i
LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Bùi Thái Hiền Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 14/11/1983 Nơi sinh: Bình Dương
Quê quán: Bình Dương Dân tộc: Kinh
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 28/1 ĐT743, khu phố 8, phường Phú Hòa, Tp.
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Điện thoại cơ quan: 0650.3841135
Điện thoại di động: 0915.223.948
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Trình độ: đại học
Hệ đào tạo: Vừa học vừa làm
Thời gian đào tạo: từ tháng 10/2003 đến tháng 04/2008
Nơi học : Trường Đại học Khoa học XH&NV TP Hồ Chí Minh
Ngành học : Báo chí
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp : Thi tốt nghiệp
ii
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC :
Thời gian Nơi công tác
Công việc
đảm nhiệm
Từ tháng 06/2006
– 04/2008
Ủy ban Dân số- Gia đình và trẻ em tỉnh Bình
Dương
Nhân viên
Từ tháng 04/2008
- nay
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Bình Dương – Quỹ Bảo trợ trẻ em
Chuyên viên
Ngày 16 tháng 5 năm 2013
Người khai ký tên
Bùi Thái Hiền
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Bùi Thái Hiền
iv
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
TS. Vũ Minh Hùng - cán bộ hướng dẫn khoa học, đã theo dõi và định
hướng khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
PGS.TS Võ Thị Xuân, TS. Đặng Văn Thành, TS. Phan Long, TS. Võ
Văn Nam, PGS.TS Ngô Anh Tuấn đã tận tình có những đóng góp chi tiết định
hướng trong đợt báo cáo chuyên đề 02 (Tháng 01/2013).
Quí thầy, cô giảng dạy lớp cao học giáo dục học khóa 19B, đã truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báo giúp tôi nhận thức sâu hơn về cuộc sống, về
nghề nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quí lãnh đạo, đồng nghiệp Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, cán bộ - giáo viên – công nhân viên Trung tâm
dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương, các doanh nghiệp và các bạn học viên đã
tham gia đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn học viên lớp cao
học giáo dục học khóa 19B tại trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh,
đã chia sẻ, động viên, khích lệ để tôi có thể hoàn thành luận văn đúng theo tiến độ
thời gian.
Do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nên luận văn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quí Thầy, Cô; quí vị
độc giả cùng các bạn học viên trong lớp.
Xin chân thành cảm ơn!
v
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Người khuyết tật là đối tượng xã hội luôn tồn tại. Dạy nghề và tạo việc làm
cho người khuyết tật để giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng là
việc làm có ý nghĩa về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc.
Chính vì thế nhiệm vụ này luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm mặc dù dạy
nghề cho người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn và chi phí cũng cao hơn so với
dạy nghề thông thường.
Nếu người khuyết tật được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nhưng lại
không tìm được việc làm đúng với chuyên môn hoặc không tìm được việc làm thì
chất lượng đào tạo nghề cho người khuyết tật cũng không có ý nghĩa. Vì vậy, chất
lượng phải đi đôi với hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật.
Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương là một trong những trung
tâm dạy nghề cho người khuyết tật có quy mô về đào tạo và tạo việc làm cho người
khuyết tật tại tỉnh Bình Dương. Việc nghiên cứu thực trạng từ đó đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề
người tàn tật tỉnh Bình Dương sẽ góp phần đảm bảo người khuyết tật được trang bị
kiến thức, kỹ năng nghề vững chắc, giúp họ tự tin trong công việc, tự chủ được cuộc
sống của mình.
Do điều kiện kinh tế và thực tiễn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hai nghề có
số lượng học viên theo học nhiều nhất tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh
Bình Dương, đó là nghề May và nghề In lụa đối với đối tượng có dạng tật phổ biến
nhất tại Trung tâm là khuyết tật vận động về các nội dung như: Nội dung chương
trình đào tạo, phương pháp dạy học thực hành đang được sử dụng, chất lượng đội
ngũ giáo viên, việc ứng dụng công nghệ trong quá trình dạy học và công tác tư vấn
nghề, giải quyết việc làm.
vi
Trên cơ sở thực trạng được khảo sát, xử lý, phân tích và đánh giá, người
nghiên cứu đã đề xuất 05 giải pháp để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người
khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương, gồm:
Giải pháp 1: Cải tiến nội dung chương trình đào tạo theo hướng tích hợp và
theo năng lực thực hiện.
Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp dạy thực hành 4
bước
Giải pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ dạy học
Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả tư vấn học nghề và giải quyết việc làm
Giải pháp 5: Bồi dưỡng năng lực sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo
viên
Trong suốt thời gian thực hiện, người nghiên cứu đã tiến hành một số hoạt
động nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất.
Tác giả đã tiến hành lấy ý kiến của 20 chuyên gia là cán bộ quản lý, các giáo viên
trực tiếp giảng dạy trong và ngoài Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình
Dương bằng phiếu hỏi ý kiến. Kết quả tổng hợp đã cho thấy tính cấp thiết và tính
khả thi đạt gần 90%.
Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với giải pháp 2, kết
quả phân tích đánh giá khảo sát từ học viên tham gia lớp học và giáo viên dự giờ
cho thấy tính đúng đắn của giải pháp đề xuất được đánh giá cao.
Tác giả mong muốn sản phẩm này được đưa vào ứng dụng thực tế để công tác
đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình
Dương đạt được hiệu quả cao hơn.
vii
ABSTRACT
Disability exists as a social object. Although vocational training for people
with disabilities have more difficulty and higher costs compared with conventional
vocational training, vocational training and employment for people with disabilities
has always been concerned by the the Party and the State because it not only help
disabled people to settle, integrate into the community but also to make sense of the
politics, economy, society and profound humanism.
If people with disabilities are fully equipped with knowledge and skills but can
not find the right professional jobs or can not find jobs, the quality of vocational
training forpeople with disabilities does not make sense. Therefore, quality must go
hand in hand with effective training for people with disabilities.
Binh Dương province charitable center of training for handicapped is one of
the ones with scale training and employment for those with disabilities. The study
of practical situation anh conditions proposed solutions to improve the effectiveness
of vocational training for those with disabilities in the center with hope for ensuring
that disabled people after completion of the course will be supplied with
knowledge, solid vocational skills so that they can be confident at work and self-
control their life.
Due to the economic conditions and practice, the author has just focused on
two fileds have the most leaner of the center, including: sewing and screen printing
vacation, which affecting to the effectiveness of vocational training, such as:
training content, teaching practice methodology are used, the quality of teachers
resource, using of Technology in teaching and learning, improving the effectiveness
of consulting vacational work and providing employment.
viii
Based on the current real survey, processing, analysis and evaluation, the
researcher has proposed 05 measures to improve the effectiveness of vocational
training for handicapped at Binh Dương province charitable center of training for
handicapped, including:
Solution 1: Improvement curriculum, training content towards integration and
Competency-Based Training
Solution 2: Innovation teaching methodology into teaching practice
methodology include 4 steps
Solution 3: Strengthen using of Technology in teaching and learning
Solution 4: Improving the effectiveness of consulting vacational work and
providing employment
Solution 5: Improvement vocational-pedagogical skills for teachers
During the time of doing this thesis, the researchers did some activities to
evaluate the necessity and feasibility of the proposed solution. The authors took of
20 experts’ ideas, who are managers, teachers teaching in classes by questionnaires.
The results showed that synthetic urgency and feasibility of nearly 90%.
In addition, the author conducted a pedagogical experiment with solution 2.
The results were statistically processed showed that scientific hypotheses proposed,
the test is accurate.
Based on the analysis and evaluation of the effectiveness of two classes
Experimental and control; learner attitudes observation, consultation with teachers
about methodologies and new organization form teaching in order to assess the
soundness of the proposed solution.
The author wish this product was put into practical applications for vocational
training of handicapped with more improvement day by day.
ix
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học i
Lời cam đoan iii
Lời cảm ơn iv
Tóm tắt luận văn v
Danh mục các từ viết tắt xiii
Danh mục các hình, biểu đồ xiv
Danh mục các bảng xvi
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
6. Phạm vi nghiên cứu 5
7. Phương pháp nghiên cứu 6
8. Kết cấu luận văn 7
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản 10
1.2.1. Giáo dục và đào tạo 10
x
1.2.2. Chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo 10
1.2.3. Nghề, đào tạo nghề, trình độ sơ cấp nghề 16
1.2.4. Các phạm trù liên quan đến người khuyết tật 19
1.3. Một số mô hình quản lý chất lượng đào tạo 20
1.4. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề
Error! Bookmark not defined.
1.5. Đặc điểm khuyết tật vận động và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng,
hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật 23
1.5.1. Đặc điểm khuyết tật vận động 23
1.5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác đào tạo
nghề cho người khuyết tật 27
1.6. Đặc điểm của nghề May công nghiệp và In lụa. 33
1.6.1. Nghề May công nghiệp 33
1.6.2. Đặc điểm của nghề in lụa 33
Kết luận chương 1 34
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI KHUYẾT
TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ NGƯỜI TÀN TẬT BÌNH DƯƠNG
2.1 Giới thiệu về Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương 35
2.2 Thực trạng hiệu quả đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh
Bình Dương 39
2.2.1 Tổ chức khảo sát 39
2.2.2 Thực trạng chất lượng về nội dung chương trình đào tạo 46
2.2.3 Thực trạng về hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học tại Trung tâm dạy
nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương 52
xi
2.2.4 Thực trạng về cơ sở vật chất và việc sử dụng phương tiện dạy học 54
2.2.5 Thực trạng về hiệu quả tư vấn học nghề và giải quyết việc làm 57
2.2.6 Thực trạng về năng lực sư phạm và kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên 64
Kết luận chương 2 67
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
NGƯỜI TÀN TẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 69
3.1.1 Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo về đào tạo nghề người khuyết tật của Đảng
và Nhà nước 69
3.1.2 Dựa trên các giải pháp đã được đề cập trong Kế hoạch dạy nghề, tạo việc làm
cho người khuyết tật giai đoạn 2013 - 2015 của tỉnh Bình Dương 70
3.1.3 Căn cứ vào các nguyên nhân dẫn đến thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho
người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương 70
3.2 Định hướng cho việc đề xuất các giải pháp 71
3.2.1 Các giải pháp được đề xuất phải dựa trên các nguyên tắc thiết kế các hoạt
động cho người khuyết tật vận động 71
3.2.2 Các giải pháp được đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và tính
hiệu quả 71
3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại
Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương 73
3.3.1 Giải pháp 1: Cải tiến chương trình nội dung đào tạo theo hướng tích hợp và
theo năng lực thực hiện 73
3.3.2 Giải pháp 2: Đổi mới phương pháp dạy học thực hành nghề theo phương pháp
dạy thực hành 4 bước 76
xii
3.3.3 Giải pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ dạy học 78
3.3.4 Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả tư vấn học nghề và giải quyết việc làm 80
3.3.5 Giải pháp 5: Bồi dưỡng năng lực sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo
viên 83
3.4 Khảo nghiệm ý kiến chuyên gia và thực nghiệm sư phạm 87
3.4.1 Khảo nghiệm ý kiến chuyên gia 87
3.4.2 Thực nghiệm sư phạm 93
Kết luận chương 3 100
PHẦN III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 120
xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
CBQL Cán bộ quản lý
ĐTN Đào tạo nghề
GV Giáo viên
HV Học viên
LĐ Lao động
LĐ-TB&XH Lao động – Thương binh và Xã hội
PPDH Phương pháp dạy học
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên hình, biểu đồ Trang
Hình 2. 1 Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương 35
Hình 2. 2 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm dạy nghề người tàn tật Bình Dương 38
Hình 4.1: Giáo viên đang hướng dẫn thường xuyên tại lớp học thực nghiệm 43
Hình 4. 2 Các học viên tham gia học thực nghiệm 43
Hình 4. 3 Giáo viên dự giờ đang quan sát thao tác của HV 44
Hình 4. 4 Tác giả đang quan sát học viên tham gia học thực nghiệp 44
Biểu đồ 2. 1 Biểu đồ % mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo 47
Biểu đồ 2. 2 Đánh giá về năng lực chuyên môn của học viên khi ra làm nghề 49
Biểu đồ 2. 3 Biểu đồ % về việc Trung tâm lắng nghe phản hồi của doanh nghiệp
trong việc bổ sung, cập nhật nội dung mới phù hợp nhu cầu sản xuất 50
Biểu đồ 2. 4 Biểu đồ % đánh giá của HV về những khó khăn sau khi tốt nghiệp 52
Biểu đồ 2. 5 Ý kiến về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên 53
Biểu đồ 2. 6 Đánh giá % về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học 55
Biểu đồ 2. 7 Ý kiến về phương tiện dạy học được sử dụng trên lớp 56
Biểu đồ 2. 8 Đánh giá % ý kiến của HV về nguồn thông báo thông tin học nghề 57
Biểu đồ 2. 9 Biểu đồ lý do học viên chọn học nghề May và In lụa 58
Biểu đồ 2. 10 Đánh giá % về khả năng tư vấn nghề của Trung tâm 60
Biểu đồ 2. 11 Việc làm của HV sau khi tốt nghiệp 61
Biểu đồ 2. 12 Biểu đồ % trung bình tốt nghiệp và bỏ học 62
Biểu đồ 2. 13 Ý kiến về những nội dung cần được bồi dưỡng,
tăng cường để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế 63
xv
Biểu đồ 2. 14 Đánh giá % thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên 65
Biểu đồ 2. 15 Tỉ lệ % thực trạng hợp đồng công việc của GV 66
Biểu đồ 3. 1 Biểu đồ đánh giá giải pháp cải tiến nội dung chương trình đào tạo 90
Biểu đồ 3. 2 Biểu đồ đánh giá giải pháp đổi mới PPDH thực hành nghề 91
Biểu đồ 3. 3 Biểu đồ đánh giá giải pháp tăng cường ứng dụng CNDH 91
Biểu đồ 3. 4 Biểu đồ đánh giá giải pháp nâng cao hiệu quả
tư vấn học nghề và giải quyết việc làm 92
Biểu đồ 3. 5 Biểu đồ đánh giá giải pháp bồi dưỡng năng lực sư phạm
và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên 93
Biểu đồ 3. 6 Nhận định của học viên về mức độ hiểu bài với PPDH thực hành của
GV 97
Biểu đồ 3. 7 Biểu đồ nhận định của HV thái độ khi thao tác chuyên môn 98
Biểu đồ 3. 8 Biểu đồ nhận định của HV về thái độ học tập của HV 98
Biểu đồ 3. 9 Biểu đồ nhận xét của HV về sự ảnh hưởng
của việc sử dụng PPDH thực hành mà GV áp dụng đến sự tiếp thu bài 99
xvi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2. 1: Bảng tổng hợp số lượng học viên tốt nghiệp các ngành nghề 37
Bảng 2.2: Thống kê số lượng phiếu khảo sát phục vụ nghiên cứu 40
Bảng 2. 3 Mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo 46
Bảng 2. 4 Đánh giá về năng lực chuyên môn của học viên khi ra làm nghề 48
Bảng 2. 5 Đánh giá về việc Trung tâm lắng nghe ý kiến phản hồi của doanh nghiệp
trong việc bổ sung, cập nhật nội dung mới phù hợp nhu cầu sản xuất 50
Bảng 2. 6 Đánh giá của HV về những khó khăn sau khi tốt nghiệp 51
Bảng 2. 7 Ý kiến về việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên 52
Bảng 2. 8 Ý kiến nhận xét về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học 54
Bảng 2. 9 Ý kiến về phương tiện dạy học được sử dụng trên lớp 56
Bảng 2. 10 Ý kiến về nguồn thông báo thông tin học nghề 57
Bảng 2. 11 Các lý do chọn nghề để học 58
Bảng 2. 12 Ý kiến đánh giá khả năng tư vấn nghề của Trung tâm 59
Bảng 2. 13 Khảo sát về việc làm của HV sau khi tốt nghiệp 60
Bảng 2. 14 Số lượng HV tốt nghiệp và bỏ học 62
Bảng 2. 15 Ý kiến về những nội dung cần được bồi dưỡng,
tăng cường để đáp ứng yêu cầu công việc thực tế 63
Bảng 2. 16 Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên 64
Bảng 2. 17 Thực trạng hợp đồng công việc của GV 66
Bảng 3. 1 Bảng thống kê ý kiến của chuyên gia về các giải pháp 89
Bảng 3. 2 Nhận xét của GV giảng dạy và GV dự giờ học thực nghiệm 96
1
PHẦN 1:
MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 8% dân số, trong
đó, có khoảng 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động [1].
Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng số người khuyết tật được học nghề gần 30
nghìn người, chỉ đạt 37,5% mục tiêu đề ra, trong đó chỉ gần 16 nghìn người được
tạo việc làm, số còn lại là cải thiện việc làm.
Theo dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa
giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng còn lại sau chiến tranh của
chất độc hoá học, tai nạn giao thông và hậu quả thiên tai.
Nhà nước ta đã có nhiều chính sách chăm lo cho người khuyết tật. Bộ luật
Lao động ban hành năm 1994 đã dành một mục riêng với những điều quy định về
lao động là người khuyết tật và khẳng định: “Nhà nước bảo hộ quyền làm việc của
người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm cho người tàn tật”. Tại
Điều 125 của Bộ Luật cũng nêu rõ: “Hàng năm, nhà nước dành một khoản ngân
sách để giúp người khuyết tật phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, học
nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm, ổn định đời
sống”
Tuy nhiên, chỉ có gần 12% người khuyết tật được học nghề. Nhận thức của
bản thân người khuyết tật và gia đình về đào tạo nghề cho người khuyết tật còn
chưa cao, dẫn đến nhu cầu học nghề của người khuyết tật rất thấp, chỉ có 13,7%
người khuyết tật có nhu cầu học nghề [3].
Tỷ lệ người khuyết tật sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn rất thấp và
chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn
hầu như không đáng kể.
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Đa số
người khuyết tật phải sống với gia đình, nhận trợ cấp xã hội thường xuyên, có mức
3
sống nghèo hoặc trung bình, bởi chính họ khó có thể lao động, làm việc với năng
suất như người khác nếu không được đào tạo một cách bài bản.
Nếu giáo dục đặc biệt với mục tiêu là hình thành và phát triển nhân cách toàn
diện, có tính tự lập tối đa và sự phụ thuộc tối thiểu, làm tiền đề người khuyết tật tự
khẳng định và hoà nhập xã hội; thì phải xem công tác đào tạo nghề cho người
khuyết tật là nhiệm vụ trọng tâm, là công việc cuối cùng, quan trọng trong quá trình
nuôi dạy và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
Vấn đề dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật ngày càng được nhà nước
quan tâm và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Pháp luật lao động quy định các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận từ 2-3% lao động là người tàn tật
vào làm việc tùy theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp không nhận đủ tỷ lệ lao
động là người tàn tật theo quy định phải đóng một khoản tiền vào Quỹ việc làm cho
người tàn tật. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện được
quy định này, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, chủ yếu
là tự tạo việc làm, làm việc trong các tổ chức, cơ sở mang tính nhân đạo từ thiện.
Rất ít người tìm được việc làm và làm việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp.
Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát chưa
được quan tâm thực hiện. Mặt khác bản thân người khuyết tật chưa đáp ứng được
yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Tại tỉnh Bình Dương, số lượng người khuyết tật là trên 23.500 người (Thống
kê của Sở LĐ-TB&XH Bình Dương – tháng 4/2012). Trong đó, khuyết tật vận
động là 5.700 người; nghe-nói là 2.150 người; nhìn là 1.310 người, riêng người mù
có 855 người. Số lượng người khuyết tật trong độ tuổi lao động khoản 19.000
người.
Trong giai đoạn Bình Dương cùng cả nước đẩy mạnh thực hiện công nghiệp
hóa nền kinh tế và xã hội, vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho người tàn tật là
khâu quan trọng không chỉ tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập với cộng đồng,
4
phát triển kinh tế bền vững mà còn giữ nhiệm vụ to lớn giúp Bình Dương giảm bớt
gánh nặng an sinh xã hội, chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – văn
hóa – xã hội của đất nước.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công tác đào tạo nghề cho người khuyết tật
đạt được hiệu quả tốt nhất, đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình địa phương
của tỉnh Bình Dương, từ đó có thể nghiên cứu áp dụng trong phạm vi cả nước.
Trước tình hình đó, bản thân người nghiên cứu công tác ở mảng xã hội thuộc
ngành Lao động TB&XH, người nghiên cứu đã mạnh dạn chọn đề tài “Nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Dạy nghề Người tàn
tật tỉnh Bình Dương” với mong muốn góp một phần công sức vào công tác chuyên
môn thuộc ngành mình công tác, từ đó chung tay góp phần vào công cuộc xây dựng
và phát triển quê hương mình.
Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Minh Hùng,
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghiệp Bình Dương.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất giải pháp nhầm nâng cao
hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Dạy nghề Người tàn tật
tỉnh Bình Dương.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người
tàn tật tỉnh Bình Dương.
Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người
tàn tật tỉnh Bình Dương, tập trung vào 02 nghề trình độ sơ cấp: May công nghiệp và
In lụa
Người lao động là người khuyết tật đã qua đào tạo nghề tại Trung tâm
5
Học viên đang học nghề tại Trung tâm
Cán bộ quản lý, giáo viên tại Trung tâm
Doanh nghiệp có lao động là học viên của Trung tâm
Chuyên gia về nghề May, nghề In lụa và lĩnh vực giáo dục người khuyết tật.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu các giải pháp đề xuất được đưa vào áp dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh
Bình Dương trong thời gian tới.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
o Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về hiệu quả đào tạo nghề cho người
khuyết tật.
o Khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả đào tạo nghề tại Trung tâm dạy
nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương.
o Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại
Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương.
o Khảo nghiệm ý kiến chuyên gia, thực nghiệm sư phạm và đánh giá kết quả.
6. Phạm vi nghiên cứu
Để nhiệm vụ nghiên cứu được tập trung và chuyên sâu phù hợp với thời gian
nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
Hai nghề có nhiều HV theo học tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật
tỉnh Bình Dương, gồm: nghề May công nghiệp và nghề In lụa.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:
Một số thành tố trong quá trình dạy học như: chương trình nội dung,
phương pháp dạy học, phương tiện – hình thức tổ chức.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật
như: chất lượng đội ngũ giáo viên, công tác tư vấn nghề và giải quyết việc làm.
6
Đồng thời, do phân loại các dạng khuyết tật rất đa dạng, trong điều kiện cho
phép, người nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu dạng khuyết tật chiếm đại đa số trong
tổng số HV của Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương là khuyết tật
vận động.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Nghiên cứu các chủ trương chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác
đào tạo nghề cho người tàn tật, các báo cáo hàng năm của ngành LĐ-TB&XH các
cấp đặc biệt là Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Dương liên quan đến công tác ĐTN cho
người khuyết tật.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác đào tạo nghề May công nghiệp
và In lụa cho người khuyết tật.
- Sách, báo, các tài liệu khác có liên quan đến hiệu quả đào tạo nghề cho người
khuyết tật.
Phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra:
Quan sát: dùng để phát hiện các vấn đề về hiệu quả ĐTN cho người
khuyết tật, đặt giả thuyết và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu.
Phỏng vấn: dùng để hỏi những chuyên gia trong công tác ĐTN cho
người khuyết tật nhằm thu thập các thông tin liên quan.
Điều tra bằng bảng hỏi: Chọn mẫu ngẫu nhiên mang tính đại diện cho
các nhóm đối tượng, gồm: CBQL, GV trực tiếp giảng dạy, HV đang và đã tốt
nghiệp, doanh nghiệp và người LĐ đã tham gia các lớp ĐTN cho người khuyết tật
tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương. Xây dựng bộ câu hỏi tương
ứng để tiến hành lấy ý kiến về vấn đề người nghiên cứu quan tâm.
Phương pháp chuyên gia
7
Khảo nghiệm ý kiến chuyên gia lĩnh vực dạy nghề và dạy nghề cho người
khuyết tật để đánh giá tính khả thi của các giải pháp mà người nghiên cứu đề xuất.
Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm sư phạm về việc đổi mới phương pháp dạy học thực
hành nghề trên lớp May công nghiệp khóa VI tại Trung tâm Dạy nghề Người tàn
tật tỉnh Bình Dương để kiểm tra tính đúng đắn và khả thi của kết quả nghiên cứu.
Phương pháp xử lý thông tin:
Sử dụng các phần mềm để thống kê tổng hợp, phân tích số liệu kết hợp phần
mềm thống kê kết quả sau khi điều tra khảo sát.
8. Kết cấu luận văn:
Phần mở đầu: lý do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, giới hạn
nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết
tật
Chương II: Thực trạng về hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật tại
Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương
Chương III: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người
khuyết tật tại Trung tâm dạy nghề người tàn tật tỉnh Bình Dương
Phần kết luận - kiến nghị
Kết luận, kiến nghị và hướng phát triển của đề tài
8
PHẦN II:
NỘI DUNG
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NGHỀ
CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Trong những năm vừa qua, đề tài về người khuyết tật được nhiều nhà tâm
lý học và xã hội học quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên vấn đề dạy nghề và hiệu quả
đào tạo nghề cho người khuyết tật vẫn còn rất hạn chế.
Một số đề tài liên quan đến dạy nghề người khuyết tật đã được nghiên
cứu và công bố:
Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật
tại Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp. Hồ Chí Minh,
Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Kiều Oanh, năm 2011.
Luận văn đã trình bày tương đối đầy đủ và hệ thống được cơ sở lý luận
về cách thức đánh giá chất lượng đào tạo, phân tích thực trạng chất lượng đào tạo và
đề xuất các giải pháp giúp nâng cao chất lượng dạy nghề cho Trung tâm Bảo trợ dạy
nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đề xuất phương pháp dạy học mô-đun đồ họa ứng dụng cho
người khuyết tật vận động”, luận văn thạc sỹ của Lê Anh Đức, năm 2010.
Luận văn đã trình bày khá đầy đủ các lý thuyết về phương pháp dạy học
và đặc điểm của người khuyết tật vận động. Từ đó, xây dựng nội dung chương trình
và áp dụng phương pháp dạy học thực hành phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
người khuyết tật vận động.
Luận văn đã phân tích khá rõ về việc tổ chức, triển khai phương pháp dạy
học thực hành và đề xuất được phương pháp dạy học mô-đun đồ họa ứng dụng cho
người khuyết tật vận động
nhằm đảm bảo phù hợp đặc điểm nhận thức của người
học.