Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.75 KB, 16 trang )

Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………..1
1. Khái niệm công ty hợp danh………………………………………..2
2. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh…………………………..2
3. Thành viên của công ty hợp danh…………………………………..4
3.1. Thành viên hợp danh…………………………………………….4
3.2. Thành viên góp vốn……………………………………………...6
4. Quy chế quản lý công ty hợp danh…………………………………8
5. Quy chế về vốn góp của công ty hợp danh…………………………9
6. Thành lập và giải thể công ty hợp danh…………………………...11
6.1. Thành lập cồng ty hợp danh……………………………………11
6.2. Giải thể công ty hợp danh………………………………………12
Kết luận……………………………………………………………….14
Danh sách tài liệu tham khảo…………………………………………15
1
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập, công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, nền kinh tế nước ta còn non trẻ và có nhiều biến động bất ổn thì
một mô hình kinh doanh được tạo ra do sự liên kết của những người thân quen và
tin cậy lẫn nhau với quy mô nhỏ và vừa như công ty hợp danh tỏ ra là thích hợp.
Tuy nhiên trên thực tế lại khác, kể từ khi mô hình công ty hợp danh ra đời
cho đến nay, số lượng các công ty hợp danh được đăng kí kinh doanh là không
đáng kể và tỷ lệ của nó so với các công ty khác là rất nhỏ. Theo số liệu thống kê
tại trang Web của Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội, tính đến tháng 3/2007 thì có tổng
số 52.124 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh được lưu trên máy tính, trong đó có
30.826 công ty trách nhiệm hữu hạn; 16.734 công ty cổ phần; 2.826 doanh nghiệp
tư nhân; 1.014 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; 17 công ty hợp danh
và 4 hợp tác xã.
Lý do của việc có quá ít các công ty hợp danh được đăng kí kinh doanh


trong thời gian qua là rất đa dạng. Đó có thể là do xã hội nhìn nhận chưa đúng,
chưa sâu sắc về bản chất công ty hợp danh; cũng có thể là do pháp luật chưa có
những quy định khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào mô hình này...
Thực tế này đòi hỏi hướng ổn định những quy định của pháp luật về công
ty hợp danh nói riêng cũng như về các loại hình doanh nghiệp nói chung, từ đó
nâng cao nhận thức của xã hội về loại hình doanh nghiệp này. Trong điều kiện
nhận thức xã hội về mô hình công ty hợp danh được nâng cao thì việc lựa chọn
mô hình kinh doanh này cũng sẽ được chú ý hơn.
Chính vì thế, trong bài tập học kì này, em đã quyết định lựa chọn đề bài:
“Bình luận các quy định của Luật doanh nghiệp (2005) về công ty hợp danh” để
có thể tìm hiểu thêm và hiểu rõ hơn về bản chất của loại hình công ty này.
2
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
1. Khái niệm công ty hợp danh.
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp có từ lâu trong lịch sử loài
người. Tuy nhiên loại hình này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật của Việt
Nam chưa lâu. Lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp này được ghi nhận là ở Luật
doanh nghiệp 1999 với chỉ vỏn vẹn năm điều. Những quy định hiện hành về công
ty hợp danh tập trung trong Luật doanh nghiệp 2005, theo đó thì: “Công ty hợp
danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài
các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”.
Như vậy, khái niệm của công ty hợp danh ở Việt Nam được hiểu rất khác
so với các nước trên thế giới. Ở các nước khác, “công ty hợp danh” thường được
hiểu là hợp danh thông thường (hợp danh tuyệt đối) – tức là cong ty mà chỉ có

một loại thành viên là thành viên hợp danh và các thành viên hợp danh này cùng
chịu chung một chế độ trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra
còn có loại thứ hai là công ty hợp danh hữu hạn – công ty bao gồm cả những
thành viên chịu trách nhiệm vô hạn – có quyền điều hành, quản lý công ty và
những thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn – không có quyền điều hành, quản lý
công ty. Ở Việt Nam thì cả hai loại hình công ty này đều được gộp chung vào
dưới cái tên “công ty hợp danh”.
2. Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh.
Theo khoản 2 Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 thì: “Công ty hợp danh có
tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh”.
3
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
Trên thực tế sự tồn tại của tư cách pháp nhân của công ty hợp danh và
chế độ chịu trách nhiệm vô hạn không mang lại lợi ích lớn cho các thành viên
hợp danh; thậm chí, ở một chừng mực nào đó, nó còn là sự cản trở. Ở hầu hết
các nước, do việc xác định hợp danh là sự liên kết của hai hay nhiều người cùng
hùn vốn, tạo tài sản chung, chia sẻ quyền điều hành, cùng chịu lỗ hưởng lãi nên
pháp luật đề cao sự thỏa thuận, không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Với
điều kiện như vậy, pháp luật nhiều nước không đánh thuế thu nhập đối với công
ty hợp danh, từng thành viên chịu thuế với phần thu nhập cá nhân của riêng mình.
Lợi ích của những cá nhân tham gia vào hợp danh thông thường là những cá nhân
này sẽ không phải chịu thuế hai lần (double taxation). Khác với loại hình hợp
danh ở các nước khác, công ty hợp danh ở Việt Nam do có tư cách pháp nhân nên
đương nhiên phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận sau thuế
chia cho thành viên hợp danh có thể sẽ bị đánh thuế một lần nữa. Lợi ích của các
thành viên rõ ràng là bị ảnh hưởng lớn, trong khi họ đồng thời phải chịu chế độ
trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty.
Mặt khác những quy định về tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh
– căn cứ chính để xác định công ty hợp danh có tư cách pháp nhân – thì lại
chưa thật triệt để. Tại khoản 1 Điều 132 Luật doanh nghiệp 2005 quy định về

việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của thành viên thành tài sản của công
ty để khẳng định tính độc lập về tài sản của công ty hợp danh với các thành viên
tạo ra nó. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp lại đồng thời quy định chế độ chịu trách
nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh đối với các nghĩa vụ của của công ty. Chế
độ này được hiểu là thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản
của mình của mình về các nghĩa vụ của công ty. Cụ thể hơn, đối với những khoản
nợ của công ty, thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu trách nhiệm thanh toán hết
số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của
công ty. Như vậy, thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài
4
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
sản của mình, không kể là tài sản đã chuyển quyền sở hữu cho công ty hay tài sản
của cá nhân không đưa vào tài sản công ty. Nhưng khoản 3 Điều 94 Bộ luật Dân
sự 2005 lại quy định: “Thành viên pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay
cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của thành viên
hợp danh vô hình chung đã đi ngược lại tinh thần của các quy định của Bộ luật
dân sự 2005 về pháp nhân.
Như vậy tư cách pháp nhân của công ty hợp danh tuy là một điểm đặc
thù của Luật Doanh nghiệp 2005 nhưng lợi ích của quy định này là không cao,
thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển của loại hình công ty này. Trong những
lần sửa đổi Luật doanh nghiệp 2005 có thể có trong tương lai hoặc thậm chí là
trong bộ luật thay thế cho Luật doanh nghiệp 2005, chúng ta rất cần sự thay đổi
và nhìn nhận kĩ lưỡng hơn từ các nhà làm luật về vấn đề này.
3. Thành viên của công ty hợp danh.
3.1. Thành viên hợp danh.
Theo quy định tại Điều 130 Luật doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh
phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh – các thành viên hợp danh này phải là cá
nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công
ty.

Theo khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005, các đối tượng sau đây
không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh:
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử
dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ
quan đơn vị mình.
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
5
Bùi Thị Minh Trang (KT33B048)
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp trong các cơ quan, dơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam.
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở
hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý
phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp khác.
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
bị mất năng lực hành vi dân sự.
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề
kinh doanh.
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản…”.
Ngoài ra trong một số trường hợp đặc biệt, thành viên hợp danh phải có
trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề hoặc bằng cấp, nghiệp vụ nhất định.
Chẳng hạn như công ty hoạt động trong những ngành nghề nhưu dịch vụ pháp lý,
khám chữa bệnh, buôn bán dược phẩm, dịch vụ thú y, thiết kế công trình, kiểm
toán, môi giới chứng khoán…
Theo quy định tại Điều 134 Luật doanh nghiệp 2005 thì thành viên hợp
danh có quyền như một chủ công ty thực sự. Đi đôi với quyền ấy là một chế độ
trách nhiệm vô hạn mà loại thành viên này phải chịu khi tiến hành các hoạt động
nhân danh công ty. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm về các hoạt động

của công ty kể từ khi đăng kí vào danh sách thành viên của công ty, bất kể thành
viên này có trực tiếp tham gia vào các hoạt động phát sinh trách nhiệm ấy hay
không, trừ trường hợp thành viên đó và các thành viên còn lại có thỏa thuận khác
(khoản 3 Điều 139 Luật doanh nghiệp 2005). Ngay cả khi đã chấm dứt tư cách
thành viên thì thành viên hợp danh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn
bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày
chấm dứt tư cách thành viên (khoản 5 Điều 138 Luật doanh nghiệp 2005).
6

×