Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học thị trấn_SKKN loại A cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.74 KB, 17 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chất lượng giáo viên của một nhà trường được phản ánh bởi chất lượng
học sinh của trường đó. Để có một đội ngũ giáo viên với năng lực sư phạm tốt,
giảng dạy mang lại kết quả cao thì nhà trường cần đặc biệt quan tâm tới việc
bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường, có rất nhiều
cách làm để giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả giảng
dạy một trong những cách làm đó là nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết
dạy của giáo viên với đồng nghiệp.
Dự giờ là một hoạt động chuyên môn quan trọng đối với giáo viên. Qua
việc dự giờ giúp giáo viên nâng cao tay nghề, vững vàng trong nghiệp vụ công
tác, giao lưu học hỏi chuyên môn lẫn nhau góp phần quan trọng trong việc
phát triển chuyên môn, là một yêu cầu trong việc đổi mới dạy học hiện nay.
Hoạt động đánh giá tiết dạy cũng được coi là một bước quan trong trong
quá trình dự giờ, nếu đánh giá đúng về tiết dạy, đánh giá đầy đủ các nội dung
trong tiết dạy sẽ giúp giáo viên nhận thấy các ưu điểm và các hạn chế của
mình trong quá trình giảng dạy, giúp giáo viên có những biện pháp khắc phục
hạn chế, yếu kém và phát huy ưu điểm của bản thân nhằm nâng cao kĩ năng
chuyên môn, nghề nghiệp , nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên, từng
bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tuy nhiên hoạt động dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên tiểu học
trong huyện nói chung và của giáo viên trường tiểu học Thị Trấn nói riêng
chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn vì giáo viên chưa có
những kĩ năng trong việc dự giờ và đánh giá như: Giáo viên chưa chủ động
xây dựng kế hoạch dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn, giáo viên chưa biết cách
ghi chép tiến trình tiết dự, chưa có khả năng phân tích, đánh giá các tình
huống sư phạm trong tiết dạy, chưa đánh giá đầy đủ các khía cạnh của tiết
dạy, việc tư vấn và đánh giá sau tiết dạy không hiệu quả, nhận xét tiết dạy lan
man không đúng trọng tâm, người dạy khó nhận thấy những ưu, khuyết điểm


của tiết dạy để có điều chỉnh, giáo viên ngại nhận xét đánh giá sau tiết dạy vì
sợ động chạm, sợ mất lòng, cả nể, cho qua việc dự giờ trong hoạt động
chuyên môn không có hiệu quả chỉ mang tính hình thức. Phần lớn việc dự giờ
chỉ do cán bộ quản lí, tổ khối trưởng thực hiện, việc đánh giáo sau tiết dạy rất
ít có ý kiến tham gia của giáo viên chỉ tập trung vào các giáo viên là các tổ
khối trưởng. Giáo viên hầu như chỉ mới tham gia dự giờ trong các hoạt động
mang tính chất thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và có ý kiến
đánh giá chung chung, đồng tình, chưa thực sự quan sát kĩ các thao tác của
người dạy.
2

Là một cán bộ quản lý được giao nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động
chuyên môn trong nhà trường, với mong muốn tìm ra các biện pháp để giúp
giáo viên nâng cao được các kĩ năng trong khi dự giờ và đánh giá sau tiết dạy.
Góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng
cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, tôi đã nghiên cứu Một số biện pháp
chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên
trong nhà trường nhằm góp phần nhỏ vào việc đổi mới dạy học hiện nay trong
nhà trường. Và nâng cao chất lượng học sinh của nhà trường trong năm học
2012 -2013 và những năm học tiếp theo.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi: Nghiên cứu kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy trên tổng số
33 cán bộ, giáo viên của trường tiểu học Thị Trấn huyện Tam Đường tỉnh Lai
Châu trong năm học 2012 -2013
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự
giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường tiểu học Thị Trấn huyện Tam
Đường tỉnh Lai Châu.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dự giờ trong nhà trường, thực trạng việc
dự giờ, đánh giá sau tiết dạy của giáo viên trong nhà trường để tìm các biện

pháp cải biến nhằm nâng cao hơn chất lượng của dự giờ và đánh giá sau tiết
dạy.
Nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ cho giáo viên của nhà trường, kĩ năng
ghi chép nội dung dự giờ, kĩ năng đánh giá sau tiết dạy nhằm tạo môi trường
thân thiện hiệu quả trong hoạt động dự giờ, giúp giáo viên học tập được những
kinh nghiệm quý sau giờ dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân trong
công tác, nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Từng bước nâng cao
năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi của nhà trường.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc dự giờ, rút
kinh nghiệm, sau tiết dạy. Không còn quan niệm qua loa đại khái trong việc
dự giờ.
Các bước trong quá trình dự giờ được thực hiện theo đúng yêu cầu
nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng cho việc dự giờ. Các bước rút kinh
nghiệm sau giờ dạy được cụ thể, dễ nắm bắt, dễ thực hiện.
3

Hiệu quả của việc tư vấn, rút kinh nghiệm sau dự giờ tiết dạy của giáo
viên nâng cao hơn, nâng cao chất lượng giờ dạy. Nâng cao chất lượng học
sinh giỏi các cấp của nhà trường trong năm học 2012-2013.




























4

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
* Kiểm tra: Là việc xem xét thực tế nhằm thu thập thông tin để đối
chiếu giữa mục tiêu đề ra và thực tế thực hiện nhằm tạo ra sự điều chỉnh trong
quá trình thực hiện.
* Đánh giá: Là đưa ra nhận định tổng hợp về các thông tin thu thập
được trong việc kiểm tra để so sánh đối chiếu với mục tiêu đề ra và có những
hành động hiệu quả.
* Đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên: Là quá trình theo dõi, tổng
hợp các thông tin về các mặt: Kiến thức, kĩ năng sư phạm của giáo viên

trong giờ dạy để dối chiếu với các quy định của chuẩn và đua ra những điểm
cần tư vấn cho giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá vào việc phân loại giáo
viên của nhà trường.
Kiểm tra chuyên môn của giáo viên là một hoạt động của nhà trường
nhằm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đánh giá kết quả giảng
dạy, công tác chủ nhiệm của giáo viên và đề ra các biện pháp để điều chỉnh
quá trình chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường như: Việc
soạn bài của giáo viên: Có đúng, đủ, theo phân phối chương trình, có chắt lọc,
giảm tải, tích hợp các nội dung theo yêu cầu. Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng,
phương tiên dạy học: Hiệu quả, chưa hiệu quả, tận dụng những đò dùng sẵn có
tại địa phương của giáo viên. Việc dự giờ giữ vai trò quan trọng trọng hoạt
động kiểm tra chuyên môn của nhà trường. Mỗi giáo viên được quy định dự
giờ và đánh giá đồng nghiệp tối thiểu 2 tiết/ tháng. Tổ trưởng, tổ phó phải đảm
bảo kiểm tra 100% số giáo viên trong tổ khối phụ trách( theo quy chế chuyên
môn của ngành)
Một giáo viên có những kĩ năng tốt trong việc dự giờ sẽ giúp cho giáo
viên đó có thể đánh giá được năng lực chuyên môn của từng đồng nghiệp
trong nhà trường; Đưa ra được nhận định của bản thân nhằm đánh giá chuyên
môn nghiệp vụ của đồng nghiệp; Tham mưu cho ban giám hiệu sắp xếp, bố trí
công việc của đồng nghiệp phù hợp với năng lực để sử dụng tối đa nguồn
nhân lực của nhà trường. Một giáo viên có kĩ năng dự giờ tốt sẽ học hỏi được
những kinh ngiệm hay trong chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm
Khi có kĩ năng năng dự giờ tốt giáo viên có thể xem xét thực tế việc dạy
học của đồng nghiệp nhằm thu thập thông tin để đối chiếu giữa mục tiêu đề ra
và thực tế thực hiện. Đưa ra nhận định tổng hợp về các thông tin thu thập được
trong việc kiểm tra để so sánh đối chiếu với mục tiêu đề ra và có những cải
5

tiến hiệu quả nhằm tạo ra sự điều chỉnh trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn.

Sau dự giờ thì đánh giá tiết dạy cũng là một hoạt động rất quan trọng
giáo viên cần phải có kĩ năng theo dõi, tổng hợp các thông tin về các mặt:
Kiến thức, kĩ năng sư phạm của giáo viên trong giờ dạy để dối chiếu với các
quy định của chuẩn và đưa ra những điểm cần tư vấn cho giáo viên, sử dụng
kết quả đánh giá vào việc phân loại giáo viên của nhà trường. Đánh giá việc
giảng bài trên lớp của giáo viên: Ưu điểm, hạn chế, trao đổi những kinh
nghiệm hay, tháo gỡ khó khăn để giáo viên phát huy hết năng lực chuyên
môn giúp đồng nghiệp ngày càng hoàn thiện năng lực chuyên môn, nâng
hiệu quả giảng dạy một cách tốt nhất và bản thân cũng được học tập những
kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp trong trường, nâng cao năng lực chuyên
môn của bản thân.
II. THỰC TRẠNG VIỆC DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ SAU TIẾT DẠY
CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG
HUYỆN TAM ĐƯỜNG TỈNH LAI CHÂU
1. Sơ lược về đội ngũ giáo viên của trường
Năm học 2012 - 2013 trường tiểu học Thị Trấn có 22 lớp với 33 giáo
viên được chia thành 3 tổ khối chuyên môn: Tổ khối 1 và giáo viên chuyên, tổ
khối 2+3, tổ khối 4+5. 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó
có 80% giáo viên có trình độ cao đẳng, đại học. 100% giáo viên tham gia các
lớp học bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn do ngành tổ chức. Đa số
các giáo viên của nhà trường có tuổi nghề khá lâu, có kinh nghiệm giảng dạy,
có 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh, 10 giáo viên đạt danh hiệu
giáo viên giỏi cấp huyện . Việc sinh hoạt chuyên môn của nhà trường được tổ
chức có nề nếp theo quy định 2 lần/tháng, nhiều vấn đề của chuyên môn nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học
sinh được đưa ra bàn luận và tìm các biện pháp thực hiện một cách có hiệu
quả nhất.
Xếp loại chuyên môn của nhà trường trong năm học 2011- 2012 như
sau:
Xếp loại chuyên môn Số lượng Tỉ lệ%

Giỏi 17 48%
Khá 16 45%
TB 2 7%
Yếu 0 0
Tổng 35 100%
6


Chất lượng học sinh của nhà trường trong năm học 2011-2012
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Hạnh
kiểm
Tổng số

Đ CĐ

SL % SL % SL % SL %
Học sinh
đạt giải
cấp
huyện
523 523

0 185 35,4

180 34 156 29,8

2 0,4 6
2. Thực trạng việc dự giờ đánh giá sau tiết dạy của giáo viên nhà
trường

Việc dự giờ, đánh giá tiết dạy là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ,
giáo viên trong nhà trường. Ban giám hiệu đã giao cho tổ khối chủ động trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ, xây dựng kế hoạch dự giờ đột
xuất, kế hoạch dự giờ thường xuyên, thành phần tham gia dự giờ, đánh giá
được quy định và lựa chọn phù hợp với các khối lớp và các thời điểm kiểm
tra, không chồng chéo, các cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn được trưng tập
tham gia để đánh giá và xếp loại sau tiết dạy. Ban giam hiệu có kế hoạch kiểm
tra thường xuyên việc dự giờ của các tổ khối, đánh giá kết quả thực hiện và
chỉ đạo cụ thể trong các tháng tiếp theo.
Sau dự giờ đã tổ chức đánh giá tiết dạy để chỉ ra các ưu điểm, hạn chế
của tiết dạy và tư vấn các cách làm có hiệu quả phù hợp hơn với bài dạy của
giáo viên, nhiều kinh nghiệm của các tiết dạy hay và tiết dạy tốt đã được chia
sẻ trong các buổi dự giờ, việc dự giờ đã trở thành nề nếp sinh hoạt chuyên
môn của tất cả các giáo viên trong nhà trường.
Tuy nhiên một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò quan trọng của
hoạt động dự giờ, đánh giá sau tiết dạy, chưa thấy được tác dụng to lớn của
hoạt động này trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân và học
hỏi những kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp để giúp hoàn thiện năng lực
chuyên môn của bản thân mình. Việc xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ khối và
của giáo viên chưa thực sự thường xuyên, còn làm hình thức, chưa thấy được
tác dụng to lớn của việc dự giờ đối với nâng cao chất lượng dạy học và nâng
cao năng lực sư phạm của bản thân. Việc chỉ đạo giám sát của ban giám hiệu
chưa thường xuyên, chưa xác định rõ mục đích của việc dự giờ trong từng
tháng, từng thời điểm.
Kĩ năng dự giờ của giáo viên còn hạn chế như: Khi đi dự giờ giáo viên
chưa biết xác định mục đích việc dự giờ, các bước, các nguyên tắc trong dự
7

giờ. Phản ứng ngay với các tình huống trong tiết dạy. Chưa có khả năng ghi
chép các nội dung trong tiết dạy một cách tổng hợp và khái quát, còn lan man,

dài dòng, không trọng tâm, dẫn đến sau tiết dạy không có được những đánh
giá xác đáng cho giờ dạy của đồng nghiệp.
Kĩ năng đánh giá sau tiết dạy cũng bộc lộ những hạn chế như: Đánh giá
không đảm bảo các nội dung cơ bản, cần thiết trong năng lực sư phạm của
giáo viên, chỉ có những ý kiến đánh giá cho những chi tiết nhỏ nhặt, khả năng
khái quát, phân tích các nội dung của tiết dạy còn nhiều hạn chế. Sau tiết dự
giờ giáo viên còn ngại góp ý, ngại đưa ra các ý kiến trong giờ dạy của đồng
nghiệp,ngại động chạm tới đồng nghiệp né tránh hoặc rút kinh nghiệm qua
loa, đại khái cho xong. Khi đánh giá không mang tính chất cùng nhau học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm; Hỗ trợ chia sẻ về phương pháp, hình thức, tinh thần, vật
chất, kiến thức.
Các kĩ năng về dự giờ và đánh giá sau tiết dạy của giáo viên chưa thực
sự bền vững, giáo viên chưa chia sẻ, học tập được nhiều kinh nghiệm của
đồng nghiệp, chất lượng chuyên môn giáo viên và chất lượng học sinh chưa
bền vững trong các kỳ học đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi, năm học 2011-
2012 nhà trường có 6 học sinh đạt giải toán cấp huyện, giải 3 toàn đoàn cấp
huyện, chất lượng học sinh giỏi chưa xứng với vị thế của nhà trường so với
các trường trong toàn huyện, đây là vấn đề khiến cho bản thân tôi thật sự trăn
trở và mong muốn tìm các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
của giáo viên và chất lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường.
Kết quả điều tra trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Kĩ năng dự giờ Kĩ năng đánh giá
Thời
gian
Tổng số
giáo
viên
Tốt
Trung
bình

Chưa
tốt
Tốt
Trung
bình
Chưa
tốt
Tháng
9/2012
33 12 11 10 9 14 10
Từ bảng điều tra cho thấy số giáo viên có kĩ năng dự giờ đánh giá
sau tiết dạy của nhà trường còn rất ít, chỉ tập trung vào một số đồng chí là giáo
viên nòng cốt của nhà trường, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, còn nhiều
giáo viên hạn chế trong việc sử dụng các kĩ năng để dự giờ và đánh giá sau tiết
dạy do chưa nắm được cần ghi chép dự giờ như thế nào, đánh giá tiết dạy dựa
trên các lĩnh vực nào, khả năng tổng hợp nội dung tiết dạy còn hạn chế. Còn
ngại đưa ra ý kiến trong đánh giá, sợ mất lòng đồng nghiệp.
8

III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc dự giờ, đánh giá
sau tiết dạy
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, và tổ khối tổ khối
Ban giám hiệu và tổ trưởng sẽ quán triệt về mục đích, yêu cầu của việc dự giờ
trong từng thời điểm cụ thể, nêu rõ tầm quan trọng của việc dự giờ trong hoạt
động chuyên môn của giáo viên, nắm được tác dụng của việc dự giờ như:
Giúp giáo viên học tập các bước lên lớp hiệu quả nhất, vận dụng thành công
quy trình tổ chưc một tiết học, cách vận dụng hiệu quả các phương pháp, sử
dụng các đồ dùng thiết bị dạy học cho hiệu quả nhất, một số kĩ năng trong việc
rèn để học sinh đảm bảo kiến thức, kĩ năng bài học

Đánh giá tiết dạy là hoạt động quan trọng vì nếu giáo viên có khả năng
đánh giá tiết dạy đầy đủ các mặt chứng tỏ giáo viên đó có sự chuẩn bị tốt cho
việc đi dự giờ, người dự và người dạy sẽ có cơ hội chia sẻ cho nhau nhiều
kinh nghiệm hay, quý báu, kiến thức của bài học được khai thác kĩ lưỡng, cụ
thể. Không khí trao đổi thoải, giúp cho cả người dự và người dạy dễ dàng tiếp
thu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
2. Nâng cao kĩ năng dự giờ cho giáo viên
2.1 Đổi mới chỉ đạo việc dự giờ của cán bộ, giáo viên trong nhà
trường
Tăng cường chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ
khối, của cá nhân, phân định rõ mục đích của việc dự giờ trong tháng, trong
từng thời điểm.
Quán triệt nghiêm túc và chặt chẽ mục đích của dự giờ. hiệu quả quả
việc dự giờ đối với cả người dạy và người dự. Tác dụng của dự giờ đối với
nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên.
Tổ chức các chuyên đề '' Các bước khi dự giờ'' chuyên đề chỉ rõ 3 bước
khi dự giờ là: trước dự giờ, trong dự giờ, sau dự giờ, giáo viên cần tuân thủ
nghiêm túc 3 bước đó trong khi dự giờ đồng nghiệp. Chuyên đề '' Các nguyên
tắc của việc dự giờ'' ; ''Những vấn đề giúp tiết dạy thành công''. Các chuyên đề
trong nhà trường nhằm phổ biến, trao đổi và chia sẻ về các kĩ năng trong dự
giờ, kĩ năng trong đánh giá sau tiết dạy.
Phân công các thành viên trong ban giám hiệu cùng tổ trong các buổi dự
giờ, có đánh giá, rút kinh nghiệm về các kĩ năng trong dự giờ, trong đánh giá.
Đưa nội dung dự giờ thành một tiêu chí trong việc xếp loại hoạt động
của tổ khối trong tháng.
9

2.2. Để dự giờ có hiệu quả giáo viên cần
Xác định được mục đích của việc dự giờ: Dự giờ để học hỏi, bồi dưỡng
chuyên môn, để đánh giá xếp loại đồng nghiệp, để giao lưu chuyên môn. Tìm

hiểu trước về lớp, chương trình, nội dung, dạng bài dự giờ, xác định kiến thức
chính, trọng tâm và các kiến thức liên quan, nội dung mở rộng của bài dạy,
các nội dung có thể tích hợp vào bài dạy, các hướng tích hợp hướng, các kiểu
tích hợp. Khi dự giờ cần có thái độ tích cực, không phản ứng ngay với các tình
hướng xử lý mà mình chưa đồng tình. Ghi chép cụ thể tiến trình tiết dạy, các
mặt trong tiết dạy như: Kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả
tiết dạy, vận dụng các phương pháp, hình thức lên lớp,
3. Nâng cao kĩ năng đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên
3.1. Nội dung đánh giá tiết dạy trên các lĩnh vực sau
Đánh giá dựa trên 4 lĩnh vực ủa Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học
với các tiêu chí cụ thể như sau:
Kiến thức: Dạy đủ, đúng kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài. giảng dạy
chính xác, có hệ thống, không thiếu xót. cách xử lý các tình huống xảy ra
trong tiết học. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đảm bảo nội dung giáo dục
toàn diện( Thái độ, tình cảm, thẩm mĩ ) lồng ghép, gắn với nội dung môn học,
liên hệ giáo dục cho học sinh các phẩm chất, đức tính cần thiết, phù hợp với
bài học. Giáo viên tích hợp các vấn đề xung quanh học sinh vào bài học một
cách cụ thể, rõ ràng dễ hiểu và mang lại tác dụng tốt với học sinh. Giáo viên
có các biện pháp tác động tới tất cả các em học sinh trong lớp để các em bộc
lọ hết năng lực của bản thân, thâm gia tích cực vào bài dạy.
Kĩ năng sư phạm: Dạy đúng đặc trưng loại bài, bộ môn, các hoạt động
tổ chức mang lại hiệu quả cao, vận dụng hình thức và phương pháp phù hợp
với đối tượng học sinh phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học
sinh. Khi đánh giá, kiểm tra kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo theo
chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. xử lý các tình uống sư phạm mang tính
giáo duc cao, sử dụng các đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học vào bài có hiệu
quả cao. Tận dụng được các đồ dùng sẵn có, dễ làm, dễ kiếm tại địa phương.
Chữ viết trên bảng rõ ràng mạch lạ, giọng nói phù hợp với các hoạt động trong
bài dạy. Giáo viên phân bố thời gian tiết học đảm bảo theo tiến trình giờ học.
Tiết dạy đạt được mục tiêu bài học, phù hợp với thực tế của lớp.

Thái độ sư phạm: Giáo viên khích lệ, động viên học sinh kịp thời trong
tiết học. Kịp thời giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập, tác
phong có đảm bảo tính mô phạm. Trong giờ học học sinh được tông trọng đối
xử công bằng như nhau.
10

Hiệu quả tiết dạy: Trong giờ học học sinh chủ động, tích cực tiếp thu
bài. Vận dụng được kiến thức vào bài kiểm tra vận dụng sau tiết học đảm bảo.
Vận dụng thành thục kiến thức bài học.
3.2 Trình tự đánh giá sau tiết dạy
Người dạy nêu quan điểm và tự nhận xét về tiết dạy của bản thân. Người
dự nêu ưu điểm của tiết dạy, hạn chế của tiết dạy, đề xuất các biện pháp cải
tiến hạn chế, xin phản hồi của người dạy.
Đánh giá tiết dạy theo các mức độ đạt được của quy định trong Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Khi đánh giá cần đặt mình vào vị trí của người
nghe, cảm nhận. Góp ý một cách bình đẳng, cầu thị, coi trọng việc học hỏi
giữa 2 bên chứ không coi mình là người giỏi hơn. Đưa ra những vấn đề cần
điều chỉnh cho người dạy.
Người dạy cần tập trung vào người góp ý, lắng nghe với thái độ tôn
trọng, tiếp thu tất cả các ý kiến, viết lại những ý chính từ người đóng góp, hỏi
lại người góp ý,. Làm sáng tỏ thông tin chưa rõ
4. Hiệu quả sau dự giờ
Người dự sẽ báo cáo lại kết quả dự giờ để cán bộ, giáo viên nắm bắt cụ
thể về giáo viên, năng lực sư phạm, để có các tác động phù hợp, có dẫn
chứng đầy đủ, cụ thể về trường, lớp, giáo viên, học sinh, môn học; Ưu điểm có
dẫn chứng cụ thể; những điều cần cải thiện; kế hoạch sau dự giờ; kiến nghị cụ
thể với các cấp liên quan. Giúp cho giáo viên xây dựng được kế hoạch tự bồi
dưỡng chuyên môn, điều chỉnh các biện pháp trong giảng dạy, phấn đấu nâng
cao năng lực chuyên môn và hiệu quả giảng dạy của bản thân.
5. Tổ chức triển khai các kĩ năng về dự giờ và đánh giá tới cán bộ,

giáo viên trong nhà trường theo trình tự sau
Tập huấn cho cán bộ, giáo viên các kiến thức cần thiết liên quan đến
việc dự giờ, đánh giá sau tiết dạy trong các buổi sinh hoạt chuyên môn,
chuyên đề của nhà trường.
Thực hành làm mẫu tuần tự các bước đã chỉ ra trong việc dự giờ, đánh
giá sau tiết dạy.
Điều chỉnh việc thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc.
Áp dụng, thực hiện trong tất cả các tiết dự giờ của nhà trường, tổ khối
Kiểm tra việc thực hiện các kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy của các
giáo viên trong nhà trường.

11

IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm đã giúp cho cán bộ, giáo viên thấy được việc dự
giờ là một trong những hoạt động rất bổ ích và quan trọng trong việc học hỏi,
nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Chất lượng của việc dự giờ được nâng lên
với cả người dự và người dạy
Các giáo viên trong nhà trường đã nắm được cơ sở lí luận của việc dự
giờ, các bước giúp cho việc dự giờ đạt kết quả cao nhất.
Các cách góp ý sau dự giờ được chia sẻ cho tất cả các giáo viên trong
nhà trường, các giáo viên để tự tin, nhiệt tình hơn trong việc dự giờ, đánh giá
sau tiết dạy. Việc góp ý sau giờ dạy được thực hiện tốt hơn.
Giáo viên nắm được các bước khi dự giờ để chủ động chuẩn bị và thực
hiện nhữn việc làm cần thiết để giúp cho việc dự giờ, đánh giá sau tiết dạy
được tốt hơn
Kết quả điều tra sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Kĩ năng dự giờ Kĩ năng đánh giá
Thời
gian

Tổng số
giáo
viên
Tốt
Trung
bình
Chưa
tốt
Tốt
Trung
bình
Chưa
tốt
Tháng
9/2012
33 12 11 10 9 14 10
Tháng
3/2013
33 19 10 4 18 11 4
So
sánh+,-
+7 -1 -6 +9 -3 -6

Kết quả điều tra cho thấy số giáo viên có kĩ năng dự giờ và kĩ năng đánh
giá tốt sau tiết dạy đã được nâng lên rõ rệt, các giáo viên còn hạn chế trong
việc sử dụng kĩ năng này đã giảm điều đó giúp cho các giáo viên của nhà
trường khi đi dự giờ đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm hay trong tiết
dạy, đã được chia sẻ, được giúp đỡ để giáo viên nâng cao hiệu quả của việc
bồi dưỡng chuyên môn bản thân nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả
giảng dạy, cụ thể như sau:


12

Xếp loại chuyên môn giáo viên năm học 2012 -2013 so với
năm học 2011 -2012
Xếp loại chuyên môn

Năm học Tổng
số Gv
Giỏi

Khá TB Yếu
Năm học 2011- 2012
35 17 16 2 0
Năm học 2012- 2013
33 27 6 0 0
So sánh(+, -) + 10 - 6 - 2

Chất lượng giáo dục của nhà trường.( So sánh 2 năm liên tiếp)
Hạnh
kiểm
Học lực

Học sinh đạt giải các
cấp
Năm học Tsố
HS
Đ CĐ

Giỏi Khá TB Yếu


Huyện

Tỉnh Quốc
gia
2011-2012
523 523

0 185 180 156 2 6 0 0
2012-2013
528 528

0 210 179 138 1 56 5
3 Hs
tham
gia
So sánh(+,-) + 5 + 5 + 35 - 1 - 18 - 1 + 50 + 5 + 3








13

Chất lượng phong trào mũi nhọn năm 2012-2013



Giải cá nhân Các hội thi
cấp huyện,
cấp tỉnh
TSHS
thi
Nhất

Nhì Ba KK
Giải đồng đội So với
năm
trước
Tiếng việt
của chúng
em cấp
huyện
31 8 10 5 Xếp thứ nhất toàn
huyện
+ 23
Toán tuổi
thơ cấp
huyện

35 6 5 12 5 Nhất toàn huyện
+ 2 bậc
Toán tuổi
thơ cấp tỉnh

5 1 2 1 1 Nhất toàn tỉnh
+ 5 hs
Thi VSCĐ

cấp huyện
75 1 32 32 9 Nhất toàn huyện
+ 28 hs
Tổng cộng
đạt giải các
cấp
146 8 47 55 20



















14


PHẦN KẾT LUẬN

I. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sáng kiến kinh nghiệm giúp cho việc quản lí chuyên môn của tôi được
thực hiện có hiệu qủa hơn rất nhiều. Để các biện pháp đề ra trong sáng kiến
kinh nghiệm có hiệu quả sâu rộng hơn cần tuân thủ đúng trình tự các biện
pháp đẫ chỉ ra trong sáng kiến và phổ biến sâu rộng các nôi dung này trong
các buổi sinh hoạt thảo luận chuyên môn của tổ cũng như của nhà trường.
Năm học 2012-2013 khi triển khai thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi
nhận thấy: Sáng kiến đã cho tôi thêm những kinh nghiệm trong việc chỉ đạo,
nâng cao kĩ năng dự giờ cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh được đánh
giáo sau mỗi tiết dạy cũng nâng lên.
Tăng cường chỉ đao, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kĩ năng dự giờ
đánh giá sau tiết dạy, không chỉ đơn thuần người dự chỉ có ghi chép tiến trình,
nội dung kiến thức, của giáo viên được dự giờ mà người dự phải phải tìm ra
được phương pháp giảng dạy, cách khai thác, mở rộng nội dung bài mang tính
giáo dục cao, phù hợp với đối tượng học sinh. Sau mỗi tiết dạy người dự phải
rút kinh nghiệm rõ ràng để giáo viên dự giờ phát huy kết quả đạt được, rút
kinh nghiệm những hạn chế để các tiết sau tốt hơn.
Đối với giáo viên: Xác định được tầm quân trọng và nâng cao ý thức
tinh thần tự giác trong việc dự giờ đánh giá sau tiết dạy của đồng nghiệp.
Đánh giá chính xác giờ dạy của đồng nghiệp, mở rộng khả năng hiểu biết, đúc
rút nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Giáo viên được dự giờ cũng
mạnh dạn chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình về tiết dạy với người dự khác
với trước đây chỉ đồng ý, chung chung, không có sự phản hồi.
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Chất lượng giảng dạy của giáo viên được nâng lên do đươc học tập
nhiều những kinh nghiệm hay của đồng nghiệp, công tác quản lí nâng cao chất
lượng của nhà trường thuận lợi hơn.
Giáo viên nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc dự giờ, việc
đánh giá phản hồi sau tiết dự giờ. Việc dự giờ trở lên nhẹ nhàng, các giáo viên

tự giác, tự nguyện với việc dự giờ.
Việc trao đổi sau giờ dạy diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, không
gây ức chế cho giáo viên.
15

Nhiều kinh nghiệm hay trong chuyên môn được chia sẻ, nhân rộng nhờ
hoạt động đánh giá, phản hồi sau tiết dạy.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI
Các biện pháp đưa ra dễ thực hiện, dễ áp dụng trong nhà trường trong
toàn thể cán bộ, giáo viên. Không mang tính lí thuyết, không khó thực hiện,
khả năng áp dụng trong thực tiễn cao.
Các biện pháp được nêu ra trong sáng kiến đã được triển khai tới toàn
thể giáo viên trong nhà trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn và đã
nhận được sự đồng tình và hưởng ứng của rất nhiều cán bộ giáo viên của nhà
trường. Sáng kiến cũng được chuyển cho các tổ khối chuyên môn của nhà
trường để tổ khối nghiên cứu, triển khai ứng dụng trong tổ nhằm làm cho sáng
kiến được phổ biến sâu rộng tới toàn thể cán bộ, gióa viên của nhà trường.
Các biện pháp trong sáng kiến kinh nghiệm đưa ra đã được áp dụng
trong nhà trường, tổ chuyên môn, thuận lợi, hiệu quả.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
1. Phòng GD&ĐT
Tăng cường chỉ đạo trong việc dự giờ, đánh giá sau tiết dạy trong nhà
trường. Tư vấn nhiều các biện pháp chỉ đạo công tác dự giờ trong nhà trường.
Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên về kĩ
năng dự giờ, đánh giá phản hồi sau tiết dạy.
2. Giáo viên
Tăng cường áp dụng các biện pháp đã chỉ ra trong sáng kiến kinh
nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả của việc dự giờ trong hoạt động chuyên môn.
Trên đây là một số kinh nghiện của bản thân trong quá trình nghiên cứu
và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình. Sẽ không tránh khỏi những

thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để hoàn thiện
hơn sáng kiến của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thị Trấn, tháng 3 năm 2013

TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN



Ngô Thị Điệp

16







XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ
TRẤN
Tổng điểm: Xếp
loại:
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH






XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT TAM
ĐƯỜNG
Tổng điểm: Xếp
loại:
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH





XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN TAM ĐƯỜNG
Tổng điểm: Xếp
loại:
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH





17





×