Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Giáo án Sinh học Tự chọn 11 năm học 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.54 KB, 99 trang )

Ngày soạn: 7/9/2014
Ngày dạy: 18/9/2014
TIẾT 1. HẤP THỤ NƯỚC, MUỐI KHOÁNG VÀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT
TRONG CÂY
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion
khoáng.
Biết làm các bài tập về hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, làm bài tập.
3. Thái độ:
- tích cực vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá
trình hút nước và vận chuyển các chất, và vận dụng vào sản xuất chăm sóc cây trồng
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp
• Vấn đáp – tìm tòi, vấn đáp- tái hiện, thuyết trình, thảo luận nhóm…
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới:


Hoạt động của GV và HS Nội dung
-GV chia 4 nhóm/ 4 tổ, yêu
cầu HS đọc SGK thảo luận
hệ thống hóa nội dung bài
theo sơ đồ cành cây:
+Tổ 1,3: hệ thống hóa bài
1. hấp thụ nước và muối
khoáng
+Tổ 2,4: hệ thống hóa bài
2: Vận chuyển các chất
I. Hệ thống hóa nội dung
A. hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ( bài 1)
Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng( chứng minh)
Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng
+ Từ đất vào TBLH( sự khác nhau giữa các con đường hấp thụ nước và
ion khoáng)
+Từ TBLH đến mạch gỗ của rễ( các con đường đi của nước và khoáng
từ TBLH đến mạch gỗ của rễ)
Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến sự hấp thụ nước và ion
trong cây
• HS trả lời
• GV nhận xét. Đánh giá
và bổ sung
- GV đọc các bài tập cho
học sinh ghi và yêu cầu học
sinh thảo luận nhóm để làm
các bài tập đã giao – 15p
(các câu hỏi trọng tâm tại
các lớp A5-D: câu 1,2,3,4,6b
)

khoáng( nêu và giải thích)
B. Vận chuyển các chất trong cây(bài 2)
- Dòng mạch gỗ ( cấu tạo, thành phần dịch và động lực)
- Dòng mạch rây( cấu tạo, thành phần dịch và động lực)
Hiện tượng ứ giọt, chảy nhựa
II. Bài tập
Câu 1: Tại sao nước được vận chuyển theo một chiều từ đất lên cây?
TL:
- Do các TB ở cạnh nhau có ASTT khác nhau.
- Do quá trình thoát hơi nước ở lá liên tục diễn ra làm ASTT
tăng dần từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá. => Nước được vận chuyển
theo một chiều.
Câu 2: Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của
chúng?. Vai trò của vòng đai Caspari
TL:
* 2 con đường:
+ Con đường thành TB - gian bào: nước từ đất vào lông hút => gian
bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai Caspari => trung trụ => mạch gỗ
+ Con đường tế bào chất (Qua CNS - không bào): nước từ đất vào lông
hút => CNS và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ =>
mạch gỗ
* Đặc điểm:
Qua thành TB – gian bào Qua CNS - không bào
+ Ít đi qua phần sống của TB + Đi qua phần sống của tế bào
+ Không chịu cản trở của CNS + Qua CNS => cản trở sự di
chuyền của nươc và chất
khoáng.
+ Tốc độ nhanh + Tốc độ chậm
+ Khi đi đến thành TB nội bì bị
vòng đai Caspari cản trở => nước

đi vào trong TB nội bì.
+ Không bị cản trở bởi đai
Caspari
* Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát
và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan.
Câu 3 (HSG) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn
ngập úng lâu sẽ chết?
TL:
* Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô
hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông
hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây
chết
Câu 4. Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây?(K làm vào vở mà
Câu 4, đối với HS K-G thay
bằng cách hỏi khác: Con
đường vận chuyển nước,
chất khoáng hoà tan và chất
hữu cơ trong cây? Động lực
vận chuyển của các con
đường đó?
yêu cầu nêu)
Câu 5. Giải thích hiện tượng ứ giọt (do áp suất rễ)? Giải thích tại sao
áp suất rễ thường được quan sát ở cây bụi thấp?
TL:
• ứ giọt là hiện tượng giọt nước xuất hiện vào sáng sớm trên đỉnh lá,
thường là cây bụi nhỏ, cây một lá mầm
• - do Áp suất rễ: lực đẩy nước từ rễ lên thân.
• - Áp suất rễ thường quan sát ở cây bụi thấp vì:
+ Áp suất rễ: không lớn
+ Cây bụi thấp: Do chiều cao thân ngắn, mọc thấp gần mặt đất,

không khí dễ bão hòa (trong điều kiện ẩm ướt)
áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá => nên trong điều kiện môi
trường bão hoà hơi nước thì áp suất rễ đẩy nước lên thân gây hiện
tượng ứ giọt hoặc rỉ nhựa.
Câu 6: Các bằng chứng về khả năng hút và đẩy nước một cách chủ
động của hệ rễ ntn?
Trong canh tác để cây hút nớc dễ dàng cần chú ý những biện pháp kỹ
thuật nào?
TL:
*Bằng chứng về khả năng hút và đẩy NƯỚC chủ động của hệ rễ:
+ Hiện tợng rỉ nhựa: Cắt ngang thân cây gần mặt đất, một thời gian
sau ở mặt cắt rỉ ra các giọt nhựa; chứng tỏ rễ đã hút và đẩy nớc chủ
động.
+ Hiện tợng ứ giọt: úp chuông thuỷ tinh lên cây nguyên vẹn sau khi
tới đủ nước, một thời gian sau, ở mép lá xuất hiện các giọt nớc. Sự
thoát hơi nớc bị ức chế, nớc tiết ra thành giọt ở mép lá qua các lỗ khí
chứng tỏ cây hút và đẩy nớc chủ động.
* Biện pháp kỹ thuật để cây hút nớc dễ dàng:
Làm cỏ, sục bùn, xới đất kĩ để cây hô hấp tốt tạo điều kiện cho quá
trình hút nớc chủ động.
4. Củng cố: Trò chơi “Ai nhanh nhất- 10đ ”: GV viết câu hỏi lên bảng, gọi HS có câu
trả lời nhanh nhất lên bảng viết trả lời
Câu 1. HS K-G. Đề HSG 2008 - 2009): Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai
Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường
đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây?
TL:
- Con đường tế bào chất: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút
=> tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ
- Con đường gian bào: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút
=> gian bào => đai Caspari => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ

Câu 2. tại sao khi bón nhiều phân 1 lúc cây có thể bị héo và chết?

Kiến thức bổ sung cho nội dung bài giảng: đáp án câu 5-
TL:
Nội dung Nước và chất khoáng hoà tan Chất hữu cơ
Con đường
vận chuyển:
chủ yếu bằng con đường qua mạch gỗ,
tuy nhiên nước có thể vận chuyển từ
trên xuống theo mạch rây hoặc vận
chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch
rây hoặc ngược lại
theo dòng mạch rây
Động lực vận
chuyển:
Lực đẩy của rễ (áp suất rễ), lực hút của
lá (do thoát hơi nước) và lực trung gian
(lực liên kết giữa các phân tử nước và
lực bám giữa các phân tử nước với
thành mạch dẫn )
Sự chênh lệch ASTT giữa cơ quan nguồn
(nơi saccarozo được tạo thành) có ASTT
cao và cơ quan chứa (nơi saccarozo được
sử dụng hay dự trữ) có ASTT thấp
5. Hướng dẫn về nhà
- trả lời các câu hỏi
Câu 7(VN): Trình bày đặc điểm của bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút
khoáng?
TL:
Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng:

- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng.
- Có khả năng hướng hoá và hướng nước.
- Sinh trưởng liên tục.
- Trên bề mặt rễ có rất nhiều tế bào biểu bì biến đổi thành các tế bào lông hút
Câu 8 (VN):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
1 a
b
*Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm
nước
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu
cao
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp
suất thẩm thấu lớn
* Số lượng lông hút thay đổi khi:
Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu ô
xy.
TL:
V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 7/9/2014

Ngày dạy: 19/9/2014
TIẾT 2. THOÁT HƠI NƯỚC VÀ VAI TRÒ CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được kiến thức về thoát hơi nước và vai trò của các nguyên tố khoáng ở
thực vật.
- Biêt vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế liên quan
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, làm bài tập.
3. Thái độ:
- Tích cực vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến
quá trình thoát hơi nước và dinh dưỡng khoáng và áp dụng các biện pháp chăm sóc cây
trồng đúng cách
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp
• Vấn đáp – tìm tòi, thuyết trình, vấn đáp – tái hiện, thảo luận nhóm…
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập: câu 7,8 về nhà, yêu cầu 2 HS trình bày

3. Bài mới
Hoạt động của GV
và HS
Nội dung
-GV chia 4 nhóm/ 4
tổ, yêu cầu HS đọc
SGK thảo luận hệ
thống hóa nội dung
bài theo sơ đồ cành
cây:
I. Khái quát kiến thức
A. thoát hơi nước( bài 3)
- vai trò của THN
- Chứng minh Lá là cơ quan thoát hơi nước
- Phân biệt được hai con đường THN qua lá( khí khổng, cu tin)
- phân tích các tác nhân ảnh hưởng đến sự THN
+Tổ 1,3: hệ thống
hóa bài 1. hấp thụ
nước và muối khoáng
+Tổ 2,4: hệ thống
hóa bài 2: Vận
chuyển các chất trong
cây
• HS trả lời
• GV nhận xét.
Đánh giá và bổ sung
- GV đọc các bài tập
cho học sinh ghi và
yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm để làm các

bài tập đã giao – 15p:
câu 1,2,3,4,6 )
- HS TLN trả lời vào
vở
- GV gọi đại diện
nhóm trả lời, nhóm
khác nhận xét
- GV nhận xét, bổ
sung
- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí
B. Vai trò nguyên tố khoáng
• Khái niệm nguyên tố dd khoáng thiết yếu, phân loại?
• Vai trò
• Nguồn cung cấp ng tố khoáng cho cây(đất, phân bón)
II. Bài tập
Câu 1. Nêu vai trò của quá trình THN? Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới
mái che vật liệu xây dựng?
Câu 2. Phân biệt 2 con đường THN ở lá? Tác nhân nào chủ yếu điều tiết độ
mở khí khổng? trình bày cơ chế THN qua khí khổng?
Câu 3. Cân bằng nước là gì? Làm thế nào để đảm bảo cân bằng nước cho
cây? Thế nào là tưới tiêu hợp lí?
Câu 4. a. Rễ cây hút khoáng theo các cơ chế nào? Nêu sự khác nhau giữa
các cơ chế hút khoáng đó?
b. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô
hấp của rễ cây?.
TL:
a.
Cơ chế thụ động Cơ chế chủ động
- Iôn khoáng từ đất vào rễ theo
građien nồng độ.

- Không hoặc ít tiêu tốn ATP.
- Không cần chất mang
- Ngược građien nồng
độ.
- Tiêu tốn ATP
- Cần chất mang
b. - Vì phần lớn các chất khoáng được hấp thụ qua rễ vào cây theo cách chủ
động cần tới ATP và các chất tải ion
- quá trình hô hấp tạo ra ATP và các chất tải ion cung cấp chủ yếu cho sự hấp
thụ các chất khoáng qua các tế bào của rễ
Câu 5. Nguyên tố dd khoáng thiết yếu là gì? Vai trò?
(xem lại vở)
Câu 6. Nêu những nguồn cung cấp khoáng cho cây? Nguồn nào là chủ yếu?
Tại sao phải bón phân hợp lí
cho cây trồng? nêu một số biện pháp giúp quá trình hấp thụ khoáng trong đất
thuận lợi?
TL:- đất, phân bón
• Nguồn chủ yếu là đât
• Bón phân hợp lí là:
Để đảm bảo cân bằng nước
• Sới đất, cày bừa, bón vôi nếu đất chua, tưới tiêu hợp lí,
4. Củng cố
Câu hỏi trả lời nhanh– điểm 10: có mấy con đường THN qua lá? Con đường nào là chủ
yếu? có mấy nhóm nguyên tố dd khoáng? Vai trò? Có những nguồn cung cấp khoáng nào
cho cây? Nguồn nào là chủ yếu? tại sao khi bón nhiều phân 1 lúc cây có thể bị héo và
chết?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các câu trả lời
- Trả lời câu hỏi: Trình bày cấu tạo lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước?.
TL:

• Bề mặt ngoài lá bao phủ bới lớp TB biểu bì.
• Các TB biểu bì có thể biến đổi thành TB khí khổng.
• Các TB khí khổng có lục lạp => tiến hành quang hợp.
• Thành TB trong dày, thành ngoài ngoài mỏng.
• Phủ bề mặt ngoài lá có thể phủ lớp cutin để chống thoát hơi nước.
-Xem lại bài 5,6
V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………
Ngày soạn: 7/9/2014
Ngày dạy:
TIẾT 3. DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được kiến thức về dinh dưỡng nitơ ở thực vật.
- Biêt làm các bài tập
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, làm bài tập.
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến dinh dưỡng khoáng ở cây, từ
đó có ý thức ứng dụng vào thực tiễn chăm sóc cây trồng: bón phân hợp lí để tăng năng
suất cây trồng và góp phần bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp

• Vấn đáp –tìm tòi, thuyết trình, thảo luận nhóm…
IV. Tiến trình giờ dạy
1. Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở bài tập của HS – câu 1 – VN
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Nội dung
-GV chia 4 nhóm/ 4 tổ,
yêu cầu HS đọc SGK
thảo luận hệ thống hóa
nội dung bài theo sơ đồ
cành cây:
+Tổ 1,3: hệ thống hóa
bài 1. hấp thụ nước và
muối khoáng
+Tổ 2,4: hệ thống hóa
bài 2: Vận chuyển các
chất trong cây
• HS trả lời
• GV nhận xét. Đánh
giá và bổ sung
- GV đọc các bài tập

cho học sinh ghi và yêu
cầu học sinh thảo luận
nhóm để làm các bài
tập đã giao – 15p
HS TLN trả lời vào vở
- GV gọi đại diện nhóm
trả lời, nhóm khác nhận
xét
- GV nhận xét, bổ sung
I. Khái quát nội dung
- Vai trò sinh lí của ng tố Nito
- nguồn cung cấp Nitp tự nhiên cho cây
- quá trình chuyển hóa Nito trong đất và cố định Nito
- phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
II. Bài tập
Câu 1. Vì sao thiếu nito trong môi trường dinh dưỡng cây lúa không thể
sống được
-HD: vai trò sinh lí của Nito
Câu 2. Nêu các nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây? Cây hấp thụ được
nito ở dạng nào? Làm thế nào cây có thể sử dụng được Nito không khí và
Nito hữu cơ trong cây?
-HD: - không khí( N2,NO2,NO…), đất( hữu cơ, vô cơ)
+ NO3-, NH4+
+ quá trình chuyển hóa nito trong đất: quá trình nitrat háo và amon hóa
dưới tác dụng của VK nitrat hóa và VK amon hóa)
+ quá trình cố định nito phân tử nhờ tác dụng của VSV( 2 nhóm: vk sống tự
do trong ruộng lúa, vk cộng sinh rễ cây họ đâu)
Câu 3. Trình bày quá trình chuyển hóa Nito trong đất và cố định Nito trong
kk?
• HS lên bảng viết

Câu 4. Thế nào là bón phân hợp lí? Bón phân hợp lí có tác dụng gì đối với
năng suất cây trồng và môi trường?
• Bón phân hợp lí:
• Đúng loại
• Đủ lượng
• Đúng lúc
phụ thuộc loại cây trồng, loại đất, thời kì sinh trưởng, thòi tiets, mùa vụ
• Tác dụng: sinh trưởng phát triển tôt, tăng năng suất cây trồng, hạn chế
gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng động vật và con
người
4. Củng cố
Câu hỏi nhanh 10 điểm:
+ Câu 1. Tại sao khi trồng cây họ Đậu người ta thường không bỏ phân đạm hoặc nếu bỏ
sẽ rất ít?
+ Câu 2. Giải thích cơ sở khoa học của câu ca dao
” lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các câu hỏi, khái quát trước nội dung bài 9,10
V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………… ……… Ngày …….tháng 9 năm 2014
TỔ TRƯỞNG KÍ DUYỆT
Ngày soạn: 10/9/2014
Ngày dạy: 22/9/2014

Tiết 4 : Quang hợp ở thực vật
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được kiến thức về quang hợp ở thực vật.
- Biết vận dụng kiến thức trả lời các bài tập liên quan
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập, hoạt động nhóm…
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình quang hợp ở thực vật.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh: ôn tập trước bài ở nhà
III. Phương pháp
• Vấn đáp- tìm tòi, vấn đáp – tái hiện, thỏa luận nhóm, thuyết trình…
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập của học sinh, vấn đáp 1 trong các câu hỏi về nhà
3. Bài mới
Hoạt động của GV và
HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS khái

quát trước nội dung ở
nhà.
- GV hỏi yêu cầu HS
xem lại bài 8,9 nêu
những vấn đề đã học ở
bài 8,9?
-HS trả lời
-GV nhận xét, bổ sung
và nhấn mạnh những
I. Khái quát nội dung( Bài 8,9)
- khái niệm, vai trò
- lá là cơ quan quang hợp?(hình thái giải phẫu, lục lạp là bào quan QH, hệ
sắc tố QH)
- QH ở các nhóm TV C3,C4, CAM
II. Bài tập
Câu 1:
a. Điểm bù ánh sáng quang hợp là gì? Điểm bù ánh sáng của cây ưa
sáng và cây ưa bóng khác nhau như thế nào? Giải thích?
b. Điểm bão hoà CO
2
là gì? Sự bão hoà CO
2
xảy ra trong điều kiện tự
nội dung trọng tâm cần
nắm của bài
-HS khái quát vào vở
-GV đọc các bài tập
cho học sinh ghi và
yêu cầu học sinh thảo
luận để làm các bài tập

đã giao.
- các nhóm nhận xét
- GVđánh giá, bổ sung
- HS hoàn thiện trả lời
vào vở
nhiên không?
TL:
*Điểm bù ánh sáng là: cường độ ánh sáng giúp quang hợp và hô hấp bằng
nhau……
* Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng, vì: Cây ưa bóng
có lục lạp to, nhiều hạt diệp lục hơn cây ưa sáng -> hấp thu ánh sáng tích
cực, hiệu quả -> có điểm bù ánh sáng thấp, thích nghi với cường độ chiếu
sáng tương đối yếu…………
* Điểm bão hoà CO
2
: nồng độ CO
2
để quang hợp đạt mức cao
nhất………………
* Trong tự nhiên không xảy ra tình trạng bão hoà CO
2
, vì: hàm lượng CO
2
trong tự nhiên chỉ vào khoảng 0,03% rất thấp so với độ bão hoà CO
2
( 0,06%
- 0,4%)……
Câu 2: Đặc điểm cấu trúc nào của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai
pha của quá trình quang hợp?
TL:

- Ngoài là màng kép, trong là cơ chất (chất nền) có nhiều hạt grana. Hạt
grana là nơi diễn ra pha sáng, chất nền là nơi diễn ra pha tối
- Hạt grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thụ các tia sáng) chứa trung tâm
pư và các chất truyền điện tử giúp pha sáng được thực hiện
- Chất nền có cấu trúc dạng keo, trong suốt, chứa nhiều enzim cacboxil hóa
phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối.
Câu 3 : Vẽ sơ đồ 2 pha của quang hợp
Câu 3: Diệp lục và sắc tố phụ của cây xanh có vai trò như thế nào trong
quang hợp?
TL:
Diệp lục: clorophyl a: C
55
H
72
O
5
N
4
Mg, clorophyl b:C
55
H
70
O
6
N
4
Mg
Caroten: C
40
H

56
, Xanthophyl: C
40
H
56
O
n
(n:1-6)
- Nhóm clorophyl:
+ Hấp thụ chủ yếu as vùng đỏ, xanh tím( mạnh nhất tia đỏ)
+ Chuyển hóa năng lượng thu được từ photon as->Quang phân li nước giải
phóng oxy và các phản ứng quang hóa -> ATP, tạo lực khử NADPH cho pha
tối.
- Nhóm carotenoit:
+ Sau khi hấp thụ ánh sáng thì chuyển năng lượng cho clorophyl (tia có bước
sóng ngắn 440-480 nm)
+ Tham gia quang phân li nước giải phóng oxy
+ Bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy lúc cường độ as mạnh.
Câu 5: a) Hô hấp sáng có ảnh hưởng gì đối với cây hay không? Tại sao?
b) Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
Trả lời:
a) - Hô hấp sáng (quang hô hấp) diễn ra đồng thời với quang hợp nhóm C
3
,
gây lãng phí sản phẩm quang hợp
- Xảy ra ở lục lạp, peroxixom và ti thể.
b) Có.Vì những cây có màu đỏ vẫn có nhóm săc tố màu lục, nhưng bị che
khuất bởi màu đỏ của nhóm săc tố dịch bào là antôxianin và carotenoit. Vì
vậy, những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường
độ quang hợp thường không cao.

Câu 6. So sánh các nhóm thực vật C
3
, C
4
, CAM.
4. Củng cố: trò chơi” Ai nhanh nhất = 10điểm)
Vẽ sơ đồ 2 pha của quang hợp? sản phẩm nào của pha sÁng được chuyển cho pha tối?
sắc tố nào có vai trò chuyển hóa NLAS thành NLHH? Viết sơ đồ hấp thụ và truyền NL
giữa các sắc tố? b) Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các bài tập về nhà
V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………
Ngày soạn: 12/9/2014
Ngày dạy:24/9/2014
Tiết 5 : Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp( B10.11)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến quang hợp ở Thực
vật.
- Hiểu được quang hợp quyết định năng suất cây trồng, từ đó nêu được các biện pháp
tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển QH
- Biết vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan
2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, hoạt động nhóm, làm bài tập.
3. Thái độ
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình quang hợp ở thực vật.
- Tích cực ứng dụng các biện pháp tăng năng suất cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp ở gia đình, địa phương
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp
• Vấn đáp – tìm tòi, vấn dáp- tái hiện, thảo luận nhóm, thuyết trình
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập của HS, vấn đáp một câu hỏi ở bài trước
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV yêu cầu HS xem lại bài
+ Nêu các nhân tố ảnh hưởng
đến QH?
+ Nội dung của bài 11?
- HS:
-GV nhận xét, bổ sung
-HS khái quát
I. Khái quát nội dung
- các nhân tố ảnh hưởng đến QH:

1. ánh sáng( cường độ as và quang phổ)
2. nồng độ CO2
3. Nước
4. nhiệt độ
5. nguyên tố khoáng
-GV đọc các bài tập cho học sinh
ghi và yêu cầu học sinh thảo
luận để làm các bài tập đã giao.
- các nhóm nhận xét
- GVđánh giá, bổ sung
- HS hoàn thiện trả lời
vào vở
- Trồng cây dưới ánh sang nhân tạo
- Chứng minh QH quyết đinh năng suất cây trồng
- năng suất sinh học và năng suất kinh tế
-các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển QH
II. Bài tập
Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp?
TL:
* Cường độ ánh sáng :
- Khi nồng độ CO
2
tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ
quang hợp cũng tăng.
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ
hô hấp (HH).
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp
đạt cực đại.
* Quang phổ ánh sáng:
- QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.

- Thực vật không hấp thụ tia lục.
- Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, pr
- Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của nồng độ CO2 tới quang hợp?
TL:
- Nồng độ CO
2
tăng thì cường độ tăng
- Điểm bù CO
2
: Nồng độ CO
2
tối thiểu để QH =HH.
- Điểm bảo hòa CO
2
: Khi nồng độ CO
2
tối đa để cường độ QH đạt
cực đại.
Câu 3: Vẽ đồ thị và phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ tới quang
hợp?
TL:
• Tự vẽ đồ thị.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ :
+ Nhiệt độ tăng thì cường độ QH tăng.
+Nhiệt độ tối ưu cho QH ở thực vật là :25
0
- 35
0
C.

+ QH ngừng ở 45
0
- 50
0
C.
Câu 4. Cơ sở và lợi ích của việc trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?
Câu 5. Chứng minh QH quyết định năng suất cây trồng? phân biệt
NSSH và NSKT?
-Phân tích thành phần hóa học các sản phảm trong cây có :45%C,
42-45%O, 6,5%H tổng 3 ng.tố 90 - 95% ( lấy từ CO2 và H2O
trong QT QH), còn lại 5 - 10% là các chất dinh dưỡng khoáng QH
quyết định năng suất cây trồng
- phân biệt NSSH và NSKT (sgk)
Câu 6. Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua điều
khiển QH?
1. Tăng diện tích lá
- Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp
dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → tăng năng suất cây
trồng.
- Điều khiển tăng diện tích bộ lasbawngf các biện pháp: Bón phân,
tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp đối với loài
và giống cây trồng.
2. Tăng cường độ quang hợp
- Cường độ quang hợp thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy
quang hợp.
- Điều tiết hoạt động quang hợp của lá bằng cách áp dụng các biện
pháp kĩ thuật chăm sóc, bón phân, tưới nước hợp lí phù hợp đối với
loài và giống cây trồng. tạo điều kiện cho cây hấp thụ và chuyển
hóa năng lượng mặt trời một cách có hiệu quả.
3. Tăng hệ số kinh tế

- Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp
vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỉ lệ cao (hạt, quả, củ…) →
tăng hệ số kinh tế của cây trồng.
- Các biện pháp nông sinh: Bón phân hợp lí.
4. Củng cố
Đọc “Em có biết “- tr50-SGK
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện bài tập vào vở
- Khái quát nội dung bài hô hấp ở thục vật
V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………
Ngày soạn: 13/9/2014
Ngày dạy: 25/9/2014
Tiết 6: Hô hấp ở thực vật
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và vận dụng kiến thức hô hấp ở thực vật trả lời các câu hỏi liên quan
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, làm bài tập.
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hô hấp ở thực vật.
- Tích cực vận dụng kiến thức hô hấp trong bảo quản nông sản
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên

- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp
• Vấn đáp – tìm tòi, vấn đáp – tại hiện, thảo luận nhóm, thuyết trình
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập của HS, vấn đáp một câu hỏi ở bài trước
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV yêu cầu HS xem lại bài
Nội dung của bài 12?
- HS:
-GV nhận xét, bổ sung
-HS khái quát
I. Khái quát nội dung
- Khái niệm, PTTQ, vai trò
- Con đường hô hấp: kị khí, hiếu khí
- Hô hấp sáng
- Mối quan hệ giữa hh và QH, giữa HH và MT
II. Bài tập
Câu 1: Nêu khái niệm hô hấp? Phương trình tổng quát và vai
trò của hô hấp đối với cây xanh?
TL:
- Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế
bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến

CO
2
và H
2
O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một
-GV đọc các bài tập cho học sinh ghi
và yêu cầu học sinh thảo luận để làm
các bài tập đã giao.
- các nhóm nhận xét
- GVđánh giá, bổ sung
- HS hoàn thiện trả lời vào vở
phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
- Phương trình tổng quát :
C
6
H
12
O
6
+6O
2
→ 6 CO
2
+ 6 H
2
O + Q
- Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
+Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống
của cây.
+Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt

động sống của cây.
+Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình
tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Câu2: Nêu sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở
thực vật? hh hiếu khí có ưu thế gì so với HHKK ?
TL:
Hô hấp hiếu khí Lên men
- Cần oxy - Không cần
- xảy ra ở ti thể - xảy ra ở tế bào chất
- Có chuổi truyền electron - Không có
- Sản phẩm cuối: hợp chất
vô cơ CO
2
và H
2
O
- SP cuối cùng là hợp chất
hữu cơ: axit lactic, rượu
- Tạo nhiều năng lượng hơn
(36ATP)
- Ít năng lượng hơn(2ATP)
Câu 3: Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm,
rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cường đọ hô hấp. Có
nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?
TL:
* Vì: - HH làm tiêu hao chất hữu cơ
- HH làm tăng nhiệt độ trong môi trường bảo quản -> tăng
cường độ hô hấp của đối tượng đựơc bảo quản.
- Làm tăng độ ẩm -> tăng cường độ hh, tạo điều kiện cho vi
sinh vật gây hại phá hỏng sản phẩm

- Làm thay đổi thành phần không khí trong môi trường bảo
quản -> O2 giảm nhiều -> mt kị khí –
sản phẩm sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
* Không nên, vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt
giống, củ giống.
Câu 4: Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm thực
vật nào, ở các cơ quan nào?. Nguồn gốc nguyên liệu và sản
phẩm cuối cùng của hô hấp sáng?.
TL:
- Hô hấp sáng: là quá trình hô hấp xảy ra ở ngoài ánh sáng
- Hô hấp sáng xảy ra ở nhóm TV C
3,
, ở 3 loại bào quan: lục
lạp, peroxixom và ti thể
- Nguồn gốc nguyên liệu: RiDP trong quang hợp, sản phẩm
cuối cùng tạo thành là: CO
2
và Serin
Câu 5. Nêu mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?
- Phụ thuộc
-Sản phẩm của qtr này cung cấp nguyên liệu cho qt kia
Câu 6. Trình bày ảnh hưởng của môi trường đến hô hấp?
• Nước
• Nhiệt độ
• Oxi
• CO2
4. Củng cố
- HS nghiên cứu h12.1 trình bày thí nghiệm và trả lời lệnh SGK - 51
5. Hướng dẫn về nhà
- HS hoàn thiện các câu trả lời vào vở

V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………
………………………………………………………………………………………….Kí
soạn giáo án
Ngày …… tháng ……. Năm 2014
Ngày soạn: 28/9/2014
Ngày dạy: 10/10/2014
Tiết 7: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT( B15,16)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức
- Ôn tập được kiến thức về tiêu hóa ở động vật
- Vận dụng kiến thức trả lời các bài tập liên quan
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát hóa, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình tiêu hóa ở động vật
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.
2. Học sinh: khái quát nội dung bài ở nhà
III. Phương pháp
- Vấn đáp – tái hiện, vấn đáp – tìm tòi, hoạt động nhóm, thuyết trình
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số:

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập của HS, vấn đáp một câu hỏi ở bài trước
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV yêu cầu HS xem lại
bài 15,16 khái quát hóa nội
dung?
- HS:
-GV nhận xét, bổ sung
-HS khái quát
-GV đọc các bài tập cho
học sinh ghi và yêu cầu học
sinh thảo luận nhóm/ bàn
để làm các bài tập đã giao.
Khái quát nội dung( B15,16)
• KN
• Tiêu hóa ở ĐV:
+ Chưa có cơ quan tiêu hóa: ĐV đơn bào
+ Có túi tiêu hóa: ruột khoang, giun dẹp
+ Có ống tiêu hóa: ĐV có xương sống, nhiều loài ĐV không xương sống
• Đặc điểm ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
Bài tập
Câu 1. Sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào. Cho
biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong
túi tiêu hoá?
TL:

- các nhóm nhận xét
- GVđánh giá, bổ sung
- HS hoàn thiện trả
lời vào vở
- Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn ở bên trong tế bào. Thức
ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào tiêu hoá nhờ hệ thống enzim.
- Tiêu hoá ngoại bào là tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào, thức ăn
có thể được tiêu hoá hoá học trong túi tiêu hoá hoặc đuợc tiêu hoá cả về
mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá.
- Ưu điểm:
+ Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hoá không bị trộn lẫn
với chất thải. Còn thức ăn trong túi tiêu hoá bị lẫn bởi chất thải.
+ Trong ống tiêu hoá dịch tiêu hoá không bị hoà loãng, còn trong
túi tiêu hoá dịch tiêu hoá bị hoà lẫn với nước.
+ Thức ăn đi theo một chiều. Ống tiêu hoá hình thành các bộ
phận tiêu hoá thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hoá cơ học, hoá
học, hấp thụ thức ăn trong khi đó túi tiêu hoá khôngcó sự chuyên hoá
như trong ống iêu hoá
Câu 2 :
a. Điểm đặc trưng nổi bật trong quá trình tiêu hoá thức ăn ở ĐV nhai
lại là gì? Sự kiện đó diễn ra như thế nào?
b. Cho biết sự khác nhau cơ bản về thành phần enzim trong ống tiêu hoá
của ĐV ăn thịt và ĐV ăn thực vật?
TL:
a. Điểm đặc trưng: Thức ăn qua miệng 2 lần và ngoài sự biến đỏi về mặt
cơ học, hoá học còn có sự biến đổi sinh học
- Diễn biến biến đổi sinh học:
Thức ăn là thực vật chủ yếu là nguồn dinh dưỡng nuôi sống VSV sống
cộng sinh trong dạ cỏ. VSV lại là thức ăn chủ yếu cung cấp dinh dưỡng
cho cơ thể ĐV nhai lại

b. Sự khác nhau cơ bản:
- Ở ĐV ăn TV: có nhiều loại enzim tiêu hoá xenlulozơ và axit béo do
VSV tiết ra
- Ở ĐV ăn thịt: chủ yếu chỉ có enzim tiêu hoá protein do cơ thể tiết ra
Câu 3: Hãy nêu rõ bộ hàm và độ dài ruột ở ĐV ăn tạp có gì khác so với
ĐV ăn thịt?
TL:
Nội
dung
ĐV ăn tạp ĐV ăn thịt
Bộ hàm răng phân hoá thành răng cửa,
răng nanh, răng hàm, trong đó
răng nanh sắc nhọn để cắt, xé thịt
ỉtăng của và răng hàm
bằng nhau, tăng diện
tích bề mặt nghiền
Độ dài
ruột
Ngắn vì thức ăn giàu dinh dưỡng
và dễ tiêu
Dài hơn để thích nghi
với chế độ ăn
Câu 4: Tại sao ĐV ăn thực vật lại có dạ dày to và độ dài ruột lớn?
TL:
Vì: - Thành phần chủ yếu trong thức ăn là xenlulozơ, ít protein và lipit
=> hàm lượng dinh dưỡng ít => khối lượng thức ăn cung cấp cần nhiều
=> nơi chứa thức ăn phải lớn => dạ dày phải to, ruột phải đủ dài đảm
bảo tiêu hoá và hấp thụ được tốt nhất => cung cấp đủ chất dinh dưỡng
cho nhu cầu cơ thể.
4/ Củng cố: “ai nhanh nhất = 10đ): Tại sao thức ăn của ĐV ăn thực vật chứa hàm lượng

protein rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?
(TL: Khối lượng thức ăn hàng ngày lớn - Có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ
VSV trong dạ cỏ và hệ VSV phát triển sẽ là nguồn bổ sung protein cho cơ thể)
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các câu trả lời
- Khái quát nội dung bài 17
V. Rút kinh nghiệm
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………
………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 28/9/2014
Ngày dạy: 11/9/2014
TIẾT 8. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được kiến thức về hô hấp ở động vật
- Biêt vận dụng kiến thức làm các bài tập lien quan
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng khái quát hóa, phân tích, so sánh, thảo luận nhóm làm bài tập
3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hô hấp ở động vật
II. Phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Các bài tập ôn tập.

2. Học sinh đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp
• Vấn đáp –tìm tòi, vấn đáp – tái hiện, thảo luận nhóm, thuyết trình
• Tiến trình dạy học:
1. Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra vở bài tập của HS và vấn đáp 1 trong các câu hỏi bài trước
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS xem lại
bài 15,16 khái quát hóa
nội dung?
- HS:
-GV nhận xét, bổ sung
-HS khái quát
-GV đọc các bài tập cho
học sinh ghi và yêu cầu
Khái quát nội dung
-KN: hô hấp, phân biệt hh ngoài và hh trong
- Các hình thức hh:
+ qua bề mặt cơ thể
+ qua hệ thống ống khí
+ bằng mang
+ bằng phổi

Bài tập
Câu 1. Đặc điểm của giun đất thích nghi với trao đổi khí qua bề mặt cơ
thể?
- Diện tích bề mặt lớn.
học sinh thảo luận nhóm/
bàn để làm các bài tập đã
giao.
- các nhóm nhận xét
- GVđánh giá, bổ sung
- HS hoàn thiện trả
lời vào vở
Mỏng và luôn ẩm ớt.
- Có rất nhiều mao mạch.
- Có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí
Câu 2. Nguyên nhân nào giúp cho hoạt động trao đổi khí của cá xương
đạt hiệu quả cao trong môi trường nước? tại sao đa số các loài cá lên cạn
không sống được lâu?
TL:
- Bề mặt trao đổi khí rộng, mỏng, ẩm ướt, có nhiều mao mạch, có
sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí.
- Sự hoạt động nhịp nhàng của xương nắp mang và miệng tạo
dòng nước chảy một chiều liên tục từ miệng đến mang.
- Cách sắp xếp mao mạch trong mang giúp máu chảy trong mạch
song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch.
Câu 3: Quá trình hô hấp của chim có những đặc điểm nào nổi bật?
TL:
Ở chim:
- Dòng khí luân chuyển liên tục qua các ống k hí trong phổi nhờ sự co
giãn các túi khí trong cơ thể tạo sự trao đổi khí liên tục giữa máu và khí

trời
- Trong phổi không có khí đọng như ở người và thú
Câu 4. Vì sao ếch nhái sống được cả trên cạn và dưới nước?
Câu 5. Tại sao phổi chỉ thích hợp hh trên cạn mà không thích hợp cho hh
dưới nước?
Câu 6. Nêu chiều hướng tiến hóa trong hh ở các nhóm động vật?
4/ Củng cố: Tại sao một số động vật ở nước như cá chuối, cá trê… khi lên cạn chúng có
thể sống được thời gian tương đối dài?
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện các câu trả lời vào vở
V. Rút kinh nghiệm bài dạy
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………
…….………….………………….…………………………………………… Kí duyệt
giáo án
Ngày ……. Tháng………năm 2014
Ngày soạn: 7/10/2014
Ngày dạy: 16/10/2014
Tiết 9: Tuần hoàn máu
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Ôn tập được kiến thức về tuần hoàn máu.
- Vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi liên quan
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, vận dụng, hoạt động nhóm, thuyết trình…

3. Thái độ:
- Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình tuần hoàn máu
- Ý thức tìm hiểu kiến thức bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng ngừa hạn chế các bệnh
tim mạch
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Các câu hỏi tự luận về tuần hoàn
2. Học sinh: ôn tập 2 bài 18,19 – tuần hoàn máu, tìm hiểu các bệnh tim mạch
III. Phương pháp dạy học
• Vấn đáp- tái hiện, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm, thuyết trình…
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn đinh lớp: kiểm tra sĩ số:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
• Kiểm tra bài cũ: -
• Kiểm tra vở bài tập tự chọn của hs
• Bài mới:
Hoạt động của
GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS
xem lại bài 18,19
khái quát hóa nội
dung?
- HS:
-GV nhận xét, bổ
sung
-HS khái quát

A . Khái quát nội dung
Cấu tạo và chức năng HTH:…
Các dạng HTH:….
Hoạt động của tim:…
Hoạt động của hệ mạch:…
B. Bài tập
Câu 1. Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
TL:

×