TÓM LƯỢC
Suy thoái kinh tế là là một pha tất yếu trong chu kỳ phát triển kinh tế. Mà hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phát triển kinh tế. Vì
vậy khi kinh tế bị suy thoái tức là tăng trưởng kinh tế giảm sút thì sẽ tác động xấu đến
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng mức độ tác động của suy thoái đến các
doanh nghiệp là khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp.Có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc đang đứng trên bờ vự
phá sản, chỉ kinh doanh cầm chừng và hầu hết các doanh nghiệp đều bị sụt giảm doanh
thu và lợi nhuận, bị thu thẹp thị trường kinh doanh.
Tác giả phân tích tình trạng suy thoái trong nước và trên thế giới đồng thời phân
tích các khía cạnh của hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất
nhập khẩu Xây dựng Việt Nam để từ đó đánh giá tác động của suy thoái kinh tế đến
nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả, lượng cầu và thị trường tiêu thụ của
Công ty. Bằng việc chia nhỏ các yếu tố hoạt động kinh doanh của Công ty, tác giả có thể
đánh giá được chi tiết ảnh hưởng của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của Công ty và
đưa ra được các kết luận và giải pháp để Công ty khắc phục ảnh hưởng của suy thoái đến
hoạt động kinh doanh của mình.
1
1
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây
dựng Việt Nam, em được tìm hiểu về hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện chi phí
và lợi nhuận của Công ty, cùng với sự hướng dẫn của các thầy cô trong bộ môn Kinh tế
vĩ mô, em quyết định lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
Nam” làm khóa luận tốt nghiệp. Với thời gian tìm hiểu thực tế về hoạt động kinh doanh
của Công ty và những kiến thức được học ở trường em đã nghiên cứu và hoàn thiện đề
tài. Nhưng do quỹ thời gian có hạn và kiến thức thực tế cũng như kinh nghiệm viết đề tài
còn thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết được
hoàn thiện hơn.
Trong quá trình viết và hoàn thiện đề tài, em xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu trường đại học thương mại đã tạo điều kiện cho em được học tập và bổ
sung kiến thức để có nền tảng kiến thức nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn trong đợt
thực tập này.
- Đồng thời em xin cảm ơn Thạc sĩ Vũ Thị Thanh Huyền-Giảng viên bộ môn kinh tế học
vĩ mô đã hướng dẫn, chỉnh sửa tận tình giúp em hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp.
- Em xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo và cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần tư vấn đầu
tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu, nghiên cứu
tình hình kinh doanh thực tế của Công ty.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2014
SV thực hiện
Mạc Thị Quỳnh Hoa
2
2
MỤC LỤC
3
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Tăng trưởng kinh tế thế giới 2011-2013 (%)……………………………….21
Bảng 2.2.Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2013 (%)………………… 24
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011-2013……….25
Bảng 2.4.Cơ cấu vốn vay của Công ty giai đoạn 2011-2013…………………….……30
Bảng 2.5. Giá cả các mặt hàng chính của Công ty……………………………………31
Bảng 2.6.Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế 2011-
2013…………………………………………………………………………………… 32
Bảng 2.7. Cơ cấu sản phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2013……………… 34
Bảng 2.8. Cơ cấu thị trường của Công ty giai đoạn 2011-2013……… 36
4
4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Chu kỳ phát triển kinh tế…………………………………………………….9
Hình 2.1. Chỉ số giá tiêu dùng 2011-2013…………………………………………… 23
Hình 2.2.Tỷ trọng doanh thu của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu
Xây dựng Việt Nam…………………………………………………………………….26
Hình 2.3. Cơ cấu thị trường của Công ty năm 2013………………………………… 27
Hình 2.4. Biến động nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013………………… 30
Hình 2.5.Biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế 2011-
2013…………………………………………………………………………………… 33
Hình 2. 6. Cơ cấu sản phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2013…………………… 34
Hình 2.7. Cơ cấu gạch ốp lát năm 2013…………………………………………… 35
5
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên đầy đủ
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
GDP Tăng trưởng kinh tế
TP Thành phố
DT Doanh thu
KT Khu vực
USD Đô la mỹ
6
6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt
động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng
Việt Nam”.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà trăm
năm mới có một lần. Nó bắt nguồn từ cuộc khủng khoảng tín dụng và nhà đất ở Mỹ sau
đó lan rộng ra các nước châu âu và nhiều nước trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới đã làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể
thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và thị trường lao động và tác động tiêu cực đến
nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội.Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ chưa được giải quyết
xong thì năm 2010 lại xuất hiện cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu với điểm bùng nổ
đầu tiên là Hy Lạp đã làm cho nền kinh tế bị suy thoái nặng nề. Đến năm 2013, tức là đã
sáu năm kể từ khi xuất hiện khủng hoảng tài chính ở Mỹ nền kinh tế thế giới vẫn chưa
thoát khỏi suy thoái.
Việt Nam ra nhập WTO vào năm 2007 và từ đó đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới. Do đó, khi nền kinh tế thế giới bị suy thoái thì nền kinh tế Việt Nam cũng
không thể thoát khỏi hiện trạng chung của nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng GDP qua
các năm liên tục giảm, năm 2012 tăng trưởng GDP là 5,03% thấp nhất trong mười ba
năm trở lại đây. Năm 2013 kinh tế bước đầu hồi phục, tăng trưởng GDP là 5,42%, tăng
hơn năm 2012 là 0,39% nhưng vẫn thấp so với những năm trước đó nên vẫn chưa kéo
nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Cuộc suy thoái kinh tế tác động rất nhiều đến kinh tế và xã hội Việt Nam.Nó làm
cho một số ngân hàng mất khả năng thanh toán, rút lại tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp
khó tiếp cận được với nguồn vốn, lãi suất tăng làm tăng chi phí vốn ảnh hưởng đến sản
xuất kinh doanh.Suy thoái còn làm giảm đầu tư vào Việt Nam, giảm xuất khẩu, tăng tỉ lệ
thất nghiệp và đặc biệt là có rất nhiều doanh nghiệp bị phá sản.Theo thống kê đầu năm
2013, cơ quan thường trực của quốc hội là ủy viên ban thường vụ quốc hội đã chính thức
thông báo có ít nhất 100000 doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, chiếm 15-20% tổng
số doanh nghiệp đăng ký hoạt động.
Ngành bất động sản và xây dựng là một trong các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất của cuộc suy thoái kinh tế. Bất động sản dường như bị đóng băng, thị trường tiêu thụ
giảm dẫn đến các các dự án, công trình bị giảm sút kéo theo ngành xây dựng bị trì trệ.
Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam là Công ty chuyên
kinh doanh, buôn bán vật liệu xây dựng nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ngành xây
dựng và bất động sản. Cũng giống như các Công ty khác, suy thoái kinh tế ảnh hưởngđến
hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
7
7
Nam như là khó khăn trong vay vốn, hàng tồn kho nhiều, doanh thu và lợi nhuận giảm,
lượng cầu về về gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh giảm.
Xuất phát từ thực tế trên, em quyết định chọn đề tài “Ảnhhưởng của suy thoái
kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập
khẩu Xây dựng Việt Nam” nhằm phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động
kinh doanh của Công ty, các giải pháp ứng phó của Công ty trước tác động của suy thoái
kinh tế và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong
điều kiện suy thoái.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan.
Qua quá trình tham khảo các tài liệu, luận văn em thấy có một số sách, luận văn
năm trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau:
Tài liệu chuyên khảo.
- Robert C. Guell, (2009), Những chủ đề Kinh tế học hiện đại, NXB Tổng hợp Đồng Nai.
Nội dung đề cập đến những vấn đề thời sự như suy thoái, tác động của tỷ giá xăng
trên nhu cầu của ethanol và bắp, chi phí liên quan tham gia các thỏa ước Kyoto, công
nghiệp dược phẩm, sự nghèo đói, giải quyết lạm phát…đều được thể hiện qua chiều sâu
nội dung cuốn sách.Quốn sách gồm 35 chương tập chung vào các chủ đề kinh tế vĩ mô
như suy thoái kinh tế, các vấn đề quốc tế, tác động hiện tại và thất bại thị trường…Với
phong cách viết mang lối đối thoại, cuốn sách đã giúp sinh viên, kể cả sinh viên không
thuộc chuyên ngành kinh tế dễ dàng liên kết với nội dung
- W.Edwart.Deming, (2009), Vượt qua khủng hoảng, NXB Thời Đại.
Cuốn sách xuất bản lần đầu 1982, tác phẩm Vượt qua khủng hoảng đã đưa ra một lý
thuyết mới về quản lý được xây dựng trên nền tảng 14 luận điểm trong quản lý nổi tiếng
của Deming.Ông tuyên bố rằng những sai lầm trong việc thiết lập kế hoạch quản lý trong
tương lai chính là nguyên nhân dẫn đến sự thụt giảm của thị trường, song hành với nó là
nạn thất nghiệp bùng nổ.Deming đã cung cấp cho độc giả những nguyên tắc cơ bản và
quan trọng nhất về đổi mới quản lý cùng cách thức để áp dụng chúng trong môi trường
doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
Các bài viết, báo cáo các hội thảo tham nghị về khủng hoảng kinh tế.
- Đào Thế Tuấn, (2009), Bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cứu vớt chủ
nghĩa tư bản hay xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.Tạp chí nghiên cứu kinh tế số
370, tháng 3 năm 2009.
Bài cứu nghiên cứu bản chất, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 2008 từ đó đưa ra những kết luận đúc kết cho xây dựng chủ nghĩa xã hội trên vết xe
đổ của chủ nghĩa tư bản.
- Trần Đình Thiên,(2009), Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động đến Việt Nam và giải
pháp ứng phó. Hội thảo khoa học tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới- Chính sách ứng phó của Việt Nam.
8
8
Nội dung chính của bài nghiên cứu là nghiên cứu về diễn biến, nguyên nhân của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam,
từ đó đưa ra các chính sách đối phó với khủng hoảng dựa trên nghiên cứu cuộc khủng
hoảng 2008.
- Hồng Phúc, (2012), Suy thoái kinh tế nguy hiểm của Việt Nam tạp chí thanh niên”phía
trước” ngày 27/11/2012.
Nội dung của bài báo nói về những tác động nghuy hiểm của suy thoái kinh tế và
các biện pháp can thiệp của chính phủ, chỉ ra các yếu kém của nhà nước
- Th.s Đinh Tuấn Minh(2010), Bài nghiên cứu Khủng hoảng kinh tế hiện nay, phân tích và
khuyến nghị từ các lý thuyết kinh tế trường phái áo.
Nội dung tóm tắt kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, hoặc
tệ hơn nữa khủng khoảng. Bài viết này hướng đến việc lý giải những nguyên nhân dẫn
đến suy thoái, khủng hoảng kinh tế và từ đó đưa ra những khuyến nghị chính sách từ góc
nhìn của lý thuyết kinh tế trường phái áo.Dựa trên kinh nghiệm của cuộc đại khủng
hoảng 1929-1932 và diễn biến gần đây của nền kinh tế Mỹ.
Luận văn khóa luận.
- Nghiên cứu của tác giả Trương Công Long - Trường Đại học Thương Mại (2012) với đề
tài: “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần
may Nhà Bè, Chi nhánh Hà Nội”. Đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu tác động của
Cuộc suy thoái đến tiêu thụ sản phẩm ngành may mặc nói chung và đi sâu nghiên cứu
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến tiêu thụ của Công ty Cổ phần may Nhà Bè. Ở khóa
luận này tác giả đã xây dựng được một hệ thống lý thuyết tương đối đầy đủ. Về thực
trạng thì tác giả đã phân tích rất tốt tình hình suy thoái kinh tế thế giới và Việt Nam giai
đoạn 2010-2012, tác giả đã phân tích khá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản
phẩm của công ty và các chính sách đưa ra cũng rất thuyết phục, có tính khả thi đối với
doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh cái thành tựu đạt được thì tác giả vẫn còn một số thiếu sót
như sau:
Thứ nhất, tác giả đề cập tới Công ty có vay vốn ngân hàng nhưng trong phần thực
trạng không có ảnh hưởng của suy thoái đến đầu vào là vốn của doanh nghiệp.Khi suy
thoái, vay vốn khó khăn và chi phí tăng dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và
cũng sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm.
Thứ hai, tác giả đề cập đến ảnh hưởng của suy thoái đến cầu của người dân về hàng
may mặc nhưng lại không có sự thống kê đầy đủ về cầu giảm như thế nào và ở các thị
trường ra sao.
- Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thu Thủy - Đại Học Thương Mại (2012) với đề tài:
“Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ”.Nội dung của
bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập
khẩu. Suy thoái tác động đến kim ngạch nhập khẩu, cán cân thương mại, tác động đến cơ
cấu mặt hàng nhập khẩu và từ đó đi sâu vào phân tích tác động của suy thoái đến nhập
9
9
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2010-2012 và đưa ra những biện pháp hạn chế
ảnh hưởng của suy thoái. Tác giả đã chỉ ra được những ảnh hưởng của suy thoái nhưng
những những phân tích ảnh hưởng chưa sâu và các giải pháp đưa ra vẫn còn chung
chung, chưa có tính thực tiễn.
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Toản - Đại Học Thương Mại (2012) với đề tài: “
Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
NN MTV Thực Phẩm Hà Nội”. Nội dung của bài nghiên cứu là nghiên cứu về ảnh hưởng
của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Thực Phẩm Hà Nội. Tác giả
đã nghiên cứu về suy thoái kinh tế rất chi tiết, xây dựng được các chỉ tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng phần tác động của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thì còn chung chung quá. Tác giả phân chia thành tác động của suy thoái đến đầu
vào và đầu ra nhưng lại không phân tích được chi tiết các yếu tố nhỏ bên trong. Nguyên
nhân và do phân chia phần nghiên cứu chưa sâu dẫn đễn nghiên cứu còn hời hợt, chung
chung.
Tóm lại, qua sự tham khảo các công trình nghiên cứu trước, em nhận thấy rằng các
bài nghiên cứu phân tích rõ về cuộc suy thoái kinh tế nhưng những đề tài nghiên cứu tác
động của nó đến hoạt động kinh doanh chưa nhiều, đề tài của em sẽ kế thừa những lý
thuyết đúng đắn đã được xây dựng trong các đề tài trước và phát triển những lý thuyết mà
các đề tài trước chưa xây dựng còn sơ sài, chưa hợp lý. Cụ thể là em sẽ chia nhỏ thành
các phần là ảnh hưởng đến nguồn vốn, ảnh hưởng đến giá nhập và xuất hàng, ảnh hưởng
đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ và cơ cấu mặt hàng để làm rõ được
ảnh hưởng của suy thoái đến tình hình kinh doanh của Công ty.
3. Xác lập và tuyên bố đề tài nghiên cứu.
Để tìm ra giải pháp ứng phó của Công ty trước tác động của suy thoái kinh tế, đề tài
tập trung nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiện nói chung và Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư
Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam nói riêng.
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu về suy thoái kinh tế hiện nay cụ thể là biểu hiện, thực
trạng và hậu quả của nó.
Thứ hai, đề tài nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần
tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.
Thứ ba, Phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của
Công ty và đề ra giải pháp khắc phục.
Hiện nay ảnh hưởng suy thoái kinh tế rất nghiêm trọng, nó tác độngtới các lĩnh vực
kinh tế xã hội và đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế.Đề tài nghiên cứu đa dạng như ảnh hưởng của suy thoái đến xuất khẩu,
nhập khẩu, tiêu thụ…Nhưng đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái đến hoạt động
kinh doanh còn ít, chưa đa dạng, nhất là về ngành vật liệu xây dựng.Từ trước tới giờ
Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam cũng chưa có đề tài
10
10
nào nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh.Chính vì vậy
em tuyên bố đề tài nghiên cứu là “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
Nam”.
4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam”.
4.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Mục tiêu lý luận:
Xây dựng được một hệ thống lý thuyết về vấn đề suy thoái kinh tế, hoạt động kinh
doanh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh. Cụ thể là các khái
niệm về suy thoái kinh tế, hoạt động kinh doanh, các lý thuyết liên quan đến suy thoái,
các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lý thuyết liên quan đến ảnh
hưởng của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống lý luận rất
quan trọng tại vì đây chính là cơ sở, nền tảng để từ đó áp dụng vào nghiên cứu thực tiễn
để đưa ra tác động của ảnh hưởng.
- Mục tiêu thực tế:
Từ cơ sở lý thuyết đã được xây dựng để đi vào phân tích tình hình thực tế “Ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư
Xuất nhập khẩu Xây Dựng Việt Nam”.
Mục tiêu cụ thể là:
• Phân tích tình hình suy thoái kinh tế hiện nay.
• Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư
Xuất nhập phẩu Xây dựng Việt Nam.
• Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế hoạt động kinh doanh của Công ty.
• Đưa ra đề suất và kiến nghị để Công ty thoát khỏi khó khăn trong thời kỳ suy
thoái.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về mặt không gian: Khóa luận chỉ nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của
suy thoái kinh tế tới hoạt động sản kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất
nhập khẩu Xây dựng Việt Nam trên thị trường toàn quốc.
Phạm vi về mặt thời gian: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
tới hoạt động kinh doanh của Công ty trong vòng 3 năm từ 2011-2013.
Về mặt hàng: Khóa luận nghiên cứu về mặt hàng gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh và
giấy cuộn bãi bằng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập dữ liệu là công việc cần thiết cho bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào.
Phương pháp thu thập dữ liệu được tác giả áp dụng là thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ
cấp. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã qua xử lý nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu.
11
11
Tiến hành thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của công ty, báo cáo kinh doanh, kế
hoạch kinh doanh, bảng lương nhận viên,… từ các phòng ban của công ty như phòng kế
toán, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng hành chính – nhân sự, phòng marketing.
Ngoài ra còn thu thập một số sách, tài liệu, bài viết, luận văn có liên quan đến đề
tài, tiếp cận các thông tin liên quan đến sản phẩm quần áo từ báo chí, website, bên cạnh
đó tiến hành chọn lọc và nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách kỹ lưỡng để đảm bảo tính xác thực
trong bài khóa luận của mình.
5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.
Thông tin sau khi đã thu thập cần được chọn lọc và xử lý các thông tin đó cho phù
hợp với mục tiêu mà mình hướng tới. Sau khi các thông tin, dữ liệu đã được chọn lọc và
xử lý thì cần được phân tích để phục vụ cho việc nghiên cứu.trong đề tài, đề tài sử dụng
một số phương pháp phân tích thông tin như sau:
- Phương pháp tổng hợp thống kê: Gồm 4 bước cơ bản là thu thập dữ liệu và thiết kế các
nghiên cứu định lượng, tóm tắt thông tin, đưa ra các kết luận dựa trên các số liệu và cuối
cùng là định lượng kết quả hiện tại hoặc dự báo tương lai.
Thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp như nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng, nhật ký
chi tiền, nhật ký thu tiền, báo cáo kết quả hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh….
Tác giả tiến hành thống kê các nguồn hàng của công ty, giá cả, doanh thu, lợi nhuận, số
lượng sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội qua các năm cũng như
cơ cấu sản phẩm để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp đối chiếu so sánh:
Phương pháp này giúp cho việc so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ, giữa các doanh
nghiệp khác nhau để có thể có những đánh giá khách quan về tình hình phát triển của
doanh nghiệp mình nghiên cứu.
- Phương pháp khác: Phương pháp chỉ số, sử dụng phần mềm trong việc vẽ các biểu đồ
phục vụ cho việc phân tích các số liệu thứ cấp.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ,
hình vẽ, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận được kết cấu
như sau:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Đánh giá sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới
hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
Nam.
12
12
13
13
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI
KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
1.1.1. Khái niệm về suy thoái kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu.
Suy thoái kinh tế được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào quan điểm của
các trường phái khác nhau:
Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa: “Suy thoái kinh tế là sự
suy giảm lượng GDP của một quốc gia, hoặc tăng trưởng âm trong vòng hai quý liên tiếp
trở lên trong một năm”.
Theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “Suy
thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của
toàn bộ hoạt động kinh tế như : việc làm, đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các thời
kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại, tăng nhanh giá cả
(lạm phát) trong thời kỳ lạm phát.
Sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn
phá kinh tế gọi là sự suy sụp, đổ vỡ kinh tế. Việc suy giảm kinh tế của nhiều quốc gia
trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới.
1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm hoạt động kinh doanh, nhưng theo góc độ pháp lý
thì hoạt động kinh doanh được hiểu là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng sản
phẩm nhằm mục đích sinh lợi (theo khoản 2 điều 4 luật doanh nghiệp 2005).
Hoạt động kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương
mại, (theo khoản 1 điều 3 luật thương mại 2005) hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
1.2. Một số lý thuyết về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp
1.2.1. Lý thuyết về suy thoái kinh tế
1.2.1.1. Chu kỳ phát triển kinh tế
Chu kỳ hinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo
trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh.
14
14
Hình 1.1. Chu kỳ phát triển kinh tế
(Nguồn: /> Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định
rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai quý liên tiếp thì mới
gọi là suy thoái.
Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm
ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ.
Hưng thịnh: là khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy
thoái. Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng
thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
1.2.1.2. Các biểu hiện của suy thoái kinh tế.
- Tốc độ tăng trưởng chậm lại, tổng sản phẩm quốc dân giảm liên tiếp qua các năm
- Sức mua của thị trường giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các
doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng
kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng cắt giảm và kết quả là GDP thực tế
tiếp tục giảm sút.
- Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu về lao động giảm, sản xuất đình trệ, đầu tư bị hạn chế,
cắt giảm nhân công lao động.
- Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi
nguyên nhân cầu sút kém. Giá dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai
đoạn suy thoái kinh tế.
15
15
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, do nhu cầu giảm làm cho hàng hóa sản xuất
ra không tiêu thụ được. Ngân hàng bị ảnh hưởng và khắt khe trong việc cho vay vốn làm
cho các doanh nghiệp khó khăn trong vốn kinh doanh, hàng hóa khó tiêu thụ dẫn đến
quay vòng vốn chậm.
- Các hoạt động đầu tư ngưng trệ và chỉ mang tính chất cầm chừng.
1.2.1.3. Sơ lược về các cuộc suy thoái kinh tế trong lịch sử.
Khủng hoảng trong thị trường chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ những quốc
gia Anh, Đức, Hà Lan, gắn bó với những vốn đầu tư vô căn cứ được góp vào sự phát
triển của những đường xe lửa. Và kết quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng những nước đó
bị tổn thương nghiêm trọng.
Vào năm 1857 một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng
nổ.những công ty đường xe lửa bị phá sản hoàn toàn đẫn đến sự sụp đổ của hệ thống
ngân hàng quốc gia nhiều nước, rồi đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng toàn Châu Âu.
Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên. Nhà nước Mỹ và phần lớn
những nước Châu Âu đã bán tống bán tháo ngân phiếu nhiều quốc gia khác để cung cấp
cho những hoạt động quân sự của nước mình.Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế.thời kỳ đình trệ năm 1920 1922 và giai đoạn 4 tháng 10
năm 1929 (thứ năm đen), ở thị trường chứng khoán Newyork giá chứng khoán giảm 60-
70% . Cùng lúc đó, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mỹ đã sụp đổ nhanh
chóng. Đến cuối tháng những người giữ cổ phiếu bị mất hơn 15 tỷ USD, còn đến cuối
năm giá chứng khoán sụt xuống 40 tỷ USD - số tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Ngay
tiếp sau đó, khủng hoảng bùng lên cả ở Châu Âu.Vào năm 1933, ở các nước phát triển có
tới hơn 30 triệu người chính thức không có việc làm.
Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nước Tây Âu. Sản
xuất công nghiệp thế giới giảm đi 4%. Kinh tế Mỹ vào năm 1973-1974 bị thu hẹp lại và
giống như ở thời kỳ đình đốn vĩ đại. Khủng hoảng bao trùm toàn bộ Châu Âu, ở Anh giá
chứng khoán giảm đi 56%.Tình hình còn trầm trọng thêm vì khủng hoảng dầu tăng từ 3
lên thành 12 USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 là xuất phát điểm của suy thoái toàn
cầu hiện nay.Khủng hoảng tại Mỹ bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất ở
Mỹ. Cuộc khủng hoảng làm đổ vỡ hệ thống ngân hàng, các ngân hàng nhỏ và trung bình
ở Mỹ bị phá sản nhiều. Tháng 8/2008, tình trạng này đã lan sang các ngân hàng có tầm
ảnh hưởng lớn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Freddie Mac và Frannie Mae là hai tập
đoàn cho vay thế chấp khổng lồ của Mỹ. Nếu hai tập đoàn này sụp đổ thì hệ thống tài
chính toàn cầu sẽ rơi vào một cú sốc lớn.Vì thế, để tạm thời ngăn chặn sự việc này, ngày
7/9/2008, Chính phủ Mỹ đã phải bỏ ra 25 tỷ USD để tiếp quản hai tập đoàn này. Ngày 15
16
16
tháng 9 năm 2008 tập đoàn tài chính lớn của Mỹ Lehman Brothers Holdings tuyên bố
phá sản, Merill Lynch sáp nhập với Bank of America với giá 50 tỷ USD trở thành tập
đoàn cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới. Tập đoàn AIG đứng trước nguy cơ phá
sản, FED đã cho AIG vay 85 tỷ USD trong vòng 2 năm và đổi lại Chính phủ Mỹ sẽ nắm
80% cổ phần và thay đổi ban lãnh đạo. Năm 2008, giá cổ phiếu của tập đoàn tài chính lớn
nhất thế giới Citigroup giảm gần 87% gái trị, ngân hàng này đã phải bán đi một số cơ sở
cùng một số nguồn lực khác, cắt giảm 52000 việc làm, tương đương với 20% nhân viên
của tập đoàn. Việc này đã khiến cho thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm tới mức
thấp nhất trong hàng thập kỷ qua.Cuộc khủng hoảng đã làm cho 25 ngân hàng Mỹ bị giải
thể trong năm 2008.
Cuộc khủng hoảng tài chính không chỉ riêng ở Mỹ mà nó đã nhanh chóng lan rộng
ra toàn cầu. Ủy ban châu Âu cũng đã thừa nhận nền kinh tế 15 nước sử dụng chung đồng
tiền Euro đã bước vào đợt suy thoái. Các ngân hàng Anh chịu ảnh hưởng lớn nhất của
cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Nối tiếp ngân hàng của Anh là một số ngân hàng lớn
khác tại Châu Âu như Fortis của Bỉ và Dexia của Pháp. Tại Nga, hệ thống ngân hàng và
thị trường tài chính, chứng khoán cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tính đến ngày 7
tháng 10 năm 2008, thị trường chứng khoán nga đã 2 lần tạm thời đóng cửa và chỉ số
chứng khoán giảm mạnh. Cuộc khủng hoảng tài chính cũng lan tỏa ra khu vực Châu Á
làm suy giảm kinh tế của các nước thuộc khu vực này.
1.2.1.4. Nguyên nhân của suy thoái kinh tế.
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi
giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
suy thoái kinh tế, nhưng chung quy lại có bốn nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái là:
Thứ nhất, Sự hình thành và đổ vỡ của bong bong nhà đất, các khoản cho vay dưới chuẩn.
Ở Mỹ, hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lại lãi lẫn
vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình
lãi suất và tình trạng của thị trường bất động sản. Khi lãi suất thấp và dễ vay mượn thì
người ta đổ xô đi mua nhà, đẩy giá nhà cửa lên cao làm cho bong bóng nhà đất được hình
thành.Khi lãi suất cao thì thị trường giậm chân, người bán nhiều hơn người mua, đẩy giá
nhà xuống thấp.
Các ngân hàng đầu tư Mỹ đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa để biến các khoản
cho vay mua bất động sản thành các gói trái phiếu có gốc bất động sản đầy rủi ro cung
cấp cho thị trường.
Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà không trả được các khoản vay
mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gói trái phiếu có các danh mục tín dụng
17
17
bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản
càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này có nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của
trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng.
Vòng xoáy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy làm cho giá chứng khoán sụt giảm
mạnh.Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp
hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản.Hậu quả
là hàng loạt các ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.
Thứ hai, hệ thống tín dụng đổ vỡ
Sự co lại của thị trường tín dụng, sự đổ vỡ của các thị trường các công cụ phái sinh
như CDS có mức độ ảnh hưởng còn lớn hơn sự đổ vỡ của bong bong nhà đất rất nhiều.
Trong cho vay nhà đất lẫn trong thị trường nợ, việc dùng đòn bẩy tài chính là hết
sức quan trọng.Một doanh nghiệp có thể đi vay 3 nếu vốn riêng là 1, như vậy được gọi là
sử dụng đòn bẩy bằng 3 lần.Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thực nếu có
đòn bẩy tài chính không lớn hơn 3 thì được gọi là bình thường.
Với hình thức này, trong trường hợp rủi ro thì người đi vay sẽ chịu rủi ro đầu tiên
và khi đòn bẩy càng cao thì tức là rủi ro càng lớn.Khi cho vay, các ngân hàng thường chú
ý đến hệ số đòn bẩy này bởi vì nếu hệ số đòn bẩy quá cao, thì khi có lãi người vay được
lợi, khi thua lỗ thì ngân hàng phải gánh chịu. Trên thị trường tài chính, các ngân hàng sử
dụng đòn bẩy cao hơn, có khi lên đến cả trăm lần do các ngân hàng đầu tư, các công ty
tài chính không có quy định nghiêm ngặt về vấn đề này.
Thứ ba, thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ
Các cơ quan quản lý lỏng lẻo, không theo kịp hoạt động của tất cả các tổ chức tài
chính ngân hàng dẫn đến những rủi ro khôn lường. Có tiền, các công ty thoải mái cho
khách hàng vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua việc mua lại
danh mục cho vay của các công ty này.Các ngân hàng này, trên cơ sở danh mục cho vay
vừa mua lại, sẽ phát hành chứng khoán để vay tiền.Danh mục cho vay được chia ra làm
các mục như rủi ro ít, rủi ro cao…tùy vào mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn thao
sự mạo hiểm của mình. Có loại chứng khoán không cần định mức tín nhiệm, có thể thu
lãi cao nhưng rủi ro cũng lớn.
Như vậy, rủi ro trong việc cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài
chính sang ngân hàng đầu tư. Nhà đầu tư trên thế giới đổ tiền mua các chứng khoán này,
nhờ vậy, chính họ đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường bất động sản ở Mỹ
tăng nóng.
Thưa tư, khủng khoảng niềm tin
18
18
Theo giáo sư Joseph Stiglitz, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ sự sụp đổ thảm khốc của
niềm tin.Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản.
Thị trường tài chính xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và độ tin cậy đó đã bị
xói mòn, xuống cấp. Sự sụp đổ của Lehman là biểu tượng đánh dấu mức độ tin cậy đến
một mức thấp mới và dư âm của nó sẽ còn tiếp tục.
1.2.1.5. Tác động của khủng hoảng kinh tế
Hậu quả lớn nhất và nặng nề nhất là phá hủy lực lượng sản xuất, đẩy lùi sự phát
triển của kinh tế thế giới.Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho sản xuất suy thoái, thất
nghiệp tăng lên. Cuộc khủng hoảng làm phá sản hàng loạt ngân hàng và Công ty tài
chính, kể cả những ngân hàng và Công ty tài chính hàng đầu nước Mỹ. Từ Mỹ, cuộc
khủng hoảng làm chao đảo thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, làm phá sản
nhiều ngân hàng, công ty tài chính, nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở nhiều nước trên thế giới,
gây suy giảm nghiêm trọng các quan hệ thương mại, tài chính, đầu tư quốc tế và kinh
doanh thế giới nói chung.
Một hậu quả khác của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
hiện nay là sự phá sản của chính sách kinh tế tự do hóa mà nước Mỹ thực hiện nhiều năm
qua và muốn áp đặt cho cả thế giới. Sau khủng hoảng, tại nước Mỹ và trên thế giới, chính
sách kinh tế của chính phủ sẽ cân bằng hơn giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của
nhà nước, sự can thiệp, điều tiết kinh tế của nhà nước đối với nền kinh tế sẽ nhiều hơn, sự
giám sát của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là đối với hệ
thống tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán sẽ chặt chẽ hơn hiện nay. Quá trình
thay đổi làm thành hệ thống kinh tế, tài chính thế giới theo hướng dân chủ hơn, hợp lý
hơn đang từng bước được thực hiện. Cuộc khủng hoảng cũng tạo sức ép và cơ hội cho
các nước đánh giá lại các mặt mạnh yếu trong nền kinh tế của mình, xem xét việc đổi
mới hoàn thiện thể chế kinh tế và cơ cấu kinh tế, đổi mới thiết bị công nghệ, phát triển
những nguồn năng lượng mới, công nghệ sản xuất mới tiêu tốn ít năng lượng, nguyên
liệu, ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ
thuật cao, có sức cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao…nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự
phát triển bền vững của nền kinh tế.
1.2.2. Lý thuyết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.1. Các nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh
nghiệp không thể kiểm soát được. Môi trường kinh doanh tác động liên tục tới hoạt động
19
19
của doanh nghiệp theo những hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng
thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường văn hóa, xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố trong nhóm này tác
động mạnh đến quy mô và cơ cấu thị trường.
Dân số quyết định qui mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu. Tiêu thức này
ảnh hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt đến, thông thường thì dân số càng lớn thì
quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu về tiêu dùng tăng, khối lượng tiêu thụ một số sản
phẩm nào đó lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội kinh doanh
càng lớn.
Xu hướng vận động của dân số, tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp người
già, trẻ ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành dòng sản phẩm thỏa mãn nó trên dòng
thị trường các yêu cầu và cách thức đáp ứng của doanh nghiệp.
Hộ gia đình và xu hướng vận động ảnh hưởng đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc suy
tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp. Thu nhập và phân phối thu nhập của người tiêu
dùng ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản phẩm.
Còn nghề nghiệp của các tầng lớp xã hội tức là vị trí của người tiêu dùng trong xã hội có
ảnh hưởng lớn đến quyết định và cách thức ứng xử trên thị trường, họ sẽ đòi hỏi được
thỏa mãn nhu cầu theo địa vị xã hội.
Còn các yếu tố dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giái, nền văn hóa phản ánh quan
điểm và cách thức sử dụng sản phẩm, vừa yêu cầu đáp ứng riêng biệt về nhu cầu vừa tạo
ra cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho nhu cầu.
- Môi trường chính trị, pháp luật
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ
hội kinh doanh và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào.Sự ổn định
của môi trường chính trị được xá định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính
trị ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, hạn
chế tình trạng vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Mức độ hoàn thiện, sự
thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và
tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh tế và công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường này qui định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền
kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó tạo ra cơ hội kinh doanh cho
từng doanh nghiệp. Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng là:
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế: có ảnh hưởng trực tiếp tốc độ của những cơ hội và mối đe
dọa mà công ty phải đối mặt. Tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến khả năng tiêu dùng cao
hơn, vì thế mà giảm bớt áp lực cạnh tranh cho công ty. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng
20
20
khinh tế thấp sẽ làm suy giảm việc tiêu dùng, tăng áp lực về cạnh tranh, đe dọa đến lợi
nhuận của doanh nghiệp, điều này sẽ dẫn đến chiến tranh về giá giữa các doanh nghiệp.
• Lãi suất: mức độ về tỷ lệ lãi suất quyết định mức độ nhu cầu đối với các sản phẩm của
doanh nghiệp, bởi vì nó sẽ là quan trọng trong trường hợp người tiêu dùng đi vay tiền để
mua sản phẩm (ví dụ mua nhà, ô tô ). Thêm vào đó tỷ lãi suất ảnh hưởng tới chi phí vốn
cho việc đầu tư của Công ty, và chi phí này là một yếu tố quan trọng để quyết định xem
chiến lược đầu tư có hiệu quả hay không .
• Các chính sách của nhà nước: trong thời kỳ suy thoái, chính sách ổn định kinh tế vĩ mô,
kiềm chế lạm phát được ưu tiên hơn là tăng trưởng kinh tế. Nhà nước sẽ ban hành những
chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất, các gói kích cầu…để hạn chế tác động của suy
thoái kinh tế và doanh nghiệp là đối tượng trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các chính sách này.
• Tỷ giá: một trong những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của tỷ giá là xuất nhập khẩu.
Nếu đồng nội tệ mất giá có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại.
Hầu hết các nước trên thế giới để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế ngoài việc dựng lên
những rào cản bảo hộ sản xuất trong nước thường chủ trương duy trì đồng tiền yếu để
tăng lợi thế xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất.
• Biến động giá cả: Khi giá cả các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như giá nguyên vật
liệu, giá nhiên liệu, giá thuê lao động tăng sẽ kéo theo rất nhều chi phí của doanh nghiệp
tăng theo. Kể cả những doanh nghiệp không sản xuất cũng chịu ảnh hưởng giá nhập
hàng, chi phí vận chuyển và thuê nhân công. Trong hoàn cảnh suy thoái kinh tế, doanh
nghiệp cần dự báo được tình hình biến động của giá cả để có các chính sách ứng phó phù
hợp như cắt giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, thay đổi cơ cấu
sản xuất.
Các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh: trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại
mặt hàng và việc canh tranh là điều không thể tránh khỏi. Vì muốn bán được nhiều sản
phẩm, kinh doanh phát triển mà các doanh nghiệp phải đưa ra những lợi thế mình có mà
doanh nghiệp đối thủ không có để lấy lợi thế cạnh tranh thu hút khách hàng về phía mình.
Đối thủ tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như đối thủ
cạnh tranh thu hút được nhiều khách hàng thì doanh nghiệp sẽ bị mất khách, làm giảm
doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược cạnh tranh phù
hợp để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Khách hàng: Khách hàng là những người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và quyết
định trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Khách hàng có thể là khách hàng cá nhân
hoặc khách mua buôn. Khách hàng tạo ra một áp lực lớn đối với doanh nghiệp. Họ là
những người có nhiều lựa chọn, có thể so sánh các doanh nghiệp với nhau để đưa ra lựa
chọn cuối cùng là sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp nào. Chính vì vậy mà các doanh
21
21
nghiệp cần phải tìm hiểu thị hiếu khách hàng để thỏa mãn được những nhu cầu của họ thì
mới kinh doanh và phát triển được.
- Nhà cung ứng: Nhà cung ứng là nơi cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp. Một nhà cung
ứng có thể cung ứng sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp nên nếu doanh nghiệp nào được
nhà cung ứng ưu ái hơn, giá nhập hàng thấp hơn thì sẽ có cạnh tranh hơn về giá. Các
doanh nghiệp thương mại cũng liên quan trực tiếp tới nhà cung ứng về đánh giá của
khách hàng, thị hiếu để nhà cung ứng điều chỉnh sao cho đáp ứng nhu cầu khách hàng, có
lợi cho việc kinh doanh của cả hai bên.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chỉ tiêu kết quả
- Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung
ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá
hàng bán, hàng bị trả lại, thu từ phần trợ giá của nhà nước khi thực hiện việc cung cấp
các hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của nhà nước và các nguồn khác. Doanh thu thực
hiện trong năm từ hoạt động bán hàng và dịch vụ được xác định băng cách nhân giá bán
với số lượng hàng hóa.
DT: Tổng doanh thu tờ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ
Pi: Giá cả một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ thứ i
Qi: Khối lượng hàng hóa hay dịch vụ thứ I bán ra trong kỳ
n: Loại hàng hóa hay dịch vụ
- Chi phí kinh doanh
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí cho
hoạt động khác. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản
cố định, tiền lương và các khoản chi phí có tính chất lương, các khoản trích nộp theo quy
định của Nhà Nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi
phí bằng tiền.
Trong đánh giá kết quả của sự hạ thấp chi phí người ta có thể sử dụng chỉ tiêu chi
phí trung bình.Chi phí này được xác định trên cơ sở tổng chi phí với số lượng hàng hóa
bán ra. Thường thì số lượng hàng hóa bán ra càng nhiều thì chi phí trung bình cho một
đơn vị sản phẩm càng thấp. Chi phí lưu thông được kế hoạch hóa theo bốn chỉ tiêu cụ
thể: tổng chi phí lưu thông, tỷ lệ phí lưu thông, mức giảm phí nhịp độ giảm phí
- Sản lượng bán và giá bán: Sản lượng và giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
của doanh nghiệp. Nếu một trong hai yếu tố này giảm thì dẫn đến doanh thu giảm.
Chỉ tiêu hiệu quả
- Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ: lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
bộ phận sản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nó là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện hiệu quả của quá trình sản xuất
kinh doanh, nó phản ánh đầy đủ số lượng, chất lượng, kết quả của việc sử dụng các yếu
22
22
tố cơ bản của sản xuất như lao động , vật tư, tài sản cố định của doanh nghiệp. Lợi nhuận
là đòn bẩy quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị tạo ra sự
phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ
nhân viên.
∏ = DT – CP
∏: lợi nhuận thực hiện trong kỳ
DT: doanh thu của doanh nghiệp
CP: chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu) X 100%
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một
đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ỹ nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp taeng
doanh thu, giảm chi phí nhưng để đảm bảo có hiệu quả, tốc độ tăng doanh thu phải lớn
hơn mức độ tăng chi phí.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = (Tổng lợi nhuận/Tổng vốn) X 100%
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, một đồng vốn tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận.Nó phản ánh trình độ lợi dụng yếu tố vốn của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất và tiêu thụ
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất và tiêu thụ = (Tổng lợi nhuận trong kỳ/Tổng
chi phí sản xuất và tiêu thụ) X 100%
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
- Năng suất lao động bình quân của một lao động
hoặcW=
W: Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ
DT: Doanh thu thực hiện trong kỳ
TN: Tổng thu nhập
LDbq : tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệp thực hiện được bao
nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ.
1.3. Các ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.3.1. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới nguồn vốn của doanh nghiệp.
Hiện nay, ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Việt Nam là vấn đề về nguồn vốn kinh doanh.Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
cũng có thể là vốn tự có, vốn vay ngân hàng hoặc của các tổ chức tín dụng khác.Nhưng
phần lớn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp là vốn vay ngân hàng.Sự biến đổi lãi suất
cho vay trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.Suy thoái kinh tế đã tác động lớn đến hệ thống ngân hàng, gây ra tình trạng doanh
nghiệp đói vốn nhưng ngân hàng vẫn ôm tiền không cho vay. Mặc dù các ngân hàng tung
ra đủ các chiêu trò, có khi còn hạ lãi suất xuống mức trần nhưng các doanh nghiệp vẫn
23
23
dửng dưng là vì một số doanh nghiệp đang phải loay hoay vật lộn với nợ cũ còn một số
khác thì không mặn mà vì hoạt động kinh doanh gặp khó khăn do kinh tế suy giảm. Có
rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đói vốn trầm trọng, có nguy cơ phá sản nhưng
lại không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng.Lãi suất giảm có thể giúp doanh nghiệp
vực dậy được trong khủng hoảng kinh tế nhưng nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được
với nguồn vốn lãi suất thấp mà vẫn phải chịu mức lãi suất 15-16%. Trong khi đó, do có
nhiều doanh nghiệp phá sản nên tình trạng nợ xấu của các ngân hàng tăng cao đến mức
báo động, các ngân hàng thà ế tiền còn hơn là cho vay với độ rủi ro cao. Các ngân hàng
đặt ra các điều kiện cho vay rất khắt khe để đảm bảo khả năng chi trả nợ của doanh
nghiệp mà các doanh nghiệp đang gặp khó khăn thì đến tài sản thế chấp cũng là một vấn
đề chứ chưa nói đến các điều kiện ngân hàng đưa ra.
1.3.2. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến giá nhập, giá bán sản phẩm.
Suy thoái kinh tế làm cho nền kinh tế biến động khó lường, nền kinh tế lúc thì rơi
vào tình trạng lạm phát, lúc thì rơi vào tình trạng thiểu phát hay giảm phát. Từ năm 2006-
2009, giá nguyên vật liệu liên tục tăng theo chỉ số giá. Về mức độ tăng giá, phần lớn mức
từ 10-20% chiếm khoảng hơn 50% doanh nghiệp được điều tra. Nguyên vật liệu tăng giá
làm cho giá thành sản phẩm tăng theo và dẫn đến giá nhập sản phẩm của các doanh
nghiệp thương mại tăng.
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu tố cơ bản
là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản
trong kinh doanh cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí kinh
doanh tương ứng: chi phí về khấu hao tài sản cố định; chiếm phần lớn là chi phí mua
hàng, chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển; việc sử dụng lao động có các chi phí là tiền
lương, tiền công, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Do đó,
nếu không có chi phí thì doanh nghiệp không thể tồn tại và tiến hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh được. Chi phí thì không ngừng tăng do tăng giá điện, giá xăng và chi phí
quản lý nên doanh nghiệp thương mại buộc phải tăng giá bán sản phẩm. Nhưng trong
tình trạng suy thoái, cầu của người dân thấp mà tăng giá nhiều thì không bán được sản
phẩm nên dù chi phí có tăng nhưng các doanh nghiệp không dám tăng giá nhiều.
1.3.3. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Trong thời kỳ suy thoái, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn quan trọng nhất đó là
sức mua của thị trường giảm sút một cách nghiêm trọng. Điều này đã làm giảm lượng cầu
gây khó khăn cho vấn đề giải quyết đầu ra của doanh nghiệp.Đây có thể còn là tác động
lớn nhất của suy thoái kinh tế tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, hàng tồn kho tăng
lên, sản lượng tiêu thụ hàng hóa giảm.
24
24
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chịu áp lực không nhỏ về giá bán. Áp lực này đến
từ cả hai phía đó là tăng giá bán đối với doanh nghiệp và giảm giá bán đối với khách
hàng. Đối với doanh nghiệp, vì giá đầu vào tăng lên để đảm bảo lợi nhuận cho các nhà
đầu tư và cho cả quá trình tái sản xuất mở rộng, doanh nghiệp phải chịu áp lực không nhỏ
là phải tăng giá bán.Đối với khách hàng, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, với nguồn ngân
quỹ tăng lên với tốc độ giảm hoặc thấp hơn so với thời kỳ trước.Vì vậy, để có thể bán
được hàng hóa, doanh nghiệp phải giảm giá, đây là một áp lực rất lớn. Giá bán của hàng
hóa là một trong những nhân tố quyết định doanh thu của doanh nghiệp.
Để giải quyết áp lực về giá bán trong thời kỳ suy thoái kinh tế, chiến lược ổn định
giá bán được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Điều này được thể hiện thông qua những
chính sách hạn chế điều chỉnh giá bán, cố gắng duy trì ở mức trước thời kỳ suy thoái
hoặc tăng không đáng kể. Giá bán được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng ngân quỹ chi tiêu
của khách hàng chứ không phải là lợi nhuận mục tiêu hay tốc độ tăng của giá cả nguyên
vật liệu đầu và .Để đảm bảo một tỷ suất lợi nhuận hợp lý đối với nhà đầu tư cũng như cho
quá trình tái sản xuất, doanh nghiệp đã lựa chọn những sách lược nhằm giảm chi phí sản
xuất thông qua việc bố trí hợp lý quá trình sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm hợp
lý, lập kế hoạch sản xuất linh hoạt và điều chỉnh lại lợi nhuận mục tiêu hợp lý hơn.
Suy thoái kinh tế diễn ra, tác động đến mọi mặt của kinh tế xã hội.Mặc dù chính
phủ đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp như giảm lãi suất, gia hạn
thuế nhưng rất nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được với nguồn vốn vay lãi thấp mà
phải chấp nhận vay ở mức lãi cao để hoạt động kinh doanh làm tăng chi phí kinh doanh.
Doanh nghiệp vẫn phải mất chi phí quản lý, lương nhân viên…trong khi không tiêu thụ
được sản phẩm, tức là doanh thu giảm mà chi phí tăng dẫn đến lợi nhuận của doanh
nghiệp giảm.
1.3.4.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến cơ cấu mặt hàng, thị trường tiêu thụ và mở
rộng thị trường của doanh nghiệp.
- Cơ cấu mặt hàng: suy thoái kinh tế làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng của người dân. Do suy
thoái mà người dân tiết kiện chi tiêu, chỉ tiêu dùng cho những sản phẩm cần thiết và ít chi
tiêu cho những sản phẩm xa xỉ, đắt tiền. Cơ cấu mặt hàng có sự thay đổi theo hướng tăng
những mặt hàng giá thấp và trung bình, giảm mặt hàng giá cao.
- Thị trường tiêu thụ: do suy thoái kinh tế mà cầu của người dân giảm, doanh thu của các
thị trường giảm và cơ cấu thị trường cũng thay đổi. Các doanh nghiệp thường đưa hàng
về khu vực nông thôn để tiêu thụ. Khu vực nông thôn và miền núi là khu vực thị trường
mới, sức mua cao nên có thể cứu vớt được các doanh nghiệp trong tình trạng thị trường
25
25