Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.58 MB, 24 trang )

KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
TRONG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÂU
1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý trong trường Mầm non
2. Thời gian áp dụng sáng kiến:
( Từ ngày 16 tháng 8 năm 2013 đến 30 tháng 5 năm 2014)
3. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Ngọc
Năm sinh: 1961
Nơi thường trú: Xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học SPMN
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng
Nơi làm việc: Trường Mầm non Hải Châu
Địa chỉ liên hệ: Trường Mầm non Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0936396448
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm non Hải Châu
Địa chỉ: Xóm 6 – Phú Lễ – Hải Châu - Hải Hậu – Nam Định
Điện thoại: (0350)3787572
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hoá giáo dục là một phần tất yếu của sự nghiệp giáo dục. Nó đã tồn tại
từ rất lâu, ngay cả trong chiến tranh, bom đạn, nhân dân và chính quyền vẫn duy trì sự
phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Xã hội hoá giáo dục không chỉ là
đóng góp về vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình
đổi mới và phát triển giáo dục.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện
mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường,
đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về “Đức - trí - thể - mĩ - lao


động” làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Góp phần xây dựng công cuộc đổi mới
giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi
mới.
Nhưng để xã hội hoá giáo dục đạt được hiệu quả, tránh những sai lầm, hướng đi
tiêu cực thì quả là một điều khó khăn. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục trong trường
Mầm non Hải Châu” với mục đích đóng góp một số biện pháp, nhằm thực hiện tốt
công tác xã hội hoá giáo dục tại trường tôi và góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) được hiểu là “Huy động toàn xã hội làm giáo
dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới
sự quản lí của nhà nước để xây dựng một xã hội học tập” (Trích văn kiện Đại hội
Đảng – BCH TW khóa VIII)
Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục nói
chung. Đó là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển giáo dục mầm
non dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách, và chuẩn bị tốt các
điều kiện cho trẻ vào tiểu học.
Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa giáo dục mầm non ( XHHGDMN) là động
cơ mạnh mẽ trong việc huy động các nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng xã hội, tạo
2
chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, giáo dục và thúc đẩy vai trò, trách
nhiệm của các lực lượng xã hội trong xây dựng giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách con người. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũng luôn coi trọng công
tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006
– 2015” Chính phủ đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về

cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục
mầm non”.
Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình XHHGD. Đối với giáo dục mầm
non, xã hội hóa là nhu cầu, là quy luật tồn tại và phát triển của bậc học. Xã hội hóa
giáo dục mầm non đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với
nhiều hình thức phong phú đa dạng, là một trong những nhân tố hàng đầu đẩy mạnh
nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và thể hiện sinh động nguyên tắc: Nhà nước,
xã hội và nhân dân cùng làm.
II. THỰC TRẠNG
2.1. Thuận lợi
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính
quyền các cấp, do vậy trong những năm gần đây cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyển
đổi trường Mầm non bán công sang trường Mầm non công lập và chế độ đời sống của
cán bộ, giáo viên từng bước được quan tâm, cải thiện.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có ý thức tự giác cao, có tinh thần trách
nhiệm và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn vững vàng. Nhà trường đã có nhiều biện
pháp đẩy mạnh việc kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ, duy trì tốt nhiệm vụ
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong nhiều năm qua trường luôn dẫn đầu huyện
về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và một số hoạt động khác.
3.2. Khó khăn
Trường Mầm non Hải Châu nằm trên địa bàn nông thôn, kinh tế chủ yếu vào
nông nghiệp, 90% dân cư sinh sống còn độc canh cây lúa, nguồn thu nhập của người
dân còn thấp; Một số tập thể, một bộ người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giáo
dục mầm non, nhận thức về XHHGD còn nhiều hạn chế, nên công tác XHHGDMN
3
gặp không ít khó khăn, huy động số trẻ tới trường độ tuổi 12-36 tháng tuổi ở một số
thời điểm còn thấp, chưa đạt yêu cầu.
4. Một số biện pháp cụ thể
4.1. Đẩy mạnh công tác tham mưu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã
hội hoá

a) Chủ động, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương
- Thông qua các cuộc họp BCH Đảng bộ, HĐND xã, giao ban lãnh đạo địa
phương, tôi mạnh dạn báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, xây dựng mối quan hệ thân thiện,
gần gũi với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, nhằm tranh thủ sự ủng hộ tối
đa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hoá giáo dục, đồng thời tạo sự hiểu
biết, tôn trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm giữa nhà trường và chính quyền địa
phương.
- Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu và kết hợp cùng với cấp ủy địa phương tiến
hành tuyên truyền, phổ biến, quán triệt một cách nghiêm túc những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục tới các tổ chức, đoàn thể,
tới cán bộ và nhân dân, thể chế hóa những chủ trương đó thành những nội dung cụ
thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương, giúp mọi người dân hiểu rằng, xã hội hóa
giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân.
- Định kỳ và đột xuất tôi thường xuyên mời lãnh đạo địa phương đến thăm
trường, báo cáo lãnh đạo địa phương kết quả thực hiện nhiệm vụ, tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ cũng như thắt chặt thêm mối quan hệ, đề nghị lãnh đạo khảo sát cơ sở vật
chất của trường, gặp gỡ cán bộ giáo viên, quan sát các hoạt động nuôi dạy trẻ, từ đó
các cấp lãnh đạo kịp thời chỉ đạo, bổ sung cho nhà trường.
Ví dụ: Để xây dựng cảnh quan môi trường cho trường mầm non, tôi đã xin ý
kiến và mời các lãnh đạo địa phương cùng ban giám hiệu nhà trường tổ chức đi thăm
quan tại 1 số trường bạn trong tỉnh. Ngay sau khi đi tham quan về, cấp ủy đã tổ chức
một buổi tọa đàm và lên kế hoạch xây dựng cảnh quan, mô hình cho nhà trường, giao
nhiệm vụ cho từng đoàn thể trong xã. Có thể thấy, cấp ủy địa phương đã có sự quan
tâm, vào cuộc và phát huy vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển của nhà trường,
- Trong quá trình hoạt động, nhà trường không tránh khỏi những khó khăn,
vướng mắc, tôi cũng chủ động báo cáo đồng thời đề xuất ý kiến, kiến nghị lên cấp
4
trên để lãnh đạo có chủ trương và kế hoạch giải quyết, kịp thời tháo gỡ những khó
khăn cho nhà trường.
Ví dụ: Với mục đích đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển phong trào giáo

dục trường Mầm non Hải Châu. Tôi đã xin ý kiến lãnh đạo, mời các ban ngành đoàn
thể trong xã tổ chức các buổi giao lưu thảo luận. Trong các buổi thảo luận này, tôi đưa
nội dung tuyên truyền về những thành tích đã đạt được và kế hoạch phát triển tiếp
theo của nhà trường, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện. Sau đó xin ý
kiến tham luận của các đại biểu và phát động các đoàn thể tham gia ủng hộ nhà
trường. Qua những buổi tổ chức giao lưu như vậy, tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt
tình của các đoàn thể xã hội trong xã
- Tôi cũng luôn có ý thức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó với các tổ chức
đoàn thể tại địa phương. Trong những ngày lễ kỉ niệm của các tổ chức đoàn thể, tôi
đều đến dự, tặng hoa và tổ chức cho giáo viên, học sinh gặp gỡ, giao lưu, tranh thủ sự
ủng hộ và thu hút được tình cảm, sự quan tâm, ưu ái của các tổ chức, đoàn thể trong
xã đối với trường mầm non.
- Trong các hội nghị của địa phương, tôi tham mưu với ban tổ chức xin được
tham luận để tuyên truyền về chiến lược phát triển của trường mầm non, đồng thời đề
xuất kiến nghị với các tổ chức quan tâm giúp đỡ trường mầm non về cơ sở vật chất,
trang thiết bị và cùng phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
b) Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá
Mục đích của xã hội hóa giáo dục chính là vận động và tổ chức đông đảo nhân
dân tham gia xây dựng giáo dục. Với cương vị là hiệu trưởng, tôi luôn xác định để
phong trào xã hội hóa giáo dục của nhà trường phát triển rộng khắp và có hiệu quả thì
trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi cách
nhìn nhận của nhân dân về giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với UBND xã thành lập BCĐXHHGD,
phân công từng thành viên BCĐ trong mạng lưới tuyên truyền, bao gồm: CBGV
trường MN, tiểu học, THCS; Hội phụ nữ, Trạm Y tế, hệ thống phát thanh xã, thôn
mỗi người một nhiệm vụ, soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, theo chuyên đề, định kỳ thời
gian tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, hoặc đến tận các gia đình, các tập thể để
tuyên truyền, khích lệ tinh thần tự giác, chủ động và tích cực của cộng đồng trong
công tác XHHGD để nhân dân và cha mẹ học sinh thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của
bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, nghĩa vụ và quyền lợi trong công

5
tác xã hội hóa giáo dục, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình phối hợp trong
tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trường.
Đồng thời, tôi cũng kết hợp chặt chẽ với Ban văn hoá thông tin của địa
phương. Hàng tháng nhà trường đều có bài viết được phát trên đài truyền thanh của xã
với nội dung đa dạng: Tuyên truyền về các ngày lễ, ngày hội được tổ chức tại trường,
tuyên truyền về cách phòng tránh một số bênh dịch theo mùa, hướng dẫn cho mẹ nuôi
con khoa học, các gương điển hình trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm
non Đây là một kênh thông tin quan trọng, đã góp phần chuyển biến rõ rệt về nhận
thức và hành động của đông đảo quần chúng nhân dân đối với công tác xã hội hoá
giáo dục.
Ví dụ: Chào mừng “Ngày hội đến trường của bé”, nhà trường đã có bài viết
tuyên truyền về không khí của ngày khai giảng, các điều kiện cần thiết mà bố mẹ cần
chuẩn bị cho trẻ như trang phục, cờ, hoa giúp trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ, hân
hoan trong niềm vui chào đón ngày khai giảng năm học mới.
- Tại phòng Truyền thống của nhà trường, tôi xâydựng bảng thông tin về phong
trào xã hội hóa giáo dục, trong đó có hình ảnh những tập thể, cá nhân đã tham gia
đóng góp, ủng hộ về cơ sở vật chất cho nhà trường. Đây không chỉ là một hình thức
tuyên truyền thiết thực, ghi nhận những đóng góp quý báu của các tổ chức, nhân dân
mà còn là bằng chứng cho thấy những nỗ lực, cố gắng và thành tích đã đạt được của
nhà trường trong phong trào xã hội hóa giáo dục.
Với những hình thức đa dạng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên tuyền như trên đã
mang lại những kết quả tốt đẹp, phong trào xã hội hóa giáo dục của trường mầm non
đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các lực lượng xã hội, cán bộ và nhân dân đều nhận
thức được rằng giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, cần sự song hành của 3
yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng
đồng tùy theo khả năng và điều kiện của mình, cần tham gia vào một số việc cụ thể,
góp phần thiết thực vào công tác xã hội hoá giáo dục của địa phương nói chung, và
của trường Mầm non Hải Châu nói riêng.
c) Làm tốt công tác với Hội cha mẹ học sinh

Phụ huynh học sinh là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác
chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh học sinh là
yếu tố quyết định phần lớn cho sự thành công của công tác xã hội hóa giáo dục. Để
6
phụ huynh tin tưởng, phối kết hợp cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục, tôi
đã tiến hành công tác tuyên truyền với nhiều hình thức:
- Xây dựng bảng tin “Các bậc cha mẹ cần biết” ngay tại cổng trường nơi mà
phụ huynh dễ dàng nhìn thấy, để phổ biến kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ, thường xuyên thay đổi nội dung, cập nhật
thông tin liên tục, biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ với mọi người, hình thức đa
dạng, hấp dẫn.
- Đối với các lớp tôi yêu cầu phải có góc tuyên truyền với phụ huynh, giáo viên
thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh cho họ biết các chương trình
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường, những việc phụ huynh cần làm
ngay trong các giờ đón, trả trẻ. Thiết lập kênh thông tin hai chiều để kịp thời có biện
pháp chăm sóc – giáo dục trẻ hiệu quả.
Ví dụ: Chuẩn bị chuyển sang chủ đề “Thế giới động vật” yêu cầu các bậc phụ
huynh trò chuyện, kể cho trẻ nghe về các loại động vật hoặc gợi ý cho trẻ kể, vận
động phụ huynh đóng góp phế liệu cho trẻ làm đồ chơi, sưu tầm các hình ảnh, tranh
truyện về các con vật nuôi trong gia đình, trong rừng giúp cho trẻ có đủ điều kiện để
trải nghiệm và khám phá.
7
- Nhà trường còn có “Hòm thư góp ý” đặt ngay tại chân cầu thang 2/2 điểm
trường để các bậc phụ huynh thuận tiện tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về
những vấn đề như: Phương pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy trẻ hay
những thắc mắc của phụ huynh cần được giải đáp Đây cũng là cơ sở để nhà trường
nắm bắt các thông tin về trường, lớp và các thông tin phản hồi từ phía giáo viên và
phụ huynh học sinh, từ đó kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết.
- Ngoài những hình thức trên tôi còn phối kết hợp đa dạng, phong phú các hình
thức nhằm nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục cũng như xây dựng mối quan

hệ với phụ huynh học sinh như: Gửi sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, tổ chức
các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm và cuối năm; sinh hoạt định kỳ với Ban
đại diện hội cha mẹ học sinh
4.2. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào
công tác xã hội hoá giáo dục
Muốn công tác xã hội hóa giáo dục trở thành công việc thường xuyên, là phong
trào mang tính tự giác thì cần phải xác định, các tổ chức, đoàn thể chính trị chính là
những lực lượng nòng cốt đi đầu. Trường mầm non được coi là hạt nhân trong việc
liên kết, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, góp phần thúc đẩy
một cách mạnh mẽ quá trình chuyển biến tích cực vì sự phát triển chung của phong
trào xã hội hóa. Với mục tiêu phát huy vai trò cũng như đẩy mạnh sự tham gia đóng
góp nhiệt tình của các tổ chức, đoàn thể trong việc xây dựng nhà trường từ cảnh quan
sư phạm, cơ sở vật chất đến những hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Tôi đã thực
hiện xã hội hóa giáo dục với nhiều biện pháp và tranh thủ nguồn lực ủng hộ từ nhiều
phía.
- Với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Tham mưu và đưa ra các quyết định về kế
hoạch phát triển của nhà trường, chính sách phát triển giáo dục của địa phương,
những chính sách cho giáo viên. Đánh giá một cách cụ thể và chính xác tính khả thi
của những kế hoạch cần tham mưu, từ đó có biện pháp tham mưu kịp thời, đúng đắn
và đầy đủ, mang lại hiệu quả thiết thực.
- Kết hợp với Trạm y tế xã: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm cho trẻ,
uống Vitamin, tiêm Vacxin phòng bệnh theo lịch.
- Kết hợp với Uỷ ban dân số - Gia đình và trẻ em: Kịp thời huy động số lượng
trẻ đến trường đảm bảo theo chương trình phổ cập giáo dục, theo dõi hoàn cảnh của
mỗi gia đình có con em đi học mầm non.
8
- Kết hợp với Hội phụ nữ xã: Tuyên truyền vận động gia đình cho trẻ đến
trường, tuyên truyền các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia hội thi nuôi dạy
con tốt.
- Kết hợp với Hội khuyến học xã: Huy động nguồn kinh phí để khen thưởng,

động viên, khích lệ giáo viên và học sinh trong các kỳ thi giáo viên giỏi, những trẻ có
hoàn cảnh khó khăn. Giúp giáo viên có thêm động lực và nhiệt tình hơn trong công
tác.
- Kết hợp với Hội Cựu chiến binh xã: Giúp nhà trường trong việc chăm sóc
vườn trường, trồng cây, xây dựng cảnh quan môi trường, vận động các lực lượng xã
hội khác cùng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ.
- Kết hợp với Đoàn thanh niên xã: Tham gia phong trào “Chủ nhật xanh” giúp
nhà trường vệ sinh trường, lớp, làm cỏ, chăm sóc cây xanh vào mỗi chủ nhật góp
phần xây dựng phong trào “Trường học xanh - sạch - đẹp”.
- Kết hợp với Mặt trận Tổ quốc: Phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công
cuộc xã hội hoá công tác giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây
dựng nếp sống văn hoá, huy động sự đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực của toàn
xã hội để phát triển giáo dục. Tranh thủ sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tiếng nói của Mặt
trận Tổ quốc để lôi kéo, thu hút xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo
dục của nhà trường.
- Kết hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương:
Tích cực tuyên truyền, xây dựng hình ảnh và quảng bá hình ảnh của nhà trường. Tôi
thường xuyên liên hệ với các báo, đài, cung cấp thông tin về các hoạt động của nhà
trường như: Các chương trình văn nghệ của cô và trẻ, các hội thi, kết quả chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, những thành tích đã đạt được cả nhà trường, công tác xây
dựng CSVC, trường đạt chuẩn quốc gia
- Kết hợp với trường tiểu học: Giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với môi
trường học tập mới, tạo sự quan tâm giúp đỡ của học sinh lớn đối với các em nhỏ.
- Kết hợp với các cơ sở sản xuất - kinh doanh như cơ sở làm mộc, làng nghề
truyền thống của địa phương: Tạo điều kiện để các cô giáo trong nhà trường đưa trẻ
đến tham quan tại các cơ sở sản xuất của mình. Giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm của các
ngành nghề trong xã hội và các ngành nghề khác của địa phương, từ đó mở rộng thêm
kiến thức về cuộc sống xã hội.
9
4.3. Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động

tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục của nhà trường.
- Để tạo được bước đột phá trong việc huy động sự tham gia ủng hộ của cộng
đồng với công tác xã hội hóa giáo dục, tôi đã tăng cường tổ chức các hoạt động, các
phong trào thi đua, các ngày lễ ngày hội, có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của
cộng đồng, tạo cơ hội để cộng đồng thể hiện sự quan tâm của mình đến sự nghiệp
giáo dục của trường mầm non.
- Tôi tổ chức các chương trình “Ngày hội đến trường của bé”; “Tháng hành
động vì trẻ em”; “Tết trung thu”; “Quốc tế thiếu nhi 1/6” Tuyên truyền các bậc
cha mẹ nuôi con khoa học, quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và tạo điều
kiện tốt nhất có thể cho con em học tập vui chơi, có trách nhiệm cùng nhà trường
chăm sóc nuôi dạy con tốt. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan đoàn thể,
tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp nhà trường xây dựng, sửa
chữa, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của
trường…
10
Không chỉ dừng lại ở đó, trường tôi còn tổ chức sôi nổi các hội thi trong năm
học như: Bé khoẻ - bé ngoan, bé khéo tay, hội chợ xuân, giáng sinh cho bé, lễ hội hoá
trang, hội thi thời trang của bé….đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của các lực
lượng xã hội và nhân dân. Các hội thi này không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô
và trò mà còn huy động được sự tham gia, cổ vũ nhiệt tình của các bậc cha mẹ, ông
bà, cùng nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm đầu tư tài trợ. Đồng thời thông
qua các hội thi này còn tuyên truyền làm cho xã hội hiểu rõ vai trò của giáo dục, vị trí
của giáo dục mầm non, về những hướng đi mới mà nhà trường đang thực hiện để
nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Từ đó nhận được sự phối
hợp chặt chẽ nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà nhà trường đề ra.
4.4. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục
Xã hội hóa giáo dục nhà trường được coi là hướng đi tích cực để xây dựng
trường, lớp hoàn thiện về cơ sở vật chất và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục
Đây là một chủ trương đúng đắn, nhưng tổ chức để thực hiện như thế nào để có hiệu
quả là một thách thức lớn đối với người đứng đầu quản lí nhà trường. Vì vậy tôi luôn

xác định triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục của nhà trường cần gắn liền với việc
tăng cường công tác quản lí chỉ đạo.
Để chủ động và có định hướng trong công việc, ngay từ đầu năm học tôi đã lên
kế hoạch thành lập ban chỉ đạo xã hội hóa giáo dục gồm các thành viên trong ban
giám hiệu, đại diện các tổ chức chính trị trong nhà trường: Công đoàn, đoàn TNCS, tổ
chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh…Ban chỉ đạo ngoài việc bao quát, nắm rõ
tình hình và tập trung chỉ đạo còn là lực lượng đôn đốc, giám sát việc thực hiện xã hội
hóa giáo dục trong nhà trường.
Dựa vào điều kiện, năng lực, sở trường của từng người, tôi phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng bộ phận để mọi người thấy rõ trách nhiệm của mình trong từng lĩnh
vực. Cụ thể:
Với vai trò là người phụ trách, chỉ đạo chung cũng là người chéo lái, xuyên
suốt các phong trào, hoạt động của nhà trường, hiệu trưởng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về
những kế hoạch phát triển của nhà trường, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ.
Tôi cũng xác định công tác tham mưu cần cụ thể, kịp thời và hợp lí, không ngại khó,
ngại khổ, tranh thủ mọi nơi mọi lúc để có hiệu quả cao nhất.
11
Bên cạnh đó, tôi cũng kết hợp với lãnh đạo địa phương gặp gỡ tiếp xúc với các
nhà mạnh thường quân, các doanh nghiệp, con em Hải Châu trên mọi miền đất nước,
các tổ chức, cá nhân có tiề năng về kinh tế tham gia ủng hộ về cả vật chất lần tinh
thần cho phong trào giáo dục mầm non xã nhà.
Ví dụ: Nhân dịp ông Hoàng Văn Đang – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí
Quốc gia Việt Nam, người con về thăm quê hương, tôi đã cùng với các lãnh đạo địa
phương tổ chức đến thăm hỏi, gặp gỡ, trao đổi. Qua buổi gặp mặt, tôi cũng trình bày
về những thành tích mà nhà trường đã đạt được cùng những hướng đi mới cho phong
trào phát triển của nhà trường và khéo léo mạnh dạn đề xuất ý kiến, nguyện vọng của
nhà trường mong muốn được ông quan tâm, đầu tư để nhà trường hoàn thiện hơn về
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động nuôi dạy trẻ. Khi được nghe
về kết quả, thành tích của nhà trường cùng định hướng cho những bước đi mới, ông

đã rất phấn khởi và nhiệt tình ủng hộ xây dựng cho nhà trường một nhà đa năng và bề
bơi ngoài trời với tổng kinh phí là 3 tỉ đồng.
Với mục đích tranh thủ mọi nguồn lực, điều kiện để nâng cao hiệu quả thực
hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, tôi cũng luôn chú trọng việc tiếp
xúc, gặp gỡ, kết hợp với những cá nhân có tâm huyết, gắn bó, và ủng hộ tích cực cho
phong trào nhà trường như bác Tống Thanh Hà – Nguyên Bí thư Đảng ủy xã; Cô
12
Tống Thị Mai – Nguyên Hiệu trường nhà trường. Đặc biệt, đây cũng là những người
có tiếng nói, tạo được uy tín lớn trong nhân dân và phụ huynh học sinh, tiếp tục vận
động, tuyên truyền nhân dân, con em trong xã quan tâm, đầu tư cho trường mầm non,
không chỉ tạo điều kiện về nhân lực, vật lực mà còn là nguồn cổ vũ to lớn cho cô và
trò nhà trường. Ông đã ủng hộ mô hình cột mốc đảo Trường xa trên sân trường.
Bên cạnh việc tập trung chỉ đạo sâu sát, tích cực tham mưu cho lãnh đạo địa
phương, tôi cũng luôn chú ý tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực
hiện xã hội hóa giáo dục của các tổ chức, lực lượng trong nhà trường, xem xét quá
trình thực hiện công việc của các bộ phận, cá nhân đồng thời có biện pháp điều chỉnh,
uốn nắn cho phù hợp với những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc. Tổng kết, rút kinh
nghiệm và kịp thời đề ra phương hướng hoạt động theo.
Bên cạnh đó, tôi cũng phân công, xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
trong ban giám hiệu.
Đới với đồng chí Phó hiệu trưởng 1 là Đại biểu Hội đồng nhân dân, phụ trách
chuyên môn và là người tại địa phương có trách nhiệm làm tốt công tác chuyên môn,
bồi dưỡng giáo viên và từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ. Kết
hợp với BGH nhà trường, đồng chí được giao nhiệm vụ vận động các tổ chức, đoàn
13
thể trong xã như: Hội phụ nữ; Hội Cựu chiến binh; Hội nông dân, Trạm y tế, các thôn
xóm…Trong các ngày kỉ niệm của các đoàn thể, hoạt động của các thôn xóm, nhà
trường tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia giao lưu văn nghệ, tặng hoa tạo
không khí sôi nổi. Ngày 20/10, 8/3 chi hội phụ nữ các thôn xóm tổ chức kỉ niệm, nhà
trường đến tham dự, tọa đàm và phát tài liệu tuyên truyền về cách nuôi dạy con khoa

học, Trong ngày tết trung thu, Tết thiếu nhi 1/6, nhà trường phối hợp với trạm y tế cho
các cháu uống VTM A, các tổ chức đoàn thể xuống thăm và tặng quà, thường xuyên
viết bài đăng trên đài truyên thanh xã…Với nhiều hoạt động đa dạng để tuyên truyền,
vận động, nhà trường đã tạo được cảm tình và uy tín với nhân dân, tạo được sự
chuyển biến rõ nét về nhận thức và là điều kiện thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ xã
hội hóa giáo dục của nhà trường.
Đồng chí Phó hiệu trưởng 2 với tuổi đời còn trẻ, tham gia công tác Đoàn và có
khả năng tổ chức các hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ. Ngoài việc tổ chức tốt
các lễ hội, hội thi, hoạt động văn thể của nhà trường có sự tham gia của phụ huynh
học sinh thì còn có trách nhiệm vận động các tổ chức như: Đoàn thanh niên xã, trường
tiều học, trường THCS nhằm thu hút các lực lượng trẻ tại địa phương. Vào các dịp
26/3, 20/11, đồng chí cùng chi đoàn nhà trường kết hợp với đoàn xã, các chi đoàn
trường học khác tổ chức giao lưu, tạo mối quan hệ, tinh thần đoàn kết, là lực lượng
nòng cốt, tham gia tích cực các phong trào đoàn, cải tạo và xây dựng môi trường học
tập tại trường, tạo uy tín, niềm tin lớn trong tổ chức đoàn xã và các trường học.
Công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường được đẩy mạnh tuyên truyền đến
phụ huynh học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò là cầu nối. Đối với giáo viên, tôi chỉ
đạo các lớp phải có kế hoạch tuyên truyền ngay từ đầu năm, không chỉ thực hiện tốt
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, mỗi giáo viên còn là một tuyên truyền viên tích cực
trong công tác xã hội hoá giáo dục, mà trước hết là vận động phụ huynh ủng hộ cho
các phong trào của trường, của lớp. Bằng nhiều hoạt động như thường xuyên tổ chức
cho cha mẹ trẻ ủng hộ ngày công lao động, ủng hộ nguyên vật liệu cho trẻ làm đồ
14
chơi ở lớp, ủng hộ hoa, cây cảnh trồng tại trường…để phụ huynh được tham gia vào
quá trình xã hội hoá giáo dục, từ đó từng bước nâng cao nhận thức của nhân dân và
phụ huynh trong công tác này.
Để xã hội hoá giáo dục trong nhà trường thực sự có chiều sâu, là một người
hiệu trưởng tôi luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, kịp thời trong công tác
tham mưu với lãnh đạo địa phương, năng động, linh hoạt trong công tác quản lí, sử
dụng đúng người đúng việc và là trung tâm liên kết giữa các lực lượng trong nhà

trường cũng như giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể xã hội, tạo được sự đồng
thuận, thống nhất và mối quan hệ chặt chẽ là điều kiện tiên quyết đề công tác xã hội
hoá giáo dục có tác dụng to lớn, sâu rộng trong nhân dân và cộng đồng.
4.5. Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các tổ chức đoàn thể,
cá nhân
Tập trung huy động sự giúp đỡ, ủng hộ của các cơ quan đơn vị đóng trên địa
bàn, các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện để tăng cường thêm cơ sở vật chất, các điều
kiện phục vụ cho việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ, tôi đặc biệt chú trọng tới việc huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực
của các lực lượng kinh tế, các nhà hảo tâm, các tổ chức, ban ngành đoàn thể…tới các
hoạt động giáo dục. Để làm được điều đó tôi đã tranh thủ những mối quan hệ, tìm
hiểu về các đối tác để có cơ hội trao đổi với họ về kế hoạch phát triển của nhà trường
thông qua đó kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ. Và trong năm học vừa qua, công tác xã hội
hóa giáo dục của nhà trường đã gặt hái được những kết quả đáng khích lệ.
Với mục tiêu lớn nhất là nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
trẻ, không ngừng cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập kết hợp phát
huy những thành tích đã đạt được, hướng tới danh hiệu “Anh hùng trong thời kỳ đổi
mới”. Nhà trường đã vận động và thu hút được nhiều nguồn lực ủng hộ nhiệt tình của
các cá nhân, tập thể, tạo phong trào và khí thế xã hội hóa sôi nổi.
15
Nhà trường đã nhận được sự đầu tư vô cùng to lớn của Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam với số tiền 3 tỉ đồng dành để xây dựng nhà đa năng và bể bơi ngoài trời.
Các ban ngành, đoàn thể địa phương, các nhà hảo tâm cũng nhiệt tình cổ vũ cho
phong trào của nhà trường bằng những hoạt động đóng góp, ủng hộ thiết thực như:
+ Gia đình ông Phạm Văn Quang – Giám đốc xây dựng tỉnh Điện Biên ủng hộ
100 triệu đồng.
+ Hội đồng hương thành phố Hồ Chí Minh: 60 triệu đồng
+ Hội Cựu chiến binh: 20 triệu đồng
+ Hội phụ nữ xã: 15 triệu đồng
+ Hội Nông dân: 15 triệu đồng

+ Hợp tác xã Phú Lễ: 30 ghế đá trị giá 15 triệu đồng
+ Hợp tác xã Phú Văn Nam: 2 giàn leo trị giá 20 triệu đồng
+ Trường THCS: 8 triệu đồng
+ Trường Tiểu học: 6 triệu đồng
+ Đoàn Thanh niên xã: 5 triệu đồng.
16
Phong trào phát triển của nhà trường cũng ghi nhận nhiều tấm lòng quý báu của
các nhà hảo tâm, không ngừng ủng hộ về tinh thần và vật chất, tham gia đóng góp cả
về tiền của lẫn hiện vật như: Gia đình ông Phạm Xuân Vui ủng hộ 6 chiếc quạt, 10
chiếc chăn, ông Phạm Công Bằng ủng hộ 2 nồi cơm ga, 1 tủ cơm ga, 1 máy lọc nước,
bà Hoàng Thị Vân ủng hộ 1 máy lọc nước, gia đình bà Phạm Thị Nhi ủng hộ 1 tủ
lạnh, gia đình ông Trần Văn Kiên ủng hộ 1 ti vi LG màn hình tinh thể lỏng 32in
Không chỉ huy động về tài chính, vật lực tôi còn tập trung huy động sức người,
nguồn nhân lực rất nhiệt tình tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục của nhà
trường từ các đoàn hội:
Ví dụ: Đoàn thanh niên xã kết hợp cùng chi đoàn các xóm giúp nhà trường làm
vệ sinh vào chủ nhật hàng tuần, xây dựng lên phong trào “Chủ nhật xanh” giúp nhà
trường xây dựng tốt phong trào “Trường học xanh - sạch - đẹp”; Hội phụ huynh học
sinh ủng hộ 200 ngày công lao động cải tạo và xây dựng môi trường; trường THCS và
trường tiểu học giúp nhà trường làm mô hình vườn đồi.
Song song với việc tập trung đa dạng hóa các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất
cho nhà trường thì việc quản lí, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lí, tiết kiệm và
hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Các trang thiết bị đã có hoặc không cần thiết thì
phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời tránh để láng phí, mua sắm tràn lan không đúng
với nhu cầu sử dụng. Tôi cũng luôn có ý thức củng cố vai trò của ban đại diện hội cha
mẹ học sinh, để phụ huynh học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng
nhà trường. Phân định rõ trách nhiệm tới từng thành viên trong nhà trường. Hằng năm
có báo cáo tổng kết đánh giá rõ mặt mạnh, mặt yếu và có phương hướng khắc phục,
đảm bảo đúng nguyên tắc để xã hội hoá giáo dục thực sự đi vào cuộc sống của cộng
đồng.

4.6. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường
phát huy tầm ảnh hưởng của mình tới quần chúng nhân dân, phụ huynh học sinh. Và
để quá trình này thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng đội ngũ giáo viên chính là nhân
tố quyết định. Xác định được vấn đề đó, tôi luôn chú trọng công tác bồi dưỡng cho
đội ngũ giáo viên của mình trên mọi mặt và mọi phương diện.
17
- Bồi dưỡng chính trị:
+ Thông qua các buổi học tập Nghị quyết chính trị, họp “Hội đồng sư phạm”
hàng tháng và các buổi trao đổi, thảo luận tôi luôn tận dụng phổ biến cho toàn thể
cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường về các văn kiện của Đảng trong các kỳ đại
hội trung ương, phổ biến về luật giáo dục, điều lệ trường Mầm non, chuẩn nghề
nghiệp đối với giáo viên mầm non, công văn 1096 về quy chế chuyên môn, các chỉ thị
về xã hội hoá giáo dục, các quyết định, các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và
Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo.
+ Triển khai và chỉ đạo toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường
nghiêm túc thực hiện mạnh mẽ các cuộc vận động: “Hai không”, phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đến nay, 100% cán
bộ, giáo viên, nhiên viên trong trường tôi đều thực hiện nghiêm túc và đạt kết quả tốt,
tạo lòng tin đối với các cấp uỷ Đảng và phụ huynh học sinh.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
+ Để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, hàng
năm tôi luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề trọng tâm do
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Giúp giáo viên đổi mới
phương pháp giảng dạy phù hợp đặc điểm phát triển tình cảm, thể chất, nhậm thức,
ngôn ngữ….của từng lứa tuổi,
Ví dụ: Chuyên đề phát triển vận động, chuyên đề giáo dục âm nhạc, chuyên đề
giáo dục bảo vệ môi trường và môi trường biển đảo, chuyên đề về dinh dưỡng, an
toàn thực phẩm; chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; phòng cháy chữa cháy

trong trường mầm non
+ Xây dựng tiết dạy mẫu và tổ chức thao giảng các chuyên đề cho giáo viên dự
giờ và rút kinh nghiệm. Tổ chức hội giảng trong dịp 20/11 để khen thưởng những giáo
viên dạy giỏi. Tổ chức cho cán bộ quản lý thanh tra, dự giờ tất cả giáo viên để rút
kinh nghiệm, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Phát động phong trào
100% cán bộ, giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến phương pháp
18
dạy học có hiệu quả. Đến nay trường tôi có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó
66.7% giáo viên trên chuẩn; 3/3 cán bộ quản lý có trình độ đại học SPMN.
+ Tổ chức cho giáo viên dinh dưỡng tham gia cuộc thi “Cô dinh dưỡng giỏi” để
nâng cao chuyên môn về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho
trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng thực đơn thay đổi theo
mùa và phù hợp với mức giá ăn 8.000đ+150g gạo/ngày/trẻ mà vẫn đảm bảo chất
lượng, nâng tỉ lệ trẻ nuôi ăn bán trú đạt 100%.
+ Hàng năm tôi lên kế hoạch tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ cho giáo viên và
học sinh như ngày 20/10, 20/11, 8/3, 1/6…Thường xuyên tổ chức hội thi làm đồ
dùng, đồ chơi trang trí lớp theo chủ điểm, trang trí các góc phù hợp chủ đề, theo
hướng mở, hấp dẫn trẻ và khoa học.
+ Tham mưu hiệu quả với Phòng GD&ĐT, cấp ủy địa phương về chế độ chính
sách cho giáo viên, kết hợp với Ban nữ công, công đoàn trường quan tâm, chăm lo
cho đời sống của chị em giáo viên từng bước ổn định và phát triển.
Những kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của tôi đã có tác dụng to lớn, kích
thích sự phát triển của phong trào nhà trường và mang đến những hiệu quả tích cực.
+ Năm học vừa qua cô giáo Lê Thị Hằng đã đạt nhiều thành tích xuất sắc và
được tham gia Liên hoan giáo viên giỏi toàn quốc tổ chức tại Hà Nội.
+ Trong cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm cấp Tỉnh, nhà trường đã có 1 sáng
kiến kinh nghiệm đạt loại tốt của Sở Khoa học và công nghệ Nam Định.
+ Trong cuộc thi “Đồ dùng, đồ chơi” trường đã có 1 sản phẩm đạt giải nhất của
Tỉnh và được dự thi cấp Bộ.
+ Kết hợp với Hội khuyến học xã có quà tặng và khen thưởng cho giáo viên,

con em của giáo viên trong trường đạt thành tích cao trong học tập.
+ Đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, giáo viên ngày càng được ổn định,
tạo động lực trong công tác giảng dạy. Kết hợp với hội phụ nữ xã, Công đoàn trường,
động viên tinh thần, quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế
để giáo viên yên tâm công tác.
19
Những biện pháp này đã kích thích sự phát triển cả về chất lượng và số lượng,
đội ngũ giáo viên nhà trường được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đời sống
giáo viên ngày càng ổn định cả về vật chất lẫn tinh thần, từng bước tạo được sự
chuyển biến rõ nét trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, góp phần thực
hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường. Đem lại những tín hiệu tốt đẹp trong phong trào xã
hội hóa giáo dục của địa phương.
III. KẾT QUẢ
Từ những biện pháp nêu trên trường tôi đã đạt được những hiệu quả nhất định:
- Năm học 2013 – 2014 trường mầm non Hải Châu đã nhận được sự quan tâm
của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể đầu tư, ủng hộ xây dựng cơ sở
vật chất có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, khuôn viên sân chơi rộng có bể bơi,
nhà đa năng, cây xanh bóng mát, bồn hoa, cây cảnh và các mô hình cổ tích, đồ chơi
ngoài trời, giàn leo. Đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thuận
tiện cho trẻ hoạt động học tập, vui chơi tìm tòi khám phá, trải nghiệm thực tế thông
qua mô hình trên sân trường.
- Nhà trường nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các tập thể cá nhân về vật chất
và tinh thần, giúp nhà trường thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục trẻ, tạo được lòng tin với các cấp, các ngành, với nhân dân và phụ
huynh. Nhà trường đã nhận được trên 4 tỷ đồng và 200 ngày công lao động từ nguồn
xã hội hoá giáo dục.
- Về phía phụ huynh học sinh: Đã đồng tình ủng hộ và kết hợp với nhà trường
cùng chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia lao động chăm sóc cảnh quan môi trường. Tích
cực đưa trẻ đến lớp và thực hiện đóng góp đầy đủ cho trẻ ăn bán trú tại trường.
Trường đã huy động 100% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, 47,2% trẻ nhà trẻ theo độ tuổi

dân số đến trường, các cháu đến lớp được nuôi ăn bán trú đạt 100%.
- Chất lượng giáo dục của nhà trường đựơc giữ vững và phát huy, tạo được
lòng tin đối với các cấp lãnh đạo, với quần chúng nhân dân, được Phòng GD&ĐT, Sở
GD&ĐT đánh giá cao.
20
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, tích cực tham gia công tác
tuyên truyền xã hội hoá giáo dục. Tiếp tục làm tốt công tác huy động trẻ đến trường
và tuyên truyền về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tới 100% phụ huynh học
sinh. Chính vì vậy trong năm học vừa qua nhà trường đã giảm tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng xuống 3,7%, giảm 1,5% so với năm học trước.
IV. KẾT LUẬN
Từ những kết quả đạt được như trên, để công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà
trườn mầm non thực sự có hiệu quả và có sức lan tỏa mạnh mẽ tới cộng đồng, tôi rút
ra một số kết luận sau.
- Cần nắm vững, thấm nhuần những chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và nhà nước về xã hội hoá giáo dục. Công tác tham mưu với các cấp uỷ, chính
quyền địa phương phải kịp thời, cụ thể, đúng người, đúng việc, có kế hoạch phân
công hợp lí để công tác xã hội hoá giáo dục có cơ sở vững chắc trong quá trình thực
hiện.
- Để phong trào nhà trường phát triển mạnh mẽ và sâu rộng, người cán bộ quản
lí nhà trường cần phát huy cao vai trò lãnh đạo và năng lực trong quá trình chỉ đạo,
chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén trong công
tác quản lí, dám nghĩ dám làm và có tầm ảnh hưởng, uy tín lớn với xã hội và nhà
trường.
- Tăng cường phối hợp đa dạng các hình thức và biện pháp, làm tốt công tác
tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục, thúc đẩy sự
đồng tình, ủng hộ của tổ chức, cá nhân, mọi tầng lớp nhân dân, góp phần đưa xã hội
hóa giáo dục trở thành phong trào tích cực mang tính tự giác và tình tự nguyện.
- Tích cực kêu gọi, vận động chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể,
các doanh nghiêp, tổ chức, cá nhân và người dân tham gia công tác xã hội hoá giáo

dục. Huy động mọi nguồn lực từ nhiều phía để tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cáo
chất lượng giáo dục.
21
- Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tạo
lòng tin, uy tín với nhân dân và phụ huynh học sinh. Phát huy sức mạnh nội lực của
nhà trường, của các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với các tổ chức xã
hội, tạo mối liên kết và tầm ảnh hưởng tới cộng đồng.
- Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ giáo viên, tạo mối quan hệ thân thiện, gần gũi giữa giáo viên với phụ huynh học
sinh. Đây là điều kiện thuận lợi để phụ huynh và nhà trường cùng kết hợp trong công
tác chăm sóc nuôi dạy trẻ.
- Nhà trường, gia đình và xã hội cùng kết hợp chặt chẽ trong phong trào làm xã
hội hóa giáo dục. Có phát triển xã hội hóa giáo dục mới có điều kiện phát triển kinh tế
xã hội. Nhà trường chính là trung tâm liên kết, xây dựng mối quan hệ đồng bộ, thống
nhất để xã hội hóa giáo dục không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà còn là động lực
phát triển của địa phương nói chung và trường mầm non nói riêng.
V. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Về phía chính quyền địa phương: Hàng năm tiếp tục tạo điều kiện về kinh phí
hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường.
Về phia Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT: Tham mưu với tỉnh, với huyện đầu tư
các trang thiết bị, đồ dùng học liệu cho các nhớm lớp dưới 5 tuổi, nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xin trân trọng cảm ơn !
T¸c gi¶ s¸ng kiÕn
Phạm Thị Ngọc
22
C¬ quan ®¬n vÞ
(áp dụng sáng kiến)




…………………………………………………………………………………………
Phßng GD §T–
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
23




…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
24

×