Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.44 KB, 42 trang )

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế Việt Nam đã
có những bước phát triển mạnh mẽ tạo đà cho đất nước phát triển bền vững
trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Nhưng bên cạnh những cơ hội
phát triển thì không thoát khỏi những khó khăn, đặc biệt là ngày nay số lượng
các doanh nghiệp(DN) càng nhiều, khoa hoc kỹ thuật luôn luôn biến đổi
không ngừng, sự hợp tác kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh ngày
càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những thế mạnh riêng của
mình.
Phát triển kinh tế xã hội dựa trên nhiều nguồn lực khác nhau như nhân
lực, vật lực và tài lực song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực
cho sự phát triển, các nguồn lực khác phát huy tác dụng chỉ có thể thông qua
con người. Con người sẽ biến những máy móc thiểt bị hiện đại phát huy cao
nhất hiệu quả hoạt động của nó nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn
vị.Vì vậy đồng nghĩa với việc đó các doanh nghiệp phải tìm bằng mọi cách để
khai thác tối đa các nguồn lực mà họ có, đặc biệt là nguồn nhân lực(NNL).
Nguồn nhân lực thực sự đã trở thành một tài sản quý giá, là chìa khoá
dẫn tới sự thành công của mỗi tổ chức trong nền kinh tế thị truờng, bởi phát
triển nguồn nhân lực không chỉ có vai trò nâng cao hiệu quả kinh
doanh(HQKD) hay phát triển thị trường trong những mục tiêu trước mắt mà
nó bảo đảm các mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Tất
cả các hoạt động của công ty đều có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của
nguồn nhân lực. Một công ty có các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tốt
thì hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ được nâng cao và có khả năng tạo lợi
thế cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Do đó phát triển nguồn nhân lực nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh là một tất yếu của công ty tạo ra đội ngũ nhân
lực đủ cả về chuyên môn và số lượng đáp ứng những yêu càu của công ty
trong cả hiện tại và tuơng lai giúp cho công ty tạo dựng được hình ảnh và vị


Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
thế cho công ty. Song không phải bất kỳ nhà quản trị nào cũng có giải pháp
đúng đắn cho việc phát triển nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy nhiều công ty
mới ra đời đã gặp nhiều khó khăn thậm chí thất bại ngay từ đầu, không phải là
do thiếu nguồn vốn mà chính là thiếu nguồn nhân lực đáp ứng đủ yêu càu của
công ty
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1
Hà Nội( HICC1) qua nghiên cứu tìm hiểu, khoả sát tình hình phát triển nguồn
nhân lực và tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, nhận thấy rằng việc
phát triển nguồn nhân lực mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty . Tuy
nhiên công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất, vì vậy giải pháp phát triển
nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc cần thiết cho các
công ty nói chung và công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội nói
riêng
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội là công ty mà em đã
chọn làm đợn vị thực tập tốt nghiệp. Qua quá trình thực tập tại công ty em
nhận thấy được những tồn tại cũng như vấn đề cấp thiểt về phát triển nguồn
nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty
Vì vậy em lựa chọn và nghiên cứu về đề tài sau làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình:
“Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội”
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu lí luận: Đề tài tìm hiểu và làm rõ các lý thuyết cơ bản có liên
quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, lý thuyết về hiệu quả
kinh doanh…làm căn cứ cho luận văn, chỉ ra những quan điểm của các nhà
kinh tế vể vấn đề đang nghiên cứu.
• Mục tiêu thực tiễn:

- Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng về phát triển nguồn nhân lực với
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
- Đánh giá thưc trạng phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả
kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do điều kiện thời gian, không gian và nhiều yếu tố ảnh hưởng nên đề
tài luận văn của em chỉ giới hạn nghiên cứu trong phạm vi sau:
• Về không gian: Nghiên cứu phạm vi công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng số 1 Hà Nội, chủ yếu là lĩnh vực xây dựng của công ty
• Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu trong ba năm từ 2007- 2009 và
kế hoạch năm 2010
1.5 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn được chia làm 4 chương như sau:
• Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
• Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát
triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công
ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
• Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển nguồn
nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần
đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
CHƯƠNG 2
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH DOANH

Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công hay
thất bại trong sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì
vậy bất kỳ quốc gia nào cũng quan tâm tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực
Vậy nguồn nhân lực là gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái
niệm nguồn nhân lực nói chung, chẳng hạn như:
Nguồn nhân lực là những nguồn lực con người của tổ chức (với quy
mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng tham gia vào quá trình phát
triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, khu vực
và thế giới. Cách hiểu này xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là
nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục
vụ mục tiêu chung của tổ chức( Henry, 2002)
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành
nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
Theo kinh tế phát triển: Nguồn nhân lực của quốc gia là một bộ phận
dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của luật pháp, có khả năng tham
gia lao động( Phạm Thị Tuệ, 2005)
Hiện nay theo quy định của Bộ luật lao động Việt Nam (nam đủ 15 đến
hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).
Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên ngoài và bên trong của mỗi
cá nhân đảm bảo nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho việc đạt được
muc tiêu, thành công của tổ chức( Tạ Ngọc Hải, 2007)
Nguồn nhân lực trong một công ty, một doanh nghiệp(DN) là tất cả
mọi cá nhân tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, DN đó.
Nó bao gồm các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo
những mục tiêu nhất định. Hay nói cách khác nguồn nhân lực DN được coi là

một nguồn vốn, một nguồn tài nguyên quý báu nhất của DN là điều kiện tiên
quyết để DN có thể tồn tại, cạnh tranh và phát triển trên thị trường
Như vậy, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế nói chung và trong các DN nói riêng. Nó là nhân tố không thể
thiếu trong quá trình sản xuất, là nguồn lực quyết định đến việc sử dụng hiệu
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
quả các nguồn lực khác, sử dụng một cách triệt để số lượng nguồn nhân lực
thì sẽ làm thay đổi quy mô sản lượng của quốc dân và DN. Mặt khác, nguồn
nhân lực là nguồn lực đặc biệt, trong quá trình sử dụng cần phải có những bù
đắp hao phí thông qua việc tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, đòi
hỏi phải có sự phát triển kinh tế tác động tới thu nhập của NNL cũng thay đổi,
khi thu nhập tăng lên thì thay đổi cơ cấu tiêu dùng làm cho cơ cấu sản xuất
cũng thay đổi
2.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một tài nguyên, một
nguồn lực. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở
thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực.
Chăm lo đầy đủ cho con người là yếu tố đảm bảo chắc chắn cho sự phồn vinh,
thịnh vượng của mọi quốc gia. Như vậy ta có thể hiểu phát triển NNL là gì?
Khi xét trong phạm vi tổng thể, phát triển nguồn nhân lực được hiểu
như sau:
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người,
cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng
nghề nghiệp, làm cho con người trở thành người lao động có những năng lực
và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng được những yêu cầu to lớn và ngày càng
tăng của sự phát triển kinh tế- xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động tạo ra nguồn nhân
lực có số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong

từng giai đoạn phát triển
Trong phạm vi doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực được hiểu là
những hoạt động nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dựa
trên những định hướng hay mục tiêu của DN, nó đảm bảo cho sự phát triển
lâu dài bền vững của DN không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai. Phát
triển nguồn nhân lực trong DN là quan tâm đến cả số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực.
Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là vấn đề không thể thiếu và có ý
nghĩa quan trọng. Nó không chỉ giải quyết vấn đề số lượng, nâng cao về mặt
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
chất lượng mà còn là cách thức giúp DN khai thác các khả năng tiềm tàng,
nâng cao năng suất lao động và lợi thế DN về mặt nhân lực đồng thời nâng
cao hiệu quả của tổ chức, dần dần đưa chiến lược con người trở thành một bộ
phận hữu cơ trong chiến lược kinh doanh của DN
2.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu qủa kinh doanh(HQKD) là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là việc so sánh giữa
kết quả đạt được so với chi phí bỏ ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề
cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gi? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho
ai?
Hiệu quả kinh doanh, xét trên những khía cạnh khác nhau có thể được
hiểu như sau:
Thứ nhất, HQKD là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu kinh tế . Cách hiểu này chỉ đúng trên mức độ biến động theo thời
gian
Thứ hai, HQKD là mức độ tiết kiệm chi phí và mức tăng kết quả. Đây
là biểu hiện cho bản chất chứ không phải là khái niệm cho HQKD
Tuy nhiên để phản ánh được trình độ và năng lực quản lý của DN thì
nó lại là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển theo chiều sâu, nó phản

ánh trình độ khai thác các nguồn lực( lao động, máy móc, thiết bị, vốn và các
yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mà DN đề ra (Phạm Thị
Gái, 2000)
Hiệu quả kinh doanh phải gắn liền với việc thực hiện những mục tiêu
của DN và được thể hiện qua công thức sau:
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh= —————————————
Nguồn lực được sử dụng một cách thông minh
2.2 Một số lý thuyết cơ bản về phát triển nguồn nhân lực và hiệu quả
kinh doanh
2.2.1 Lý thuyết phát triển nguồn nhân lực
Khi xem xét về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, để hiểu rõ hơn vai trò
của nguồn nhân lực trong nền kinh tế, ta xét tổng thể về vai trò con người nói
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
chung. Nó được các nhà kinh tế học thảo luận từ lâu và đưa ra những quan
điểm khác nhau. Khi C.Mac nghiên cứu về con người, ông đã đặt nền tảng
cho một nhận thức mới, khoa học về con người, nó làm nổi bật vai trò của con
người trong mối quan hệ xã hội và con người
Từ năm 1990 Chương trình phát triển Liên hợp quốc(UNDP) bắt đầu
có các báo cáo phát triển con người. “ Phát triển con người đã thành tư tưởng
của thời đại, thành công cụ cơ bản để hoạch định mọi chính sách, lấy con
người là trung tâm, đầu tư vào con người là đầu tư phát triển”
Phát triển con người là nâng cao chất lượng của cuộc sống, tạo nên một
động lực quyết định nhất trong nội lực của con người, của cộng đồng và dân
tộc.
Vì vậy, khi chiến lược phát triển con người hiệu quả thì nguồn nhân lực
cũng sẽ theo đó được phát triển nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của nền
kinh tế xã hội nói chung và các DN nói riêng. Sự phát triển nền kinh tế dựa
trên nhiều nguồn lực khác nhau như nhân lực, tài lực và vật lực nhưng trong

đó nhân lực đóng một vai trò quan trọng, nó là động lực cho sự tăng trưởng
các nguồn lực khác. Trong phạm vi DN, phát triển NNL cả về mặt số lượng
và chất lượng không chỉ giúp DN khai thác hết tiềm năng mà còn là cơ sở để
nâng cao hiệu quả kinh doanh và thực hiện các mục tiêu đề ra. Nó được thể
hiện qua các vai trò sau:
Phát triển NNL về mặt số lượng, thứ nhất giúp cho các DN trẻ hoá lực
lượng lao động, bổ sung các “đầu vào” đáp ứng được nhu cầu của DN từ đó
mở rộng quy mô hoạt động hay đề ra một kế hoạch sản xuất kinh doanh mới.
Thứ hai, con người là chủ thể lao động, tác động lên các yếu tố khác để hoàn
thành công việc, khi phát triển NNL sẽ đáp ứng ngày càng cao các hoạt đông
sản xuất và duy trì nguồn lao động ổn định cho DN
Bên cạnh vai trò phát triển NNL về mặt số lượng là mở rộng theo chiều
rộng thì vai trò phát triển NNL về mặt chất lượng là mở rộng theo chiều sâu.
Nó nâng cao được năng suất lao động của nguồn lao động, đáp ứng kịp thời
những yêu cầu thay đổi của tổ chức và biến động của môi trường kinh doanh.
Từ đó quyết định đến hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh được duy trì và nâng cao
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Vì vậy cần phải phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo các vai trò của
nó trong nền kinh tế xã hội nói chung và DN nói riêng. Từ đó có các quan
điểm về phát triển NNL như sau:
Tiếp cận theo “kinh tế phát triển” : Nguồn nhân lực tạo ra của cải vật
chất cho xã hội, để tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội cần phải có hai yếu
tố là số lượng nguồn nhân lực và chất luợng nguồn nhân lực. Số lượng nguồn
nhân lực phản ánh sự đóng góp của nhân lực vào phát triển kinh tế còn chất
luợng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nâng cao năng suất lao động. Chất
lượng nguồn nhân lực có thể nâng cao bằng giáo dục, đào tạo và rèn luyện
sức khoẻ. Nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, trình độ
quản lý, trình độ tay nghề cao vá sức khoẻ tốt sẽ làm việc có năng suất cao

mang lại lợi ích kinh tế nhiều cho xã hội, cho doanh nghiệp và cho chính bản
thân họ. Vì vậy việc phát triển giáo dục đào tạo về văn hoá, chuyên môn tay
nghề và thể dục thể thao, y tế để tạo nguồn nhân lực có số lượng và chất
lượng cao là vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia.
Tiếp cận theo quản trị học: phát triển NNL là những hoạt động nhằm
hỗ trợ giúp cho các thành viên, các bộ phận và toàn bộ tổ chức hoạt động hiệu
quả hơn. Đồng thời nó cho phép tổ chức đáp ứng kịp thời những thay đổi của
con người, công việc và môi trường. Quá trình phát triển NNL đối với một
nhân viên được tiến hành từ khi người đó bắt đầu làm việc trong DN cho tới
khi nghỉ việc. Quá trình này thể hiện trong các hoạt động huấn luyện bước
đầu giúp nhân viên hội nhập vào DN khi mới được tuyển dụng và các khoá
huấn luyện nâng cao tay nghề hay kỹ năng trong suốt cuộc đời làm việc trong
tổ chức.
2.2.2 Lý thuyết về hiệu quả kinh doanh
• Quan điếm cơ bản về hiệu quả kinh doanh trong DN
Đối với bất kì DN nào, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo phản
ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của DN.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, DN muốn tồn tại
và phát triển đòi hỏi phải có sự đầu tư vốn, sức lực vào lĩnh vực để đạt
HQKD. Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở chỗ DN biết tận dụng mọi nguồn lực
của mình bao gồm cả nguồn lực hữu hình như lao động, trang thiết bị, vốn
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
và nguồn lực vô hình như uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm…một cách hợp lí
biến những yếu tố “đầu vào” thành “đầu ra” một cách hiệu qủa nhất
Hiệu qủa kinh doanh trong DN là vấn đề phức tạp có liên quan đến toàn
bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh. Nó là hệ số giữa kết quả thu về và chi
phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản
ánh những kết quả kinh tế tổng hợp như doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản
lượng của DN

Trong thực tế, khi kết quả kinh doanh của DN tăng lên theo sự phát
triển quy mô sản xuất, mở rộng thị trường hay biết cách tận dụng các nguồn
lực hiệu quả , song song với nó thì chi phí lại giảm hay tốc độ tăng của chi
phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả thì sẽ đạt được hiệu quả kinh doanh tốt và
ngược lại, nếu kết quả giảm xuống mà chi phí ngày càng tăng lên thì HQKD
của DN bị giảm sút.
Ở tầm vĩ mô, HQKD các doanh nghiệp phản ánh đồng thời các mặt của
quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ
chức, sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào…đồng thời nó
yêu cầu sự phát triển của DN theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở
nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá
việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của DN trong thời kì. Sự phát triển tất yếu
đòi hỏi các DN nâng cao HQKD, đây là mục tiêu cơ bản của DN
• Bản chất của hiệu quả kinh doanh
HQKD là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh
doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất(nguyên liệu, máy
móc, thiết bị, lao động, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN. Bản chất của HQKD là nâng cao năng suất lao động
xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết
trong HQKD. Nâng cao năng suất lao động xã hội chính là là nâng cao trình
độ, kỹ năng, tay nghề, cường độ lao động còn tiết kiệm lao động xã hội tức là
việc DN biết cách quản lý và sử dụng một số lượng lao động làm việc hiệu
quả, không cần phải có một số lượng lao động lớn làm việc mà hiệu quả công
việc không đạt. Khi số lượng lao động ít mà năng suất lao động cao thì
HQKD nâng cao và ngược lại, số lượng lao động nhiều nhưng với năng suất
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
kém thì dẫn đến HQKD cũng bị ảnh hưởng xấu đi. Chính việc khan hiếm
nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội, do đó đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng

triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các DN
buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các
yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao HQKD là phải đạt kết quả tối đa với
chi phí tối thiểu có thể. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo
ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí
cơ hội. Chi phí cơ hội là chi phí của sự lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là
chi phí của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh
doanh này.
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu của những công trình năm trước
Hiện nay, việc phát triển NNL đã được các DN chú trọng và nâng cao
nên đây cũng là một vấn đề hấp dẫn và phong phú được rất nhiều người
nghiên cứu. Trường Đại học Thương Mại những khoá trước cũng đã có rất
nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực:
“Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy hiệu quả
kinh doanh tạiTổng công ty xây dựng Sông Đà” của sinh viên Nguyễn Thị
Quỳnh Trang, lớp K40F5.
Đề tài này chỉ ra sự cần thiết, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
NNL của công ty, phân tích thực trạng phát triển của công ty trong phát triển
NNL, từ đó đề xuất các giải pháp cho Tông công ty xây dựng Sông Đà thúc
đẩy HQKD
“Giải pháp phát triển nguòn nhân lực với nâng cao hiệu qủa kinh
doanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ (T&S)” của sinh viên Phạm Thị
Loan, lớp K41F5.
Đề tài này nghiên cứu lý thuyết về phát triển NNL với nâng cao hiệu
quả kinh doanh, thực trạng của việc phát triển NNL với nâng cao hiệu quả
kinhd oanh tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ(T&S), cuối cùng là đưa ra
các giải pháp phát triển
Ngoài ra còn có một số đề tài khác liên quan tới nhân lực như:
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực với phát triển thị trường tại công
ty cổ phần bê tông Readymix
Giải pháp phát triển nguồn vốn nhân lực của công ty cổ phần đầu tư
và phát triển xây dựng miền Bắc
Từ các đề tài đó cho thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn
nhân lực trong nền kinh tế nói chung và trong DN nói riêng. Mối quan hệ
giữa phát triển NNL và nâng cao HQKD vẫn là vấn đề mà nhiều DN quan
tâm, đặc biệt tại đơn vị mà em thực tập là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
số 1 Hà Nội chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, đề tài mà
em chọn nghiên cứu làm đề tài luận văn không trùng lặp hoàn toàn với các
công trình năm trước.
2.4 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài
2.4.1 Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
2.4.1.1 Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng
Phát triển nguồn nhân lực về mặt số lượng là việc tuyển dụng số lao
động trong công ty hay là việc bố trí, sắp xếp lại số người trong từng phòng
ban khác nhau… cho phù hợp với yêu cầu của công ty. Phát triển NNL tốt sẽ
giúp công ty có lực luợng, cơ cấu lao động phù hợp và cần thiết với việc kinh
doanh của công ty.
• Các nhân tố ảnh hưởng:
- Quy mô sản xuất kinh doanh của DN: Trong mỗi giai đoạn phát triển
khác nhau của DN đều cần có một số lượng lao động thích hợp, khi DN muốn
mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh hay đề ra một kế hoạch kinh doanh
mới thì nhiệm vụ đầu tiên đó là NNL đáp ứng được hay chưa? Số lượng lao
động cần thiết tăng hay giảm cho từng lĩnh vực khác nhau để phù hợp với cơ
cấu và bộ máy của DN
- Cơ cấu lao động trong DN: Trong bất kỳ một DN nào cũng có cơ cấu
lao động được phân chia theo nhiều tiêu chí như tuổi tác, giới tính và trình độ
khác nhau… Khi có sự thay đổi trong việc tăng hay giảm tỷ trọng lao động trẻ

hay thâm niên của công ty đều ảnh hưởng tới số lượng lao động, hay như việc
thay đổi nguồn lao động đầu vào tỷ lệ giữa nam va nữ để phù hợp với ngành
nghề kinh doanh đều làm thay đổi số lượng lao động của công ty
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Đối thủ cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển manh
mẽ cả về chất và lượng thì vấn đề cạnh tranh giữa các DN là không bao giờ
tránh khỏi. Không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, nguồn cung ứng, khách hàng,
thị phần mà ngay cả trên lĩnh vực NNL cũng vậy, các DN cạnh tranh nhau
trong việc thu hút các nhà quản lý có trình độ, kinh nghiệm hay các chuyên
gia giỏi, kĩ sư, cử nhân…của các đối phương. Đây đựoc coi là “đòn trí mạng’
đối với bất kì DN nào, vì không có gì nguy hiểm hơn khi mà chiến lược kinh
doanh, ý tưởng kinh doanh của mình bị đối thủ nắm bắt được. Do vậy việc
giữ chân nguồn nhân lực của DN là điều vô cùng quan trọng.
- Công tác tuyển dụng: Một DN có công tác tuyển dụng rộng trên nhiều
phương tiện và công bằng, phù hợp với những lĩnh vực kinh doanh của mình
sẽ thu hút được số lượng lao động đáp ứng được với công việc cần thiết.
Nhưng ngược lại với công tác tuyển dụng không được chú trọng và đầu tư thì
việc tìm và phát triển số lượng nhân lực phù hợp với yêu cầu của DN sẽ gặp
khó khăn.
2.4.1.2 Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng
Phát triển nguồn nhân lực về mặt chất lượng là việc nâng cao năng lực
chuyên môn của nhân viên đảm bảo cho nhân viên trong DN có các kỹ năng,
trình độ lành nghề và phẩm chất nghề nghiệp để hoàn thành tốt công việc
được giao.
Các DN áp dụng các chương trình hướng nghiệp và đào tạo cho người
lao động nhằm xác định năng lực thực tế và giúp cho nhân viên làm quen với
công việc hiện tại của mình. Bên cạnh đó DN cũng thiết lập các kế hoạch đào
tạo, huấn luyện, đào tạo lại nhân viên mỗi khi có nhu cầu thay đổi hoạt động
sản xuất kinh doanh hoặc quy trình công nghệ kỹ thuật

• Các nhân tố ảnh hưởng
- Chiến lược phát triển của DN: Như đã nhận định từ ban đầu, NNL là
một tài sản quý giá, là chìa khoá dẫn đến sự thành công cho DN. Nó là một
nguồn vốn đặc biệt không thể phát triển trong “nháy mắt” mà là một quá trình
đầu tư dài hạn. Chính vì vậy, nếu chiến lược của công ty chỉ nhắm vào những
mục tiêu trước mắt, ngắn hạn thì rất khó để có thể phát triển nguồn nhân lực
cho công ty
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
Tuy nhiên, để phát triển NNL nếu DN chỉ có các chiến lược dài hạn thì
chưa đủ mà DN cần phải tích hợp giữa chiến lược phát triển DN với chiến
lược phát triển NNL. Biết hy sinh những lợi ích trong ngắn hạn để đạt được
lợi ích lớn hơn trong dài hạn. Coi chiến lược phát triển NNL là phần quan
trọng trong những chiến lựơc dài hạn của DN
- Chế độ đãi ngộ và các chính sách nhân sự của DN: Chính sách nhân
sự của DN là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuyển dụng, thu hút
nhân lực cho DN. Đó là nguồn vốn tiềm năng của DN, những người trẻ tuổi
luôn mang trong mình hoài bão lớn, luôn có sự sáng tạo, sẵn sàng với những
khó khăn. Đó là điều mà bất kì DN nào cũng cần thiết khi có một chính sách
tuyển dụng hợp lý kết hợp với một chế độ đãi ngộ thích hợp sẽ thu hút được
NNL có tài.
Chế độ đãi ngộ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của nhân
viên trong DN. Họ sẽ phát huy hết khả năng của mình khi được DN coi trọng
“đúng mức”. Đặc biệt, nó là yếu tố có ảnh hưởng mạnh trong việc giữ chân
các nhân tài cho DN. Khi một nhà quản lý giỏi không được đãi ngộ đúng mức
sẽ tạo tâm lý bất mãn với DN dẫn đến việc rời khỏi DN. Không chỉ có nhân
lực sút giảm về chất và lượng mà nó còn ảnh hưởng đến hình ảnh của DN.
- Uy tín, thương hiệu và môi trường làm việc tại DN: Trong DN uy tín,
thương hiệu không chỉ tạo lòng tin và sự yêu mến cho khách hàng mà ngay cả
với người tham gia tuyển dụng. Với mỗi nhân lực được làm việc trong một

DN có thương hiệu, uy tín lớn và môi trường làm việc chuyên nghiệp đều là
mơ uớc và luôn cố gắng đạt được hiệu quả làm việc tố nhất. Vì vậy nếu DN
có các yếu tố đó mạnh hơn các đối thủ thì sẽ thu hút được các nhân tài vào
làm việc tại DN
2.4.2 Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
2.4.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối thủ cạnh tranh: bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp( cùng tiêu
thụ các sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp( sản xuất và
tiêu thụ những sản phẩm có khả năng thay thế). Nếu DN có đối thủ cạnh tranh
mạnh thì việc nâng cao HQKD sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì DN
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
lúc này chỉ nâng cao HQKD bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành
sản phẩm để đảy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng vốn, yêu
cầu DN phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp, tối ưu hơn để DN có khả
năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng…Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh
hưởng rất lớn đến việc nâng cao HQKD của các DN đồng thời tạo ra sự tiến
bộ trong kinh doanh, tạo ra động lực phát triển của DN. Việc xuất hiện càng
nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao HQKD của DN sẽ càng khó khăn
hơn và giảm một cách tương đối
- Nhân tố nhân lực: Nhân tố này được đánh giá là yếu tố quan trọng
hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con
người chế tạo ra, dù có hiện đại cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình
độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao
động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng
tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao HQKD. Cũng chính lực lượng lao
động tác đông trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn
lực khác nên tác động trực tiếp đến HQKD của DN
- Năng lực tài chính của DN: là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh
của DN thông qua khối lượng vốn mà DN có thể huy động vào kinh doanh,

khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có
hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Nó là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui
mô của DN, phản ánh sự phát triển của DN, là sự đánh giá về HQKD của DN
- Trình độ kỹ thuật công nghệ: Với trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến
cho phép DN chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá, NSLĐ và hạ giá thành
sản phẩm. Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc
điểm, giá cả, sức cạnh tranh. Nhờ vậy DN có thể tăng khả năng cạnh tranh
của mình, tăng vòng quay vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình
tái sản xuất mở rộng của DN. Ngược lại với trình độ kỹ thuật công nghệ thấp
thì sẽ kìm hãm sự phát triển của DN
2.4.2.2 Biểu hiện của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù được đánh giá trên nhiều khía
cạnh khác nhau, có nhiều cách thức để đánh giá HQKD trong DN như lợi
nhuận, doanh thu, sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh hay vị thế, vị phần
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
của DN…nhưng trong phạm vi đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa nguồn
nhân lực và HQKD, nó được xem xét đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận
của DN để xác định lợi nhuận bình quân tính cho một lao động
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh trong một
thời kì nhất định. Một DN muốn tồn tại lâu dài thì phải có khả năng bù đắp
chi phí thực hiện hoạt động kinh doanh, đồng thời phải có khoản chênh lệch
giữa tổng doanh thu và tổng chi phí để thực hiện tái sản xuất kinh doanh trong
phạm vi DN, nâng cao phúc lợi xã hội, đời sống CBCNV, đó chính là lợi
nhuận:
Π = TR - TC
Trong đó: Π là lợi nhuận thu được trước thuế
TR là tồng doanh thu
TC là chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó
Từ đó xác đinh được lợi nhuận bình quân(LNBQ) cho 1 lao động:

Lợi nhuận trong kỳ
LNBQ cho 1 lao động = —————————————
Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trong kỳ cho DN.Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng
hiệu quả mỗi lao động trong kỳ theo các năm, từ đó xác định HQKD tăng lên
hay giảm xuống
2.3 Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả
kinh doanh
Nguồn nhân lực là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN, nó là yếu tố đầu vào sản xuất đặc biệt và cũng là yếu tố
quyết định việc sử dụng hiệu qủa các yếu tố đầu vào khác. Thông qua việc sử
dụng NNL phù hợp sẽ tác động đến HQKD của DN. Ngày nay các DN đã chú
trọng nhiều hơn trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả hơn NNL, họ sẵn
sàng bỏ ra những chi phí lớn để đào tạo và đãi ngộ cho NNL. Bởi họ nhận
thức được rằng nâng cao giá trị NNL chính là nâng cao HQKD và ngược lại
nâng cao HQKD góp phần thúc đẩy phát triển NNL
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
2.5.1 Ảnh hưởng của phát triển nguồn nhân lực tới nâng cao hiệu quả
kinh doanh
2.5.1.1Phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả kinh doanh
- Tăng doanh số, lợi nhuận cho DN: Khi DN có chiến lược phát triển
NNL phù hợp và hiệu quả thì việc mở rộng kinh doanh về nhiều lĩnh vực khác
nhau sẽ được phát triển. Ngược lại phát triển NNL không phù hợp ảnh hưởng
lớn đến quy mô: tình trạng thừa hoặc thiếu nhân lực làm có thể làm thay đổi
cơ cấu, quy mô của DN. Vì vậy ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu và lợi
nhuận
- Phát triển thị phần trên thị trường: Thị phần của DN chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố khác nhau nhưng trong đó có vấn đề phát triển NNL: phát

triển cả về mặt số lượng và chất lượng sẽ tạo điều kiện thu hút được nhiều
nhân tài và đào tạo ngày càng tốt hơn nhân viên làm việc hiệu quả, từ đó nâng
cao doanh thu và lợi nhuận, tất yếu sẽ phát triển thị phần của DN
- Năng suất lao động: Chất lượng NNL là nhân tố quyết định việc sử
dụng các nguồn lực của DN có hiệu quả không. Phát triển một NNL có chất
lượng tốt tức là nâng cao trình độ, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức làm việc tốt,
có tinh thần học hỏi và cống hiến hết mình cho DN. Điều này giúp cho DN
thực hiện thành công công việc kinh doanh, nắm bắt và áp dụng các kiến thức,
công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh từ đó tạo ra năng suất lao động
ngày càng cao hơn. Do vậy NSLĐ cao giúp cho DN nâng cao HQKD một
cách tốt nhất
2.5.1.2 Phát triển nguồn nhân lực ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả kinh
doanh
- Lãng phí những chi phí không cần thiết: Đối với bất kỳ một DN nào
cũng vậy, việc phát triển một NNL không phù hợp sẽ gây ra những chi phí
không cần thiết. Mặt khác, quá trình phát triển NNL là qúa trình lâu dài nên
việc giữ chân và duy trì, phát triển NNL ổn định để tránh việc nhân lực rời
khỏi DN dẫn đến việc DN phải thực hiện lại từ đầu công tác này làm cho chi
phí lãng phí
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Số lượng nhân lực không phù hợp với quy mô kinh doanh: Việc phát
triển số lượng NNL không phù hợp với nhu cầu của DN sẽ dẫn đến tình trạng
vừa thừa vừ thiếu nhân lực, làm cho hoạt động kinh doanh bị gián đoạn. DN
có số lượng nhân viên quá nhiều sẽ lãng phí NNL nhưng nếu số lượng nhân
viên qúa ít thì công việc sẽ quá tải làm cho HQKD bị ảnh hưởng và không đạt
kết quả như mong muốn.
- Lao động chuyên môn không phân bổ phù hợp: Trong DN khi có
nhiều nhân viên giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn, kỹ năng cao thì
HQKD sẽ nâng cao. Nhưng nếu số lượng đó không phân bổ đồng đều giữa

các phòng ban, lĩnh vực kinh doanh thường gây ra hiện tượng phát triển tốt
các phòng ban hay một lĩnh vực nào đó nhưng xét tổng thể HQKD của cả DN
thì không tốt
2.5.2 Ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới phát triển nguồn nhân lực
2.5.2.1 Hiệu quả kinh doanh tác động tích cực tới phát triển nguồn nhân lực
- Quy mô sản xuất kinh doanh mở rộng: Khi HQKD của DN cao thì họ
thường có những chiến lược phát triển kinh doanh cho công ty trên nhiều lĩnh
vực khác nhau để mở rộng thị trường kinh doanh. Do vậy việc phát triển NNL
lại càng quan trọng hơn vừa để tiếp tục duy trì HQKD, nâng cao vị thế của
DN trên thị trường vừa để đáp ứng nhu cầu lao động với quy mô nên NNL sẽ
tăng lên cả về chất và lượng
- Nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân lực: Trên thị
trường, nhu cầu thoả mãn của khách hàng ngày càng tăng theo tốc độ phát
triển của DN, họ luôn mong muốn những sản phẩm có chất lượng tốt, ổn định
tại mọi thời điểm nên nhân viên ngay lập tức khó có thể đáp ứng kip thời với
yêu cầu đó. Do vậy khi HQKD tốt DN sẽ đầu tư nhiều hơn cho các công tác
bồi dưỡng và đào tạo NNL có kỹ năng và chuyên môn cao hơn
2.5.2.2 Hiệu quả kinh doanh tác động tiêu cực tới phát triển nguồn nhân lực
- Đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao: Nhu cầu tuyển dụng và lựa
chọn NNL có trình độ chuyên môn, kỹ năng cao của các DN luôn tồn tại đặc
biệt hơn khi HQKD của DN cao. Do vậy một lượng nhân viên không đáp ứng
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
được công việc có thể bị sa thải và khó thăng chức trong công tác. DN sẽ thu
hút nhiều hơn các nhân tài khác về đảm nhận các trách nhiệm đó
- Phát triển NNL đáp ứng theo tổ chức và môi trường kinh doanh nhanh
chóng: HQKD cao thì DN có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường. Vì
vậy NNL phải có khả năng đáp ứng kịp thời nhưng không phải bất kỳ ai cũng
nhanh và có thể đáp ứng ngay được nên đòi hỏi DN phải phát triển NNL đó
để duy trì được tính ổn định, phát triển, và thu hút được lòng tin từ khách

hàng hay đối tác kinh doanh
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VỚI NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
3.1 Phương phápnghiên cứu
3.1.1 Phương pháp phỏng vấn
Khi tiến hành phương pháp này có những bước sau: thứ nhất là chuẩn
bị các câu hỏi phỏng vấn sâu, sát với nội dung của đề tài luận văn nghiên
cứu. Vì công ty có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, mà chủ yếu là lĩnh
vực xây dựng cơ bản(XDCB) nên câu hỏi phỏng vấn chủ yếu xoay quanh việc
phát triển NNL trong lĩnh vực này như thế nào cả về số lượng và chất lượng
nhằm tìm ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của nó để đưa ra cá
biện pháp giải quyết. Những câu hỏi đó là những câu hỏi mở để khai thác tối
đa ý kiến đánh giá nhận xét,quan điểm của mọi người về phát triển NNL với
nâng cao HQKD tại công ty. Thứ hai, xác định đối tượng được phỏng vấn
bao gồm giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng tổ chức hành chính, trưởng
phòng kinh tế- kế hoạch và đầu tư, trưởng phòng tài chính kế toán, phó
phòng, giám đốc xí nghiệp và nhân viên trong từng phòng ban, công nhân lao
động trực tiếp trong lĩnh vực XDCB. Vì khi phỏng vấn, những người có vị trí
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
cao là những người nắm rõ tình hình nhân lực, tình hình kinh doanh của công
ty, những người lập ra kế hoạch phát triển NNL với nâng cao HQKD, nắm
được các nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đến kết quả thực hiện kế hoạch.
Bên cạnh đó thì phỏng vấn nhân viên và công nhân nhằm khai thác những ý
kiến, đề nghị trong công việc và đời sống của họ để đưa ra các kiến nghị phù
hợp đối với công ty và nhà nước.Từ đó tiến hành phỏng vấn, trong quá trình
phỏng vấn đó tuỳ vào từng đối tượng linh hoạt các câu hỏi phỏng vấn khác

nhau để có thể khai thác sâu hơn vấn đề nghiên cứu như cơ cấu lao động trực
tiếp và gián tiếp phù hợp chưa, hạn chế trong chi phí tiền lương, đào tạo lại đã
hiệu quả chưa Trong quá trình vừa phỏng vấn vừa ghi lại các câu trả lời của
người được phỏng vấn. Cuối cùng là tổng hợp và xử lý tất cả các câu trả lời
đã thu được( Mẫu câu hỏi được đặt ở phần phụ lục)
3.1.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, tôi tiến hành thu thập các số liệu,
thông tin liên quan đến phát triển NNL như số lượng lao động của công ty
theo từng phòng ban, theo cơ cấu giới tính hay trình độ lao động, theo lĩnh
vực kinh doanh của công ty; các thông tin về chiến lược phát triển công ty và
các chính sách tiền lương tại phòng tổ chức kinh doanh và các số liệu về
HQKD của công ty lấy từ báo cáo tài chính trong 3 năm 2007- 2009 tại phòng
kế toán tài chính.
Các nguồn số liệu này được công ty cung cấp một cách chính thức, các
số liệu liên quan đến NNL là các số liệu gốc được phòng tổ chức hành chính
lưu giữ, số liệu liên quan đến HQKD của công ty đã được CBNV phòng kế
toán tài chính xử lý từ kết quả hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực khác
nhau của công ty để lập ra các báo cáo tài chính của công ty. Sau khi thu thập
các số liệu và thông tin trên, tôi tiến hành xử lý số liệu cụ thể theo các giá trị
tương đối để có thể dễ phản ánh rõ hơn HQKD của công ty
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng nhân tố môi
trường đến phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
3.2.1 Khái quát về công ty
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
• Giới thiệu chung
-Tên gọi doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
-Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Investment and Construction Joint Stock
Company NO


1
- Tên viết tắt: HICC1
- Biểu tượng của công ty:

- Địa chỉ trụ sở chính: Số 02 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống
Đa, Hà Nội
- Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
+ Xây lắp
+ Đầu tư kinh doanh bất động sản( KDBĐS)
+ Tư vấn thiết kế xây dựng( TVTKXD)
+ Kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch(KDKS $ DVDL)
• Chức năng của công ty
- Đầu tư, xây dựng các công trình XDCB.
- Kinh doanh dịch vụ về khách sạn, nhà hàng, lữ hành, TDTT, vui chơi
giải trí.
-Tổ chức, nghiên cứu, nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng công trình phù
hợp với thị hiếu của khách hàng, sử dụng các thiết bị máy móc để thi công
đúng tiến bộ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, các công trình nhận thầu đạt hiệu
quả kinh tế.
• Nhiệm vụ của Công ty:
Trong hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã hoàn thành các
nhiệm vụ được Sở xây dựng thành phố Hà Nội giao. Nhiệm vụ của công ty
trong mỗi thời kỳ có những điểm khác biệt nhưng tựu chung là các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
- Xây dựng các công trình nhà ở, công trình công nghiệp, công trình
công cộng, kinh doanh nhà ở,

- Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch trong nước và nước ngoài.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình giao thông
đường, công trình thuỷ lợi.
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng gồm: bê tông các loại, gạch
không nung,và đá ốp lát, các kết cấu gỗ, thép khung nhôm phục vụ xây dựng.
- Mở các cửa hàng làm đại lý và kinh doanh các vật liêu xây dựng như
sắt, thép, xi măng, gạch xây dựng, đồ trang trí nội thất.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để
phát triển sản xuất và thực hiện các đề án đầu tư của công ty.
- Làm tư vấn cho các chủ đầu tư trong nước, nước ngoài về lĩnh vực lập
và tổ chức thực hiện dự án, lĩnh vực đất đai và giải phóng mặt bằng.
- Xuất nhập khẩu lao động.
- Lập các dự án đầu tư, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và
quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi phí xây dựng và nghiệm thu
công trình.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty( Năm 2009)
(Đơn vị: tỷ đồng)
STT Chỉ tiêu XDCB(xây lắp
$ KDBĐS)
TVTKXD Lĩnh vực khác
(KDKS $ XKLĐ)
1 Giá trị sản lượng 115.263 28.753 73.306
2 Doanh thu thuần 101.502 27.214 63.104
3 Lợi nhuận trước thuế 2.142 356 291
4 Chi phí sản xuất 99.360 26.858 62.813
( Nguồn báo cáo tài chinh 2009- phòng kế toán tài chính)
Từ bảng hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy được lĩnh vực xây
dựng cơ bản bao gồm xây lắp và kinh doanh bất động sản(KDBĐS) là lĩnh
vực hoạt động chính của công ty mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất
• Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty:

Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Lun vn tt nghip Trng i hc Thng Mi


3.2.2 Cỏc nhõn t mụi trng nh hng n phỏt trin ngun nhõn lc
ti cụng ty c phn u t v xõy dng s 1 H Ni
3.2.2.1 Cỏc nhõn t v mụ
- Th trng lao ng:Hin nay trờn th trng lao ng ang din ra
mnh m, nhu cu tuyn dng lao ng cng cnh tranh gia cỏc cụng ty khỏc
nhau. C cu lao ng cha hp lý, tỡnh trng cú quỏ nhiu k s, c nhõn
nhng li ớt cụng nhõn k thut v cụng nhõn lao ng lnh ngh lm xy ra
vn tha thy thiu th trong ngnh xõy dng lm cho th trng lao
ng mt cõn bng nh hng n vic phỏt trin ngun nhõn lc ca cỏc
Trnh Th Hng Nhõn Lp K42F1
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám
đốc kỹ thuật
Phó Tổng giám đốc
KTKH và đầu t
Phó Tổng giám đốc
kinh doanh
Phòng
Tổ chức
Hành chính
Phòng
KT- KH và
Đầu t
Phòng

Tài chính
Kế toán
Phòng
Kỹ thuật
Chất lợng
Trung
tâm t
vấn ĐT
và XD
Trung
tâm XK
lao
động
xn máy
và thi
công hạ
tầng
Các XN
xây lắp
và đội
XD
Các ban
quản lý
dự án
Khách
sạn Ph-
ơng
Nam
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
công ty xây dựng nói chung và công cổ phần đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội

nói riêng. Khi thị trường lao động có nguồn lao động trình độ cao dồi dào
công ty sẽ thu hút lực lượng đó một cách dễ dàng và có thể không chú trọng
đến việc nâng cao chất lượng các NNL hiện có của công ty hay loại bỏ các
NNL hiện tại làm cho chi phí của DN tăng lên một cách lãng phí, trong khi đó
DN có thể sử dụng một cách hiệu quả các NNL hiện có. Mặt khác, tình trạng
thiếu thợ lành nghề, không được đào tạo và phát triển hợp lí diễn ra sẽ làm
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, không đạt chỉ tiêu làm giảm
HQKD
- Khoa học kỹ thuật công nghệ(KHKTCN):Trong thời đại KHKTCN
phát triển như vũ bão đang diễn ra trên khắp toàn cầu, để phát triển ngày
càng nhanh và mạnh trên thị trường thì các DN phải có các chiến lược phát
triển NNL có đủ cả về chất và lượng. Khi KHKTCN phát triển thì công ty
càng chú trọng hơn trong việc đào tạo và lựa chọn NNL đủ khả năng, trình độ
kỹ năng và chuyên môn để có thể đáp ứng kịp thời sự thay đổi nhanh chóng
đó, ngược lại khi công ty có đội ngũ CBCNV giỏi thì KHKTCN phát triển
làm cho họ nâng cao được năng suất lao động, tay nghề…Đây là một vấn đề
lớn cho tất cả các DN xây lắp, đặc biệt là trước xu thế hội nhập. Công ty dù
có nhiều lĩnh vực kinh doanh nhưng chủ yếu là xây dựng cơ bản nên
KHKTCN ảnh hưởng trực tiếp đến việc công ty có đủ khả năng đáp ứng và
hiệu quả sử dụng vào qúa trình xây lắp, thi công (công nghệ XD
TOP&DOWN, dự ứng lực, công nghệ SX VL cao cấp, trang trí, ). Do đó,
nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến phát triển chất lượng NNL của công
ty.
3.2.2.2 Các nhân tố vi mô
- Quá trình cổ phần hoá của công ty: Tiền thân công ty cổ phần đầu tư
và xây dựng số 1 Hà Nội là Công ty xây dựng số 1 Hà Nội. Trong quá trình
phát triển công ty đã mạnh dạn đổi mới cơ chế quản lý, xác định rõ mục tiêu
phát triển, mở rộng các lĩnh vực hoạt động, đa dạng hoá ngành nghề kinh
doanh. Công ty đã chuyển từ một đơn vị chuyên nhận thầu xây dựng trở thành
một công ty hoạt động đa ngành, từng bước vươn lên làm chủ đầu tư thực

Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
hiện các dự án phát triển đô thị. Đến năm 2007, công ty chuyển từ hình thức
công ty Nhà nước sang hình thức cổ phần hoá hoá với nhiều lĩnh vực kinh
doanh đa dạng. Vì vậy, nó vừa có ảnh hưởng thuận lợi vừa khó khăn đến phát
triển NNL của công ty
Thứ nhất, quá trình cổ phần hóa giúp cho công ty giảm bớt các
CBCNV không đáp ứng được hiệu quả công việc và cho nghỉ hưu sớm nhằm
cải thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính cồng kềnh kém hiệu quả, nâng
cao năng suất lao động cho NNL, phát huy được tốt nhất hiệu quả làm việc
của CBCNV
Thứ hai, khi cổ phần hóa thực hiện kinh doanh đa dạng tạo điều kiện
nâng cao về mặt số lượng, tạo thêm nhiều việc làm cho NNL của công ty
Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng khó khăn tới phát triển NNL như:
phải thay đổi cơ cấu NNL phù hợp với từng lĩnh vực khác nhau, đào tạo thêm
công tác chuyên môn làm cho chí phí phát triển NNL tăng lên
- Chiến lược phát triển của công ty: Mỗi giai đoạn công ty đều có
những chiến lược phát triển DN để đạt được hiệu quả tốt nhất trên thị trường.
Khi công ty có chiến lược phát triển kinh doanh trên một lĩnh vực khác hay
chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong các năm tới, thì
việc phát triển NNL là điều luôn luôn xảy ra. Nó ảnh hưởng thuận lợi và khó
khăn đến phát triển NNL của công ty
Khi công ty mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khách sạn và tổ chức
các dịch vụ trong khách sạn thì việc phát triển NNL lại thiên về một hướng
khác so với lĩnh vực xây dựng cần phải đào tạo lại các CBCNV được chuyển
sang để nâng cao nghiệp vụ tức phát triển mặt chất lượng, phải tổ chức tuyển
dụng thêm số lượng lao động tức phát triển về mặt số lượng hay việc nâng
cao HQKD buộc công ty phải tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng, chuyên môn
lại cho CBCNV, tuy nhiên việc đưa ra các chiến lược phát triển công ty cũng
ảnh hưởng khó khăn như phải có thời gian dài để đào tạo và đáp ứng được

công việc,tổ chức đào tạo nhưng CBCNV không tiếp thu tốt và thực hiện làm
tăng chi phí trong khi hiệu quả không cao. Do vậy công ty luôn phải hài hoà
giữa các chiến lược.
- Qui mô sản xuất kinh doanh của công ty: Hiện nay công ty đang kinh
doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhận thi công xây dựng công trình,
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1
Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại
tư vấn xây dựng các dự án, thiết kế, và các lĩnh vực khác như soạn thảo hồ sơ,
giám sát thi công, sản xuất kinh doanh,xuất khẩu lao động,kinh doanh khách
sạn…Tóm lại công ty hoạt động đa ngành nên việc phát triển NNL sẽ bị ảnh
hưởng không ít.
Thứ nhất, qui mô kinh doanh rộng thì sẽ thu hút nhiều NNL cho công
ty làm tăng số lượng lao động phù hợp với qui mô. Ví dụ khi phát triển NNL
trên lĩnh vực thi công xây dựng công trình thì số lượng lao động công nhân kỹ
thuật phải phù hợp với dự án cũng như cân đối với cán bộ kĩ sư.
Thứ hai, quy mô sản xuất của công ty thu hút được những nhân lực có
tài, có trình độ cao, có kinh nghiệm mà không cần phải đào tạo chất lượng
nhiều cho NNL đó
- Tình hình tài chính của công ty: Nguồn tài chính là một trong những
yếu tố cần thiết nhất để có các chiến lược phát triển NNL cũng như các chiến
lược kinh doanh của công ty. Do công ty là DN thuộc sở hữu nhà nước nên
vốn kinh doanh là toàn bộ vốn nhà nước cấp ban đầu khi thành lập công ty,
cấp bổ sung khi chuyển đổi sáp nhập hoặc đầu tư dự án lớn và vốn doanh
nghiệp tự bố sung trong quá trình phát triển và tích luỹ. Vốn được chia làm 2
loại là vốn cố định phục vụ cho các hoạt động đầu tư dài hạn mang tính chiều
sâu, vốn lưu động dùng cho việc hoạt động SXKD trực tiếp. Vì công ty có
những nguồn vốn cố định và lưu động nên nó linh hoạt và có đủ để thực hiện
các chiến lược phát triển NNL hiệu quả. Khi công ty mở các khoá đào tạo kỹ
năng, chuyên môn cho CBCNV nguồn tài chính công ty luôn đáp ứng đủ…
nhưng bên cạnh đó với nguồn tài chính cao mà công ty không có quá trình

thực hiện hiệu qủa thì chất lượng NNL ảnh hưởng
- Môi trường văn hoá công ty: Công ty HICC1 luôn phải tạo ra một môi
trườngvăn hoá công ty phù hợp và hiệu quả để phát triển NNL như đưa racác
điều lệ, nội quy,quy chế, kỷ luật, mà công ty đưa ra hay các vấn đề về mức
lương thưởng, trợ cấp cho các CBCNV làm việc hiệu quả Nó tác đông cả
tích cực và tiêu cực đến phát triển NNL của công ty. Công ty luôn cố tạo ra
môi trường văn hóa tốt sẽ tạo ra không khí làm việc hiệu quả, sáng tạo, chủ
động, trung thành, thôi thúc nhân viên làm việc nâng cao năng suất lao động
tăng tạo điều kiện phát triển chất lượng NNL cho công ty dễ dàng. Ngược lại,
Trịnh Thị Hồng Nhân Lớp K42F1

×