Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán XK hàng mây tre đan theo phương thức TDCT tại công ty cổ phần XNK Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.28 KB, 64 trang )

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, nền kinh tế hiện nay đang vận động theo xu
hướng toàn cầu hóa. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu. Xu hướng hội nhập đã kéo theo sự phát triển của
hoạt động thương mại quốc tế. Việt Nam sau hơn 10 năm đổi mới đã có nhiều bước
chuyển biến tích cực đặc biệt là trong phát triển kinh tế. Đảng và nhà nước ta đã đề ra
chủ trương phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, đưa
nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Để thực hiện tốt chủ
trương trên nước ta không ngừng đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế. Thông qua
thương mại quốc tế chúng ta mới tạo được nguồn ngoại tệ cần thiết phục vụ cho việc
nhập khẩu thiết bị kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại đồng thời phát huy tiềm năng
của đất nước, từng bước đưa nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Hoạt
động thương mại quốc tế phát triển cũng tạo nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh
XNK bởi đây là hình thức ngoại thương phổ biến nhất trong hoạt động thương mại
quốc tế. Bên cạnh cơ hội phát triển, các biến động về kinh tế - tài chính cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động XNK, cụ thể như cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008 đã đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, hoạt động kinh doanh XNK
phải đối mặt với không ít khó khăn. Mặt khác các hoạt động kinh doanh ngày càng đa
dạng, nhiều hình thức kinh doanh dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro đặc biệt là các rủi ro
trong thanh toán quốc tế. Hiện các phương thức thanh toán cũ rất phong phú nên các
doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để lựa chọn được phương thức thanh toán phù hợp nhất,
mang lại hiệu quả trong công tác thanh toán.
Cho đến nay các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khi mua bán với nhau
thường sử dụng các hình thức thanh toán như: chuyển tiền, ủy thác thu, tín dụng chứng
từ. Nếu như hai phương thức đầu bất lợi cho một bên là người mua hoặc người bán,
ngân hàng chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán thì
phương thức TDCT tỏ ra ưu việt hơn, nó đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham
gia. Chính vì vậy mà phương thức này được sử dụng nhiều hơn. Ước tính có đến 80%
hợp đồng ngoại thương thỏa thuận thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.
Bản thân phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt nhưng do tính chất


phức tạp của chính phương thức này nên khi sử dụng phương thức thanh toán này các
doanh nghiệp không tránh khỏi gặp phải nhiều rủi ro.
Công ty cổ phần XNK Hà Tây (hay công ty Unimex Hà Tây) là một doanh
nghiệp sử dụng phương thức TDCT làm phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt
động kinh doanh XNK của mình. Nhìn chung công ty đã thực hiện khá tốt công tác
thanh toán tuy nhiên do các tác động của nhân tố môi trường cũng như sự phức tạp của
bản thân phương thức TDCT mà công tác thanh toán còn gặp phải những khó khăn và
thiệt hại nhất định. Trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp, dựa trên kết quả điều tra
tổng hợp có thể thấy một trong những vấn đề vướng mắc nổi lên trong hoạt động quản
trị đó là công tác phòng ngừa rủi ro trong công tác thanh toán hàng XK.Vì vậy trong
thời gian thực tập tại công ty, dựa trên cơ sở những kiến thức đã học và các kết quả
điều tra tổng hợp em xin chọn đề tài: “ Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán xuất khẩu
hàng mây tre đan theo phương thức TDCT tại công ty cổ phần XNK Hà Tây”. Việc
chọn đề tài này xuất phát từ yêu cầu thực tế về việc hoàn thiện công tác thanh toán
quốc tế theo phương thức TDCT của các doanh nghiệp kinh doanh XNK, đây cũng là
yêu cầu bức thiết của công ty cổ phần XNK Hà Tây đơn vị nơi em thực tập do đó đề
tài nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề
Qua thời gian thực tập tại công ty, khảo sát tình hình TTQT em thấy công tác
phòng ngừa rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT chưa thực sự hiệu quả.
Do đó công ty còn gặp nhiều rủi ro trong TTQT đặc biệt là trong thanh toán XK.Xuất
phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đặt ra cùng với các kiến thức được học em đã lựa
chọn đề tài: “Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán XK hàng mây tre đan theo phương
thức TDCT tại công ty cổ phần XNK Hà Tây làm Luận văn tốt nghiệp của mình.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến thanh toán quốc tế và rủi ro trong
thanh toán theo phương thức TDCT
- Tìm hiểu thực trạng công tác thanh toán theo phươnng thức TDCT và những
rủi ro tồn tại khi thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT tại công ty cổ phần
XNK Hà Tây.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa rủi ro trong thanh toán
xuất khẩu hàng mây tre đan theo phương thức tín dụng chứng từ tại công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Hà Tây.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề về
phòng ngừa rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT tại công ty Unimex Hà
Tây.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề trong phạm vi 3 năm gần
nhất là từ năm 2007 đến năm 2009.
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là rủi ro
trong thanh toán hàng mây tre đan XK tại công ty Unimex Hà Tây
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp:
Ngoài lời mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt,
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 4 chương:
Chương I : Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương II : Một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán theo
phươngthứcTDCT và rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT
Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng
rủi ro trong thanh toán XK mây tre đan theo phương thức TDCT tại công ty cổ
phần XNK Hà Tây
Chương IV: Các kết luận và đề xuất về vấn đề phòng ngừa rủi ro trong
thanh toán xuất khẩu hàng mây tre đan theo phương thức TDCT tại công ty cổ
phần XNK Hà Tây.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN THEO
PHƯƠNG THỨC TDCT VÀ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
THEO PHƯƠNG THỨC TDCT
2.1. Một số lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế
2.1.1. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế
2.1.1.1. Khái niệm
Quan hệ đối ngoại của các quốc gia bao gồm tổng thể các lĩnh vực: kinh tế

chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch… trong đó có quan hệ kinh tế (mà chủ
yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các mối quan hệ khác tồn tại và
phát triển. Quá trình tiến hành các hoạt động kinh tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh
toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau mà ngân hàng là cầu nối trung gian
giữa các bên từ đó hình thành và phát triển phát hoạt động thanh toán quốc tế.
Từ phân tích trên ta đi đến khái niệm: “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện
các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động
kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá
nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông
qua quan hệ của các ngân hàng của các nước liên quan.”
2.1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của
đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích
lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong
nước với môi trường kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt
kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu
trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng
được khẳng định.
TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc
dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá
nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ
hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu
thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh
chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người
bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn.
TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp
cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho
các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán
không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể
vào Việt Nam.

2.1.2. Thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT
2.1.2.1. Khái niệm phương thức thanh toán TDCT
Theo UCP 600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” phiên bản
số 600 do Phòng Thương mại quốc tế ban hành) : “Phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ là một thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo
yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư,
gọi là L/C, theo đó ngân hàng phát hành (NHPH) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định
cho một người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng.”
2.1.2.2. Các chủ thể tham gia trong phương thức TDCT
- Người mở thư tín dụng (applicant for Credit): là người mua, người
nhập khẩu hàng hóa
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng ( Issusing Bank): là ngân hàng thực
hiện phát hành L/C (Letter of Credit) theo yêu cầu của người mở, nghĩa là nó đã cấp
tín dụng cho người mở. Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua bán thỏa thuận
và qui định trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thỏa thuận trước thì ngân hàng
phát hành sẽ do bên nhập khẩu chọn.
- Người thụ hưởng (Benificialy): Là người bán, người xuất khẩu hay bất
cứ người nào được chỉ định.
- Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng ở nước người hưởng
lợi
2.1.2.3. Qui trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức TDCT
Sơ đồ 2.1: Qui trình nghiệp vụ TTQT theo phương thức TDCT
Bước 1: Trên cơ sở các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương nhà
nhập khẩu (NK) làm đơn theo mẫu gửi đên ngân hàng phục vụ mình yêu cầu phát
hành một L/C cho người xuất khẩu (XK) hưởng.
Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C, nếu đồng ý NHPH lập L/C và thông qua
ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà XK để thông báo về việc phát hành L/C và
chuyển L/C đến người XK.

Bước 3: NHTB sẽ chuyển L/C bản gốc tới cho nhà NK.
Bước 4: Nhà NK nếu chập nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không thì đề
nghị người NK thông qua NHPH sửa đổi bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng
ngoại thương.
Bước 5: Sau khi giao hàng, nhà XK phải hoàn tất bộ chứng từ thanh toán theo
yêu cầu của L/C và xuất trình đúng thời hạn quy định (thông qua một ngân hàng khác)
cho NHPH để thanh toán.
Bước 6: NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C do
mình phát hành thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu thấy không phù hợp thì từ
chối thanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho người XK.
Bước 7: NHPH đòi tiền nhà NK.
Bước 8: Nhà NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền
hoặc chấp nhận trả tiền cho ngân hàng, nếu thấy không phù hợp thì có quyền từ chối
trả tiền cho ngân hàng.
2.1.2.4. Thư tín dụng
NHPH
NHTB
Người xin mở L/C
( Nhà nhập khẩu)
Người thụ hưởng
( Nhà xuất khẩu)
(1)
(4)
(5)(3)(2) (8) (7) (6)
(5)
(2)
• Khái niệm:
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập
khẩu (người xin mở thư tín dụng), cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người thụ
hưởng) một số tiền nhất định trong một thời gian nhất định, với điều kiện người này

thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản qui định trong thư tín dụng.
• Nội dung thư tín dụng:
Một L/C thường bao gồm những điều khoản sau đây:
- Số hiệu L/C ( Credit of number)
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức TDCT.
- Số tiền của L/C: Số tiền của L/C phải được ghi bằng chữ và ghi
bằng số, phải thống nhất với nhau đồng thời tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng.
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng:
+ Thời hạn hiệu lực: Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả
tiền cho người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với
những điều kiện ghi trong L/C. Thời hạn L/C tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu
lực.
+ Thời hạn trả tiền: Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau, điều này
hoàn toàn phụ thuộc vào quy định hợp đồng. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc
ngoài thời hạn của L/C.
+ Thời hạn giao hàng: Được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán
quy định. Thời gian giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C
- Những nội dung liên quan đến hàng hóa như: tên hàng, số lượng,
trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, kí mã hiệu…
- Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa như: điều kiện cơ sở
giao hàng (FOB, CIF, CFR…), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và giao
hàng…
- Bộ chứng từ mà người nhà xuất khẩu phải xuất trình. Nội dung quy
định chứng từ bao gồm: Số loại chứng từ, số lượng mỗi loại, bản chính hay bản sao,
người phát hành…
- Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng.
- Những điều khoản đặc biệt khác.
- Chữ ký của ngân hàng phát hành.
• Các loại thư tín dụng
- Theo loại hình sử dụng:

+ L/C có thể hủy ngang
+ L/C không thể hủy ngang
- Theo phương thức sử dụng:
+ L/C hủy ngang giá trị trực tiếp
+ L/C không hủy ngang miễn truy đổi
+ L/C không hủy ngang và có xác nhận
+ L/C tuần hoàn
+ L/C với diều kiện đỏ
+ L/C dự phòng
+ L/C chuyển nhượng
+ L/C giáp lưng
+ L/C đối ứng
2.1.2.5. Đặc điểm của phương thức thanh toán TDCT
- Là hợp đồng kinh tế hai bên: nhiều người lầm tưởng rằng L/C là hợp
đồng kinh tế 3 bên gồm: người yêu cầu, NHPH và người thụ hưởng. Thực tế, LC là
hợp đồng kinh tế độc lập chỉ của hai bên là NHPH và ngườ thụ hưởng. Mọi yêu cầu và
chỉ thị của người yêu cầu mở L/C đã do NHPH đại diện, do đó tiếng nói chính thức
của người xin mở L/C không được thể hiện trong L/C
- L/C độc lập với hợp đồng và cơ sở hàng hóa: LC được hình thành trên
cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng về bản chất, sau khi được thiết lập nó hoàn toàn
độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và được các bên chấp nhận thì cho
dù nội dung LC có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không cũng không làm thay
đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến L/C.
- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ cần căn cứ vào
chứng từ: Các chứng từ trong giao dịch L/C có tầm quan trọng đặc biệt, nó là bằng
chứng giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hàng hóa đã được giao, do đó
chúng trở thành căn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà NK hoàn trả tiền cho
ngân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà NK…Ngân hàng sẽ trả tiền khi bộ chứng
từ xuất trình phù hợp, nghĩa là ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng
hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện.

- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Vì giao dịch chứng từ
và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ nên yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của chứng từ là
nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh toán người XK phải lập bộ chứng
từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều kiện và điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số
lượng mỗi loại và nội dung của chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ
yêu cầu.
- L/C là công cụ thanh toán hạn chế rủi ro, đồng thời là công cụ để hạn
chế thanh toán và lừa đảo: Với các ưu điểm vượt trội so với các phương thức thanh
toán khác về hạn chế rủi ro, L/C là công cụ thanh toán hữu hiệu và phổ biến trong
thương mại quốc tế. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay do sự biến động bất thường của
thị trường, giá cả… L/C bị lạm dụng để trở thành công cụ từ chối nhận hàng, từ chối
thanh toán và gian lận, lừa đảo.
2.2. Rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT
2.2.1. Khái niệm
Rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT là rủi ro xảy ra đối với quá
trình thanh toán bằng phương thức TDCT tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia bị vi phạm.
Rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT không chỉ hiểu theo nghĩa hẹp
là việc chứng từ không được thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó
là bất kỳ một sự khúc mắc, chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán làm
tổn thất về lợi ích của các bên liên quan. Đó là rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra đối với
tất cả các đối tượng tham gia vào thanh toán quốc tế.
2.2.2 Rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT đối với hoạt động kinh
doanh XK
Đối với hoạt động kinh doanh XK, sau khi thỏa thuận ký kết hợp đồng ngoại
thương với điều kiện thanh toán bằng phương thức TDCT công việc trước hết doanh
nghiệp phải tiến hành là:
• Yêu cầu, nhắc nhở bên NK mở thư tín dụng (L/C). Chỉ khi
người mua mở L/C thì mới thể hiện rõ ý chí thực sự muốn nhận hàng và năng lực tài
chính để đảm bảo việc thanh toán tiền hàng, đồng thời mở L/C sẽ làm cơ sở cho người

bán thực biện các bước tiếp theo của hợp đồng.
• Khi được thông báo chính thức về việc mở L/C, cần kiểm
tra kỹ lưỡng L/C trên tất cả các nội dung: kiểm tra tính chân thực của L/C và kiểm tra
nội dung của L/C. Cơ sở kiểm tra là hợp đồng ngoại thương mà các bên đã ký kết.
Việc kiểm tra nội dung của L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện
phương thức thanh toán này.
• Sau khi kiểm tra và thấy L/C hoàn toàn phù hợp thì doanh
nghiệp tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ để tiến hành thanh toán.
Có thể nói hiện nay thanh toán theo phương thức TDCT không còn là phương
thức mới mẻ, tuy nhiên không phải vì thế mà trong quá trình thực hiện không tránh
khỏi những vướng mắc và thiếu sót bắt nguồn từ yếu tố khách quan và từ cả yếu tố chủ
quan. Để thực hiện tất cả các khâu của quy trình nghiệp vụ này một cách chính xác và
suôn sẻ đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Chính vì thế trong mỗi khâu của
quy trình nghiệp vụ này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dưới đây là một số rủi ro thường
gặp trong hoạt động thanh toán XK:
2.2.2.1. Rủi ro tác nghiệp
• Rủi ro trong quá trình yêu cầu nhắc nhở bên NK mở L/C
Với tư cách là nhà XK, tất cả các công ty luôn muốn đối tác của mình mở L/C
đúng hạn. Nhưng phía đối tác vì lý do nào đó đã trì hoãn mở L/C hay mở chậm hơn so
với quy định của hợp đồng ngoại thương. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ khi thương
lượng ký kết hợp đồng như không quy định thời hạn mở L/C cụ thể mà chỉ quy định
một cách chung chung như: “ngày mở L/C sau ngày ký hợp đồng càng sớm càng tốt”.
Điều này sẽ gây khó khăn lúng túng cho các công ty XK trong khâu chuẩn bị
hàng để giao. Nhiều khi còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn như không chuẩn bị hàng
kịp thời, đầy đủ, chuẩn bị hàng không đúng với yêu cầu trong hợp đồng… khiến cho
các công ty không thể thực hiện đúng hợp đồng, thậm chí có thể bị phạt bồi thường
hay bị kiện ra Tòa.
• Rủi ro trong quá trình kiểm tra L/C
Có thể nói đối với người XK việc kiểm tra L/C là một bước cực kỳ quan trọng
trong thanh toán theo phương thức TDCT. Nội dung của L/C phải phù hợp với nội

dung của hợp đồng ngoại thương. Nếu nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng
mà người XK cứ chấp nhận và thực hiện giao hàng theo hợp đồng thì người XK sẽ
không nhận được sự chấp thuận thanh toán tiền hàng. Ngược lại nếu thực hiện theo
L/C thì lại vi phạm hợp đồng.
Chính vì thế trong khâu này bên XK cần kiểm tra kỹ lưỡng các nội dung của L/C.
• Rủi ro trong quá trình giao hàng và lập bộ chứng từ để
tiến hành thanh toán:
Ngay sau khi chấp nhận L/C, nhà XK phải tiến hành việc chuẩn bị nguồn hàng
và ký hợp đồng vận tải (khi sử dụng cơ sở giao hàng CIF), nếu trong khâu này mà
không tính toán kỹ có thể dẫn đến tình trạng không có hàng để giao, chuẩn bị hàng hóa
không đúng yêu cầu của hợp đồng, chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của
L/C dẫn tới chuyển tải hàng hóa, hoặc có hàng nhưng không có tàu khi đã đến thời hạn
giao hàng…tất cả các điều này đều dẫn đến công ty không thực hiện đúng quy định
hợp đồng.
Song song với việc chuẩn bị hàng và giao hàng, nhà XK cũng cần tiến hành lập
bộ chứng từ đúng và phù hợp với các yêu cầu trong nội dung của L/C. Có thể nói khâu
lập chứng từ là khâu quan trọng nhất đối với nhà XK, chỉ cần một sai sót nhỏ công ty
có thể bị từ chối thanh toán tiền hàng. Trong việc lập bộ chứng từ hàng hóa, công ty có
thể mắc các sai sót đơn giản như: sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng…đến những sai
sót lớn hơn như thiếu loại chứng từ, các chứng từ không thống nhất với nhau, hối
phiếu ghi sai người ký phát…Với bộ chứng từ không hợp lệ thì ngân hàng sẽ từ chối
thanh toán do vậy thời gian thanh toán sẽ kéo dài hơn vì chứng từ phải sửa đi sửa lại,
thậm chí có những lỗi không sửa được phải đợi sự đồng ý của bên mua. Điều này dẫn
đến nhà XK sẽ bị ứ đọng vốn, hơn nữa, họ còn có thể bị phạt vì những sai sót chứng
từ, ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh của công ty.
2.2.2.2. Một số rủi ro khác
Ngoài rủi ro về mặt tác nghiệp, người XK còn có thể gặp phải một số rủi ro sau:
- Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay
chi trả do sự biến động của tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến của

hợp đồng. Rủi ro hối đoái xuất hiện khi có sự không chắc chắn của các dòng thu chi
trong tương lai do sự biến động của tỷ giá gây ra. Sự biến động của tỷ giá có thể tác
động trái ngược nhau lên mỗi khoản phải trả và khoản phải thu khác nhau và cũng tác
động một cách trái ngược nhau lên mỗi công ty khác nhau. Rủi ro là tiềm ẩn nên ảnh
hưởng của nó đến các công ty cũng chưa xác định rõ ràng. Nó phụ thuộc vào sự nhìn
nhận, đánh giá của mỗi nhà quản trị đến sự biến động của tỷ giá. Mỗi một công ty có
những khả năng dự báo khác nhau về tỷ giá hối đoái, điều này phụ thuộc vào nhiều
yếu tố của các doanh nghiệp. Mặt khác rủi ro hối đoái luôn tồn tại cơ hội sinh lời đi
kèm với nguy cơ tổn thất.
- Rủi ro đạo đức kinh doanh
Rủi ro đạo đức kinh doanh là rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không
thực hiện nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác. Mặc dù
trong hợp đồng thương mại cũng như trong L/C đều qui định rất rõ quyền và nghĩa vụ
các bên tham gia song không phải lúc nào các nguyên tắc đó cũng được tôn trọng. Đối
với doanh nghiệp có hoạt động XK thì các rủi ro đạo đức thường gặp là:
+ Người nhập khẩu trì hoãn, kéo dài thời gian mở L/C hay mất khả năng
thanh toán khiến cho thời gian thanh toán kéo dài làm chậm vong quay vốn của doanh
nghiêp
+ Ngân hàng vi phạm cam kết của mình, đứng về phía nhà NK để cố tình
bắt lỗi chứng từ và từ chối thanh toán.
Nguyên nhân chính của các rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đáp ứng
kịp thời. Đó là việc các bên tham gia không nắm vững đầy đủ những thông tin cần
thiết về khả năng tài chính tình hình hoạt động kinh doanh cũng như uy tín và thiện chí
của đối tác. Vì vậy đưa ra những phán đoán và quyết định sai lầm gây nên rủi ro trong
thanh toán.
2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm
trước
Có thể nói đề tài “ Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phương thức TDCT” không phải là đề tài mới bởi nó đã được các khóa học năm
trước của trường Đại học Thương mại nghiên cứu. Dưới đây là một số đề tài tiêu

biểu trong 3 năm trở lại đây:
• Năm 2007 có hai đề tài:
- Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán theo
phương thức TDCT tại ngân hàng TMCP quân đội_ Nguyễn Thị Xuân Thu.
- Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo
phương thức TDCT tại sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam_Nguyễn Thị Thùy Trang.
• Năm 2008 có một đề tài
- Tăng cường hiệu lực quản trị phòng ngừa rủi ro trong thanh toán
theo phương thức TDCTtrong hoạt động kinh doanh XNK tại công ty cổ phần
vật tư và nghiên cứu thiết bị toàn bộ Maxtexim_Phạm Thị Huyền
• Năm 2009 có một đề tài:
- Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT tại ngân hàng TCP ngoại thương Việt Nam_ Vũ Thị Hải Anh.
Các công trình nghiên cứu năm trước đã đạt một số kết quả sau:
- Các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa được lý thuyết liên quan
đến thanh toán quốc tế và rủi ro trong thanh toán quốc tế cụ thể là thanh toán
quốc tế theo phương thức TDCT
- Các công trình nghiên cứu năm trước đã đi sâu phân tích tích tình
hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình nghiên cứu để đưa ra cái nhìn tổng
quát về đơn vị.
- Thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp cũng như dữ liệu sơ cấp
sau đó tổng hợp và phân tích về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT, các rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT cũng như thực trạng
phòng ngừa các rủi ro đó tại đơn vị cuối cùng đưa ra các giải pháp phù hợp với
doanh nghiệp.
Bài luận văn này chọn đề tài nghiên cứu không mới nhưng có cũng có
những điểm khác biệt so với các công trình nghiên cứu trước đó. Cụ thể ở các
điểm sau:
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: đề tài nghiên cứu các vấn đề

về rủi ro trong thanh toán quốc tế tong phạm vi công ty cổ phần XNK Hà Tây và
chưa có đề tài nghiên cứu vần đề “phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế “
ở trường Đại học Thương mại nghiên cứu tại đơn vị này
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: đề tài nghiên cứu vấn đề trong
phạm vi 3 năm gần nhất là từ năm 2007 đến năm 2009. trong đó có năm 2009 là
năm mà các công trình nghiên cứu trước chưa nghiên cứu được. Do đó các biến
động của nền kinh tế cũng như tình hình thị trường thế giới, môi trường hoạt
động của đơn vị đã có nhiếu biến đổi. Đó cũng là một điểm mới của đề tài.
- Về nội dung: khác với các công trình nghiên cứu trước luận văn
này tập trung nghiên cứu thực trạng công tác phòng ngừa rủi ro tại đơn vị đối
với một ngành hàng cụ thể là mây tre đan và gắn với một hoạt động của doanh
nghiệp là hoạt động kinh doanh XK.
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu đề tài
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế,
thanh toán theo phương thức TDCT, rủi ro trong thanh toán theo phương thức
TDCT.
- Phân tích thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức
TDCT và công tác phòng ngừa rủi ro tại công ty cổ phần XNK Hà Tây.
- Từ thực trạng và dựa trên kết quả phân tích tổng hợp, đề tài
nghiên cứu đưa ra một số giải pháp phòng ngừa rủi ro trong TTQT theo phương
thức TDCT phù hợp với doanh nghiệp, giải quyết vấn đề vướng mắc của doanh
nghiệp.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG
MÂY TRE ĐAN THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XNK HÀ TÂY
3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Sơ đồ 3.1: Phương pháp nghiên cứu vấn đề
Để phục vụ cho việc viết luận văn tốt nghiệp em đã sử dụng phương pháp thu
thập dữ liệu, tổng hợp và phân tích theo sơ đồ như trên

Bước 1: Thu thập dữ liệu
1) Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấn các vấn đề
liên quan đến hoạt động rủi ro trong thanh toán XK mây tre đan với các cán bộ, nhân
viên trong công ty.
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Phỏn
g
vấn
Trong
công
ty
MT
ngoại
vi
Cán
bộ,
nhân
viên
trong
công
ty
Phỏn
g vấn
Tổng hợp dữ liệu sơ cấp Tổng hợp dữ liệu thứ cấp
Thực trạng rủi ro trong
TTQT theo PT TDCT
Bước 3: Phân tích
Bước 4: Đánh giá
Bước 5: Giải pháp

Bước 1
Bước 2
Thống kê
Phân tích
Tổng hợp
Sàng lọc
• Phát phiếu điều tra tới giám đốc, trưởng, phó phòng và nhân viên phòng
nghiệp vụ kinh doanh của Unimex Hà Tây. Số phiếu phát ra: 10 phiếu. Số phiếu thu
về: 10 phiếu.
• Phỏng vấn chuyên gia:
- Ông Tống Hùng Nhã- giám đốc Unimex Hà Tây:
Nội dung phỏng vấn: Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ
năm 2007 đến nay, hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là gì, mặt hàng thế
mạnh của doanh nghiệp và thị trường chủ yếu mà doanh nghiệp hướng tới là thị trường
nào.
- Ông Nguyễn Văn Quynh- Trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh
Nội dung phỏng vấn: Các khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải trong
công tác thanh toán quốc tế đặc biệt là thanh toán xuất khẩu mây tre đan, nguyên nhân
của các khó khăn đó, các thiệt hại do các khó khăn đó mang lại
- Bà Trần Thị Giang - Phó phòng nghiệp vụ kinh doanh
Nội dung phỏng vấn: Công ty đã có những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong
thanh toán quốc tế nào, các biện pháp đó có mang lại hiệu quả không và có thực sự cần
thiết đối với công ty không
2) Dữ liệu thứ cấp: được thu thập chủ yếu tại phòng Kế toán-tài vụ: các báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tình hình thanh toán xuất khẩu mây tre đan,
ngoài ra còn có các thông tin liên quan thu thập được qua báo chí, internet…
Bước 2: Tổng hợp số liệu
Sau khi đã thu thập dữ liệu cần tổng hợp, sàng lọc để lựa chọn những dữ liệu
cần thiết cho công tác phân tích và đánh giá thực trạng của công ty. Các dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp được đối chiếu kết hợp để hình thành nên những nét chi tiết về thực trạng

rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT tại công ty.
Bước 3: Phân tích thực trạng
Để phân tích thực trạng trên cơ sở các dữ liệu tổng hợp cần sử dụng một số
công cụ kết hợp như thống kê, so sánh… Đánh giá về lợi thế và hạn chế của công ty,
đồng thời phân tích các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
Bước 4: Đánh giá
Dựa trên những phân tích về thực trạng và ảnh hưởng của nhân tố môi trường
tới hoạt động phòng ngừa rủi ro trong thanh toán XK mây tre đan, từ đó đưa ra những
nhận định, đánh giá về những gì công ty đã đạt được và những gì còn thiếu sót. Đồng
thời nhận diện những cơ hội cũng như những tác động tiêu cực của môi trường tới
công ty và hoạt động đó
Bước 5: Giải pháp
Từ những đánh giá trên có thể đưa ra quan điểm của mình về công tác phòng
ngừa rủi ro trong thanh toán XK mây tre đan theo phương thức TDCT, các biện pháp
giải quyết vấn đề: khắc phục khó khăn và phát huy những gì đã đạt được
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến rủi
ro trong thanh toán XK mây tre đan theo phương thức TDCT tại công ty cổ phần
XNK Hà Tây
3.2.1. Khái quát về công ty cổ phần XNK Hà Tây
• Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Tây hay còn gọi là Unimex Hà Tây là công
ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh hiệp nhà nước – Công ty xuất nhâp khẩu Hà Tây.
Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 6/2006 theo giấy phép kinh doanh số 0303000480
ngày 1/6/2006 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Hà Tây cấp. Với hơn 50 năm xây dựng
và phát triển, công ty cổ phần XNK Hà Tây hiện nay là doanh nghiệp hàng đầu của
tỉnh Hà Tây ( cũ ) trong lĩnh vực kinh doanh XNK
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Tây
- Tên giao dịch: Ha Tay Import Export Joint – Stock Company
- Tên viết tắt: Unimex Ha Tay
- Địa chỉ của doanh nghiệp: Số 210 đường Quang Trung – Phường Quang

Trung – Hà Đông – Hà Nội
- Email:
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
• Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp
- Mua bán nông lâm sản, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm,
đồ uống…
- Bốc xếp hàng hóa, hoạt động kho bãi, giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Trong kinh doanh XNK các mặt hàng chủ yếu của công ty gồm:
- Về xuất khẩu:
+ Phòng kinh doanh I: Thảm, cói, len, đồ gỗ mỹ nghệ, dép xốp…
+ Phòng kinh doanh II: Chè,ván tre ép, gỗ trang trí nội thất…
+ Phòng kinh doanh III: Hoa quả, tơ tằm, sợi tẩy, quần áo sợi…
+ Xí nghiệp tơ thảm thêu: Gia vị, may thêu, thảm cói…
+ Trạm Chương Mỹ: Mây tre
+ Trạm Thường Tín: hoa quả, đường kính
+ Chi nhánh TP HCM: da trâu bò thuộc, mành trúc
+ Phòng mây tre: Mây tre
+ Phòng kế hoạch: Quần áo len
+ Chi nhánh Lạng Sơn: Hoa quả
- Về nhập khẩu:
Công ty trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng sau:
+ Hàng tiêu dùng: Sợi Acrylic, bếp nướng, các thiết bị điện, xe gắn máy, xe
hơi, vải, thực phẩm…
+ Hàng vật tư thiết bị phụ vụ sản xuất: phân bón, xăng dầu, hóa chất, hạt
nhựa, phụ tùng ôtô, máy nông ngư nghiệp…
Từ mặt hàng kinh doanh của công ty ta biết được chiến lược kinh doanh của
công ty là đa dạng hóa. Tuy nhiên những mặt hàng XK mà công ty chú trọng nhất vẫn
là hàng nông, lâm sản đặc biệt là hàng mây tre đan. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

của công ty là thị trường Nga - Đông Âu, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, thị
trường Tây Âu, thị trường Mỹ. Trong đó thị trường Nga - Đông Âu là thị trường lớn
và lâu đời nhất.
• Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Unimex Hà Tây
GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
PHÓ GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
NGHIỆP
VỤ KINH
DOANH I
PHÒNG
NGHIỆP
VỤ KINH
DOANH
II
PHÒNG
NGHIỆPV
Ụ KINH
DOANH III
PHÒNG KẾ
HOẠCH
THỊ
TRƯỜNG
PHÒNG

KẾ TOÁN
TÀI VỤ
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
NGHIỆP VỤ
MÂY TRE
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
Chú thích: chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo gián tiếp
3.2.2. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến rủi ro trong thanh toán XK mây tre
đan theo phương thức TDCT
Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế
của doanh nghiệp. Vì thanh toán là mắt xích cuối cùng của chuỗi hoạt động thương
mại quốc tế nên các biến động từ môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên
trong doanh nghiệp đều có thể là nguyên nhân gây ra các rủi ro trong công tác thanh
toán. Tình hình biến động của các nhân tố đó và các tác động của nó tới hoạt động
kinh doanh nói chung của doanh nghiệp cũng như tới công tác quản trị rủi ro trong
thanh toán quốc tế sẽ được trình bày cụ thể dưới đây:
3.2.2.1. Môi trường bên ngoài
Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường chung (môi
trường kinh tế, môi trường chính trị - luật pháp, môi trường văn hóa xã hội, môi
trường tự nhiên) và môi trường đặc thù (đối thủ cạnh tranh, khách hàng, hệ thống ngân
hàng)
• Môi trường chung
-Môi trường kinh tế: Trong những năm trở lại đây nền kinh tế Việt Nam đã có
nhiều thay đổi tích cực. Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức

thương mại thế giới (WTO). Sau sự kiện này, các doanh ngiệp Việt Nam có cơ hội đưa
hoạt động kinh doanh của mình ra thị trường thế giới. Tuy nhiên sự phát triển của nền
kinh tế đượ đánh giá là không bền vững. Cụ thể như cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008 đã là chao đảo nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Mặc dù các chuyên
gia đã đánh giá khủng hoảng tài chính khôg ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nhưng
hẩu hết tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp
TRẠM XK
TRE ĐAN
CHƯƠNG
MỸ
TRẠM
XUẤT
KHẨU HÀ
ĐÔNG
TRẠM
XUẤT
KHẨU BA

XÍ NGHIỆP
TƠ THẢM
THÊU
TRẠM XK
TRE ĐAN
THƯỜNG
TÍN
CHI
NHÁNH
TP HỒ
CHÍ MINH
CHI

NHÁNH
LẠNG
SƠN
XNK Việt Nam đã giảm sút trong năm này. Tỷ trọng tăng doanh thu và kim ngạch
XNK đều giảmso với các năm trước. Ảnh hương gián tiếp của nền tài chính toán cầu
nhưng lại tác động lớn đến knh tế Việt Nam chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế đi
lên nhưng không bền vững. Chính sự phát triển không bền vững này dẫn đến xuất hiện
nhiều rủi ro trong kinh doanh. Trước những biến động kinh tế trong nước và thế giới.
Hoạt động kinh doanh XK của doanh nghiệp Unimex Hà Tây sẽ gặp phải nhiều khó
khăn. Đối với thanh toán mây tre đan XK, mà phương thức thanh toán chủ yếu là
TDCT, các rủi ro xuất phát từ môi trường kinh tế sẽ tiếp tục gây khó khăn cho doanh
nghiệp
- Môi trường chính trị - luật pháp: Thanh toán theo phương thức TDCT là một
trong những phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Các chủ thể
tham gia trong hoạt động thanh toán theo phương thức này ở nhiều quốc gia khác nhau
và tham gia vào nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Do đó thanh toán theo phương
thức TDCT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường chính trị - luật pháp của các
quốc gia. Một sự biến động dù là nhỏ về chính trị hay luật pháp của một quốc gia cũng
sẽ ảnh hưởng tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp…từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán quốc tế.
Việt Nam được coi là nước có môi trường chính trị ổn định, hơn nữa đối với
hoạt động kinh doanh XK mây tre đan Unimex Hà Tây chỉ chú trọng vào một số thị
trường như thị trường Nhật, Nga, thị trường Tây Âu cũng là những thị trường ít có
biến động về chính trị. Đây là một điều kiện thuận lợi đối với công tác thanh toán theo
phương thức TDCT của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó ở Việt Nam các giao dịch thanh toán theo phương thức TDCT là
dịch vụ của ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng do đó chúng chưa được pháp lý
hóa trên cơ sở pháp luật quốc gia. Chính vì thế trong trường hợp xảy ra tranh chấp
thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác, các ngân hàng sẽ hoãn thanh
toán lại cho đến khi tranh chấp được giải quyết, trái với thông lệ quốc tế là ngân hàng

vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Unimex Hà Tây.
- Môi trường văn hóa – xã hội và môi trường tự nhiên:
Văn hóa của một quốc gia qui định tập hợp những biểu tượng, quy tắc và giá trị
có quan hệ qua lại với nhau có tác động biện hộ và chi phối cho những hành vi ứng xử
của người trong quốc gia hay cộng đồng đó, văn hóa xã hội chế định văn hóa của
doanh nghiệp, do đó trong thương mại quốc tế việc tìm hiểu văn hóa của quốc gia đối
tác là vô cùng quan trọng trước khi đàm phán ký kết hợp đồng. Đối với công ty hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực XNK như Unimex Hà Tây, đa phần khách hàng của
doanh nghiệp sẽ là các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau, ngoài các rào cản về
ngôn ngữ, vị trí địa ý, văn hóa là môt yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với ông tác thanh toán theo phương thức TDCT,
văn hóa sẽ ảnh hưởng tới các nội dung trong hợp đồng cũng như trong L/C. Nếu
không nghiên cứu kỹ càng doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu chuẩn bị và
hoàn thiện bộ chứng từ dẫn đến các rủi ro trong công tác thanh toán. Nhật Bản, Nga và
Đông Âu là các thị trường chính của Unimex Hà Tây. Đây là các thị trường có nền văn
hóa tiên tiến, trong khi đó mây tre đan là mặt hàng thủ cônng mỹ nghệ không chỉ là đồ
gia dụng mà còn là đồ trang trí nên rất được ưa chuộng ở các thị trường này.Tuy nhiên
cũng do văn hóa tiên tiến và phát triển nên người tiêu dùng mặt hàng này có yêu cầu
rất cao đối với sản phẩm do đó nếu công ty không nghiên cứu kỹ hợp đồng thì sẽ
không đáp ứng được yêu cầu của đối tác hoặc gặp rủi ro trong khâu lập và hoàn thiện
bộ chứng từ.
Bên cạnh yếu tố văn hóa thì môi trường tự nhiên cũng góp phần tạo điều kiện
cho hoạt động kinh doanh phát triển. Trong thanh toán quốc tế theo phương thức
TDCT, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ đảm bảo thời gian giao hàng giúp cho bộ chứng
từ đúng với nội dung trong L/C và đúng với hợp đồng. Ngược lại bão lụt thiên tai sẽ
gây ra một số rủi ro đối với hoạt động thanh toán như thất lạc bộ chứng từ, ngân hàng
thực hiện nghĩa vụ chậm hơn so với quy định trong L/C.
• Môi trường đặc thù
- Khách hàng:

Đối với mặt hàng mây tre đan XK, khách hàng của Unimex Hà Tây chủ yếu ở
các quốc gia như Nga, Nhật Bản, và ở Tây Âu. Đối với các khách hàng ở thị trường
Nhật Bản là nơi có vị trí địa lý gần với Việt Nam, không có nhiều khác biệt về văn hóa
cũng như phong tục tập quán nên dễ nắm bắt và đạp ứng được nhu cầu của khách hàng
ở thị trường này. Hơn nữa nhu cầu về hàng hóa ở thị trường này không chỉ dừng lại ở
nhu cầu mà mà là nhu cầu thực sự có khả năng thanh toán. Đây cũng là một lợi thế đối
với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đối với cả công tác thanh toán. Khả
năng xảy ra rủi ro khách hàng mất khả năng thanh toán sẽ ít xảy ra hơn.
Thị trường Tây Âu cũng là một khách hàng quan trọng đối với công ty. Các
khách hàng ở thị trường này là những người có yêu cầu cao do đó trong công tác thanh
toán, nếu không nghiên cứu kỹ nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu
đó của doanh nghiệp mình, công ty có thể gặp rủi ro trong khâu chuẩn bị hàng để giao
hàng, hay việc thực hiện hợp đồng không đúng với nội dung trong L/C
Thị trường Nga là thị trường cũ và lâu năm của Unimex Hà Tây nên công ty
cũng đã gây dựng được hình ảnh và uy tín với các khách hàng. Khách hàng ở thị
trường này cũng được coi là những khách hàng có yêu cầu không cao đối với sản
phẩm mây tre đan. Chính vì vậy mà trong công tác thanh toán sẽ dễ dàng đưa ra được
các thỏa thuận về nội dung của L/C, chọn NHPH, ngân hàng đại diện cũng như việc
thương lượng chỉnh sửa những sai sót của bộ chứng từ cũng không gặp nhiều khó
khăn.
- Hệ thống ngân hàng:
Khi thực hiện thanh toán theo phương thức TDCT, việc chọn NHPH và NHTB
cũng không kém phần quan trọng. Việc chọn NHPH không thận trong có thể dẫn đền
một số rủi ro như: ngân hàng thanh toán chậm hay không có khả năng thanh toán.
NHTB nếu không hoàn thành nghĩa vụ thì cũng làm cho quá trình thanh toán bị chậm
trễ, hay làm thất lạc bộ chứng từ…
Hiện nay hệ thông ngân hàng Việt Nam rất phát triển tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể như các ngân hàng Việt Nam ngày
càng lớn mạnh có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, các dịch vụ thanh toán
cũng đa dạng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng quốc tế. Chất lượng dịch vụ thì

ngày càng nâng cao đảm bảo thời gian thanh toán cho doanh nghiệp.
3.2.2.2. Môi trường bên trong
Đối với hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT, các yếu tố môi trường
bên trong có thể ảnh hưởng tới công ty là tổ chức của công ty trong thanh toán quốc tế,
sự phân bổ giữa các bộ phận trong phòng ngừa rủi ro thanh toán theo phương thức
TDCT. Khi công ty ký kết một hợp đồng, các phòng ban tham gia vào thự hiện hợp
đồng đó là phòng nghiệp vụ kinh doanh, trong hợp đồng xuất khẩu mây tre đan sẽ có
thêm sự tham gia của phòng nghiệp vụ mây tre. Các vấn đề hay khó khăn trong quá
trình thanh toán sẽ do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Tuy nhiên để giải quyết tốt thì
vẫn cần sự phối hợp giữa các phòng ban. Bên cạnh còn có nguồn nhân lực và văn hóa
của công ty là yếu tố không thể thiếu để thực hiệ tốt công tác phòng ngừa rủi ro trong
thanh toán theo phương thức TDCT. Công ty Unimex Hà Tây luôn cố gắng tạo ra một
môi trường làm việc thoải mái, công bằng cho mọi nhân viên khiến mọi nhân viên có
cơ hội phát huy hết khả năng của mình. Mặt khác, công ty thường xuyên có những
chương trình đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ quản lý qua đó doanh
nghiệp gặt hái được nhiều thành công và tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của
mình.
3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và đánh giá tổng hợp của chuyên gia
3.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm
Sau khi phát phiếu điều tra phỏng vấn tới các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên,
kết quả điều tra có thể tổng hợp như sau:
• Phần thông tin về doanh nghiệp
Câu 6B: Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là kinh doanh XNK
Câu 7B: Các mặt hàng kinh doanh chính của công ty :
- Trong kinh doanh XK: Hàng thủ côg mỹ nghệ (mây tre, đồ gỗ mỹ nghệ), tơ tằm
- Trong kinh doanh NK: Hàng tiêu dùng (thiết bị điện, xe máy, ôtô, thực
phẩm ), vật tư thiết bị phục vụ sản xuất (phân bón, xăng dầu, máy móc…)
Câu 8B: Thị trường chủ yếu của doanh nghiệp
Trong kinh doanh XK: Thị trường của doanh nghiệp chủ yếu là thị trường Nga
– Đông Âu (3/10 phiếu), thị trường Nhật Bản- Châu Á(3/10 phiếu), thị trường Tây Âu

(3/10 phiếu), thị trường Mỹ (1/10 phiếu)
Biểu đồ 3.1:Tỷ trọng các thị trường XK của công ty Unimex Hà Tây
• Phần thực trạng thanh toán quốc tế tại công ty
Câu 1C: Tình hình sử dụng các phương thức thanh toán tại công ty Unimex Hà
Tây. Công ty sử dụng 3 phương thức thanh toán là: chuyển tiền, nhờ thu, TDTC. Đánh
giá mức độ sử dụng các phương thức thanh toán của công ty cụ thể như sau:
Phương thức TDCT: được sử dạng phổ biến nhất trong 3 phơng thức. 70% số
phiếu chọn mức phổ biến đối với phương thức này, 3 phiếu chọn mức sử dụng bình
thương và không có phiếu nào chọn mức ít. Thanh toán theo phương thức TDCT là
phương thức thanh toán phù hợp nhất đối với hoạt động XK, đây lại là hoạt động thế
mạnh của doanh nghiệp nên lựa chọn của công ty là đúng đắn
Câu 2C: Đa số phiếu trắc nghiệm chọn loại L/C không thể hủy ngang. 80%
phiếu chọn mức độ sử dụng nhiều. L/C không có thể hủy ngang chỉ được sử dụng ở
mức trung bình hoặc ít. Công ty cho rằng nếu chọn loại L/C này công ty có thể tránh
được rủi ro ngân hàng bất ngờ thay đổi nội dung L/C mà chưa có sự thỏa thuận với
doanh nghiệp. Khi đó công ty có thể chưa có biện pháp kịp thời đối với những thay
đổi bất lợi
Câu 3C: Các khó khăn mà công ty thường gặp trong công tác thanh toán quốc
tế là ngân hàng không chấp nhận bộ chứng từ (5/10 phiếu chiếm 50%), thời gian mở
L/C kéo dài (3/10 phiếu), còn lại là một số khó khăn như ngân hàng thanh toán chậm,
rủi ro hối đoái (2/10 phiếu)
Câu 4C: 80% số phiếu cho rằng công ty gặp rủi ro nhiều nhất là trong khâu
hoàn thiện bộ chứng từ thanh toán, khó khăn trong khâu kiểm tra L/C được đánh giá ở
mức độ bình thường. Các rủi ro ít xảy ra là trong khâu nhắc nhở nhà NK mở L/C (40%
số phiếu) và khâu giao hàng (20% số phiếu). Nguyên nhân có thể do khâu hoàn thiện

×