Mở đầu
Trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam, Quốc hội chiếm một vị
trí đặc biệt quan trọng. Theo Hiến pháp năm 1992 thì “ tất cả quyền lực Nhà
nước thuộc về nhân dân”. Bằng biện pháp dân chủ gián tiếp, nhân dân bầu ra các
cơ quan đại diện, trong đó có Quốc hội, để thực hiên quyền lực của mình. Do
đó, “ Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…” (.Điều 83 Hiến pháp
năm 1992)
Nội dung
Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tâp trung dân chủ, làm
việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
Hiệu quả làm việc của Quốc hội được đảm bảo bằng hiệu quả của các kì
họp Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các
Ủy ban của Quốc hội, đoàn Đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội
“Nhiệm kì của Quốc hội là 5 năm.
Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kì, Quốc hội khóa mới phải được
thành lập. Thể lệ bầu cử, số đại biểu Quốc hội do luật định.
Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu
Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài
nhiệm kì của mình.’ (Điều 85 Hiến pháp năm 1992)
1. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
Để thực hiện quyền lực tối cao của mình, bên cạnh Quốc hội là các cơ
quan đại diện, thay mặt, hỗ trợ Quốc hội giải quyết những công việc liên quan.
Các cơ quan của Quốc hội gồm có:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc;
- Các Ủy ban của Quốc hội.
1.1 Ủy ban thường vụ Quốc hội
Theo Hiến pháp năm 1959, trong tổ chức của Quốc hội có Ủy ban thường vụ
Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội. Nhưng theo quy định của Hiến
pháp năm 1980 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội được thay thế bằng Hội đồng
Nhà nước. Tuy nhiên, khi hoạt động cơ quan này đã bộc lộ nhiều hạn chế ( chức
năng, nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cơ cấu thành viên của Hội đồng Nhà nước
hầu hết là ngững người kiêm nhiệm), không thể phát huy hết vai trò của mình
trong việc ban hành nhiều pháp lệnh trên tất cả mọi lĩnh vực. Vì vậy, tới Hiến
pháp năm 1992, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng Nhà nước đã được phân
định cho hai cơ quan khác nhau:
- Chức năng Nguyên thủ quốc gia do Chủ tịch nước đảm nhiệm;
- Ủy ban thường vụ Quốc hôi được xác định là cơ quan thường trực của
Quốc hội.
Điều 5, chương II, Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 có quy định : “Ủy ban
thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các
Ủy viên do Chủ tịch Quốc hội làm chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm phó
chủ tịch…”
Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định
theo đa số. Nhiệm kì của Ủy ban thường vụ Quốc hôi theo nhiệm kì của Quốc
2
hội. Và Ủy ban thường vụ Quốc hội họp mỗi tháng ít nhất một lần. Số thành
viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định
Để đảm bảo tính khách quan, Hiến pháp năm 1992 còn quy định thành
viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên của
Chính phủ.
Để thực hiện tốt các chức năng của mình, Luật tổ chức Quốc hội còn quy
định các thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải làm việc theo chế độ
chuyên trách.
Trong tổ chức của Quốc hội cũng như Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước có vị trí rất quan trọng. Nhiệm vụ của Chủ tịch Quốc hội được quy
định tại Điều 92 Hiến pháp năm 1992: “ Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên
họp của Quốc hội; ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công
tác của Ủy ban thường vụ quốc hội; tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại
của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội…”
1.2 Hội đồng dân tộc
Hội đồng dân tộc tham mưu cho Quốc hội về vấn đề dân tộc. Những nhiệm
vụ và quyền hạn của Hội đồng dân tộc được quy định tại Điều 26 Luật tổ chức
Quốc hội. Ngoài ra, Hội đồng dân tộc còn có những nhiệm vụ, quyền hạn khác
như các ủy ban của Quốc hội.
Hội đồng dân tộc gồm có:
- Chủ tịch;
- các Phó Chủ tịch;
- các ủy viên.
Số Phó Chủ tịch và số ủy viên của Hội đồng dân tộc do Quốc hội quy định.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Ủy ban thường
vụ Quốc hội, được mời tham dự các phiên họp của Chính phủ bàn về việc thực
hiện chính sách dân tộc.
Để nâng cao hiệu quả của Hội đồng dân tộc, Hiến pháp năm 1992 có quy
định Hội đồng dân tộc có một số thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách
(Điều 94). Số thành viên Hội đồng dân tộc hoạt động chuyên trách do Ủy ban
thường vụ Quốc hội quyết định.
1.3 Các ủy ban của Quốc hội
Các ủy ban của Quốc hội được thành lập ra để giúp Quốc hội thực hiện tốt
các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Quốc hội thành lập ra hai ủy ban: Ủy ban
thường trực và ủy ban lâm thời.
Ủy ban thường trực của Quốc hội là những ủy ban hoạt động thường
xuyên. Theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội bắt
đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 thì Quốc hội có 9 ủy ban thường trực, đó là:
- Ủy ban pháp luật;
3
- Ủy ban tư pháp;
- Ủy ban kinh tế;
- Ủy ban tài chính, ngân sách;
- Ủy ban quốc phòng và an ninh;
- Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội;
- Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;
- Ủy ban đối ngoại.
Hiến pháp năm 1992 còn quy định mỗi ủy ban phải có một số thành viên
làm việc theo chế độ chuyên trách.
Ủy ban lâm thời là những ủy ban được Quốc hội thành lập ra khi xét thấy
cần thiết để nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhấy
định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, ủy ban này sẽ giải thể. Ủy ban lâm thời ví
dụ như Ủy ban sửa đổi hiến pháp, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội...
Ủy ban của Quốc hội gồm:
- Chủ nhiệm;
- các Phó Chủ nhiệm;
- các ủy viên.
Số Phó Chủ nhiệm và số ủy viên do Quốc hội quyết định. Thành viên ủy ban
của Quốc hội do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, số thành viên
hoạt động chuyên trách do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
2. Hoạt động của Quốc hội theo pháp luật hiện hành – thực trạng và giải
pháp
2.1 Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp
Hiến pháp năm 1992 có quy định : “...Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp...”. Điều này xuất phát từ vị trí, tính chất của cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất. Chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra các quy
phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ
bản nhất của xã hội. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước khác ban
hành không được trái với tinh thần của Hiến pháp và luật.
Quốc hội có quyền làm Hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi Hiến pháp;
Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật. Bên cạnh đó, Quốc
hội còn có quyền quyết định xây dựng luật, pháp lệnh. Hiến pháp năm 1992 đã
bổ sung điều này nhằm đảm bảo cho hoạt động lập pháp của Quốc hội có hiệu
quả hơn.
Mục đích mà hoạt động lập pháp hướng tới là kịp thời ban hành các văn
bản luật, pháp lệnh một cách đồng bộ, thể chế hóa chủ trương, đường lối của
Đảng, ý chí của nhân dân nhằm tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động quản lí Nhà
nước về mọi mặt của đời sống xã hội.
4
Hoạt động lập pháp của Quốc hội ngày càng được đổi mới và mở rộng.
Hoat động lập pháp đã bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ
việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế
trong hệ thống chính trị; về đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ của
công dân; về thể chế, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến xây
dựng và hoàn thiện pháp luật và giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn
hóa, thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình và về quốc phòng, an
ninh đều đã có bước tiến bộ về chất lượng và số lượng, góp phần làm cho hệ
thống pháp luật đồng bộ hơn, đầy đủ hơn. Đặc biệt, hoạt động lập pháp của
Quốc hội bước đầu đã gắn chặt với hoạt động giám sát. Ví dụ như gắn việc giám
sát về an toàn thực phẩm với quá trình Quốc hội xem xét, thảo luận và thông qua
Luật An toàn thực phảm. Đây là một nét mới làm cho hoạt động lập pháp của
Quốc hội nâng cao được chất lượng, phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống
Trong những năm qua, Quốc hội đã có nhiều cố gắng trong hoat động xây
dựng luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, công tác lập pháp vẫn còn có một số hạn chế
đang tồn tại:
Về chất lượng lập pháp tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn có một số luật
còn chứa đựng những quy định chưa phản ánh đầy đủ nhu cầu cuộc sống nên tác
dụng điều chỉnh không cao, một số quy định còn thể hiện ý chí chủ quan, tính
dự báo không cao, tính khả thi còn thấp nên “ sức sống” của một số điều luật
và đạo luật không dài.
Hình thức thể hiện tuy có tiến bộ, nhưng nhiều điều luật vẫn còn quy định
dài dòng, thiếu rõ ràng, minh bạch và thiếu chế tài cụ thể.
Về thực hiện chương trình lập pháp cả nhiệm kỳ và hằng năm chưa đảm
bảo kế hoạch đã đề ra. Việc đưa vào, rút ra khỏi chương trình quá dễ dãi, không
đảm bảo tính pháp chế. Tiến độ và thời hạn trình dự án luật không đảm bảo. Hồ
sơ tài liệu để trình một dự án luật không đầy đủ và có chất lượng như Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định.
Bên cạnh đó, hoạt động lập pháp của quốc hội còn bị phụ thuộc nhiều vào
các cơ quan quản lí ngành trực tiếp xây dựng. Trong Hiến pháp, Luật Tổ chức
Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về vai trò và
sự tham gia của Đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp
lệnh . Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò của Đại biểu Quốc hội còn hạn chế. Vai
trò này có chăng chỉ là việc Đại biểu Quốc hội thảo luận cho ý kiến và biểu
quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Đại biểu Quốc hội ít khi trình
dự án luật, pháp lệnh cho Quốc hội (quyền sáng kiến lập pháp) mặc dù pháp luật
có quy định cho phép.
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động lập pháp, Quốc
hội phải luôn đổi mới để hoạt động này ngày càng trở nên hoàn thiện. Cụ thể:
Thứ nhất,tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao năng lực lập pháp nhằm xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo chiều sâu.
Thứ hai, phát huy vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội.
5