1
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế-xã hội trong tỉnh. Môi
trường sống và học tập của học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
tỉnh Bình Dương có nhiều thay đổi và đang diễn biến phức tạp, làm ảnh
hưởng đến quá trình học tập và rèn luyện của học viên.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nguyên nhân sâu
xa là do các em thiếu kỹ năng sống. Do chưa được tiếp cận với
chương trình giáo dục kỹ năng sống nên thiếu những kỹ năng cần thiết, và
chính điều này mà nhiều học viên đã giải quyết các vấn đề gặp phải một
cách tiêu cực dẫn đến các tệ nạn, các rủi ro, nguy cơ về sức khỏe và đánh
mất cơ hội học tập.
Cho nên giáo dục kỹ năng sống cho học viên đang trở thành nhiệm vụ
quan trọng nhằm tạo năng lực cho các em để tự bảo vệ mình, để ứng xử với
những nguy cơ, thử thách, nhất là khi các em ở trong điều kiện thiếu sự hỗ
trợ.
Vì vậy việc nghiên cứu để tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào nội dung
môn học nào, hoạt động giáo dục nào, bằng phương pháp nào và cách tổ
chức như thế nào? là câu hỏi được đặt ra và cần được giải đáp.
Đó là lý do để tác giả lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề: “ Đề xuất
giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học viên tại Trung tâm giáo dục
thường xuyên tỉnh Bình Dương ” để nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua hoạt động ngoại khoá, đề tài nghiên cứu tìm hiểu thực trạng
nhận thức của học viên và việc rèn luyện kỹ năng sống trong nhà trường để
từ đó xác định những quan điểm, nội dung cơ bản của kỹ năng sống cần
2
trang bị cho học viên. Và đề ra các giải pháp phù hợp để giáo dục một số
kỹ năng cơ bản cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh
Bình Dương thông qua các giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt Đoàn.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục học viên trung học bổ túc
tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương.
b. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên
thông qua hoạt động giáo dục của các giờ sinh hoạt sinh hoạt lớp của giáo
viên chủ nhiệm và sinh hoạt Đoàn.
4 Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng được các giải pháp đã nghiên cứu vào quá trình rèn luyện
kỹ năng sống trong Trung tâm, sẽ nâng cao được chất lượng của quá trình
giáo dục kỹ năng sống cần thiết cho học viên.
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện giải quyết các vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng sống, giáo dục kỹ
năng sống.
2. Khảo sát thực trạng về việc giảng dạy kỹ năng sống tại Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương.
3. Đề xuất giải pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học viên tại
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương.
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục
cho học viên tại Trung tâm Giaó dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương thông
qua các hoạt động giáo dục trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt
Đoàn ở lớp 10, lớp 11 bổ túc văn hóa.
3
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các đề tài, báo cáo của
các tổ chức trong và ngoài nước, nghiên cứu nội dung các văn bản, văn
kiện, tài liệu của ngành giáo dục, của Đảng và nhà nước có liên quan đến
đề tài nghiên cứu để hình thành cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế bằng phiếu khảo sát: nhằm thu
thập thông tin về thực trạng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học
viên thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ học chính khóa.
- Phương pháp thống kê toán học để phân tích, xử lý số liệu điều tra
bằng phiếu khảo sát.
- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn chuyên gia để lấy ý kiến về tính
khả thi của của pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên bổ túc văn hóa.
8 Những đóng góp của đề tài
Qua nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta có nhận thức cơ bản, có cái
nhìn khái quát về thực trạng và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng
sống cho thanh niên trong điều kiện xã hội có nhiều biến chuyển nhanh
chóng như hiện nay.
Đề tài nghiên cứu dựa trên các lý luận khoa học về quá trình giáo dục kỹ
năng sống để đề ra các giải pháp nhằm hiện thực hóa giáo dục kỹ năng
sống cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương
trong điều kiện khó khăn về thời gian, tài liệu, giáo viên và điều kiện vật
chất đảm bảo hiện nay.
9 Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 78 trang, trong đó: Mở đầu 4 trang; Chương 1: Cơ sở lý
luận về giáo dục kỹ năng sống 26 trang; Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ
năng sống cho học viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình
4
Dương 15 trang; Chương 3: Giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học viên
tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Bình Dương 27 trang; Kết luận
và kiến nghị 4 trang; Tài liệu tham khảo 2 trang; Phụ lục 31 trang. Luận
văn trình bày 7 bảng và 5 biểu đồ.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG
1.1 Các kết quả nghiên cứu ở ngoài nước đã công bố
Các nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống trên thế giới khá phong phú.
Các nghiên cứu về mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục kỹ năng sống,
Giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên nhằm đáp ứng yêu cầu ứng
phó với những thách thức của cuộc sống.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Các nghiêu cứu trong nước chủ yếu chỉ rõ thực trạng thiếu kỹ năng sống
trong học sinh, sinh viên. Từ đó xác định nội dung giáo dục các kỹ năng
cần thiết, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh sinh viên.
Các nghiên cứu này chưa chú ý đến đối tượng là học viên ở các Trung
tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp, bởi lẽ đây là đối tượng gặp
nhiều khó khăn trong học tập và cuộc sống.
1.3 Lý luận cở bản về giáo dục kỹ năng sống cho thanh thiếu niên
1.3.1 Các khái niệm
Có nhiều quan điểm về kỹ năng sống của các tổ chức, quốc gia. Tác giả
dựa trên quan điểm của UNESCO để lựa chọn khái niệm kỹ năng sống
trình bày trong luận văn là: “khả năng con người làm thay đổi hành vi của
mình để phù hợp với những thách thức và những đòi hỏi của cuộc sống”
5
1.3.2 Phân loại kỹ năng sống
Cũng như sự đa dạng trong quan niệm về kỹ năng sống, đã có nhiều
cách phân loại kỹ năng sống của các tổ chức như: UNESCO, UNICEF,
WHO… Nhưng cho dù phân loại theo hình thức nào thì kỹ năng sống cũng
bao gồm các kỹ năng cốt lõi như: kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng xác định
giá trị; kỹ năng tư duy tích cực; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn; kỹ năng
giao tiếp; kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng ra
quyết định, kỹ năng lập mục tiêu…
1.3.3 Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống
Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống được lý giải dưới các phương
diện sau:
* Xét từ yêu cầu của xã hội hiện đại
Xã hội hiện đại có sự thay đổi to lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối
sống nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề liên quan đến: việc làm, sức
khỏe, xung đột và bạo lực:
* Xét từ góc độ giáo dục
Kỹ năng sống của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục.
Giáo dục kỹ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học.
* Xét từ góc độ chính trị
Giáo dục kỹ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền
con người, quyền công dân.
* Xét từ góc độ của sự phát triển bền vững:
Giáo dục kỹ năng sống giúp người học hiểu được tác động mà hành vi
và thái độ của mình có thể gây ra, do đó người học biết ứng dụng những
nguyên tắc phát triển bền vững vào cuộc sống của mình.
1.4 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học viên
6
1.4.1 Vị trí, ý nghĩa lứa tuổi
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tượng, nó được giới hạn ở hai mặt, giới hạn về sinh lý và giới hạn về tâm
lý.
1.4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của học viên
Xét đến đặc điểm về sự phát triển thể chất và điều kiện sống và hoạt
động trong gia đình và xã hội
1.4.3 Hoạt động học tập và sự phát triển trí tuệ
Xét đến đặc điểm của hoạt động học tập và đặc điểm của sự phát triển trí
tuệ của học sinh.
1.4.4 Những đặc điểm nhân cách chủ yếu của học sinh trung học
- Sự phát triển của tự ý thức
- Sự hình thành thế giới quan
- Xu hướng nghề nghiệp
- Hoạt động giao tiếp: Giao tiếp với người lớn, giao tiếp trong nhóm
bạn, giao tiếp với bạn khác giới và đời sống tình cảm của học sinh Trung
học phổ thông
- Một số vấn đề giáo dục đối với học sinh phổ thông:Tạo điều kiện để
nâng cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên bằng cách tổ chức các dạng
hoạt động khác nhau để lôi kéo các em tham gia vào đó một cách tích cực
nhằm giáo dục lẫn nhau và tự giáo dục.
- Một số vấn đề cần chú ý trong công tác giáo dục học sinh: Trước hết
cần chú ý xây dựng mối quan hệ tốt giữa thanh niên và người lớn, được
dựa trên quan hệ bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Tạo điều kiện để nâng
cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên tổ chức các dạng hoạt động khác
7
nhau để lôi kéo các em tham gia vào đó một cách tích cực nhằm giáo dục
lẫn nhau và tự giáo dục.
1.5 Hoạt động giáo dục qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm và vai trò giáo
dục của Đoàn Thanh niên
1.5.1 Hoạt động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp.
1.5.2 Vai trò giáo dục của Đoàn Thanh Niên
Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên trong trường học.
Kết luận chương 1
Những nghiên cứu về kỹ năng sống trên thế giới khá phong phú. Kỹ
năng sống là một lĩnh vực khoa học còn mới mẻ ở Việt Nam. Bước đầu mới
có một vài ngành khoa học nghiên cứu như: Tâm lý học, Giáo dục học, Xã
hội học nghiên cứu. Hiện nay, kỹ năng sống đã bắt đầu được quan tâm
nhiều hơn và ngành giáo dục đào tạo đang trong quá trình nghiên cứu.
Kỹ năng sống được phân loại dưới nhiều quan điểm khác nhau.
Nhưng tụ chung lại kỹ năng sống là những kỹ năng cần có giúp người ta
học tập, lao động hiệu quả hơn, sống tốt hơn.
Để đề ra được giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học viên bổ túc
trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương thì cần phải tìm hiểu về đặc điểm
phát triển của các em như: sự phát triển về thể chất, tâm lý lứa tuổi, nhận
thức và các hoạt chủ đạo của các em.
Tìm hiểu các hoạt động giáo dục đang diễn ra tại Trung tâm GDTX
tỉnh Bình Dương để có thể tích hợp nội dung nội dung kỹ năng sống, như
hoạt động giáo dục của GVCN lớp trong tiết sinh hoạt lớp và của Đoàn.
8
Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC VIÊN TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1 Khái quát về khách thể điều tra
2.2 Thực trạng kỹ năng sống của học viên tại Trung tâm GDTX tỉnh
Bình Dương
Trong những năm học qua, tình trạng HV bỏ học, trốn học vẫn đang
diễn ra rất phức tạp. Trong năm học 2009 – 2010 tại Trung tâm, có 215 HV
bị kỷ luật với mức buộc thôi học.Lý do chủ yếu là: Đánh nhau, vô lễ với
giáo viên nghỉ học nhiều buổi không xin phép, trốn học để chơi game, tụ
tập đánh bài, ăn trộm tài sản của người khác, đua xe kể cả quan hệ với bạn
khác giới không lành mạnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể
đến nhận thức của gia đình, nhà trường, cộng đồng về vấn chăm lo, bảo vệ
cho các em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ; nhiều thói quen,
có hại của các em chưa được quan tâm uốn nắn và loại bỏ, điều kiện kinh tế
xã hội trong những năm gần đây đã tác động nhiều chiều đến hầu hết môi
trường sinh hoạt và học tập của học viên; Sự ảnh hưởng của khoa học công
nghệ: điện thoại, internet, games… Bản thân HS không có sự rèn luyện, tác
động tiêu cực từ bạn bè.
2.3 Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng sống của học viên tại Trung
tâm GDTX tỉnh Bình Dương
Đề tài tiến hành khảo sát 92 học viên lớp 10 và lớp 11 nhận thức về kỹ
năng sống. Đánh giá về thực trạng kỹ năng sống của học viện tại Trung tâm
GDTX tỉnh Bình Dương.
Kết quả khảo sát như sau:
9
Bảng 2.1: Thống kê nhận thức khái niệm của học viên về kỹ năng và kỹ
năng sống
Stt
Nội dung
Là KNS
(%)
Không phải
KNS (%)
1
Biết đọc sách 90.22 9.78
2
Biết trả lời câu hỏi của người khác 92.39 7.61
3
Đạt được mục tiều giao tiếp với người khác 86.96 13.04
4
Biết làm tính 85.87 14.13
5
Biết bơi 78.26 21.74
6
Xác định đúng ý nghĩa của công việc với bản
thân mình
95.65 4.35
7
Lắng nghe người khác một cách tích cực 93.48 6.52
8
Biết cách thư giản khi căng thẳng 89.13 10.87
9
Biết đánh cờ 66.3 33.7
10
Tìm được hướng giải quyết công việc 92.39 7.61
11
Có nhiều bạn 82.61 17.39
12
Được người khác quý mến 81.52 18.48
Tổng
86,23 13,77
-->