Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

vai trò của pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.84 KB, 7 trang )

I ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lí hầu như tất cả các mặt, các lĩnh vực
của đất nước vì vậy pháp luật có những vai trò quan trọng đối với từng lĩnh vực
trong hoạt đông của đất nước, xã hội. Pháp luật không chỉ là vũ khí chinh trị để giữ
vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, là cơ sở pháp lí để bộ máy nhà nước tổ chức
và hoạt động; pháp luật còn là phương tiện để giáo dục con người, tạo ra môi
trường pháp lí thuận lợi cho việc hình thành nhưng quan hê mơi trong xã hội, đồng
thời củng cố, mở rộng mối quan hệ quốc tế, tạo điều kiện cho những công cụ điều
chỉnh quan hệ xã hội khác phát triển vì xã hội công bằng, văn minh tốt đẹp hơn. Và
pháp luật cũng có một vai trò to lớn đối với kinh tế. Một nền kinh tế có thể phát
triển bền vững ổn định thì phải có một hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp, chi
tiết. Sau đây là những phân tích về vai trò của pháp luật đối với kinh tế.
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lí luận
a Khái niệm pháp luật
Theo quan điểm Mác – Lênin thì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thùa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
Pháp luật là công cụ mà giai cấp cầm quyền sử dụng để thục hiên chức năng quản
lí và hợp pháp hóa quan hệ thông trị đội với xã hội. Vì vậy pháp luật có ảnh hưởng
đối với mọi lĩnh vực xã hội.
b Khái niệm kinh tế
Kinh tế là tổng thể nón chung những quan hệ sản xuất của một hình thái kinh tế -
xã hội nhất định, là hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất.
1
c Mối quan hệ của pháp luật và kinh tế
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin pháp luật là hiện tượng thuộc
kiến trúc thượng tầng của xã hội, kinh tế là hiện tượng thuộc cơ sở hạ tầng của xã
hội nên pháp luật phụ thuộc vào kinh tế. Kinh tế quyết định sự ra đời tồn tại và
phát triển của pháp luật. Pháp luật là sự phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, là
cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và pháp triển các quan hệ kinh tế - xã hội. Các quy định


của pháp luật không được cao hơn hoặc thấp hơn trình độ của nền kinh tế đã sinh
ra nó.
Tuy nhiên, theo quan quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin thì kiến thượng
tầng cũng có tính độc lập tương đối đối với cơ sở hạ tầng vì thế cho nên pháp luật
cũng có tính độc lập tương đối đối với kinh tế. Thông qua việc điều tiết nền kinh
tế, pháp luật có thể thúc đẩy nền kinh tế nhưng cũng có thể kìm hãm sự pháp triển
của nền kinh tế.
2 Vai trò của pháp luật đối với kinh tế
Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với kinh tế bằng chính nội dung các quy định của
pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật mà nhà nước đã ban hành. Ngoài ra các
hoạt đông áp dụng pháp luât, hoạt động xét xử, bảo vệ pháp luật cũng có ảnh
hưởng lớn tới các hoạt đông kinh tế trong xã hội. Sự ảnh hưởng đó có thể theo
hướng tích cực, cũng có thể không tích cực hoăc vừa tích cực vừa tiêu cực. Pháp
luật có ảnh hưởng đến cách tổ chức và vận hành của nền kinh tế quốc dân. Có
nhưng quy định của pháp luật có thể thúc đẩy kinh tế phát triển ở măt này nhưng
kìm hãm ở mặt kia.
a Vai trò tích cực của pháp luật đến sự phát triển của kinh tế
Khi pháp luật phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình kinh tế của đất nước thì nó
sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Pháp luật góp phan tích
2
cực vào việc tổ chức quản lí và điều tiết kinh tế, tạo dựng môi trường pháp lí cho
các hoạt động kinh tế, của các tổ chức kinh tế, cá nhân được tiến hành thuận lợi, co
trật tự và đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở
hữu, chính sách tài chính, thuế, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, cơ chế kinh tế, các
phương thức quản lí kinh tế qua đó góp phần tích cực vào việc sắp xếp cơ cấu các
ngành kinh tế, tác động tới sự tăng trưởng và sử ổn định, cân đối của nền kinh tế.
Ví dụ như việc xác định chính sách tài chính, đầu tư có ảnh hương lớn đến các
nguồn vốn để đầu tư cho các dự án kinh tế tư đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cua
các nền kinh tế.

Pháp luật điều chỉnh các hơp đồng kinh tế, quy định trình tự và thủ tục giải
quyết các tranh chấp hợp đồng kinh tế, quy định chặt chẽ, cụ thể để bảo vệ các lợi
ích kinh tế chính đáng của các chủ thể. Nhờ các quy định đó mà nhà nước có thể tổ
chức và quản lí được nền kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng trong
sử ổn định, cân đối và điều tiết nền kinh tế theo hướng mà nhà nước mong muốn.
Pháp luật bảo đảm cho các quan hệ kinh tế vận hành trong điều kiện ổn định, an
toàn; điều chỉnh các quan hệ đó theo hướng phát triển lành mạnh. Nói cách khác
pháp luật la hình thức pháp lí cho các quan hệ kinh tế tồn tại và phát triển. Vai trò
tích cực của pháp luật đối với sự phát triển của kinh tế khi nó tác động cùng chiều
với sự phát triển kinh tế.
Sự quản lí của nhà nước đối với nền kinh tế chỉ có thể được thực hiện và phát
huy đầy đủ nhất, có hiệu quả nhất khi được xác lập dưới một hình thức pháp luật
nhất định và được bảo đảm thực hiện bởi một cơ chế pháp luật thích hợp. Có thể
nói trong thời đại hiện nay pháp luật đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền
kinh tế. Thiếu pháp luật, nền kinh tế nhất là kinh tế thị trường rất khó vận hành
3
hoặc vận hành không hiệu quả. Các hoạt động kinh tế sẽ trở thành hỗn loạn không
thể kiểm soát được.
Ta có thể thấy vai trò to lớn của các văn bản quy phạm pháp luật trong viêc tạo
ra hành lang pháp lí cho sự ra đời va vận hành của các quan hệ kinh tế mới trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, hợp tác và hội nhập nền kinh tế thế giới.
b Sự ảnh hưởng tiêu cực của pháp luật đến sự phát triển của kinh tế
Khi pháp luật phản ánh không đúng, pháp luật được xác định không phù hợp
với các điều kiện, yêu cầu của nền kinh tế, những quy định pháp luật quá cao hoặc
quá thấp so với trình độ phát triển của kinh tế thì chúng sẽ kìm hãm sự phát triển
của kinh tế, thậm chí làm cho nền kinh tế phát triển lệch hướng và mang lại những
tác hại nhất định cho nên nếu pháp luật mà không phù hợp với sự phát triển của
nền kinh tế thì nó sẽ làm cho nền kinh tế tụt hậu so với tiến trình phát triển kinh tế
của thế giới.
Nếu các quy định của pháp luật cao hơn trình độ của kinh tế thì nền kinh tế sẽ

không thể đáp ứng được các quy định đó. Từ đó có thể dẫn đến sự khủng hoảng,
thiếu hụt trầm trọng nguồn lực của kinh tế. Làm cho kinh tế chao đảo là một sự
việc hết sức đáng lo ngại vì chúng ta phải tốn lượng thời gian lớn để có thể làm ổn
định lại nền kinh tế chứ chưa nói gì đến việc làm cho nền kinh tế phát triển. Còn
nếu các quy định của pháp luật thấp hơn đối với trình độ phát triển của kinh tế thì
nền kinh tế sẽ bị kìm hãm lại bởi các quy định lạc hậu, bảo thủ.
Sự thiếu hụt về các quy định pháp luật đối với các lĩnh vực nhất định mà hầu
như là trong các lĩnh vực kinh tế còn mới xuất hiện làm thiếu hụt cơ sở pháp lí để
bảo đảm cho các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân có thể chủ động, bình
đẳng, tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không
cấm trong đó có nhiều ngành nghề mới lạ.
4
Hệ thống pháp luật nếu không phù hợp thì gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ
đối với nền kinh tế. Tuy nhiên nhà nước đang ngày càng chú trọng việc xây dựng
và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, cụ thể đẻ đáp ứng nhu cầu
của sự phát triển nền kinh tế.
3 Liên hệ thực tế Việt Nam
Trước công cuộc Đổi Mới, nhiều quy định của pháp luật thể hiện sự cao hơn so
với trình độ thực tế cuả nền kinh tế. Do đó không những không thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế mà còn làm cho nền kinh tế trì trệ kém phát triển, đời sống
nhân dân gặp nhiều khó khăn hay sự can thiệp quá sâu của pháp luật vào các hoạt
động kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế không phát huy hết khả năng sáng tạo,
thiếu chủ động, mang tính cứng nhắc với những hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình, dẫn đến năng suất lao động thấp, sản xuất ra ít sản phẩm, cơ chế quản lí xơ
cứng. Một số quy định còn cản trở những ý tưởng, những hành vi kinh doanh chính
đáng và mang lại lợi nhuận. Trong khi mà nền kinh tế nước ta không thể đáp ứng
đủ việc chi trả tiền cho việc học và khám chữa bệnh cho mọi công dân thì tại Điều
60 Hiến pháp năm 1980 có quy định “...Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo
dục phổ thông bắt buộc, thực hiện chế độ học không phải trả tiền và chính sách cấp
học bổng tạo điều kiện thuận lợi cho công dân học tập” hay Điều 61 Hiến pháp

năm 1980 cũng quy định “Nhà nước thực hiện chế độkhám bệnh và chữa bệnh
không phải trả tiền”. Quy định nền kinh tế nước ta có 2 hình thức sở hữu là sở hữu
quốc doanh và sở hữu tập thể, theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ. Những
quy định đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.
Pháp luật hiện hành còn thiếu nhiều cơ sở pháp lí để đảm bảo cho các thành
phần kinh tế có thể chủ động, bình đẳng, tự do tổ chức sản xuất kinh doanh những
ngành nghề mà pháp luật không cấm, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã lạc hậu
nhưng vẫn chưa được sửa đổi hoặc hủy bỏ dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ và mâu
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×