Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

các quy định của Lụât doanh nghiệp 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.38 KB, 34 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác
định “ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp lụât ” .Tự
do kinh doanh đã trở thành một trong những nội dung của quyền công dân và
được Hiến pháp ghi nhận .Pháp lụât của Nhà nước ta ghi nhận , quy định nội
dung và bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh trên tinh thần tôn vinh và
khuyến khích các doanh nhân.
Ở nước ta , doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có sự
ra đời không đồng thời , đang trong điều kiện phát triển và từng bước hoàn
thiện. Qúa trình phát triển của cá loại hình doanh nghiệp cũng chính là quá trình
hoàn thiện dần đối với pháp luật về thành lập và quản lý doanh nghiệp .
Từ những năm sống trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp ,
thực hiện các hoạt động kinh tế chỉ có các đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh
tế Xã Hội Chủ Nghĩa với các xí nghiệp quốc doanh , hợp tác xã sản xuất nông
nghiệp . Những văn bản dưới Luật đặt ý chí kế hoạch của Nhà nước được đặt
lên trên hết được ban hành để điều chỉnh toàn diện từ việc thành lập , tổ chức
Bộ máy nhân sự , quản lý đến tất cả mọi hoạt động trong các quan hệ đầu vào ,
đầu ra của các đơn vị kinh tế này .
Cuối năm 1990 , Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Công ty và Luật
Doanh nghiệp tư nhân . Đây là những đạo luật đầu tiên về doanh nghiệp và
chúng đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xuất hiện và phát triển từng bước các loại
hình doanh nghiệp của tư nhân và dân doanh với hình thức công ty cổ phần ,
công ty Trách nhịêm hữu hạn ( TNHH ) và Doanh nghiệp tư nhân. Nền kinh tế
nước ta đã bắt đầu hình thành và hoạt động theo mô hình kinh tế nhiều thành
phần .
Trên cơ sở tổng kết , đúc rút kinh nghiệm của 9 năm thực hiện Luật công
ty và Luật doanh nghiệp tư nhân , Quốc hội đã ban hành Luật doanh nghiệp
năm 1999 thay thế cho 2 đạo luật này .Có thể nói Luật doanh nghiệp 1999 đã có
một bước phát triển rất lớn , đem lại bộ mặt rất mới cho Môi trường kinh doanh
ở nước ta. Luật doanh nghiệp ngoài những quy định bổ sung sửa đổi theo hướng
tạo thuận lợi , khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư trong nước đầu tư


vào các công ty cổ phần , công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân còn bổ sung
công ty TNHH một thành viên và Công ty hợp danh cũng theo tinh thần khuyến
khích đầu tư như vậy.
Song , chúng ta phải ghi nhận thành tựu lớn nhất của Luật doanh nghiệp
1999 là đã ghi nhận quyền thành lập là một quyền tự do kinh doanh thay thế
cho quan điểm coi đây là thách thức đối với các doanh nghiệp đã tồn tại nhiều
năm trong Pháp luật Việt Nam .Vì thế đạo luật này đã có những tác động tích
cực , có tính đột phá đến sự phát triển của doanh nghiệp cả về số lượng lẫn chất
lượng.
Tuy nhiên , có một trở ngại lớn đối với Luật doanh nghiệp 1999 là ngoài
Luật doanh nghiệp thì hiện hành lúc bấy giờ , vẫn có sự trùng lặp khi quy định
về cùng một mô hình hoạt dộng , quy định không thống nhất , có sự phân biệt
đối xử về điều kiện , thủ tục thành lập doanh nghiệp , đảm bảo đầu tư giữa nhà
đầu tư trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và nhà đầu tư trong
nước với nhà đầu tư nước ngoài … Nhưng thực tiễn , quá trình Hội nhập kinh tế
quốc tế và cụ thể là việc tiến tới gia nhập tổ chức WTO đòi hỏi chúng ra phải có
một môi trường pháp lý kinh doanh thực sự phù hợp với tình hình chung của
thế giới và có điểm thu hút , hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đặc biệt , pháp luật phải giữ vai trò định hướng và là sự bảo đảm về mặt pháp
lý cho sự ra đời , phát triển của hoạt động kinh doanh.
Chính vì thế , Luật doanh nghiệp 2005 ra đời với mục đích khôi phục
những bất cập của đạo luật trước , góp phần hoàn thiện môi trường kinh doanh,
tiếp tục tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tích cực
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .
Trên cơ sở Luật doanh nghiệp 2005, chúng ta sẽ lần lượt xem xét 1 số
vấn đề xoay quanh các quy định của Lụât doanh nghiệp 2005 mà hiện nay các
Doanh nghiệp đang gặp phải. Và qua đó , chúng ta sẽ tìm ra giải pháp cho từng
tình huống cụ thể đó .
B. NỘI DUNG

I. Về việc phòng Đăng ký kinh doanh (ĐKKD ) tỉnh H từ chối cấp ĐKKD
cho công ty TNHH X với lý do duy nhất là : Các sấng lập viên không có hộ
khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh H
 Việc từ chối cấp ĐKKD cho công ty TNHH X ( sau đây gọi là công ty
X)như vậy là không hợp lý và không tuân theo nguyên tắc của pháp luật nói
chung và Luật doanh nghiệp 2005 nói riêng .
1. Cơ sở pháp lý
• Bộ luật Dân sự năm 2005 – Pháp nhân
• Luật đầu tư 2005
• Luật doanh nghiệp 2005
 Điều 8 - Quyền của doanh nghiệp
 Điều 18 - Hồ sơ ĐKKD củ công ty TNHH
 Điều 21 - Nội dung giấy Đề nghị ĐKKD
 Điều 24 - Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
ĐKKD
• Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh
 Điều 15 - Hồ sơ ĐKKD
 Điều 18 – Các giấy tờ chứng thực cá nhân trong
hồ sơ ĐKKD
2. Nội dung - giải quyết vấn đề
Thành lập một công ty hay cụ thể là quá trình ĐKKD một công ty được
nhìn nhận là quá trình tạo ra một chủ thể pháp lý thực sự có thể thực hiện các
hoạt động kinh doanh trong các điều kiện cụ thể
 Theo K1 Đ8 chúng ta thấy : Quyền của doanh nghiệp là “ Tự chủ
kinh doanh , chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn , hình thức kinh doanh, đầu
tư …”
Và theo K3 điều này thì doanh nghiệp có quyền “ chủ động tìm kiếm thị
trường , khách hang và ký kết hợp đồng ” .
Như vậy , theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2005 thì Doanh nghiệp
có quyền “lựa chọn địa bàn ” kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Việc công ty X

không có thành viên sấng lập nào có hộ khẩu ở tỉnh H nhưng vẫn đề nghị thành
lập doanh nghiệp tại tỉnh H là hoàn toàn đúng luật.Và cơ quan ĐKKD tỉnh H từ
chối cấp ĐKKD cho công ty X là không hợp lý .
Mặt khác , phòng ĐKKD làm như vậy là đi ngược lại với tinh thần
chung của Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 đó là thu hút sự đầu tư
cả ở trong và ngoài nước .
Bởi nếu theo quan niệm của phòng ĐKKD tỉnh H như vậy thì chỉ có
những người có hộ khẩu tại địa bàn tỉnh H mới có quyền được ĐKKD,thành lập
Doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh H . Vậy, đơn cử như những nhà đầu tư nước
ngoài khi lựa chọn đầu tư vào địa bàn tỉnh H sẽ như thế nào ? Và “Quyền tự chủ
đầu tư , kinh doanh ” trong Luật đầu tư 2005 là “ Lựa chọn lĩnh vực đầu tư ,
hình thức đầu tư , phương thức huy động vốn , dại bàn , quy mô đầu tư , đối tác
đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án …” sẽ để đi đâu và thực hiện như thế
nào . Phải chăng , nếu quy định như vậy , phòng ĐKKD tỉnh H đang tạo lên “
cơ chế đóng ” đối với chính sách đầu tư doanh nghiệp ?
Nguyên tắc giải quyết ĐKKD của phòng ĐKKD tỉnh H như vậy là sai
lầm và làm khó cho những nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào tỉnh H. Hoạt động
cấp ĐKKD của tình H như thế này thực sự đã tạo ra một môi trường không
thuận lợi và các doanh nghiệp hẳn sẽ rất e ngại khi quyết định đầu tư.
 Theo điều 24 của Lụât doanh nghiệp quy định về điều kiện cấp
Giấy chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp .Doanh nghiệp được cấp Giấy
chứng nhận ĐKKD khi có đủ các điều kiện sau đây :
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh
doanh;
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định …của Luật
này;
3. Có trụ sở chính theo quy định …
4. Có hồ sơ ĐKKD hợp lệ theo quy định của pháp lụât;
5. Nộp đủ lệ phí ĐKKD theo quy định của pháp luật;


 Như vậy , pháp luật không có một quy định nào bắt buộc doanh
nghiệp khi thành lập phải đáp ứng đủ yêu cầu là các thành viên phải có hộ khẩu
thuộc địa bàn tỉnh nơi thực hiện ĐKKD.
Theo những phân tích trên chúng ta thấy phòng ĐKKD tỉnh H phải có
trách nhiệm xem xét hồ sơ ĐKKD của công ty TNHH X và khi đáp ứng được
đầy đủ điều kiện về ĐKKD thì trong thời hạn 10 ngày tiến hành cấp Giấy
chứng nhận ĐKKD cho doanh nghiệp .
Về Nội dung Giấy đề nghị ĐKKD thuộc về Doanh nghiệp – Công ty X
phải làm . Được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật doanh nghiệp 2005 :
1. Tên doanh nghiệp
2. Địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp; số điện thoại …
3. Ngành ,nghề kinh doanh
4. Vốn điều lệ đố với công ty …

Sau đó , công ty X hoàn tất hồ sơ ĐKKD đối với công ty TNHH 2thành
viên trở lên theo Quy định tại Điều 15 và Điều 18 của Nghị định 88/2006/NĐ-
CP. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH 2 thành viên bao gồm:
1. Giấy đề nghị ĐKKD
2. Dự thảo điều lệ công ty
3. Danh sách thành viên
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan , tổ chức có thẩm quyền
đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp
luật phải có vốn pháp định
5. Bản sao hợp lệ giấy chứng chỉ hành nghề của Giám đốc ( Tổng Giám
đốc ) và cá nhân khác … mà theo quy định của pháp luật phải có
chứng chỉ hành nghề .

Ngoài ra , khi hoàn thành hồ sơ đăng ký kinh doanh , cần có các giấy tờ
chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Quy định tại điều 18 Nghị
định số 88/2006/NĐ-CP.

1. Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực
đối với công dân Việt Nam ở trong nước.
2. Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư
ở nước ngoài sau đây :
a) Hộ chiếu Việt Nam
b) Hộ chiếu nước ngoài ( hoặc giấy tờ có giá trị thay thé hộ chiếu
nước ngoài )và một trong các giấy tờ còn hiệu lực
- Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam;
- Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
- Giấy xác nhận đăng ký công dân;
- Giấy xác nhận gốc Việt Nam;
- Giấy xác nhận có gốc Việt Nam;
- Giấy xác nhận có quan hệ huyết thống Việt Nam;
- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
3. Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ
chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
4. Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nứơc ngoài không thường trú tại
Việt Nam
…..
 Trong trường hợp công ty X có thành viên sáng lập, đầu tư là
người nước ngoài thì Hồ sơ , trình tự , thủ tục , điều kiện và nội dung ĐKKD…
thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005. Giấy chứng nhận
đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD. Ví dụ điều 45 quy định thủ tục
Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước . Điều 46 quy định thủ tục đăng
ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài …
Như vậy , theo phân tích ở trên , phòng ĐKKD tỉnh H chỉ từ chối
ĐKKD cho công ty X với lý do duy nhất là các sáng lập viên không có hộ khẩu
thường trú ở địa bàn tỉnh H là chưa hợp lý .Và theo quy định của pháp luật thì :
- Nếu các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật danh nghiệp mà
công ty X đã đáp ứng đầy đủ thì trong trường hợp này , phòng ĐKKD tỉnh H có

trách nhiệm xem xét lại hồ sơ ĐKKD cho công ty X và cấp giấy chứng nhận
ĐKKD trong thời hạn 10 ngày .
- Nếu công ty X chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điều
24 Luật doanh nghiệp thì từ chối cấp Giấy chứng nhận ĐKKD và phải thông
báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết .Thông báo phải nêu
rõ lý do và yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi bổ sung.
Trường hợp phòng ĐKKD tỉnh H từ chối ĐKKD cho công ty X khi
công ty X đã đầy đủ điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật đầu
tư là đã vi phạm và thuộc vào các hành vi bị cấm quy định tại Điều 11 Luật
doanh nghiệp .
3. Một số vấn đề khác
Hệ thống cơ quan tiến hành ĐKKD ở nứơc ta vẫn là ử 2 cấp tỉnh và
huyện. Ở nước ngoài , doanh nghiệp tiến hành đăng ký kinh doanh tại Toà án và
ở đó có những cơ chế pháp lý rõ ra`ng , minh bạch và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp , để doanh nghiệp không gặp khó khăn , phiền hà và các
thủ tục hành chính rất rườm rà phức tạp. Đồng thời , lại đảm bảo được tính
chuyên môn , tính tập trung trong lĩnh vực kiểm soát , quản lý hoạt động của
doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giâý
phép kinh doanh.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, đã có sự thay đổi tương đối rõ rệt và môi
trường kinh doanh rõ rang đã có bước đột phá do phải đáp ứng theo nhu cầu
chung . Tuy nhiên , một vài năm trước đây và ngay cả hiện nay , tình trạng ở
một số địa phương như “ phòng ĐKKD tỉnh H ” như trong bài đã nêu là vẫn
còn. Điều đó tạo nên sự băn khoăn cho rất nhiều những nhà đầu tư trong và
ngoài nước khi quyết định rút đồng vốn ra đầu tư ở Việt Nam .
II. Ngành nghề kinh doanh – Kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật
không cấm
Việc phòng ĐKKD tỉnh P từ chối cấp ĐKKD cho công ty cổ phần L (sau
đây gọi là công ty L) với nội dung ngành , nghề Kinh doanh là “Kinh doanh
mọi ngành , nghề mà pháp luật không cấm ” là hoàn toàn hợp lý .

Tự do lựa chọn ngành , nghề kinh doanh là một trong những nội dung của
quyền tự do kinh doanh. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tự
do kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm .Tuy nhiên , khi
đăng ký thành lập , chủ doanh nghiệp cần phải lựa chọn và đăng ký những
ngành nghề phản ánh hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.Và những lựa chọn ấy
phải phù hợp với pháp lụât về quản lý ngành nghề kinh doanh được công bố
trong từng thời kỳ cụ thể .
1. Cơ sở pháp lý
• Luật doanh nghiệp năm 2005
 Điều 7 – Ngành , nghề và điều kiện kinh doanh
 Điều 9 – Nghĩa vụ của doanh nghiệp
 Điều 21 - Nội dung giấy đề nghị ĐKKD
 Điều 28 – Công bố nội dung ĐKKD
• Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về “ Hướng dẫn về đăng ký kinh
doanh ”
 Điều 23 - Lệ phí đăng ký kinh doanh
• Thông tư số 97/2006/TT-BTC về “ thu Phí , lệ phí …”
 Mục 4 - Điểm b.6
• Nghị định số 139 /2007/NĐ-CP về “Hướng dẫn thi hành một số điều
Luật Doanh nghiêp.”
 Điều 4 – Ngành , nghề cấm kinh doanh;
 Điều 5 – Ngành , nghề kinh doanh có điều kiện và điều
kiện kinh doanh;
 Điều 6 – Ngành , nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành
nghề;
 Điều 7 – Ngành , nghề kinh doanh phải có vốn pháp định.
• Thông tư lien tịch số 07/2001/TTLT/BTC- TCCK về “ Hướng dấn
ngành nghề kinh doanh sử dụng trong đăng ký kinh doanh”
2. Nội dung
 Theo thông tư số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK quy định “Doanh

nghiệp có thể đăng ký kinh doanh nhiều ngành, nghề nhưng phải là ngành, nghề
có hoạt động kinh doanh. Nếu trong thời hạn một năm mà doanh nghiệp không
kinh doanh ngành, nghề đã đăng ký thì phải thông báo với cơ quan đăng ký
kinh doanh để xoá ngành, nghề này trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với một doanh nghiệp cụ thể, không được ghi vào Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh cụm từ kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không
cấm. ” .
Như vậy , thông tư 07 đã quy định rất rõ việc doanh nghiệp được lựa
chọn ngành nghề như thế nào . Việc ngăn cấm sử dụng cụm từ “ kinh doanh tất
cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm” coi như đã là một câu trả lời thống
nhất cho tình huống được nêu ra trong bài . Vì sao lại như vậy ?
Bởi vì , ngoài những ngành nghề mà pháp luật “cấm” kinh doanh trong
hệ thống ngành kinh tế Quốc dân , chúng ra còn có những ngành nghề kinh
doanh “ có điều kiện” , ngành nghề kinh doanh “có chứng chỉ” hành nghề và
ngành nghề kinh doanh “phải có vốn pháp định”…
Theo như chúng ta thấy , trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân chúng
ra có danh mục tới gần 4000 ngành nghề để có thể kinh doanh được. Như vậy ,
nếu đặt vấn đề một cách quá chung chung là “kinh doanh mọi ngành nghề mà
pháp luật không cấm” trong hồ sơ ĐKKD sẽ bị coi là quy định không rõ rang.
Khi tiến hành làm giấy đề nghị ĐKKD , doanh nghiệp phải thực hiện :
việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp nhất . Bởi vì , cho dù có vai trò là
người kiến tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp song tuỳ thuộc yêu
cầu của người quản lý Nhà nước, yêu cầu điều tiết thị trường, trong mỗi thời kỳ
cần khuyến khích hoặc hạn chế những mặt hang, dịch vụ trong các lĩnh vực
kinh doanh mà Nhà nước có thái độ đối xử khác nhau đối với mỗi nhóm ngành
nghề khác nhau . Sự phân biệt đối xử ngành nghề ở mức độ nhất định có thể
giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau của những nhà
đầu tư trong nước, cũng có thể là giữa nhà đầu tư trong nước và nứơc ngoài.
Trước hết , nói đến khái niệm “ngành nghề cấm kinh doanh” trong giấy
ĐKKD của công ty L .

“Ngành nghề bị cấm kinh doanh” đó là những ngành nghề mà họt động
của doanh nghiệp có thể gây phương hại đến quốc phòng , an ninh , trật tụ , an
toàn xã hội , truyền thống lịch sử , văn hoá đạo đức , thuần phong mỹ tục Việt
Nam , sức khoẻ nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trườg.
Định kỳ , Chính phủ quy định và công bố những ngành nghề bị cấm đối
với mọi mọi loại hình doanh nghiệp , những ngành nghề kinh doanh chỉ cấm
đối với 1 số doanh nghiệp của các nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài theo
nguyên tắc công khai, minh bạch và tuân thủ những nguyên tắc đối xử với
người nước ngoài mà Việt Nam đã cam kết . Người đầu tư thành lập doanh
nghiệp chỉ được đăng ký hoạt động trong những ngành nghề không thuộc loại
bị cấm mà Nhà nước đã công bố.
Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại Điều 4 - Nghị
định số 139/2006/NĐ-CP.
a. Kinh doanh vũ khí quân dụng , trang thiết bị quân sự…
b. Kinh doanh chất ma tuý các loại;
c. Kinh doanh hoá chất bảng 1 ( the Công ước quốc tế)
d. Kinh doanh sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ…
e. Kinh doanh các loại pháo
f. Kinh doanh đồ chơi nguy hiểm
g. Kinh doanh động thực vật hoang dã , quý hiếm…
h. Kinh doanh và tổ chức mại dâm ,buôn bán phụ nữ, trẻ em
i. Kinh doanh các dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc
j. Kinh doanh hoạt động điều tra bí mật,xâm phạm đời sống riêng , quyền ,
lợi ích hợp pháp của tổ chức,công dân
k. Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài
l. Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha mẹ , con nuôi có yếu tố nước
ngoài
m. Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường
n. Kinh doanh các loại sản phẩm ,hang hoá , thiết bị bị cấm lưu hành , chưa
được phép lưu hành

o. Các ngành nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các Luật , Pháp
lệnh và nghị định chuyên ngành
Ngoài ra , khái niệm “cấm” còn trở lên phức tạp hơn nữa khi Luật đầu tư
cũng quy định về lĩnh vực , ngành nghề cấm đầu tư ở Việt Nam tại điều 30 Luật
đầu tư năm 2005.
Như vậy, “cấm” hay “không cấm” đều là những khái niệm hết sức chung
chung.Mà đòi hỏi khi tiến hành ĐKKD cho mỗi doanh nghiệp phải có sự cụ thể,
rõ rang, minh bạch mới có thể thực hiện được theo đúng quy định của Pháp
luật.
Ngoài ra , có những ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm nhưng
lại đặt ra những yêu cầu bắt buộc phải thực hiện như : có điều kiện, có chứng
chỉ hành nghề và có vốn pháp định.
Như ngành nghề kinh doanh có điều kiện : đây là những ngành nghề mà
theo yêu cầu quản lý , điều tiết kinh tế , Nhà nước xác định cần phải có những
điều kiện nhất định thì mới đảm bảo tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu
quả hoặc Nhà nước không khuyến khích và hạn chế kinh doanh. Những điều
kiện đặt ra đối với chủ thể kinh doanh bao gồm điều kiện về loại hình kinh
doanh,vốn , cơ sở vật chất như mặt bằng , trang thiết bị dùng cho kinh doanh
hoặc là những điều kiện đối với cá nhân như người trực tiếp thực hiện quản lý
hoạt động Kinh doanh trong doanh nghiệp đó. Quy định về ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh được quy định tại Điều 5 Nghị định
số 139/2007/NĐ-CP.
Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
hoặc các Hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân , người có đủ trình độ chuyên môn
và uy tín nghề nghiệp về 1 số ngành nghề nhất định. Pháp luật quy định những
đối tượng là những cá nhân trong từng loại doanh nghiệp hoạt động trong
những ngành nghề cụ thể phải có chứng chỉ hành nghề. Đối với những ngành
nghề này , chứng chỉ hành nghề bắt buộc phải có trong hồ sơ ĐKKD hoặc hồ sơ
xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Quy định về ngành nghề kinh doanh
có chứng chỉ hành nghề được quy định tại điều 6 Nghị định số 139/2007/NĐ-

CP./
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định thì các văn bản
luật m pháp lệnh hay nghị định sẽ xác định rõ các ngành nghề kinh doanh , mức
vốn pháp định cụ thể , cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp
định và cách thức xác định vốn pháp định. Doanh nghiệp phải thực hiện quy
định về vốn pháp định cả khi đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề. Pháp luật

×