/2004/NĐ – CP ngày 31/05/2005
của Chính phủ và quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài
chính.

Công ty Cổ phần Dược phẩm Tenamyd - Chi nhánh Hà Nội thực hiện việc
ghi sổ kế toán bằng máy vi tính được thực hiện trên phần mềm Excel
Hình thức sổ kế toán: công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung. Các loại sổ
kế toán bao gồm: Sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt; sổ cái các tài khoản, sổ
chi tiết vật tư…
SVTH: Phạm Xuân Hưng 14 Lớp: SB 16A
(6)(6)
(4)
(4)
(5)
(5)
(3)
(1)
(1)
(2b)
(2a)
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ kế toán chi !ết.
Sổ cái.
Bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.(5)
Bảng chi !ết số phát sinh.
Các báo cáo kế toán.
Sổ quỹ
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
Sổ. thẻ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ chi tiết chi phí quản lý – kinh doanh, sổ
chi tiết doanh thu, sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp, sổ chi tiết phải thu của
khách hàng…
Kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra để làm căn cứ ghi sổ,
trước hết nhập nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào phần mềm kế toán, máy

tính sẽ tự động xử lý nhập dữ liệu vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát
sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó máy tự
động lấy số liệu trên sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái theo các tài khoản liên quan
đến nghiệp vụ kinh tế.
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán
Nguồn: Phòng kế toán)
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối kỳ.
: Quan hệ đối chiếu.
(1): Căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra tiến hành
định khoản và ghi trực tiếp vào Nhật ký chung theo quan hệ thời gian và đối ứng tài
SVTH: Phạm Xuân Hưng 15 Lớp: SB 16A
(6)
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
khoản. Riêng đối với những chứng từ liên quan đến kế toán chi tiết cần hạch toán
chi tiết thì đồng thời được ghi vào các sổ chi tiết.
(2) Các chứng từ liên quan đến tiền sẽ được hạch toán vào sổ quỹ để
theo dõi, đến cuối ngày tổng hợp lại để xét duyệt và ghi vào sổ Nhật ký chung.
(3): Hằng ngày, căn cứ vào các bút toán đã ghi trên sổ trên Nhật ký chung để
ghi vào sổ cái các tài khoản.
(4): Cuối tháng, căn cứ vào các sổ chi tiết để lập các bảng chi tiết số phát
sinh và căn cứ vào sổ cái để lập bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.
(5): Sau đó đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa các tài khoản tổng hợp trên bảng
đối chiếu số phát sinh, giữa bảng đối chiếu số phát sinh với Bảng chi tiết số phát
sinh.
(6): Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu, căn cứ vào Bảng đối chiếu số phát
sinh và các Bảng chi tiết số phát sinh để lập các báo cáo kế toán.
2.1.2.4 Tổ chức hệ thống BCTC
Hệ thống BCTC của công ty được lập tuân thủ theo quyết định số

15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Công ty sử dụng
hệ thống báo cáo như sau:
1. Bảng Cân đối kế toán -
Mẫu số B01-DN
2. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DN
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DN
Được lập theo phương pháp trực tiếp.
4. Bảng cân đối các tài khoản - Mẫu số F01-DN
5. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DN
Thời điểm lập các báo cáo tài chính : Công ty lập báo cáo
tài chính vào cuối năm
BCTC do phòng kế toán lập vào cuối năm tài chính, và được lập bằng đồng
Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực kế toán
Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành về kế toán tại Việt
SVTH: Phạm Xuân Hưng 16 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
Nam.Công ty nộp BCTC năm nay vào cuối tháng 1năm sau cho công ty mẹ, sau đó
công ty mẹ tổng hợp rồi nộp cho Cục thuế vào ngày 30/03.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kế toán
Tại công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Tenamyd – Chi
nhánh Hà Nội, bộ phận thực hiện công tác phân tích kinh tế là phòng Tài chính – kế
toán và do Kế toán trưởng chịu trách nhiệm thực hiện với sự tham gia cung cấp số
liệu của các phòng chức năng.
Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế tại công ty vào cuối kỳ kế toán, kế toán
lấy số liệu để sử dụng phân tích là những số liệu đã khóa sổ kế toán.
2.2.2 Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị
Công ty tiến hành phân tích tình hình tài chính, tình hình doanh thu,
tình hình chi phí kinh doanh và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, để thấy được
diễn biến hoạt động kinh doanh của mình dưới sự tác động của các nhân tố chủ

quan và khách quan, từ đó tìm ra được nguyên nhân để có cách khắc phục, đồng
thời giúp giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh.
Nội dung phân tích doanh thu: Tổng doanh thu BH& CCDV và doanh thu
HĐTC; Tổng chi phí KD: là toàn bộ chi phí bỏ ra trong kỳ kinh doanh.
Tỷ suất chi phí là tỷ lệ % giữa tổng CP trên tổng doanh thu.
Nội dung phân tích chi phí:
Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí: phản ánh thay đổi tỷ suất CP giữa 2 kỳ.
Mức tiết kiệm hay lãng phí chi phí: Với mức doanh thu trong kỳ và mức tăng
giảm tỷ suất chi phí thì doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí bao nhiêu chi phí.
Nội dung phân tích lợi nhuận:Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp; Tỷ
suất lợi nhuận trên tổng doanh thu; Hệ số doanh thu trên VKD; Hệ số lợi nhuận trên
VKD.
Phân tích tình hình tài chính: thông qua các nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài
chính, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lợi…
2.2.3 Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa
trên số liệu của các báo cáo tài chính
SVTH: Phạm Xuân Hưng 17 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn mà công ty thường sử dụng là ROA
và ROE
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROA: cho biết hiệu quả sử dụng tài sản trong
việc tạo ra doanh thu tức cho biết một đồng lợi nhuận kiếm được phải sử dụng bao
nhiêu bao nhiêu đồng tài sản. Nếu tỷ suất này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp
làm ăn có lãi.Tỷ suất càng cao cho thấy doanh nghiệp làmăn càng hiệu quả. Còn
nếu tỷ suất nhỏ hơn 0, thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE: cho biết hiệu quả sử dụng
vốn trong việc tạo lập doanh thu tức một đồng tài sản được tạo ra phải bỏ ra bao
nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng
vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông
với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động

vốn, mở rộng quy mô.
Bảng 2.1.Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của công ty Dược Mỹ phẩm
Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội năm 2011 – 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012
so sánh 2012/2011
+/- %
1.Doanh thu VNĐ 89.480.890.922 113.593.623.622 2.411.273.268 26.95
2.Tổng tài sản
bình quân VNĐ 44.139.874.843 54.612.222.542 10.472.347.699 23,72
3.Vốn chủ sở hữu
bình quân VNĐ 7.191.152.750 10.530.468.780 3.339.316.030 46.44
4.Lợi nhuận sau
thuế VNĐ 3.151.801.565 3.189.575.401 37.773.836 1.20
5. ROA % 0,07 0,058 (0,012)
6. ROE % 0,44 0,3 (0,14)
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy:
Tổng tài sản bình quân năm 2012 tăng so với năm 2011 là 10.472.347.699 đồng
SVTH: Phạm Xuân Hưng 18 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
tương ứng với tỉ lệ tăng 23,72%.
Vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 so với năm 2011 tăng 3.339.316.030 đồng
tương ứng tỷ lệ tăng 46,44 %.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 37.773.836,
tương ứng với tỷ lệ tăng 1,2%. Điều này cho thấy Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ kinh doanh của mình.
Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân năm 2011 là 0,07, tức là 1 đồng
VKD bỏ ra thu được 0,07 đồng lợi nhuận; sang năm 2012, 1 đồng VKD bỏ ra thu được
0,058 đồng lợi nhuận. Như vậy so với năm 2011 thì năm 2012 khả năng sinh lời giảm
0,012 đồng.
Hệ số lợi nhuận trên VCSH năm 2012 là 0,44, tức là 1 đồng VKD bỏ ra thu

được 0,44 đồng lợi nhuận, so với năm 2011thì năm 2012 khả năng sinh lời giảm
0,14 đồng.
Tóm lại, qua phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn dựa vào
số liệu của BCTC ta thấy: Nhìn chung hệ số lợi nhuận ròng trên nguồn vốn chủ sở
hữu và tài sản giảm so với năm trước, cho thấy khả năng tạo doanh thu của một
đồng vốn là chưa tốt, đây là điều mà công ty cần phải có kế hoạch để thay đổi, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ
CỦA CÔNG TY CP DƯỢC MỸ PHẨM TENAMYD – CHI NHÁNH HÀ NỘI
SVTH: Phạm Xuân Hưng 19 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán.
3.1.1 Ưu điểm.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Được tổ chức tương đối gọn nhẹ và chặt
chẽ, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kế toán trưởng
và các kế toán viên là những người được đào tạo theo đúng chuyên môn, ngành
nghề và đảm nhận các phần hành phù hợp với khả năng, trình độ nghiệp vụ của
mình.
Về hệ thống chứng từ kế toán: Sử dụng tại công ty tuân theo đúng các quy
định trong chế độ về danh mục, quy trình lập và luân chuyển chứng từ. các chứng từ
được lập kịp thời và đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán: Là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và đặc
điểm kinh doanh của Công ty.
Về hệ thống báo cáo kế toán toán: Được lập đầy đủ, theo đúng mẫu quy định
và đảm bảothời hạn nộp. Ngoài ra công ty còn lập thêm các báo cáo quản trị theo
yêu cầu của ban giám đốc để phục vụ cho công tác quản lý.
3.1.2 Hạn chế
Về tổ chức hạch toán ban đầu: Trong một số trường hợp, việc nhân viên kế
toán viết sai, viết nhầm hóa đơn vẫn xảy ra, không những gây khó khăn cho công
tác bán hàng, công tác ghi chép kế toán mà còn gây khó khăn và mất tiến độ làm

việc cho phòng Kế toán trong việc xác nhận, sửa chữa, lập biên bản, giải trình
Việc tập hợp, luân chuyển chứng từ từ việc bán hàng lên phòng kế toán còn
chậm trễ dẫn tới công việc dồn vào cuối kỳ nhiều khiến cho việc theo dõi sổ sách
không được cập nhật, đôi khi hạch toán không chính xác.
Về sử dụng tài khoản: Công ty có rất nhiều khách hàng, ngoài một số ít
khách hàng thanh toán ngay, có khách hàng trả chậm. Tuy nhiên công ty chưa trích
lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi theo nguyên tắc thận trọng.
Tại một số thời điểm số liệu trong sổ kế toán với vật tư thực tế còn lại
trong kho không trùng khớp nhau do vật tư đã được lập phiếu xuất kho và ghi sổ kế
toán nhưng vẫn chưa được chuyển đi hết do khách hàng còn gửi lại kho.
SVTH: Phạm Xuân Hưng 20 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế.
3.2.1 Ưu điểm
Công tác phân tích kinh tế tiến hành vào cuối kỳ kế toán đã giúp đưa ra cho
doanh nghiệp khả năng khai thác hiệu quả kinh doanh đồng thời thấy được những
khó khăn nhằm khắc phục để đạt được tối đa hóa lợi nhuận cho công ty.
3.2.2 Hạn chế
Tổ chức công tác phân tích: Công ty chưa tổ chức bộ phận phân tích chuyên
biệt mà do phòng kế toán kiêm nhiệm. Công ty thực hiện làm BCTC theo tháng,
nên công việc của phòng kế toán gia tăng. Các nhân viên trong phòng kế toán
nghiệp vụ không chuyên về phân tích, nên việc phân tích số liệu gặp khó khăn,
thiếu chính xác, và có thể không kịp thời.
Công ty chỉ phân tích kinh tế tài chính từ 2 đến 3 năm gần nhất mà chưa so
sánh với số liệu của nhiều năm nên không có cái nhìn khái quát về tình hình biến
động tài chính của doanh nghiệp cũng như môi trường ngành.
Trong điều kiện chi phí không ngừng tăng, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
toàn cầu… khiến giá thuốc có sự biến động lớn, việc phân tích chi phí và giá thành
sản phẩm là quan trọng và cần thiết nhưng công ty chưa có sự đầu tư phân tích một
cách thường xuyên.

Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty (Bảng 2.1), các chỉ
tiêu ROA, ROE năm 2012 giảm so với năm 2011 khiến cho công ty gặp khó khăn
trong việc vay vốn, một số cổ đông có biểu hiện rút vốn khiến cho nguồn vốn chủ
sở hữu không được ổn định. Vì vậy không thể đánh giá được chính xác hiệu quả sử
dụng vốn tại doanh nghiệp. Các kết quả mới chỉ dừng lại ở mức con số mà chưa
phân tích được nguyên nhân cụ thể và đưa ra biện pháp tối ưu nhằm giải quyết vấn
đề.
SVTH: Phạm Xuân Hưng 21 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và khảo sát tại Công ty Cổ phần
Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội em đã nhận được sự chỉ bảo và
hướng dẫn tận tình của chị kế toán trưởng cùng các anh chị phòng Tài chính- Kế
toán. Em cũng xin chân thành cảm ơn Th.S Đào Ngọc Hà đã hướng dẫn cụ thể, chi
tiết giúp em hoàn thành đợt thực tập tổng hợp này.Qua tiếp cận và tìm hiểu về công
ty nên em xin đề xuất 2 đề tài để làm khóa luận tốt nghiệp:
Hướng đề tài thứ nhất: “Kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược mỹ
phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội”. Thuộc học phần: Kế toán.
Lý do em chọn đề tài này là do đặc thù ngành nghề kinh doanh và từ nhược
điểm nêu ra trong phần tổ chức công tác kế toán của đơn vị, là công ty thương mại
chuyên về mua bán phân phối thuốc thì công tác bán hàng và tổ chức bán hàng là
hết sức quan trọng, có thể nói đó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Tại Công ty
Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội công tác kế toán bán hàng
còn nhiều bất cập trong việc ghi nhận doanh thu theo từng nhóm hàng, phương pháp
kế toán giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại… Vì vậy em nhận thấy đề tài này
là phù hợp và cần thiết đối với Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi
nhánh Hà Nội nên em muốn nghiên cứu để hiểu rõ hơn và đưa ra một số giải pháp
nâng cao công tác tổ chức kế toán bán hàng tại công ty.
Hướng đề tài thứ hai: “Phân tích doanh thu bán hàng tại Công ty Cổ phần
Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội”. Đề tài thuộc học phần: Phân tích

Lý do chọn đề tài: Tăng doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuân, củng cố vị
thế, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Phân tích thống kê doanh thu nhằm
mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình
hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp cả về số lượng, kết cấu
chủng loại và giá cả; giúp các nhà quản trị chủ động đưa ra chiến lược kinh doanh
đúng đắn, phù hợp với sự biến động phức tạp của nền kinh tế. Việc phân tích thống
kê doanh thu tại Công ty Cổ phần Dược mỹ phẩm Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội
chưa được thực hiện tốt, vì vậy em mạnh dạn đề xuất hướng đề tài trên.
SVTH: Phạm Xuân Hưng 22 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
KẾT LUẬN
Trong năm xây dựng và phát triển, công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm
Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định trong việc
phân phối tiêu thụ dược phẩm cũng như mỹ phẩm trên địa bàn các tỉnh miền Bắc
cũng như trên cả nước. Cùng với những thuận lợi đó để có kết quả cao trong hoạt
động kinh doanh thì công ty phải phối hợp và quan tâm hơn tới các bộ phận đặc biệt
là bộ phận kế toán để hoạt động công ty đạt hiệu quả cao nhất.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm
Tenamyd – Chi nhánh Hà Nội em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị trong ban
lãnh đạo Công ty đặc biệt là các chị phòng Kế toán đã giúp đỡ em trong quá trình
tìm hiểu, thu thập thông tin về Công ty và những nghiệp vụ, chính sách kế toán áp
dụng. Em cũng xin hợp này 1 cách chi tiết, đầy đủ và khoa học nhất.
Em xin chân thành cảm ơn
SVTH: Phạm Xuân Hưng 23 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
SVTH: Phạm Xuân Hưng 24 Lớp: SB 16A
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Đào Ngọc Hà
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Cổ phần Dược Mỹ phẩm Tenamyd –
Chi nhánh Hà Nội
GIÁM ĐỐC


P. GIÁM ĐỐC


PHÒNG
KIỂM
ĐỊNH
CHẤT
LƯỢNG
SP
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
PHÒNG
NHÂN
SỰ
SVTH: Phạm Xuân Hưng Lớp: SB 16A

×