Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.43 KB, 51 trang )

TÓM LƯỢC

1


Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành điện đã đóng góp một phần
khơng nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Điện góp phần sản xuất
và đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Điện quan trong thì
dây cáp điện cũng trở thành mặt hàng quan trọng. Để có thể đứng vững trong mơi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc phát triển thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, và công ty TNHH Thương Mại và
Dich Vụ TCT kinh doanh sản phẩm dây cáp điện đã nhận thức được điều đó. Mở rộng
thị trường là việc cần thiết để phát triển nhưng vẫn phải chịu nhiều tác động của môi
trường kinh tế vĩ mô. Lạm phát là nhân tố gây ảnh hưởng lớn nhất đến công ty. Đề tài:
“Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội” dưới đây tập trung phân tích
những lý thuyết về lạm phát và thực trạng tác động của lạm phát tới mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ
TCT trên thị trường Hà Nội thơng qua các phương pháp so sánh, tốn thống kê, chỉ
số…. Hy vọng rằng, đề tài hoàn thành có thể giúp doanh nghiệp đánh giá một cách
khách quan khả năng phát triển thị trường, đồng thời cung cấp những cơ sở cần thiết
cho cơng tác hoạch định chính sách của công ty trong thời gian tới.LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận
tình của giáo viên hướng dẫn và được phía Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, em đã
có một q trình nghiên cứu tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết
quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân mà cịn có sự giúp đỡ của Q thầy cơ,
gia đình và bạn bè.
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Luật trường ĐH Thương Mại đã quan tâm, tạo
điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Hoàng Anh Tuấn - thầy đã hướng dẫn,


giúp đỡ về mặt phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt q trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè - những người đã luôn
động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong q trình thực hiện và trình bày khóa luận khơng thể tránh khỏi những
sai sót và hạn chế, do vậy em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của
Q thầy cơ và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Đặng Văn Dương
2


3


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

4


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại WTO, nền kinh
tế Việt Nam dần có những chuyển biến rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho
chúng ta những cơ hội phát triển,nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, cơ cấu kinh tế

cũng dần thay đổi linh hoạt, hoàn thiện hơn để phù hợp với nền kinh tết toàn cầu. Tuy
nhiên cùng với những cơ hội mà hội nhập mang lại cũng có khơng ít những khó khăn,
thác thức. Biến động kinh tế thế giới trong thời gian qua cũng đã có ảnh hưởng khơng
nhỏ tới nền kinh tế nước ta, sự biến động giá cả một số nguyên liệu đầu vào chính
lương thực, xăng dầu,... Cùng với ảnh hưởng chảu thiên tai, dịch bệnh, một số điều
chỉnh trong điều hành chính sách của chính phủ làm cho giá cả trong nước có biến
động mạnh theo chiều hướng gia tăng và lạm phát là một hệ lụy không thể tránh khỏi.
Năm 2007 mức lạm phát của Việt Nam là 12,69%, đáng chú ý trong năm 2008 lạm
phát đã ở mức phi mã 19,98%, đến năm 2009 tình hình lạm phát có xu hướng tích cực
hơn với mức 6,88%, năm 2010 mức lạm phát là 9,19%(theo Tổng cục thống kê).Lạm
phát đã ảnh hưởng rất lớn tới các chủ thể trong nền kinh tế , mà ảnh hưởng nhiều nhất
là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lạm phát ảnh hưởng nhiều đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, khi chi phí đầu vào tăng làm cho hầu hết lợi nhuận của
hầu hết các doanh nghiệp bị giản sút đáng kể. Lạm phát cao làm cho thu nhập thực tế
của người dân giảm, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo cầu về hàng hóa dịch vụ trên thị
trường cũng giảm đi
Lạm phát luôn là vấn đề mà cả nhà nước và doanh nghiệp quan tâm, vì lạm phát
có tác động rất lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế và đời sống nhân dân.Trong những
năm qua có nhiều biến động phức tạp, những biến động của lạm phát đã ảnh hưởng
đến nền kinh tế nói chung và cũng ảnh hưởng đến hoạt động, lợi ích của các doanh
nghiệp nói riêng.Thực tế cho thấy rằng trong giai đoạn 20 năm vừa qua(1985-2005) tỉ
lệ lạm phát ở nước ta đã biến động rất mạnh qua từng năm.Tỷ lệ lạm phát giữa các
năm chênh lệch khá lớn. Có năm tỷ lệ lạm phát đã ở mức lạm phát phi mã. Song cũng
có năm tỷ lệ lạm phát lại ở mức lạm phát âm.Về mặt lý thuyết, trong lý thuyết tiền tệ
cổ điển và cận đại, cũng như hiện đại lạm phát tiền tệ vẫn được xem như là một căn
bệnh kinh niên của kinh tế hàng hóa mà chưa có một loại “thuốc đặc trị” nào có thể
loại bỏ nó ra khỏi đời sống kinh tế. Lạm phát tiền tệ luôn ln gắn liền với tình trạng
mất giá của đồng tiền. Khi tình trạng mất giá của đồng tiền xảy ra một cách thường
xuyên và liên tục với mức độ lớn thì mọi hoạt động kinh tế sẽ bị đình trệ, nhiều vấn đề
tiêu cực trong đời sống kinh tế-xã hội sẽ nảy sinh. Lạm phát tiền tệ đã và đang trở

thành “nan y” cho mọi nền kinh tế sản xuất hàng hóa mà người ta chỉ mới biết cách
5


2.

-

kìm chế và đẩy lùi nó chứ chưa bao giờ triệt phá nó đến tận gốc được.Vì vậy, một nền
kinh tế đang trong tình trạng lạm phát cần phải có ngay các giải pháp để kiểm soát để
kiềm chế và đẩy lùi nó.
Mỗi cơng ty đều chịu ảnh hưởng của lạm phát, Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ TCT cũng không thể tránh khỏi,Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT
là công ty kinh doanh trên lĩnh vực phân phối dây cáp điện có đầu vào rất nhạy cảm
với lạm phát nên không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát. Vậy cụ
thể công ty phải chịu ảnh hưởng nhu thế nào và công ty cần làm gì để khắc phục
những khó khăn khi chịu ảnh hưởng của lạm phát. Em xin trình bày về đề tài “Tác
động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương
mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội”
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan
Trong những năm qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến ảnh
hưởng của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện. Mỗi cơng trình nghiên cứu đề
cập tới những khía cạnh khác nhau của vấn đề ảnh hưởng của lạm phát tới phát triển
tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện. Tuy nhiên tại công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ
TCT chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Tại trường đại học Thương
Mại cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Trong số đó, đáng
chú ý phải kể đến các cơng trình dưới đây:
Trần Thị Thanh Thủy (2009),“Một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của công ty Cơ điện Trần Phú”, Luận văn tốt nghiệp –
khoa Kinh Tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại. Đề tài nghiên cứu chủ yếu là về lý

thuyết về việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện, từ đó đưa
ra giải pháp thị trường và một số giải pháp khác thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm
dây cáp điện của cơng ty.
- Đồn Thanh Tùng (2011),“Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
tại công ty Cổ phần thép và vật tư Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp – khoa Kinh Tế Luật, Trường Đại học Thương Mại. Đề tài này đi sâu nghiên cứu về việc mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm thép và vật tư ngành thép trên thị trường miền Bắc, từ đó đưa
ra một số giải pháp về mặt thị trường nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng
cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Nguyễn Thị Thu Phương (2011), “ Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thực phẩm Ngôi Sao Xanh”, Luận văn tốt
nghiệp - khoa Kinh Tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn này đi sâu
nghiên cứu về lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến phát triển thị trường kinh

6


3.

doanh thực phẩm của công ty thực phẩm Ngôi Sao Xanh. Bên cạnh đó cũng nêu ra
một số giải pháp mở rộng thị trường cho công ty.
- Nguyễn Thị Huệ (2010), “ảnh hưởng của lạm phát đến hoat động kinh doanh
của công ty Cổ phần Tiêu Chuẩn Việt”, Luận văn tốt nghiệp – khoa Kinh Tế -Luật,
Trường Đại học Thương Mại. Đề tài tập trung nghiên cứu về các ảnh hưởng của lạm
phát đến các hoạt động kinh doanh của cơng ty thơng qua doanh thu, chi phí, lợi
nhuận.
Các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã bám sát vào mục tiêu nghiên cứu, giải
quyết các vấn đề lý luận liên quan tới phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và ảnh
hưởng của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời các cơng trình nghiên cứu cũng
phân tích thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện và đưa ra các
giải pháp nhằm phát triển thị trường.

Tuy nhiên, các cơng trình nêu trên mới chỉ đưa ra các giải pháp một cách chung
nhất, và những giải pháp thị trường mà các cơng trình nghiên cứu đưa ra mới chỉ mang
tính cục bộ, phù hợp với sản phẩm mà đề tài đó nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống, phân tích những vấn đề lý luận liên quan tới vấn đề nghiên
cứu, luận văn giải quyết vấn đề ảnh hưởng của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp
điện theo hướng tiếp cận mới. Nếu như các đề tài trước tập trung giải quyết bài toán
thị trường theo hướng tiếp cận nghiên cứu thực trạng, tìm ra giải pháp thì luận văn tiếp
cận theo hướng kết hợp giữa nghiên cứu thực trạng và đánh giá tác động của lạm phát
tới quá trình tiêu thụ sản phẩm dựa vào các tài liệu mà công ty cung cấp và các tài liệu
tham khảo thu thập được. Từ đó tổng hợp kết quả, rút ra kết luận đánh giá hoạt động
phát triển thị trường của công ty để đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp. Đó là
tính mới của đề tài.
Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Do đặc thù của nhập và phân phối sản phẩm dây cáp điện chịu ảnh hưởng rất
nhiều của lạm phát. Vì vậy, lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Qua đề tài nghiên cứu, em muốn hiểu rõ hơn tình hình lạm phát ở Việt Nam
trong thời gian gần đây, đồng thời xem xét ảnh hưởng của của lạm phát tới hoạt động
tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của doanh nghiệp trên thị trường Hà Nội.
Việc nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giả quyết các vấn đề sau:
• Tìm hiểu về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay
• Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của
doanh nghiệp trên thị trường Hà Nội.

7


4.

5.


• Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động
tiêu thụ sản phẩm dây cáp điện của doanh nghiệp trên thị trường Hà Nội.
Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
+ Lạm phát
+ Tình hình lạm phát hiện nay
+ Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động công ty
Các mục tiêu nghiên cứu:
+ Mục tiêu lý luận:
Hệ thống lại một cách tổng quát về lạm phát, nguyên nhân lạm phát, phân loại
lạm phát và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,....
+ Mục tiêu thực tế
Đánh giá thực tế tình hình sản xuất kinh doanh sản phẩm của của công ty. Đánh
giá những ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động sản xuất của cơng ty. Từ đó làm rõ
ngun nhân lạm phát và dự báo xu hướng của tình hình giá cả 2014. Cụ thể hơn là
tìm hiểu về hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dây cáp điện, các biện pháp
ứng phó của doanh nghiệp cũng như của chính phủ trước diễn biến giá cả và lạm phát
khó lường như hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
+ Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói
chung và xem xét tác động của nó tới hoạt động phân phối dây cáp điện từ đó đưa ra
kết luận và đề ra các phương hướng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
+ Giới hạn về không gian
Đề tài xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói chung và tìm hiểu
ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch
Vụ TCT.
+ Giới hạn về thời gian

Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của lạm phát tác động tới kinh doanh
của doanh nghiệp từ năm 2010 tới nay.
Phương pháp nghiên cứu
Sau khi xây dựng lý thuyết về phát triển thị trường, đề tài đi sâu vào khảo sát
thực tế vấn đề nghiên cứu bằng cách sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài
liệu. Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập và phân tích từ: các tài liệu, báo cáo của đơn vị

8


thực tập, từ sách báo, tạp chí và từ Internet). Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp
khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu, phương pháp chỉ số.
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: Nhằmthu thập các số liệu liên quan đến vấn đề phát triển thị trường
sản phẩm dây cáp điện, cũng như thu thập ý kiến các chuyên gia về vấn đề nghiên cứu
các nguồn từ đơn vị thực tập và từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Cách thức:
- Thu thập tài liệu từ báo cáo kinh doanh của công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ TCT
- Thu thập thông tin từ các nguồn: báo, tạp chí, internet…
- Tham khảo các bài viết, cơng trình nghiên cứu các năm trước.
Nắm được nội dung cơ bản về vấn đề nghiên cứu, tiến hành tìm kiếm thơng tin
liên quan phục vụ cho việc viết bài thông qua mạng internet, tham khảo những thơng
tin, tin tức trong các bản tin đó để có những đánh giá riêng cho bản thân về vấn đề
nghiên cứu. Bên cạnh đó cịn có thể tham khảo thơng tin trong các bài báo hoặc tạp chí
thương mại có liên quan như thời báo kinh tế, tạp chí khoa học hay các sách viết về
sản phẩm dây cáp điện…
Thông tin từ các nguồn này có thể sử dụng để viết phần đánh giá tổng quan tình
hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thị trường sản phẩm dây cáp điện
của công ty, nguyên nhân dẫn tới thành công và những hạn chế cần khắc phục.

5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh dữ liệu
Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu,
cần phải sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, tổng hợp và so sánh. Dựa trên các
thông tin thu thập được, sử dụng kĩ năng tổng hợp số liệu thành một hệ thống logic rồi
tiến hành so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu giữa các số liệu với nhau theo
một tiêu chí nhất định với cùng một đơn vị so sánh, dựa trên mục đích nghiên cứu
nhằm đưa kết quả đánh giá về ý nghĩa của số liệu đó đối với vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp này được sử dụng để so sánh các dữ liệu giữa các thời kì với
nhau, so sánh thị phần của công ty qua các năm. Từ những kết quả thu được, nhận xét
và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường sản phẩm dây cáp điện trong
thời gian tới.
5.3. Phương pháp chỉ số
Phương pháp chỉ số là phương pháp phân tích số liệu dựa trên các con số tỷ lệ
hoặc phần trăm của đối tượng nghiên cứu so với tổng thể, qua đó rút ra các nhận xét

9


đánh giá về tỷ lệ thu được so với tổng thể, tùy vào mục tiêu nghiên cứu để đưa ra nhận
xét, đánh giá phù hợp.
Sử dụng phương pháp này trong đề tài nhằm phân tích dữ liệu thứ cấp để đánh
giá sự gia tăng về thị phần, tỷ trọng, cơ cấu thị trường của cơng ty. Qua đó có thể đánh
giá được ảnh hưởng của lạm phát đến phát triển thị trường dây cáp điện của công ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT
6.

Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngồi tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục, phụ lục và tài liệu tham
khảo, khóa luận bao gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến
hoạt động kinh doanh
Chương 2: Thực trạng Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp
điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội
Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề tác động của lạm phát đến tiêu
thụ sản phẩm dây cáp điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị
trường Hà Nội
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát đến
hoạt động kinh doanh
1.1. Một số khái niệm cơ bản về lạm phát
1.1.1. Quan điểm và khái niệm về lạm phát
Lạm phát được để cập đến rất nhiều trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà
kinh tế. Trong mỗi cơng trình của mình, các nhà kinh tế đã đưa ra các khái niệm khác
nhau về lạm phát.
Theo C.Mac trong bộ tư bản: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các luồng lưu
thông những tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ơng cho rằng, ngồi giá trị
thặng dư, CNTB cịn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động thêm lần nữa do lạm
phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: Lạm phát biểu thị sự tăng lên trong mức
giá chung. Theo ông: “Lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả và chi phí tăng,
giá bánh mỳ, xăng dầu, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất
tăng” .
Còn Milton Friedman thì quan niệm: “Lạm phát là nhanh và kéo dài”. Ông cho
rằng: “Lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ”. Ý kiến đó của ơng
đã được đa số các nhà kinh tế phái tiền tệ và phái Keynes tán thành.

10


Hiện nay, lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục trong mức giá chung.

Điều này không nhất thiết có nghĩa là giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời
phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền
kinh tế vẫn có thề trải qua lạm phát khi giá của một số hàng hóa giảm, nếu như giá của
các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
1.1.2. Các thước đo lạm phát
Đo lường lạm phát trong một nền kinh tế địi hỏi phải có phương tiện. Mục tiêu
của việc phân biệt những thay đổi trong giá danh nghĩa trên một tập hợp chung của
hàng hoá và dịch vụ, và phân biệt với những thay đổi giá do những thay đổi trong giá
trị như khối lượng, chất lượng hay hiệu suất. Tuy nhiên, sự thay đổi mức giá đơn lẻ
này sẽ không đại diện cho lạm phát chung trong một nền kinh tế tổng thể. Để đo lường
lạm phát tổng thể, sự thay đổi giá của một "giỏ" lớn hàng hóa và dịch vụ đại diện được
đo. Đây là mục đích của một chỉ số giá, đó là giá kết hợp của một "rổ" nhiều hàng hóa
và dịch vụ. Giá kết hợp là tổng giá cả gia quyền của các mặt hàng trong "rổ". Một giá
cả gia quyền được tính bằng cách nhân đơn giá của một mặt hàng với số lần mua tiêu
dùng trung bình mặt hàng đó. Giá cả gia quyền là một phương tiện cần thiết để đo
lường tác động của các thay đổi đơn giá cụ thể đối với lạm phát tổng thể của nền kinh
tế. Những mức giá bình quân gia quyền này được kết hợp để tính tốn giá tổng thể. Để
liên hệ tốt hơn các thay đổi giá theo thời gian, chỉ số này thường chọn giá một "năm cơ
sở" và gán cho nó một giá trị 100. Chỉ số giá trong những năm tiếp theo sau đó được
thể hiện trong mối quan hệ với giá năm cơ sở. Trong khi so sánh các đo lường lạm
phát đối với các thời gian khác nhau người ta cũng phải đi vào xem xét các hiệu ứng
cơ bản của lạm phát.
Các đo lường lạm phát thường được sửa đổi theo thời gian, hoặc là cho gia
quyền tương đối của hàng hóa trong giỏ, hoặc trong cách thức mà hàng hóa và dịch vụ
từ hiện tại được so sánh với hàng hóa và dịch vụ trong quá khứ. Theo thời gian, điều
chỉnh được thực hiện cho các loại hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn để phản ánh
những thay đổi trong các loại hàng hóa, dịch vụ mua của người tiêu dùng điển hình.
Sản phẩm mới có thể được giới thiệu, các sản phẩm cũ biến mất, chất lượng sản phẩm
hiện tại có thể thay đổi, và sở thích của người tiêu dùng có thể thay đổi. Cả các loại
hàng hóa và dịch vụ được bao gồm trong "rổ" và giá cả gia quyền được sử dụng trong

các đo lường lạm phát sẽ được thay đổi theo thời gian để bắt kịp với các thay đổi thị
trường.
Các con số lạm phát thường điều chỉnh theo mùa để phân biệt các thay đổi giá
cả theo chu kỳ dự kiến. Ví dụ, chi phí sưởi ấm nhà dự kiến sẽ tăng trong những tháng
lạnh hơn, và điều chỉnh theo mùa thường được sử dụng khi đo lường lạm phát để bù
11




đắp cho các gai nhọn chu kỳ trong nhu cầu năng lượng, nhiên liệu. Các con số lạm
phát có thể được tính trung bình hoặc bị các kỹ thuật thống kê loại bỏ nhiễu thống kê
và biến động. của các giá cả cụ thể.
Khi xem xét lạm phát, các tổ chức kinh tế có thể chỉ tập trung vào một số loại
giá cả, hoặc chỉ số đặc biệt, chẳng hạn như chỉ số lạm phát cơ bản được sử dụng bởi
các ngân hàng trung ương để xây dựng chính sách tiền tệ.
Hầu hết các chỉ số lạm phát được tính từ trung bình gia quyền của các thay đổi
giá cả được lựa chọn. Điều này nhất thiết phải giới thiệu biến dạng, và có thể dẫn đến
các tranh chấp mang tính hợp pháp về việc tỷ lệ lạm phát thực sự là bao nhiêu. Vấn đề
này có thể được khắc phục bằng cách bao gồm tất cả các thay đổi về giá có sẵn trong
tính tốn, và sau đó chọn giá trị trung bình. Trong một số trường hợp khác, các chính
phủ có thể cố ý báo cáo sai tỷ lệ lạm phát, ví dụ, chính phủ Argentina đã bị chỉ trích
bởi các thao túng dữ liệu kinh tế, chẳng hạn như số liệu lạm phát và GDP, cho lợi ích
chính trị và giảm thanh tốn của mình trong nợ quốc gia tính theo chỉ số lạm phát.
.Để đo lường lạm phát, người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Về mặt tính
tốn,tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của chỉ số giá chung trong nền kinh tế theo
từng giai đoạn, nó có thể là tháng, quý hoặc năm.
Để đo lường mức giá chung này, các nhà thống kê xây dựng 3 chỉ số giá để đo
lường:
Thứ nhất là chỉ số giá tiêu dùng – CPI( Cosummer Price Index ).

CPI là một tỷ số phản ánh giá của một rổ hàng hóa trong nhiều năm so với
chính giá của rổ hàng hóa đó ở một năm nào đó. Thống kê gọi đó là năm cơ sở hay
năm gốc. Nghĩa là, rổ hàng hóa được lựa chọn là không thay đổi trong nhiều năm. Chỉ
số giá này phụ thuộc vào năm được chọn làm gốc và sự lựa chọn rổ hàng hóa tiêu
dùng.
Ta có cơng thức tính chỉ số giá như sau:

∑pq
∑p q
1

Ip = ∑ ip x d hoặc Ip =

0

0

0

Trong đó: Ip là chỉ số giá cả chung
Ip : là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng hóa, nhóm hàng
D : là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại từng nhóm hàng
Q1 : là số lượng hàng hóa, dịch vụ ở thời kỳ báo cáo
P1 : là giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo
12




P0 : là giá cả hàng hóa, dịch vụ kỳ gốc

Thứ hai là chỉ số điều chỉnh GDP( GDP deflator). Là chỉ số phản ánh giá của một
rổ hàng hóa trong nhiều năm so với giá của chính rổ đó nhưng với giá của năm gốc. Ta
có cơng thức tính GDP điều chỉnh như sau:

∑pq
∑p q
1

=


1

0

1

Thứ ba là chỉ số giá sản xuất – PPI( Producer Price Index). Là chỉ số giá bán
bn, hay chính là chi phí để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.
Như vậy, rổ hàng hóa được lựa chọn để tính giá là có sự khác biệt trong giai
đoạn tính tốn. Nhưng về cơ bản, sự khác biệt giữa các rổ hàng hóa trong các thời
điểm tính giá là khơng nhiều bởi vì cơ cấu tiêu dùng của dân chúng thường mang tính
ổn định trong ngắn hạn. Chỉ số điều chỉnh GDP là chỉ số có mức bao phủ rộng nhất, nó
bao gồm tất cả các hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế và trọng số
tính tốn được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của từng loại
hàng hóa và dịch vụ vào giá trị gia tăng.
1.2. Một số lý thuyết liên quan đến lạm phát và tác động của lạm phát đến hoạt
động kinh doanh
1.2.1. Phân loại lạm phát
Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm

phát. Nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế thường
phân biệt 4 loại lạm phát:
+ Thiểu phát: Là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý
kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.
Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì
được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4
phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ
quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật
Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một năm được cho là hồn tồn trung bình, chứ
chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ
lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho
rằng đây là thiểu phát).
+ Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến dưới
10 phần trăm một năm.
13


+ Lạm phát cao: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai
hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu
lạm phát.
+ Siêu lạm phát: Là lạm phát “mất kiểm sốt”, một tình trạng giá cả tăng nhanh
chóng khi tiền tệ mất giá trị. Khơng có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được
chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế ngưười
Mỹ Phillip Cagan đưa ra là mức lạm phát hàng tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31
ngày thì giá cả lại tăng gấp đơi). Theo định nghĩa này thì cho đến nay thế giới mới trải
qua 15 cuộc siêu lạm phát.
1.2.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát
1.2.2.1. Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân
gây ra lạm phát. Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế quá

nhiều, vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của
nền kinh tế. Có thể do ngân hàng trung ương lưu thơng lượng tiền quá lớn trong nền
kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Khi lượng
tiền lưu thơng q lớn thì tiêu dùng cũng theo đó mà tăng rất lớn theo xã hội. Áp lực
cung hạn chế dẫn đến tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát tăng lên.
1.2.2.2. Lạm phát cầu kéo
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng trong lúc tổng cung không thay đổi
hoặc khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung. Lúc đó, một lượng tiền lớn được dùng để
mua một lượng hàng hóa ít ỏi sẽ tạo ra hiện tượng tăng giá. Chênh lệnh giữa cung và
cầu càng lớn thì giá tăng càng nhiều. Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu làm tổng cầu
trong nền kinh tế tăng lên:
- Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm
tăng chi tiêu của người tiêu dùng .
- Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm
tăng chi phí cho nhà xưởng, v.v làm tăng các chi phí đầu tư.
- Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng
trung ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu.
- Thu nhập của các nước bạn hàng tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của
chúng ta.
- Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu.
- Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và
giảm nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD.
Ta có mơ hình tổng cầu AD = C + I + G + NX
14


Ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD 1 ( Hình 2.1) và nền kinh tế cân bằng
trong dài hạn tại E0 (Y0 ; P0) với Y0 = Y* . Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng (C↑), chi
tiêu chính phủ tăng(G↑), thuế giảm(T↓) hoặc do xuất khẩu rịng tăng(NX↑) kết quả là
tổng cầu tăng.

Hình 1.1: Lạm phát cầu kéo
Hình 1.2: Lạm phát chi phí đẩy

P

0

0

Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD1 sang AD2 và điểm cân bằng mới
của nền kinh tế là E1 (Y1 ; P1) với Y1 > Y0 và P1 > P0 tốc độ tăng trưởng của giá nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát xảy ra.
1.2.2.3. Lạm phát chi phí đẩy
15


Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh
nghiệp buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Sự thu hẹp tổng cầu
có thể xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hóa hay thiên tai bất ngờ làm cho quá trình
sản xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào tăng cao khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc
giá lao động tăng.
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E 0 ( Y0 = Y*) ( Hình 2.2). Khi giá nguyên vật
liệu đầu vào chủ yếu tăng như giá xăng dầu, điện…do thiên tai, dịch bệnh làm tổng
cung giảm. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS S1 sang ASS2. Điểm cân bằng
dịch chuyển từ E0(Y0=Y*; P0) sang E1(Y1 ;P1) với P1>P0 và Y1>Y0. Giá tăng, sản lượng
giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng.
1.2.2.4. Lạm phát dự kiến
Lạm phát dự kiến hay còn gọi là lạm phát: Là loại lạm phát xảy ra do mọi người
đã dự tính trước. khi đó, giá cả trong nền kinh tế tăng theo quán tính. Trong trường
hợp này cả đường AS và AD đều dịch chuyển dần lên phía trên với cùng một tốc độ,

giá cả sẽ tăng nhưng sản lượng và việclàm khơng đổi.
Hình 1.3: lạm phát dự kiến
P
P3
P2

ASL
E3

ASS2
ASS1

E2
E1

P1

ASS3

AD3
AD2
AD1

O

Y*

Y

Khi mà giá cả chung của các loại hàng hóa và dịch vụ đều tăng đều với một tỷ

lệ tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng lên đều đặn theo thời gian. Lạm phát này
khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài.
Đối với lạm phát dự kiến AS và AD dịch chuyển theo 1 tỷ lệ, sản lượng vẫn giữ
nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến
1.2.2.5. Các ngun nhân khác
Ngồi các ngun nhân trên cịn có một số nguyên nhân khác gây ra lạm phát:
+ Lạm phát do cầu thay đổi
+ Lạm phát do xuất khẩu
+ Lạm phát do nhập khẩu
16


+ Lạm phát đẻ ra lạm phát
1.2.3. Lý thuyết về hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
1.2.3.1. Lý thuyết về hoạt động sản xuất kinh doanh
Sản xuất ( production) hay sản xuất của cải vật chất: là hoạt động chủ yếu
trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử
dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề
chính sau: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?,sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất
và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra
sản phẩm? ( bách khoa tồn thư)
Sản xuất là q trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể
chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các
hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi
phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra
cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu
tiền ( theo Liên hợp quốc)
Kinh doanh: Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh
doanh hay hoạt động kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được

hiểu là: " Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Hoạt đông kinh
doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương mại, khoản 1 Điều 3
Luật Thương mại 2005 giải thích: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và
các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của
quá trình từ đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịc vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời. Các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề hiệu quả sản xuất.
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hiểu
theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với phạm trù lợi nhuận,
là hiệu số giữa kết quả thu về với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và
quản lý của mỗi doanh nghiệp . Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế, gắn
với cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh
doanh như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vật liệu, nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt
hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của q trình kinh doanh có hiệu quả.
17


1.2.3.2. Lý thuyết về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
+ Khái niệm tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thơng hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một
bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong q trình tuần
hồn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. Giữa sản xuất và tiêu dùng,
nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông và thương mại đầu vào, thương mại
đầu ra của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị hàng hóa sản xuất trong lưu thơng. Các nghiệp
vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị
các lơ hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình

liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa địi hỏi phải tổ chức hợp đồng
ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường,
nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy,
tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực
hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo
nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng . cho đến
các dịch vụ sau bán hàng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp được hiểu là một q trình gồm nhiều cơng việc khác nhau từ việc tìm hiểu nhu
cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng, xúc tiến bán hàng . cho đến các
phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặt, bảo hành . Tóm lại: hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 q trình có liên quan: Một là: Các nghiệp vụ
kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào
kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Hai là: Các nghiệp vụ
kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán
hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng.
+ Vai trị của cơng tác tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh
nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại nào. Có thể nói sự tồn tại của
doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ
sản phẩm chi phối các khâu nghiệp vụ khác. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh được đánh giá bởi nhiều nhân tố, trong đó có tốc độ quay vịng vốn mà tốc độ
quay vịng của vốn lại phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tiêu thụ của sản phẩm do đó nếu
như tiêu thụ sản phẩm tốt thì làm cho số ngày trong một vòng quay của vốn giảm đi.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trị thực hiện giá trị sản phẩm khi sản xuất,
doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư vào nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị, nhiên
18



liệu . để sản xuất ra sản phẩm. Như vậy là vốn tiền tệ của doanh nghiệp được tồn tại
dưới dạng hàng hóa. Khi sản phẩm được tiêu thụ, doanh nghiệp được thu hồi vốn đầu
tư để tái sản xuất cho chu kỳ sau và có thể mở rộng sản xuất nhờ phần lợi nhuận thu
được từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thơng qua vai trị lưu thơng ln chuyển hàng
hóa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ta thấy được những yếu điểm để khắc phục, nâng
cao, hoàn thiện quá trình sản xuất, tạo hiệu quả cao trong sản xuất. Nếu cải thiện tốt
công tác tiêu thụ sản phẩm, nghĩa là giảm chi phí khâu tiêu thụ đồng nghĩa với góp
phần giảm chi phí của tồn bộ sản phẩm, nhờ đó sẽ tăng được lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Việc tổ chức hợp lý hóa khoa học q trình tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm tới mức
tốt nhất các loại bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt . Thực hiện tốt các khâu của quá
trình tiêu thụ giúp cho các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn
và lôi cuốn thêm khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường. Công tác tiêu thụ sản
phẩm trong cơ chế thị trường không đơn thuần là việc đem sản phẩm bán ra thị trường
mà là trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả
về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ và công nhân trực tiếp sản xuất ra sản
phẩm từ việc điều tra nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, trang thiết bị máy móc hiện
đại, dây chuyền cơng nghệ tiên tiến đáp ứng được năng xuất và chất lượng sản phẩm,
đào tạo người cơng nhân có tay nghề cao rồi đến việc quảng cáo chào hàng, giới thiệu
sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, tổ chức đội ngũ nhân viên phục vụ
khách hàng tận tình, có trình độ hiểu biết cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh
giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản
phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp
ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn. Tiêu thụ sản phẩm có
một vai trị vơ cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt cơng tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo
uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị
trường cả trong nước và ngồi nước. Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị
trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa.
1.3. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế
1.3.1. Đối với sản lượng và việc làm

Lạm phát có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội
tùy theo mức độ của nó. Nhìn chung, lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều lợi
bên cạnh những tác hại khơng đáng kể; cịn lạm phát cao và siêu lạm phát gây ra
những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế và đời sống. Tác động của lạm phát còn tùy
thuộc vào lạm phát đó có dự đốn trước được hay khơng, nghĩa là cơng chúng và các
thể chế có tiên tri được mức độ lạm phát hay sự thay đổi mức độ lạm phát là một điều
19


bất ngờ. Nếu như lạm phát hồn tồn có thể dự đốn trước được thì lạm phát khơng
gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với
nó. Lạm phát khơng dự đoán trước được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm. Trong điều
kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển
kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho
các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân.
Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên
thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạm phát tăng
lên. Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc
làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả
giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn.
1.3.2. Đối với phân phối lại thu nhập
Tác động của lạm phát đối với phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả dự
tính tỷ lệ lạm phát, tính linh hoạt của tiền lương, sự chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa
các loại hàng hóa dịch vụ. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự biến động lớn thì phân phối
thu nhập lại càng trở nên không cân bằng. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến
những người có thu nhập khơng tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người
sống bằng thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức.
Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi.
Việc phân phối lại thu nhập do lạm phát xảy ra theo chiều hướng chuyển bớt
thu nhập từ những người nắm các yếu tố có giá tăng chậm sang những người nắm các

yếu tố có giá tăng nhanh hơn so với tỷ lệ lạm phát. Mức độ phân phối lại cịn phụ
thuộc ít nhiều vào: Mức độ chên lệch về tốc độ tăng của các loại hàng hóa, các yếu tố
sản xuất, các loại tài sản. Chênh lệch càng cao thì phân phối lại càng nhiều
Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác
nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những ngươi
có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung
đều tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm cơng
ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại. Như vậy một số
người nắm giữ các hàng hóa có giá trị tăng đột biến giàu lên nhanh chóng cịn những
người nắm giữ các hàng hóa có giá trị không tăng hoặc tăng chậm và những người
nắm giữ tiền bị nghèo đi.
Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi
suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực là 3%, tỷ
lệ tăng giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh cho lãi

20


suất phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều lạm phát ở mức độ
thấp.
1.3.3. Đối với cơ cấu kinh tế
Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa khơng
thay đổi theo cùng 1 tỷ lệ. Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng trong tăng
trưởng:
- Do giá tăng nhanh, làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành
- Do giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó, làm
tăng giá trị sản lượng thực của ngành. Đồng thời lúc đó sản lượng của các ngành khác
có thể giảm xuống. Kết quả là tỷ trọng của ngành có giá tăng nhanh hơn sẽ cao hơn, tỷ
trọng của ngành khác sẽ thấp hơn, cho dù tính giá hiện hành hay giá cố định.
Trong điều kiện lạm phát cao và khơng dự đốn được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị

mất cân đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực
hàng hóa có giá cả tăng lên cao, nhưng ngành sản suất có chu kỳ ngắn, thời gian thu
hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản suất có chu kỳ dài, thời gian thu
hồi vốn chậm vì có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật
giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ
biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn.
1.3.4. Đối với hiệu quả kinh tế
Lạm phát có thể tạo ra một số tác động làm cho việc sử dụng nguồn lực trở nên
kém hiệu quả do:
- Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá: giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho
người mua có được quyết định tối ưu. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá
nhanh làm cho người tiêu dùng không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các loại
hàng hóa thay đổi như thế nào.
- Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền
tệ. Khi lạm phát xảy ra, càng giữ nhiều tiền mặt trong tay thì càng trở nên “nghèo” đi,
do giá trị đồng tiền bị giảm sút. Tiền mặt khơng cịn được ưa chuộng thay vào đó là xu
hướng dự trữ một số mặt hàng có thể dự trữ hoặc dự trữ vàng , ngoại tệ…
- Ngoài ra lạm phát còn ảnh hưởng tới nhiều hoạt động kinh tế khác, do cơ cấu
kinh tế biến đổi làm cho các cá nhân mất thêm các khoản chi phí khác để thay đổi,
thích ứng với diễn biến khác nhau của thị trường.
1.3.5. Các tác động khác
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá
hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính
cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm
21


phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng
khủng hoảng. Nguồn tiền trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng,nhiều ngân hàng bị
phá sản vì mất khả năng thanh tốn, lam phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên

thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính tốn
kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư.
Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của
những khoản cơng phí. Ngồi ra lạm phát cao kéo dài và khơng dự đốn trước được
làm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thối. Tuy nhiên,
lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trường
hợp nhất định. Nếu hệ thống thuế tăng dần (thuế suất lũy tiến) thì tỷ lệ lạm phát cao
hơn sẽ đẩy người ta nhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính
phủ có thể thu được nhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật. Trong thời kỳ lạm
phát giá cả hàng hóa – dịch vụ tăng lên một cách vững chắc, bên cạnh đó tiền lương
danh nghĩa cũng theo xu hướng tăng lên, vì vậy thu nhập thực tế của người lao động
nói chung có thể vững hoặc tăng lên, hoặc giảm đi chứ không phải bao giờ cũng suy
giảm.
Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và
nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm sốt lạm phát.
1.4. Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty
1.4.1. Ảnh hưởng của lạm phát tới giá đầu ra, đầu vào
Lạm phát tác động đến mọi mặt của kinh tế, Công ty TNHH Thương mại và
Dịch vụ TCT cũng chịu nhiều ảnh hưởng của lạm phát. Tác động đầu tiên của lạm
phát đến hoạt động của công ty là tác động đến giá đầu ra, đầu vào. Đặc thù hoạt động
của công ty là đại lý phân phối của các hãng dây cáp điện lớn trong và ngồi nước,
chính vì thế giá cả là vấn đề sống cịn của cơng ty. Giá đầu ra của cơng ty chịu ảnh
hưởng rất nhiều của lạm phát. Nhập hàng vào với mức giá thấp và bán ra với mức giá
cao hơn là cách thu lợi nhuận của công ty, thế nhưng dưới tác động của lạm phát giá
đầu ra sẽ phải tính tốn cho phù hợp để có thể thu được lợi nhuận mà mức giá không
quá cao giữ được lòng tin của khách hàng. Khi nhập hàng với mức giá thấp nhưng
trong thời gian hàng nằm trong kho của công ty, lạm phát đã thay đổi giá trị của tiền,
hay nói cách khác giá thực của hàng hóa đã tăng nên cần phải có mức giá đầu ra cao
hơn trước lúc xảy ra lạm phát. Đôi khi bán vơi mức giá cao hơn mức giá nhập vào mà
công ty vẫn phải chịu thiệt. Vì vậy dưới tác động của lạm phát công ty bắt buộc phải

tăng giá đầu ra.

22


1.4.3.

1.4.2. Ảnh hưởng của lạm phát tới nguồn vốn, huy động vốn
Do lạm phát tăng cao,việc huy động vốn của cơng ty gặp nhiều khó khăn. Cơng
ty có chính sách huy động vốn từ chính những nhân viên trong cơng ty thơng qua đóng
cổ phần nhưng do lạm phát nên người lao động còn lo ngại đồng tiền giảm sức mua,
chưa thực sự hưởng ứng. Mặt khác các ngân hàng dua nhau cạnh tranh đẩy lãi suất huy
động lên cao gây khó khăn cho huy động vốn của cơng ty. Về nguồn vốn từ vay ngân
hàng cũng gặp khó khăn khi lạm phát xảy ra.Vay vốn ngân hàng khi lạm phát thì lãi
suất bao giờ cũng cao để ngân hàng có thể bù lại sự mất giá của tiền.
Ảnh hưởng của lạm phát tới mở rộng thị trường và thị phần
Khi lạm phát cao, doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong khâu huy động vốn để
mở rộng quy mô sản xuất. Cùng với đó, khi xảy ra lạm phát nhu cầu tiêu dùng của
người tiêu dùng cũng có xu hướng giảm làm sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp giảm
kéo theo doanh thu cả doanh nghiệp cũng giảm. Nhiều doanh nghiệp khơng có sức
cạnh tranh trên thị trường, uy tín và thị phần suy giảm thậm chí có những doanh
nghiệp bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh hoặc bị các doanh nghiệp lớn thâu tóm.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn, thực hiện tốt công
tác dự báo sẽ hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của lạm phát đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm thị phần và uy tín của doanh nghiệp được nâng
cao
1.4.4. Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận
+ Ảnh hưởng đến doanh thu:
Nền kinh tế lạm phát cao giá hầu hết các loại hàng hóa đều tăng, nhưng cùng
với đó sản phẩm mà doanh nghiệp phân phối cũng tăng giá. Nếu doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh mặt hàng có mức giá tăng nhanh, sản lượng bán ra ít bị ảnh hưởng
của lạm phát có thể làm cho doanh thu của doanh nghiệp tăng.
Tuy nhiên, nếu mặt hàng kinh doanh có mức giá tăng chậm,sản lượng bán ra
chịu ảnh hưởng nhiều của lạm phát thì doanh thu có xu hướng giảm. Như vậy, để đánh
giá được mức độ ảnh hưởng của lạm phát ta cần phải xét đến mức tăng giá sản phẩm
và mức tăng hay giảm sản lượng bán ra.
+ Ảnh hưởng đến lợi nhuận
Lạm phát khiến cho các yếu tố đầu vào tăng cao, chi phí tăng cao ảnh hưởng
đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh
nghiệp. Lạm phát làm cho giá trị thực của các tài sản khấu hao nhiều hơn, phải nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn khiến lợi nhuận giản sút.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong thời kỳ lạm phát lợi nhuận của
doanh nghiệp vẫn có thể tăng do mức tăng giá bình qn của các yếu tố đầu vào thấp
23


hơn mức tăng giá của sản phẩm đầu ra trong khi sản lượng sản phẩm của doanh nghiệp
bán ra không giảm sút nhiều
+ Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí
Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, lạm phát
tăng cao làm tăng hầu hết các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản
xuất, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, bán hàng, th kho bãi,...điều đó làm tổng chi
phí sản xuất kinh doanh tăng lên ảnh hưởng đến các hướng đầu tư của doanh nghiệp,
buộc các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh nhằm tối đa hóa chi phí để có thể tồn
tại và cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, lạm phát dẫn đến tình trạng tăng giá chung của tịan nền kinh tế.
Điều đó có nghĩa là tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng của
sự tăng giá chung.Vì vậy, nếu doanh nghiệp có các biện phất tốt để tối thiểu hóa chi
phí như tìm được những nhà cung ứng với giá thấp hơn, phân phối tốt chi phí nhân
cơng,... thì việc tăng chi phí chung trong nền kinh tế lại có thể trở thành một lợi thế

của doanh nghiệp.

Chương 2. Thực trạng Tác động của lạm phát đến tiêu thụ sản phẩm dây cáp
điện của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TCT trên thị trường Hà Nội
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố mơi trường đến lạm phát
2.1.1. Khái quát thị trường dây cáp điện
+ Thị trường trong nước
Cùng với tốc phát triển của ngành điện lực (bình quân 15%-20%/năm), ngành
sản xuất dây và cáp điện Việt Nam những năm gần đây cũng có bước phát triển mạnh
mẽ để đáp ứng nhu cầu truyền tải, thơng tin liên lạc, điện khí hóa nơng thơn cũng như
phục vụ cho các ngành khác trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất dây và
cáp điện trong nước có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu trong nước, còn lại là
30% nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy vậy, dây và cáp điện Việt Nam cũng đang được
xuất khẩu với mức tăng trưởng bình quân từ 30%-45%/năm (tức từ 300 đến 385 triệu
USD/năm).
Sản lượng xuất khẩu nhiều nhất là dây điện dùng cho ô tô (xuất khẩu sang thị
trường Nhật do một số doanh nghiệp Nhật đầu tư và sản xuất tại Việt Nam). Hiện cả
nước có khoảng 60 doanh nghiệp lớn nhỏ chuyên sản xuất, kinh doanh mặt hàng dây
24


và cáp điện, trong đó có những cơng ty lớn với 100% vốn trong nước như Công ty Dây
cáp điện Việt Nam (Cadivi), Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty Tân Cường Thành…
và các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài như LG-Vina, Sumi – Hanel.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp dây cáp điện đã đầu tư công nghệ hiện
đại của châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan nên đa số sản phẩm dây và cáp
điện của các doanh nghiệp nêu trên có chất lượng tốt, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp,
được thị trường trong nước chấp nhận và từng bước vươn tới thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, sản phẩm dây dẫn điện gia dụng gồm các loại dây lõi đơn cứng, dây

lõi đôi mềm phần lớn do các tổ hợp sản xuất bằng phương pháp thủ công và bán cơ
giới nên chất lượng kém và dẫn điện chưa thực sự an toàn, ổn định.
+ thị trường xuất khẩu
Trong 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng trên 20
nước trên thế giới; trong đó, Nhật Bản tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch với 157,19 triệu
USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; tính riêng tháng 10/2013 xuất sang thị
trường này tăng trưởng tới 14,5% so với tháng 9, trị giá đạt 17,35 triệu USD. Trung
Quốc đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch trong tháng 10, với 15,56 triệu USD tăng 5,2% so
với tháng 9/2013; tính gộp cả 10 tháng đầu năm 2013 xuất sang thị trường này tăng tới
34,3% so với cùng kỳ năm trước với trị giá đạt trên 81,78 triệu USD. Xếp thứ 3 về kim
ngạch là thị trường Singapore, tổng cộng cả 10 tháng đạt 38,05 triệu USD, tăng 19,6%
so với cùng kỳ năm ngoái; tính riêng tháng 10/2013 xuất sang thị trường này đạt mức
tăng cao nhất 137,7% so với tháng 9/2013 với trị giá 5,07 triệu USD.Nhìn chung xuất
khẩu nhóm hàng này sang hầu hết các thị trường 10 tháng đầu năm đều đạt mức tăng
trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngối. Thị trường có mức tăng trưởng
cao nhất trong 10 tháng đầu năm 2013 là Lào tăng 150,0% so với cùng kỳ, đạt 18,15
triệu USD. Ngoài ra, một số thị trường khác đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với
cùng kỳ như: Campuchia tăng 104%, đạt 27,92 triệu USD; Indonesia tăng 82,5%, đạt
17,98 triệu USD; Hàn Quốc tăng 54,8%, đạt 27,27 triệu USD… Ngược lại, xuất khẩu
sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Canada (-99,8%), Anh (-49,6%), Hoa Kỳ (47,4%).
2.1.2. Khái quát chung về Công ty TNHH TM & DV TCT
+ Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ TCT được thành lập dưới hình thức
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn do các thành viên sáng lập nên.
Giấy phép kinh doanh số 0102032419 do sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 09/10/2007 và đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 09/04/2008

25



×