TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
TÌM HIỂU VỀ GIÁO DỤC ẤN ĐỘ
MÔN LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
GVHD: TS HỒ VĂN LIÊN
SVTH: LÊ THỊ MẾN
LỚP: TÂM LÝ GIÁO DỤC III
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 9 tháng 12 năm 2012
Giáo Dục Ấn ĐỘ
Bối cảnh Ấn Độ
Là một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, với một truyền thống văn hóa
phong phú, đã chứng kiến nhiều thời đại xâm nhập, tổng hợp và bành trướng văn
hóa ra bên ngoài. Dù rằng trung tâm của nền văn hóa Hindu đã có hàng nghìn năm,
quốc gia mới của Ấn Độ mới bắt đầu được hơn nửa thế kỷ. Ấn Độ là một nước liên
tục có người di cư và những làn sóng xâm lược của người Aryan, Ba Tư, Hy Lạp
và Trung Á. Ấn Độ
Ấn Độ được bao bọc bởi vịnh Bengan ở phía Đông, Biển Ả RẬp ở phía Tây,
ẤnĐộ Dương ở phía Nam và phần còn lại của châu Á bởi dãy núi Hymalaya. Ấn
Độ tạo nên một trong những then chốt chiến lược chủ yếu của tương ali chau Á và
thế giới.
Sự tiến bộ về văn hóa, giáo dục của Ấn Độ chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân
tố vĩ mô. Truyền thống giáo dục là văn chương, tôn giáo và nghệ thuật rộng rãi, tuy
nhiên cần sự tập trung trước hết vào các công cụ giáo dục được cung cấp từ các
khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội và các lĩnh vực chuyên môn của giáo dục,
công nghiệp và y tế đặc biệt là từ khi dân số tăng cao
• Mục đích:
Giáo dục theo kiểu chân truyền: Sư phụ-Đồ đệ
Giáo dục theo kiểu chân truyền: Sư phụ-Đồ đệ, đa dạng hóa các cơ
hội giáo dục để nâng cao khả năng việc làm của học sinh, giảm sự chênh nhau
giữa cung và cầu thợ lành nghề tạo nên con đường khác tránh đổ xô vào đại học.
Và để thực hiện tốt cho giáo dục Ấn Độ liên tục đề ra kế hoach 5 năm, nhấn
mạnh về việc đào tạo tốt hơn, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới chương trình
đào tạo và đề xuất các khóa học mới. Phải hướng vào sản xuất, hướng vào viêc
tự tạo việc làm và công nghệ mới. Mục đíchh làm sao người được đào tạo ra
nâng cao được khả năng quản lý
Ngông ngữ là mục tiêu được đặt lên hàng dầu trong việc giáo dục ở Ấn Độ vì
đây là một quốc gia sử dụng rất nhiều thứ tiếng khác nhau, và mỗi người dân
phải biết ít nhất ba thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Hindi và tiếng địa phương của
mình đang sinh sống.
Do số dân tăng quá nhanh dã đến bùng nổ dân số và số người dân mù chữ ngày
càng tăng lên theo cấp số nhân nên giáo dục đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc,
cưỡng bách và miễn phí cho tới 14 tuổi.
• Nội dung :
giáo dục thiên về tôn giáo (kinh Vệ đà)-văn phạm (chữ Phạn), thi ca,
giáo dục thiên về tôn giáo (kinh Vệ đà)-văn phạm (chữ Phạn), thi ca,
triết lí và luật pháp kiểu tôn giáo, y khoa, thiên văn, toán học.
triết lí và luật pháp kiểu tôn giáo, y khoa, thiên văn, toán học.
Hệ thống giáo dục hiện nay của Ấn Độ là một sự phối hợp giữa sự kiểm soát của
các bang và của chính phủ trung ương. Mỗi bang kiểm soát mọi mặt của giáo dục.
Hiến pháp của Ấn Độ chỉ rõ rằng mọi trẻ em cho tới 14 tuổi phải được giáo dục
miễn phí, không phân biệt ngôn ngữ, đẳng cấp, tôn giáo và chủng tộc.Làm cho
giáo dục trở nên đại chúng nhằm tránh sự xung đột tôn giáo và hỗ trợ cho cải cách
xã hội.
Giáo dục là trách nhiệm của mỗi bang và cao hơn là chính phủ trung ương. Đảm
bảo nâng cao chất lượng giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp. trong quá
trình hoạt động của chính phủ và các bang phải tăng cường giáo dục trong tất cả
mọi mặt của giáo dục để tạo nên các mục tiêu quốc gia và tiêu chuẩn hoạt động
đồng nhất
Giáo dục ở các cấp: giáo dục tiểu học, giáo dục trung học ở phổ thông. Những học
sinh đã tốt nghiệp trung học phải qua một lớp dự bị đại học 2 năm ở một trường
chuyển cấp để có thể vào trường đại học và các trường kỹ thuật chuyên nghiệp
khác hoặc trường nghề. Một ảnh hưởng ngược lại xuất phát từ tư tưởng của
Gandhi về “ nền giáo dục quốc dân cơ sở” thuộc về “ trái tim và đôi bàn tay”, đề
nghị giáo dục có sự kết hợp với đời sống hàng ngày và học tập một nghề. Có sự
xung đột giữa một bên là việc học tập hiện thực mới, nhấn mạnh các năng khiếu cá
nhân và đào tạo chuyên môn hóa, và một bên khác là lối học tập từ chương không
chuyên môn hóa theo truyền thống, đã từng là con đường đạt vị trí cao trong xã
hội.
Hội đồng toàn Ấn Độ về giáo dục kỹ thuật đã xúc tiến việc đào tạo công nghệ và
khoa học trên một phạm vi rộng để mang lại một nền kinh tế dư dật cho Ấn Độ
Cơ cấu của hệ thống giáo dục Ấn Độ hầu hết cũng giống như các hệ thống giáo
dục hiện đại trên thế giới bao gồm ba bậc học là tiểu học, trung học và đại học.
Giáo dục tiểu học bao gồm tiểu học bậc thấp và tiểu học bậc cao kéo dài 8 năm là
miễn phí và phổ cập, như hiến pháp của Ấn Độ quy định.
Giáo dục trung học bậc cao có hai luồng riêng biệt: giáo dục phổ thông mang tính
chất hàn lâm và giáo dục chuyên nghiệp mang tính chất nghề nghiệp
Nói chung dù cho giáo dục ở đâu, giáo dục phổ thông vẫn bao gồm 12 năm: 10
năm hết trung học bậc thấp và 2 năm hết trung học bậc cao. Ngoài ra có giáo dục
không chính quy cho lứa tuổi 9 – 14 và giáo dục cho người lớn từ 15 tuổi trở lên
được tiến hành ngoài hệ thống giáo dục chính quy.
Giáo dục ở đại học
Tất cả các trường đại học được lập nên theo luật của Nhà nước hoặc ghị định của
chính phủ trung ương. Một số trường được lập nên theo luật của nghị viện.
Giáo dục đại học theo hướng ngànhnghề chủ yếu phân làm hai loại: phổ thông và
nghề nghiệp. Nhiều trường thì kết hợp đào tạo cả hai loại nhưng có trường chỉ đào
tạo một loại. Ngoài đại học còn có các trường cao đảng với các ngành khác nhau
như: nghệ thuật, thương mại, công nghiệp, y tế, nông nghiệp.
Các trường đại hoc tổng hợp ở Ấn Độ lúc ban đầu được coi như các tổ chức chỉ
chăm lo đến việc tổ chức các kỳ thi, còn tất cả các việc dạy học được tiến hành ở
các trường gọi là “phân hiệu”.
Hiện nay các trường đại học tổng hợp phân chia thành ba loại vì lý do phát triển để
tạo ra một hình thức riêng và các hoạt động riêng của mình: Một là đại học “ phân
hiệu”, ở đó việc dạy học được tổ chức trực tiếp, trước hết là ở trình độ sau đại học;
hai là đại học “ đơn nhất”, ở đó tiến hành tất cả các việc giảng dạy và nghiên cứu;
ba là đại học “liên kết”, thông thường đặt ở một thành phố lớn, bao gồm một số
trường nhỏ hoặc gắn bó chặt chẽ với công việc của trường đại học tổng hợp.
Việc đào tạo giáo viên tiểu học được đào tạo trong các trường sư phạm giống như
việc đào tạo các nghề khác. Các giáo viên trung học được đào tạo trong các trường
đại học. Giáo viên thể dục cũng được đào tạo trong một loại trường riêng.
Ngôn ngữ sử dụng chủ yếu trong các trường là tiếng Hindi làm quốc ngữ, tiếng
Anh và tùy theo dịa phương có trường, người ta dùng một laoij ngôn ngữ nào phổ
biến ở địa phương đó.
Giai đoạn thứ nhất của quá trình đại học kéo dài ba năm, sau khi hoàn thành được
cấp bằng cử nhân hoặc một danh hiệu nghề nghiệp. Trong các ngành khoa học kỹ
thuật, văn bằng đầu tiieen cấp cho sinh viên sau khi hoàn thành 5 hoặc 6 năm học
và công việc thực tập. trong ngành y để được nhận bằng củ nhân y khoa.
Giai đoạn hai: tương ứng với việc học tập chuyên sâu và thường bắt đầu làm công
việc nghiên cứu cá nhân sau khi hoàn thành sinh viên được cấp bằng thạc sĩ.
Giai đoạn ba: kéo dài tối thiểu 2 năm, mục tiêu là chuyên môn hóa và nghiên cứu
sau khi đã có bằng thạc sĩ, cho phép những sinh viên suất sắc trình bày luận án để
lấy bằng tiến sĩ.
Giáo dục chuyên biệt
Hệ thống giáo dục chuyên biệt khác so với các nước đang phát triển trong vùng.
Hệ thống đào tạo không chính quy phát triển rất tốt, chủ yếu trong các nghề công
nghiệp có trách nhiệm đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng tăng và đang mở
rộng cho ngành công nghiệp. Chính phủ ban hành luật học nghề năm 1961 nhừm
mục đíh điều chỉnh các chưng trình đào tạo nghề trong công nghiệp và tận dụng cơ
sở vật chất sẵn có để phục vụ đào tạo.
Trong giáo dục chuyên nghiệp chính quy còn có giáo dục chuẩn bị cho dạy nghề
trong các trường trung học bậc thấp. Nhằm giới thiều cho học sinh khái quát về thế
giới việc làm, giống như công việc hướng nghiệp ở nhiều nước khác, chứ không
trang bị kỹ năng để có thể làm việc. Nói chung hệ thống giáo dục chuyên nghiệp ở
Ấn Độ có sự phân định rõ ràng của vai trò khu vưc chính quy và không chính quy.
Những nỗ lực của Ấn Độ đưa giáo dục chuyên nghiệp vào trình độ sau trung học là
một nhiệm vụ to lớn nặng nề sẽ đòi hỏi phải đủ tất cả các nguồn lực săn có. Ngoài
ra để thành công cần có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc đào tạo và yêu cầu thực
tiễn của thị trường lao động.
Bên cạnh đó thì Ấn độ còn có nhiều quan niệm phật giáo trong giáo dục
khác như quan niệm thiền trong giáo dục.
khuyến khích người học tìm kiếm sự ổn định tinh thần. Vì Phật tánh là khuynh
hướng tự nhiên của con người, giáo dục Thiền hướng dẫn người học hiểu được
những khúc khuỷu của cuộc sống, đưa họ trở về với con người biết lắng nghe, có
tâm từ bi, thông cảm và sống một đời sống quân bình.
giáo dục trong tu viện thì có Khi gia nhập Tăng đoàn, tăng và ni được nhận một
nền giáo dục ở nhiều mức độ từ thấp đến cao, song song đó, họ thoát khỏi những
bất công của xã hội và được xã hội kính trọng. Tuy nhiên, giáo dục ở tu viện có
mục đích cao cả hơn, đó là hướng dẫn sự chứng nghiệm sâu nhất về ý nghĩa hiện
hữu của con người. Mục đích chính của giáo dục và thực hành Phật pháp là làm
cho sự chứng ngộ trở thành hiện thật.
ý nghĩa của thiền trong giáo dục
là tìm kiếm Tâm không phân biệt.
Tìm kiếm Tâm không phân biệt là một hình thức giáo dục Thiền. Trong
Thiền, công án có thể được dùng để dạy người học tìm thấy Tâm. Tuy nhiên,
công án không phải là phương pháp giáo dục thông thường. Công án là một
dụng cụ để khơi dậy cái thấy không dựa trên lý lẽ, ý niệm và ngôn ngữ. Từ
Bồ Đề Đạt Ma về sau, môn đồ nhà Thiền được rèn luyện không dựa vào
ngôn ngữ và văn tự. Do đó, trong việc học Thiền, người học được dạy bằng
phương pháp không-dạy. Nói cách khác, đọc và suy nghĩ không được coi là
hình thức tốt nhất trong phương pháp giáo dục. Dĩ nhiên điều đó không thực
tế đối với hầu hết các người thầy trong nền giáo dục hiện đại. Tuy nhiên, có
một kích thước khác trong cách giáo dục của Thiền, đó là từ mức độ không-
dạy đưa đến phương pháp dạy bằng thân giáo. Một ngày nọ, đức Phật ngồi
xuống trước đại chúng, ngài không nói một lời, chỉ đưa lên một đóa hoa. Cử
chỉ bí mật đó đại chúng hoàn toàn không hiểu. Chỉ có một người là ngài Ma
Ha Ca Diếp hiểu được ý của đức Phật, ngài không nói một lời mà chỉ mỉm
cười. Giáo lý vi tế và sâu xa của đức Phật không được bày tỏ bằng ý niệm,
cũng không được dạy bằng lời. Đó đơn giản chỉ là Đức Phật đã thực hiện
phương pháp không-dạy và dạy bằng thân giáo. Điều đức Phật thực hiện
không phải là một phương pháp giáo dục không bình thường. Mọi người đều
hiểu ý nghĩa câu “phải thực hành điều giảng dạy,” hoặc “phải thực hành điều
học được.” Phương pháp dạy đó là phương pháp rất tự nhiên trong Thiền.
Trong cuộc sống bận rộn, con người chạy theo hết sự việc nầy đến sự việc
khác, và thường xao lãng những mối tương quan con người. Đối với đời
sống chuyển động nhanh chóng hiện đại, Thiền khuyên chúng ta tập trung
nhiều hơn vào yếu tố con người của đời sống. Nói cách khác, con người nên
tìm về với nội tâm, thay vì cứ chạy đua theo các sự kiện và của cải vật chất
• Phương pháp:
chủ yếu là đào luyện trí nhớ, học thuộc lòng, không chú trọng thể dục. hầu
chủ yếu là đào luyện trí nhớ, học thuộc lòng, không chú trọng thể dục. hầu
như trong toàn bộ chương trình giáo dục và đào tạo của Ấn Độ không nhác
như trong toàn bộ chương trình giáo dục và đào tạo của Ấn Độ không nhác
đến việc đào tạo về thể dục cho học sinh mà chỉ chú trọng vào viêc đào tạo
đến việc đào tạo về thể dục cho học sinh mà chỉ chú trọng vào viêc đào tạo
tri thức là chính.
tri thức là chính.
Giáo dục đại học cao đẳng chủ yếu tổ chức dưới hình thức buổi tối hoặc
buổi sáng giành cho các sinh viên đang hoạt động nghề nghiệp. Một số
trường đại học cũng tổ chức việc dạy học hàm thụ. Thông qua việc Giáo dục
thời gian như thế này sinh viên có thời gian vừa học vừa làm để trải nghiệm
những vấn đề thực tiễn, áp dụng lý luận vào thực tiễn để nâng cao kỹ năng
và tri thức của mình.
Một số trường bách khoa thì đào tạo đại học ngắn hạn 1 – 3 năm.
Ơ trình độ trung học bậc cao có giới thiệu các chương trình dạy nghề gắn với
việc làm cụ thể còn chương trình bậc thấp chỉ là giới thiệu dựa trên lý thuyết
không gắn liền với thực tiễn.
Việc kèm cặp tại xưởng làm việc thiết lập được một hệ thống kiểm tra, cấp
chứng chỉ và công nhận các trình độ nghề khác nhau. Có một nhu cầu tăng
tính mềm dẻo để phù hợp với các nghề và các kỹ năng mới. Cải tiến cả việc
kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ ở một số nghề. Cho học sinh, sinh viên
tham gia trực tiếp vào việc lao động sản xuất có người tổ chức, hướng dẫn
và điều khiền sau đó đánh giá thông qua kết quả đạt được ở công việc của họ
và từ đây lấy cơ sở để cấp chứng chỉ cho họ
Và là một nước có đa dạng nền tôn giáo khác nhau và giáo dục cũng được
lồng ghép vào trong tôn giáo nhằm giáo dục phẩm chất nhân cách của con
người.