0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỖ THỊ DUNG
THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO
KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾ
NG ANH
THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 601401
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2012
1
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Toàn
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Văn Y
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ trước
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Ngày 05 tháng 05 năm 2012
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
o CĐ Cao Đẳng
o CNH, HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
o CNTT Công nghệ thông tin
o CK Cơ khí
o ĐH Đại học
o GD và ĐT Giáo dục và Đào tạo
o GV Giảng viên
o HS Học sinh
o PPDH Phương pháp dạy học
o TCKT Tài chính kế toán
o THCN Trung học chuyên nghiệp
o QTKD Quản trị kinh doanh
o SV Sinh viên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ĐH-CĐ cho phù hợp
với tiến trình phát triển của đất nước và thời đại là một yêu cầu hết
sức quan trọng và bức thiết của nước ta trong thời kỳ CNH-HĐH.
Trong đó, việc cải tiến PPDH theo hướng tích cực hóa người học
để nâng cao chất lượng giảng dạy, năng lực học tập cũng như năng
lực tự học của SV là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng
đào tạo. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học là
một nhu cầu hết sức cần thiết cho ngành giáo dục nói chung cho
giáo dục ĐH nói riêng.
Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam
giai đoạn 2006-2020” số 14/2005/NQ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 2/11/2005 đã nêu 3 tiêu chí khi nói về việc đổi mới PPDH
trong các trường ĐH đó là:
Tiêu chí bao quát hàng đầu là trang bị cách học.
Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của người học.
Biện pháp cần khai thác triệt để là CNTT và truyền thông mới.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy ngoại ngữ là cần thiết, tăng
cường tính hiệu quả của quá trình dạy học, khuyến khích và nâng
cao tính tự chủ của SV trong quá trình học tập. Một trong những
cách thức hiệu quả là sử dụng phần mềm tiện ích, có nội dung và
thông tin sát với bài giảng, giáo trình và tài liệu học tập trên lớp hỗ
trợ cho quá trình dạy học và giúp cải thiện chất lượng giảng dạy. Vì
những lý do đó, người nghiên cứu đã thực hiện đề tài “Thiết kế
phần mềm nhằm nâng cao kỹ năng tự học tiếng Anh theo chuẩn
TOEIC của SV trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế phần mềm nhằm phục vụ quá trình giảng dạy,
hình thành và phát triển kỹ năng tự học tiếng Anh theo chuẩn
TOEIC của SV trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức góp
phần hiện thực hóa chuẩn đầu ra 300 điểm TOEIC.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết kế phần mềm giáo dục giúp
nâng cao kỹ năng tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC của SV.
2
Nghiên cứu thực trạng giảng dạy và tự học tiếng Anh theo
chuẩn TOEIC tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
Thiết kế phần mềm phục vụ quá trình giảng dạy và tự học
tiếng Anh theo chuẩn TOEIC.
Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi của phần mềm bằng
phương pháp chuyên gia.
4. ĐỖI TƯỢNG – KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Phần mềm giáo dục nhằm nâng cao
kỹ năng tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC của SV trường Cao
đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học tiếng Anh theo
chuẩn TOEIC.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu áp dụng phần mềm mà người nghiên cứu đề xuất sẽ
giúp nâng cao kỹ năng tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC của
SV trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức góp phần nâng cao
chất lượng giảng dạy bộ môn tại nhà trường.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Vì thời gian và trình độ hạn chế, người nghiên cứu tập trung
khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp trong phạm vi trường
Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung luận văn
trình bày lại kết quả nghiên cứu trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết kế phần mềm nhằm nâng
cao kỹ năng tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC của sinh viên.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về thiết kế phần mềm nhằm nâng
cao kỹ năng tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC của sinh viên
trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
3
Chương 3: Thiết kế phần mềm nhằm nâng cao kỹ năng tự
học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC của sinh viên trường Cao đẳng
Công Nghệ Thủ Đức
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ PHẦN MỀM
NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH
THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN
1.1 TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM GIÁO DỤC
1.1.1 Trên thế giới
Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục là một xu thế tất yếu
của thời đại. UNESCO dự báo “CNTT sẽ làm thay đổi nền giáo
dục một cách cơ bản”. Spencer [41, tr 39] nhấn mạnh: “sẽ không
có khía cạnh nào của giáo dục mà không ứng dụng CNTT”.
Một trong những thiết bị CNTT đang được sử dụng phổ biến
trong giáo dục và đào tạo là các phần mềm giáo dục hỗ trợ dạy học
hoặc tự học. Lịch sử phần mềm giáo dục được chia thành 3 giai
đoạn : từ năm 1940 đến 1970, từ năm 1970 đến 1980, từ 1990 đến
nay (xem trang 5 ~7).
Sang thế kỷ XXI, phần mềm giáo dục trở thành một trong
những phương tiện dạy học quan trọng và đạt được những thành
tựu đánh kể, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và
học. Nhiều tập đoàn giáo dục trở thành người bạn song hành của
hệ thống trường học.
Có 3 phần mềm TOEIC do các nhà thiết kế nước ngoài xây
dựng đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam là
Phần mềm Barron’s TOEIC Test, Longman’s TOEIC Test và
phần mềm TOEIC Mastery. Mỗi phần mềm có những ưu điểm
và hạn chế riêng (xem trang 8~11).
Rút kinh nghiệm từ các phần mềm trên và căn cứ theo nhiệm
vụ của đề tài, người nghiên cứu sẽ tiến hành thiết kế phần mềm
căn cứ vào chương trình giảng dạy hiện tại của trường Cao đẳng
Công Nghệ Thủ Đức nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng
Anh theo chuẩn TOEIC của nhà trường trong giai đoạn mới.
4
1.1.2 Ở Việt Nam
Trung tâm Công nghệ Giáo dục là đơn vị tiên phong trong
lĩnh vực ứng dụng CNTT vào hệ thống giáo dục ở Việt nam
(2005). Bên cạnh đó có các công ty chuyên sản xuất các phần
mềm dạy học bằng cách ứng dụng CNTT như SCITEX, SCC,
L.K.SOFT (Phạm Thùy Nhân), Công ty Công nghệ giáo dục
mới EDUSOFT…Về phần mềm dạy và học TOEIC, chưa có sản
phẩm nào do người Việt Nam thiết kế.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM (xem trang 13)
Phần mềm, Phần mềm giáo dục
1.3 TỰ HỌC
1.3.1 Quan điểm về tự học
Có nhiều quan điểm về tự học của các nhà giáo dục và tâm
lý trên thế giới và VN (xem trang 14). Có thể coi tự học là là quá
trình cá nhân tự giác, tự lực, tích cực lĩnh hội những vấn đề
được đặt ra trong cuộc sống bằng hành động của chính mình để
đạt được những mục đích nhất định.
1.3.2 Vai trò của tự học đối với sự phát triển nhân cách của
sinh viên
Tự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp sự phát triển
nhân cách SV (xem trang 14~16).
Tự học cũng cần có sự hướng dẫn, tổ chức của GV.
1.3.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tự học của sinh viên
1.3.3.1 Những yếu tố khách quan (xem trang 16~18)
a. Nhóm những yếu tố thuộc về yêu cầu xã hội, gia đình
Mục tiêu đào tạo của giáo dục;
Mục tiêu cụ thể của từng môn học;
Nội dung, chương trình đào tạo của nhà trường;
Gia đình với truyền thống và các điều kiện gia đình.
b. Nhóm những yếu tố thuộc về giảng viên và sinh viên
Cách thức giảng dạy của GV;
Mối quan hệ giữa người dạy và người học trong việc thực
hiện mục tiêu dạy học;
Không khí trong tập thể SV.
5
c. Nhóm những yếu tố thuộc về môn học và phương tiện tự học
Nội dung môn học
Các điều kiện tự học
Thời gian tự học
Cách tổ chức, quản lý SV tự học
1.3.3.2 Những yếu tố chủ quan (xem trang 18~28) gồm nhận
thức về tự học, thái độ tự học và kỹ năng tự học.
Nhận thức của SV về tự học thể hiện: quan niệm đúng về tự
học, nhận thức đúng về ý nghĩa và vai trò của tự học, nhận thức
được những nội dung và cách thức tự học, nhận thức được các
yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học
Thái độ tự học: tự đặt vấn đề; tự tìm cách giải quyết theo
nhiều chiều, nhiều phương thức khác nhau; có ý chí theo đuổi
mục đích đến cùng; tự đánh giá kết quả tìm được [22, tr 36].
Thái độ tự học cũng được biểu hiện ra bên ngoài và có thể quan
sát được như: đảm bảo chuyên cần trong học tập, tích cực đi thư
viện đọc tài liệu, tích cực lên mạng để truy tìm thông tin phục vụ
bài học, nghiêm túc trong học tập và thi cử, tận dụng thời gian
tự học ngoài giờ lên lớp, hứng thú, say mê tự học…
Kỹ năng tự học : nhóm kỹ năng định hướng (kỹ năng tiếp
nhận và phát hiện vấn đề, kỹ năng lập kế hoạch tự học), nhóm
kỹ năng thực hiện hoạt động tự học (kỹ năng đọc sách, kỹ năng
nghiên cứu tài liệu,kỹ năng giải bài tập trong quá trình tự học,
nhóm kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học.
1.4 CHUẨN TOEIC
1.4.1 Giới thiệu về TOEIC
1.4.1.1 TOEIC
TOEIC (Test of English for International Communication) là
bài thi nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh
trong môi trường giao tiếp và làm việc quốc tế của những người
mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ.
TOEIC do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa kỳ - ETS thiết kế
năm 1979 theo đơn đặt hàng của Bộ Công nghiệp và Ngoại
thương Nhật Bản.
TOEIC đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
6
1.4.1.2 Cấu trúc bài thi TOEIC
Cấu trúc bài thi TOEIC: (xem trang 29~30)
1.4.2.3 IIG Việt Nam
IIG Việt Nam là đại diện duy nhất của ETS trên lãnh thổ VN.
1.4.2 Xu hướng áp dụng TOEIC ở Việt Nam (xem trang 31~32)
Theo IIG Việt Nam, hiện có hơn 9.000 công ty, cơ quan, tổ
chức của hơn 92 quốc gia trên thế giới đã và đang sử dụng
TOEIC suốt 25 năm qua…
Tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây, các công ty, các
doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đang lấy TOEIC làm
một tiêu chuẩn bắt buộc trong khâu tuyển dụng nhân sự.
Yêu cầu chuẩn TOEIC đầu vào đối với người lao động của
các doanh nghiệp theo nhóm ngành từ 275 ~ 850.
Theo kết quả khảo sát được Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT)
thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy tiếng Anh của 59
trường ĐH không chuyên, đến năm 2008, đã có 20 trường áp
dụng chương trình đào tạo và xây dựng đánh giá trình độ tiếng
Anh của SV từng ngành đào tạo theo chuẩn TOEIC
Nhận thức được tầm quan trọng của chuẩn TOEIC, trường Cao
đẳng Công nghệ Thủ Đức đã triển khai áp dụng chuẩn này như giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh tại nhà trường
đối với SV bậc Cao đẳng khóa 11 (2011-2014). SV tốt nghiệp ra
trường phải đáp ứng chuẩn đầu ra ngoại ngữ TOEIC 300.
1.5 THIẾT KẾ PHẦN MỀM
1.5.1 Cơ sở khoa học của vấn đề thiết kế phần mềm
1.5.1.1 Quá trình phát triển phần mềm
Quá trình phát triển phần mềm luôn được xây dựng trên cơ sở
các giai đoạn chuẩn, theo đúng thứ tự đã đặt ra:
- Xác định yêu cầu phần mềm (Requirement Engineering);
- Phân tích hệ thống phần mềm (Analysis);
- Thiết kế phần mềm (Design);
- Cài đặt phần mềm (Develoment);
- Kiểm thử phần mềm (Testing);
- Bảo trì phần mềm (Maintenance).
7
1.5.1.2 Mô hình vòng đời phần mềm
1.5.2 Cơ sở khoa học của vấn đề đánh giá phần mềm
1.5.2.1 Một số khái niệm
Tiêu chí, tiêu chuẩn, đánh giá phần mềm, chất lượng phần
mềm (xem trang 35).
1.5.2.2 Mô hình chất lượng ISO-9126
a. Mô hình chất lượng trong và chất lượng ngoài
8
b. Mô hình chất lượng sử dụng
Kết luận chương 1
Trong chương này, người nghiên cứu đã trình bày các cơ
sở lý luận cần thiết để thực hiện đề tài bao gồm:
Tổng quan về phần mềm giáo dục trên thế giới và ở Việt
Nam;
Các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu;
Tự học: quan điểm, vai trò của tự học đối với sự phát triển
nhân cách của SV, những yếu tố ảnh hưởng đến tự học của SV;
TOEIC và xu hướng áp dụng TOEIC tại Việt Nam;
Cơ sở khoa học về thiết kế và đánh giá phần mềm.
Tất cả những thành quả tìm hiểu nêu trên là cơ sở vững
chắc và là những yếu tố tạo động lực giúp người nghiên cứu
thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận, người nghiên cứu nhận thấy:
- Phần mềm giáo dục là một trong những thiết bị CNTT và
phương tiện dạy học quan trọng với những tính năng ưu việt đã
tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý giáo dục, trong chuyển
tải nội dung chương trình, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương
pháp dạy và học
- Các phần mềm tự học TOEIC trên thế giới như Barron’s
TOEIC Test, Longman’s TOEIC Test và TOEIC Mastery là
những phần mềm đáng tin cậy và hữu ích trong việc học tập
tiếng Anh theo chuẩn TOEIC. Tuy nghiên, ba phần mềm trên có
những nhược điểm chưa phù hợp với thực trạng giảng dạy và tự
học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại trường Cao đẳng Công
9
nghệ Thủ Đức. Rút kinh nghiệm từ những hạn chế của các phần
mềm và căn cứ vào chương trình giảng dạy hiện tại của trường
Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức, người nghiên cứu tiến hành thiết
kế phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng Anh theo
chuẩn TOEIC của nhà trường trong giai đoạn mới. Trong quá
trình thiết kế phần mềm, người nghiên cứu phải tuân thủ tuần tự
và chặt chẽ các bước theo mô hình thác nước nhằm đảm bảo
chất lượng trong, ngoài và chất lượng sử dụng của phần mềm
đáp ứng chuẩn quốc tế theo mô hình chất lượng ISO-9126.
- Phần mềm được thiết kế nhằm mục đích tích cực hóa SV, kích
thích SV tham gia hoạt động nhận thức và đặc biệt nâng cao kỹ
năng tự học của SV vì tự học không chỉ giúp SV chiếm lĩnh tri
thức, hoàn thành mục tiêu đào tạo mà tự học còn có ý nghĩa quan
trọng, quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách của SV. Từ đó,
SV có thể hình thành được những năng lực cơ bản để có thể tự học
suốt đời.
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ PHẦN MỀM
NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH
THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
2.1 MỘT VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG
NGHỆ THỦ ĐỨC (xem trang 42~45)
2.1.1 Lịch sử hình thành
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.3 Ngành nghề và quy mô đào tạo
2.2 THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH THEO
CHUẨN TOEIC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG
NGHỆ THỦ ĐỨC (xem trang 45~73)
2.2.1 Vị trí môn học (xem trang 45)
2.2.2 Chương trình giảng dạy môn tiếng Anh giao tiếp theo
chuẩn TOEIC (xem trang 45)
2.2.2.1 Mục tiêu (xem trang 45)
2.2.2.2 Nội dung học phần Anh văn giao tiếp (xem trang 46)
2.2.2.3 Đội ngũ giảng viên (xem trang 47)
10
Trưởng thành về tuổi đời lẫn tuổi nghề, có năng lực, trình
độ, trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác giảng dạy, đáp ứng
được nhu cầu về số lượng và đạt chuẩn về trình độ đào tạo,
chuẩn về năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy
của nhà trường.
2.2.2.4 Cơ sở vật chất
58 phòng học lý thuyết thoáng mát, yên tĩnh, đầy đủ ánh
sáng và được thiết kế phù hợp cho hoạt động đào tạo với 100%
phòng được trang bị thiết bị giảng dạy hiện đại…
Trung tâm Thông tin–Thư viện: vốn tài liệu phục vụ giảng
dạy và học tập tiếng Anh theo chuẩn TOEIC hạn chế, diện tích
trung tâm hiện có 80 chỗ ngồi phục vụ cho 180–220 lượt SV/
ngày.
Khu vực tự học với 03 phòng với tổng cộng 30 chỗ ngồi.
Chưa có phòng đa phương tiện. Số lượng máy vi tính kết nối
Internet còn hạn chế với 5 máy không đủ phục vụ cho SV tra
cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin và học tập.
2.2.2.5 Phương pháp giảng dạy
Mẫu phiếu 1 (xem trang 53) có cấu trúc như sau:
Phần A: Phương pháp dạy học. Phần A được xây dựng với 7
PPDH bao gồm cả phương pháp hiện đại và phương pháp truyền
thống. GV lựa chọn mức độ sử dụng phương pháp theo 4 mức:
Thường xuyên (TX); Thỉnh thoảng; Rất ít dùng; Không dùng.
Mỗi mức tương ứng với số điểm như sau :
STT Mức Điểm
1 Thường xuyên (TX) 4
2 Thỉnh thoảng 3
3 Rất ít dùng 2
4 Không dùng 1
Phần B: Cách thức giảng dạy. Phần B được xây dựng với 4
cách dạy. GV lựa chọn cách dạy mà họ đang triển khai trong quá
trình giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC. Cách tính điểm
tương tự như trên.
11
Kết quả khảo sát (xem trang 53) cho thấy có sự chênh lệch
về mức độ sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học môn Anh
văn giao tiếp theo chuẩn TOEIC của GV.
Xếp thứ nhất, là phương pháp Tình huống (Situational
Method) được đa số GV (80%) sử dụng ở mức độ thường xuyên
(TX) (Mean = 3.79). Xếp thứ hai và thứ ba, là phương pháp
Chức năng (Functional Method) và phương pháp Giao tiếp
(Communicative Method) được gần một nửa (40%) GV sử dụng
ở mức độ thường xuyên (Mean = 3.20 và 3.10).
GV vẫn sử dụng các PPDH truyền thống trong giảng dạy
tiếng Anh theo chuẩn TOEIC nhưng ở mức độ thỉnh thoảng
hoặc rất ít sử dụng.
GV linh hoạt trong việc lựa chọn và kết hợp nhiều PPDH.
Các PPDH được chú trọng nhằm giúp khơi dậy, phát huy tính
tích cực và tiềm năng của người học như phương pháp tình
huống, chức năng và giao tiếp. Các phương pháp này hoàn toàn
phù hợp với thể thức thi TOEIC khi các dạng bài tập được thiết
kế theo tình huống và chức năng (Task-based Teaching and
Learning) như ở cửa hàng, tại quán ăn, quảng cáo, thư thương
mại…Người học có thể vận dụng kiến thức ngôn ngữ được học
vào thực tế để giao tiếp và làm việc.
Cách dạy của GV đối với bộ môn tiếng Anh giao tiếp theo
chuẩn TOEIC được thống kê trong bảng 2.5 (xem trang 55)
- 20% GV chọn cách dạy và học “GV giải thích kỹ từng nội
dung bài học và cho ví dụ minh họa”. Hướng tiếp cận này phù
hợp với PPDH thuyết trình, thông báo tái hiện của GV và phù
hợp với những SV học thụ động - nghe, hiểu và tái hiện lại.
- 80% GV chọn cách “GV chỉ giảng một số nội dung quan
trọng, còn các nội dung khác giao cho SV thảo luận nhóm ở trên
lớp, sau đó GV tổng kết”. Cách này tạo điều kiện cho SV độc
lập trong quá trình lĩnh hội tri thức bằng hoạt động tự học ở trên
lớp – tự học giáp mặt thầy.
- 20% GV chọn hướng “GV giao một vấn đề, gợi ý tài liệu
tham khảo để SV tự giải quyết, sau đó báo cáo ở trên lớp, GV
tổng kết”. Tự học của SV được thực hiện ngoài lớp – tự học
12
không giáp mặt thầy nên tính tự giác, độc lập và tính tự chủ của
SV được đẩy lên cao hơn khi tự học giáp mặt thầy.
- Không có GV nào chọn cách dạy và học mà khả năng tự
học của SV được phát huy cao độ - tự học với giáo trình. GV
không tin tưởng vào khả năng tự học của SV khi không giáp mặt
thầy ? Mặt khác, để thực hiện được cách dạy và học này cần nhiều
điều kiện phục vụ cho tự học như tài liệu tham khảo, thời gian…
2.3 THỰC TRẠNG TỰ HỌC TIẾNG ANH THEO CHUẨN
TOEIC TẠI TRƯỜNG CĐ
2.3.1 Đối tượng
Gồm 594/1193 SV năm thứ 1 bậc CĐ tại trường Cao đẳng
Công nghệ Thủ Đức ở các khoa CK, CNTT, TCKT và QTKD.
Người nghiên cứu chia đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm.
Nhóm 1 gồm SV CK và CNTT. Nhóm 2 gồm TCKT và QTKD.
Tổng số SV nam là 331, nữ là 263. Số lượng SV nhóm 1 là 280
SV, nhóm 2 là 312 SV.
2.3.2 Khảo sát nhận thức của sinh viên về tự học
2.3.2.1 Mục đích
Tìm hiểu sơ bộ biểu hiện các yếu tố tâm lý cơ bản trong tự
học của SV bậc CĐ tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
2.3.2.2 Phương pháp
Mẫu phiếu 2 (Phụ lục 3) có cấu trúc: Phần A: Thông tin của
SV; Phần B: nhằm tìm hiểu quan niệm về tự học của SV. SV có
thể lựa chọn theo quan niệm của mình ở 1 trong 3 mức: đúng,
phân vân, không đúng. Tổng kết quan niệm tự học của SV dưới
hình thức cho điểm : mức đúng: 3,0 điểm, mức phân vân; 2,0
điểm, mức không đúng: 1,0 điểm. Quy định:
STT
Điểm trung bình (Mean) Thang đánh giá
1 Từ 2.5 đến 3.0 Cao
2 Từ 1.9 đến 2.4 Trung bình
3 Từ 1.8 trở xuống Yếu
Phần C: tìm hiểu nhận thức của SV về ý nghĩa, vai trò của tự
học. Phần này được xây dựng với 17 biểu hiện khác nhau. SV có
13
thể lựa chọn các biểu hiện đó theo 3 mức: đúng, phân vân,
không đúng. Việc quy định điểm tương tự như phần B.
2.3.2.3 Kết quả khảo sát
Quan niệm của SV về tự học:
1. Tự học là tự mình đặt và giải quyết vấn đề xuất hiện trong
học tập.
2. Tự học là tự mình đọc sách và tài liệu tham khảo.
3. Tự học là tự mình học thuộc những kiến thức đã học trên lớp.
4. Tự học là tự lập kế họach chi tiết cho việc học và thực hiện
kế hoạch đó.
5. Tự học là tự mình tìm tòi, bổ sung để làm phong phú những
tri thức môn học đã học trên lớp.
6. Tự học là việc học của bản thân khi không có giảng viên trực tiếp.
7. Tự học là việc hoàn thành những yêu cầu học tập do giảng
viên đề ra.
8. Tự học là tự mình làm việc với các phương tiện học tập
9. Tự học là việc học của bản thân theo sở thích, hứng thú.
Kết quả khảo sát (xem bảng 2.7 trang 58,59): SV nhận thức
tương đối đúng về tự học. Trong đó, “Tự học là việc hoàn thiện
mọi yêu cầu học tập do giảng viên đề ra” được SV xác định mức
cao nhất (Mean=2,73, TH=1), tiếp theo là “Tự học là tự đọc
sách” (Mean=2,68, TH=2). “Tự học là học thuộc lòng những
kiến thức đã được học trên lớp” được SV nhận thức mức thấp
nhất (Mean=2,33, TH=9).
Một số SV cho rằng: “Tự học là việc học không cần đến
thầy” hoặc “Tự học là học của bản thân khi không có GV trực
tiếp hướng dẫn” (Mean 2.51,TH=4).
So sánh quan niệm về tự học giữa SV khoa CK–CNTT và
TCKT–QTKD:
Tương quan chặt và cùng chiều. SV hai nhóm không có sự
khác nhau về quan niệm về tự học.
So sánh quan niệm về tự học giữa SV nam và SV nữ:
Tương quan thể hiện thuận chiều và chặt (R=0.895,
α=0.001). Giữa SV nam và SV nữ không có quan niệm khác
nhau về tự học. SV nam khẳng định tính độc lập cao trong tự
học và cho rằng: “Tự học là tự mình đặt vấn đề và giải quyết các
14
vấn đề xuất hiện trong quá trình học tập” (Mean=2,77, TH=1).
SV nữ lại thiên về “Tự học là hoàn thành những yêu cầu học tập
do GV đề ra” (Mean=2,74, TH=1). Trong tự học, SV nữ chú ý
hoàn thành bài tập do GV giao.
Nhận thức của SV về vai trò của tự học:
Kết quả khảo sát : (xem bảng 2.8 trang 61)
Các quan niệm:
1. Tự học giúp Anh/Chị nắm vững tri thức đã học trên lớp.
2. Tự học giúp Anh/Chị mở rộng, hiểu hiết sâu kiến thức đã học
trên lớp.
3. Tự học giúp Anh/Chị đạt kết quả cao trong học tập.
4. Để đạt kết quả cao trong học tập, có thể thực hiện bằng nhiều
cách chứ không chỉ bằng tự học.
5. Tự học giúp Anh/Chị hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà
GV đề ra.
6. Chỉ cần nghe giảng và hiểu những kiến thức mà GV trình bày
ngay trên lớp là đủ.
7. Tự học giúp Anh/Chị phát huy tính độc lập, sáng tạo trong
học tập.
8. Tự học giúp Anh/Chị có khả năng phát huy và giải quyết vấn đề.
9. Tự học giúp Anh/Chị có kỹ năng học tập và học suốt đời.
10. Tự học là khâu không thể thiếu trong quá trình học tập của
bản thân.
11. Tự học giúp Anh/Chị hình thành kỹ năng nghề nghiệp.
12. Tự học giúp Anh/Chị có kiến thức trao đổi với bạn khi thảo luận.
13. Tự học giúp Anh/Chị hoàn thiện nhân cách.
14. Tự học giúp Anh/Chị thoả mãn tính tò mò, lòng ham muốn,
ham hiểu biết.
15. Tự học giúp Anh/Chị giải quyết những vấn đề đặt ra trong
học tập.
16. Tự học giúp Anh/Chị hoàn thành mục tiêu đào tạo.
17. Tự học giúp Anh/Chị tự lĩnh hội, tự chiếm lĩnh tri thức mới.
SV nhận thức tương đối tốt về vai trò tích cực của tự học
trong quá trình học tập, còn những vai trò thể hiện chưa tích cực
được SV nhận thức ở mức thấp hơn. Tuy nhiên, ở những biểu
hiện chưa tích cực, vẫn còn một số SV chưa nhận thức đầy đủ về
15
vai trò của tự học trong quá trình học tập. Một bộ phận nhỏ SV
cho rằng: “Để đạt kết quả cao trong tự học có thể thực hiện bằng
nhiều cách chứ không chỉ bằng tự học” (Mean=2,03, TH=17).
So sánh nhận thức về vai trò của tự học giữa SV khoa CK-
CNTT và TCKT-QTKD:
Tương quan chặt và cùng chiều, nghĩa là SV thuộc 2 nhóm
không có sự khác nhau trong chiều hướng nhận thức về vị trí,
vai trò của tự học.
So sánh nhận thức về vai trò tự học giữa SV nam và SV nữ:
Tương quan chặt và cùng chiều. Như vậy giữa SV nam và
SV nữ không có sự khác nhau trong nhận thức về vị trí, vai trò
của tự học. Tuy nhiên, SV nam nhấn mạnh: “Tự học giúp SV tự
lĩnh hội, tự chiếm lĩnh những tri thức khoa học mới”
(Mean=2,83, TH=1). SV nữ lại coi trọng: “Tự học giúp SV nắm
vững kiến thức đã học trên lớp” (Mean=2.9, TH=1).
Nhận xét chung về thực trạng nhận thức về tự học của SV:
SV nhận thức tương đối đúng về vị trí, vai trò của tự học. Họ cho
rằng, tự học là công việc tự giác, độc lập. Tự học giúp SV củng cố,
mở rộng và khắc sâu kiến thức đã học để hoàn thành những nhiệm vụ
học tập mà GV giao. Nhận thức đó giúp SV có định hướng đúng
trong tự học và tự rèn luyện.
2.3.3 Khảo sát kỹ năng và thái độ tự học tiếng Anh theo chuẩn
TOEIC của SV
2.3.3.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng biểu hiện một số yếu tố tâm lý cơ bản trong
tự học môn Anh văn giao tiếp theo chuẩn TOEIC của SV bậc Cao
đẳng tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
2.3.3.2 Phương pháp
Mẫu phiếu 3 (Phụ lục 4) có cấu trúc như sau: Phần A: Thông tin
của SV, Phần B: nhằm tìm hiểu một số kỹ năng tự học cơ bản môn
Anh văn giao tiếp theo chuẩn TOEIC với 17 kỹ năng tự học. SV được
lựa chọn ở 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, hầu như không có.
Cách quy định để tính điểm giống như mẫu phiếu 2; Phần C: nhằm
tìm hiểu thái độ tự học môn Anh văn giao tiếp theo chuẩn TOEIC với
25 biểu hiện. SV lựa chọn 3 mức độ: thường xuyên, thỉnh thoảng, hầu
như không có. Cách quy định để tính điểm giống như mẫu phiếu 2.
16
2.3.3.3 Kết quả khảo sát
a. Kỹ năng tự học môn tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC
(xem trang 64)
1. Phát hiện vấn đề tự học
2. Lựa chọn nội dung tự học
3. Lập kế hoạch tự học
4. Chọn sách và tài liệu tham khảo để đọc
5. Tóm tắt thông tin theo từng vấn đề
6. Ghi chép thông tin trong giờ học trên lớp
7. Đọc và ghi chép thông tin khi đọc tài liệu
8. Sự dụng các phương tiện tự học
9. Thực hiện kế hoạch tự học
10. Hệ thống hóa kiến thức đã học
11. Giải bài tập tự học
12. Phối hợp nhiều phương pháp tự học
13. Thảo luận với bạn và GV
14. Khắc phục khó khăn để hoàn thành kế họach tự học
15. Sơ đồ hóa một vấn đề tự học
16. Bổ sung thông tin sau khi đọc tài liệu
17. Tự kiểm tra, đánh giá kết quả tự học
Ở nhóm kỹ năng định hướng vấn đề, SV thực hiện ở mức độ thấp.
SV ít chủ động trong việc tự tìm tòi, xác định vấn đề để tự học. SV
còn trông chờ vào việc GV giao nhiệm vụ tự học. Tính độc lập, sáng
tạo trong tự học của họ chưa cao. Kỹ năng lập kế hoạch tự học là kỹ
năng cơ bản, nhưng SV hầu như chưa thực hiện (TH16/17).
Ở nhóm kỹ năng thực hiện hoạt động tự học, SV lúng túng
và chưa thực hiện thường xuyên các kỹ năng này. Kỹ năng có
tính phổ thông như “Ghi chép những thông tin trong giờ học”
(Mean=2.55, TH=1) được SV thực hiện ở mức thường xuyên và
tốt hơn so với các kỹ năng khác.
Các kỹ năng như: “Đọc và ghi chép thông tin khi đọc”, “Hệ
thống hóa kiến thức đã học”, “Sơ đồ hóa một vấn đề tự học”
được SV thực hiện ở mức thấp. Đây là những kỹ năng tổng hợp
của người đọc.
Ở kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá hoạt động tự học, SV cũng
thực hiện lúng túng và chưa thường xuyên (Mean=2.08,TH=9).
17
Tóm lại, kỹ năng tự học của SV ở mức độ trung bình và
chưa thường xuyên. SV tỏ ra lúng túng trong thực hiện kỹ năng
tự học.
b. Thái độ tự học môn tiếng Anh giao tiếp theo chuẩn TOEIC
1. Đảm bảo chuyên cần.
2. Tập trung chú ý nghe giảng trong lớp.
3. Tích cực, tự giác học ngoài giờ.
4. Trong giờ học, luôn nêu những thắc mắc liên quan đến kiến
thức cần lĩnh hội.
5. Có mong muốn vươn lên rèn luyện trong học tập và rèn luyện.
6. Không bằng lòng với kiến thức hiện có.
7. Khi gặp vấn đề khó thì cố gắng giải quyết.
8. Gặp bài khó thì hỏi người khác.
9. Luôn tìm tòi, đặt vấn đề thảo luận với bạn.
10. Tích cực đi thư viện tìm tài liệu đọc thêm.
11. Học đại khái nếu GV không nghiêm khắc.
12. Tham gia đầy đủ tích cực các hoạt động ngoại khóa.
13. Nghiêm túc thực hiện giờ tự học tại nhà.
14. Không vi phạm qui chế trong thi cử.
15. Không hài lòng khi thấy bạn thiếu nghiêm túc trong thi cử.
16. Thờ ờ khi thấy bạn miệt mài tự học.
17. Giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tư học.
18. Tranh thủ nghỉ ngơi, giải trí và làm những việc khác ngoài
giờ lên lớp.
19. Cố gắng hoàn thành những nhiệm vụ học tập mà GV giao.
20. Tự giác, tích cực học tập không cần ai nhắc nhở.
21. Say mê tự học, ít tham gia các công việc khác.
22. Tận dụng thời gian tự học.
23. Luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành kế hoạch tự học.
24. Nếu có vấn đề thắc mắc thì hỏi GV, hỏi bạn để hiểu cho được.
25. Không chú ý nêu những thắc mắc trong khi học.
SV có thái độ tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC rất tích
cực, tương đối thường xuyên. Ở những biểu hiện như : “Tích
cực, tự giác học ngoài giờ lên lớp”, SV thể hiện thường xuyên
tính tích cực trong thời gian tự học ngoài giờ lên lớp
(Mean=2.59, TH=1). Biểu hiện: “Trong lớp tập trung chú ý nghe
18
giảng” được SV thể hiện thường xuyên, tích cực (Mean=2.56,
TH=2). SV thể hiện thái độ tích cực tìm sách và tài liệu tham
khảo trong tự học. Biểu hiện “Tích cực đi thư viện tìm tài liệu
đọc thêm” được SV thể hiện tương đối thường xuyên, tích cực
(Mean=2.55, TH=3). Thái độ này cho thấy SV đã có hứng thú
và nghiêm túc trong quá trình tự học. SV cũng thường xuyên thể
hiện nhu cầu khẳng định mình trong tự học, học luôn có ý thức
vươn lên trong hoạt động học. Vì vậy, biểu hiện “Có mong
muốn vươn lên trong học tập và rèn luyện” được thể hiện tương
đối thường xuyên (Mean=2.54, TH=4). Nhu cầu vươn lên trong
tự học đã kích thích SV có ý thức vượt khó để hoàn thành nhiệm
vụ học tập. Điều đó thể hiện họ luôn không bằng lòng với tri
thức hiện có, luôn tìm tòi, bổ sung để nâng cao vốn kiến thức
của mình. Chính thái độ này đã thôi thúc SV tự học.
SV chỉ mới thường xuyên tích cực với những biểu hiện bên
ngoài về thái độ tự học. Những thành phần bên trong thái độ, SV lại
bộc lộ chưa tích cực, chưa thường xuyên. Biểu hiện “Luôn tìm tòi,
đặt vấn đề thào luận với bạn” ít khi xảy ra (Mean=2.45, TH=7).
Những biểu hiện thái độ chưa tích cực trong tự học của SV
cũng thỉnh thoảng thể hiện như biểu hiện “Khi gặp bài khó thì
hỏi người khác” (Mean=2.24, TH=15), “Học qua loa, đại khái
khi GV không nghiêm khắc” (Mean=2.45, TH=7).
So sánh biểu hiện thái độ tự học tiếng Anh theo chuẩn
TOEIC của SV 2 nhóm ngành CK-CNTT và TCKT-QTKD:
Tương quan cùng chiều và chặt (R=0.816, α=0.016). SV
thuộc hai nhóm ngành không có sự khác nhau về những biểu
hiện của thái độ tự học. SV khoa CK-CNTT có biểu hiện thái độ
nghiêm túc thực hiện giờ tự học tại nhà. Thái độ tự tin, mạnh
dạn trong tự học của SV khoa CK-CNTT thể hiện rõ hơn SV
TCKT-QTKD, còn SV TCKT-QTKD thích tự mình nghiền
ngẫm và tự giải quyết vấn đề nên biểu hiện thái độ tự học thấp
hơn. SV khoa CK-CNTT còn có biểu hiện thái độ chưa tự giác
cao trong tự học, vì vậy biểu hiện thái độ “Học qua loa, đại khái
nếu GV không nghiêm khắc” vẫn thể hiện thường xuyên ở mức
độ cao (Mean=2.55, TH=4). SV khoa TCKT-QTKD biểu hiện
này chỉ ở mức thỉnh thoảng.
19
So sánh thái độ tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC giữa SV
nam và SV nữ:
Tương quan này thể hiện cùng chiều và chặt (R=0.7109,
α=0.0008). SV nữ thường có tính cần cù, chăm chỉ học tập nên
thái độ “Trong lớp tập trung chú ý nghe giảng” (Mean=2.63,
TH=3) và “Tích cực, tự giác học ngoài giờ lên lớp” (Mean=2.66,
TH=2) được SV nữ thể hiện thường xuyên hơn. SV nam thường
xuyên mạnh dạn nêu những thắc mắc trong giờ học để cùng trao
đổi, trong khi SV nữ e ngại phát biểu trước tập thể. SV nam có
chiều hướng thể hiện tự tin thường xuyên trong tự học, SV nữ
thể hiện thái độ tích cực, thường xuyên, chăm chỉ, cần cù trong
tự học.
Kết luận chương 2
Trong chương này, người nghiên cứu đã trình bày các cơ sở
thực tiễn liên quan đến đề tài như :
Không gian nghiên cứu: trường Cao đẳng Công Nghệ
Thủ Đức;
Thực trạng dạy học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại
trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức;
Thực trạng tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại trường
Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức.
Qua tìm hiểu thực trạng giảng dạy và tự học tiếng Anh theo
chuẩn TOEIC tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, người
nghiên cứu nhận được các kết quả sau:
- Giảng viên khoa Ngoại ngữ rất linh hoạt trong việc lựa chọn
và kết hợp nhiều PPDH truyền thống và hiện đại trong quá trình
giảng dạy tiếng Anh theo chuẩn TOEIC tại nhà trường.
- Phương pháp tình huống và phương pháp chức năng được GV
lựa chọn nhiều nhất vì các PPDH ngoại ngữ này hoàn toàn phù hợp
với thể thức thi TOEIC khi các dạng bài tập được thiết kế theo tình
huống và chức năng (Task-based Teaching and Learning).
- Cách triển khai bài dạy của GV chỉ mới tích cực hóa người
học ở trên lớp khi giáp mặt với thầy chứ chưa tạo điều kiện và
chú trọng phát huy khả năng tự học của SV tại nhà – tự học với
giáo trình.
20
- SV quan niệm tương đối đúng về tự học. Họ cho rằng : “Tự
học là việc hoàn thiện mọi yêu cầu học tập do GV đề ra”. Tuy
nhiên, một số SV quan niệm phiến diện về tự học khi nhận thức
rằng: “Tự học là học thuộc lòng những kiến thức đã được học
trên lớp” hoặc “Tự học là việc học không cần đến thầy”.
- SV nhận thức tương đối tốt về vai trò tích cực của tự học trong
quá trình học tập. Tự học giúp SV mở rộng và hiểu sâu tri thức,
phát huy được tính độc lập, sáng tạo trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức của bản thân. Nhận thức đúng về tự học và vai trò của tự học
giúp SV có định hướng đúng trong tự học và rèn luyện.
- SV tỏ ra lúng túng trong thực hiện các kỹ năng tự học tiếng
Anh theo chuẩn TOEIC. SV thường xuyên thực hiện các kỹ
năng phổ thông như: “Ghi chép những thông tin trong giờ học”,
“Ghi chép thông tin khi đọc tài liệu”. Các kỹ năng tự học căn
bản và quan trọng như kỹ năng lập kế hoạch, giải bài tập tự học
và tự kiểm tra đánh giá được SV thực hiện ở mức độ thấp. Đa số
SV chỉ học theo thời khóa biểu và khi được GV giao bài tập. SV
chưa biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
- SV có thái độ tự học tiếng Anh theo chuẩn TOEIC rât tích
cực và thường xuyên với những biểu hiện như tập trung chú ý
nghe giảng, luôn tìm tòi đặt vấn đề với bạn, giúp bạn hoàn thành
nhiệm vụ tự học và có mong muốn vươn lên trong học tập và
rèn luyện. Tuy nhiên, một số SV không nghiêm túc thực hiện
giờ tự học tại nhà hoặc học đại khái nếu GV không nghiêm
khắc.
Từ thực trạng sinh động trên, người nghiên cứu định hướng
thiết kế phần mềm như một phương tiện dạy học nhằm tạo điều
kiện cho SV tự học tại nhà khi không giáp mặt thầy mà GV vẫn
có thể quản lý quá trình tự học của SV thông qua các báo cáo tự
động của phần mềm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy của GV và năng lực học tập của SV.
21
Chương 3
THIẾT KẾ PHẦN MỀM NHẰM NÂNG CAO
KỸ NĂNG TỰ HỌC TIẾNG ANH
THEO CHUẨN TOEIC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC
3.1 QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ PHẦN MỀM
3.1.1 Phân tích yêu cầu và tài liệu đặc tả
3.1.1.1 Mô tả bài toán
Thiết kế phần mềm nhằm nâng cao kỹ năng tự học tiếng Anh
theo chuẩn TOEIC của SV. SV có thể tự theo dõi quá trình học
tập của mình và GV có thể quản lý quá trình tự học của SV
thông qua các báo cáo tự động của phần mềm.
3.1.1.2 Thu thập yêu cầu
Người nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề cương chi tiết
môn học, giáo trình, tham khảo ý kiến đồng nghiệp và thu thập
các tài liệu liên quan trong quá trình thiết kế phần mềm như :
Visual C 2008, Mockups, Rational rose, Drop box, Photoshop,
Expression studio 3, Setup program (Phụ lục 6)
3.1.1.3 Đặc tả yêu cầu của phần mềm (SRS)
a. Yêu cầu chức năng:
- Cung cấp nội dung lý thuyết;
- Cung cấp bài tập, bài luyện tập và bài thi theo đúng thể
thức TOEIC nhằm phát triển kỹ năng nghe và đọc;
- Có khả năng chấm điểm, đánh giá quá trình học tập;
- Có khả năng lưu trữ quá trình học tập;
- Cung cấp báo cáo quá trình học tập.
b. Yêu cầu phi chức năng:
- Phần mềm có tính tương thích các với các hệ điều hành
Windows (từ Windows Xp trở lên);
- Phần mềm có tốc độ xử lý tốt, tải dữ liệu nhanh;
- Phần mềm không đòi hỏi tài nguyên quá nhiều;
- Phần mềm có giao diện rõ ràng, thân thiện, màu sắc đơn
giản, dễ sử dụng;
- Báo cáo quá trình học tập phải đảm bảo tính bảo mật, chỉ
có GV mới có khả năng xem và chỉnh sửa nội dung.
22
3.1.2 Phân tích hệ thống - thiết kế và hiện thực - kiểm thử
từng thành phần
3.1.2.1 Xác định tác nhân
Tác nhân chính và duy nhất của phần mềm là SV với vai trò
là người sử dụng phần mềm, tương tác được với tất cả các chức
năng của phần mềm.
Tồn tại một tác nhân phụ trong phần mềm là GV, người theo dõi
quá trình tự học của SV thông qua tập tin Logging của phần mềm.
3.1.2.2 Thiết lập sơ đồ UseCase
3 UseCase chính gồm:
o Learn Grammar Point: học các chủ điểm ngữ pháp
o Practice: làm các bài tập theo từng các kỹ năng theo thể
thức thi TOEIC với sự trợ giúp của phần mềm.
o Do Test: làm bài thi theo đúng thể thức thi TOEIC. Phần
mềm tạo ra áp lực về thời gian cũng như thông qua các chuyển
đổi câu tự động để tạo áp lực cho người dùng khi làm bài thi.
Logging result: các kết quả luyện tập, làm bài thi và các lần
truy suất các màn hình lý thuyết sẽ được ghi nhận lại trong tập
tin Logging của phần mềm giúp GV có thể theo dõi được quá
trình tự học của SV.
3.1.2.3 Thiết kế kịch bản
Đây là bước quan trọng nhất đòi hỏi nhiều thời gian đầu tư,
nghiên cứu tài liệu chuyên môn cũng như khả năng hỗ trợ của
các thiết bị kỹ thuật và các phần mềm ứng dụng để có thể tạo ra
được bức tranh tổng quát cho chương trình của phần mềm. Kịch
bản gồm các phần: giới thiệu và hướng dẫn sử dụng, phần học lý
thuyết và vận dụng lý thuyết để giải bài tập, phần bài thi theo
chuẩn TOEIC để kiểm tra, đánh giá.
3.1.2.4 Mô tả giải thuật mức chức năng (xem trang 77~79)
Chức năng học lý thuyết, làm bài tập từng câu hỏi, làm bài
tập, làm bài tập dạng luyện tập, làm bài thi, logging
3.1.2.5 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Người nghiên cứu tiến hành số hóa tài liệu, giáo trình, nhập
dữ liệu vào cơ sở dữ liệu của hệ thống và sử dụng phần mềm
Mp3Cut để cắt file âm thanh thành từng phần tương ứng với
từng câu.