Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.05 KB, 52 trang )

Tóm lược
Đề tàì: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ-
thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội” dựa theo các lý
thuyết kinh tế thương mại về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa để thấy được sự cần
thiết, vai trò của hiệu quả cung ứng hàng hóa đối với hoạt động của các doanh nghiệp
thương mại nói chung, và siêu thị Vân Hồ nói riêng. Thông qua số liệu về hoạt động cung
ứng hàng hóa các năm 2009, 2010 và 2011 được thu thập từ các phòng ban của siêu thị
Vân hồ, cũng như dựa vào thực trạng hoạt động kinh doanh của siêu thị trong thời gian
vừa qua, đề tài đã đánh giá được những thành công, hạn chế về hiệu quả của hoạt động
cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ. Xuất phát từ thực trạng của siêu thị, cùng với
phương hướng đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cung ứng trong thời gian tới, đề tài đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân
Hồ trên địa bàn Hà Nội, trong đó có giải pháp nhằm hoàn thiện khâu mua và dự trữ, giải
pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa…

i
Lời cảm ơn
Trong suốt thời gian 4 năm học tập tại trường Đại học Thương Mại, cùng với sự nỗ lực cố
gắng phấn đấu của bản thân, với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo và bạn bè, đến
nay, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong thời gian thực tập, viết báo cáo thực
tập cũng như khóa luận, em đã gặp không ít khó khăn, thử thách và đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình từ giáo viên hướng dẫn, bạn bè cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên tại siêu thị
Vân Hồ. Đến ngày hôm nay, khi hoàn thành thời gian thực tập và khóa luận tốt nghiệp,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
- Ths Nguyễn Thị Hương Giang, giáo viên hướng dẫn đã hướng dẫn nhiệt
tình cho em hoàn thành khóa luận này.
- Các thầy, cô giáo trong bộ môn Kinh tế thương mại và khoa Kinh tế trường
Đại học Thương Mại.
- Các bạn trong lớp K44F2, các bạn sinh viên khoa Kinh tế cùng thực tập tại
siêu thị Vân Hồ.
- Các cán bộ, nhân viên tại siêu thị Vân Hồ đã hướng dẫn và cung cấp số


liệu.
ii
Danh mục bảng biểu
Trang
Bảng 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh hàng hóa của siêu thị Vân Hồ
năm 2009-2011
27
Bảng 2.2 Chỉ tiêu đánh giá: doanh thu theo giá vốn/ Chi phí cung ứng của
siêu thị Vân Hồ năm 2009-2011
29
Bảng 2.3. Chỉ tiêu đánh giá: chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động bán hàng/Chi
phí cung ứng và mức độ đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch bán hàng tại siêu thị
Vân Hồ năm 2009-2011
30
iii
Danh mục các từ viết tắt
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
Mv : Doanh thu theo giá vốn.
Pi : Giá mua vào của loại sản phẩm i.
Qi : Lượng bán ra của loại sản phẩm i .
HQ : doanh thu tính theo giá vốn đạt được trên mỗi đơn vị chi phí bỏ ra trong hoạt động
cung ứng.
Mv : Doanh thu theo giá vốn
CPcư : Chi phí của hoạt động cung ứng
Mvkh : doanh thu giá vốn hàng bán theo kế hoạch.
HQ: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu thụ
CPI: chỉ số giá tiêu dùng.
GDP: Thu nhập quốc dân.
H5N1: là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm.

iv
Mục lục
Tóm lược i
Lời cảm ơn ii
Danh mục bảng biểu iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ 1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 3
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề của đề tài 4
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Về mục tiêu 4
4.2 Về đối tượng nghiên cứu 5
4.3 Về phạm vi nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6
Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản 8
1.1.1 Khái niệm về cung ứng hàng hóa 8
1.1.2 Khái niệm về hiệu quả cung ứng hàng hóa 8
1.1.3 Khái niệm về hàng hóa 8
1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả của hoạt động cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
9
1.2.1. Đặc điểm các loại hàng hóa và những tác động của chúng tới hoạt động cung
ứng 9
1.2.2 Bản chất của hiệu quả cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. 11
1.2.3 Vai trò của cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại 12
1.3 Nội dung về hiệu quả cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại 13
1.3.1 Các mục tiêu của doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả cung ứng hàng hóa .13
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa trong

doanh nghiệp thương mại 14
v
1.3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân
Hồ 16
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công
ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội 18
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nâng cao hiệu quả cung
ứng hàng hóa của doanh nghiệp thương mại 18
2.1.1. Tổng quan tình hình cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ trên địa bàn Hà
Nội 18
2.1.1.1. Tổng quan về siêu thị Vân Hồ 18
2.1.1.2. Tình hình hoạt động cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc
công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội 18
2.1.1.3. Về tình hình cung ứng hàng hóa của các siêu thị trên địa bàn Hà Nội 19
2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc nâng cai hiệu quả cung ứng
hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực
phẩm Hà Nội 20
2.1.2.1 Nhân tố về thị trường 20
2.1.2.2. Nguồn hàng 22
2.1.2.3 Nhóm nhân tố về môi trường thương mại 23
2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà
nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội 25
2.2.1. Phân tích về thực trạng cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ giai đoạn
2009-2011 25
2.2.2. Phân tích hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ giai đoạn 2009-
2011 qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá 27
2.2.3. Các kết luận và phát hiện qua việc nghiên cứu về thực trạng hiệu quả cung
ứng hàng hóa tại siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên
Thực phẩm Hà Nội 31
2.2.3.1. Về thành công 31

2.2.3.2. Hạn chế 31
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc
công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội 34
3.1. Định hướng về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa tại siêu thị Vân Hồ trong thời gian tới 34
3.2. Các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ-
thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội 35
3.2.1 Nâng cao hiệu quả của khâu mua hàng 35
3.2.2 Nâng cao hiệu quả khâu dự trữ hàng hóa 37
3.2.3 Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá 38
3.2.4. Các giải pháp khác 39
vi
3.3 Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ 41
3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 42
vii
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu
thị Vân Hồ.
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, chính thức bước chân vào một sân
chơi mới đầy rẫy những cơ hội cũng như thách thức, một trong những khó khăn lớn đó
chính là sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ khắp nơi trên thế giới. Sau 5 năm hội nhập sâu,
những khó khăn và thách thức khi hàng rào quốc gia về thương mại đang dần bị gỡ bỏ, đã
ngày càng bộc lộ rõ nét, và hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp trong nước yêu cầu sự nỗ
lực, tự thay đổi, để giành lấy cơ hội đứng vững và phát triển trước sức ép cạnh tranh
mạnh mẽ mà mở cửa thị trường mang lại. Và khó khăn chưa dừng ở đấy, những năm gần
đây, nền kinh tế thế giới liên tục nhận được những dấu hiệu buồn: khủng hoảng kinh tế,
nợ công tràn lan, và suy thoái bao trùm các nước…, và Việt Nam của chúng ta cũng
không nằm ngoài xu thế ấy: thất nghiệp, lạm phát, xuất khẩu đình trệ ảnh hưởng trực
tiếp đến mọi mặt của đời sống nhân dân.
Thương mại hàng hóa là một lĩnh vực có vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ một
nền kinh tế nào, trong đó, kinh doanh siêu thị lại là một loại hình kinh doanh đặc thù.

Thương mại hàng hóa là ngành có vai trò quan trọng, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của
đời sống nhân dân, và cũng chịu ảnh hưởng mạnh từ tất cả các yếu tố kể trên. Trong lĩnh
vực này, kinh doanh siêu thị được biết đến như một ví dụ tiêu biểu. Trong hoàn cảnh hiện
tại, với nhiều khó khắn ảnh hưởng tới phát triển thương mại: về thị trường, cạnh tranh, cơ
chế chính sách… cũng như sự biến động của kinh tế vĩ mô, lĩnh vực kinh doanh siêu thị
đang đứng trước thách thức cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, xuất phát từ yêu cầu thị trường cũng như từ phía công ty. Trong đó, nâng cao hiệu
quả của hoạt động cung ứng hàng hóa là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng
đầu của các siêu thị nhằm đứng vững và phát triển trước môi trường kinh doanh hiện nay.
Về thị trường: Hà Nội là một thị trường rộng lớn với khoảng gần 7 triệu người ( năm
2011), cùng với mức thu nhập đầu người hàng năm xấp xỉ 37 triệu đồng ( năm 2010),
theo số liệu của tổng cục thống kê. Nhu cầu về lương thực, thực phẩm, cũng như các tài
liệu sinh hoạt hàng ngày là rất lớn, hứa hẹn mức độ tiềm năng cho các công ty kinh doanh
siêu thị. Thực tế, hiện nay theo công bố của sở công thương, trên địa bàn Hà Nội đã xây
dựng được một hệ thống bán lẻ với 10 trung tâm mua sắm/ trung tâm bách hóa/ đại siêu
thị, 83 siêu thị và siêu thị điện máy, 2 trung tâm bán sỉ và 11 khối đế bán lẻ, cung cấp
1
374.000 m2 diện tích bán hàng (năm 2010), năm 2011, diện tích mặt bằng kinh doanh bán
lẻ đạt mức 600.000m2 và Hà Nội ước tính sẽ có tổng diện tích bán lẻ gần 1.200.000 m2
vào năm 2013. Ngoài hệ thống trung tâm thương mại và siêu thị, hệ thống chợ trên địa
bàn Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều sự thay đổi, toàn địa bàn thành phố hiện có 362
chợ được xếp hạng từ loại 1 đến chợ đầu mối (chưa kể các chợ cóc, chợ tạm). Trong
tương lai, dự kiến năm 2020 Hà Nội sẽ có 489 chợ, 162 trung tâm thương mại các loại và
178 đại siêu thị, siêu thị, cùng với 8 chợ đầu mối, trong đó, có 2 chợ đầu mối cấp vùng
quy mô cực lớn, diện tích dự kiến 50 ha/chợ. Như thế, có thể nói cạnh tranh sẽ ngày càng
khốc liệt, số lượng các siêu thị trên địa bàn thành phố là khá lớn, cũng như thực tế có
nhiều công ty 100% vốn nước ngoài kinh doanh siêu thị rất thành công. Năm 2011, nhiêu
siêu thị kinh doanh ở tp Hồ Chí Minh đã bị phá sản như một dấu hiệu cảnh báo đến từ thị
trường, yêu cầu sự đổi mới và nỗ lực hơn nữa từ các siêu thị.
Năm 2012 , mức độ lạm phát vẫn còn là một vấn đề đáng ngại, chỉ số CPI đầu năm

2012 có dấu hiệu giảm sau 2 năm tăng chóng mặt, nhưng vẫn là một nỗi lo về tính ổn
định khi mặt bằng chung về giá cả có dấu hiệu tăng khi giá xăng vừa tăng tháng 3 vừa rồi.
Nền kinh tế khó khăn cộng với lạm phát ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của người dân,
cũng là ảnh hưởng tới doanh thu của các siêu thị lớn nhỏ. Rồi vấn đề về vệ sinh an toàn
thực phẩm hiện nay trở nên nóng hơn bao giờ hết khi hàng loạt những sai phạm về an
toàn thực phẩm được phanh phui, như: thịt lợn dùng hóa chất tạo nạc, thực phẩm nhập
khẩu mất an toàn từ Trung Quốc… cũng ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh siêu
thị.
Về phía siêu thị Vân Hồ: Siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một thành
viên thực phẩm Hà Nội là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị từ năm 2003, qua
quá trình xây dựng và phát triển, đến nay, siêu thị Vân Hồ đã đạt được nhiều thành công
đáng được ghi. Hiện tại, hoạt động kinh doanh của siêu thị hiện nay đang diễn ra khá là
trôi chảy, do có nhiều lợi thế đến từ địa điểm, đến từ quy mô hệ thống (siêu thị Vân Hồ là
một đơn vị kinh doanh thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà
Nội), tận dụng được thế mạnh từ nguồn hàng, hỗ trợ về vốn… Tuy nhiên, trước khó khăn
từ thị trường, từ môi trường vĩ mô, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, siêu thị Vân
Hồ cần phải cố gắng hơn nữa nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như phục vụ
tốt nhu cầu của dân cư phụ cận, mà một trong những yếu tố quyết định, chính là hiệu quả
cung ứng hàng hóa.
Sau một thời gian thực tập tại Siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một
thành viên thực phẩm Hà Nội, em nhận thấy về tình hình cung ứng hàng hóa của siêu thị
2
Vân Hồ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu
quả cung ứng hàng hóa vẫn chưa đạt mức tiềm năng, đứng trước những khó khăn mới,
hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị cần phải được nâng cao hơn nữa mới có thể đảm
bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ hoạt động kinh doanh của đơn
vị, xuất phát từ những biến động về môi trường kinh doanh, và thị trường, em đã chọn đề
tài: “Nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH
nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận, em có tìm hiểu được một số các
công trình nghiên cứu khác có liên quan tới đề tài khóa luận của mình. Cụ thể
Đề tài 1: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hoá tại siêu thị Hà Nội”, của
tác giả Nguyễn Thu Thủy, khoa Quản trị doanh nghiệp, trường Đại học thương mại. Đây
là luận văn tốt nghiệp, được nghiên cứu năm 2006. Trong đề tài, tác giả đã dùng các số
liệu kết quả kinh doanh 3 năm 2003-của siêu thị Hà Nội làm cơ sở nghiên cứu. Trong đề
tài, tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa
đối với doanh nghiệp thương mại. Và xuất phát từ thực tiễn hoạt động cung ứng hàng hóa,
tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Hà
Nội.
Đề tài 2: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá ở Công ty Thiết
bị Giáo dục I”, của tác giả Vũ Đức Thịnh, khoa Quản trị kinh doanh Đại học Kinh tế
quốc dân. Đây là luận văn tốt nghiệp, được nghiên cứu năm 2008. Nội dung đề tài này áp
dụng vào thực tiễn tại Công ty Thiết bị Giáo dục I để đưa ra một số biện pháp nâng cao
hiệu quả cung ứng hàng hóa cho đơn vị. Trong đề tài, tác giả có sử dụng số liệu ba năm
2006, 2007 và 2008 để phân tích tình hình tiêu thụ hàng hóa của đơn vị.
Đề tài 3: “Phát triển thương mại nhóm hàng thực phẩm của công ty TNHH nhà nước
một thành viên thực phẩm Hà Nội”. Đây là luận văn tốt nghiệp, được nghiên cứu năm
2010, của tác giả Đinh Thị Mai, khoa kinh tế trường Đại học Thương mại. Trong đề tài,
tác giả đã nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển mặt hàng thực phẩm của công ty
TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội, từ những mặt thành công và hạn chế,
để đưa ra được các biện pháp nâng cao khả năng phát triển mặt hàng thực phẩm của công
ty.
3
3. Xác lập và tuyên bố vấn đề của đề tài.
Đề tài được kế thừa từ những công trình trước đó một số nội dung cơ bản như: làm rõ
được vai trò quan trọng của hoạt động cung ứng, thương mại hàng hóa trong doanh
nghiệp thương mại, như là một chiếc cầu nối giúp cho hàng hóa được thuận lợi từ tay nhà
sản xuất tới người tiêu dùng. Hoạt động cung ứng hàng hóa hiện nay, đang dần trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết, trong việc quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh trong

mỗi doanh nghiệp thương mại .Ngoài ra, đề tài của em còn được kế thừa các hệ thống chỉ
tiêu đánh giá về hiệu quả cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
Điểm mới ở đề tài em nghiên cứu chính là áp dụng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả cung ứng hàng hóa vào điều kiện siêu thị Vân Hồ, trong hoàn cảnh có nhiều hơn
các yếu tố tác động tới hiệu quả cung ứng hàng hóa nói riêng, cũng như hiệu quả kinh
doanh nói chung. Đó chính là vấn đề mới về thị trường, về cạnh tranh khi gia nhập WTO,
về những điểm mới trong khâu mua hàng hóa đầu vào, cũng như cung ứng hàng hóa ra thị
trường. Mặt hàng được nghiên cứu ở đề tài là mặt hàng thực phẩm và hàng gia dụng, cũng
có sự khác biệt với các đề tài trước đấy. Đề tài này cũng có cách tiếp cận vấn đề mới hơn,
theo góc độ bám sát vào lý luận về kinh tế thương mại, cách sử dụng số liệu phân tích chủ
yếu sẽ là số liệu thứ cấp do doanh nghiệp cung cấp, hạn chế sử dụng bảng khảo sát nghiên
cứu như các đề tài khác. Với những đặc điểm kinh doanh riêng, cũng như sự thay đổi của
các yếu tố về môi trường kinh doanh, nên hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung
ứng hàng hóa của Siêu thị Vân Hồ cũng là một nét mới.
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, xuất phát từ thực trạng của doanh nghiệp được
nghiên cứu, cũng như tính kế thừa và tính mới của đề tài, em xin đưa ra tên đề tài: “ Nâng
cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước
một thành viên thực phẩm Hà Nội” là đề tài nghiên cứu.
4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Về mục tiêu.
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là hệ thống, và cập nhật lại được những vấn đề lý
thuyết có liên quan đến hoạt động cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp thương mại.
Trong đó, đối với thực trạng của siêu thị Vân Hồ cần tập trung vào đặc trưng về lĩnh vực
kinh doanh siêu thị của Siêu thị Vân Hồ như: các mặt hàng kinh doanh chủ yếu, nguồn
cung, khách hàng, các yếu tố chính sách… Chỉ ra được ứng dụng, tầm quan trọng của
hoạt động cung ứng hàng hóa đối với doanh nghiệp thương mại, phân tích các chỉ tiêu
đánh giá về hiệu quả hoạt động này.
4
Mục tiêu cụ thể: Đề tài cần làm rõ được thực trạng của hoạt động cung ứng hàng hóa của
Siêu thị Vân Hồ thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội. Từ

thực trạng của hoạt động kinh doanh, phải đánh giá được những thành công, hạn chế
trong vấn đề cung ứng hàng hóa trong thời gian qua. Từ đấy, cần đưa ra các giải pháp
nhằm tận dụng phát huy những mặt thành công, đồng thời khắc phục những hạn chế nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ. Trong đề tài chú ý đi
sâu phân tích vào một số ngành hàng cụ thể: hàng gia dụng, thực phẩm…, phân tích tình
hình cung ứng hàng hóa của các loại hàng hóa này, tìm ra những khó khăn cũng như hạn
chế trong hoạt động cung ứng hàng hóa để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động cung ứng hàng hóa của siêu thị.
4.2 Về đối tượng nghiên cứu.
Siêu thị Vân Hồ là một đơn vị đã có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực siêu thị, hiện
nay siêu thị Vân Hồ đang kinh doanh các mặt hàng cơ bản như: hàng thực phẩm, hàng gia
dụng, hàng đông lạnh, điện tử… Nhưng trong đề tài, chỉ tập trung chủ yếu vào hai loại
hàng hóa là hàng thực phẩm ( thức ăn tươi sống, gia vị, gạo…) và hàng gia dụng ( chảo
chống dính, dụng cụ nhà bếp…). Trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động cung ứng
hàng hóa từ năm 2009-2011 để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng
hàng hóa của siêu thị Hà Nội.
4.3 Về phạm vi nghiên cứu.
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cung ứng hàng hóa và đưa ra các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa của Siêu thị Vân Hồ,
các biện pháp về: vấn đề quản lý, vấn đề thu mua và dự trữ hàng, vấn đề nhân lực, các
chương trình xúc tiến bán hàng, vấn đề quan hệ khách hàng… Trong nghiên cứu, tập
trung cụ thể vào các loại hàng hóa: hàng gia dụng, thực phẩm…
Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu về hoạt động cung ứng hàng hóa tại
Siêu thị Vân Hồ trên thị trường Hà Nội.
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu hiệu quả cung ứng hàng hóa trong thời
gian 2009-2011, và giải pháp thúc đẩy hiệu quả cung ứng hàng hóa tới năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để
nghiên cứu, làm rõ các vấn đề về mặt lý luận. Trong quá trình nghiên cứu, tìm ra các yếu
tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị, sau đó từ thực trạng của

5
doanh nghiệp xem xét các yếu tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả cung ứng hàng hóa đã được
tận dụng tối đa chưa, nếu những yếu tố còn xuất hiện hạn chế thì sẽ đưa ra các giải pháp
khắc phục.
- Sử sụng các lý thuyết kinh tế, nhất là lý thuyết kinh tế thương mại hiện đại về cung
ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. Áp dụng vào hoạt động cung ứng hàng hóa
của siêu thị Vân Hồ để phân tích, đánh giá hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị. Cụ
thể như theo lý thuyết về cung ứng hàng hóa, để nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa thì
phải tìm cách giảm bớt chi phí trong hoạt động cung ứng hàng hóa, đồng thời cần nâng
cao doanh thu, tăng lợi nhuận. Trong quá trình nghiên cứu nên kết hợp, tham khảo các lý
thuyết kinh tế thương mại hiện đại có liên quan, phù hợp với phương pháp luận.
- Phương pháp thu thập số liệu : với việc áp dụng phương pháp thu thập số liệu thông
qua việc điều tra, tổng hợp số liệu về tiêu thụ hàng hóa tại phòng kinh doanh và kế toán của
siêu thị Vân Hồ. Số liệu thu thập là doanh số bán hàng cũng như số lượng sản phẩm được
bán trên thị trường trong thời gian 2009-2011 . Ngoài công việc tìm hiểu số liệu qua báo cáo
hay các bảng tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty, em còn tiến hành phỏng vấn, tham
khảo ý kiến trực tiếp với các nhân viên tại các bộ phận phòng ban của công ty, nhất là nhân
viên đứng quầyMục tiêu là tìm ra mối liên hệ giữa các nhân tố riêng biệt, đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của siêu thị.
- Phương pháp xử lý số liệu: Xin số liệu thứ cấp từ các phòng, ban của siêu thị: phòng
kế toán, phòng kế hoạch…sử dụng số liệu thứ cấp để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách
quan về tình hình kinh doanh, cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ đưa vào khóa luận.
Cụ thể số liệu được xử thành 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa của
siêu thị Vân Hồ: Chỉ tiêu doanh thu giá vốn/Chi phí hoạt động cung ứng; chỉ tiêu lợi nhuận
hoạt động bán hàng/Chi phí cung ứng và Chỉ tiêu mức độ đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch bán
hàng. Với những số liệu đã được xử lý, cần phải vận dụng chúng để đánh giá xem doanh
nghiệp đã vận dụng những lợi thế, tiến hành hoạt động kinh doanh ra sao, và có thể dùng
những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của siêu thị Vân Hồ nói chung, cũng
như hoạt động cung ứng hàng hóa nói riêng.
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.

Khóa luận tốt nghiệp ngoài các phần: Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh
mục sơ đồ hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, thì khóa luận tốt nghiệp được kết cấu như sau:
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa.
6
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ-
thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đông cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân
Hồ- thuộc công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội.
7
Chương 1: Cơ sở khoa học về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa.
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm về cung ứng hàng hóa.
Khái niệm: “Cung ứng hàng hóa là việc tổ chức nguồn hàng nhằm đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại”.(Giáo trình Kinh tế doanh nghiệp thương
mại dịch vụ-PGS.TS Phạm Công Đoàn)
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại được bắt đầu từ việc mua hàng,
kết thúc là việc bán hàng. Muốn có hàng để bán cho khách hàng, thì doanh nghiệp luôn
luôn phải cung ứng được hàng hóa. Một doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động sản xuất
kinh doanh thì cần có các yếu tố cơ bản ban đầu như là: vốn, cơ sở vật chất, định hướng
kinh doanh…, và yếu tố tiếp theo giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động kinh
doanh trôi chảy đó chính là tổ chức quá trình cung ứng hàng hóa hợp lý.
1.1.2 Khái niệm về hiệu quả cung ứng hàng hóa.
Cung ứng hàng hóa đạt được hiệu quả là khi quá trình tổ chức nguồn hàng phục vụ
cho hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, giá trị cũng như cơ cấu hàng hóa luôn được
đáp ứng kịp thời trước nhu cầu của thị trường. Hiệu quả của hoạt động cung ứng hàng hóa
càng cao khi hàng hóa dự trữ cho nhu cầu tiêu thụ càng đầy đủ, trong khi chi phí mua và
dự trữ phải hợp lý.
Khái niệm: Hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại là
sự so sánh giữa kết quả của hoạt động cung ứng hàng hoá với chi phí trong quá trình thực

hiện cung ứng hàng hoá.
Hiệu quả kinh tế trong cung ứng hàng hoá là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân lực được thể hiện thông qua mối quan hệ so sánh kết giữa kết quả đạt
được (đầu ra) với chi phí bỏ ra (đầu vào) trong quá trình cung ứng hàng hoá. Các khoản
chi phí ở đây bao gồm các yếu tố của quá trình cung ứng hàng hoá. Hiệu quả của hoạt
động cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại có thể được thể hiện qua một số
đại lượng như doanh thu theo giá vốn, lợi nhuận, chi phí
1.1.3 Khái niệm về hàng hóa.
Trong đề tài có tập trung nghiên cứu về một số loại hàng hóa: hàng gia dụng, thực
phẩm Những loại hàng hóa này được định nghĩa như sau:
Hàng gia dụng: “là những hàng hóa và các sản phẩm được sản xuất, chế tạo, mua bán
với mục đích chủ yếu là sử dụng trong các hộ gia đình, phục vụ cho cuộc sống và tiện
8
nghi của cá nhân và hộ gia đình”. Đây là những tài sản hữu hình và thuộc loại động sản,
mang tính cá nhân. Hàng gia dụng là một phần quan trọng của nền kinh tế của một quốc
gia với sự tiêu thụ rộng rãi vì đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày
Thực phẩm : hay còn được gọi là thức ăn là “bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các
chất: chất bột, chất béo, chất đạm, hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay
uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể
hay vì sở thích”. Hàng thực phẩm là một loại hàng hóa không thể thiếu được trong đời
sống của nhân dân, nhất là các hàng hóa là thực phẩm thiết yếu.
1.2 Một số lý thuyết về hiệu quả của hoạt động cung ứng hàng hóa trong doanh
nghiệp thương mại.
1.2.1. Đặc điểm các loại hàng hóa và những tác động của chúng tới hoạt động cung
ứng.
Mỗi một loại hàng hóa đều có những đặc điểm về lý hóa, nhu cầu, nguồn cung, giá cả
khác nhau, vì thế, trong hoạt động cung ứng cần lưu ý để thực hiện các khâu trong cung
ứng hàng hóa cho hợp lý.
Đặc điểm của hàng thực phẩm:
- Về thời gian bảo quản: Tùy theo từng loại hàng hóa cụ thể mà thời gian bảo quản có

thể khác nhau, ví dụ với mặt hàng gạo, thức ăn đóng hộp có thể bảo quản nhiều tháng,
nhưng cũng có nhiều loại hàng hóa không thể bảo quản lâu như: thức ăn tươi sống, rau
quả chính vì thế trong khâu mua và dự trữ cần tính toán số lượng hàng hóa mua và dự
trữ cho hợp lý, phù hợp với mức độ tiêu thụ, tránh để tình trạng hàng hóa hư hỏng,
không thể sử dụng.
- Về nhu cầu tiêu thụ: Hàng thực phẩm là một loại hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ lớn
và ổn định, là một trong những hàng hóa thiết yếu trong đời sống của dân cư. Chính vì thế
nên lượng tiêu thụ hàng thực phẩm trong các siêu thị là rất cao, trong đó có siêu thị Vân
Hồ.
- Về nguồn cung: Nguồn cung của hàng thực phẩm khá đa dạng phụ thuộc vào từng
loại mặt hàng. Ví dụ như thực phẩm đóng hộp thường được nhập từ các nhà máy thực
phẩm, rau xanh thì thường được nhập từ các cơ sở sản xuất rau sạch, thịt được lấy từ các
lò mổ Nguồn cung của hàng thực phẩm chịu ảnh hưởng nhiều tư các yếu tố như: thời
tiết, dịch bệnh, thời vụ Điểm cần chú ý trong hoạt động cung ứng là phải đảm bảo được
9
nguồn cung luôn ổn định, cũng như luôn xác định được nguồn gốc, chất lượng của hàng
hóa mua về.
- Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Đây là một đặc trưng của hàng thực phẩm.
Như đã phân tích, hàng thực phẩm là một trong những hàng hóa không thể thiếu được
trong đời sống nhân dân. Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian qua đã trở
thành tâm điểm của dư luận, do nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí là tính
mạng của người tiêu dùng. Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm. Trong hoạt động cung ứng, cần chú ý quan tâm tới nguồn gốc xuất xứ,
các biện pháp an toàn, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Đặc điểm của hàng gia dụng.
- Về thời gian bảo quản: Hàng gia dụng phần lớn có thời gian bảo quản lâu, như
những dụng cụ nhà bếp, bình lọc nước, bàn ghế mini có thể kéo dài hàng năm, chính vì
thế ít trường hợp hàng hóa bị hỏng do bảo quản quá thời gian mà chưa tiêu thụ được. Tuy
nhiên, hàng gia dụng lại thường xuyên có sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng, về mẫu mã,
công nghệ sản xuất nên trong hoạt động cung ứng, nên có kế hoạch mua, dự trữ hàng

hóa hợp lý, theo tình hình tiêu dùng.
- Về nhu cầu tiêu thụ: Hàng gia dụng có lượng tiêu thụ cũng khá cao và đều đặn, tuy
nhiên, nhu cầu mua hàng gia dụng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố thu nhập, điểm này
khác với hàng thực phẩm, ngoài ra đặc điểm về thời gian cũng làm cho lượng hàng gia
dụng tiêu thụ thay đổi, ví dụ, mùa đông thì các loại sản phẩm như phin cà phê, ga gối
được tiêu dùng nhiều hơn . Chính vì thế kế hoạch mua hàng cần phải chú ý theo điều kiện
môi trường kinh tế từng thời điểm.
- Về nguồn cung: Nguồn cung mặt hàng gia dụng chủ yếu đến từ các nhà máy, cơ sở
sản xuất, số lượng nhà cung ứng cũng khá lớn nên nguồn cung hàng gia dụng ổn định hơn
so với hàng thực phẩm. Tuy nhiên, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng
diễn ra khá là phổ biến ở loại mặt hàng này, bởi thế trong hoạt động cung ứng cần chú ý
tới việc lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo uy tín.
- Về giá cả và mẫu mã: Giá cả các loại hàng gia dụng khá đa dạng, vì có nhiều chủng
loại, mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ví dụ, một siêu thị có thể bán nhiều loại dao thớt,
xoong chảo, bình lọc nước với nhiều mẫu mã, giá cả, của nhiều nhà cung cấp khác
nhau. Trong hoạt động cung ứng, nên chú ý mua đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã, giá cả
hàng hóa để khách hàng có sự lựa chọn.
10
1.2.2 Bản chất của hiệu quả cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
Khi nói đến hiệu quả ta có thể hiểu đó là một sự so sánh giữa kết quả đạt được theo mục
tiêu đã xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả của hoạt động cung
ứng hàng hóa cũng được hiểu như thế, chính là một sự so sánh giữa kết quả đạt được theo
mục tiêu cho trước với chi phí bỏ ra. Cách đánh giá hiệu quả còn tùy thuộc vào mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra. Về cơ bản, cung ứng hàng hóa nếu đáp ứng được cho quá trình
kinh doanh diễn ra thuận lợi, cung cấp đủ hàng hóa với lượng dự trữ vừa phải, mức chi
phí hợp lý thì ta có thể nói là hoạt động cung ứng đã đạt được hiệu quả.
Mỗi một hàng hóa khác nhau thì sẽ có những đặc trưng riêng ảnh hưởng tới hiệu quả
cung ứng hàng hóa. Ví dụ như đối với hàng thực phẩm: tốc độ bán nhanh, tuy nhiên thời
gian dự trữ lại không được phép kéo dài, vì nhiều loại thực phẩm: như rau củ quả, thịt
dễ bị biến chất chỉ qua vài ngày, cũng có nhiều loại thực phẩm để được trong một thời

gian khá dài: như đồ đóng hộp, đông lạnh tuy nhiên về cơ bản trong cung ứng hàng hóa
thực phẩm cần hết sức chú ý tới hoạt động mua và dự trữ phải tương ứng với lượng tiêu
thụ hàng ngày
Thực tế, theo lý thuyết kinh tế, có một số đại lượng dùng để phản ánh hiệu quả cung ứng
hàng hóa trong một doanh nghiệp.
- Doanh thu theo giá vốn
Tổng doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp thương mại là số tiền thu được từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác nó là số tiền thu được từ
hoạt động bán hàng nhưng được tính theo giá vốn.
Ta có công thức :
Mv=

ii
Q*P
Trong đó:
Mv : Doanh thu theo giá vốn
Pi : Giá mua vào của loại sản phẩm i (i: hàng thực phẩm, hàng gia dụng)
Qi : Lượng bán ra của loại sản phẩm i (i: hàng thực phẩm, hàng gia dụng)
Đại lượng này là tổng các tích của Pi : giá mua vào của mặt hàng i và Qi : lượng bán ra
của mặt hàng i . Đại lượng này nằm trên tử số của chỉ tiêu thuận. Nó càng tăng cao càng
làm cho hiệu quả càng cao. Nhưng ta cần phải xem xét xem nó tăng là do đâu. Nếu Mv
tăng chủ yếu do Qi tăng ta có thể khẳng định đó là dấu hiệu tốt cho thấy hiệu quả sẽ tăng
11
nếu chi phí giảm hoặc không đổi hay tăng với tốc độ chậm hơn. Tuy nhiên nếu nó tăng
chủ yếu lại do Pi tăng ta chưa thể nói đây là dấu hiệu tốt thậm chí còn là điều đáng lo ngại
ở hoạt động mua hàng.
- Lợi nhuận:
Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập của doanh
nghiệp và tổng chi phí trong một thời kỳ nhất định
Lợi nhuận =Tổng thu nhập-Tổng chi phí

Đây là đại lượng cho thấy rõ nhất kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đại
lượng này tăng lên không chỉ làm cho hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hoá tăng lên mà
còn làm tăng hiệu quả của tất cả các hoạt động khác của doanh nghiệp tăng. Thậm chí nếu
để đại lượng này tăng lên mà các chỉ tiêu hiệu quả giảm xuống(do tốc độ tăng chi phí tăng
nhanh hơn …) thì cũng nên làm. Vì đại lượng này là mục đích cuối cùng của mọi hoạt
động trong doanh nghiệp
- Chi phí
Chi phí của hoạt động cung ứng là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình cung ứng.
Nó bao gồm chi phí mua hàng (không tính đến giá mua) và chi phí dự trữ
Chi phí mua hàng bao gồm có chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển, xếp dỡ…chi phí
tiền lương và bảo hiểm của nhân viên mua hàng, kế toán, chi phí khấu hao tài sản, thuê
văn phòng, chi phí đi công tác
Chi phí dự trữ bao gồm chi phí vốn đầu tư, chi phí kho, chi phí do giảm giá, hao hụt
trong quá trình dự trữ hàng hoá (hư hỏng, giảm chất lượng, lỗi thời …), chi phí do gián
đoạn dự trữ hàng hoá
Chi phí là đại lượng làm giảm các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động cung ứng cũng như các
hoạt động khác trong doanh nghiệp. Nhưng hiệu quả tăng không phải là ta cố gắng giảm
chi phí xuống vì không có chi phí sẽ không có bất kì kết quả nào, mà là giảm các chi phí
không cần thiết, làm cho chi phí giảm xuống tương đối so với các đại lượng như Mv hay
P.
1.2.3 Vai trò của cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
Cung ứng là một trong sáu chức năng chính của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp
thương mại, tổ chức nguồn hàng tạo điều kiện vật chất lưu chuyển hàng hóa để đảm bảo
lưu thông hàng hóa được tiến hành thường xuyên liên tục, góp phần thực hiện chức năng
12
và mục tiêu của doanh nghiệp thương mại. Vai trò cụ thể của cung ứng hàng hóa trong
doanh nghiệp thương mại được thể hiện như sau:
- Cung ứng hàng hóa là khâu khởi đầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ
một doanh nghiệp nào. Nếu doanh nghiệp không thực hiện tốt việc cung ứng hàng hóa,
hoạt động thương mại sẽ bị ngắt quãng, hàng hóa sẽ không được bán ra đầy đủ kịp thời.

Chính vì thế, tạo được hiệu quả cung ứng hàng hóa sẽ giúp cho doanh nghiệp thương mại
triển khai các hoạt động kinh doanh được liên tục, thuận lợi.
- Cung ứng hàng hóa giúp cho doanh nghiệp thương mại tạo được sự liên hệ khăng khít
với khách hàng, hàng hóa sẽ được cung cấp đầy đủ theo nhu cầu của khách hàng, thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng đúng số lượng, chất lượng, giá cả.
Như vậy, tạo được hiệu quả cung ứng hàng hóa, doanh nghiệp thương mại sẽ:
- Đảm bảo tính thường xuyên đều đặn của hoạt động kinh doanh.
- Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
- Thực hiện được các mục tiêu cụ thể của mỗi doanh nghiệp.\
Đối với các siêu thị, vai trò và tầm quan trọng của cung ứng hàng hóa càng được thể
hiện rõ nét. Do đặc trưng là nhà bán,buôn bán lẻ các loại hàng hóa tiêu dùng cho số lượng
khách hàng rất lớn, các siêu thị cần phải tổ chức thật tốt khâu mua, dự trữ để đảm bảo
hàng hóa luôn được tới tay người tiêu dùng đúng lúc, đúng số lượng, đảm bảo nhu cầu
của khách hàng. Đặc biệt đối với hai loại hàng hóa là hàng thực phẩm và hàng gia dụng,
do đặc thù nhu cầu, số lượng tiêu dùng rất lớn, nhất là hàng thực phẩm- hàng hóa thiết
yếu, hoạt động cung ứng tốt không những tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao, mà còn có
vai trò phục vụ cộng đồng.
1.3 Nội dung về hiệu quả cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại.
1.3.1 Các mục tiêu của doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả cung ứng hàng hóa.
Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp được đánh giá qua một hệ thống các chỉ tiêu nhất
định. Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong
từng thời kỳ một. Bởi vậy khi phân tích và đánh giá hiệu quả phải căn cứ vào mục tiêu
của doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động của mình, các nhà quản trị doanh nghiệp thường đặt ra nhiều
mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp, đó là các tiêu đích hoặc là các kết quả cụ thể mà
doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được. Các mục tiêu thường được ấn định theo các lĩnh
vực cụ thể sau :
- Mức lợi nhuận
13
- Năng suất, chi phí

- Vị thế cạnh tranh, tăng thị phần
- Nâng cao chất lượng phục vụ
- Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp
- Đạt được sự ổn định nội bộ…
Các lĩnh vực này có mối liên hệ trực tiếp, chặt chẽ với nhau, hiệu quả ở lĩnh vực này tạo
điều kiện cho hiệu quả ở các lĩnh vực khác. Tại mỗi thời điểm mỗi giai đoạn nhất định
doanh nghiệp lại có những mục tiêu khác nhau,với mức độ quan trọng khác nhau giữa các
mục tiêu. Từ đó cách nhìn nhạn và quan điểm đánh giá hiệu quả cũng sẽ khác nhau.
Nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn luôn là lợi nhuận, có thể trong từng thời điểm nhất định,
có lúc lợi nhuận không được đưa lên hàng đầu thậm chí còn không được nhắc đến, nhưng
tất cả những mục tiêu khác cũng là để mang lại lợi nhuận không phải trong hiện tại thì là
trong tương lai. Mục tiêu tăng thị phần chiếm lĩnh thị trường cũng là để tăng doanh thu
tăng lợi nhuận. Tìm mọi cách tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao năng suất xét cho cùng
cũng là để tăng lợi nhuận. Chính vì vậy, lợi nhuận luôn được coi là tiêu chuẩn để thiết lập
các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả.
1.3.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa trong doanh
nghiệp thương mại.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả cung ứng hàng hóa trong doanh nghiệp thương
mại: doanh thu tính theo giá vốn, tốc độ chu chuyển hàng hóa dự trữ, mức đọ đáp ứng nhu
cầu khách hàng , Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như qua việc thu thập số liệu, em xin đưa ra một sô chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cung ứng
hàng hóa được áp dụng vào đề tài như sau:
Chỉ tiêu thứ nhất : Doanh thu tính theo giá vốn đạt được trên mỗi đơn vị chi phí bỏ ra
trong hoạt động cung ứng
Ta có công thức :
Mv
HQ=
CPcư
Trong đó :
14

HQ : doanh thu tính theo giá vốn đạt được trên mỗi đơn vị chi phí bỏ ra trong hoạt động
cung ứng
Mv : Doanh thu theo giá vốn
CPcư : Chi phí của hoạt động cung ứng
Chỉ tiêu này cho thấy lượng hàng hoá được cung ứng cho doanh nghiệp so với chi phí bỏ
ra trong hoạt động cung ứng. Hiệu quả càng cao cho thấy việc sử dụng chi phí trong hoạt
đông cung ứng là hiệu quả và hợp lý.
.
Chỉ tiêu thứ hai :Lợi nhuận thuần đạt được trên mỗi đơn vị đơn vị chi phí bỏ ra trong
hoạt động cung ứng
Ta có công thức :
P
HQ =
CPcư
Trong đó :
P : mức lợi nhuận thuần đạt được
HQ: mức lợi nhuận đạt được trên mỗi đơn vị chi phí bỏ ra trong hoạt động cung ứng
Chỉ tiêu thứ ba: Mức độ đáp ứng nhu cầu của kế hoạch bán hàng
Ta có công thức:
Mv
HQ= * 100
Mvkh
Trong đó
Mvkh : doanh thu giá vốn hàng bán theo kế hoạch.
HQ: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cung cấp hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu thụ
Chỉ tiêu này so sánh tương quan giữa lượng hàng hoá mua vào thực tế và lượng hàng hoá
dự kiến mua để phục vụ nhu cầu tiêu thụ theo kế hoạch đề ra. Lượng hàng hoá mua vào
thực tế càng lớn so với mức kế hoạch cho thấy khả năng chủ động về nguồn hàng của
doanh nghiệp cao, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp
15

Yêu cầu khi đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa bằng các hệ thống
chỉ tiêu đó là:
- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính chính xác và khoa học, lượng hoá được kết quả,
đảm bảo kết hợp được giữa phân tích định lượng và phân tích định tính.
- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính chính xác và tính thực tiễn, chỉ tiêu và phương
pháp tính toán của nó phải dựa trên cơ sở số liệu thông tin thực tế, dơn giản và dễ hiểh,
không nên sử dụng những phương pháp quá phức tạp khi chưa có đầy đủ điều kiện để sử
dụng nó.
- Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính toàn diện và hệ thống, phải phản ánh hiệu quả
tiêu thụ hàng hoá một cách tổng quát cũng như riêng biệt từng yếu tố tham qua vào hoạt
động sản xuất kinh doanh tiêu thụ hàng hoá. Do đó trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ
tiêu chung (hay chỉ tiêu tổng hợp) và các chỉ tiêu riêng (chỉ tiêu bộ phận), phải thể hiện
các mối quan hệ giữa các kết quả kinh tế và việc thực hiện các chức năng của đơn vị, các
chỉ tiêu phải nêu được các yếu tố, các khâu, các bộ phận trong quá trình tiêu thụ hàng hoá.
- Các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả phải có sự liên hệ so sánh với nhau, có
phương pháp tính toán cụ thể thống nhất, có phạm vi sử dụng nhất định trong công tác
đánh giá.
- Hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả phải đảm bảo so sánh và kế hoạch
hoá. Để dễ dàng đánh giá và theo dõi kiểm tra
1.3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ.
Qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cung ứng hàng hóa, bám sát vào các đại lượng chi
phối tới các chỉ tiêu, chúng ta có thể phân tích được các yếu tố có liên quan tới hiệu quả
cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ, từ đấy đưa ra các giải pháp:
- Nhóm giải pháp về đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số: Doanh số là một
yếu tố giúp đánh giá về hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa. Chính vì thế đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm sẽ làm cho hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa được nâng cao. Cụ
thể các biện pháp cần được sử dụng là: tích cực thực hiện các biện pháp xúc tiến bán như
quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại…để thu hút khách hàng đến với siêu thị, nâng cao chất
lượng dịch vụ đi kèm
- Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện khâu mua hàng: Khâu mua hàng là một trong

hai khâu của hoạt động cung ứng hàng hóa, hoàn thiện khâu mua hàng sẽ giúp cho doanh
nghiệp giảm bớt được những khoản chi phí phát sinh, nâng cao hiệu suất làm việc dẫn tới
16
nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa. Để hoàn thiện khâu mua hàng, cần thiết
lập một trình tự mua hàng hợp lý và khoa học: Xác định được nhu cầu mua hàng, tích cực
phát triển hoạt động nghiên cứu thị trường sớm phát hiện các nhu cầu mới phát sinh hay
sự thay đổi tăng giảm nhu cầu các loại hàng hoá, lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất,
thương lượng, lập đơn đặt hàng, ký hợp đồng cung ứng, theo dõi thực hiện đơn đặt hàng,
hợp đồng cung ứng và đánh giá hiệu quả của hoạt động mua hàng thường xuyên.
- Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện khâu dự trữ hàng hóa. Sau mua hàng thì dự trữ là
khâu còn lại của hoạt động cung ứng. Để hoàn thiện khâu dự trữ hàng hóa, cần thiết lập
một trình tự mua hàng hợp lý và khoa học: Nhận hàng, nhập kho, bảo quản, cấp phát.
Hoàn thiện khâu dự trữ sẽ làm doanh nghiệp bớt các khoản chi phí lưu kho, giảm thiệt hại
khi hàng hóa dự trữ lâu bị hư hỏng, và giữ cho mức cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp
luôn ổn định và đầy đủ. Doanh nghiệp thương mại cần tạo ra một quy trình chuẩn trong
khâu dự trữ, bao gồm các bước: Nhận hàng, nhập kho, bảo quản và cấp phát hàng hóa.
- Nhóm giải pháp về quản trị hoạt động cung ứng và nâng cao chất lượng nhân sự:
Hoạt động cung ứng trong mỗi đơn vị đều phải được quản lý, theo dõi. Từ ban giám đôc,
phòng kinh doanh, nhân viên thu mua hay nhân viên kho đều phải nhận thức trách nhiệm
kiểm tra, giám sát để hoạt động cung ứng diễn tra trôi chảy. Ngoài ra, cần đào tạo cho
nhân viên cung ứng về quy trình chuẩn trong tất cả các khâu của hoạt động cung ứng để
tạo được sự thống nhất trong công việc.
- Các giải pháp khác: Như là Xúc tiến thương mại, quảng cáo, khuếch trương;
đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, c ần quan tâm hơn đến việc đánh giá hiệu quả
cung ứng thông qua các chỉ tiêu và kết hợp chặt chẽ với các hoạt động khác đặc biệt là
hoạt động tiêu thụ hàng hoá để cùng nâng cao hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa.
17
-
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc
công ty TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội.

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nâng cao
hiệu quả cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp thương mại.
2.1.1. Tổng quan tình hình cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ trên địa bàn Hà
Nội.
2.1.1.1. Tổng quan về siêu thị Vân Hồ.
Siêu thị Vân Hồ là một đơn vị kinh doanh trực thuộc công ty TNHH nhà nước một
thành viên thực phẩm Hà Nội, được thành lập và đưa vào hoạt động từ năm 2003. Địa chỉ
tại 51 Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Qua 9 năm xây dựng và phát triển, siêu thị
Vân Hồ đã trở thành một đơn vị đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh
siêu thị, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo nhân dân khu vực xung quanh. Siêu thị Vân
Hồ là một đơn vị kinh doanh hoạch toán kinh tế độc lập của công ty TNHH nhà nước một
thành viên thực phẩm Hà Nội.
Giám đốc là người có quyền điều hành tất cả mọi hoạt động của siêu thị, phó giám đốc
là người giúp đỡ giám đốc trong hoạt động quản lý của siêu thị, cũng như thay mặt giám
đốc điều hành mọi hoạt động của siêu thị Vân Hồ khi được giám đốc ủy quyền.
2.1.1.2. Tình hình hoạt động cung ứng hàng hóa của siêu thị Vân Hồ- thuộc công ty
TNHH nhà nước một thành viên Thực phẩm Hà Nội.
- Về hình thức kinh doanh: Ban đầu, khi mới ra đời, siêu thị Vân Hồ chủ yếu
kinh doanh lĩnh vực bán lẻ các mặt hàng trong siêu thị, dần dần, siêu thị Vân Hồ tiến
hành kinh doanh bán buôn một số loại hàng hóa, và nhận làm đại lý phân phối một số
mặt hàng cho các công ty khác như: bánh kẹo, dầu ăn,… Hiện nay, siêu thị Vân Hồ
còn cung cấp hàng hóa bán buôn cho các cửa hàng kinh doanh, siêu thị khác ở trong và
ngoài Hà Nội.
- Về sản phẩm kinh doanh: Siêu thị kinh doanh chủ yếu là hàng thực phẩm và
thực phẩm đông lạnh ngoài ra còn có hàng phi thực phẩm như hoá mỹ phẩm, các chất
tẩy rửa, dụng cụ nhà bếp, đồ điện gia dụng và các sản phẩm khác Trong đó nhóm
18

×