Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp khoa kế toán kiểm toán tại chức công ty cổ phần xây lắp Hải Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 15 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HẢI PHÁT
1.1 Giới thiệu chung
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP HẢI PHÁT
- Địa chỉ: Điểm công nghiệp sạch Phú Lãm, Phường Phú Lãm, Quận Hà
Đông, TP Hà Nội.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Lĩnh vực hoạt động: Thi công xây lắp
- Điện thoại: 04.33534178
- Fax: 04.33535341
- Email:
- Website: xaylaphaiphat.com.vn
Công ty cổ phần xây lắp Hải Phát được thành lập và hoạt động theo Giấy
chứng nhận Đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103034304 do Sở Kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 31/12/2008 với số vốn điều lệ là 10 tỷ
đồng. Công ty đã có 1 lần thay đổi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
ngày 12/04/2010, Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thay
đổi lần 1 là 15 tỷ đồng.
1.2 Mô hình tổ chức:
* Cơ cấu công ty gồm :
- Hội đồng quản trị.
- Ban giám đốc.
- Các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh, Phòng kế
hoạch, Phòng kế toán tài chính.
- Các đội xây lắp, đội thi công cơ giới.
- Các trạm trộn Bê tông.
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
1
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức công ty cổ phần xây lắp Hải Phát
1.3 Bộ máy lãnh đạo của công ty.
- Hội đồng quản trị: gồm 4 thành viên ban đầu góp vốn sáng lập ra công ty:
Ông Nguyễn Văn Khoa chức vụ: Chủ tịch


Ông Đỗ Quý Đường chức vụ: Thành viên
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
2
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
Tổ chức
hành chính
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Kế toán
tài chính
Đội Xây
lắp số 1
Đội Xây
lắp số 2
Đội Xây
lắp số
Đội Thi
công cơ giới
Trạm trộn Bê
tông Tân Tây Đô
Trạm trộn Bê tông
Phú Lãm
Ông Đặng Phú Mậu chức vụ: Thành viên
Ông Kiều Văn Tươi chức vụ: Thành viên

Hội đồng quản trị có chức năng:
+ Quyết định chiến lược phát triển công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Ban Tổng giám đốc công ty và các cán
bộ quan trọng khác trong công ty.
+ Quyết định mức lương, lợi ích của các cán bộ quản lý trong công ty.
- Ban Giám đốc: là người đại diện và chịu trách nhiệm của công ty trước
Pháp luật. Ban giám đốc có chức năng và nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, điều hành và chịu
trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị.
+ Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
STT Ban giám đốc Nội dung phân công phân nhiệm
1 Giám đốc - Ông Đỗ Quý Đường
- Phụ trách chung về tất cả các mặt hoạt động của
công ty.
- Quyết định mọi hoạt động hàng ngày của công ty.
- Phụ trách công tác tổ chức, điều hành, quản lý, giám
sát mọi hoạt động của các đội xây lắp và đội thi công
cơ giới.
2 Phó giám đốc - Ông Phạm Văn Kiến
- Trực tiếp phụ trách, quản lý, điều hành hoạt động:
+ Phòng kế toán tài chính
+ Trạm trộn bê tông Tân Tây Đô
3 Phó giám đốc - Ông Kiều Văn Tươi
- Trực tiếp phụ trách, quản lý, điều hành hoạt động
trạm trộn bê tông Phú Lãm.
4 Phó giám đốc - Ông Đặng Phú Mậu
- Hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý, điều
hành, giám sát các hoạt động của các đội xây lắp và
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
3

đội thi công cơ giới.
1.4 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản :
• Xây dựng các khu trung cư, tổ hợp văn phòng, khu công nghiệp, khu
vui chơi giải trí, khu du lịch, khu thương mại, khu du lịch sinh thái và
công viên.
• Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghiệp, đường dây và trạm biến áp đến
110 KV.
• San lấp mặt bằng và xử lý nền móng công trình.
• Sản xuất và kinh doanh bê tông trộn sẵn, tấm bê tông đúc sẵn, ống cột
bê tông, cột bê tông cốt thép.
• Sản xuất cửa sắt, inox, hàng rào sắt.
• Sản xuất khung bằng thép ( khung nhà, kho), các cấu kiện thép cho xây
dựng ( dầm cầu thép, xà, thạnh giằng, các cột thép, cột ăng ten truyền
hình)
• Sản xuất đồ gỗ nội thất gia dụng, văn phòng, trường học.
• Lắp đặt hệ thống chiếu sáng, điện thoại, truyền hình cáp, thiết bị bảo
vệ, báo động, hệ thống bơm nước, hệ thống điều hòa không khí, sấy,
hút bụi, thông gió trong nhà.
• Cho thuê phương tiện vận tải, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ.
• Cho thuê máy móc thiết bị khác, cho thuê máy móc thiết bị xây dựng.
• Khai thác, xử lý và cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.
• Thoát nước và xử lý nước thải , rác thải , xử lý ô nhiễm.
PHẦN 2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: VNĐ
TÀI SẢN 2009 2010 2011
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
4
A.Tài sản ngắn hạn 44.615.038.427 117.211.333.879 213.634.338.913
I. Tiền và các khoản

tương đương tiền
825.573.616 4.452.740.985 11.634.406.336
II. Các khoản phải thu 2.492.959.000 26.713.036.487 73.391.738.631
III. Hàng tồn kho 39.716.094.754 81.286.446.467 93.677.785.889
IV.Tài sản ngắn hạn
khác
1.580.411.057 4.759.109.940 34.930.408.057
B. Tài sản dài hạn 6.360.089.355 25.381.336.549 61.886.854.131
I. Tài sản cố định 6.237.809.200 24.971.222.551 26.076.587.323
II.Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
_ _ 34.000.000.000
III. Tài sản dài hạn khác 122.280.155 410.113.998 1.810.266.808
Tổng cộng tài sản 50.975.127.782 142.592.670.428 275.521.193.044
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 41.381.721.776 126.388.783.880 174.561.370.340
I. Nợ ngắn hạn 41.381.721.776 119.118.441.880 162.605.689.053
II. Nợ dài hạn _ 7.270.342.000 11.955.681.287
B. Nguồn vốn Chủ sở
hữu
9.593.406.006 16.203.886.548 100.959.822.704
I. Vốn chủ sở hữu 9.593.406.006 16.203.886.548 100.959.822.704
II. Nguồn kinh phí, quỹ
khác
_ _ _
Tổng cộng nguồn vốn 50.975.127.782 142.592.670.428 275.521.193.044
( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính công ty CP xây lắp Hải Phát)
2.2 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Đơn vị: VNĐ
Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011

1 Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
20.724.845.432 177.023.262.801 341.267.960.100
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu
_ _ 39.387.857.363
3 Doanh thu thuần về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
20.724.845.432 177.023.262.801 301.880.102.737
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
5
4 Giá vốn hàng bán 19.690.698.377 172.624.923.437 291.183.466.527
5 Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
1.034.147.055 4.398.339.364 10.696.636.210
6 Doanh thu hoạt động
tài chính
16.706.637 109.536.610 237.412.433
7 Chi phí tài chính
Trong đó: chi phí lãi
vay
9.625.301
_
84.494.910
61.800.000
5.650.796.925
5.145.572.738
8 Chi phí bán hàng _ _ _

9 Chi phí quản lý
doanh nghiệp
929.491.529 2.070.136.275 4.670.712.317
10 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
111.736.862 2.353.244.789 612.539.401
11 Thu nhập khác 333.333.333 272.727.272 1.146.363.636
12 Chi phí khác 331.850.794 306.741.628 1.194.487.061
13 Lợi nhuận khác 1.482.539 (34.014.356) (48.123.425)
14 Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
113.219.401 2.319.230.433 564.415.976
15 Chi phí thuế TNDN
hiện hành
19.813.395 579.807.609 141.095.734
16 Lợi nhuận sau thuế
TNDN
93.406.006 1.739.422.824 423.320.242
( Nguồn: Phòng Kế toán tài chính công ty CP xây lắp Hải Phát)
2.3 NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ.
- Về tài sản:
TÀI SẢN
So sánh 2010 với 2009 So sánh 2011 với 2010
Số tiền (VND)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền (VND)
Tỷ lệ
(%)

Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
6
A.Tài sản ngắn hạn 72.596.295.452 162,72 96.423.005.034 82,26
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
3.627.167.369 439,35 7.181.665.351 161,29
II. Các khoản phải thu 24.220.077.487 971,54 46.678.702.144 174,74
III. Hàng tồn kho 41.570.351.713 104,67 12.391.339.422 15,24
IV. Tài sản ngắn hạn
khác
3.178.698.883 201,13 30.171.298.117 633,97
B. Tài sản dài hạn 19.021.247.194 299,07 36.505.517.582 143,83
I. Tài sản cố định 18.733.413.351 300,32 1.105.364.772 4,43
III.Tài sản dài hạn khác 287.833.843 235,39 1.400.152.810 341,4
Tổng tài sản 91.617.542.646 179,73 132.928.522.616 93,22
Dựa vào các số liệu trên ta thấy từ năm 2009 đến năm 2011 quy mô của
công ty ngày càng được mở rộng thông qua việc tổng tài sản của công ty tăng
dần qua các năm, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn tỷ trọng (trên
70%). Trong tài sản ngắn hạn thì Hàng tồn kho và Khoản phải thu là hai bộ
phận chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao; còn Tiền và các khoản tương đương tiền thì
chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong tài sản dài hạn thì chủ yếu là tài sản cố định.
Năm 2010, tổng tài sản của công ty đạt 142.592.670.428 đồng, tăng
179,73% so với năm 2009, trong đó, tài sản ngắn hạn đạt giá trị
117.211.333.879 đồng (chiếm 82,2% tổng tài sản) tăng 162,72% so với năm
2009; tài sản dài hạn đạt giá trị 25.381.336.549 đồng (chiếm 17,8% tổng tài
sản) tăng 299,07% so với năm 2009. Năm 2010 là năm tài chính thứ 2 kể từ
khi thành lập công ty, để thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, công ty đã áp
dụng chính sách quản lý công nợ nới lỏng, do đó, trong năm 2010 các khoản
phải thu của công ty đã tăng đột biến với tốc độ tăng 971,54% so với năm
2009, điều này làm tăng khả năng công ty phải đối mặt với tình trạng khó thu

hồi công nợ; Tiền và các khoản tương đương tiền tăng với tốc độ khá cao
439,35%, tuy nhiên vẫn giữ tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn
(3,8%), chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty còn rất yêú. Hàng
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
7
tồn kho có tốc độ tăng thấp nhất 104,67%, nhưng giá trị hàng tồn kho của
công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn (69,35%) trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Năm
2010, Công ty cũng đã chú trọng hơn trong việc đầu tư tài sản cố định, giá trị
tài sản cố định của công ty đạt 24.971.222.551 đồng tăng 300,32% so với năm
2009.
Năm 2011, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, giá trị tổng tài sản
của công ty tuy có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm hơn so với năm 2010. Năm
2011, giá trị tổng tài sản của công ty đạt 275.521.193.044 đồng, tăng 93,22%
so với năm 2010, trong đó, tài sản ngắn hạn đạt giá trị 213.634.338.913 đồng
(chiếm 77,5% tổng tài sản) tăng 82,26% so với năm 2010, tài sản dài hạn đạt
giá trị 61.886.854.131 đồng (chiếm 22,5% tổng tài sản) tăng 143,83% so với
năm 2010. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, công ty đã không
đặt nặng áp lực về tăng trưởng mà chủ trương kinh doanh an toàn, hiệu quả,
do đó công ty đã thực hiện chính sách quản lý công nợ chặt chẽ hơn giúp cho
tốc độ tăng của các Khoản phải thu và Hàng tồn kho của công ty giảm mạnh.
Năm 2010 tốc độ tăng của Khoản phải thu đạt 971,54% so với năm 2009 thì
đến năm 2011, tốc độ tăng của Khoản phải thu chỉ còn 174,74% so với năm
2010. Giá trị hàng tồn kho trong năm 2011 cũng chỉ tăng 15,24% so với năm
2010 trong khi năm 2010 hàng tồn kho tăng 104,67% so với năm 2009; điều
này cho thấy công tác quản lý công nợ và hàng tồn kho của công ty trong năm
2011 đã hiệu quả hơn so với năm 2010. Tiền và các khoản tương đương tiền
của công ty trong năm 2011 tăng 161,29% so với năm 2010, việc đầu tư vào
Tài sản cố định của công ty năm 2011 đã được xem nhẹ hơn, giá trị tài sản cố
định năm 2011 đạt 26.076.587.323 đồng, tăng nhẹ 4,43% so với năm 2010
trong khi giá trị Tài sản cố định của công ty năm 2010 tăng một cách mạnh

mẽ với tốc độ 300,32%.
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
8
- Về nguồn vốn:
NGUỒN VỐN
So sánh 2010 với 2009 So sánh 2011 với 2010
Số tiền (VND)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền (VND)
Tỷ lệ
(%)
A. Nợ phải trả 85.007.062.104 205,42 48.172.586.460 38,11
- Nợ ngắn hạn 77.736.720.104 187,85 43.487.247.173 36,51
- Nợ dài hạn _ _ 4.685.339.287 64,44
B. Nguồn vốn chủ
sở hữu
6.610.480.542 68,91 84.755.936.156 523,06
- Vốn chủ sở hữu 5.045.000.000 53,11 85.455.000.000 587,52
- Nguồn kinh phí,
quỹ khác
_ _ _ _
Tổng nguồn vốn 91.617.542.646 179,73 132.928.522.616 93,22

Nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ vay nợ ngắn hạn và
Vốn chủ sở hữu, trong đó, vốn vay chiếm phần lớn tỷ trọng tổng nguồn vốn.
Nhìn vào số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng dần theo các
năm (2009-2011).
Năm 2010, cùng với nhu cầu lớn đầu tư vào tài sản nhằm tăng cường khả
năng cung ứng sản phẩm, mở rộng thị trường, thúc đẩy tốc độ tiêu thụ sản

phẩm để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tổng nguồn vốn của công ty đạt
142.592.670.428 đồng, tăng 179,73% so với năm 2009, trong đó, bên cạnh
việc sử dụng 16.203.886.548 đồng vốn Chủ sở hữu (chiếm tỷ trọng 11,36%
tổng nguồn vốn) thì công ty cũng đã tận dụng được phần lớn từ vốn vay với
giá trị vốn vay là 126.388.783.880 đồng (chiếm tỷ trọng 88,64% tổng nguồn
vốn) tăng 205,42% so với năm 2009, trong tổng giá trị vốn vay thì vay nợ
ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm 94,25% tổng vốn vay), năm 2010 giá
trị Nợ ngắn hạn đạt 119.118.441.880 đồng, tăng 187,85% so với năm 2009,
giá trị vốn chủ sở hữu tăng 68,91% so với năm 2009. Việc công ty sử dụng
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
9
phần lớn vốn vay trong hoạt động kinh doanh đã làm cho hoạt động kinh
doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào các khoản vay từ bên ngoài, khả năng
tự chủ về tài chính thấp, công ty phải đối mặt với áp lực trả nợ cao.
Bước sang năm 2011, tổng nguồn vốn của công ty đạt 275.521.193.044
đồng tăng 93,22% so với năm 2010. Đứng trước tình hình khó khăn của nền
kinh tế, việc đi vay vốn cũng gặp phải những yêu cầu chặt chẽ, khắt khe hơn,
do đó, công ty đã quyết định tăng giá trị vốn chủ sở hữu lên 100.959.822.704
đồng giúp cho tỷ trọng của vốn chủ sở hữu đạt 36,64% tổng nguồn vốn và
giảm tỷ trọng vốn vay xuống còn 63,36% tổng nguồn vốn; đó là nguyên nhân
khiến cho tốc độ tăng của vốn vay trong năm 2011 chỉ đạt 38,11%, giảm
xuống một cách rõ rệt trong khi năm 2010 đạt 205,42%; đồng thời tốc độ tăng
của Vốn chủ sở hữu đạt 523,06%, tăng mạnh so với năm 2010 chỉ đạt
68,91%. Đây là một quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo công ty, nó đã
giúp cho công ty tăng sự chủ động và ổn định về nguồn vốn cũng như giảm sự
phụ thuộc vào vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Về hoạt động kinh doanh:
CHỈ TIÊU
So sánh 2010 với 2009 So sánh 2011 với 2010
Số tiền (VND)

Tỷ lệ
(%)
Số tiền (VND)
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
156.298.417.369 754,16 124.856.839.936 70,53
2. Giá vốn hàng bán 152.934.225.060 776,68 118.558.543.090 68,68
3. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
3.364.192.309 325,31 6.298.296.846 143,20
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
10
4. Doanh thu hoạt
động tài chính
92.829.973 555,65 127.875.823 116,74
5. Chi phí tài chính 74.869.609 777,84 5.566.302.015 6587,74
6. Chi phí quản lý
doanh nghiệp
1.140.644.746 122,72 2.600.576.042 125,62
7. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
2.241.507.927 2006,06 -1.740.705.388 -73,97
8. Lợi nhuận khác -35.496.895 -2394,33 -14.109.069 41,48
9. Lợi nhuận kế toán
trước thuế
2.206.011.032 1948,44 -1.754.814.457 -75,66

10. Chi phí thuế
TNDN hiện hành
559.994.214
2826,34
-438.711.875 -75,66
11. Lợi nhuận sau thuế
TNDN
1.646.016.818 1762,22
-1.316.102.582 -75,66

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính của công ty liên tục tăng qua các
năm. Cụ thể như sau:
Năm 2010, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
177.023.262.801 đồng, tăng 754,16% so với năm 2009; doanh thu hoạt động
tài chính đạt 109.536.610 đồng, tăng 555,65% so với năm 2009. Năm 2011 là
một năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam tuy nhiên công ty vẫn cố
gắng để tăng doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ so với năm 2010 mặc dù
tốc độ tăng doanh thu dã thấp hơn: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ đạt 301.880.102.737 đồng, tăng 70,53% so với năm 2010, doanh thu
hoạt động tài chính đạt 237.412.433 đồng, tăng 116,74% so với năm 2010;
Đạt được kết quả này là nhờ có sự mở rộng cũng như nỗ lực tìm kiếm thị
trường, tìm kiếm khách hàng của công ty. Có thể nói đây là một kết quả rất
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
11
đáng mừng của công ty cho thấy công ty đã thích ứng hơn với những biến
động của thị trường.
Trong khi doanh thu của công ty đang tăng dần lên theo các năm thì Lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty lại biến động không ổn
đinh. Cụ thể, năm 2010, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1.739.422.824

đồng, tăng 1762,22% so với năm 2009, thì đến năm 2011, lợi nhuận sau thuế
của công ty đột ngột giảm xuống chỉ còn 423.320.242 đồng, giảm 75,66% so
với năm 2010. Điều này có thể được lý giải do năm 2011 trước sự khó khăn
của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, ngành Xây dựng gặp trở ngại khi sản
phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được, sự tăng doanh thu chỉ là sự tăng về giá,
tốc độ tăng doanh thu năm 2011 thấp hơn rất nhiều so với năm 2010; trong
khi giá cả các nguyên vật liệu, trang thiết bị đầu vào tăng mạnh (Giá vốn hàng
bán tăng 68,68%), chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp gia tăng với
tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với năm 2010 dẫn đến lợi nhuận công
ty giảm mạnh so với năm 2010.
Tính đến năm 2011, tuy mới chỉ thành lập được 3 năm nhưng những kết
quả mà công ty đạt được đã cho thấy chiến lược kinh doanh đúng đắn của
công ty cũng như tiềm năng mở rộng, phát triển thị trường và nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
12
PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Công ty Cổ phần xây lắp Hải Phát vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập sau:
- Vấn đề 1: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Trong tổng vốn kinh doanh của công ty thì vốn lưu động chiếm phần lớn
tỷ trọng (trên 70%), do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Từ năm 2009 đến năm 2011, giá trị Vốn lưu động của công ty liên tục
tăng lên nhưng với tốc độ tăng chậm dần. Trong cơ cấu vốn lưu động của
công ty thì Tiền và các khoản tương đương tiền mặc dù đang có xu hướng
tăng dần lên qua các năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ; tỷ trọng Tiền
và các khoản tương đương tiền năm 2009 là 1,85%, năm 2010 là 3,8%, năm
2011 là 5,44%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn
còn rất thấp trong khi hầu hết các khoản nợ của công ty là Nợ ngắn hạn, đây
là dấu hiệu cảnh báo công ty rất có thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh

toán tức thời đối với các khoản nợ ngắn hạn.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động chính là Hàng tồn
kho, tỷ trọng Hàng tồn kho năm 2009 là 89%, năm 2010 là 69,35%, năm 2011
là 43,85%. Xếp thứ hai là Khoản phải thu, chiếm tỷ trọng trong tổng vốn lưu
động qua các năm 2009-2011 lần lượt là 5,6%; 22,8%; 34,35%; Trước tình
trạng giá trị hàng tồn kho vẫn ở mức cao đồng thời giá trị các khoản phải thu
ngày càng tăng lên dẫn đến công ty bị ứ đọng vốn, khả năng quay vòng vốn
lưu động chậm, khó thu hồi vốn, làm giảm lượng vốn để đầu tư vào các bộ
phận khác cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh; tăng chi phí bảo quản, chi
phí quản lý, thu hồi nợ, giảm lợi nhuận do đó làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn lưu động.
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
13
Để có thể thấy rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty, từ
những số liệu đã thu thập được của công ty Cổ phần Xây lắp Hải Phát, ta tính
được chỉ tiêu sau:
Doanh lợi vốn lưu động =
(Chỉ tiêu này phản ánh mỗi một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ có thể
tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế )
Doanh lợi vốn lưu động năm 2010 = 0,0215
Doanh lợi vốn lưu động năm 2011 = 0,00256
Qua số liệu tính được ở trên, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
công ty vẫn còn rất thấp và có xu hướng giảm. Năm 2010, doanh lợi vốn lưu
động của công ty là 0,0215; sang năm 2011, doanh lợi vốn lưu động của công
ty đột ngột giảm xuống còn 0,00256 (giảm 88,1% so với năm 2010). Điều này
cho thấy công ty sử dụng vốn lưu động vẫn chưa thực sự hợp lý dẫn đến hiệu
qủa sử dụng vốn lưu động chưa cao.
- Vấn đề 2: Chi phí kinh doanh của công ty.
Doanh thu của công ty liên tục tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ
tăng của doanh thu lại thấp hơn so với tốc độ tăng của chi phí, cụ thể:

Năm 2010, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
754,6% , doanh thu hoạt động tài chính tăng 555,65% trong khi chi phí tài
chính tăng 777,84%, giá vốn hàng bán tăng 776,68%;
Năm 2011, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng
70,53% so với năm 2010, doanh thu hoạt động tài chính tăng 116,74% trong
khi chi phí tài chính tăng 6587,74%, giá vốn hàng bán tăng 68,68%.
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân
14
Do đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2011
giảm 75,66% so với năm 2010. Qua đây cho thấy các khoản chi phí của công
ty vẫn còn khá cao và tốc độ tăng nhanh hơn so với doanh thu, công ty vẫn
chưa có sự tiết kiệm nguồn chi phí kinh doanh dẫn đến tình trạng doanh thu
của công ty đạt được thì cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Do đó, công ty cần chú
trọng đến việc tìm ra các giải pháp nhằm cắt giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHOÁ LUẬN
- Hướng 1: "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ
phần xây lắp Hải Phát".
- Hướng 2: "Nâng cao lợi nhuận của Công ty cổ phần xây lắp Hải Phát".
- Hướng 3: "Giải pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh của Công ty cổ phần xây
lắp Hải Phát".
Sinh viên: Dương Thị Bích Hằng Lớp: K45H5
15

×