Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.39 KB, 13 trang )

Chương 3: Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn
Chương 3:
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
TẠI SACOMBANK- CHI NHÁNH CHỢ LỚN.....................................................72
3.1. Cấp độ vĩ mô........................................................................................................72
3.1.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước ..........................................................72
3.1.2 Kiến nghị đối với nhà nước ...........................................................................73
3.2. Cấp độ vi mô.......................................................................................................75
3.2.1. Nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc, quy trình tín dụng.................................75
3.2.2. Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận .........................................................................75
3.2.3. Kiểm tra sau khi cho vay một cách thường xuyên...........................................76
3.2.4. Áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro............................................................77
3.2.5. Đào tạo lựa chọn cán bộ có năng lực và đạo đức nghề nghiệp .......................78
3.2.6. Tăng cường kiểm soát nội bộ..........................................................................80
3.2.7. Đẩy mạnh các hoạt động Marketing cho Ngân hàng.......................................80
3.2.8. Chú trọng đầu tư, trang bị cơ sở vật chất........................................................81
3.2.9. Đa dạng hóa các loại hình sẩn phẩm, chú trọng nhóm sản phẩm phục vụ
nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ........................82
3.2.10. Đơn giản hóa các thủ tục cấp tín dụng
cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng..................................................................82
3.3. Một số kiến nghị khác .......................................................................................83
SVTH: Trương Huỳnh Anh
Trang 71
Chương 3: Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn
3.1. CẤP ĐỘ VĨ MÔ
3.1.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp
thời phát hiện và ngăn chặn những hành vi sai phạm trong hoạt động tín dụng, lành mạnh


hóa các Ngân hàng Thương mại, đưa hoạt động tín dụng ngân hàng vào đúng quỹ đạo pháp
luật.
- Tiếp tục công tác chấn chỉnh hoạt động các Ngân hàng Thương mại trên cơ sở
nhanh chóng tiến hành sát nhập các Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ thấp, quy mô
hoạt động nhỏ hẹp.
- Mở rộng cho vay ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, mở rộng cho vay các
doanh nghiệp xuất khẩu …
- Hoàn hiện quy chế vè thương phiếu, chiết khấu thương phiếu cùng các văn bản
pháp lý liên quan đến vấn đề này nhằm tạo ra môi trường pháp lý để các khách hàng vay
vốn có nhiều sự lựa chọn trong vay vốn.
- Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Quốc hội các luật tổ chức tín dụng nội dung
quyền được phát mãi tài sản thế chấp của bên đi vay trong quá trình thu hồi nợ khi cần thiết.
- Cần có biện pháp chế tài bắt buộc các Ngân hàng Thương mại tham gia vào công
tác thông tin tín dụng, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông
tin Tín dụng (CIC) để hỗ trợ tốt hơn cho các Ngân hàng trong việc tra cứu thông tin
khách hàng.
- Tăng cường quản lý của NHNN đối với các NHTM nhằm đảm bảo sự an toàn trong
hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Cụ thể NHNN cần kiểm tra các hoạt
động của NHTM trong các phương diện sau:
 Vốn tự có và biện pháp tăng cường Vốn tự có của các Ngân hàng Thương mại
trong việc phòng chống rủi ro. Vốn tự có là yếu tố quyết định đối với hoạt động kinh
doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng. Một Ngân hàng có vốn tự có càng
lớn sẽ càng làm tăng uy tín của Ngân hàng và làm tăng quy mô hoạt động nghiệp vụ tín
dụng của Ngân hàng đó. Về mặt rủi ro, nếu có rủi ro xảy ra thì vốn tự có là điểm tựa an
toàn để phòng ngừa sự sụt giảm tạm thời giá trị của những tài sản có, nếu không có điểm
tựa này thì Ngân hàng dễ bị đỗ vỡ và ảnh hưởng không chỉ tới tình hình của Ngân hàng mà
SVTH: Trương Huỳnh Anh
Trang 72
Chương 3: Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn

còn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế chung của xã hội. Thực tế, trước các chủ
trương tăng cường vốn tự có của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng Thương mại
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng này trước bối cảnh hội nhập kinh
tế, một số Ngân hàng đã khá vội vàng, đưa ra các biện pháp tăng cường vốn tự có khá
nóng khi chưa định giá chính xác giá trị của Ngân hàng. Điều này đã gây tình trạng sốt cổ
phiếu Ngân hàng dẫn tới việc đẩy giá trị các cổ phiếu Ngân hàng lên giá trị cao hơn giá trị
thật gây không ít xáo động trên thị trường vốn trong nước.
 Trích lập quỹ dự phòng phòng ngừa rủi ro: NHNN cần kiểm soát chặt chẽ
các NHTM trong việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo đúng tỷ lệ quy
định do NHNN ban hành. Để nâng cao nhận thức cũng như vai trò của các khoản dự phòng
đối với việc đề phòng rủi ro tín dụng, Ngân hàng nhà nước cũng có thể phối hợp tổ chức
các buổi giới thiệu, hướng dẫn về việc trích lập dự phòng cho các NHTM
3.1.2 Kiến nghị đối với nhà nước
- Cần có biện pháp hữu hiệu trong chính sách vĩ mô, tạo môi trường pháp lý thông
thoáng, an toàn phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo ra hành
lang pháp lý vững chắc cho các Tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi hơn.
- Có các chính sách hợp lý nhằm duy trì nền kinh tế phát triển ổn định vững chắc,
khuyến khích hình thành và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng
khoán tạo tiền đề thúc đẩy đổi mới công nghệ Ngân hàng Việt Nam từng bước hội nhập
vào nền tài chính hiện đại trên thế giới.
- Cần ban hành chế chộ kiểm toán bắt buộc, trước mắt là các doanh nghiệp lớn phải
cung cấp thông tin cho các Ngân hàng Thương mại và các cơ quan nhà nước, áp dụng kỹ
thuật trong báo cáo và cung cấp thông tin.
- Cho phép các ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm thế chấp để xử lý nợ quá hạn chỉ
qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản khi có sự thỏa thuận giữa ngân hàng và bên tham
gia thế chấp tài sản.
- Nhà nước nhanh chóng ban hành các văn bản dưới luật quy định rõ ràng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước về sở hữu tài sản, quản lý quá trình mua bán,
chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh về tài sản cho tất cả các thành phần kinh tế, cũng
SVTH: Trương Huỳnh Anh

Trang 73
Chương 3: Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn
như quy định rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể trong việc phát mãi
tài sản bảo đảm để đảm bảo quyền lợi của người cho vay.
- Nhà nước sớm ban hành chính sách cụ thể về việc cho thuê đất hoặc giao đất trong
thời gian dài ổn định, để các doanh nghiệp yên tâm bỏ vốn đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ phát
triển kinh tế.
- Cần có chính sách và chỉ đạo việc khoanh nợ và xóa nợ, nâng cao vai trò của chính
phủ trong việc giải quyết nợ tồn đọng. Tuy nhiên việc xử lý phải đúng đối tượng, đúng
thực tế để tránh tình trạng dựa dẫm vào nội dung xử lý nợ của chính phủ.
SVTH: Trương Huỳnh Anh
Trang 74
Chương 3: Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
tại Sacombank – Chi nhánh Chợ Lớn
3.2. CẤP ĐỘ VI MÔ
3.2.1. Nghiêm chỉnh chấp hành nguyên tắc, quy trình tín dụng
Trong công tác tín dụng, việc chấp hành triệt để các nguyên tắc, chế độ, quy định của
nghiệp vụ NHNN và hướng dẫn thực hiện của Sacomabnk ban hành là cần thiết, trong đó
chú trọng thẩm định kỹ khách hàng trước khi vay vốn bằng cách kết hợp thông tin từ nhiều
phía, nguồn thông tin từ khách hàng cung cấp, từ nguồn thông tin trong hệ thống ngân
hàng và thông tin ngoài hệ thống. Qua đó Ngân hàng đánh giá một cách chính xác bản
chất, năng lực trình độ sản xuất kinh doanh, vốn, điều kiện, môi trường tác động đến hoạt
động sản xuất của đơn vị. Kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng có bảng
báo cáo tài chính không rõ ràng, thiếu trung thực hay làm ăn không hiệu quả.
Hoàn chỉnh hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng là việc làm cần thiết
để đảm bảo chất lượng tín dụng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro không chỉ dừng lại
ở cấp số liệu dư nợ khách hàng mà còn cung cấp thêm một số thông tin về khách hàng như:
lịch sử vay vốn của khách hàng, khả năng trả nợ, uy tín của khách hàng qua nhiều năm, đối
tác khách hàng … cũng như thông tin về tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng … có

như vậy hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro mới phát huy tác dụng tích cực trong việc
ngăn chặn và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng
3.2.2. Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận
Đây là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của khoản vay.
Nếu công tác thẩm định không tốt sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, sai mục
đích, dẫn đến nợ quá hạn hay bị khách hàng lừa đảo.
Đối với khách hàng có quan hệ lần đầu tại chi nhánh thì nên cho cán bộ có năng lực
và có kinh nghiệm thực hiện.
Trong khi thẩm định cán bộ tín dụng cần tập trung vào bốn vấn đề sau:
• Tư cách pháp lý của người đi vay: Đây là vấn đề căn bản đảm bảo quyền lợi
cho Ngân hàng khi có tranh chấp xảy ra.
• Tình hình về tài chính: đây là yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán nợ của khách
hàng cho Ngân hàng khi đến hạn. Cán bộ tín dụng cũng cần xem xét tỷ trọng
nguồn vốn tham gia của khách hàng vào dự án có phù hợp với qui định của
SVTH: Trương Huỳnh Anh
Trang 75

×