Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.81 KB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy, Cô giáo trường Đại học Thương
mại đã dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt thời gian học tập 4 năm tại trường. Đặt biệt,
em xin chân thành cảm ơn cô giáo – giáo viên hướng dẫn em: ThS Phan Thu Giang
đã tân tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị phòng xuất
nhập khẩu cũng như các anh chị phòng kế toán trong Công ty Khoáng sản Latca đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và lấy số liệu.
Do khả năng và thời gian có hạn, khóa luận của em khó tránh khỏi những
thiếu sot. Em rất mong được sự góp ý của toàn thể thầy cô để em hiểu biết sâu hơn
về ngành nghề chuyên môn của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Bá Tuấn
1
1
1
MỤC LỤC
2
2
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: 10 nhóm hàng có gái trị xuất khẩu cao nhất trong 8 tháng 2013
Bảng 3.2: Thống kê Hải quan về xuất khẩu than đá tháng 1/2014.
Bảng 3.3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013.
Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty từ năm 2011 -
2013
3
3
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TMQT: Thương mại quốc tế
XNK: Xuất nhập khẩu
XK: Xuất khẩu.
CP: Cổ phần.
4
4
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của
thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngày 7/11/2006 Việt
Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
(WTO) sau 11 năm đàm phán. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam
trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Thật vậy, TMQT có vai trò rất quan trọng
đối với mọi nền kinh tế quốc dân. Trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế thì vấn đề ưu tiên lớn nhất của mỗi quốc gia là đẩy mạnh xuất nhập
khẩu hàng hóa - dịch vụ nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế
giới. Trong đó xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động rất lớn tới nền kinh tế của đất nước đặc
biệt là nó có tác động mạnh mẽ tới các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các
doanh nghiệp này muốn tồn tại trên thương trường và đứng vững trong cạnh tranh
khốc liệt đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn và linh hoạt trước sự thay
đổi của môi trường quốc tế
Đá vôi là một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng
chất canxit (tức cacbonat canxi CaCO
3
). Đá vôi ít ở dạng tinh khiết, mà thường bị
lẫn bởi tạp chất như đá phiến silic, silica, và đá mác ma cũng như đất sét, bùn và
cát. Đá vôi là nguyên vật liệu chủ yếu để sản xuất xi măng, phục vụ ngành xây
dựng. Tại nước ta 125 tụ khoáng đá vôi đã được tìm kiếm và thăm dò, trữ lượng đạt

khoảng 13 tỷ tấn, tài nguyên dự báo khoảng 120 tỷ tấn, phân bố tập trung ở các tỉnh
thành phía Bắc và Nam
Ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi đã và đang rất phát triển tại
Việt Nam, hàng năm việc xuất khẩu đá vôi, bột đá đã qua sơ chế đã đem lại lợi
nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam và Công ty Khoáng sản Latca
cũng là một trong những doanh nghiệp như vậy. Ấn Độ là một trong những thị
trường nhập khẩu đá vôi, bột đá của công ty nhưng việc xuất khẩu sang thị trường
này chưa đạt được hiệu quả cao vì nhiều hạn chế. Chính vì lý do trên nên em đã
nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang
thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca” với hy vọng phần nào giúp được
công ty nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm này sang một thị trường rất tiềm
năng như Ấn Độ.
5
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung hầu hết các đề tài trước đây nghiên cứu về các giải pháp thúc
đẩy sản phẩm thô mới chỉ đề cập tới cơ sở lí luận chung mà chưa nghiên cứu sâu
những vướng mắc còn tồn tại trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa khắc phục
được. Và đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu về “ Các giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca” và đề tài
em nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài khác, nó làm rõ được thực trạng xuất
khẩu đá vôi, bột đá của công ty hiện nay, từ đó tìm ra được những hạn chế còn tồn
tại trong hoạt động xuất khẩu sắn lát và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu đá vôi, bôt đá sang thị trường Ấn Độ của
Công ty Khoáng sản Latca
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá sang thị
trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca
1.4. Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đá
vôi, bột đá sang thị trường Ấn Độ của Công ty Khoáng sản Latca dựa trên việc
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đá vôi, bột đá ở Việt Nam. Cụ thể
- Về mặt hàng: Nghiên cứu mặt hàng đá vôi, bột đá xuất khẩu
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu thị trường Ấn Độ
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Tình hình xuất khẩu phanh xe máy của công ty sản xuất phanh NISSIN Việt Nam
sang thị trường Nhât Bản từ năm 2009 đến nay.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng phanh xe máy sang thị trường Nhật
Bản trong thời gian tới.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch để
giải quyết vấn đề đặt ra.
6
Phương pháp thống kê: thống kê kết quả từ bảng tổng kết kết quả sản cuất
kinh doanh, cơ cấu sản phẩm thu thập được từ công ty, phân tích các số liệu thống
kê, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phương pháp so sánh: so sánh sự tăng giảm về sản lượng xuất khẩu của mặt
hàng phanh xe máy qua các năm.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp lại những số liệu thống kê, nhận xét rút ra
từ phương pháp so sánh đã thực hiện để làm rõ thực trạng
1.7. Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT
ĐÁ SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI

PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ SANG THỊ
TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY
2.1. Một số lý thuyết về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Theo Adam Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản
xuất, quá trình chuyên môn hóa sản xuất sẽ tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn
không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Theo học thuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo thì một quốc gia sản
xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế so sánh của mình với một quốc gia
khác thì cả hai quốc gia vẫn đều thu được lợi nhuận.
7
Như vây, xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tất yếu xảy ra khi phân công
lao động xã hội đạt đến một trình độ nhất định. Ta có nhiều cách hiểu khác nhau về
xuất khẩu như:
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước ( từ quốc
gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán
hoặc trao đổi một loại hàng hóa khác có giá trị tương đương.
Tóm lại, xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản phẩm hay
một dịch vụ ra thị trường nước ngoài để thu ngoại tệ. Xuất khẩu thuần túy là chức
năng của hoạt động thương mại. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại lợi nhuận to
lớn cho nền sản xuất trong nước, tuy nhiên cũng có thể gặp nhiều rủi ro.
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu
2.1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới
Xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâu
đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng và chiều sâu. Hoạt động xuất
khẩu ngày này diễn ra trong phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế, không chỉ là hàng hóa hữu hình mà cả hàng hóa vô hình với tỷ
trọng ngày càng lớn. Là hoạt động đầu tiên của TMQT, xuất khẩu có một vai trò đặc

biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của
toàn thế giới. Do những điều kiện khác nhau nên một quốc gia này có thể mạnh về
lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác, vì vậy để khai thác được lợi thế, tạo ra
sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dung các quốc gia phải tiến hành trao
đổi dựa trên lợi thế so sánh của David Ricardo: “Nếu một quốc gia có hiệu quả
thấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó
vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích của chính mình”, và khi tham gia
vào TMQT thì “quốc gia có hiệu quả thâp trong sản xuất các loại hàng hóa sẽ tiến
hành chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất
ra chúng là ít bất lợi nhất và nhập khẩu những loại mặt hàng mà việc sản xuất ra
chúng có bất lợi lớn hơn”. Nói cách khác, một quốc gia trong tình huống bất lợi vẫn
có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này, các quốc
gia tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế tương đối. Sự
chuyên môn hóa đó làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách
tốt nhất giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật trong quá trình sản xuất
hàng hóa. Do đó tổng sản phẩm trên quy mô toàn thế giới cũng được gia tăng.
8
2.1.2.2. Đối với kinh tế mỗi quốc gia
Hoạt động xuất khẩu là một nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển của một quốc gia. Thực tế lịch sử đã chứng minh, các nước đi nhanh trên con
đường tăng trưởng và phát triển là những nước có các hoạt động TMQT mạnh và
năng động.
Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là một yếu tố quan trọng kích thích sự
tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy manh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất,
nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ hoạt động xuất khẩu do đó gây nên phản ứng
dây chuyền giúp các ngành khác phát triển theo làm tăng tổng sản phẩm xã hôị và
giúp nền kinh tế phát triển nhanh.
Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng và tạo nguồn vốn
chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên vật liệu cần thiết để
phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày nay, việc dự

trữ ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng. Các quan hệ mua bán quốc tế đều sử dụng
các ngoại tệ mạnh trong giao dịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, dự trữ
ngoại tệ dồi dào còn là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và
kiềm chế làm phát. Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu sẽ là nguồn tăng dự
trữ ngoại tệ chủ yếu. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành
kinh tế phát triển, góp phần tạo nguồn vốn để các quốc gia có thể nhập khẩu máy
móc thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa đất nước.
Hoạt động xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành
theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước. Đây là yếu tố
then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu sản xuất và tiêu
dung trên thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách
mạng khoa học hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp
phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu có hiệu quả thì sẽ nâng cao mức sống của
nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn
việc làm và có thu nhập. Ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu dung để nhập
khẩu các hàng tiêu dung thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường hợp tác quốc tế giữa các nước,
nâng cao vị thế, vai trò của đất nước trên thương trường. Nhờ có những mặt hàng
9
xuất khẩu mà đất nước có điều kiện thiết lập và mở rộng các mối quan hệ với các
nước khác trên thế giới trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và tiêu dung của một số nước,
nó cho phép một nước tiêu dung tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn mức tiêu
dùng mà khả năng sản xuất trong nước có thể cung cấp được.
Thực tế chứng minh rằng, thu nhập từ hoạt động xuất khẩu vượt xa các
nguồn vốn khác. Điều đó chứng tỏ rằng trong quan hệ kinh tế giữa các nước có
trình độ phát triển chênh lệch rất lớn thì hoạt động TMQT đóng vai trò rất quan
trọng. Xuất khẩu còn đóng vai trò chủ đạo trong việc xử lý các vấn đề sử dụng có
hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các ngành chế biến xuất

khẩu.
Như vậy, phải thông qua xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng cấc lợi thế, các tiềm năng, các
cơ hội của đất nước trong việc tham gia vào phân công laoo động quốc tế. Nó
không chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ phát triển mà nó có thể trở thành yếu tố bên
trong của sự phát riển, trực tiếp giải quyết những vấn đề bên trong của nền kinh tế:
vốn, kỹ thuật, lao động, nguyên liệu, thị trường…
2.1.2.3. Đối với doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, từ đó thu được vốn, lợi nhuận để mở rộng sản xuất, tạo điều kiện để
doanh nghiệp phát triển. Xuất khẩu sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận
như: tăng tài sản vô hình của doanh nghiệp trên trường quốc tế, tạo thêm vốn để mở
rộng sản xuất kinh doanh, đào tạo cán bộ, đổi mới công nghệ, khai thác các tiềm lực
hiện có, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời thông qua xuất
khẩu mà doanh nghiệp có cơ hội tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về trình độ quản lý,
ứng dụng khoa học công nghệ… từ các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tạo ra các
sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phong phú tăng khả năng cạnh tranh
trên trường quốc tế.
2.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là quá trình tiêu thụ hàng hóa được thực hiện qua biên giới quốc
gia nên có các đặc điểm sau:
- Khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài, loại khách hàng này có
những đặc điểm khác biệt với khách hàng trong nước về ngôn ngữ, lối sống, mức
10
sống, phong tục tập quán, tôn giáo….Do đó, trước khi xuất khẩu đòi hỏi doanh
nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường và tìm hiểu về nhu cầu nhằm thỏa mãn nhu
cầu của họ bằng hàng hóa thích hợp.
- Thị trường trong hoạt động xuất khẩu thường phức tạp và khó tiếp cận do cách xa
về mặt địa lý, khó khăn về thu thập và xử lý thông tin, sự khác biệt về môi trường
pháp lý, sự khó khăn trong môi trường pháp lý.

- Xuất khẩu thông qua hợp đồng với khối lượng lớn nên đòi hỏi kỹ càng, chặt chẽ,
tránh nhầm lẫn, khiếu nại, tranh chấp về sau.
- Thời gian lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu:
Thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao
giờ cũng dài hơn so với thời gian lưu chuyển hàng hoá trong hoạt động kinh doanh
nội địa do khoảng cách địa lý cũng như các thủ tục phức tạp để xuất khẩu hàng hoá.
Do đó, để xác định kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu, người ta chỉ xác định
khi hàng hoá đã luân chuyển được một vòng hay khi đã thực hiện xong một thương
vụ ngoại thương.
- Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu:
Hàng hoá kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều loại, trong đó xuất khẩu chủ
yếu những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước như: rau quả tươi, hàng mây tre
đan, hàng thủ công mỹ nghệ …
- Thời điểm giao, nhận hàng và thời điểm thanh toán:
Thời điểm xuất khẩu hàng hoá và thời điểm thanh toán tiền hàng không trùng
nhau mà có khoảng cách dài.
- Phương thức thanh toán:
Trong xuất khẩu hàng hoá, có nhiều phương thức thanh toán có thể áp dụng
được tuy nhiên phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng là phương thức thanh
toán bằng thư tín dụng. Đây là phương thức thanh toán đảm bảo được quyền lợi của
nhà xuất khẩu.
- Tập quán, pháp luật:
Hai bên mua, bán có quốc tịch khác nhau, pháp luật khác nhau, tập quán kinh
doanh khác nhau, do vậy phải tuân thủ luật kinh doanh cũng như tập quán kinh
doanh của từng nước và luật thương mại quốc tế.
Các nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu như: Thanh toán, vận chuyển, ký kết
hợp đồng đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, xuất khẩu lại đem lại
những hiệu quả cao về kinh tế hơn so với tiêu thụ trong nước.
2.1.4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
11

Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán
và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn nhiều hình thức
xuất khẩu khác nhau. Điển hình là một số hình thức sau:
2.1.4.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ do chính doanh
nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước hoặc từ khách
hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Xuất khẩu trực tiếp yêu cầu phải có
nguồn vốn đủ lớn và đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ để có
thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Về nguyên tắc, xuất khẩu
trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh nhưng lại có những ưu điểm
nổi bật sau:
- Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
- Có thể lien hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nước ngoài từ
đó nắm bắt ngay được nhu cầu cũng như tình hình của khách hàng nên có thể thay
đổi sản phẩm và những điều kiện bán hàng trong điều kiện cần thiết.
2.1.4.2. Xuất khẩu gián tiếp
Là hình thứckinh doanh, trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò
là người trung giant hay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa, tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa,tiến hành các thủ tục cần
thiết để xuất khẩu hàng hóa cho nhà sản xuất qua đó thu được một số tiền nhất định
(theo tỷ lệ % giá trị lô hàng).
Ưu điểm của hình thức này là mức độ rủi ro thấp, đặc biệt là không cần bỏ
vốn vào kinh doanh, tạo được việc làm cho người lao động đồng thời thu được một
khoản lợi nhuận đáng kể. Ngoài trách nhiệm trong việc tranh chấp và khiếu nại
thuộc về người sản xuất.
Nhược điểm là phải trải qua trung gian và phải mất một tỷ lệ hoa hồng nhất
định, nắm bắt thông tin về thị trường chậm. Vì vậy doanh nghiệp phải lựa chọn
phương thức phù hợp với khả năng của chính mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất,
tiết kiệm được chi phí, thu hồi vốn nhanh, doanh số bán hàng tăng, thị trường bán
hàng được mở rộng thuận lợi trong quá trình xuất nhập khẩu của mình.

2.1.4.3. Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch, trong đó xuất khẩu kết hợp với
nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và hàng hóa mang ra trao đổi thường
có giá trị tương đương. Mục đích xuất khẩu ở đây không nhằm mục đích thu ngoại
tệ mà nhằm mục đích có giá trị tương đương với giá trị lô hàng xuất khẩu.
12
Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá
hối đoái trên thị trường ngoại hối. Đồng thời còn có lợi khi các bên không đủ ngoại
tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với quốc gia
buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh
toán. Tuy nhiên buôn bán đối lưu làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa, việc giao
nhận hàng hóa khó tiến hành được thuận lợi.
2.1.4.4. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh, trong đó một bên (gọi là bên
nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên (gọi là bên
đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu
lại một khoản phí gọi là phí gia công.
Đây là hình thức kinh doanh chủ yếu áp dụng cho những nước nơi có nhiều
lao động, giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, thị trương. Khi đó các doanh nghiệp có điều
kiện cải tiến và đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và thâm
nhập vào thị trường thế giới.
Mặc dù là hình thức mang lại khoản tiền thù lao thấp nhưng nó giải quyết
được công ăn việc làm cho người lao động của nước nhận gia công khi không có đủ
điều kiênnj để sản xuất hàng hóa xuất khẩu cả về vốn, công nghệ và có thể tạo được
uy tín trên thị trường thế giới. Đối với nước thuê gia công có thể tận dụng được lao
động của các nước nhận gia công và thâm nhập vào thị trường này.
2.1.4.5. Giao dịch tái xuất
Tái xuất khẩu là xuất khẩu những hàng hóa mà trước đây đã nhập nhưng
không tiến hành các hoạt động chế biến.
Ưu điểm là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ

chức sản xuất. Chủ thể tham gia hoạt động tái xuất khẩu nhất thiết phải có sự tham
gia của ba quốc gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất khẩu. Hình
thức này góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, bởi không phải
lúc nào hàng hóa cũng được xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua tring gian như
trường hợp bị cấm vận, bao vây kinh tế. Khi đó thông qua phương thức tái xuất các
nước vẫn có thể tham gia buôn bán được với nhau.
2.1.5. Các nhóm giải pháp doanh nghiệp thường áp dụng để đẩy mạnh xuất khẩu
13
Để sản phẩm có một chỗ đứng bền vững trên thị trường nước ngoài, giá trị
xuất khẩu ngày càng tăng thì ngay trong các doanh nghiệp cũng phải thực hiện
nhưngc biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Các biện pháp đó là:
Thứ nhất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Tính cạnh tranh của sản
phẩm sẽ quyết đinh khả năng thâm nhập thị trường quốc tế, vị trí và thị phần của
doanh nghiệp trên thị trường này. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tăng cường thúc
đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài, đặc biệt là những thị trường
khó tính, phải đầu tư nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng những tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế, đồng thời vẫn phải đảm bảo có một mức giá cạnh tranh
trên thị trường thế giới.
Biện pháp gia tăng sản lượng xuất khẩu cho doanh nghiệp: công ty nên gia
tăng sản lượng sản xuất để tận dụng công nghệ và cơ sở hạ tầng hiện có, tăng sản
lượng có thể sẽ giảm được giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Biện pháp đẩy mạnh nghiên cứu thị trường: các công ty cần điều chỉnh và tổ
chức lại phòng kế hoạch thị trường, nên bổ sung thêm phòng chuyên nghiên cứu về
thị trường và phòng xuất nhập khẩu. Cần chuyên môn hóa từng công việc cụ thể, để
đảm bảo thực hiện tốt hoạt động xuất nhập khẩu ngay từ khâu tìm kiếm thị trường
và đối tác làm ăn đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Biện pháp sử dụng giá nhân công rẻ để giảm giá so với đối thủ cạnh tranh:
do thị trường Việt Nam là nơi có giá nhân công khá rẻ so với thế giới nên chúng ta
nên tận dụng tiềm năng này làm giảm giá thành sẽ tăng khả năng cạnh tranh và thu
được nhiều lợi nhuận hơn.

Các biện pháp về nguồn nhân lực: Nhân lực là một thành phần không thể
thiếu trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh. Việc đẩy mạnh phát triển
đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết. Để việc nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực có hiệu quả, công ty cần có chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên
theo học các khóa tại chức và dài hạn, đi học tập và bồi dưỡng kiến thức ở các
trường đào tạo. Đặc biệt cần có hình thức đào tạo thích hợp và khẩn trương về khả
năng ngoại ngữ, tin học, nghiệp cụ xuất nhập khẩu cho cán bộ làm công tác xuất
nhập khẩu của công ty.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm thị trường xuất khẩu
14
Đặc điểm của thị trường nước nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp. Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì việc
tìm hiểu thị trường xuất khẩu là vô cùng quan trọng. Biết đặc điểm thị trường đó
doanh nghiệp mới có thể đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất, điều đó phụ thuộc vào
các yếu tố:
Đặc tính tiêu dùng của người dân tại thị trường nhập khẩu: đặc tính tiêu dùng
của người dân thể hiện chung nhất thị hiếu, yêu cầu của phần đông người tiêu dùng
tại nước nhập khẩu, do đó sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với thị hiếu tiêu
dùng của người dân tại nước nhập khẩu thì mới có khả năng xuất khẩu với doanh số
cao được.
Đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là mối quan tâm hàng đầu của
các doanh nghiệp XNK Việt Nam nói riêng và tất cả các doanh nghiệp XNK trên
toàn thế giới nói chung. Vậy làm thế nào để có thể tăng cường xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài ? Đó là câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn luôn đặt ra với mình
để qua đó tìm được cách giải quyết thích hợp nhất và Khoáng sản Latca cũng không
phải là một ngoại lệ. Với việc thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của công ty Khoáng sản Latca sang thị trường
Ân Độ” em mong rằng sẽ phần nào giúp được công ty Khoáng sản Latca có thêm
phương hướng giải quyết để có thể tăng cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường

nước ngoài. Tuy nhiên, do chỉ nghiên cứu đến việc xuất khẩu mặt hàng đá vôi, bột
đá với quy mô công ty Khoáng sản Latca nên em sẽ chỉ phân tích những vấn đề sau:
• Đặc điểm của thị trường Ấn Độ và thị trường đá vôi, bột đá của Ấn Độ
Nghiên cứu đặc điểm thị trường giúp cho công ty có được định hướng xuất
khẩu sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường thông qua việc tìm hiểu các đặc điểm
về thị trường. Đặc điểm của thị trường nhập khẩu được đề cập tới các vấn đề sau:
 Mục đích nhập khẩu của thị trường: Tức là cần xem xét xem các doanh nghiệp Ấn
Độ nhập khẩu đá vôi, bột đá với mục đích là gì? Bởi mục đích xuất khẩu phản ánh
tầm quan trọng và những định hướng phát triển ngành xuất khẩu sang thị trường.
Mục đích nhập khẩu bột đá, đá vôi thường là dùng để phục vụ cho các ngành công
nghiệp then chốt của quốc gia hay chế biến trong các ngành công nghiệp sản xuất
giấy.
15
 Nhu cầu về đá vôi, bột đá của thị trường: Trong quá trình nghiên cứu cần nghiên
cứu nhu cầu nhập khẩu của Ấn Độ là nhiều hay ít và từ đó đưa ra được các đánh giá
về thị trường có phải là thị trường tiềm năng không?
 Mức độ cạnh tranh của thị trường: các chủ thể cạnh tranh trên thị trường bao gồm
các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam trên thị
trường bột đá, đá vôi Ấn Độ hoặc giữa các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Ấn Độ, đặc biệt là các nước có lượng
xuất khẩu lớn và giá cả cạnh tranh như Thái Lan và Malaysia. Mức độ cạnh tranh
cao hay thấp phụ thuộc vào rào cản gia nhập thị trường bởi nó chi phối mức lợi
nhuận thu được khi gia nhập thị trường này.
• Thực trạng XK bột đá, đá vôi của công ty và năng lực cạnh tranh của công ty
Khóa luận tập trung nghiên cứu rõ thực trạng tình hình XK của công ty trong
những năm gần đây và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường bột đá, đá
vôi Ấn Độ bao gồm:
 Hình thức XK: xuất khẩu trực tiếp và XK ủy thác( XK qua bên trung gian)
 Kết quả hoạt động kinh doanh cũng như kim ngạch XK của công ty trong giai đoạn
2011-2013

 Kết quả xuất khẩu bột đá, đá vôi theo thị trường của công ty năm 2011-2013
 Sản lượng xuất khẩu của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
 Các yếu tố thuộc sức cạnh tranh của mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty.
• Các hoạt động của công ty thường làm để tăng cường hoạt động XK
 Nghiên cứu thị trường
 Tổ chức các buổi hội thảo giao lưu trong và ngoài doanh nghiệp để giới thiệu,
quảng bá sản phẩm
 Giảm bớt thời gian thực hiện các nội dung của hoạt động XK: lựa chọn mặt hàng,
đàm phán, kí kết hợp đồng…
Đưa ra các chính sách giá cả cạnh tranh với các đối thủ khác
16
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÁ VÔI, BỘT ĐÁ
SANG THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ CỦA CÔNG TY KHOÁNG SẢN LATCA
3.1. Giới thiệu chung tại Công ty Khoáng sản Latca
Tên: Công ty Khoáng Sản Latca
Mã số thuế: 0105897161
Địa chị: số 15A LÔ 10A khu đô thị Nam Trung Yên, Phường Trung Hòa,
Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Công ty Khoáng Sản Latca sản xuất và kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực
khai thác chế biến và xuất khẩu khoáng sản như đá trắng (white lime stone), đá
Dolomite, đá xám dưới dạng cục và bột mịn tráng phủ và không tráng phủ Axit
Stearic. Công ty có diện tích nhà xưởng hơn 1000m2 đặt tại Thị trấn Yên Bình tỉnh
Yên Bái và hai mỏ nguyên liệu đá trắng có trữ lượng lớn là Mông Sơn và Yên Minh
tại Yên Bái.Hệ thống dây chuyền sản xuất và kỹ thuật được nhập khẩu từ hãng ABB
Đức cho năng suất và chất lượng cao. Đảm bảo khả năng sản xuất hàng chục ngàn
tấn sản phẩm hàng tháng.Đây là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty tại
thời điểm hiện tại. Nhà máy sản xuất bột đá có dây chuyền hiện đại sản xuất bột đá
tráng phủ và không tráng phủ axit béo. Hiện nay, nhà máy sở hữu dây chuyền sản
xuất của cộng hòa LB Đức ước tính cho ra khoảng 20.000 tấn sp/ năm. Thị trường
chủ yếu của công ty đó là Ấn Độ, Băng La Đét,… và một số các nước Ả Rập.

Các dòng sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: Dolomite , CaCO3
(lump), CaCO3 for feed, CaCO3 ganules 2mm, CaO Lanh PT,
CGCC_LC12(coated), CGCC_LC08(coated), CGCC_LC20(coated), Fedspar k806,
GCC_LC08(uncoated), GCC_LC10(uncoated), GCC_LC20(uncoated),
GCC_LC33(uncoated), GCC_LC35A(uncoated), GCC_LC45Y(uncoated),
GCC_LC70 (uncoated), hydrated lime.
Sơ đồ: Cấu trúc tổ chức của Công ty
(Nguồn: phòng tổ chức công ty)
3.2. Khái quát thị trường Ấn Độ
3.2.1. Quy mô thị trường
17
Tổng giám đốc
Logistics
Xuất nhập
khẩu
Kế hoạch
sản xuất
Phân phối
điện thoại
Nhân sự
Kế toán- tài
chính
Trong 8 tháng qua, 10 mặt hàng xuất hàng hàng đầu sang thị trường Ấn Độ tập
trung ở các nhóm ngành điện thoại, máy móc, nông lâm sản, giày dép với tổng giá trị kim
ngạch 1,28 tỷ USD chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu.
Bảng 3.1: 10 nhóm hàng có gái trị xuất khẩu cao nhất trong 8 tháng 2013
STT Nhóm hàng Giá trị kim ngạch
(triệu USD)
Tăng trưởng
(%)

1 Điện thoại các loại và linh kiện 641,64 +152
2 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện
162,69 +86
3 Cao su 135,73 +29,2
4 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng
khác
135,21 -12
5 Cà phê 47,63 +14,4
6 Hóa chất 41,36 +14,5
7 Xơ, sợi dệt các loại 39,16 +75,3
8 Gỗ và sản phẩm gỗ 34,31 +18,2
9 Hạt tiêu 29,05 -17
10 Giày dép các loại 20,89 +11,5
Tổng 1.287,6
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong 7 nhóm hàng có giá trị kim ngạch sụt giảm thì sự sụt giảm mạnh nhất tập
trung vào nhóm than đá (giảm 82%) và quặng và khoáng sản (giảm 69%). Tuy nhiên, giá
trị xuất khẩu của 02 nhóm hàng này thường chiếm một tỉ trọng không lớn trong tổng giá trị
kim ngạch xuất khẩu.
Ấn Độ là nước có trữ lượng than đứng thứ 5 trên thế giới và là nước sản xuất
điện than lớn thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện
của Ấn Độ lại phát triển chậm chạp do cơ sở hạ tầng lạc hậu và thiếu chính sách ưu
đãi cho chiến lược lâu dài.
Chính vì vậy mà quốc gia này có mức tiêu thụ điện theo đầu người tương đối
thấp, chỉ gần 800 kWh. Trong một đợt nắng nóng hồi đầu năm ngoái, hơn 640 triệu
người dân Ấn Độ không có điện dùng kéo dài trong nhiều ngày. Để khắc phục tình
trạng này, chính phủ Ấn Độ coi than là giải pháp cho nhu cầu năng lượng ngày một
tăng cao hiện nay. Một báo cáo mới đây của Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) cho
thấy, Ấn Độ đang chuẩn bị đưa 455 nhà máy điện vào hoạt động, hiện tại có 66%

công suất điện từ than, trong khi đó chính phủ có kế hoạch tăng công suất phát thêm
44%, đạt 288 GW. Ấn Độ khai thác khoảng 550 triệu tấn than đá, đá vôi nội địa mỗi
18
năm, nhập khẩu than, bột đá cũng tăng nhanh chóng: nhập 50 triệu tấn từ 2007 đến
2008 và 192 triệu tấn trong 2012. Vào năm 2017, nhu cầu than của Ấn Độ dự kiến
tăng lên đến 1000 triệu tấn/năm, trong đó than nội địa là 815 triệu tấn và nhập khẩu
185 triệu tấn.
Uỷ Ban Kế hoạch cho biết: với bức tranh về khoảng cách cung cầu ngày
càng mở rộng, thiếu than của Ấn Độ có thể tăng đến mức 200 triệu tấn vào năm
2017 so với 142 triệu tấn vào năm 2012. Khoảng cách cung cầu vào cuối kế hoạch 5
năm hiện nay (2007-2012) đã được đánh giá là 142 triệu tấn với khả năng sẵn có chỉ
có thể là 554 triệu tấn so với nhu cầu 696 triệu tấn.
Theo IEA dự báo, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ nhiều than thứ hai thế
giới vào năm 2017, do nhu cầu điện tăng cao. Nhu cầu sử dụng than đá của Ấn Độ
sẽ tăng trung bình 3,7%/năm, và sẽ chiếm hơn một nửa tổng nhu cầu toàn cầu vào
năm 2014.
Ấn Độ hiện là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 2 châu Á.Với tốc độ tăng
trưởng kinh tế 5% năm 2012, tiêu thụ than đá của Ấn Độ tăng tới 10,2% so với năm
trước đó. Đây là mức tăng lớn nhất kể từ 1981. (Nguồn:Platts )
Ấn Độ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các hợp đồng cung ứng cho than nhiệt trị
và bột đá từ nước ngoài. Giống như “Vua Than Trung Quốc”, tuy có nhiều mỏ than
đá, bột đá từ trong nước, nhưng Ấn Độ đang chuyển mình sang các thị trường quốc
tế để giải quyết cơn khát than đang trào dâng. Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ là
khách hàng lâu dài đối với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu than trên thế giới.
3.2.2. Đối thủ cạnh tranh
3.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh tại Ấn Độ
Coal India Limited (CIL), công ty than nội địa cung cấp 80% than đá, bột đá
cho toàn Ấn Độ, đang có kế hoạch khai thác hơn một nửa trữ lượng than còn đang
nằm trong các khu rừng miền đông, nhưng trước mắt phải giải quyết vấn đề vận tải
đường sắt lạc hậu, công suất thấp để phục vụ chuyển than từ các mỏ tới các nhà

máy điện. Đây cũng là trở ngại lớn nhất để tăng sản lượng khai thác than nội địa của
Coal India lên thêm 300 triệu tấn than vào 2015. Tuy nhiên, công việc trên chỉ có
thể giải quyết đối với than nhiệt trị, còn đối với việc cung ứng than mỡ, than luyện
kim và than chất lượng cao lại gặp vấn đề địa dư chứ không phải là vấn đề qui định
về môi trường hay hạ tầng cơ sở.
19
Trong năm tài chính 2013-2014 kết thúc vào tháng Ba vừa qua, mục tiêu kế
hoạch đề ra của CIL là 482 triệu tấn than nhưng thực tế sản xuất chỉ đạt 470 triệu
tấn, sụt giảm 12 triệu tấn
3.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh đến từ ngoài thị trường Ấn Độ
- Đối thủ cạnh tranh từ Việt Nam
Công ty Cổ phần Mông Sơn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hoạt động
trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu bột đá, đá vôi siêu mịn, Công ty CP
Đức Thái rất mạnh về xuất khẩu bột đá, đá vôi sang thị trường Ấn Độ Các công
ty này cũng có sản phẩm XK chủ lực là bột đá, đá vôi với kim ngạch xuất khẩu bột
đá, đá vôi hàng năm trên 40 triệu USD. Ví dụ như riêng Công ty Cổ phần Mông
Sơn xuất khẩu 4500 tấn/năm sang thị trường Ấn Độ chiếm khoảng 0,00225 %/ nhu
cầu bột đá, đá vôi của thị trường. Công ty Cổ phần Đức Phát cũng xuất khẩu tương
đối lớn sang thị trường Ấn Độ hàng năm công ty xuất khẩu 4350 tấn/ năm chiếm
0,002175%/ thị phần
- Đối thủ cạnh tranh từ thế giới
Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công ty Khoáng sản Latca cũng
phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đến từ các nước: Thái Lan,
Malaysia, Indonexia, Mặc dù bột đá, đá vôi của Việt Nam được đánh giá là rất
tốt nhưng mặt hàng đá vôi trắng loại không phủ axít thì phải chịu thuế xuất khẩu, có
phủ axít thì được xem như hóa chất và không chịu thuế xuất khẩu. Nhưng khi xuất
khẩu vào thị trường Ấn Độ, với hàng có phủ axít thuế suất 19%, không phủ axít thì
lại 4%. Trong khi đó Ấn Độ lại chuộng nhập khẩu bột đá, đá vôi của Thái Lan và
Malaysia bởi vì giá cả nhập bên này rẻ hơn nhiều: Ở Malaysia, thuế xuất khẩu của
họ chỉ 3% và thuế nhập khẩu vào Ấn Độ là 0% vì giữa 2 nước này có hiệp định

riêng cho mặt hàng này. Thuế xuất khẩu bột đá của Việt Nam lên đến 13% trước
năm 2013 và mới được điều chỉnh xuống 10% trong năm trước, mức thuế này vẫn
khá cao đối với thế giới nên khả năng cạnh tranh của công ty không được cao.
Trong khi đó, cước vận chuyển từ Việt Nam cũng cao hơn khiến sức cạnh tranh của
hàng Việt Nam thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước. Đây cũng là lý do mỗi
năm, các DN có thể khai thác khoảng 4 triệu tấn nhưng công suất thực tế chỉ
khoảng 2 triệu tấn, trong đó 1 triệu tấn phục vụ nhu cầu trong nước, 1 triệu tấn còn
lại để xuất khẩu thô.
3.2.3. Chính sách của nước ta về xuất khẩu bột đá, đá vôi sang Ấn Độ
20
Theo quy định tại thông tư 184/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày
15/11/2010 về mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu
thuế, mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn được sản xuất từ loại đá thuộc nhóm
25.15 đang chịu mức thuế suất xuất khẩu = 10%; Mặt hàng bột cacbonat canxi siêu
mịn có tráng phủ Acid Stearic thuế suất xuất khẩu =0%.
Từ đầu năm 2011 đến hết năm 2012, hàng loạt chi phí đầu vào tăng đột biến
(so với năm 2010) trong đó chủ yếu là các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp sản
xuất như: nguyên liệu đá đầu vào tăng 8%; điện sản xuất tăng 16%; xăng dầu tăng
22%; tiền lương tăng 13,6%; chi phí vận chuyển nội địa tăng 14%; chi phí bốc xếp
hàng hoá tại cảng tăng 10%, lãi suất tiền vay tăng trên 20%/năm. Năm 2013 tuy một
số chi phí có giảm nhưng do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn
đến khó khăn chung của các doanh nghiệp chỉ duy trì hoạt động cầm chừng, đầu ra
gặp nhiều cạnh tranh gay gắt.
Trước thực tế áp lực chi phí đầu vào tăng mạnh dẫn đến giá bán ra của mặt
hàng bột cacbonat canxi siêu mịn các loại trong hai năm qua đã tăng từ 8 đến 12%
so với năm 2009, 2010. Cước vận chuyển quốc tế từ cảng Hải Phòng đi các nước
trong khu vực và một số nước có nhập khẩu bột CaCo3 (như Ấn Độ, Băngladesh,
các nước EU, ) cao hơn cước vận chuyển từ các nước cùng có bột CaCo3 xuất
khẩu như Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Giá bán FOB Hải Phòng cao hơn 6 -8
USD/tấn; giá CIF cao hơn 10 đến 12 USD/tấn so với giá bán của các nước như

Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc,
Trong khi đó, tại các nước có cùng nguồn tài nguyên được biết như
Malaysia, India đang áp dụng thuế xuất khẩu đá vôi trắng 3% cho hàng thô và hàng
đã qua chế biến. Indonesia, Đài Loan, Thái Lan áp dụng thuế xuất khẩu đá vôi
trắng 0% cho hàng đã qua chế biến sâu. Các nguyên nhân trên khiến hàng xuất khẩu
của Việt Nam khó cạnh tranh với hàng xuất khẩu của nước ngoài.
Bên cạnh đó, với mức thuế suất chênh lệch giữa bột Cacbonat canxi siêu
mịn không tráng phủ và có tráng phủ Acid Stearic là 10%, nhiều đơn vị xuất khẩu
đã tập trung xuất hàng có tráng phủ Acid Stearic hoặc xuất hàng không tráng phủ
nhưng vẫn khai báo có hàng có tráng phủ Acid Stearic để không phải nộp thuế xuất
khẩu, dẫn đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, khai và trích nộp thuế đầy đủ
cho Nhà nước không cạnh tranh được về giá, không bán được hàng. Hơn một nửa
các Nhà máy sản xuất bột siêu mịn hiện nay không cạnh tranh được với thị trường
21
xuất khẩu nên chỉ bán được trong nước, dẫn đến bị các Nhà máy mua phụ gia trong
nước ép về sản lượng, giá cả, công nợ kéo dài, thậm chí khó thu hồi được vốn,
Để tạo điều kiện giúp đỡ và khuyến khích các Nhà máy đi đầu trong việc đầu
tư công nghệ chế biến sâu khoáng sản cũng như để sản xuất bột cacbonat canxi siêu
mịn đạt tối đa công suất nhằm sớm thu hồi vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm ổn định
cho người lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tăng nguồn
thu ngân sách cho nhà nước, các Công ty đề nghị Bộ Tài chính xem xét giảm mức
thuế suất xuất khẩu hiện tại đối với mặt hàng bột cacbonat canxi siêu mịn (thuộc
nhóm 2517.49.00) đang áp dụng từ 10% xuống 3%.
( />p_detail=1&p_topic_id=7580)
3.2.4. Yêu cầu kỹ thuật về đá vôi, bột đá nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ
Thành phần : CaO tối thiểu 90%; Fe
2
0
3
tối đá 0,5%; MgO tối đa 1,5%; SiO

2
tối đá 1%
Đóng gói: đóng gói trong túi Jumbo
Phương thức thanh toán: LC
3.2.5. Một số yêu cầu về thủ tục nhập khẩu của Ấn Độ
- Giấy phép xuất nhập khẩu: thời hạn của giấy phép về thời gian chuyên chở
hàng hóa liên hệ bằng tàu từ nơi cung cấp (nước xuất khẩu) đến nơi nhận hàng (Ấn
Độ). Thời hạn của giấy phép có thể được cơ quan cấp phép gia hạn mỗi lần 6 tháng
và không quá 125 tháng. Tùy theo mặt hàng nhập khẩu và thể thức nhập khẩu mà
thời hạn hiệu lực cùa giấy phép nhập khẩu thay đổi từ 12 tháng đến 24 tháng. Giấy
phép, giấy chứng nhận không phải là một quyền lợi và Tổng Giám đốc Ngoại
thương hay cơ quan cấp giấy phép có quyền từ chối cấp hay cấp lại một giấy chứng
nhận, giấy phép theo những điều khoản của luật pháp hay những quy định hiện
hành
- Thẻ căn cước: để tạo thuận lợi cho việc nhận giấy phép xuất nhập hàng và
các tài liệu khác, các chủ nhân, giám đốc hay nhân viên được ủy nhiệm của các nhà
xuất nhập khẩu, được cấp thẻ căn cước. Số người được cấp thẻ không quá 3 người.
Các giấy phép, tài liệu có liên quan đến hồ sơ xuất nhập khẩu được cơ quan liên
quan cấp cho những người có thẻ căn cước, như đại diện chính thức của đơn vị xin
phép xuất nhập khẩu. Các nhà xuất nhập khẩu hay đại diện có thể tiếp cận một cách
tự do với các cơ quan cấp giấy phép, tham khảo ý kiến hay trình bày những thắc
mắc của mình. Việc tham khảo có thể thực hiện bằng thư điện tử
22
- Kho hải quan: Các hình thức nhập khẩu, tồn trữ, giải tỏa hàng hay tái xuất
đều được dự liệu trong các điều khoản của bộ luật Hải quan năm 1962 cùng các quy
định, thông tư ban hành tiếp theo nhằm hướng dẫn việc thi hành những điều khoản
đó. Nhà xuất nhập khẩu có thể thiết lập các kho hải quan nhằm chứa hàng trong thời
gian làm các thủ tục thuế quan. Thời gian lưu hàng trong loại kho này có thể kéo dài
trong một năm mà không phải trả thêm một khoản thuế nào. Những hàng hóa trên
cũng có thể tái xuất khẩu mà không phải chịu thuế nếu nhà xuất khầu xuất trình

được vận tải đơn hay chứng chỉ xuất khẩu có liệt kê các mặt hàng liên hệ và lệnh
xuất do cơ quan thuế quan có thẩm quyền cấp.
3.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty bột đá, đá vôi của Công ty
Khoáng sản Latca
3.3.1. Khái quát hoạt động xuất khẩu đá vôi, bột đá của cả nước
Xuất khẩu than đá của Việt Nam trong tháng 1-2014 chủ yếu sang 3 thị
trường chính: Trung Quốc với 777.359 tấn, đạt 50,43 triệu USD; Nhật Bản với
118.426 tấn, đạt 12,93 triệu USD; Hàn Quốc với 56.102 tấn, đạt 4,38 triệu USD.
Tính chung, lượng than đá xuất khẩu sang 3 thị trường này chiếm 97,3%
tổng lượng than đá xuất khẩu của cả nước.
Trung Quốc - thị trường chủ đạo của xuất khẩu than đá Việt Nam, chiếm tới
79,5% về lượng và chiếm 71% về kim ngạch xuất khẩu than của Việt Nam, trong
tháng đầu năm nay xuất khẩu giảm 36,11% về lượng và giảm 33,63% về kim ngạch
so với tháng cuối năm ngoái.
Nhìn chung các thị trường xuất khẩu than tháng đầu nă nay đều bị sụt giảm
cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó: xuất sang Nhật Bản (tăng 1,39%
về lượng nhưng tăng nhẹ 4,91% về kim ngạch); sang Hàn Quốc (giảm 34,83% về
lượng và 32,88% về kim ngạch); Lào (giảm trên 29% cả về lượng và kim ngạch);
Malaysia (tăng 2,23% về lượng nhưng giảm 24,76% về kim ngạch).
Riêng xuất khẩu sang thị trường Indonesia tuy rất ít nhưng lại tăng cả về
lượng và kim ngạch với mức tăng 6,14% và 3,63%.
Bảng 3.2: Thống kê Hải quan về xuất khẩu than đá tháng 1/2014.
Đơn vị: USD


Thị trường

T1/2014



T12/2013
T1/2014 so với
T12/2013(%)

Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá (USD) Lượng Trị giá
23
Tổng kim ngạch 978.158 71.079.767 1.454.806 100.488.811 -32,76 -29,27
Trung quốc 777.359 50.430.390 1.216.660 75.985.317 -36,11 -33,63
Nhật Bản 118.426 12.931.907 116.797 13.599.663 +1,39 -4,91
Hàn Quốc 56.102 4.375.839 86.091 6.519.169 -34,83 -32,88
Ấn Độ 6.600 1.313.400 0 0 * *
Lào 8.561 915.800 12.090 1.304.165 -29,19 -29,78
Malaysia 3.300 303.600 3.228 403.500 +2,23 -24,76
Indonesia 1.210 148.830 1.140 143.620 +6,14 +3,63
(Nguồn: />nam.gplist.156.gpopen.37783.gpside.1.xuat-khau-than-da-thang-dau-nam-giam-ca-
ve-luong-va-kim-ngach.asmx )
3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty bột đá, đá vôi của Công ty
Khoáng sản Latca
Bảng 3.3: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013.
(Bảng 1 bảng số liệu)
Đơn vị: triệu USD, Người.
Stt
Các chỉ
tiêu

Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1
Doanh thu
bán hàng
333,203 359,139 432,716 25,936 7.78 73,577 20,48
2
Tổng chi
phí
274,206 321,424 388,020 47,218 17,22 66,596 20,72
3
Lợi nhuận
thuần
58,997 37,715 44,696 -21.282 -36,07 6,981 18,51
4
Lực lượng
lao động
574 634 690 60 10.45 56 8.83
Nguồn: số liệu phòng tài chính kế toán + tự tổng hợp,tính toán
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty chưa được hiệu quả trong 3 năm 2011, 2012 và 2013. Cụ thể:
- Về doanh thu
Năm 2012 tăng 7,78% tương ứng với 25,936 triệu USD so với năm 2011 (từ
333,203 triệu USD lên 359,139 triệu USD). Bên cạnh đó, đến năm 2013 doanh thu
của công ty tăng 20,48% tương ứng với 73,577 triệu USD so với năm 2012 ( từ
359,139 triệu USD lên đến 432,716 triệu USD ). Kết quả này cho thấy doanh thu

của công ty đã tăng đáng kể so với sự tăng trưởng 2011 – 2012, công ty đã hoàn
thành tốt tình hình tăng trưởng sản xuất kinh doanh qua các năm 2011 – 2013.
24
- Về lợi nhuận
Lợi nhuận của công ty giảm 36,07% tương ứng giảm 21,282 triệu USD từ
58,997 ( năm 2011) xuống còn 37,715 triệu USD ( năm 2012). Nhưng công ty đã
đạt được doanh số tăng nhẹ 18,51% tương ứng tăng 6,981 triệu USD từ 37,715 triệu
USD năm 2012 lên 44,696 triệu USD ( năm 2013). Dưới các tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính và những biến động trên thị trường bất động sản trong nước,
bối cảnh khủng hoảng nợ công tại các nước phát triển, doanh thu của Latca có xu
hướng giảm trong năm 2012, nhưng tăng nhẹ vào năm 2013 do những nỗ lực trong
quá trình mở rộng khách hàng của công ty. Điều này có thể thấy khi mà tổng doanh
thu và lợi nhuận, tỷ trọng lợi nhuận so với doanh thu ở năm 2013 đều tăng lên so
với năm 2012.
- Về lực lượng lao động
Là nhân tố tăng liên tiếp trong 3 năm, cụ thể: năm 2012 tăng 10,45%
tương ứng với 60 người so với năm 2011. Năm 2013 tăng 8,83% tương đương với
56 người. Kết quả này cho thấy nguồn nhân lực của công ty tăng khá ổn định.
3.4. Kết quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty vào thị
trường Ấn Độ.
Đối với các sản phẩm đá vôi và sản xuất từ đá vôi thì thị trường chính của
công ty bao gồm Ấn Độ, UAE, Brunei, Italia nhưng thị trường chủ đạo của công ty
là khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Theo đó một số khách hàng chính hiện nay và
tỷ lệ giá trị đơn hàng trên tổng giá trị:
Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu mặt hàng bột đá, đá vôi của công ty từ năm 2011 -
2013
(Bảng 2 bảng số liệu)
Đơn vị: triệuUSD, %.
Tên nước
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá trị
XK
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
XK
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
XK
Tỷ
trọng
(%)
1. Ấn Độ
39,20 49 54,95 53 23,85 27
2. UAE
12,80 16 14,52 14 10,60 12
3. Bangladesh
17,60 22 21,77 21 45,93 52
4. Các nước khác
10,42 13 8,76 12 7,94 9
25

×