Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần
Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
Nguyễn Thị Phi Nga
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05
Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm bảo vệ: 2013
114 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống,
kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động
giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn
Tây, thành phố Hà Nội. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống,
kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà
Nội. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong
luận văn.
Keywords.Giá trị sống; Kỹ năng sống; Giáo dục tiểu học; Quản lý giáo dục
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Thật vậy, nguồn lực con người là quý báu nhất. Với mục tiêu đề ra là đến năm
2020 nước ta về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Nhân tố quyết định thắng
lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nguồn lực con người Việt
Nam. Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm
chất tốt đẹp được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nên giáo dục tiên tiến gắn
với một nền khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển về số lượng, chất lượng trên
cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực con
người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất năng lực phù hợp, đáp ứng
với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới là nhiệm vụ to lớn của giáo dục:
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”
Đảng và nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu Chiến lược phát triển giáo dục 2011-
2020 là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục
toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng
thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo công bằng xã hội
trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.”
Giáo dục phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng
dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Giáo dục phổ
thông có nhiệm vụ phải giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng
tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa …
Giáo dục tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông, có số
lượng người dạy và người học đông nhất, nói đến giáo dục tiểu học là nói đến mọi
người, mọi nhà và toàn xã hội. Đây là bậc học nền tảng, có vị trí hêt sức quan trọng
trong giáo dục và đời sống xã hội. Theo Luật Giáo dục 2005, tại điểm 2 - Điều 27 có
nêu rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học là: “Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban
đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các
kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở”.
Trong nhà trường Tiểu học, việc giáo dục và hình thành, phát triển nhân cách
cho học sinh được thực hiện thông qua hai con đường: dạy học các môn học và tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ năm học 2010 - 2011, Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo
dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Thêm nữa, Hiện nay
các nhà trường đang đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh
tích cực” giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ giáo dục và Đào tạo phát động, trong đó rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung cơ bản của phong trào
này. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một chủ trương cần thiết và đúng
đắn. Giáo dục KNS là trang bị cho HS những kiến thức, kỹ năng về cuộc sống để các
em có thể thích ứng với cuộc sống, để có thể tự mình xử lý mọi tình huống trong thực
tế một cách tốt nhất.
Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 42km,
là vùng trung du bán sơn địa nên các em học sinh ở đây có nhiều thiệt thòi, ít được đi
tham quan, ít được tham gia các chương trình giao lưu văn hoá nghệ thuật, các lớp giáo
dục kỹ năng sống của nhà thiếu nhi còn hạn chế Bên cạnh đó hoạt động giáo dục
trong các trường tiểu học ở thị xã Sơn Tây còn nặng về dạy “chữ”, nhẹ về “dạy người’.
Các trường luôn bị sức ép của các con số đánh giá về trí dục… nên các chương trình
hoạt động ngoại khoá không được chú trọng, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống
chưa được thực hiện triệt để, việc tích hợp lồng ghép hoạt động giáo dục giá trị sống
và kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ dạy trên lớp thông qua bài giảng của giáo
viên cũng chưa được chú trọng, nhiều GV coi việc đó là không phải trách nhiệm của
bản thân mình trong giảng dạy. Tình trạng trường nào có thiên hướng mạnh về hoạt
động nào thì tổ chức hoạt động đó, song nhìn chung những hoạt động giáo dục giá trị
sống, kĩ năng sống cho học sinh có nhiều hạn chế. Các em trở nên nhút nhát, thụ động,
tự ti với các bạn, thiếu hiểu biết, ứng xử kém Việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống của trường tểu học Trần Phú, Sơn Tây cũng ở trong tình trạng chung như vậy.
Là một cán bộ quản lý giáo dục của trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây
tôi nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học và với mong muốn nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục ở
trường nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà
Nội” làm luận văn tốt nghiệp cao học, chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
cho HS tiểu học, tác giả đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ
năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học Trần
Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh
trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
4. Giả thiết nghiên cứu
Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học
Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội sẽ có hiệu quả cao, phù hợp với thực tiễn
giáo dục tiểu học của thành phố nếu được quản lý một cách khoa học từ khâu kế hoạch
hóa hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống; khâu bồi dưỡng nâng cao kiến thức,
kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên
đến khâu phối hợp các lực lượng đồng bộ tham gia thực hiện hoạt động; kiểm tra, đánh
giá và khen thưởng kịp thời hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học
5.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
5.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
trong luận văn.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2. Phương pháp điều tra
6.3. Phương pháp phỏng vấn
6.4. Phương pháp xử lý thông tin
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng
sống cho học sinh trường Tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống
cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống
cho học sinh trường tiểu học Trần Phú, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2010), Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực phát triển con
người. Đại học Giáo dục
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Điều lệ trường tiểu học. Nhà xuất bản Giáo dục
3. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lí.
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà nội
4. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Đại
học Giáo dục
5. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản khoa học
kỹ thuật Hà Nội
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
8. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ
XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
9. Đặng Xuân Hải (2003), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục, đại học Quốc gia Hà
Nội.
10. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Lý luận dạy học hiện đại. Bài giảng Cao học
quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Công Khanh (2013), Phương pháp giáo dục Giá trị sống, Kỹ năng
sống. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa – Trần Văn Tính (2009), Tâm lý
học phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa – Bùi Thị Thuý Hằng (2011), Giáo
dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc
Chí, Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Luật Giáo dục (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Hà Nhật Thăng - Trần Hữu Hoan (2011), Xu thế phát triển giáo dục. Giáo
trình đào tạo thạc sĩ quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-
2013
19. Diane Tillman (2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi Nhà
xuất bản trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
20. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.