Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty TNHH tư vấn thương mại Toàn Cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.72 KB, 49 trang )

Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
PHẦN I
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2009 đầy khó khăn và đang có dấu hiệu
phục hồi. Tuy nhiên, những thiệt hại mà suy thoái gây ra cho kinh tế thế giới là
không hề nhỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã nhanh
chóng lan rộng ra toàn cầu, kéo theo đó là tình trạng suy thoái diễn ra trên toàn thế
giới. Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm
lại từ mức 5% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và chỉ còn 2,2% vào năm 2009.
Tốc độ tăng trưởng ở khu vục các nước kinh tế phát triển dự báo giảm 0.3% năm
2009. Tốc độ suy thoái mạnh nhất rơi vào quý 4/2008 và quý 1/2009. Một số nền
kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia ở châu Âu cũng
đang đứng trước tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng nhất kể từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai trở lại đây. Dự đoán năm 2009, mức suy thoái tại Mỹ là 0,9%, Nhật
Bản là 0,1% và các nước thuộc EU là 0,5%. Cũng theo nhận định này, tỷ lệ thất
nghiệp bình quân của các nền kinh tế trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
(OECD) là gần 9%. Tại Mỹ, nơi suy thoái bắt đầu sớm hơn các nơi khác, đội ngũ
thất nghiệp năm 2009 đã tăng lên gấp đôi so với năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp ngày
càng tăng cao cũng đang là nỗi lo cho các quốc gia.
Suy thoái kinh tế tác động trực tiếp đến mọi mặt cũng như mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, không ngoại trừ một quốc gia nào. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày
càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên khó có thể tránh khỏi những tác động của
suy thoái kinh tế toàn cầu. Một trong những tác động tiêu cực lớn nhất, trực tiếp
nhất, sớm nhất của cuộc suy thoái kinh tế thế giới đối với Việt Nam là lĩnh vực
nhập khẩu ở tất cả các mặt: thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng, trong đó
nổi bật là thị trường và giá cả. Minh chứng cho điều này là sự sụt giảm của kim
ngạch nhập khẩu. Nếu như kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2008
đạt 80,4 tỷ USD thì đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 68,8 tỷ USD, giảm 14,7%
so với năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm


Trần Văn Toàn 1 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%. Một trong
những nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá của hàng hoá nhập khẩu giảm
mạnh. Thêm vào đó là tình trạng tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao cùng với
những lo ngại về sự xấu đi của nền kinh tế trong tương lai gần buộc người dân phải
cắt giảm chi tiêu và ưu tiên hơn đối với những mặt hàng thiết yếu, dẫn đến nhu cầu
tiêu dùng bị co lại. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho kim ngạch nhập khẩu
hàng hoá bị sụt giảm.
Những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến Việt Nam đã khiến cho các
doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, công ty
TNHH tư vấn thương mại Toàn Cầu cũng không phải là một ngoại lệ. Trong quá
trình thực tập tại công ty, thông qua việc điều tra, phỏng vấn, thu thập nguồn dữ
liệu, phân tích những đặc điểm về tình hình hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của
công ty và thấy được những khó khăn mà công ty gặp phải trong giai đoạn suy
thoái kinh tế là: Nhu cầu về hàng hoá trong nước giảm, dẫn đến doanh thu và lợi
nhuận từ hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty cũng giảm sút.
Từ những khó khăn trên, vấn đề cấp thiết nhất đặt ra đối với công ty hiện nay là
suy thoái kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế
của công ty ? Có những giải pháp nào để khắc phục những ảnh hưởng đó và thúc
đẩy hoạt động nhập khẩu trong thời gian tới ? Suy thoái kinh tế là vấn đề hiện đang
được nhiều người quan tâm nhưng vấn đề được đặt ra đối với công ty Toàn Cầu là
hoàn toàn mới và việc giải quyết nó là hết sức cần thiết.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Cả thế giới đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế, Việt Nam cũng không nằm
ngoài vấn đề này, cụ thể là ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của Việt Nam nói
chung và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty
Toàn Cầu nói riêng. Từ vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công ty, cần phải giải quyết
một số vấn đề như sau:
- Tìm hiểu sự tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị

y tế của công ty TNHH tư vấn thương mại Toàn Cầu.
Trần Văn Toàn 2 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của suy
thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này trong việc giúp doanh
nghiệp có định hướng kinh doanh hiệu quả trong tình hình kinh tế hiện nay, kết hợp
với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học và tìm hiểu thực tế trong thời
gian qua, em đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động
nhập khẩu thiết bị y tế của công ty TNHH tư vấn thương mại Toàn Cầu”.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Để có thể giải quyết tốt những vấn đề trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn
được đặt ra là:
- Khái quát các vấn đề lý thuyết liên quan tới hoạt động nhập khẩu cùng với
những lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế, nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đến
hoạt động nhập khẩu nói chung.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty TNHH tư
vấn thương mại Toàn Cầu trước và sau suy thoái kinh tế, phân tích và so sánh để
thấy được những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của
công ty.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty trong
thời gian tới.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ tình hình thực tiễn của công ty TNHH tư vấn thương mại Toàn
Cầu, luận văn đã phân định nội dung và phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn được đề xuất để nghiên cứu sự
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH tư
vấn thương mại Toàn Cầu.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm

2009. Đây là giai đoạn mà hoạt động nhập khẩu của công ty chịu ảnh hưởng từ
cuộc suy thoái kinh tế thế giới.
- Giới hạn về hoạt động kinh doanh: Hoạt động nhập khẩu.
Trần Văn Toàn 3 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Giới hạn mặt hàng nghiên cứu: Mặt hàng được nghiên cứu là trang thiết bị y
tế nhập khẩu.
- Giới hạn thị trường nghiên cứu: Thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam.
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt,
tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 4 nội dung chính sau:
- Phần I: “Tổng quan nghiên cứu đề tài”.
Nêu tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài, xác lập và tuyên bố vấn đề, đưa ra các
mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
- Phần II: “Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và ảnh
hưởng của nó đến hoạt động nhập khẩu”.
Khái quát các vấn đề liên quan đến hoạt động nhập khẩu, những lý luận cơ bản
về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của nó đến hoạt động nhập khẩu.
- Phần III: “Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty TNHH tư
vấn thương mại Toàn Cầu”.
Nêu phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề, đánh giá tổng quan tình hình và
ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của
công ty TNHH tư vấn thương mại Toàn Cầu, tổng hợp các kết quả thông qua phỏng
vấn chuyên gia, điều tra trắc nghiệm tại công ty và kết quả phân tích các dữ liệu thứ
cấp.
- Phần IV: “Các kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục sự ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty
TNHH tư vấn thương mại Toàn Cầu”.
Đưa ra các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về ảnh hưởng của suy thoái

kinh tế đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty, dự báo triển vọng và
quan điểm giải quyết vấn đề, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục
những khó khăn đó và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong thời
gian tới.
Trần Văn Toàn 4 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
PHẦN II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SUY THOÁI KINH TẾ VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
2.1. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu
Trong lý luận thương mại quốc tế,“Nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng
hóa và dịch vụ từ quốc gia khác”
(1)
. Hay nói cách khác, đây chính là việc nhà sản
xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước.
Theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học cho rằng,“Hoạt động nhập khẩu là
hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài nhằm phục vụ các nhu cầu trong
nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu”
(2)
.
Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu
và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán
cân phi thương mại.
Như vậy, cũng như xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh
vực, mọi điều kiện kinh tế, từ nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đến nhập khẩu tư liệu
sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình đến hàng
hoá vô hình (dịch vụ).
2.1.2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Vai trò của nhập khẩu được thể hiện ở những điểm sau:
• Đối với nền kinh tế
- Thứ nhất, nhập khẩu có tác động bổ sung các hàng hoá chưa sản xuất được ở
trong nước, hoặc sản xuất không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu trong nước, bổ sung
kịp thời sự mất cân đối của nền kinh tế và đảm bảo phát triển kinh tế ổn định và cân
đối, trong đó cân đối trực tiếp ba yếu tố của sản xuất là công cụ lao động, đối tượng
lao động và sức lao động.
(1)
Trích dẫn từ địa chỉ: “”.
(2)
“Kinh tế đối ngoại Việt Nam”-PGS.TS. Nguyễn Văn Trình/NXB ĐHQG TP HCM/2006.
Trần Văn Toàn 5 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Thứ hai, nhập khẩu còn có vai trò thay thế những hàng hoá mà việc sản xuất
nó ở trong nước không có lợi bằng nhập khẩu chúng.
- Thứ ba, nhập khẩu góp phần cải thiện, nâng cao mức sống của nhân dân.
Nhập khẩu đã giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, hàng hoá và dịch vụ
có chất lượng, giá cả phù hợp hơn.
- Thứ tư, khi nhập khẩu thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu
dùng cũng sẽ có tác động gián tiếp đến sản xuất kinh doanh, làm cho nền sản xuất
phát triển.
- Thứ năm, nhập khẩu có tác động tích cực thúc đẩy xuất khẩu, khi nhập khẩu
những yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu như: Máy móc, thiết bị, công
nghệ, nguyên vật liệu, nhiên phụ liệu,…
- Thứ sáu, để lựa chọn nhập khẩu được hàng hoá có chất lượng cao, giá cả hợp
lý, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân, các quốc gia và doanh
nghiệp phải mở rộng giao dịch với nhiều đối tác ở nhiều nước khác nhau. Cùng với
xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu chính là cơ sở vật chất quan trọng để mở rộng quan
hệ hợp tác quốc tế.
• Đối với doanh nghiệp

- Thứ nhất, hoạt động nhập khẩu là một hướng kinh doanh tạo ra doanh thu và
lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
- Thứ hai, hoạt động nhập khẩu cung cấp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,
các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Thứ ba, hoạt động nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội liên
doanh, liên kết kinh tế với nước ngoài nhằm thu hút đầu tư vốn, công nghệ và trình
độ quản lý cho các doanh nghiệp.
2.1.3. Các hình thức và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
• Các loại hình nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu bao gồm các hình thức sau:
- Nhập khẩu trực tiếp (hay còn gọi là nhập khẩu thông thường): Là hình thức
nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp hàng hoá và
dịch vụ không qua một tổ chức trung gian nào. Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí,
rủi ro và trách nhiệm pháp lý về hoạt động nhập khẩu đó.
Trần Văn Toàn 6 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Nhập khẩu ủy thác: Là hoạt động hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn
và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng lại không có quyền tham gia
nhập khẩu trực tiếp, nên phải ủy thác cho một doanh nghiệp có chức năng trực tiếp
giao dịch tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên ủy thác sẽ tiến hành đàm
phán với đối tác nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên đi ủy thác
và nhận được nhận một khoản thù lao gọi là phí ủy thác. (Nói cách khác nhập khẩu
uỷ thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu).
- Nhập khẩu liên doanh: Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết
kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp kỹ năng để giao
dịch và đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy
hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi
cùng chia lỗ cùng chịu.
- Nhập khẩu đổi hàng: Là một phương pháp trao đổi hàng hoá, trong đó nhập
khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán cũng đồng thời là người mua,

lượng hàng trao đi và lượng hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Mục đích
của hoạt động nhập khẩu đổi hàng là không chỉ có lợi nhuận từ hoạt động nhập
khẩu mà còn để xuất khẩu hàng có lãi.
- Nhập khẩu tái xuất: Là hoạt động nhập khẩu vào trong nước nhưng không
phải để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước khác nhằm thu được lợi
nhuận cao hơn, những hàng nhập khẩu này không qua chế biến ở nước tái xuất.
Như vậy nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước tham gia đó là nước xuất khẩu,
nước nhập khẩu và nước tái xuất.
- Nhập khẩu theo đơn đặt hàng: Là hình thức đơn vị ngoại thương chịu mọi
chi phí và rủi ro để nhập khẩu hàng hóa cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt
hàng của đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. Đơn vị ngoại thương
phải kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theo đúng đơn đặt hàng về tên hàng, số
lượng, quy cách, chất lượng và điều kiện, thời gian giao hàng.
• Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
Trần Văn Toàn 7 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Hoạt động nhập khẩu luôn luôn hàm chứa các yếu tố quốc tế như: Giá cả,
phương thức và phương tiện thanh toán, chủ thể tham gia,…Dưới đây là một số yếu
tố tác động đến hoạt động nhập khẩu:
- Tình hình kinh tế của quốc gia nhập khẩu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cán
cân thương mại, lạm phát,…
- Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước. Thu nhập
của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch
vụ nhập khẩu càng cao.
- Tỷ giá hối đoái, khi tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng
nội tệ trở nên cao hơn, do đó, nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
- Nhân tố về chính trị - luật pháp, văn hoá - xã hội của quốc gia nhập khẩu.
- Nhân tố kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng và các yếu tố tự nhiên.
- Khả năng tài chính, tiềm lực về con người, cơ sở vật chất, kỹ thuật của
doanh nghiệp.

- Phụ thuộc vào các nhà xuất khẩu, nguồn cung cấp hàng hoá.
- Các yếu tố khác…
2.2. Những lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của nó đến hoạt
động nhập khẩu
2.2.1. Khái niệm suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau:
Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa: “Suy thoái kinh tế
là sự suy giảm lượng GDP của một quốc gia, hoặc tăng trưởng âm trong vòng hai
quý liên tiếp trở lên trong một năm”
(1)
.
Theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER)
(2)
Hoa Kỳ
cho rằng: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài
nhiều tháng”
(3)
.
(1),(3)
Trích dẫn từ địa chỉ: “”.
(2)
NBER: Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế
của toàn bộ hoạt động kinh tế như: việc làm, đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại, tăng
nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm.
Trần Văn Toàn 8 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ
tàn phá kinh tế là gọi sự suy sụp/đổ vỡ kinh tế. Việc suy giảm kinh tế của nhiều

quốc gia trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới.
Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là:
- Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hoá lâu bền trong các
doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản
lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng cắt giảm và kết quả là
GDP thực tế giảm sút.
- Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm
xuống do hoạt động sản xuất bị đình trệ, đầu tư bị hạn chế, tiếp theo là hiện tượng
cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất
giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng
không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, do nhu cầu giảm làm cho hàng
hoá sản xuất ra không tiêu thụ được. Nhu cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất
giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
2.2.2. Lý thuyết về chu kỳ phát triển kinh tế
Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kinh kinh doanh, là sự biến động của GDP thực
tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Cũng có những
pha phục hồi thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và
hưng thịnh.
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là
suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện
đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, sản lượng giảm sút, hoạt động sản
xuất bị ngưng trệ, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất ngiệp ngày càng tăng
cao, v.v…không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai
đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái.
Ở Việt Nam, cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các
nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là
Trần Văn Toàn 9 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế

khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Hiện nay, không còn thấy cách gọi
này nữa.
Hình 2.1. Chu kỳ kinh tế
Nguồn: .
Các pha của chu kỳ kinh tế:
- Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta
quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai quý
liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
- Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy
thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ.
- Hưng thịnh: là khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay
trước lúc suy thoái. Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm
ngoạt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
2.2.3. Lược sử về một số cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929 đến
năm 2010
Khủng hoảng kinh tế thế giới có mức độ ảnh hưởng sâu rộng và mang tính chất
toàn cầu, nó tác động đến hầu hết các mặt của đời sống như kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội,…với các mức độ khác nhau. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến
nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, điển hình là ba cuộc khủng hoảng sau:
Trần Văn Toàn 10 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Suy thoái bắt đầu diễn ra ở Mỹ vào
tháng 10/ 1929, sau đó nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu và hầu khắp
các nước trên thế giới. Đây là cuộc khủng hoảng được đánh giá là lớn nhất trong
lịch sử kinh tế hiện đại, những thiệt hại mà nó gây ra vô cùng nặng nề, mọi khía
cạnh của nền kinh tế từ hoạt động sản xuất, đầu tư, tiêu dùng, thương mại, đến thị
trường lao động,…đều chịu những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng
hoảng đã kéo dài trong 4 năm và đến năm 1933 thì chấm dứt.
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, đây là hậu quả của việc các nước
thành viên OPEC bao gồm tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC và hai nước Ai Cập và

Syria đã thực hiện cấm vận dầu mỏ với Mỹ và các quốc gia ủng hộ Isarel trong
cuộc chiến với Ai Cập và Syria. Trong cuộc khủng hoảng lần này, vấn đề chính là
khủng hoảng về năng lượng và lương thực, thực phẩm. Cuộc khủng hoảng đã đẩy
giá dầu mỏ lên cao và làm ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, sản xuất, tiêu dùng,
kéo theo đó là những tác động tiêu cực gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
- Cuộc khủng hoảng năm 2008 được đánh giá là là cuộc khủng hoảng nặng nề
nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Khi hàng loạt các ngân hàng,
tổ chức tín dụng lớn ở Mỹ tuyên bố phá sản đã làm chao đảo nền kinh tế đứng đầu
thế giới này. Kinh tế Mỹ suy sụp nhanh chóng đã khiến kinh tế thế giới cũng sụt
giảm theo. Cùng với đó là tình trạng khủng hoảng về năng lượng, lương thực và
thực phẩm đã đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng nhất
kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế đã cùng nhau phối hợp để hạn chế những tác động xấu của cuộc khủng
hoảng. Cho đến nay, nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn
còn nhiều những khó khăn trước mắt mà các quốc gia sẽ phải đối mặt.
2.2.4. Nguyên nhân của các cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi
nổi giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất
rằng các kỳ suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội
sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh). Ví dụ, những nhà kinh tế
học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực sẽ
Trần Văn Toàn 11 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
bất đồng về nguyên nhân của chu kỳ kinh tế, nhưng sẽ thống nhất cao rằng các yếu
tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái
kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.
Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây
ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực theo
nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử
dụng không hiệu quả trong giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát. Phần lớn học giả

theo thuyết tiền tệ tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là
nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý
tiền tệ yếu kém.
Nhìn lại ba cuộc suy thoái kinh tế lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
trở lại đây cho thấy rằng:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933, nguyên nhân nội sinh của nó là
cuộc khủng hoảng sản xuất “thừa”, bởi vì sự sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận
trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến tình trạng hàng hoá sản
xuất ra quá nhiều mà không được tiêu thụ vì sức mua của quần chúng giảm sút
nhiều do sự bóc lột tàn bạo của giai cấp tư sản. Nguồn gốc sâu xa của sự sản xuất
dư thừa đó là sự buông lỏng quản lý của chính phủ (yếu tố nội sinh) đã làm mất cân
đối trong sản xuất và tiêu dùng, dẫn đến khủng hoảng về kinh tế.
- Minh chứng cho yếu tố ngoại sinh là nguyên nhân gây ra suy thoái đó là
cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Cuộc chiến tranh giữa một bên là Ai Cập-
Syria cùng các đồng minh thuộc thế giới Ả Rập và một bên là Isarel cùng các đồng
minh chính là Mỹ, Nhật và một số nước EU hiện nay. Trong cuộc chiến tranh này,
Ai Cập- Syria đã ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Isarel từ tháng
10/1973 tới 4/1974 để hỗ trợ chiến tranh quân sự. Kết quả là với việc dầu mỏ khan
hiếm ở các quốc gia phương Tây mà nhu cầu thì quá lớn đã dẫn đến giá dầu tại thị
trường thế giới tăng vọt trong một thời gian ngắn lên gấp 5 lần. Chính cuộc khủng
hoảng năng lượng này đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1973-1975.
- Nguyên nhân của cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 là sự kết hợp của
cả hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh:
Trần Văn Toàn 12 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
+ Nguyên nhân ngoại sinh: đó là sự khủng hoảng về năng lượng và lương thực,
thực phẩm. Việc bùng nổ giá cả diễn ra do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu
tăng cao, dự trữ thấp và đặc biệt là sự gia tăng hoạt động của giới đầu cơ quốc tế.
Khủng hoảng hàng hoá đã khiến tình trạng bất ổn xã hội xảy ra ở nhiều quốc gia, đe
doạ nghiêm trọng tới an ninh chính trị, hàng loạt các cuộc biểu tình diễn ra ở Ai

Cập, Bờ Biển Ngà, Ca-ma-run, Hai-ti, E-thi-ô-pi-a, Philippin, Inđônêxia,…,để phản
đối việc giá lương thực tăng quá nhanh.
+ Nguyên nhân nội sinh là cuộc khủng hoảng cơ cấu, đây là hệ quả của việc
đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản và thị trường chứng khoán, trong khi
lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển sản xuất không được đầu tư đúng mức.
Chính phủ không kiểm soát được các hoạt động đầu cơ quốc tế, việc theo đuổi
chính sách phát triển kinh tế thị trường với quan điểm tự do tuyệt đối, buông lỏng
vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với thị trường là nguyên nhân cơ bản dẫn
đến tình trạng khủng hoảng. Do đó, khi thị trường tăng trưởng quá nóng và không
còn tuân theo quy luật cung cầu tất sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động của hệ
thống tài chính - ngân hàng kéo theo đó là sự suy thoái về kinh tế.
Tóm lại, nguyên nhân của ba cuộc khủng hoảng này đều mang những điểm
tương đồng là những lỗ hổng trong hệ thống quản lý của chính phủ các quốc gia và
hậu quả đã dẫn đến những tác động xấu đối với nền kinh tế.
2.2.5. Tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu
Hoạt động nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi một
quốc gia. Vì vậy, khi nền kinh tế bị suy thoái thì hoạt động nhập khẩu cũng sẽ bị
ảnh hưởng.
• Tác động trực tiếp
Tác động trực tiếp của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu là ở cả bốn
mặt: Thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng.
- Trước hết, đó là sự sụt giảm của nhu cầu hàng hoá nhập khẩu ở các quốc gia.
Do tác động của suy thoái kinh tế, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu của họ và
Trần Văn Toàn 13 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
ưu tiên hơn trong tiêu dùng những mặt hàng thiết yếu. Xu hướng này đã khiến cầu
tiêu dùng giảm mạnh. Điều đó đã dẫn đến nhu cầu hàng hoá nhập khẩu cũng giảm.
- Về mặt giá cả: Giá của hàng hóa nhập khẩu trong thời kỳ suy thoái thường
có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do nhu cầu nhập khẩu ở các quốc gia giảm, sức
ép do hàng hoá tồn đọng nhiều đã buộc các nhà xuất khẩu phải hạ giá xuống mức

thấp nhất có thể để bán được hàng.
- Khả năng thanh toán trong hoạt động nhập khẩu sẽ bị hạn chế. Dưới phạm vi
ảnh hưởng rộng của suy thoái kinh tế, các lĩnh vực như : Đầu tư, tài chính - Ngân
hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp để hỗ
trợ thanh toán cho hoạt động nhập khẩu cũng trở nên khó khăn hơn.
- Về mặt nguồn cung hàng hoá của hoạt động nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng.
Các nhà sản xuất, xuất khẩu có thể cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Điều này có thể dẫn đến sự hạn chế về nguồn cung cho
hoạt động nhập khẩu.
• Tác động gián tiếp
Ngoài những tác động trực tiếp nêu trên, hoạt động nhập khẩu còn bị tác động
bởi suy thoái kinh tế qua những yếu tố gián tiếp như: Thu nhập, tỷ lệ thất nghiệp,
hoạt động đầu tư, tỷ giá hối đoái, chính sách chính trị - pháp luật của chính phủ,…
- Trước hết, do tác động của suy thoái kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh
gặp khó khăn do hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, nhiều nhà máy, công
xưởng phải đóng cửa làm cho tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng khiến nhu
cầu tiêu dùng của người dân giảm. Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu cũng sẽ giảm.
- Thứ hai, thu nhập bị giảm xuống mức thấp cũng là nguyên nhân làm cho nhu
cầu tiêu dùng của người dân bị hạn chế. Điều này cũng sẽ tác động đến hoạt động
nhập khẩu.
- Thứ ba, nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm khiến cho các nhà sản xuất nội
địa gặp khó khăn, nhu cầu nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu (các yếu tố đầu
vào) để phục vụ cho sản xuất cũng bị giảm.
- Thứ bốn, tác động của suy thoái kinh tế đến lĩnh vực tài chính đã khiến cho
hệ thông ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, do lo sợ các doanh nghiệp
vay vốn làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, các ngân hàng sẽ thắt chặt nguồn
Trần Văn Toàn 14 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
vốn tín dụng khiến cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp nói chung cũng
như các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng bị hạn chế.

- Thứ năm, một tác động gián tiếp nữa của suy thoái kinh tế đến hoạt động
nhập khẩu đó là đối với hoạt động đầu tư. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu
như hiện nay thì việc đầu tư là rất mạo hiểm. Vì vậy, việc thu hút nguồn vốn từ các
nhà đầu tư đối với doanh nghiệp nhập khẩu càng trở nên khó khăn hơn.
- Thứ sáu, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới làm tỷ giá hối đoái biến
động, lên xuống thất thường. Khi tỷ giá hối đoái giảm sẽ có lợi cho nhập khẩu
nhưng khi tỷ giá tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn, do
đó nhu cầu nhập khẩu giảm đi.
- Thứ bảy, suy thoái kinh tế làm cho xuất khẩu giảm sút mạnh hơn so với nhập
khẩu dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Khi đó, chính phủ các quốc gia có thể
sẽ sử dụng một số các công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế như: Thuế nhập
khẩu, hạn ngạch, các hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật,…Để giảm lượng hàng hoá và
dịch vụ nhập khẩu vào trong nước nhằm mục đích cân bằng cán cân thương mại.
Như vậy, các chính sách này đã tác động đến hoạt động nhập khẩu.
- Tác động cuối cùng là chính sách thương mại của các quốc gia. Trong bối
cảnh suy thoái kinh tế thế giới, các quốc gia thường có xu hướng bảo hộ nền sản
xuất trong nước và thúc đẩy xuất khẩu. Vì vậy, các quốc gia này có thể sẽ đưa ra
các biện pháp để hạn chế lượng hàng hoá nhập khẩu vào trong nước. Các chính
sách này đã gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu.
Như vậy, dù trực tiếp hay gián tiếp thì những tác động của suy thoái kinh tế đến
hoạt động nhập khẩu là không hề nhỏ.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm
trước
Vấn đề về suy thoái kinh tế hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Trong
khuôn khổ trường Đại học Thương Mại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này, dưới đây là một số công trình nghiên cứu điển hình:
Luận văn tốt nghiệp:
Trần Văn Toàn 15 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- “Tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu hàng TCMN của

công ty TCMN Artexport Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và các giải pháp
khắc phục” - Nguyễn Hoàng Lương - 2009.
Nội dung: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những tác động của suy thoái kinh tế
tới hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TCMN Artexport Việt
Nam sang thị trường Nhật Bản để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tình
trạng đó.
- “Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may
sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty CP may Sông Hồng và các giải pháp”- Trần Thị
Minh Nguyệt - 2009.
Nội dung: Tìm hiểu, phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của suy thoái kinh
tế thế giới đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, qua
những kết quả thu được đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
của công ty CP may Sông Hồng.
- “Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị văn phòng trên địa bàn
Hà Nội”-Trịnh Thị Huyền - 2009.
Nội dung: Suy thoái kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm
giảm nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng thiết bị văn phòng trong cả nước nói
chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Mục đích của luận văn là nghiên cứu
những tác động này và qua đó đề xuất một số giải pháp kích cầu
đối với mặt hàng thiết bị văn phòng nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội.
Luận văn kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu năm trước do có một
số điểm chung. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ nghiên cứu những tác động
của cuộc suy thoái kinh tế đến hoạt động xuất khẩu, chưa có công trình nào nghiên
cứu về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập khẩu. Vì thế, đây là
điểm hết sức mới mẻ và khác biệt so với những công trình trước.
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài
Ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới đến hoạt động nhập khẩu là
không hề nhỏ. Tuy nhiên trong khuôn khổ, giới hạn cho phép và gắn với tình hình
Trần Văn Toàn 16 Lớp K42E5

Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
thực tiễn hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty Toàn Cầu, luận văn chỉ đi
sâu vào nghiên cứu những tác động sau đây:
- Suy thoái kinh tế có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của thị trường trang thiết bị
y tế ở Việt Nam. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, sản xuất gặp khó khăn, nhiều
nhà máy, công xưởng phải đóng cửa khiến tình trạng thất nghiệp ngày càng gia
tăng. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân ở mức thấp dẫn đến việc họ cắt giảm chi
tiêu và ưu tiên hơn trong tiêu dùng đối với những mặt hàng thiết yếu. Thiết bị y tế
không nằm trong nhóm những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày của người dân, nhưng
lại rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ của con người. Tuy nhiên, tình trạng
thất nghiệp gia tăng cùng với sự hạn chế về thu nhập khiến người dân vẫn còn ngần
ngại, ít quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của họ, dẫn đến nhu cầu
mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở, trung tâm y tế cũng như tại các hộ gia đình
giảm. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động
nhập khẩu thiết bị y tế của công ty Toàn Cầu.
- Hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty còn bị tác động ở mặt nguồn
cung. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, các nhà cung cấp của công ty cũng
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó có thể là những khó khăn về tài chính,
khó khăn về nguồn nguyên vật liệu đầu vào,…làm cho hoạt động sản xuất bị gián
đoạn, dẫn đến nguồn cung của công ty có thể sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ gặp khó
khăn hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp.
- Công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn để tài trợ cho hoạt động nhập
khẩu. Tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho hàng loạt các tổ
chức tín dụng, ngân hàng lớn trên thế giới tuyên bố phá sản, khiến cho thị trường
tài chính thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, nó cũng sẽ tác
động đến thị trường tài chính Việt Nam. Các ngân hàng sẽ hoạt động “co lại” vì lo
ngại suy thoái có thể kéo dài, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, ngân hàng sẽ
mất vốn. Do đó, các ngân hàng đã siết chặt điều kiện và thủ tục cho vay, thời gian
thẩm định cũng kéo dài hơn để xác định chính xác khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Điều này đã khiến cho việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của công ty cũng

như các doanh nghiệp khác gặp khó khăn hơn bao giờ hết.
Trần Văn Toàn 17 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG
CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y
TẾ CỦA CÔNG TY TOÀN CẦU
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Trần Văn Toàn 18 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn
Luận văn đã xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn bao gồm 6 câu hỏi và tiến hành
phỏng vấn 3 người, bao gồm trưởng, phó phòng kinh doanh và trưởng phòng nhập
khẩu. Sở dĩ, phỏng vấn 3 người này bởi vì họ là những người nắm bắt được tình
hình hoạt cũng như những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Các
câu hỏi phỏng vấn xoay quanh, tập trung vào việc tìm hiểu tình hình hoạt động
nhập khẩu thiết bị y tế của công ty trong bối cảnh suy thoái cũng như quan điểm và
giải pháp mà công ty đã đưa ra để khắc phục những khó khăn do suy thoái kinh tế
gây ra.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp qua phiếu điều tra, trắc nghiệm
Để có được đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu và đánh giá một
cách khách quan về thực trạng và những tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt
động kinh doanh của công ty, bên cạnh việc thu thập thông tin qua phỏng vấn, luận
văn còn tiến hành xây dựng phiếu điều tra, trắc nghiệm bao gồm 10 câu hỏi đóng
và mở để thu thập thông tin từ 10 người trong công ty. Những người được điều tra
bao gồm trưởng, phó và chuyên viên các phòng nhập khẩu, phòng kinh doanh, họ
là những người trực tiếp điều hành cũng như tham mưu cho giám đốc những vấn đề
liên quan đến hoạt động của công ty trong phạm vi chức năng của họ.

• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Cùng với việc thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn, luận văn
còn thu thập dữ liệu thứ cấp qua số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong giai đoạn 2006-2009. Từ những số liệu này cho những kết quả đánh
giá chính xác tình hình hoạt động của công ty.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi đã thu thập được các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, luận văn tiến
hành phân tích, xử lý các dữ liệu đó bằng các phương pháp: thống kê, phân tích và
tổng hợp các kết quả để đưa ra kết luận về tình hình hoạt động nhập khẩu của công
ty trong giai đoạn suy thoái kinh tế.
3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu thiết bị y tế của công ty
Toàn Cầu
Trần Văn Toàn 19 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
3.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường quốc tế
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã nhanh chóng lan
rộng ra toàn cầu, cùng với đó là sự khủng hoảng về năng lượng và lương thực, thực
phẩm đã đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Theo các
chuyên gia của WB, thương mại toàn cầu sụt giảm mạnh, dòng vốn đổ vào các
nước đang phát triển sụt giảm 50%, kinh tế thế giới năm 2009 chỉ tăng trưởng 0,9%
giảm mạnh so với năm 2008, đây là mức tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1982 tới
nay. Một số quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức âm, sản lượng
kinh tế giảm sút, đầu tư và tiêu dùng ngày càng giảm, tỷ lệ thất ngiệp ngày càng
tăng cao.
Nhật Bản là một trong những thị trường cung cấp máy móc, thiết bị lớn cho
Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, quốc gia này cũng đang đứng trước tình trạng
suy thoái nặng nề nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai tới nay. Chính phủ
Nhật Bản công bố, quý III/2008, mức tăng trưởng giảm 0,9%. Sản lượng công
nghiệp cũng giảm ở mức kỷ lục, tháng 1/2009 giảm 10% so với tháng 12/2008.
Xuất khẩu quý IV/2008 đã sụt giảm 13,9% so với quý III/2008 và đến tháng 1/2009

giảm 45,7% so với cùng kỳ năm 2008, đây là mức giảm lớn nhất trong vòng 40
năm qua, trong đó xuất khẩu sang châu Á giảm 46,7%. Đầu tư kinh doanh vào nhà
máy và thiết bị giảm 5,3%. Do tác động dây chuyền không xuất khẩu được, hàng
hoá sản xuất ra bị tồn đọng, giới chủ nhân xí nghiệp sa thải nhân viên và cắt giảm
công ăn việc làm. Trong một báo cáo khác đã được công bố ngày 27/2/2009,
khoảng 158 nghìn công nhân nước này bị mất việc làm trong khoảng thời gian từ
tháng 10/2008 đến tháng 3/2009. Đây là một con số rất lớn, nó đã tác động đến các
mặt khác của đời sống xã hội Nhật Bản.
Tại Đức, ngày 22/12/2008, Viện Kinh tế thế giới (IFW) hàng đầu của Đức, cho
biết nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sẽ giảm 2,7% trong năm 2009, mức giảm lớn
nhất trong lịch sử thời hậu chiến ở Đức và cao gấp 3 lần so với mức của năm 1975 -
năm suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Đức khi Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) giảm 0,9%. Xuất khẩu của Đức trong năm 2009 cũng sẽ giảm mạnh,
khoảng 9%. Kinh tế suy giảm bao giờ cũng đi kèm với gia tăng thất nghiệp. Tháng
Trần Văn Toàn 20 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
1/2009, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức đã ở mức 8,3%, hoặc 3,49 triệu người ở độ tuổi lao
động không có việc làm. Trong khi đó, Liên minh các doanh nghiệp cỡ vừa (UMU)
của Đức ngày 22/12/2008 cũng cho biết, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế ở nước này đã khiến khoảng 1/3 số doanh nghiệp cỡ vừa của Đức muốn cắt
giảm việc làm, tăng gấp đôi so với mức của năm 2007.
Singapore cũng rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế. Trong quý III/2008, kinh tế
nước này suy giảm 6,8%, so với cùng kỳ năm 2007, kinh tế nước này suy giảm
0,6%. Quý II/2008, Tổng sản phẩm quốc nội của nước này đã giảm 5,3%. Nguyên
nhân của sự suy giảm là do nhu cầu trên toàn thế giới đối với thiết bị công nghệ cao
(sản phẩm chiếm đến 1/4 GDP của Singapore) đã sụt giảm một cách bất thường.
Singapore dựa nhiều vào xuất khẩu (xuất khẩu hơn 2/3 sản lượng công nghiệp) và
kinh tế toàn cầu trì trệ có nghĩa nhu cầu nhập hàng của các nước có thể giảm đáng
kể. Sản xuất hàng hoá trong quý III cũng trượt 10% so với quý đầu năm 2008.
Nhật Bản, Đức, Singapore là những thị trường cung ứng chủ yếu của công ty

Toàn Cầu. Tuy nhiên, tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng diễn ra tại các quốc
gia này và trên toàn thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cho hoạt động
nhập khẩu của công ty.
3.2.2. Nhân tố môi trường trong nước
3.2.2.1. Môi trường vĩ mô
• Kinh tế việt Nam trong bối cảnh suy thoái
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập sâu và rộng với nền kinh tế thế giới, việc
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một cơ hội lớn cho sự phát triển
kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cuộc suy thoái kinh tế thế giới vừa qua đã ảnh hưởng
không nhỏ đến Việt Nam. Năm 2007, tốc độ tăng GDP của nước ta đạt 8,48% thì
đến năm 2008 giảm còn 6,18% và năm 2009 chỉ còn 5,32%, đặc biệt là vào quý
I/2009 chỉ là 3,14%, đây là tốc độ tăng GDP thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các khoản tài trợ khác là rất
quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, dưới tác động
của cuộc suy thoái kinh tế, lượng vốn đổ vào Việt Nam đã giảm mạnh. Năm 2009,
chỉ đạt 181,2 nghìn tỷ đồng, giảm 5,8% so với năm 2008.
Trần Văn Toàn 21 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Hoạt động đầu tư giảm, sản xuất bị ngưng trệ dẫn đến sự dư thừa đáng kể năng
lực sản xuất, đặc biệt là dư thừa lao động. Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng
5,4% so với năm 2008, trong đó, ở khu vực nông thôn lên tới 6,4%. Hơn nữa, Việt
Nam là một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp (Năm
2008 chỉ đạt khoảng 1000 USD/người/năm) khiến cho cuộc sống của người dân
gặp nhiều khó khăn.
Tiêu dùng trong nước có dấu hiệu chậm lại. Tình trạng thất nghiệp đang ngày
càng gia tăng cùng với mức thu nhập thấp đã khiến người dân cắt giảm chi tiêu của
mình, ưu tiên hơn trong tiêu dùng những sản phẩm thiết yếu. Sự chuyển dịch trong
xu hướng tiêu dùng đã khiến cho nhu cầu của thị trường trong nước sụt giảm mạnh.
Nhập khẩu hàng hoá vào nước ta cũng sụt giảm, năm 2009 chỉ đạt 68,8 tỷ USD,
giảm 14,7% so với năm 2008. Hầu hết kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên,

nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của năm 2009 đều giảm so với năm
2008.
Về thị trường hàng hoá nhập khẩu, 8 đối tác chủ yếu chiếm hơn 85% tổng kim
ngạch nhập khẩu năm 2009 hầu như đều giảm so với năm 2008, trong đó: ASEAN
chỉ đạt 13,4 tỷ USD, giảm 31,3%; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, giảm 11,3%, Hàn Quốc 6,7
tỷ USD, giảm 5,3%, Đài Loan 6,2 tỷ USD, giảm 25,9%; Ôx-trây-li-a 1 tỷ USD, giảm
24%,
Tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới đến Việt Nam khiến cho các doanh
nghiệp trong nước đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, công ty Toàn Cầu cũng
không nằm ngoài những khó khăn đó.
• Chính sách, giải pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế của Chính phủ
Ngày 11/12/2008, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 30/2008/NQ-CP về
những giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội, với mục tiêu này, Chính phủ đã đề ra một số giải pháp hỗ trợ cho
các doanh nghiệp trong nước.
Thứ nhất là hỗ trợ lãi suất. Chính sách này nhằm tạo điều kiện tăng cường khả
năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Trước mắt, Chính phủ đã có kế hoạch sử dụng gói kích cầu 1 tỷ USD
Trần Văn Toàn 22 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
thông qua việc bù lãi suất khoảng 4% cho các doanh nghiệp và bảo lãnh tín dụng cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ (theo Quyết định số 14/QD-TTG ngày 21/01/2009). Tiếp
đó, với Quyết định số 131/QD-TTG ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân
hàng nhà nước hạ lãi suất căn bản từ mức 8,5% xuống còn 7%/ năm, đây như là một
động thái để hỗ trợ thực hiện gói kích cầu của Chính phủ chống suy thoái kinh tế. Có
thể nói, đây là bước đi cần thiết và tích cực để đối phó với tình hình kinh tế trong và
ngoài nước thời kỳ suy thoái.
Thứ hai là chính sách giảm, giãn thuế. Chính phủ đã ban hành Nghị định số
124/2008/ND-CP ngày 11/12/2008 quy định chi tiết và hương dẫn thi hành một số
điều của luật thuế thu nhập doanh nghệp. Chính phủ sẽ tiến hành giảm 30% số thuế

thu nhập doanh nghiệp phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp của năm 2009 đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
trong thời gian 9 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, về chính sách xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan. Bộ tài chính đã ban
hành Thông tư số 05/2009/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về thủ tục hải
quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, thực
hiện giảm số mặt hàng phải có giấy phép xuất, nhập khẩu, xác nhận đơn hàng xuất,
nhập khẩu, các Bộ chuyên ngành công bố tiêu chuẩn kỹ thuật để các doanh nghiệp
trực tiếp làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại Hải quan cửa khẩu.
Những chính sách hỗ trợ của Chính phủ đã góp phần giúp cho các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Toàn Cầu nói riêng vượt qua những khó
khăn do tác động của cuộc suy thoái kinh tế.
3.2.2.2. Môi trường ngành
Theo thống kê của Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, hiện cả nước có
khoảng gần 1.000 bệnh viện lớn nhỏ, nhu cầu về thiết bị y tế rất lớn, đa dạng về
chủng loại, đòi hỏi cao về độ an toàn, chính xác. Đây có thể nói là một thị trường
đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Trần Văn Toàn 23 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, thị trường trang thiết bị y tế Việt
Nam cũng chịu những tác động, rõ nhất là ở mặt nhu cầu thị trường. Khi nền kinh
tế gặp khó khăn, người dân cắt giảm chi tiêu và ưu tiên hơn trong tiêu dùng đối với
những mặt hàng thiết yếu. Thiết bị y tế không nằm trong nhóm những mặt hàng
tiêu dùng hàng ngày của người dân, nhưng lại rất quan trọng trong việc bảo vệ sức
khoẻ của con người. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp gia tăng cùng với sự hạn chế
về thu nhập khiến người dân ít quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của
họ, dẫn đến nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở, trung tâm y tế cũng
như tại các hộ gia đình giảm đã làm cho kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế giảm. Cụ

thể, kim ngạch nhập khẩu của tháng 1/2009 chỉ đạt khoảng 8 triệu USD, giảm 11%
so với tháng 1/2008.
Hình 3.1. Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế tháng 1/2009
so với tháng 1/2008, (Đơn vị: Triệu USD)
Nguồn: infotv.vn.
Lượng máy nhập khẩu trong quý I/2009 cũng ít hơn so với cùng kỳ năm 2008
là 4,8%, tương đương với lượng nhập khẩu chỉ đạt 493 bộ.
Số lượng các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu trang thiết bị y tế đã lên đến
hơn 750 doanh nghiệp, trong đó, một số doanh nghiệp có kim ngạch nhập khẩu lớn
như: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Y tế Định Giang; Công ty Dược phẩm
B.Braun Hà Nội; Công ty Cổ phần Y Dược phẩm Vimedimex; Công ty TNHH
Dược phẩm Vĩnh Tâm; Công ty Thăng Long,…
Cơ cấu thị trường tham gia nhập khẩu trong tháng 3/2009 gồm 12 quốc gia.
Trong đó, lượng máy được nhập khẩu nhiều tập trung vào Nhật Bản, Singapore,
Trần Văn Toàn 24 Lớp K42E5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế
Hàn quốc và Trung Quốc. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản dẫn đầu
và chiếm tới 66% thị phần, tương đương đạt 3,9 triệu USD, Singapore đạt 909
nghìn USD, Hàn quốc đạt 725 nghìn USD, Đức đạt 112 nghìn USD, Trung Quốc
đạt 103 nghìn USD.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu khá nhiều trang thiết bị y tế từ các nước trên
thế giới. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã có những tác động lớn đến toàn ngành
trang thiết bị y tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng.
Trước tình hình này, công ty Toàn Cầu cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn
thách thức.
3.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong công ty
Được thành lập vào năm 2006, công ty TNHH tư vấn thương mại Toàn Cầu là
doanh nghiệp hai thành viên với lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh nhập khẩu,
tư vấn, thiết kế, lắp đặt, chuyển giao công nghệ, trang thiết bị y tế cho các bệnh
viện, trung tâm, cơ sở y tế cả trong ngoài công lập.

• Các mặt hàng kinh doanh
Sau 5 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được cho mình một cơ cấu mặt hàng
nhập khẩu rất đa dạng trong lĩnh vực trang thiết bị y tế, bao gồm: Máy siêu âm,
máy chụp xquang, máy nội soi, monitor theo dõi bệnh nhân, dụng cụ phẫu thuật,
nồi hấp, máy điện giải, bàn mổ, hệ thống bảo quản mẫu, dường bệnh nhân,…Sản
phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu về thiết bị y tế hiện đại.
• Thị trường, đối tác
- Trong nước: Trên cơ sở nhu cầu phát triển của thị trường và phù hợp với kế
hoạch phát triển đã được xây dựng, công ty Toàn Cầu đang tích cực thúc đẩy các
hoạt động trong lĩnh vực cung cấp trang thiết bị y tế, liên doanh lắp đặt các trang
thiết bị y tế với các bệnh viện, trung tâm, cơ sở y tế, cả trong và ngoài công lập trên
toàn miền bắc.
- Nước ngoài: Trong 5 năm hoạt động, công ty đã thiết lập và duy trì mối quan
hệ quốc tế chặt chẽ với các tập đoàn, hãng cung cấp thiết bị y tế hàng đầu ở các
Trần Văn Toàn 25 Lớp K42E5

×