Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỰC HIỆN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.41 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC
HỌC PHẦN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỰC HIỆN MỘT SỐ
PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC HIỆN ĐẠI
GVHD: TS. NGÔ ĐÌNH QUA
SVTH: Trần Thị Ngọc Thắm
Trần Huỳnh Khương
Hoàng Công Đoàn
Trần Thị Trang
Lê Thị Bích
Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
1. Lời mở đầu
Phương pháp dạy học là tổng hợp cách thức hoạt động của thầy và trò
nhằm thực hiện tối ưu mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tiễn dạy học
không có phương pháp nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu
điểm và những hạn chế nhất định. Nghệ thuật sư phạm của người giáo viên là
phải biết vận dụng kết hợp một cách khoa học và hợp lí các phương pháp dạy
học sao cho phát huy hết mức những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của
từng phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả dạy học tối ưu.
Để có thể lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các phương pháp dạy
học, cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu; nội dung và đặc trưng của các môn học;
căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi của người học; căn cứ vào
thực tiễn các điều kiện và phương tiện dạy học v.v Trên cơ sở đó, giáo viên tổ
chức, điều khiển, học sinh tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động dạy và học nhằm
giúp người học chiếm lĩnh nội dung học vấn và vận dụng linh hoạt, sáng tạo
trong thực tiễn.
Quá trình dạy học nói chung, dạy học hiện đại nói riêng về bản chất là quá
trình thực hiện một cách có tổ chức các hoạt động sư phạm cụ thể theo các quy
định của chương trình dạy học nhằm đạt được các mục tiêu dạy học là phát triển


toàn diện con người về các mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Tiếp cận hiện đại
trong dạy học hướng tới những quan niệm mới, xu thế mới trong dạy học ngày
nay, quan tâm tới việc người học sẽ làm được gì sau quá trình đào tạo, chứ
không thuần túy là chỉ biết được gì; quan tâm tới người dạy sẽ dạy như thế nào,
để đánh thức tiềm năng, nhu cầu cần lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của người học,
chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học.
Nếu như dạy học truyền thống, mục tiêu là chuyển tải nội dung tri thức từ
vốn học vấn của giáo viên, từ sách và tài liệu học tập tới học sinh, đòi hỏi các
em phải học thuộc, phải nhớ và vận dụng một khối lượng tri thức đã sắp sẵn, thì
trong quá trình dạy học hiện đại, với phương pháp tổ chức điều khiển của giáo
viên hướng vào hoạt động của học sinh các em phải tự mình tìm tòi, phát hiện,
chiếm lĩnh nội dung học vấn một cách thông minh, tích cực chủ động, sáng tạo
bằng các thao tác tư duy, các hành động trí tuệ của chính bản thân các em.
Xuất phát từ điều đó nhóm 7 xin được lựa chọn một số phương pháp dạy
học hiện đại để ứng dụng vào dạy học môn Giáo dục công dân lớp 10, bài “
Tình yêu – Hôn nhân – Gia đình”.
2. Lý luận về phương pháp dạy học hiện đại
a. Dạy học giải quyết vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề là một cách tếp cận trong lĩnh vực phương pháp. Nó
là một tập hợp nhiều phương pháp dạy học mà trung tâm là phương pháp bài toán (bài
toán nhận thức).
Đặc điểm của bài toán nhận thức.
- Nó phải phát xuất từ cái quen thuộc, vừa sức với học sinh.
- Không mang tính đơn thuần, mà đòi hỏi học sinh phải xử lZ dữ kiện “đã
cho” của bài toán, tìm tòi phát hiện mà đi tới đáp án. Tóm lại bài toán phải chứa đựng
một trở ngại nhận thức, buộc học sinh phải tự lực vượt qua.
- Mẫu thuẫn chủ chốt của bài toán phải kích thích sự tìm tòi, phát hiện của
học sinh vào tình huống có vấn đề - có nghĩa là phải cấu tạo lại mâu thuẫn của bài
toán, sao cho nó mang tính tìm tòi, khám phá. Đây là đặc điểm quan trọng nhất.
- Mâu thuẫn của bài toán được học sinh tự giác nhận thức như một nhu

cầu bên trong, bức thiết cần giải quyết bằng được, khi đó học sinh được đặt trong tình
huống có vấn đề.
- Trong cách tổ chức giải quyết bài toán, học sinh chiếm lĩnh được cả kiến
thức, cách thức giải và cả niềm vui của nhận thức.
- Dạy học giải quyết vấn đề bao gồm một (hoặc một chuỗi) bài toán nhận
thức chứa đựng mẫu thuẫn giữa cái đã cho và cái cần tìm, được cấu trúc một cách sư
phạm làm cho bài toán mang tính chất ơrixtic.bài toán nêu vấn đề - ơrixtic – hạt nhân
của phương pháp dạy học này.
Quy trình xây dựng bài toán nhận thức.
- Xác định mục tiêu bài dạy
- Xác định đơn vị kiến thức bài dạy (nắm rất chắc nội dung kiến thức bài
dạy).
- Thiết kế bài toán nhận thức cho từng đơn vị kiến thức.
- Kiểm tra bài toán xây dựng có phù hợpv ới mục đích, nộidung và trình
độ của học sinh hay không. Chú Z những câu hỏi của bài toán.
Quy trình giải quyết bài toán nhận thức ở trên lớp.
- Tóm tắt và phân tích dữ kiện (bên ngoài và bên trong).
- Nêu vấn đề cần giải quyết (dữ kiện cơ bản).
- Xác định hướng giải quyết.
- Phân tích từng giả thuyết để tìm giả thiết đủng rút ra kết luận và hoàn
chỉnh nội dung bài học.
Ưu điểm và nhược điểm.
- Giúp học sinh nắm tri thức và phát triển hoạt động trí tuệ một cách sâu
xắc và vững chắc, đặc biệt là phát triển năng lực tư duy độc lạp sáng tạo.
- Nâng cao hứng thú học tập, rèn luyện năng lực tìm kiếm, phát hiện vấn
đề, năng lực vận dụng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, bước đầu làm quen với phương pháp
học tập và nghiên cứu khoa học.
- Bồi dưỡng những phẩm chất, tác phong của người làm khoa học, người
lao động mới tự chủ, năng động, sáng tạo: biết thu thập, phân tích, xử lZ thông tin, bết
giải quyết vấn đề…

- Tốn nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệuhọc tập.
- Khó thực hiện đối với tất cả nội dung dạy học hoặc các nội dung dạy học
quá mới hay phức tạp.
- Khó thực hiện đối với học sinh yếu.
- Đòi hỏi giáo viên sự chuẩn bị bài công phu và kinh nghiệm tổ chức.
b. Dạy học theo nhóm nhỏ.
Dạy học theo nhóm nhỏ là kiểu phương pháp dạy học, trong đó học sinh được
chia thành nhóm và dưới sự chỉ đạo của giáo viên, trao đổi những Z nghĩ, nguồn kiến
thức, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng kỹ xảo.
Các bước thực hện dạy học theo nhóm nhỏ trên lớp.
Bước 1: Thành lập nhóm học tập.
Việc phân chia nhóm thường dựa trên số lượng học viên, chủ đề bài học, và đặc
điểm của học sinh. Có thể chia nhóm theo cách ngẫu nhiên, hoặc tùy theo tiêu chuẩn
mà giáo viên đặt ra như giới tính, học lực… Cấu trúc của các nhóm có thể được giữ
nguyên hoặc thay đổi. số lượng thành viên trong nhóm có thể từ 2 – 20 người, tuy
nhiên nhóm lZ tưởng là từ 4 – 6 người.
Bước 2: Giới thiệu nội dung, mục tiêu.
Giáo viên giới thiệu nội dung và cung cấp một số thông tin để định hướng cho
hoạt động nhóm. Nên giới thiệu nội dung và mục tiêu theo cách nhìn của học sinh để
họ có thể hiểu ngay yêu cầu và lZ do hoạt động của họ. sau đó đề ra nhiệm vụ cụ thể
cho các nhóm.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
Nhóm sẽ ngồi thành từng chỗ để dễ dàng trao đổi Z kiến, để giáo viên dễ dàng
quan sát, động viên hoặc gợi Z nếu cần trong quá trình hoạt động của nhóm. Nhóm có
nghiệm vụ thu thập Z kiến trong nhóm để báo cáo trước lớp.
Bước 4: Thảo luận lớp.
Các nhóm báo cáo trước lớp, nếu cần các nhóm có thể thảo luận với nhau để đi
đến kết luận.
Bước 5: Giáo viên tổng kết và khái quát kết quả học tập.
Nhiệm vụ của giáo viên khi học sinh hoạt động nhóm:

Điều động: Giáo viên di chuyển khắp các nhóm theo dõi công việc, xem các
nhóm có tìm ra cách giải quyết hợp lZ nhất hay không, tìm những sai lầm mà các
nhóm mắc phải, sai lầm điển hình, sai lầm chưa được sửa chữa.
Đặt câu hỏi bổ sung: Giáo viên có thể dùng các kỹ thuật như nhắc lại Z kiến,
nhấn mạnh các khái niệm, Z quan trọng hay tóm tắt, liên kết các báo cáo của nhóm
trong nội dung bài học.
Nếu có nhóm nào đó gặp khó khăn giáo viên có thể tham giavào với tư cách chỉ
đạo thảo luận nhằm giải quyết những khó kăn.
Ưu nhược điểm của dạy học theo nhóm nhỏ.
+ Các thành viên cùng có cơ hội tham gia chia sẻ Z kiến và kinh nghiệm.
+ Có thể thay đổi cấu trúc của nhóm, tạo cơ hội cho các thành viên có thể
trao đổi nhiều người với nhau.
+ Tạo cơ hội đẻ hội họp các Z kiến và quan điểm khác nhau, giúp quá trình
giải quyết vấn đề.
+ Xây dựng Z thức làm việc theo nhóm.
+ Một hoặc hai thành viên của nhóm có thể trội hơn thì các thành viên có
thể bị co lạivà bớt tham gia hoạt động của nhóm.
+ Phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn để có sự tham gia của tất cả
thành viên. Không phù hợp với lớp đông học viên, nên đòi hỏi số lượng học viên trong
lớp khoảng 25 – 30 học viên.
c. Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án được hiểu như một phương pháp dạy học hướng ọc sinh
đến việc tiếp thu tri thức và kỹ năng thông qua quá trình giải quyết một bài tập tình
huống, được gọi là một dự án ( project ) mô phỏng môi trường các em đang sống và
sinh hoạt.
Trong cách học theo dự án học sinh học tập theo nhóm để giải quyết những vấn
đề có thật trong cuộc sống, theo sát chương trình học và có phạm vi kến thức liên môn.
Học sinh có thể đóng các vai trong các nghành nghề khác nhau và hoàn thành vai trò
đó dựa trên kiến thức và kỹ năng nhất định. Còn giáo viên thì tạo vai trò cho học sinh
sao cho gắn với nội dung bài học và giúp đỡ họ hoàn thành vai trò ấy. các phương tiện

hoàn thành dự án gồm rất nhều nguồn như sách giáo khoa, Internet, đĩa CD, các
chuyên gia và các nguồn tài liệu khác. Dự án có thể bó hẹp trong phạm vi lớp học và
kéo dài 1 – 2 tuần cũng có khi vượt ra ngoài phạm vi lớp họcvà kéo dài trong suốt một
học kì hay một khóa học.
Vai trò của giáo viên và học sinh.
Học sinh quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần tiến hành để giải
quyết vấn đề. Học sinh là người thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, rồi tổng
hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của họ.
Trong suốt quá trình học sinh học thực hiện dự án, giáo viên giữ vai trò như
người hướng, người tham vấn chứ không “cầm tay chỉ việc” cho học sinh của mình.
Quy trình dạy học theo dự án gồm các bước sau.
 Vấn đề trong thực tiễn.
 Phát hiện dự án.
 Xác định mục tiêu dự án.
 Lập kế hoạch thực hiện dự án (phân nhóm, gợi Z nguồn tài nguyên).
 Triển khai dự án (thu thập và xử lZ thông tin, theo dõi, đôn đốc).
 Trình bày kết quả của dự án ( trình bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm)
Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo dự án.
• Học sinh là người chiụ trách nhiệm chính của việc học, và tự xây dựng
kiến thức của mình.
• Thiết lập mối quan hệ với cuộc sống ở ngoài môi trường lớp học.
• Hướng đến các vấn đề của thế giới thật.
• Phát triển kỹ năng sống như kỹ năng làm việc tốt với người khác, kỹ
năng đưa quyết định chín chắn, kỹnăng chủ động giải quyết vấn đề phức tạp.
• Tạo điều kiện cho nhiều phong cách học khác nhau được triển khai.
• Nhiệmvụ học đến được với tất cả học sinh.
• Công nghệ thông tin được tích hợp vào quá trình học, học sinh không
học công nghệ thông tin một cách riêng lẻvì có lí do để học công nghệ thông tin chẳng
hạn như để trình bày sản phẩm của dự án.
• Tuy nhiên, dạy học theo dự án cần có điều kiện như phương tiện và điều

kiện dạy và học, tốn thời gian và đôi khi việc giải quyết dự án không gắn với nộ dung
môn học trong chương trình dạy học.
3. Thực hành một số phương pháp dạy học hiện đại
GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
( 2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được thế nào là tình yêu? Phân tích khái niệm và cho ví dụ về
tình yêu.
- Phát biểu được thế nào là tình yêu chân chính? Phân tích khái niệm và
cho ví dụ về tình yêu chân chính.
- Nêu được những điều cần tránh trong tình yêu. Phân tích và cho ví dụ.
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng các kiến thức về tình yêu để có thái độ đúng đắn trong tình
yêu và quan niệm về tình yêu.
- Biết phân biệt thế nào là tình yêu chân chính và tình yêu không chân
chính.
-Thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân.
3. Về thái độ:
- Đồng tình, ủng hộ các quan niệm, thái độđúng và tiến bộ về tình yêu.
- Phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về quan niệm tình
yêu .
II. Nội dung
Kiến thức trọng tâm:
Tình yêu
Tình yêu chân chính
Những điều cần tránh trong tình yêu.
Kiến thức mới và khó:
Quan niệm về tình yêu của thanh thiếu niên hiện nay

Tình yêu chân chính tình yêu mang tính xã hội.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp diễn giải, vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm nhỏ, sách giáo
khoa, giải quyết vấn đề, trò chơi, dạy học trực quan.
IV)TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa lớp 10.
- Sách báo và tài liệu liên quan.
- Sách thiết kế bài giảng 10.
- Tranh, ảnh ca dao tục ngữ có liên quan.
V)HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Vào bài mới.(1phút)
Vấn đề tình yêu, hôn nhân và gia đình là một trong những vấn đề vô cùng quan
trọng trong đời sống mỗi con người nói riêng cũng như sự ổn định của Đất nước nói
chúng. Vậy hiểu thế nào cho đúng, cho đủ về vấn đề này thì chúng ta sẽ cùng đi tìm
hiểu bài hôm nay. Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI
HỌC
Hoạt động 1 (15 phút)
Gv:Trong cuộc sống tình cảm của mỗi cá
nhân tình yêu giữ vị trí đặc biệt. Nó góp phần thúc
đẩy hành vi và làm bộc lộ phẩm chất đạo đức của
cá nhân.
Tình yêu có nội dung rất rộng trong bài này
chúng ta sẽ đề cập tới tình yêu nam nữ.
Gv: Chia nhóm nhỏ (8 em học sinh 1 nhóm)
Yêu cầu: Các nhóm hãy thảo luận thảo luận để
cùng nhau tìm ra những định nghĩa vui về tình yêu
trong các bài thơ, ca dao hoặc tất cả các lĩnh vực: Toán
học, hóa học, vật lZ, lịch sử, địa lZ, văn học,…
Tiến hành cho các nhóm thảo luận, quan sát các

nhóm, hỗ trợ nhóm khi cần thiết.
HS: Trình bày kết quả: từng lĩnh vực một, các
nhóm lắng nghe bổ sung cho nhau.
Gv: nhận xét và kết luận
Gv: theo các em ở lứa tuổi của chúng ta có
nên yêu chưa?
Hs: trả lời
Gv: chưa nên yêu vì đang trong tuồi ăn học
mà tình yêu thì phải có sự hiến dâng cho nhau
cuộc sống nên các em dễ dàng đánh mất tương lai
của mình.
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.
Gió đâu gió mát sau lưng
1.Tình yêu
a. Tình yêu là gì?
Tình yêu là sự rung
cảm và quyến luyến sâu sắc
giữa hai người khác giới. Ở
họ có sự phù hợp về nhiều
mặt…làm cho họ có nhu
cầu gần gũi, gắn bó với
nhau, tự nguyện sống vì
nhau và sẵn sàng hiến dâng
cho nhau cuộc sống của
mình.
Bụng đâu bụng nhớ người dưng thế này.
Gv: Như vậy tình u thường có những biểu
hiện cơ bản nào?
Hs: nhớ nhung, quyến luyến, giận hờn,

buồn, ghen…
Gv: Tình u có nhiều biểu hiện, nhưng có
lẽ nỗi nhớ da diết, mãnh liệt là biểu hiện thường
trực trong tình u.
Có ý kiến cho rằng:Tình yêu là
chuyện riêng tư của mỗi người, không liên
quan gì đến người khác.
• Theo em, ý kiến đó là đúng
hay sai?
HS : Trả lời.
Gv: Điều đó chưa hồn tồn đúng
Tình u là tình cảm sâu sắc, đáng trân
trọng, tuy nhiên khơng nên cho rằng đó chỉ
hồn tồn là việc riêng tư của mỗi người.
• Tình yêu đặt ra những vấn đề
gì cho xã hội?
Hs: Trả lời:
GV: Những vấn đề cho xã hội như: tình u
->hơn nhân->gia đình->dân số-> giáo dục->việc
làm,->nhà ở….
Tình u là tình cảm thiêng liêng của cá
nhân cần được tơn trọng. Nhưng tình u của cá
nhân khơng hồn tồn tách rời với xã hội bởi cá
nhân là một phần của xã hội. Trước hết tình u
được bắt nguồn và bị chi phối bởi các quan niệm,
kinh nghiệm sống của những người u nhau, mặt
khác tình u ln đặt ra những vấn đề mà xã hội
Tình u ln ln
mang tính xã hội.
Xã hội khơng can

thiệp đến tình u cá nhân
nhưng có trách nhiệm
hướng dẫn mọi người có
quan niệm đúng đắn về tình
cần phải quan tâm, chăm lo như việc kết hôn, xây
dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ.
Hoạt động 2 (8 phút)
Gv: Thảo luận theo nhóm:
Nêu ra các quan điểm và thái độ của các
giai cấp trong lịch sử về tình yêu nam nữ.
- Quan điển phong kiến
- Quan điểm tư sản
- Quan điểm ngày nay.
Trình bày ra giấy trong thời gian 3 phút =>
Gọi bất kỳ thành viên nào trong nhóm trình bày.
Hs: trình bày
Gv: tập hợp các Z kiến của học sinh và đưa
ra kết luận
• Xã hội phong kiến :Quan niệm khắt
khe về tình yêu, trai gái không được gần gũi, tìm
hiểu nhau, cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con cái.“
thọ thọ bất thân” không được gần nhau.
Việc hôn nhân: “ môn đăng hộ đối” “cha
mẹ đặt đâu con ngồi đấy”
• Quan điểm tư sản: Con người phải
được tự do yêu đương nhưng trong nền sản xuất
hàng hoá tư bản chủ nghĩa, nhiều khi tình yêu
cũng trở thành hàng hoá.
Gv: Mỗi chế độ xã hội khác nhau thì có
quan niệm khác nhau về tình yêu. Những quan

niệm về tình yêu trong xã hội phong kiến đã lỗi
thời, lạc hậu không còn phù hợp.Còn đối vơi tình
yêu ngày nay thì tình yêu trước hết phải là tình yêu
yêu, đặc biệt là ở những
người bắt đầu bước sang
tuổi thanh niên.
b. Thế nào là tình
yêu chân chính?
Tình yêu chân chính
là tình yêu trong sáng lành
mạnh, phù hợp với các quan
chân chính. Đây là một tình cảm đẹp đẽ, cao
thượng tạo nên sức mạnh to lớn, nâng đỡ thanh
niên tiến bộ.
GV: Các em hãy nêu ví dụ về tình yêu chân
chính hoặc không chân chính.
HS: Trả lời.
Gv: Dựa vào những biểu hiện nào để có thể
biết đó là tình yêu chân chính?
Hs: Trả lời:
Gv: Nhận xét, bổ sung
GV: Với những biểu hiện cao đẹp đó, tình
yêu chân chính có Z nghĩa gì?
HS: Trả lời
GV: => Giúp con người trưởng thành hơn
và hoàn thiện hơn trong cuộc sống và trong các
mối quan hệ xã hội.
Hoạt động 3 (15 phút)
Gv: Chuyển Z: Trong cuộc sống, không
phải ai cũng có quan niệm đúng về tình yêu, có

không ít bạn trẻ hiện nay do chưa nhận thức được
tầm quan trọng của tình yêu cũng như một tình yêu
chân chính nên có những biểu hiện chưa đúng
trong tình yêu. Mỗi chúng ta cần phải hiểu rõ
những gì cần làm và những gì không nên làm trong
tình yêu.
niệm đạo đức tiến bộ.
Các biểu hiện cơ
bản của tình yêu chân
chính:
+ Có tình cảm chân
thực, sự quyến luyến, gắn
bó giữa một nam và một nữ
+ Có sự quan tâm
sâu sắc đến nhau, không vụ
lợi
+ Có sự chân thành,
tin cậy và tôn trọng từ cả
hai phía
+ Có lòng vị tha và
sự thông cảm
c. Một số điều nên
tránh trong tình yêu nam
nữ thanh niên.
Trong vòng 3 phút các nhóm hãy thảo luận
và viết ra giấy câu trả lời của nhóm.
GV sẽ gọi bất kỳ thành viên trong nhóm
lên trả lời câu hỏi.
Tình huống: Lan là một nữ sinh lớp 10A1
vừa xinh đẹp vừa học giỏi. Có rất nhiều chàng theo

đuổi. Thắng là bạn học cùng lớp với Lan. Một lần
Thắng đã cá cược với Hoàng là có thể cưa đổ được
Lan. Thắng đã quan tâm, chiều chuộng lan hết
mực và lan đã cảm động trước tình cảm đó vá nhận
lời yêu Thắng và hiến dâng bản thân cho Thắng.
Ngay sau đó Thắng đã quay mặt và không yêu Lan
nữa vì mục đích của mình đã thành. Lan phải nghỉ
học vì có thai.
Gv: 3 nhóm trả lời 3 câu hỏi
1. Theo em yêu ở độ tuổi 15 như vậy có quá sớm
không? Vì sao?
2. Tình yêu của Thắng dành cho lan có chân thật
không hay? Vì sao?
3. Trong cuộc tình này thì người tổn thương nhất là
ai? Và hậu quả là gì?
Hs: trả lời
Gv:Qua phần chúng ta thảo luận và đi tới
tổng kết, chúng ta có thể thấy những điều cần phải
tránh trong tình yêu đó là:
Gv: Kết luận
Tình yêu là một đề tài muôn thuở của
nhân loại, là khát khao của biết bao trái tim. Chúng
ta- những Hs dang độ tuổi trưởng thành cần phải
hiểu đúng về tình yêu, cần biết trách nhiệm của
mình với loại tình cảm đặc biệt thiêng liêng này.
+ Yêu đương quá
sớm
+ Yêu một lúc nhiều
người, yêu để chứng tỏ khả
năng chinh phục bạn khác

giới hoặc yêu đương vì mục
đích vụ lợi
+ Có quan hệ tình
dục trước hôn nhân
Chúng ta trước hết cần học tập và rèn luyện tốt,
xây dựng một tình bạn tốt, chân chính khi thực sự
trưởng thành tình yêu đó sẽ được đón nhận.
1) Củng cố ( 3 phút): Các nhóm cung nhau suy nghĩ, ôn lại bài bằng cách
dành quyền trả lời những câu hỏi. Đội nào trả lời đúng nhiều câu nhất sẽ là đội chiến
thắng.
Câu 1: Tình yêu chân chính là tình yêu……….và……….,……… với quan
niệm đạo đức………….của xã hội
a.Chân thành, sâu sắc, thích hợp, hiện đại
x b.Trong sáng, lành mạnh, phù hợp, tiến bộ
c.Vật chất, vụ lợi, phù hợp, hiện đại.
d. Trong sang, lành mạnh, thích hợp, tiến bộ.
Câu 2: khi nói đến tình yêu, Z kiến nào sau đây là đúng
aTình yêu có nguồn gốc tự nhiên
b. Tình yêu không có nguồn gốc
c. Tình yêu là một hiện tượng xã hội
x d .Cả 2 Z kiến trên đều đúng
Câu 3: Chọn đáp án phù hợp nhất điền vào chỗ chấm?
Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt của con người xuất hiện
ở……………………
a. Ở mọi lứa tuổi
b. Tất cả mọi người
x c. Cả nam và nữ khi đến tuổi trưởng thành
d Những người cùng giới.
Câu 4: Những điều nên tránh trong tình yêu là gì?
Chọn đáp án sai?

a.Có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
b. Yêu đương quá sớm
c. Yêu cùng lúc nhiều người.
Xd. Cả A,B, C đều sai
Câu 5: Ở Việt Nam, nam và nữ bao nhiêu tuổi được kết hôn?
a.Nam 16, nữ 15.
b. Nam 18, nữ 16
Xc. Nam 20, nữ 18.
d. Nam 22, nữ 20
2.Dặn dò( 1phút)
Các em học bài và làm bài tập 1, 2 SGK. Chuẩn bị tiết 2 của bài này.
4. Đánh giá kết quả thực hiện phương pháp dạy học hiện
đại đã tiến hành
Trong tiết học GDCD lớp 10 trên, giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học
hiện đại là: Dạy học theo nhóm nhỏ, Dạy học giải quyết vấn đề, Phương pháp tổ
chức trò chơi nhỏ.
a.Ưu điểm:
Có sự kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại. Trong
đó chọn phương pháp dạy học theo nhóm nhỏlà chủ đạo.
Lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung môn học.
Đã có sự đầu tư về lZ luận của phương pháp dạy học hiện đại, cách thức thực
hiện tương đối khoa học.
Phát huy được ưu thế của phương pháp hiện đại, phù hợp với mục tiêu dạy học
tích cực, học sinh chủ động.
b.Hạn chế:
• Chưa thực hiện tốt phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ:
- Có nhiều học sinh không tham gia thảo luận nhóm, hoặc tham gia chưa
nhiệt tình.
- Giáo viên chưa có sự khuyến khích các em cùng tham gia thảo luận
nhóm.

- Tổ chức dạy học theo nhóm chưa hấp dẫn, sôi động.
- Kết quả thảo luận chưa được tốt.
• Phương pháp giải quyết vấn đề.
Vấn đề đưa ra chưa được giáo viên nhấn mạnh, dẫn đến học sinh chưa hiểu
được tầm quan trọng của việc trải nghiệm để giải quyết vấn đề.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Giáo Dục Học Đại Cương của TS. Trần Thị Hương(chủ
biên).
2. Sgk Giáo dục công dân lớp 10.
3. Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Giáo Dục Học Đại Cương của TS. Trần Thị Hương(chủ biên).
Sgk Giáo dục công dân lớp 10.
Kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam

×