Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại công ty TNHH một thành viên- LVK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.7 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh tế là cần thiết với tất cả các
nước. Do đó CNH-HĐH không thể thành công nếu không mở cửa nền kinh tế. Sau
thời kỳ khá dài đóng cửa, hiện nay mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền
kinh tế nước ta, là một nội dung của CNH-HĐH ở nước ta trong những năm trước mắt.
Tuy nhiên, mở cửa hội nhập như thế nào cũng cần được cân nhắc kỹ càng tranh thủ
những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của quá trình này với tăng trưởng
và phát triển nền kinh tế.
Trong quá trình mở cửa, hội nhập phải đẩy mạnh xuất- nhập khẩu coi đây là
hướng ưu tiên và là trọng điểm. Chuyển hướng chiến lược xây dựng nền kinh tế mở
đòi hỏi phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế và hội nhập khu vực vừa hội nhập toàn cầu.
Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH nước ta. Nghành dệt may đang
từng bước thúc đẩy quá trình CNH-HĐH bằng việc thu hút một lượng lớn nhân công
giải phóng sức lao động và phát huy lợi thế so sánh của nước ta tạo việc tích luỹ vốn
cho quá trình CNH-HĐH diễn ra nhanh hơn
Nắm bắt được tình hình trên, Công ty xuất nhập khẩu may Hưng phát T&M đã
và đang thúc đẩy và tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các bạn hàng
Quốc tế.
Giai đoạn thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu may Hưng Phát T&M, Em đã có
cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty cũng như
xu hướng phát triển về nghành công nghiệp dệt may.
Do mới tiếp cận thực tế nên không tránh khỏi những sai xót, rất mong sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến của các cô để em hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Diễn giải
1 LNTT Lợi nhuận trước thuế


2 TSCĐ Tài sản cố định
3 KPT Khoản phải trả
4 HĐGTGT Hóa đơn giá trị gia tăng
5 BCTC Báo cáo tài chính
6 CCDV Cung cấp dịch vụ
7 LNT KD Lợi nhuận thuần kinh doanh
8 TSNH Tài sản ngắn hạn
9 TSDH Tài sản dài hạn
10 VCSH Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Stt
Sơ đồ, bảng,
biểu
Nội dung Trang
1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 5
2 Sơ đồ 2.1 Mô hình bộ máy kế toán 7
3 Biểu 2.1 Các tài khoản chi tiết tài khoản Tiền Vay ngắn hạn 311 13
4 Sơ đồ 2.2 Quy trình ghi sổ của công ty 13
5 Bảng 1.2 Kế quả hoạt động kinh doanh công ty năm 2012 và 2013 15
7 Bảng 2.2 Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp 15
8 Bảng 2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 17
9 Bảng 2.4 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn – tài sản của công ty 19
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
I. Tổng quan về Công ty CP May Hưng Phát T&M
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
• Tên Công ty
- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt : CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG
PHÁT T&M
- Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: T&M HUNG PHAT GARMENT

JOINT STOCK COMPANY
• Quy mô của Công ty
- Số lao động công ty : 200 người
- Vốn điều lệ:
• Vốn điều lệ của công ty: 8.000.000.000 đồng ( bằng chữ: Tám tỷ đồng Việt Nam)
• Số cổ phần: 1.000.000 cổ phần (một triệu cổ phần)
• Mệnh giá cổ phần: 10.000đồng/01 cổ phần ( Mười nghìn đồng/ 01 cổ phần)
• Trụ sở đăng ký của Công ty:
- Địa chỉ: Thôn Tần Tiến, Xã Minh Tân, Huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên.
- Điện thoại: 03213.3852777
- Fax: 0321.3852666
- Email:
- MST: 0591.370.227.899
• Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Chức năng:
Công ty CP May Hưng Phát T&M có chức năng chính sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm may mặc như: áo sơ mi các loại, áo jacket các loại, quần áo bảo hộ lao
động… phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phương thức chính để sản xuất
của công ty là nhận gia công toàn bộ, sản xuất hàng xuất khẩu dưới hình thức xuất
FOB và sản xuất hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa.
- Nhiệm vụ: Trong giai đoạn hiện nay, công ty đề ra một số nhiệm vụ cụ
thể như sau:
+ Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt nghĩa vụ đối vớ
i nhà nước.
+Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện và không ngừng nâng cao điều ki
ện làm việc cũng như đời sống cho cán bộ công nhân viên.
+Tuân thủ các qui định của pháp luật, chính sách của nhà nước.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
+ Hoạch định Công ty CP May Hưng Phát T&M trở thành một doanh nghiệp

may thời trang với tầm vóc lớn trong nước cũng như trong khu vực.
+ Phát triển đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh phát huy sản phẩm mũi nhọn và
không ngừng nâng cao chất lượng và hệ thống quản lí chất lượng.
- Hoạch định cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh
doanh của công ty.
- Nâng cao thị trường trong nước, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo qui
định của pháp luật và của nhà nước
• Ngành nghề kinh doanh
- Công ty kinh doanh các ngành nghề sau:
+Sản suất hàng may sẵn (trừ trang phục).
+Bán lẻ hàng may mặc, hàng da, giả da trong các cửa hàng chuyên doanh.
+Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc.
+Buôn bán vải hàng may sẵn.
+Đào tạo nghề.
+Xuât nhập khẩu trực tiếp.
• Quá trình hình thành và phát triển
Công ty thành lập năm 2010: giai đoạn từ năm 2010 đến cuối năm 2011 công ty
sản xuất và kinh doan trên địa bàn Cầu Neo, Thanh Miện Hải Dương. Đến đầu năm
2012 công ty chuyển địa điểm về Thôn Tần Tiến, xã Minh Tân, Huyện Phù Cừ, Tỉnh
Hưng Yên
Giấy phép kinh doanh số : 0591.370.227.899 ngày 20/2 năm 2010
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP May Hưng Phát T&M
1.2.1. Hình thức sở hữu
• Xuất khẩu các loại quần áo do công ty sản xuất (sản phẩm chủ yếu: sơ mi
cao cấp các loại, jacket, các loại quần áo, váy đầm, bộ trượt tuyết, trang
phục thể thao, T-shirt , pull-over …… )
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
• Nhập khẩu vật tư , nguyên vật liệu , thiết bị máy móc và công cụ dụng cụ

phụ tùng dùng phục vụ sản xuất .
• Nhiệm vụ :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạnh sản xuất kinh doanh của công ty
theo pháp luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ công nghiệp .
- Nghiên cứu khả năng sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Tổ chức lực lượng
hàng hoá đa dạng về cơ cấu mặc hàng, phong phú về chủng loại, có chất lượng cao,
mẫu mã đẹp, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng .
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng chế độ, chính sách, đạt hiệu quả kinh tế
cao. Bảo tồn và phát triển vốn nhà nước, bảo đảm trang trải về tài chính thự hiện
nghĩa vụ với nhà nước .
- Tổ chức tốt việc mua, dự trữ và bán hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người
tiêu dùng. Thực hiện đầy đủ các cam kết hợp đồng mua bán, liên doanh liên kết, hợp
tác đầu tư với các tổ chức kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác.
- Quản lý, sử dụng đội ngủ cán bộ công nhân viên theo đúng chính sách chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, trình độ
kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
1.2.2. Ngành nghề hoạt động
- Có quyền tự chủ trong kinh doanh như tự chủ trong đàm phán ký kết hợp
đồng, tự chủ về tài chính, tự chủ trong việc tuyển dụng và bố trí lao động
Có quyền liên doanh liên kết hoặc hợp tác với các chủ thể kinh doanh trong
nước và ngoài nước .
- Được phép xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng theo chức năng của công ty .
1.2.3. Lĩnh vực kinh doanh tại công ty
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
- Các hình thức sản xuất kinh doanh :
• Gia công hàng may mặc : khi khách hàng tiến hành giao NVL cho công ty,
công ty đến khách hàng nhận hàng và tiến hành sản xuất, sau đó giao hàng theo hợp
đồng đã kí kết. Ngoài ra, nếu khách hàng không giao NL thì công ty tự tìmnguồn NL,
phụ liệu để cân đối choquá trình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng .

• Nhận ủy thác xuất khẩu : công ty đứng ra ký kết hợp đồng với khách hàng
giao NV, công ty tiến hành nhận và chuyển cho đơn vị uỷ thác . Khi ủy thác xong
chuyển thành phẩm cho công ty, công ty giao cho khách hàng . Quá trình trên công ty
có trách nhiệm kiểm tra số lượng giao nhận để tiến hành quyết toán với đơn vị ủy
thác. Công ty thanh toán tiền gia công cho bên ủy thác sau khi trích hoa hồng được
hưởng . Ở đây khi giao hàng cho khách hàng công ty phải thực hiện đầy đủ các thủ tục
xuất khẩu thay cho đơn vị ủy thác . Còn chi phí liên quan đến quá trình giaonhận hàng
thì bên uỷ thác chịu thay (hay thanh toán lại nếu công ty đứng ra thanh toán trước ).
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
- Công ty CP May Hưng phát T&M là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ
máy quản lý sản xuất kinh doanh được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt. Đứng đầu là Tổng
Giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc là các phòng ban với các chức năng và nhiệm
vụ cụ thể.
+ Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty:
• Chịu trách nhiệm trước Nhà Nước và pháp luật về tất cả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
• Điều hành mọi hoạt động của các phòng ban trong công ty.
• Chịu trách nhiệm chỉ đạo bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, kỹ thuật và cải thiện đời
sống cho cán bộ công nhân viên.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
• Kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng, các phòng nghiệp vụ của công ty tạo điều
kiện cho các tổ chức, đoàn thể hoạt động theo đúng quy chế.
• Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ
+P.XNK : Có nhiệm vụ nghiên cứu để đƣa ra các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng,
hàng quý, hàng năm một cách hợp lý; điều động sảnxuất, ra lệnh sản xuất tới các xí
nghiệp; tổng hợp, cân đối lại vật tư, xây dựngcác phƣơng án kinh doanh và tổ chức
các hoạt động xuất nhập khẩu
+P.KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, loại bỏ những
sản phẩm hỏng, sản phẩm lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm. Ngoài ra phòng

KCS còn có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu từ công ty đến xí nghiệp.
+P. Kế toán:
Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí
cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho
tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập
theo quy định của Công ty.
Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện
có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính
sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng
quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.
Phối hợp với phòng hành chánh – nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán
bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền
thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công
nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận
+ P.May mẫu: Là bọ phận tham mưu cho Tổng giám đốc công ty về việc may
thử các mẫu mới có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về kỹ thuật may cũng như tiến độ hoàn
thành sản phẩm
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
+P.Kinh doanh: Là bộ phận tham mưu cho tổng giám đốc về phương hướng
mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả kinh doanh tốt trong từng thời kỳ và điều hành hoạt
động kinh doanh của công ty có các nhiệm vụ sau:
Quản lý đơn đặt hàng kết hợp với các phòng ban đảm bảo việc giao hàng đúng
thời hạn cho khách hàng
Cùng với phòng XNK nghiên cứu điều tra thị trường để đảm bảo việc sản xuất
đáp ứng nhu cầu thị trường
Xây dựng giá thành kế hoạch sản phẩm giá bán giá gia công và giá hàng hóa
nguyên phụ liệu.
+Nhà Máy: Gồm Quản đốc phân xưởng, tổ hoàn thiện, tổ cắt, tổ may, tổ bảo
vệ, tổ điện có nhiêm vụ nhu sau:

- Quản đốc là người theo dõi và quỷ lý toàn bộ phân xưởng thay cho tổng giám
đốc. Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra. Chịu
trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng. Xây dựng và duy trì hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng.
- Tổ hoàn thiện: Chịu trách nhiệm hoàn thành sản phẩm tìm lỗi trên các sản
phẩm quần áo bị lỗi để sửa lại, giặt và là hơi quần áo trước khi xuất hàng ra thị trường.
- Tổ cắt: có nhiệm vụ đo lường và cắt vải theo đúng khuôn mẫu đã được giao
- Tổ may: may toàn bộ sản phẩm sau khi đã được tổ cắt chuyển cho.
- Tổ bảo vệ: chịu trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản của công ty.
- Tổ điện: chịu trách nhiệm về nguồn điện dùng cho toàn công ty.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 8
TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG GIÁM ĐỐC
P.XNK
P.XNK
P.KCS
P.KCS
P.Kế toán
P.Kế toán
P.May mẫu
P.May mẫu
P.Kinh doanh
P.Kinh doanh
Nhà máy
Nhà máy
Quản đốc phân xưởng
Quản đốc phân xưởng
Tổ điện
Tổ điện

Tổ bảo vệ
Tổ bảo vệ
Tổ cắt
Tổ cắt
Tổ may
Tổ may
Tổ hoàn thiện
Tổ hoàn thiện
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
1.4. Khái quát về kết quản sản xuất kinh doanh của Công ty ( năm 2012 và 2013)
Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 và 2013
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 và 2013
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013
So sánh
Tăng/giảm
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng doanh thu đồng 18,592,716,385 19,081,224,882 488,508,497 2.56
2. Tổng chi phí đồng 4,338,436,156 4,337,838,366 (597,790) (0.01)
3. LNTT đồng 1,172,996,000 1,335,251,573 162,255,573 12.15
Nhận xét: Dựa vào bảng số liệu ta thấy:
- Tổng doanh thu năm 2013 so với năm 2012 giảm 488,508,497 VNĐ tương
ứng tỷ lệ giảm 2.56%.
- Tổng chi phí năm 2013 so với năm 2012 giảm 597,790 VNĐ tương ứng tỷ lệ
tăng 0.01%.
Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 1,335,251,573VNĐ trong năm 2013 tuy
nhiên tỷ lệ doanh thu tăngtrong khi đó tốc độ chi phí tăng nên lợi nhuận trước thuế
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân

tăng 162,255,573 VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng là 12.15 % so với năm 2012. Như vậy,
trong năm 2013 công ty quản lý tương đối tốt chi phí điều này điều này thúc đẩy sự
phát triển của công ty.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 10
K toán thu , ti n l ng, th quế ế ề ươ ủ ỹ
K toán v t t , TSCế ậ ư Đ
K toán v i ngân h ngế ớ à
K toán công nế ợ
K toán t ng h pế ổ ợ
K toán tr ngế ưở
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI
CÔNG TY CP MAY HƯNG PHÁT T&M
2.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị
- Phòng Tài chính kế toán quản lý toàn bộ số vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về việc kiểm tra, giám sát, hạch toán, các hoạt động kinh doanh của Công ty
theo chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước, huy động và sử dụng vốn hiệu quả.
- Công ty tổ chức công tác kế toán của mình theo hình thức tập trung. Mỗi nhân viên kế
toán đảm nhận các chức năng nhiệm vụ kế toán tài chính khác nhau. Phòng kế toán được
trang bị máy tính để thực hiện kế toán máy theo hình thức nhật ký chung.
- Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Công ty hạch toán độc lập do đó công ty có sơ đồ tổ chức bộ máy như sau :
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh và quản lý, phòng kế toán của công ty được
tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
- Kế toán trưởng: Tổ chức quản lý, phân công công việc, giám sát thực hiện
công việc kế toán và công việc của nhân viên kế toán, thủ quỹ. Đảm bảo và chịu trách
nhiệm về tính trung thực kịp thời, chính xác số liệu trên báo cáo và trên sổ sách kế
toán .Tuân thủ các quy định luật thuế và luật kế toán.Tìm kiếm, dự trữ và cân đối, điều

SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
hòa nguồn vốn cho Công ty. Tham mưu cho lãnh đạo của mình trước khi quyết định
hoặc ra quyết định về chi tiêu tài chính. Quản lý các hoạt động tài chính của Công ty
Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi thu – chi TM, tiền gửi ngân hàng, theo dõi các
khoản phải thu, các khoản phải trả đồng thời lập các kế hoạch cụ thể cho từng khoản.
- Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình doanh thu của các công trình đã hoàn
thành bàn giao.
- Kế toán vật tư, tài sản cố định, chi phí, giá thành: Có nhiệm vụ theo dõi
tăng, giảm vật tư, tài sản cố định của công ty và tính khấu hao tài sản cố dịnh hàng
năm, tập hợp CPSX và tính giá thành khi công trình hoàn thành bàn giao
- Kế toán thuế, tiền lương, thủ quỹ: Thu chi theo lệnh của thủ trưởng và kế
toán trưởng, thực hiện ghi sổ quĩ các khoản, ngoài ra phải cùng với kế toán thực hiện
các nghiệp vụ tài chính tại ngân hàng. Đồng thời thực hiện Kế toán tiền lương và
BHXH: Tính lương và phụ cấp hàng tháng, các khoản khấu trừ cho cán bộ công nhân
viên dựa trên bảng chấm công và tính trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ
theo qui định.
- Kế toán với ngân hàng : Thực hiện các nghiệp vụ về tài chính ngân hàng
• Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
- Hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng: Theo hình thức nhật ký chung
( Phần mềm kế toán).
- Chế độ kế toán: Áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Ban hành theo Quyết
định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và quy định
của chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán :Công ty sử dụng đồng Việt Nam (VNĐ)
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho
- Phương pháp tính thuế: Công ty là đơn vị tính thuế Giá trị gia tăng theo phương
pháp khấu trừ, áp dụng luật thuế GTGT theo đúng qui định của Bộ tài chính.

- Phương pháp tính KHTSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo
đường thẳng. Căn cứ để tính khấu hao TSCĐ là nguyên giá và thời gian sử dụng kinh
tế của TSCĐ.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang đồng Việt
Nam: theo tỉ giá thực tế trên thị trường liên ngân hàng.
- Trích lập dự phòng và hoàn nhập dự phòng: Công ty tiến hành hoàn nhập dự phòng và
lập dự phòng theo quyết định của Bộ Tài Chính.
2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
• Tổ chức hạch toán ban đầu
Danh mục chứng từ sử dụng tại công ty
Chứng từ Kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán tiền mua hàng : Hoá đơn
bán hàng, hoá đơn GTGT, Phiếu mua hàng, bảng kê mua hàng, Phiếu chi, giấy báo
ngân hàng, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nhận hàng hoá và các chứng từ khác có
liên quan…
Chứng từ ban đầu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Bảng thanh toán
lương, tiền công. Bảng tính khấu hao TSCĐ, Phiếu xuất kho. Hoá đơn GTGT, Tờ khai
thuế hải quan. Các chứng từ thanh toán khác…
Chứng từ ban đầu Kế toán TSCĐ hữu hình: Biên bản bàn giao TSCĐ, bảng
trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, Phiếu chi, Chứng
từ Ngân hàng, Biên bản đánh giá TSCĐ, biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ…
Chứng từ ban đầu Kế toán tiền lương và khoản BHXH: Bảng chấm công, Bảng
thanh toán lương, Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, Phiếu chi tiền
Chứng từ ban đầu Kế toán kết qủa tài chính - Phân phối lợi nhuận: Phiếu kế
toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ các hoạt động, Quyết định phân phối lợi
nhuận, Thông báo của cơ quan thuế…
Trình tự luân chuyển một số chứng từ trong công ty
- Sử dụng chứng từ để ghi sổ kế toán: khi chứng từ phát sinh đến đơn vị, bộ phận
nào thì được chuyển đến bộ phận kế toán đó để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ

sau đó sẽ làm cơ sở ghi sổ kế toán. Đồng nghĩa với việc vào liệu cho máy tính theo trình tự
thời gian và có phân tích theo tài khoản đối ứng thông qua các sổ NH chung (nhật ký đặc
biệt). Máy tính sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ Cái từng TK
- Đưa chứng từ vào lưu trữ bảo quản : sau khi sử dụng chứng từ làm cơ sở ghi
sổ, các chứng từ sẽ được bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước như (lưu
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
kho, đóng thành quyển, sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh, theo từng nghiệp vụ cụ
thể )
• Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng chế độ tài khoản là hệ thống tài khoản theo QĐ 15/ 2006/ QĐ–
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC, trong đó:
+ Công ty sử dụng: 86 Tài khoản cấp I
+ Công ty không sử dụng một số tài khoản:
TK 151: Hàng mua đang đi đường, công ty không ghi nhận hàng hóa đang đi
đường vào TK 151 và chỉ ghi nhận vào TK 156: hàng hóa, khi thực nhận hàng hóa.
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp,
TK 623: Chi phí máy thi công trực tiếp, TK 627: Chi phí sản xuất chung, công ty
không sử dụng mà hạch toán các chi phí phát sinh tương ứng vào các TK chi tiết cấp 2
của TK 154: Chi phí SXKD dở dang là TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp, TK 1543: Chi phí máy thi công, TK 1547: Chi
phí sản xuất chung.
TK 641: Chi phí bán hàng, công ty không ghi nhận các chi phí phát sinh vào chi
phí bán hàng mà hạch toán thẳng vào giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp hoặc chi
phí tài chính.
+ Công ty mở chi tiết TK cấp 2 và cấp 3 của một số TK cần theo dõi chi tiết như:
Các TK 131 – Phải thu khách hàng, TK 331 – Phải trả người cung cấp, TK 141
– Tạm ứng, TK 311 – Vay ngắn hạn… được mở chi tiết theo từng đối tượng phát sinh.
Biểu 2.1 : Các tài khoản chi tiết tài khoản Tiền Vay ngắn hạn 311
Tên tài khoản Tài khoản

Vay ngắn hạn 311
Vay ngắn hạn ( Ngân hàng Habubank ) 3111
Vay ngắn hạn ( Ngân hàng TMCP Quân Đội) 3112
Vay ngắn hạn ( Ngân hàng BIDV ) 3113
Vay ngắn hạn khác 3118
Vay ngắn hạn ( Ngân Hàng Techcombank) 3119
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch được mở chi tiết theo từng loại
hàng hóa và dịch vụ được cung cấp.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
• Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ của công ty
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hiện nay trong thời đại bùng nổ thông tin thì việc sử dụng máy vi tính ngày
càng trở nên rộng rãi. Nó có tác động rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán là
một tất yếu. Công ty đã và đang sử dụng phần mềm kế toán MISA.
• Tổ chức hệ thống BCTC
Hiện nay Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mấu số B 01 – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 – DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
Các báo cáo tài chính đều được nộp ở Cục Thuế và Sở kế hoạch và đầu tư, hận
nộp chậm nhất là ngày 31/03 của các năm.

Người chịu trách nhiệm lập báo cáo là Kế toán trưởng. Các kế toán viên trong
phòng kế toán cung cấp các sổ chi tiết để kế toán trưởng lập các BCTC.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty được lập theo phương pháp trực tiếp.
2.2. Tổ chức công tác phân tích kinh tế
2.2.1. Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích kinh tế
- Bộ phận phân tích : Định kỳ Phòng kế toán tài chính công ty tiến hành phân
tích các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp để đánh giá được khả năng tài chính, khả
năng sinh lời và triển vọng của Công ty nhằm mục đích đưa ra những quyết định đầu
tư có hiệu quả nhất
- Thời điểm tiến hành phân tích kinh tế: công ty áp dụng phân tích kinh tế định
kỳ, vào cuối mỗi năm tài chính, nếu có trường hợp có tác động bên ngoài hoặc các dự
án đầu tư có ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của công ty thì có thể tổ chức
phân tích hiện hành.
2.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại Công ty CP May Hưng Phát T&M
∗ Phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh:
Bảng 2.1: Phân tích chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh:
Đvt: đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
So sánh
Số chênh lệch
Tỷ lệ
%
1. Tổng doanh thu (M) 18,592,716,385 19,081,224,882 488,508,497 2.63
2. Tổng chi phí KD (F) 4,338,436,156 4,337,838,366 (597,790) (0.01)
3. Tỷ suất chi phí (F' =
F/M *100)
23.33 22.73
4. Mức độ tăng giảm
TSCP(%)=
(0.60)

5. Tốc độ tăng giảm
TSCP
(2.57)
6. Mức tiết kiệm hoặc
lãng phí CP
(114,586,670)
Nhận xét: Tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2013 so với năm 2012 tăng
488,508,497 đồng với tỷ lệ tăng 2.63%, trong khi đó chi phí kinh doanh giảm 597,790
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
đồng tương ừng với tỷ lệ 0.01% cho nhỏ nên tỷ suất chi phí giảm 0.60% với tốc độ giảm
là 2.57%và doanh nghiệp đạt được mức tiết kiệm chi phí là 114,586,670 đồng. Như vậy
có thể đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp là tốt
∗ Phân tích chung lợi nhuận của hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.2: Phân tích chung lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Đvt: VNĐ
CÁC CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013
SO SÁNH
CL Tỷ lệ %
1 2 3 4 5
1/ Doanh thu bán hàng và
CCDV
18,592,716,385 19,081,224,882 488,508,497 2.63
2/ Các khoản giảm trừ
doanh thu
- - -
3/ Doanh thu thuần bán
hàng và CCDV
18,592,716,385 19,081,224,882 488,508,497 2.63
4/ Giá vốn hàng bán 13,204,619,128 13,448,508,315 243,889,187 1.85

5/ Lợi nhuận gộp bán hàng
và CCDV
5,388,097,257 5,632,716,567 244,619,310 4.54
6/ TS LNG BH và
CCDV/DTT BH và
CCDV(%)
28.98 29.52 0.54
7/ Doanh thu tài chính 35,734,573 40,971,162 5,236,589 14.65
8/ Chi phí tài chính 126,133,596 327,524,540 201,390,944 159.66
9/Chi phí bán hàng 963,598,370 973,850,370 10,252,000 1.06
10/ TS CPTC/ DTTC 3.53 8.00 4.47
11/ Tổng doanh thu thuần 18,628,450,958 19,122,196,044 493,745,086 2.65
12/ Chi phí quản lý 2,492,032,850 3,037,060,949 545,028,099 21.87
13/ TS CPQL/TDTT (%) 13.38 15.88 2.5
14/ LNT KD 1,842,067,014 1,335,251,870 (506,815,144) (27.51)
15/TSLNTKD/TDTT(%) 9.89 6.98 (2.91)
Nhận xét:Trong năm 2013, doanh nghiệp thực hiện tốt các chỉ tiêu lợi nhuận
bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể:
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
- Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 244,619,310 VNĐ tương ứng mức
tăng là 4.54%. Tuy nhiên, tỷ lệ của doanh thu thuần đạt 2.65% giảm so với tỷ lệ tăng
của lợi nhuận gộp lên tỷ suất lợi nhuận gộp BH và CCDV trên doanh thu thuần đạt
4.54% tăng 1.89%.
- Trong năm 2013, công ty lỗ 506,815,144 VNĐ do các nhân tố sau:
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 545,028,099 đồng tương ứng với tỷ lệ
21.87%
+ Chi phí bán hàng tăng 10,252,000 đồng tương ứng với tỷ lệ 1.06%
+ Chi phí tài chính tăng 201,390,944 đồng tương ứng 159.66%
2.2.3. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh

doanh dựa trên số liệu của các báo cáo kế toán
Bảng 2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
(Đvt: VND)
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
So sánh
Số tuyệt đối tỷ lệ %
1. Tổng vốn kinh
doanh bình quân
12,172,996,000
13,508,247,57
3
1,335,251,573 10.97
2. Doanh thu bán
hàng và CCDV
18,592,716,385 19,081,224,882 488,508,497 2.63
3. Lợi nhuận kinh
doanh
1,842,067,014 1,335,251,870 (506,815,144) -27.51
4. Hệ số doanh thu
trên vốn kinh doanh
1.53 1.41 (0.11)
5. Hệ số lợi nhuận
trên vốn kinh doanh
0.15 0.10 (0.05)
- Nhận xét: Năm 2013, vốn kinh doanh bình quân công ty tăng 1,335,251,573VNĐ so
với năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng 10.97%.
- Doanh thu bán hàng và CCDV cũng tăng 488,508,497 VNĐ so với năm 2012 tương
ứng tỷ lệ 2.63%.
Qua đây có thể thấy tình hình kinh doanh của công ty là tương đối tốt, vốn kinh
doanh và doanh thu tăng, đồng thời lợi nhuận cũng tăng. điều này cho thấy công tác sử

dụng vốn ở công ty là tốt.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
2.3. Tổ chức công tác tài chính của Công ty CP may Hưng Phát T&M
∗ Công tác kế hoạch hóa tài chính:
Tại công ty CP may Hưng Phát T&M, công tác kế hoạch hóa tài chính được
thực hiện trực tiếp bởi Tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Cụ thể: Tổng
giám đốc chịu trách nhiệm chính trong công tác kế hoạch hóa tài chính và phê duyệt,
thông qua kế hoạch vốn kinh doanh và kế hoạch thu – chi trong năm do phó giám đốc
cùng kế toán trưởng xây dựng vào thời điểm đầu năm tài chính.
Dù việc xây dựng kế hoạch hóa tài chính do phó giám đốc, kế toán trưởng chịu
trách nhiệm, có sự kiểm tra, soát xét lại của giám đốc và cuối mỗi năm tài chính, có
thực hiện đánh giá lại việc thực hiện kế hoạch tài khóa. Nhưng do quy mô công ty là
một doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chưa tổ chức được phòng tổ chức và thực hiện công
tác kế hoạch hóa tài chính riêng nên hiệu quả còn chưa cao, vẫn còn phụ thuộc chủ yếu
vào năng lực của giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng.
∗ Công tác huy động vốn
Công ty có hình thức sở hữu vốn là công ty CP nên nguồn vốn kinh doanh của
công ty được hình thành chủ yếu từ 2 nguồn chính: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn
vốn vay.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: gồm vốn đầu tư ban đầu của Hội đồng thành viên và
phần vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của công ty.
- Nguồn vốn vay: là nguồn vốn quan trọng trong vốn kinh doanh. Chủ yếu vốn
vay được hình thành từ việc vay ngân hàng. Do tính chất kinh doanh của công ty nên,
vốn vay ngân hàng cũng đều là những khoản vay ngắn hạn là chủ yếu.
Ngoài ra, công ty cũng có một vài nguồn tài trợ ngắn hạn khác: khoản nợ tích
lũy (chủ yếu là thuế và các khoản phải nộp Nhà nước), tín dụng thương mại,…
Công ty có xây dựng các phương án huy động vốn từng thời kỳ để đảm bảo
nguồn vốn kinh doanh đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh của công ty.
∗ Công tác quản lý và sử dụng vốn - tài sản

Bảng 2.4: Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn – tài sản của Công ty
(Nguồn Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2013)
Đvt: VNĐ
Các chỉ tiêu
Số đầu năm Số cuối năm So sánh
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
(%) (%)
Tổng Tài sản
14,561,715,49
2
100 27,330,938,464 100
12,769,222,97
2
46.72 -
TSNH 9,540,172,817 65.52 12,006,201,827 43.93 2,466,029,010 20.54 (21.59)
TSDH 5,021,542,675 34.48 15,324,736,637 56.07
10,303,193,96
2
67.23 21.59
Nguồn vốn
14,561,715,49

2
100 27,330,938,464 100
12,769,222,97
2
46.72 -
VCSH
12,172,996,00
0
83.60 13,508,247,573 49.42 1,335,251,573 9.88 (34.17)
Nhận xét : Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy:
- Tổng tài sản của công ty tăng 12,769,222,972VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 46.72 %.
Trong đó:
• Tài sản ngắn hạn tăng 2,466,029,010VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 20.54%.
• Tài sản dài hạn tăng 10,303,193,962VNĐ tương ứng tỷ lệ tăng 67.23%.
Do công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công sản xuất và có nhiều vệ tinh nên
tỷ trọng tài sản ngắn hạn thấp hơn tỷ trọng tài sản dài hạn là khá hợp lý ( Đầu năm, tỷ
trọng tài sản ngắn hạn là 65.52% còn tài sản dài hạn chiếm 34.48%; cuối năm tỷ trọng
tài sản ngắn hạn là 43.93% và tỷ trọng tài sản dài hạn là 56.07%.)
- Nguồn vốn của công ty năm 2013 tăng 12,769,222,972VNĐ tương ứng 46.72 %.
Trong đó vốn chủ sở hữu tăng 1,335,251,573VNĐ tương ứng mức tỷ lệ giảm 9.88%.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH
KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP MAY HƯNG PHÁT T&M
3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán của công ty
3.1.1. Ưu điểm
Công tác tổ chức kế toán cũng được hoàn thiện, nâng cao, đáp ứng được yêu
cầu, đặc điểm của công ty, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp hạch
toán kế toán, các chỉ tiêu giữa kế toán và các bộ phận khác có liên quan. Số liệu kế
toán được phản ánh trung thực, chính xác, rõ ràng. Công tác hạch toán đã phản ánh

đầy đủ, hợp lý tình hình hiện có.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH thương
mại và du lịch Việt Hàn còn có một vài nhược điểm sau:
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung mà công ty hiện có nhiều vệ
tinh trên địa nhiều địa bàn. Như vậy, việc phản ánh các nghiệp vụ đôi khi còn chưa kịp
thời do khoảng cách địa lý.
- Bộ máy kế toán công ty khá gọn nhẹ mà công ty có nhiều nghiệp vụ phát sinh nên
khiến cho nhân viên kế toán chịu nhiều áp lực. Đặc biệt, các khoản phải thu và trả của
công ty liên quan tới cả doanh nghiệp trong và ngoài nước nên đôi khi sẽ không có đầy
đủ thông tin để xác định các ước tính kế toán cuối kỳ.
3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế của công ty
3.2.1. Ưu điểm
Công ty đã thực hiện công tác phân tích kinh tế một số chỉ tiêu cơ bản vào cuối
năm để có thể đánh giá được một cách khái quát nhất về tình hình kinh tế tại công ty.
3.2.2. Hạn chế
Mặc dù đã thực hiện công tác phân tích kinh tế nhưng công ty vẫn tồn tại một số
điểm hạn chế sau:
- Công ty chưa có bộ phận phân tích kinh tế riêng mà vẫn đang được kế toán trưởng phụ
trách. Điều đó khiến cho hiệu quả của công tác phân tích kinh tế còn chưa được cao
- Công ty chỉ thực hiện công tác phân tích một lần vào cuối mỗi năm tài chính. Như vậy,
thông tin phân tích chưa thực sự đáp ứng kịp thời. Công ty nên thực hiện công tác
phân tích 6 tháng một lần hoặc trong những năm tài khóa có nhiều sự biến động về
kinh tế trong và ngoài nước thì cần thực hiện công tác phân tích nhiều hơn để có thể có
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
những thông tin kịp thời. Ví dụ: trong năm 2011, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới và trong nước nên hoạt động kinh doanh của công ty không
được tốt mà chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty lại chỉ
được thực hiện vào cuối năm. Có nghĩa, cần phải chờ tới khi hết năm rồi công ty mới

nhận ra được rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là chưa tốt cần biện pháp khắc
phục. Thay vì việc, công ty thực hiện phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của công ty vào giữa năm thì ngay từ giữa năm công ty đã thấy được rằng
những nguyên nhân nào ảnh hưởng tới việc tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh và từ đó có những giải pháp khắc phục cho 6 tháng cuối năm.
- Do loại hình và đặc điểm của công ty mà công ty mới chỉ thực hiện phân tích một vài
chỉ tiêu như: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tình hình quản lý và sử dụng chi phí
kinh doanh, hiệu quả của hợp đồng nhập khẩu … nhưng việc phân tích kinh tế chỉ
dừng lại ở mức độ tổng quát nhất. Ví dụ: khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh, công ty chỉ dừng lại ở việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung
mà không đi sâu phân tích rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ra sao? Hiệu quả sử
dụng vốn cố định có tốt hay không
3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính của công ty
3.3.1. Ưu điểm
Kế hoạch tài chính, huy động vốn được giám đốc lên kế hoạch hàng năm, đảm
bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.
3.3.2. Hạn chế
Việc xây dựng và đảm bảo thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty do Giám
đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng đảm nhận nên hiệu quả của công tác còn chưa
cao còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến cá nhân.
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 22
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP.
Qua thời gian thực tập tổng hợp, em đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát về công
tác kế toán, tài chính, phân tích tại Công ty CP may Hưng Phát T&M, em xin đề
xuất đề tài khóa luận như sau:
- Hướng đề tài thứ nhất: “Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
công ty CP may Hưng Phát T&M” thuộc học phần Phân tích kinh tế.
Phân tích tình hình và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty là hết sức

quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không? Ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh - nguồn gốc của hiệu quả tài chính của công
ty. Vốn được coi là sự sống còn của công ty. Phân tích chỉ tiêu trên nhằm đánh giá
trình độ sử dụng vố của doanh nghiệp đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất
và cũng cung cấp cho những đối tượng quan tâm khác có thể nhận biết được tình hình
tài chính thực tế của công ty để có quyết định phù hợp.
Tuy nhiên, công ty hiện tại chưa tổ chức được phòng phân tích kinh tế độc lập
mà bộ phận kế toán phụ trách luôn cả công việc này. Dẫn đến hiệu quả của công tác
phân tích chưa cao, thông tin chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý. Đối với chỉ
tiêu phân tích tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn nhiều hạn chế về nội
dung phân tích, thời gian phân tích. Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động lớn, đặt
ra cho công ty yêu cầu cần phải thực hiện công tác phân tích chỉ tiêu tình hình và hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh thực sự hiệu quả góp phần đem lại những thông tin phân
tích đúng đắn kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý.
- Hướng đề tài thứ hai: “Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
doanh tại Công ty CP may Hưng Phát T&M” thuộc học phần Kế toán tài chính
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 23
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Phạm Thị Quỳnh Vân
KẾT LUẬN
Hiện nay, Công ty CP may Hưng Phát T&M đang có nhiều thuận lợi trong quá
trình phát triển như đang trong xu thế phát triển mạnh của Ngành cũng như sự hỗ trợ
của Nhà nước trong qua trình phát triển. Đây có thể coi là bước đột phá quan trọng
trong quá trình tiến hành CNH-HĐH, nó quyết định quá trình này nhanh hay chậm. Vì
đây là giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH lên cần phải co tích luỹ vốn trong nước
lớn và giải phóng được lực lượng lao động lớn còn đang nằm trong Nông Nghiệp phát
huy được lợi thế cạnh tranh với các nước trong Khu vực và trên thế giới.
Trong quá trình hoạt động tuy gặp không ít những khó khăn như: Doanh nghiệp
còn non trẻ, ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động thị trường thế giới… nhưng trong
nhưng năm qua nhìn chung Công ty đã và đang từng bước khẳng định mình trên thị
trường trong nước cũng như nước ngoài. Đã tạo được một hình ảnh đẹp về Công ty

cũng như hình ảnh về con người Việt Nam với các bạn hàng Quốc tế.
Đây là động lực rất lớn để Công ty vươn lên tầm cao mới xứng đáng với vị trí
của mình.
Qua quá trinh thực tập tại công ty CP may Hưng Phát T&M cùng với nhứng
kiến thức đã được học và sự tận tâm của cô ThS. Phạm thị Quỳnh Vân, đã giúp em
nhìn tổng qua về công ty CP may Hưng Phát T&M
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn, cùng với sự
chỉ bảo của các anh chị tại phòng Kế toán của Công ty CP may Hưng Phát T&M.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiên
Vũ Minh Phụng
SVTH: Vũ Minh Phụng - K46D1 Trang 24

×