Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

“ thực trạng và giải pháp ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.2 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

trang
Lời cảm ơn……………………………………………………….
Lời mở đầu……………………………………………………….
Nội dung
Chương I: Tổng quan về ngành công nghiệp phụ trợ…………
1. khái niệm………………………………………………
2. Vai trò và đặc điểm của ngành CNPT…………………
a. Vai trò
b. Đặc điểm
Chương II: Thực trạng ngành CNPT……………………………
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến CNPT…………………
2. Thực trạng ngành CNPT………………………………
3. Ảnh hưởng của ngành CNPT đối với kinh tế việt nam…
4. Những ưu thế và hạn chế của ngành CNPT
a. Ưu thế
b. Hạn chế chung của ngành công nghiệp
chương III: Đảng và chính phủ có những nhìn nhận về CNPT…
1. Quan niệm của Đảng và Chính phủ về CNPT…………
2. Chính sách quan trọng…………………………………
Chương IV: giải pháp đưa ra cho ngành CNPT…………………
1. Đề xuất
2. kiến nghị
KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN !
“Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường đại học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng đất vọng đồng dao”
Trong mỗi tiềm thức của chúng ta người thầy luôn chiếm một vị trí


vô cùng quan trọng, ngưới thầy đã không quản biết bao gió sương
nhọc nhằn dạy dỗ chúng ta nên ngươì, thổi vào tâm hồn ta những
điều mới lạ và bổ ích. Thầy giúp chúng ta trang bị hành trang vào
đời.sở dĩ ngày hôm nay chúng ta dược hàng ngày tới trường là nhờ
công lao của mẹ cha, thì thầy cho ta kiến thức. và hôm nay khi
được ngồi trên hàng ghế giảng đường trường Đại học Công nghiệp
TP Hồ Chí Minh, một ngôi trường đang căng tràn sức trẻ chúng em
cảm thấy rất vinh dự và tự hào, chúng em tự hứa rằng phải cố
gắng hết sức mình để không phụ lòng thầy cô ngày đêm tận tụy
dạy dỗ chúng em.
Đặc biệt qua đây chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
thầy “PHẠM VĂN THẮNG” đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài
tiểu luận tốt nhất và đúng thời gian quy định. Trong thời gian làm
bài không thể tránh khỏi những sai xót, mong thầy và các bạn góp
ý để bài tiểu luận của chúng em đạt kết quả tốt nhất.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế hiện nay đang là xu thế tất yếu của từng
nước.trong những năm gần đây xu thế hội nhập gắn liền với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và con người đã có
những bước phát triển rõ ràng của thế giới việt nam cũng vậy,
chúng ta đã cố gắng trong mọi lĩnh vực.
Như chúng ta đã biết hiện nay Việt Nam đã mở rộng quan hệ
ngoại giao với hơn 200 quốc gia và đặt quan hệ thương mại với
hơn 150 nước, trong đó có hơn 60 quốc gia và tổ chức lãn thổ có
quan hệ đầu tư trực tiếp vào lãnh thổ việt nam. Là thành viên chính
thức của nhiều tổ chức ASEAN, APEC, WTO…Tăng cường quan
hệ với các nước phát triển, các nước Mỹ La Tinh, Trung Đông và
các nước khác. Việt nam đã có những bước tiến mạnh mẽ trong
mọi lĩnh vực văn hóa, giáo dục, kinh tế - chínhh trị…

Theo xu hướng chung của thế giới, Việt nam cũng đang từng bước
hội nhập nền kinh tế thế giới. việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế là vấn
đề quan trọng của công cuộc đổi mới.
Trong đó phải nhắc tới ngành công nghiệp nói chung và ngành
công nghiệp phụ trợ nói riêng đã góp phần vào tiến trình CNH-
HĐH của việt nam.việc giao lưu với nhiều nước sẽ mở rộng thị
trường và tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ, thu hút vốn
đầu tư nước ngoài,tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến
những kinh nghiệm quý baú của các nước kinh tế phát triển và tạo
được thuận lợi cho phát triển kinh tế nước ta.
Mặc dù công nghiệp phụ trợ là ngành non trẻ của việt nam
nhưng nó cũng là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa quyết định
đến thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa việt nam.
Để biết rõ hơn về thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ ở
việt nam trong những năm gần đây bên cạnh những thành công
không thể tránh khỏi hạn chế và những giải pháp mà chúng em đưa
ra cùng với những kiến nghị dành cho ngành công nghiệp phụ trợ
sẽ được trình bày một cách chi tiết nhất trong bài tiểu luận của
nhóm 4 chúng em với đề tài:
“ thực trạng và giải pháp ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam
hiện nay”
Chúng em hy vọng thầy và các bạn sẽ đọc, tham khảo và cho
chúng em những nhận xét, góp ý chân thành nhất dành về bài tiểu
luận này.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Tổng quan về ngành công nghiệp phụ trợ
1.Khái niệm công nghiệp phụ trợ.
Công nghiệp phụ trợ (supporting inductries) là khái niệm chỉ
toàn bộ những sản phẩm có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các
thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện , phụ kiện, phụ tùng,

sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,…và cũng có thể bao
gồm những sản phẩm trung gian , những nguyên liệu sơ chế. Nếu
kể các sản phẩm tương tự thì phạm vi sẽ rất rộng nhưng nếu thêm
một đặc tính nữa sẽ thâý phạm vi rõ ràng hơn: sản phẩm công
nghiệp phụ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ và vừa.
Trong thực tiễn sản xuât kinh doanh, có 2 cách hiểu về công
nghiệp phụ trợ.
ở góc độ hẹp, công nghiệp phụ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng
linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. ở
góc độ rộng hơn , công nghiệp phụ trợ được hiểu như toàn bộ các
ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy
móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo
thành sản phẩm. khái niệm công nghiệp phụ trợ trên thực tế chủ
yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự
kết nối của nhiều chi tiết phức tạp đòi hỏi tính chính xác cao, dây
chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. hai
ngành công nghiệp hay sử dụng khái niệm công nghiệp phụ trợ là
ngành ô tô và điện tử.
Tuy nhiên, nếu đặt góc nhìn rộng hơn, công nghiệp phụ trợ
phải được hiểu một cách tông quát như một hình dung về toàn bộ
quá trình sản xuất nói chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo
ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có
những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ khác
nhau về yếu tố phụ trợ.công nghiệp phụ trợ được chia thành các
ngành sản xuất:
- các ngành cứng như sản xuất nguyên liệu và linh kiện…
- các ngành mềm như thiết kế sản phẩm, mua sắm,
marketing quốc tế, viễn thông, vận tải, năng lượng, cấp
nước…
- các ngành phục vụ nhu cầu nội địa như thép, hóa chất,

giấy, xi măng…
2.Vai trò và đặc điểm của CNPT
a.Vai trò:
Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò quan trọng quyết định đối
với khả năng cạnh tranh và có vai trò to lớn trong quá trình công
nghiệp hóa. Tuy nhiên ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta
đang phải đối mặt với những khó khăn về nguồn vốn cũng như sức
cạnh tranh của ngành này đối với khu vực và thế giới.
Công nghiệp phụ trợ tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao
động phù hợp với điều kiện việt nam. Công nghiệp phụ trợ đóng
vai trò quan trọng việc tăng sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm
công nghiệp chính và đẩy nhanh công nghiệp hóa theo hướng mở
rộng và chuyên sâu.
Công nghiệp phụ trợ phát triển kéo theo các công ty lắp ráp
và sản xuất thành phẩm cuối cùng thóa khỏi cảnh phụ thuộc vào
nhập khẩu. giá nhập khẩu những sản phẩm nhưng chi phí đầu vào
tăng cao còn chưa kể rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập
khẩu
Công nghiệp phụ trợ phát triển có vai trò đặc biệt trong vấn
đề thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), nhất là FDI trong ngành sản
xuất các loại máy móc, thực tế cho thấy, tỷ lệ chi phí về công
nghiêp phụ trợ cao hơn nhiều so với lao động trong giá thành sản
phẩm, nên một nước dù có ưu thế về lao động nhưng công nghiệp
phụ trợ không phát triển cũng làm cho môi trường đầu tư kém hấp
dẫn.
b.Đặc điểm
Trong hoạch định chiến lược và chính sách công nghiệp của
một quốc gia, quan hệ giữa một ngành sản xuất công nghiệp với
các ngành phụ trợ của nó là vấn đề quan trọng.
phát triển hợp lý công nghiệp phụ trợ sẽ đóng góp quan trọng vào

sự phát triển công nghiệp và kinh tế của quốc gia. lâu nay khi nói
đến hạn chế trong thu hút đầu tư vào nước ta người ta cho rằng lỗi
là do cơ sở hạ tầng bất cập, thủ tục hành chính rườm rà…tuy nhiên
nhiều địa phương đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư nhung sức
ra vẫn còn yếu. đến nay, các nhà quản lý nhận ra rằng một trong
những yếu tố cốt lõi là do chính sách nội tại các doanh nghiệp trên
địa bàn, nhất là các doanh nghiệp tham gia vào các hoat động phụ
trợ.
Chúng ta lấy ví dụ: về thành phố Đà Nẵng là địa phương tiên
phong của miền trung trong việc đẩy mạnh đô thị hóa làm thay đổi
diện mạo kinh tế- xã hội địa phương và môi trường đầu tư.
CHƯƠNG II: Thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ và ảnh hưởng
của nó tới kinh tế Việt Nam
1.Các nhân tố ảnh hưởng công nghiệp phụ trợ:
-Thị trường sản phẩm nguồn.Nhu cầu sản phẩm nguồn phải tạo ra
thị trường ổn định để phát triển hiệu quả các ngành phụ trợ. Nếu
sản phẩm nguồn có quy mô nhỏ và chủng loại đa dạng thì số lượng
sản xuất của các ngành phụ trợ sẽ nhỏ, giá thành sản xuất cao. Nếu
tiêu thụ sản phẩm nguồn nội địa không lớn các nhà sản xuất nguồn
sẽ không tham gia thị trường và ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ
gặp khó khăn.
- Nguồn lực tài chính: Đầu tư vào các ngành sản xuất phụ trợ bất
lợi hơn so với đầu tư vào sản xuất nguồn (thường là lắp ráp): Suất
đầu tư lớn; công nghệ phức tạp; thời hạn đầu tư và hoàn vốn dài;
độ rủi ro trong đầu tư cao. Nguồn lực tài chính cho đầu tư phát
triển công nghiệp và chính sách huy động nguồn lực đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo đảm các ngành công nghiệp phụ trợ phát
triển bền vững.
- Tiến bộ khoa học và công nghệ: Do yêu cầu cải tiến liên tục để
nâng cao năng lực cạnh tranh, việc thiết kế và chế tạo mới sản

phẩm nguồn yêu cầu công nghiệp phụ trợ phải thường xuyên đổi
mới, nghiên cứu và sản xuất phụ liệu, phụ tùng hay chi tiết phù
hợp.
- Bảo đảm yêu cầu nghiêm ngặt về (QCD) chất lượng, chi phí và
thời hạn cung ứng (các sản phẩm phụ trợ) nhằm đáp ứng những
cam kết với khách hàng của sản xuất nguồn. Nguồn linh kiện, phụ
kiện sản xuất trong nước phong phú, chất lượng cao sẽ tích cực hạ
giá thành sản phẩm nguồn.
- Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử hiện nay
tạo điều kiện cung và cầu (sản phẩm phụ trợ và sản phẩm nguồn)
gần nhau hơn, giảm thời gian giao dịch, mở rộng phạm vi quan hệ
giữa hai khu vực.
- Quan hệ giữa sản phẩm phụ trợ và sản phẩm nguồn không chỉ
giới hạn trong phạm vi quốc gia, mà phải phát triển trong phạm vi
khu vực và toàn cầu để nâng cao hiệu quả.
- Hoạch định chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
là một phần của chính sách phát triển kinh tế quốc gia, thu hút đầu
tư nước ngoài và phân công lao động hiệu quả giữa sản xuất trong
nước và các tập đoàn đa quốc gia.
2.thực trạng công nghiệp phụ trợ
Ở việt nam,cho đến nay, chưa có một cuộc điều tra toàn diện nào
về ngành công nghiệp phụ trợ được tiến hành, song để đánh giá
thực trạng của ngành, chúng ta có thể dựa trên một số kết quả khảo
sát, điều tra mẫu và nghiên cứu do các cơ quan khác nhau tiến
hành ( tổng cục thống kê, viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương, tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản- JETRO và nhất là
diễn đàn phát triển Việt Nam – VDF).Theo báo cáo năm 2010 của
VDF, các nhà sản xuất nhật bản cho rằng CNPT Việt nam còn
chậm phát triển. tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất nhật bản tại
việt nam ở các mặt hàng như ô tô cao nhất cũng chỉ đạt10%.

Tương tự là hai ngành dệt may và da giày. Mặc dù công nghiệp sản
xuất nguyên phụ liệu trong vài năm gần đây phát triển so với trước
đây, nhưng hai ngành này vẫn phụ thuộc rất lớn vào việc nhập
khẩu nguyên phụ liệu nước ngoài. Trong đó, ngành dệt may nhập
khẩu khoảng 80% nhu cầu về sợi polyeste, ngành giày da nhập
khẩu khoảng 85% hóa chất, các phụ liệu đế giày, mũi giày cùng
các phụ liệu khác.
còn theo nghiên cứu của viện nghiên cứu quản ký kinh tế trung
ương (CIEM), khi thực hiện cuộc khảo sát hơn 80 doanh nghiệp
FDI tại việt nam, có tới1/3 doanh nghiệp cho rằng việc cung ứng
nguyên vật liệu và các hoạt động kinh tế phụ trợ của việt nam rất

×