Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh ninh bình (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.43 KB, 14 trang )


TRNG I HC KINH T QUC DN














NGUYN MNH CNG




VAI TRề CA CHNH QUYN A PHNG
CP TNH TRONG PHT TRIN DU LCH BN
VNG TNH NINH BèNH



Chuyờn ngnh: KINH T CHNH TR
Mó s: 62310102





TểM TT LUN N TIN S KINH T








H NI - 2015

CễNG TRèNH C HON THNH TI
TRNG I HC KINH T QUC DN


Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. O TH PHNG LIấN
2. TS. H VN SIấU


Phn bin 1: PGS.TS. Phm Vn Linh



Phn bin 2: PGS.TS. Trn Th Minh Hũa




Phn bin 3: TS. Cm Th



Luận án đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp họp
tại
Vào hồi: ngày tháng năm 2015



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Th viện Quốc Gia
- Th viện Trờng Đại học Kinh tế Quốc dân


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Phát triển du lịch bền vững đang trở thành chủ đề ngày càng được các quốc
gia quan tâm. Mục tiêu của Du lịch bền vững là: phát triển, gia tăng sự đóng góp
của du lịch vào kinh tế và môi trường; cải thiện tính công bằng xã hội trong phát
triển; cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa; đáp ứng cao độ nhu
cầu của du khách và duy trì chất lượng môi trường.
Ninh Bình - nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Vùng đất này
lại được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh
kỳ thú. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có nhiều di tích lịch sử nhân văn và danh
lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch sinh thái
Tràng An được ví như "Hạ Long trên cạn" ( khu hang động Tràng An, khu Tam

Cốc - Bích Động), Chùa Bái Đình, quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn quốc
gia nguyên sinh Cúc Phương, khu thiên nhiên ngập nước Vân Long, suối nước
nóng kênh gà, phòng tuyến Tam Điệp biện sơn… Tất cả những điều kiện đó đã
tạo cho Ninh Bình một tiềm năng to lớn để phát triển đa dạng các loại hình du
lịch hấp dẫn.
Thực tế trong những năm qua, ngành du lịch Ninh Bình đã có những đổi
mới, có bước phát triển nhanh đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Song cũng như các ngành kinh tế khác, ngành du lịch Ninh Bình vẫn là một
ngành chậm phát triển; chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có
của địa phương; bởi một mặt chưa đủ điều kiện để khai thác, mặt khác quan
trọng hơn là QLNN đối với ngành du lịch còn có những bất cập, chưa thực sự
tạo được môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch. Sự
hạn chế, kém năng động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
tỉnh, là hệ quả hay là sản phẩm tất yếu của quá trình QLNN về quy hoạch và
thực hiện quy hoạch ngành, về quan điểm định hướng phát triển, về tư duy và cơ
chế, chính sách phát triển ngành, về đầu tư và thu hút đầu tư trong phát triển du
lịch tỉnh Ninh Bình. Xuất phát từ những lý do đó, nghiên cứu đề tài: “Vai trò
của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh
Ninh Bình” là cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò của chính


2

quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình tới năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, luận án thực hiện được các
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững; vai trò
của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững;

- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua;
- Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường vai trò của chính quyền trong phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên
ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Tuy nhiên, Luận án này chỉ tập trung nghiên
cứu vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn
cụ thể - tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Vai trò chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển
bền vững ngành du lịch trên địa bàn từ 2005 – 2013; đề xuất giải pháp đến năm
2020 và tầm nhìn 2030;
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm phương pháp nghiên cứu cơ bản. Đồng thời, sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, lôgic-lịch sử, phân tích-
tổng hợp, thống kê, mô hình hóa, phỏng vấn sâu, điều tra khảo sát
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
của luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của chính
quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững
Chương 3: Thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du
lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính
quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình



3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ CỦA LUẬN ÁN

Liên quan đến chủ đề nghiên cứu, có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm các nghiên cứu về phát triển vùng địa phương và vai
trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển các ngành và
lĩnh vực tại địa phương. Các nghiên cứu ở nhóm này đều cho rằng, vai trò hỗ
trợ của chính quyền địa phương ngày càng trở nên quan trọng. Chính quyền
cũng phải sáng tạo để hỗ trợ, cổ vũ sự sáng tạo của doanh nghiệp. Đồng thời,
các doanh nghiệp lại đặt các vùng vào tình thế cạnh tranh với nhau theo các tiêu
chí như nhân công tại chỗ, dịch vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng
Nhóm 2: Nhóm các nghiên cứu có liên quan đến phát triển bền vững và
phát triển bền vững các ngành của nền kinh tế. Các nghiên cứu đều thống nhất
cho rằng, cốt lõi nhất của phát triển bền vững chính là sự phát triển bảo đảm sự bền
vững trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường; thoả mãn được các yêu cầu của
thế hệ hiện nay, mà không làm giảm khả năng đối với các thế hệ mai sau.
Nhóm 3: Nhóm các nghiên cứu tổng quan về du lịch: Nhóm các công
trình này có rất nhiều nội dung và đi vào từng lĩnh vực cụ thể của ngành du lịch,
nhưng chủ yếu là tập trung vào các ngành nghề kinh doanh du lịch và phát triển
ngành du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia hoặc địa
phương; các bài viết trên mới chỉ nghiên cứu một số khía cạnh, đưa ra hướng
giải quyết từng phần về tour, tuyến, điểm du lịch.
Nhóm 4: Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững. Các nghiên cứu
này khái quát theo các hướng: Thứ nhất, quan điểm về du lịch bền vững và du
lịch không bền vững. Du lịch bền vững nhưng tập trung lại nó phải có những nội
dung: Giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường
nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường; Đảm bảo lợi ích nhiều mặt của

cộng đồng dân cư địa phương. Tăng thu nhập cho địa phương; Phải có trách nhiệm
về phát triển du lịch hôm nay và cả mai sau. Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định
vai trò của phát triển du lịch bền vững: Trọng tâm của các nghiên cứu này nhằm
giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính vẹn toàn của môi trường sinh thái
trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch
tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Thứ ba, các nghiên cứu nêu những


4

nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Một số nguyên tắc bền
vững thường được dùng trong du lịch bao gồm: bền vững sinh thái, bền vững văn
hoá, bền vững kinh tế, có tính cách giáo dục, có sự tham gia của cộng đồng. Thứ
tư, các nghiên cứu chỉ ra những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch bền vững:
Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân”, đó
là: i) Thân thiện môi trường; 2i) Gần gũi về xã hội và văn hoá; 3i) Có kinh tế, nó
đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng. Thứ năm, các nghiên cứu chỉ ra những
tiêu chí đánh giá tính bền vững của du lịch. Tiêu chuẩn du lịch bền vững toàn cầu
hướng tới 4 mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả, nâng cao
lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ di sản văn hóa và giảm
thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Thứ sáu, các nghiên cứu đề
xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại các vùng địa phương. Giải
pháp phát triển du lịch bền vững, cho rằng cần thực hiện các giải pháp sau đây: 1.
Bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường tự nhiên (bãi biển, dòng sông, cánh rừng, hệ
sinh thái,…); 2. Bảo vệ và tôn tạo môi trường nhân văn (danh lam thắng cảnh, di
sản văn hóa lịch sử, truyền thống bản sắc dân tộc và địa phương,…); 3. Xây dựng
kế hoạch quy hoạch khu du lịch một cách khoa học và xây dựng tầm nhìn; 4. Tính
toán kỹ và quản lý chặt chẽ sức chứa du khách (không lạm dụng và tăng số lượng
du khách quá sức chứa); 5. Đào tạo cán bộ và nhân viên du lịch có tính chuyên
nghiệp cao (Kể cả ngành hướng dẫn du lịch và ngành khách sạn – nhà hàng –

resort); 6. Gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức, hiệp hội du lịch, công ty du lịch và
chính quyền địa phương trong việc quản lý du lịch bền vững ở các khu du lịch; 7.
Nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với khách du lịch; 8. Đảm bảo phúc
lợi xã hội và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Giáo dục truyền thống
hiếu khách và giao lưu văn hóa; 9. Nâng cao vai trò quản lý giám sát của các cấp
chính quyền từ trung ương đến địa phương đối với các khu du lịch.
Tóm lại, qua sơ lược lịch sử các nghiên cứu về các vấn đề liên quan, chúng ta
có thể khái quát thành những điểm sau:
- Trên thế giới, lĩnh vực du lịch và du lịch bền vững đã được nhiều nhà
khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Các ấn phẩm về lý luận
và thực tiễn về vấn đề phát triển du lịch bền vững là những tài liệu bổ ích cho
việc nghiên cứu và vận dụng cho các quốc gia bắt đầu tham gia tìm hiểu về loại
hình du lịch này.


5

- Ở Việt Nam, du lịch bền vững là một lĩnh vực còn mới mẻ, các vấn đề về lý
luận của du lịch bền vững đang tiếp tục được thảo luận để đi đến thống nhất về
nhận thức và quan điểm trong các nhà nghiên cứu và điều hành du lịch. Từ đó,
Luận án lựa chọn hướng nghiên cứu là vai trò của Chính quyền địa phương cấp
tỉnh trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, trong đó đi sâu vào trường hợp
cụ thể là địa phương tỉnh Ninh Binh.
- Vận dụng cơ sở lí thuyết vai trò kinh tế của Nhà nước trong kinh tế thị
trường áp dụng vào phân tích vai trò của Chính quyền địa phương cấp tỉnh trong
phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án đánh giá thực trạng và đề
xuất định hướng nhằm tăng cường vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh để đảm bảo sự đóng góp tích cực
của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội và sử dụng bền vững tài nguyên,
môi trường địa phương.


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.1.1. Phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại nhưng
không làm tổn thương đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Yêu cầu của khái niệm phát triển bền vững còn có thể được mô tả:









Hình 2.1. Tam giác phát triển bền vững

Kinh tế
phát tri
ển

Môi trường
trong

s

ạch

Văn hoá
có b
ản sắc



6

2.1.2. Phát triển du lịch bền vững
Hiện nay đa số ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực
có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là hoạt
động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các
nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn
trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch
trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức
sống của cộng đồng địa phương.
2.1.3. Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững
* Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững:
- Bền vững về kinh tế: là sự phát triển ổn định, chắc chắn và lâu dài của
nền kinh tế.
- Bền vững về tài nguyên và môi trường: là việc sử dụng các tài nguyên
không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó, sao cho đáp ứng được nhu cầu
phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả năng tái tạo trong tương lai.
- Bền vững về văn hoá xã hội: là việc khai thác đáp ứng các nhu cầu phát
triển du lịch hiện tại không làm tổn hại, suy thoái các giá trị văn hoá truyền
thống để lại cho các thế hệ tiếp sau.
* Nguyên tắc của du lịch bền vững: Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền

vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển
bền vững, bao gồm các nguyên tắc sau: Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên
một cách hợp lý; Giảm thiểu chất thải ra môi trường, hạn chế việc tiêu thụ quá
mức; Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng; Quy hoạch phát
triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Chú trọng việc
chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển; Khuyến khích
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du
lịch;Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối
tượng có liên quan trong quá trình phát triển du lịch; Chú trọng đào tạo nâng cao
nhận thức về tài nguyên, môi trường; Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt
động xúc tiến du lịch; Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
2.1.4. Đánh giá tính bền vững của phát triển du lịch
Để đánh giá mức độ bền vững du lịch, chúng ta thường dùng các chỉ tiêu
đơn và bộ chỉ tiêu đơn. Tổ chức du lịch thế giới WTO xây dựng hai bộ chỉ tiêu


7

đơn là: chỉ tiêu chung cho ngành du lịch bền vững và chỉ tiêu đặc thù cho điểm
du lịch. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp PRA (đánh giá có sự tham gia của
cộng đồng) để đánh giá.
2.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
2.2.1. Cơ sở khách quan quy định vai trò của chính quyền địa phương cấp
tỉnh trong phát triển du lịch bền vững
Trong hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền cấp tỉnh là cấp hành
chính cao nhất trong 3 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã). Vai trò của chính
quyền địa phương cấp tỉnh được thể hiện như bảng mô tả sau:
Bảng 2.5: Vai trò chính quyền địa phương
Phân cấp về chính sách Thực hiện chính sách của Trung ương

Xây dựng chính sách do Trung ương phân cấp,
đánh giá chính sách của Trung ương trên địa bàn

Phân cấp về quản lý hành chính

Quản lý hành chính theo lãnh thổ, quản lý các
hoạt động kinh tế thuộc địa phương.
Nội dung cơ bản của phát triển địa phương bao gồm:
- Xây dựng môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới dù họ là các nhà đầu tư từ bên
ngoài hay các doanh nghiệp tại địa phương.
2.2.2. Nội dung vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát
triển du lịch bền vững
Chính quyền địa phương cấp tỉnh cần thực hiện các nội dung sau trong phát
triển du lịch bền vững:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh theo
tiêu chí phát triển bền vững
- Xây dựng cơ chế vận dụng luật pháp và chính sách phát triển du lịch trên
địa bàn tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững
- Xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch trên địa bàn tình
theo tiêu chí phát triển bền vững
- Thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức quản lý và các hoạt động kinh doanh
du lịch trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững


8

2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền địa phương
cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững

Các ngành từ kinh tế đến khoa học, xã hội muốn phát triển đều chịu ảnh
hưởng các điều kiện, hoàn cảnh đem lại cho ngành đó, tức là phải có lực đẩy, có
tiềm năng. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có thể khái quát
những yếu tố sau ảnh hưởng đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong phát triển du lịch bền vững:
- Bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội chung của cả nước
- Tiềm năng, lợi thế riêng của địa phương trong phát triển du lịch, bao gồm:
Tài nguyên du lịch tự nhiên Nhân tố cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch;
Nguồn nhân lực du lịch
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG TỈNH NINH BÌNH
Phần này nghiên cứu
Kinh nghiệm quốc tế (tỉnh Vân Nam – Trung Quốc; tỉnh Chon Buri – Thái
lan; Khu tự trị Canary (Tây Ban Nha); Hàn Quốc) và một số tỉnh, thành địa
phương của Việt Nam về vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển
du lịch bền vững, đã rút ra một số bài học sau: Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả
các bên liên quan từ cấp độ quốc gia cho đến cộng đồng địa phương trong quá
trình lập kế hoạch và thực hiện phát triển du lịch; Tiêu chuẩn du lịch bền vững
cần hướng tới các mục tiêu chính: hoạch định phát triển bền vững và hiệu quả,
nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương, gìn giữ di sản văn hóa
và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường. Để phát triển du
lịch bền vững, cần quan tâm tới nhiều khía cạnh, trong đó việc xây dựng chính
sách sử dụng tài nguyên một cách hợp lí là một yếu tố đáng được quan tâm hàng
đầu; Hoạt động du lịch bền vững cần chú ý tới khả năng tải của khu du lịch;
Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác thực hiện
và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn lực mà đã sẵn có ở cấp độ quốc
gia và trong khu vực; Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được
xem như một vấn đề chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của

hoạt động du lịch. Đối với cộng đồng, để đạt được mục tiêu của phát triển du
lịch bền vững, cần phải nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch.


9

Chương 3
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH

3.1. TIỀM NĂNG, CÁC NGUỒN LỰC VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
3.1.1. Tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch Ninh Bình
Ninh Bình - nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, được bao bọc
bởi những dãy núi đá vôi, tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú với những
dòng sông thơ mộng, những hồ nước mênh mông, tất cả như đang thầm thì câu
chuyện muôn đời của non và nước. Bên cạnh đó Ninh Bình còn có nhiều di tích,
danh lam thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam
Cốc - Bích Động, Chùa Bái Đình, Nhà thờ đá Phát Diệm… Tất cả những điều
kiệm đó đã tạo cho Ninh Bình một tiềm năng to lớn để phát triển đa dạng các
loại hình du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên, các tài nguyên du lịch của Ninh Bình phần lớn vẫn ở dạng tiềm
năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch mà chưa triển
khai thành các dự án đầu tư cụ thể, nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản
phẩm du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tuy thời gian gần đây đã
được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; trình
độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn
thiếu, lao động nhàn rỗi thiếu việc làm còn nhiều.
Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng đến quản vai trò của chính quyền tỉnh
Ninh Bình trong phát triển Du lịch bền vững

3.1.2. Tình hình phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 - 2013
Có thể điểm qua về kết quả kinh doanh du lịch những năm gần đây:
3.1.2.1. Thị trường khách du lịch
Giai đoạn 2000-2013, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng kể, tốc độ
tăng trưởng về khách du lịch đạt 19,2%/năm. Các thị trường nổi bật đưa khách đến
Ninh Bình trong giai đoạn này là Đài Loan, Nhật, Pháp, Mỹ, Anh, Hồng Kông,
Thái Lan, Trung Quốc, tuy nhiên đang có sự chuyển hướng đến những thị trường
tiềm năng là Nga, ý, Thuỵ Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hà Lan
3.1.2.2 Hệ thống các nhà cung cấp
Tính 31/12/2013, toàn tỉnh có 276 cơ sở lưu trú du lịch với 91 khách sạn,
185 nhà nghỉ, nhà khách với tổng số 4.119 buồng ngủ, trong đó có 1 khách sạn


10

đạt tiêu chuẩn 4 sao, 24 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và 7 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 1 sao. Cơ sở lưu trú chủ yếu tập trung ở thành phố Ninh Bình (119 cơ sở),
huyện Hoa Lư (24 cơ sở), thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan, Gia Viễn (18 cơ
sở) là những khu vực có tiềm năng và hoạt động du lịch tương đối phát triển.
Nhìn chung cơ sở lưu trú trên địa bàn còn có quy mô nhỏ, dịch vụ và chất lượng
phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và đa dạng; số cơ sở được thẩm định
xếp hạng mới chỉ chiếm 14,3%.
3.1.2.3. Kết quả kinh doanh
Sự tăng trưởng của các dòng khách du lịch và mở rộng đầu tư kéo thu nhập du
lịch cũng tăng theo. So với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên
hải đông bắc, tổng thu từ du lịch của Ninh Bình vươn lên đứng thứ 4 toàn vùng.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Ninh Bình
thời kỳ 2005 -2013
Năm


Nộp
ngân
sách NN
(tỷ đồng)

Khách quốc tế Khách nội địa
Thu nhập từ du
lịch
Số lượng
(nghìn
lượt)
Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

Số
lượng
(nghìn

ợt)

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

Tổng số
(tỷ
đồng)

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)

2005

229

420,4

40,0

591,0

44,6

1.350

68,8

2006

400

485,6

15,5

777,8


31,6

2.500

85,2

2007

800

583,9

20,3

935,2

20,3

5.200

108,0

2008

780

567,0

-2,9


1.331,8

42,4

8.000

53,8

2009

740

613,5

8,2

1.774,7

33,2

9.500

18,75

2010

840

699,0


13,9

2.617,0

47,5

8.500

-10,5

2011

580

667,4

-4,5

2.932,6

12,1

14.000

64,7

2012

1.500


675,6

1,22

3.036,4

3,5

15.600

10,7

2013

1.500

521,5

-22,8

3.877,2

27,7

17.000

8,9

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch [55], [56], [57], [58], [63], [70].

3.2. HIỆN TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH
3.2.1. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng chiến
lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình nhận thức được tầm quan trọng của công tác định hướng phát
triển du lịch - tháng 11/1995 dự thảo chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Ninh Bình giai đoạn 1996-2010 hoàn thành. Tuy nhiên, giữa các mục
tiêu chiến lược xác định và kết quả thực hiện còn có khoảng cách quá xa: các dự


11

báo và tiêu chuẩn định mức để tính toán quy hoạch là chưa chuẩn xác đối với
Ninh Bình ; tốc độ xây dựng các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án
cụ thể cònchậm; các khâu tổ chức thực hiện sau quy hoạch chưa tốt; công tác chỉ
đạo thực hiện các định hướng chưa tốt, đặc biệt là chỉ đạo công tác xây dựng cơ
sở vật chất, kết cấu hạ tầng du lịch.
3.2.2. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong việc ban hành
các văn bản pháp quy tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển du lịch
bền vững tỉnh Ninh Bình
Để thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ngành du lịch
tỉnh Ninh Bình trở thành ngành kinh tế động lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy
các ngành kinh tế khác phát triển; trong giai đoạn 2005-2013, tỉnh Ninh Bình đã
thực hiện chính sách về phát triển du lịch trên một số lĩnh vực như sau: thu hút
đầu tư của tỉnh Ninh Bình; chính sách đất đai cho phát triển du lịch; chính sách
tài chính, tín dụng, giá cả đối với phát triển du lịch; chính sách quản lý tài
nguyên và chất lượng du lịch.
3.2.3. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong xây dựng tổ chức
bộ máy và quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
3.2.3.1. Về xây dựng tổ chức bộ máy

Với ưu điểm là bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đang từng bước được
hoàn thiện và nâng cao hiệu lực như: tinh giản biên chế, bố trí cán bộ có năng
lực, trình độ đảm nhận các vị trí chủ chốt đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch
trong tiến trình hội nhập theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần
kinh tế kinh doanh và đầu tư vào du lịch.
3.2.3.2. Về quản lý phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
Phần này tập trung đi sâu phân tích các nội dung chủ yếu đó là: Điều hành
về đầu tư du lịch; Điều hành về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; Điều
hành phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có; Điều hành
xúc tiến, mở rộng thị trường, liên kết phát triển du lịch; Điều hành sắp xếp các
DNNN và hệ thống doanh nghiệp du lịch; Điều hành hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng phát triển nguồn nhân lực;
3.2.4. Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong thanh tra, kiểm
tra phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong lĩnh vực du
lịch, đây là nhiệm vụ thường xuyên mà các cơ quan QLNN phải thực hiện trong


12

quá trình quản lý, điều hành của mình. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong công
tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát, đó là nhiều nơi còn bị buông lỏng,
thiếu sự quản lý thống nhất, đồng bộ và còn có sự chồng chéo giữa quản lý ngành
và quản lý lãnh thổ giữa các ngành, các cấp. Nhiều vấn đề còn lẫn lộn, chưa phân
định rõ giữa QLNN với quản lý kinh doanh. Việc cải tiến các thủ tục hành chính
còn chậm, nhiều cửa, nhiều cấp, gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhất là trong
việc thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà
trọ và vận chuyển khách du lịch, các thủ tục xin xác lập quyền sử dụng nhà, đất,
mặt nước và cảnh quan, các thủ tục xin giấy phép tham quan.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHÍNH

QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH NINH BÌNH THEO TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
3.3.1. Những mặt tích cực
3.3.1.1. Đối với tiêu chí bền vững về kinh tế
- Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch: Trong những năm gần đây, lượng
khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng.
Bảng 3.8: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình
Đơn vị tính: Lượt khách
Năm
Tổng số khách du lịch Khách quốc tế Khách nội địa
Số lượng
% tăng so
với năm
trước
Số lượng

% tăng so
với năm
trước
Số lượng
% tăng so
với năm
trước
2005 1.011.371

142,65

420.406

140,00


590.965

144,61

2006 1.263.356

124,92

485.600

115,51

777.756

131,61

2007 1.519.179

120,25

583.931

120,25

935.248

120,25

2008 1.898.800


124,99

566.998

97,10

1.331.802

142,40

2009 2.387.700

125,75

613.529

108,21

1.774.171

133,22

2010 3.316.000

138,88

699.000

113,93


2.617.000

147,51

2011 3.600.000

108,56

667.440

95,48

2.932.560

112,06

2012 3.711.994

103,11

675.570

101,22

3.036.424

103,54

2013 4.698.767


118,50

521.548

77,20

3.877.219

127,69

Tăng bq 2005 - 2013 19,17%

1,73%

27,69%

Nguồn: Niên giám Thống kê các năm tỉnh Ninh Bình



13

Doanh thu lĩnh vực du lịch trong thời gian qua có mức tăng trưởng nhanh,
năm 2013 doanh thu đạt 897,446 tỷ đồng, tăng 15,54% so với năm 2012 tương
ứng với mức tăng 120,685 tỷ đồng.
Bảng 3.9: Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Ninh Bình
Chỉ tiêu
Năm
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu
du lịch
(Tỷ đồng)
111.443 162.043 250.925 551.427 654.148 776.761 897.446
Tốc độ tăng liên
hoàn (%)
26,7 45,4 54,85 119,76 18,63 18,74 15,54
Doanh thu
du lịch/lượt khách
(nghìn đồng)
73 85 105 166 182 209 204
Nguồn: Niên giám Thống kê các năm tỉnh Ninh Bình

3.3.1.2. Đối với tiêu chí bền vững về văn hóa – xã hội
Nhờ sự phối hợp tốt giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các Sở
Ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh, nên các tiêu chí về Văn hoá – xã hội trong
phát triển Du lịch được thể hiện ở các kết quả như sau:
- Lực lượng lao động du lịch tăng đều qua các năm, đến năm 2013 toàn
tỉnh đã thu hút được 12.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du
lịch. Với số lượng lao động này, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra
cho phát triển du lịch của tỉnh.
- Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển hàng loạt các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống với quy mô vừa và nhỏ, tạo thêm nguồn thu nhập
cho các hộ gia đình và giải quyết nhiều việc làm cho lao động tại địa phương.
Xét về chỉ số Doxey, sự phát triển du lịch ở Ninh Bình hiện nay vẫn đang
trong giới hạn kiểm soát được. Quan hệ giữa du khách với người dân địa
phương vẫn cởi mở, thân thiện.
3.3.1.3. Đối với tiêu chí bền vững về môi trường
Công tác đầu tư, tôn tạo, bảo vệ môi trường: trong thời gian vừa qua, các
điểm, khu du lịch đã được quan tâm đầu tư tôn tạo đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch. Tại các khu, điểm du lịch, ngành du lịch đã phối hợp với chính quyền địa
phương xây dựng các quy định về công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.


14

3.3.2. Tồn tại và nguyên nhân
3.3.2.1. Những tồn tại
Đối với tiêu chí bền vững về kinh tế:
- Hình ảnh du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch quốc tế còn khá mờ nhạt.
- Hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh chưa cao.
- Lượng khách du lịch quốc tế tăng chậm, lượng khách du lịch nội địa tăng
cao nhưng ngày khách lưu trú và sức chi tiêu mua sắm của khách còn thấp.
- Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch có tăng lên nhưng năng lực kinh
doanh và chất lượng phục vụ chưa có chuyển biến đáng kể.
- Cơ sở vui chơi giải trí của Ninh Bình còn nghèo nàn đơn điệu về số lượng
và chất lượng.
- Đầu tư cho phát triển du lịch còn thấp so với yêu cầu để tương xứng với
tiềm năng thì rất nhỏ bé.
- Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá còn hạn chế, chưa vươn
tới được các thị trường quốc tế trọng điểm.
Đối với tiêu chí về văn hóa - xã hội:
- Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du
lịch, tuy cơ sở kỹ thuật có sự phát triển nhanh chóng nhưng đội ngũ lao động lại
chưa theo kịp sự phát triển này, chưa đáp ứng đươc yêu cầu nhiệm vụ, đẫn đến
chất lượng dịch vụ chưa được đảm bảo.
- Có lợi thế là ở gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như Hà Nội, Hải Phòng,
Quảng Ninh… nhưng đây cũng là một thách thức cho du lịch Ninh Bình.
- Ninh Bình chưa quan tâm nhiều đến việc cho phép cộng đồng địa phương
tham gia vào quá trình xây dựng và lập quy hoạch.

Đối với tiêu chí bền vững về môi trường:
- Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch, phát
triển du lịch bền vững, phát triển du lịch kèm theo bảo vệ môi trường còn kém.
- Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và xây dựng
kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường còn thực hiện rất sơ sài.
- Hạn chế trong quản lý thực hiện quy hoạch
- Công tác quản lý, khai thác các khu, điểm du lịch chưa được thống nhất
3.3.2.2. Nguyên nhân tồn tại
- Về kinh tế: Trong thời gian qua, việc phát triển du lịch chỉ mới quan tâm
đến số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng nguồn khách, thể hiện qua sự
biến động liên tục của nguồn khách qua các năm. Cùng với khách du lịch, sản


15

phẩm du lịch cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định sự phát triển và hiệu quả
kinh doanh du lịch. Cần được nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
du lịch trong thời gian tới.
-Về văn hóa - xã hội: Ninh Bình cần trú trọng công tác lập kế hoạch phát triển
một cách cụ thể đối với từng khu, điểm du lịch một cách khoa học và có những
đánh giá đầy đủ đối với các tác động về mặt văn hóa - xã hội cũng như môi trường.
Đặc biệt cần lắng nghe ý kiến của cộng đồng địa phương cũng như các cá nhân, tổ
chức trong việc xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch nhằm
giảm tối đa các tác động tiêu cực và đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.
- Về tài nguyên - môi trường
+ Về tài nguyên: Cần đặt ra kế hoạch đầu tư, khai thác cho các tài nguyên
du lịch của Ninh Bình trong khoảng thời gian ngắn, trung và dài hạn theo quy
hoạch tổng thể và quy hoạch ngành. Trên mỗi tuyến du lịch cần xác định các sản
phẩm nổi trội của mỗi điểm du lịch.
+ Về môi trường: Nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường đối với

phát triển du lịch bền vững trong các cấp quản lý, lao động cũng như của dân
cư địa phương. Việc đưa vào khai thác các khu, điểm du lịch mới như chùa
Bái Đính, hang Chùa, hang Ghé, hang Bụt… nhưng chưa có các quy định,
biện pháp bảo vệ đúng mức đã làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan, an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường.
3.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền địa phương
cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Ninh Bình
3.3.3.1. Những tồn tại, hạn chế trong công tác định hướng phát triển du lịch
bền vững trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua
- Căn cứ để xây dựng chiến lược còn chưa đầy đủ và chuẩn xác. Cụ thể là,
còn thiếu vắng các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế;
các tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh Các tài liệu đánh giá lợi thế phát triển
chưa cụ thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính
toán chưa thật sát với điều kiện cụ thể của Ninh Bình, chưa lường hết được các
biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh.
- Phương pháp xây dựng chủ yếu là dự báo, cân đối. Các lựa chọn mang
nhiều yếu tố chủ quan, thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ.
- Xác định nhiều hướng phát triển sản phẩm du lịch, điểm du lịch, cụm du
lịch. Nhưng chưa nhận thức đầy đủ hướng nào chính, hướng nào phụ, “trục”
phát triển cơ bản của du lịch Ninh Bình một cách rõ ràng.


16

- Chưa chú ý đến việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng
chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của tỉnh.
3.3.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong nhiệm vụ tạo lập môi trường, khuôn
khổ pháp lý cho phát triển du lịch ở địa phương
- Cần có thái độ rõ ràng hơn với sự tham gia phát triển du lịch của các
thành phần kinh tế.

- Các chính sách ưu đãi của Nhà nước chưa thể hiện rõ: các khu du lịch quy
mô lớn chưa được hưởng quy chế quản lý của khu công nghiệp, cơ chế bồi
thường giải phóng mặt bằng, cơ chế nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
quy định xây dựng khu tái định cư; chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
không khác gì các ngành kinh doanh khác. Quy định ưu đãi địa bàn lại tính theo
cấp huyện, trong khi nhiều xã khó khăn lại không được hưởng ưu đãi. Các chính
sách liên quan cần cụ thể, rõ ràng hơn.
- Hệ thống các chính sách, biện pháp, cũng như quy hoạch chưa quan tâm
đúng mức đến đầu tư khôi phục, chỉnh trang, mở rộng các cơ sở, các điểm hiện
có theo quan điểm hệ thống với chất lượng cao.
- Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch. Ninh Bình nói riêng
và chính phủ nói chung cho cả nước có thể sử dụng cơ chế quản lý vốn ngân
sách theo hướng thị trường được không, và nếu sử dụng cơ chế thị trường thì mở
đến đâu và quy định cụ thể như thế nào đang là câu hỏi cần trả lời.
- Tiến độ đầu tư chậm chạp, do những nguyên nhân quan trọng là: Thứ nhất,
do giải phóng mặt bằng khó khăn; cơ chế thỏa thuận bồi thường, không có sự can
thiệp của Nhà nước có nhiều điểm bất hợp lý, cản trở sự phát triển ; Thứ hai, do
nhà đầu tư không thực sự có đủ năng lực tài chính để triển khai thực hiện dự án;
trong bối cảnh những năm vừa qua, cũng như trong vài năm tới việc các doanh
nghiệp xin dự án sau đó mới tìm giải pháp huy động vốn bằng cách liên doanh,
liên kết là vấn đề phổ biến, thậm chí một số doanh nghiệp bỏ ra một ít chi phí để
chạy dự án và sau đó tìm mối sang nhượng để kiếm chênh lệch. Thứ ba, thủ tục
hành chính còn chưa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư
3.3.3.3. Những tồn tại hạn chế trong công tác tổ chức, điều hành, kiểm tra,
kiểm soát các hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Trong điều hành các hoạt động đầu tư, xây dựng tỉnh Ninh Bình đã có
nhiều biện pháp tốt, nhưng tiến độ thực hiện các dự án vẫn chậm. Lý do chủ yếu
là tỉnh chưa cân đối được nguồn vốn; công tác giải phóng mặt bằng khó khăn;



17

các thủ tục hành chính thiếu ăn khớp, hoặc sự thiếu nhiệt tình của chính quyền
cấp huyện, cấp xã.
- Trong nhiệm vụ phát triển sản phẩm du lịch Ninh Bình đã xây dựng được
nhiều sản phẩm mới, nhưng quy mô, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng;
các sản phẩm đã có lại chưa được đầu tư xứng đáng nên chất lượng chưa cao.
- Du lịch Ninh Bình đã có nhiều hình thức quảng bá được dư luận hoan
nghênh. Tuy nhiên hiệu quả không như mong muốn. Các hình thức còn mang
tính quảng bá hình ảnh, chưa có được mô hình gắn kết giữa Ninh Bình với các
doanh nghiệp, giữa khách trong nước và nước ngoài. Chưa có biện pháp để các
doanh nghiệp du lịch nhỏ và vừa ở Ninh Bình quan tâm đến công tác này.
- Chưa hoàn thành tốt công tác cổ phần hóa doanh nghiệp du lịch nhà nước,
việc quản lý các cơ sở du lịch nhỏ còn chưa chặt chẽ, đầy đủ.
- Phương thức điều hành chủ yếu là mở hội nghị, ra văn bản điều hành,
kiểm tra, kiểm soát định kỳ hay đột xuất. Hoạt động điều hành chưa đều tay, tính
nhất quán chưa cao, sự phân công, phối hợp chưa rõ nên tập trung về UBND
tỉnh một khối lượng công việc cụ thể rất lớn.

Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH

4.1. BỐI CẢNH QUỐC TÊ VÀ TRONG NƯỚC CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NINH BÌNH TRONG TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG
Ngành du lịch trên thế giới phát triển theo nhiều xu hướng: du lịch trở
thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến do phương tiện vận chuyển
khách hiện đại, nhanh chóng, chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần

của người dân ngày càng được nâng cao; có sự thay đổi hướng của du lịch quốc
tế; mức chi tiêu của một khách du lịch ngày càng tăng và cơ cấu chi tiêu có sự
thay đổi; tỷ lệ khách du lịch sử dụng các dịch vụ du lịch trọn gói có xu hướng
giảm với sự phát triển của hệ thống đặt chỗ qua mạnh Internet và website; sự
hợp tác song phương, đa phương về xúc tiến phát triển du lịch giữa các nước
ngày càng mở rộng; du lịch sinh thái đang là xu thế phát triển mạnh. Ngoài các
xu hướng trên do cuộc cạnh tranh nguồn khách giữa các quốc gia diễn ra gay gắt
nên nhiều nước đã giảm đến mức tối thiểu các thủ tục.


18

4.2. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG CẤP TỈNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TỈNH NINH BÌNH
4.2.1. Định hướng và một số chỉ tiêu phát triển bền vững du lịch Ninh Bình
4.2.1.1. Định hướng và các chỉ tiêu phát triển du lịch Ninh Bình đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Phát triển du lịch là trách
nhiệm của các cấp, các ngành và của mỗi người dân.
- Phát triển du lịch bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều
ngành, nhiều lĩnh vực cùng phát triển.
- Coi trọng tính hiệu quả, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực lưu trú, vui chơi
giải trí, làng nghề, mua sắm, ẩm thực…nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời
gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách để tăng thu nhập từ du lịch.
- Phát triển du lịch phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với an ninh, quốc
phòng và giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa người dân địa phương với
doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước.

- Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về du
lịch; gắn phát triển du lịch với giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo.
Mục tiêu
Bảng 4.1: Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2020
1 Khách du lịch Nghìn người 3.007.412

3.000 5.000
- Khách Quốc tế Nghìn người 621.051 1.000 1.800
- Khách nội địa Nghìn người 2.386.361

2.000 4.000
2 Tổng doanh thu Tỷ đồng
(*)

492,2
700 1.000
3 Tổng giá trị GDP du lịch Tỷ đồng
(*)

38,381
56,34 85
4 Tốc độ tăng trưởng GDP du lịch %
38,1
10% 10%
Nguồn: - (*) Số liệu hiện trạng của Sở VH-TT-TT Du lịch Ninh Bình.
- Các số liệu khác: Dự báo của Viện NCPT Du lịch.
4.2.2. Quan điểm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát
triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình
 Một là, hoàn thiện công tác quy hoạch

 Hai là, hoàn thiện các chế độ chính sách khuyến khích khai thác sử dụng
có hiệu quả cơ sở hạ tầng dịch vu du lịch


19

 Ba là, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý du lịch của địa phương
 Bốn là, hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra đối với các dịch vụ du
lịch và kinh doanh du lịch
 Năm là, xây dựng văn hóa du lịch và văn hóa quản lý du lịch
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH
4.3.1. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong xây dựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí
phát triển bền vững
Để tạo cơ sở trong quản lý, điều hành phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
nhằm phát huy lợi thế tiềm năng du lịch, dẫn dắt nỗ lực phát triển một cách cao
nhất, giải pháp đầu tiên là rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch với tư duy, phương pháp và nội dung mới. cùng với việc điều tra, khảo sát
chuẩn xác hoá các tài liệu cơ bản về tài nguyên du lịch, phải xây dựng cho được
“Chiến lược khai thác và mở rộng thị trường du lịch”. Chiến lược thị trường sẽ
xác định: lựa chọn thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng của du lịch Ninh
Bình; danh mục sản phẩm thị trường (không phải dừng lại ở sản phẩm mà phải
cụ thể là tổ hợp sản phẩm - thị trường) ; xây dựng mô hình tăng trưởng của mỗi
một tổ hợp sản phẩm - thị trường, trong đó đặc biệt gắn chiến lược phát triển của
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với chiến lược phát triển du lịch của tỉnh.
4.3.2. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong xây dựng cơ chế vận dụng Luật pháp và chính sách của Nhà nước về
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững
4.3.2.1 Cơ chế huy động và quản lý vốn

Chính sách đầu tư: Để huy động vốn đầu phát triển du lịch, tỉnh cần có cơ
chế chính sách đầu tư phù hợp. Sử dụng một phần ngân sách địa phương để hộ
trợ các sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, …
4.3.2.2. Cơ chế quản lý thị trường, giá cả
Chính sách thị trường, giá cả: Tiếp tục thực hiện chính sách tự do, lưu
thông hàng hóa, tạo lập thị trường thống nhất và thông suốt, gắn liền thị trường
của tỉnh với thị trường trong nước và quốc tế.
4.3.2.3. Cơ chế thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế
Tiếp tục thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, tạo môi trường cho
các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.


20

4.3.3. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp
tỉnh trong xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình theo tiêu chí phát triển bền vững
4.3.3.1. Về tổ chức bộ máy và nhân sự
Đối với hoạt động QLNN về du lịch ở tỉnh Ninh Bình hiện nay cần xác
định rõ, QLNN về kinh tế nói chung và đối với du lịch nói riêng là chức năng
của chính quyền cấp tỉnh, còn sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch là cơ quan chức
năng giúp UBND tỉnh quản lý toàn bộ mọi hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
4.3.3.2. Về tổ chức quản lý và phát triển du lịch




Điều hành thực hiện quy hoạch
Sau khi có quy hoạch tổng thể cần tổ chức quy hoạch chung các cụm, khu,
điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn trên địa bàn

toàn tỉnh, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà
đầu tư. Việc quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch thì Nhà nước chỉ định
hướng các tiêu chí, loại hình theo quy hoạch chung, phần còn lại để nhà đầu tư
tự quy hoạch; thực hiện việc này thì nhà đầu tư sẽ quy hoạch theo ý tưởng đầu
tư và phù hợp với loại hình kinh doanh của họ, đồng thời Nhà nước sẽ không
phải tốn kinh phí để quy hoạch chi tiết.



Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ
Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên
quan có thể xác định loại hình du lịch đặc trưng của Ninh Bình là du lịch thăm
quan danh lam thắng cảnh; du lịch văn hóa - lịch sử, trong đó có du lịch làng
quê; du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tham quan, nghiên cứu. Những sản
phẩm du lịch cụ thể được phát triển trên cơ sở định hướng những loại hình du
lịch đặc trưng đã xác định trên.



Đầu tư cơ sở phát triển du lịch
Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả không chỉ về mặt
kinh tế mà còn về mặt xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù riêng của ngành cũng
như trong điều kiện cụ thể của du lịch Việt Nam nói chung, của Ninh Bình nói
riêng, cơ cấu đầu tư phát triển du lịch ở Ninh Bình cần bao gồm những nội dung
cơ bản sau:

Đầu tư xây dựng các khu du lịch; Đầu tư phát triển hệ thống khách
sạn và các công trình dịch vụ du lịch; Đầu tư phát triển hệ thống các công trình
vui chơi giải trí; Đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát triển



21

các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch; Đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao
trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lao động trong
ngành du lịch.



Đầu tư tôn tạo, khai thác và bảo vệ tài nguyên
Việc quản lý và khai thác các danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình đã có sự
thống nhất và phối hợp giữa các ngành, các chủ thể quản lý, song việc khai thác
các tài nguyên du lịch một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu các định
hướng phát triển lâu dài, nên chưa phát huy đúng ý nghĩa, chức năng của từng
khu, cụm, điểm du lịch.



Thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp
Việc hình thành và phát triển điểm, tuyến, tour du lịch cần có sự liên kết giữa
các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên toàn tuyến trong tỉnh
hoặc vùng. Có kế hoạch phối hợp với các địa phương trong vùng du lịch Bắc Bộ và
vùng du lịch Bắc Trung Bộ… Hợp tác liên tỉnh, quốc gia và quốc tế đối với du lịch
của Ninh Bình. Sự liên kết này được thực hiện thông qua nỗ lực quảng bá chung,
nỗ lực cam kết về giữ gìn chất lượng phục vụ, liên kết trong đào tạo nhân viên và
liên kết hỗ trợ nhau trong đăng ký gửi khách và nhận khách.
4.3.4. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp
tỉnh trong thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh du
lịch tỉnh Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững
Khắc phục bằng được quan niệm những vấn đề có dấu hiệu vi phạm mới tổ

chức thanh, kiểm tra. Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trong
thời gian tới nên tập trung vào các vấn đề chính như sau:
- Về nội dung: Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, các quy định của Nhà
nước, của tỉnh có liên quan đến hoạt động du lịch. Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự
án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Kiểm tra tính thực thi trong việc xây dựng, ban hành
và phối hợp tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển
du lịch của tỉnh.
- Về đối tượng: Kiểm tra các cơ quan QLNN liên quan đến hoạt động du
lịch (các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã); các doanh nghiệp, các tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch.
- Về kế hoạch: Cùng với kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, cơ quan
QLNN các cấp có liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể.
4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện


22

4.3.5.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch
4.3.5.2. Xã hội hóa một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch
4.3.5.3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá
4.3.5.4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với du lịch tỉnh Ninh Bình
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
4.3.5.5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du
lịch bền vững
4.4. KIẾN NGHỊ
4.4.1. Kiến nghị đối với ủy ban Nhân dân Tỉnh
- UBND tỉnh có những định hướng phân vùng chức năng, quản lý tốt các
điểm du lịch, các danh lam thắng cảnh, di tích trên địa bàn
- Huy động và sử dụng vốn phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch. Chọn lọc và đưa ra các dự án mẫu về du lịch tham quan, du lich

nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái…
- Quản lý khai thác, sử dụng, bảo về tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi
trọng khai thác hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên và
môi trường du lịch
- Trao đổi, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện
sát những tư tưởng phát triển chung của Ninh Bình. Xem xét có chính sách
khuyến khích nguồn vốn tự tích lũy, cho phép các doanh nghiệp sử dụng doanh
thu du lịch tái đầu tư phát triển trong một khoảng thời gian từ 3-5 năm
- Lồng ghép với các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
kế hoạch phát triển du lịch nói riêng
- Các làng Việt cổ, các làng nghề, lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn
tỉnh là những tài nguyên du lịch đặc trưng đặc biệt có giá trị cần được đầu tư
khai thác một cách thỏa đáng để tạo sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù có sức
cạnh tranh
4.4.2. Kiến nghị đối với Sở VH-TT-DL và các huyện, thị
- Xây dựng hệ thống chính sách, quy định quản lý hoạt động du lịch trên
địa bàn tỉnh phù hợp với các điều kiện, đặc thù của địa phương
- Có kế hoạch hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch đối với
các địa phượng phụ cận
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nhanh chóng nâng cao trình độ


23

nghiệp vụ, khả năng giao tiếp không chỉ của đội ngũ lao động trực tiếp trong
ngành mà còn của cộng đồng người dân
- Có các biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan,
môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn
- UBND các huyện, thị tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của
toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch


KẾT LUẬN

1. Trên thế giới hiện nay, ngành du lịch đang giữ vị trị rất quan trọng
nền kinh tế. Du lịch đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho ngân
sách nhà nước và là công cụ hữu hiệu để thực hiện công cuộc xoá đói giảm
nghèo cho những vùng xâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc phát
triển quá nhanh không có sự kiểm soát của du lịch đã gây ra những ảnh
hưởng lớn đến môi trường, xã hội và cả nền kinh tế. Điều đó đã thúc dục
những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch tìm kiếm con đường mới cho
mình đó chính là phát triển du lịch bền vững.
2. Ninh Bình là một tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ có tài nguyên du
lịch phong phú trong đó nổi bật là các các danh lam thắng cảnh, các cảnh
quan tự nhiên hữu tình kết hợp với các di tích lịch sử có giá trị và truyền
thống văn hóa cao. Với tiềm năng, thế mạnh và lợi thế cạnh tranh vượt trội,
chủ trương phát triển du lịch nhanh, bền vững và sớm trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thế giới và Việt Nam. Trong thời gian
tới, Chính quyền tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục ban hành và thực hiện tốt các
chủ trương, chính sách nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân, huy
động sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn xã hội để phát triển bền vững du
lịch Ninh Bình.
3. Để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, luận án đã đi sâu
nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:


24

- Hệ thống hoá và đóng góp bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về du
lịch, phát triển du lịch bền vững và vai trò của chính quyền địa phương cấp Tỉnh

trong phát triển du lịch bền vững; nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế và
trong nước về nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du
lịch bền vững, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính quyền cấp Tỉnh Ninh
Bình trong phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Tỉnh;
- Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền
vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2013. Trên cơ sở các số liệu thu thập được,
luận án làm sáng tỏ thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình trên quan điểm bền
vững và những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình
trong phát triển Du lịch bền vững
- Từ thực trạng vai trò của Chính quyền Tỉnh Ninh Bình trong phát triển du
lịch bền vững, tác giả đưa ra các quan điểm, mục tiêu nhằm nâng cao vai trò của
Chính quyền Tỉnh Ninh bình nhằm phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh và đề
xuất hệ thống giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao để thực sự đưa du lịch Ninh
Bình phát triển bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.






DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

1. Nguyễn Mạnh Cường (2011), Tổ chức không gian kinh tế, lãnh
thổ nhằm phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Kinh tế &
Phát triển số chuyên san, tháng 03/2011.
2. Nguyễn Mạnh Cường (2013), Một số vấn đề về phối hợp trong
quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tại một số khu du lịch chính
của tỉnh Ninh bình, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 197 (II), tháng
11/2013.

3. Nguyễn Mạnh Cường (2013), Vấn đề phát triển bền vững ở Việt
Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học.


×