Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.96 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“RÈN VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5”
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đều biết rằng: “ Nhân cách của con người chỉ có thể được hình thành
thông qua hoạt động giao tiếp”. Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không phải lúc nào cũng giao
tiếp bằng ngôn ngữ viết nhưng ngôn ngữ viết đóng vai trò quan trọng của Tiếng Việt.
Yêu cầu đầu tiên và quan trọng của ngôn ngữ viết là phải viết đúng chính tả. Có nghĩa là
khi thể hiện ngôn ngữ viết cần phải tuân theo hệ thống các quy tắc về cách viết thống
nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Hay nói cách khác, chính tả là những chuẩn mực của
ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó là phương tiện
thuận tiện cho việc giao tiếp bằng chữ viết làm cho người viết và người đọc đều hiểu
thống nhất những điều đã viết. Chính tả có thống nhất thì việc giao tiếp bằng ngôn ngữ
mới không bị cản trở giữa các địa phương trong cả nước, cũng như giữa các thế hệ đời
trước và đời sau.
Vì vậy việc dạy viết đúng chính tả phải được coi trọng ngay từ bậc Tiểu học. Việc
dạy chính tả được hiểu như rèn luyện việc thực hiện những chuẩn mực của ngôn ngữ viết
ở các lớp Tiểu học, chính tả sẽ tạo điều kiện ban đầu trong hành trang ngôn ngữ cả một
đời người trong các em.
Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ
năng, kỹ xảo chính tả. Từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân
cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu tri thức qua các môn học ở
Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp trong học tập.
Chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Phân môn chính
tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và các thói quen viết đúng với
chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh
chiếm lĩnh văn hoá, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân
cách làm người. Ngay từ đầu ở bậc Tiểu học trẻ cần phải được học môn chính tả một
cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời
kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời.


Chính tả có tầm quan trọng như vậy nên môn học này cần phải được coi trọng ở các
trường Tiểu học. Nhưng trên thực tế ở địa phương tôi, hiện tượng học sinh viết sai chính
tả là khá phổ biến. Việc các em viết sai lỗi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
- Nguyên nhân đầu tiên là do bất cập về ngôn ngữ như: ngôn ngữ địa phương,
ngôn ngữ nhiều thành phần dân tộc, ngôn ngữ của nhân dân khắp mọi miền đến địa bàn
sinh sống.
- Do các em chưa có ý thức viết đúng chính tả. Cụ thể là những từ giáo viên đã viết
sẵn trên bảng mà các em vẫn viết sai và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết
sai.
- Học sinh đọc còn yếu , nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần.
- Không nhớ quy tắc chính tả nên viết tùy tiện , nghĩ sao viết vậy.
- Do không nắm nghĩa của từ.
Bên cạnh đó hệ thống sách giáo khoa, bài tập chính tả chưa xây dựng theo vùng,
miền nên việc dạy và học chính tả còn gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình như vậy, việc nhìn nhận lại thực trạng về việc dạy chính tả để từ đó
tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng học chính tả cho học sinh
vùng phương ngữ là hết sức cần thiết. Đặc biệt là việc cải tiến cách dạy chính tả sao cho
khoa học, cho hiệu quả hơn. Coi trọng phương pháp dạy chính tả có ý thức để việc viết
đúng chính tả trở thành kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp.
Xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân lại là một giáo viên dạy học ở vùng có
nhiều đối tượng học sinh có vấn đề về chính tả , tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tàì
“ Rèn viết đúng Chính tả cho học sinh lớp 5” để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học
phân môn Chính tả.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở về ngữ âm học.
- Chữ viết của Tiếng Việt là chữ viết ghi âm nên nguyên tắc chính tả chủ yếu của
Tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, nghĩa là mỗi âm vị được thể hiện bằng một tổ hợp
chữ cái, mỗi âm tiết, mỗi từ có một cách viết nhất định. Do đó việc viết đúng phải dựa
trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở viết đúng. Để phát huy một cách có ý thức. đặc biệt là

những vùng phương ngữ, việc dạy chính tả phải theo sát nguyên tắc này. Nghĩa là phải
tôn trọng việc phát âm, lấy phát âm để điều chỉnh chữ viết
- Ở Tiếng Việt, nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc ngữ âm học, ngoài ra chính tả
Tiếng Việt còn được xây dựng trên một số nguyên tắc như: Nguyên tắc truyền thống lịch
sử, nguyên tắc khu biệt… Khi viết chính tả phát âm thế nào thì viết thế ấy. Hiện tượng
cách phát âm ở những vùng miền khác nhau (phương ngữ), trong khi đó hệ thống ghi âm
tiêu chuẩn của Tiếng Việt lại chưa được xác định một cách chính thức. Do đó khó có thể
phổ biến rộng rãi hệ thống ấy được. Hơn nữa trong Tiếng Việt việc phát âm không phù
hợp với tiêu chuẩn lại có trường hợp trong đó một từ đồng thời mang hai biến thể phát
âm, khó có thể nói biến âm nào là chuẩn.
Ví dụ: chong chóng – trong tróng
Hoặc có khi cùng một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.
Ví dụ: /z/


/i/
Bản thân hệ thống âm vị Tiếng Việt còn một số không ghi thống nhất, một âm có
thể ghi bằng nhiều con chữ.
d: dải lụa
gi: giải thích
i: lí luận
y: Lý Thường Kiệt
/k/
Hoặc trong bộ chữ cái Tiếng Việt còn chữ “h” là một hiện tượng đặc biệt. Nó vừa
sử dụng độc lập làm đại diện cho phụ âm /h/ thể hiện bằng con chữ “h”, vừa được sử
dụng theo cách ghép với các con chữ khác làm đại diện cho 7 âm nữa đó là: ch, gh. kh,
nh, ngh, ph, th. Do vậy khi sử dụng cần chú ý không nên lầm tưởng là trong Tiếng Việt
có phụ âm kép. Dù “h” đứng một mình hay “h” đứng sau các chữ khác (c, g, k, n, ng, p, t)
thì ch, gh, kh, nh, ngh, ph, th đều có giá trị như nhau. Mỗi hình thức trong 7 hình thức đó
đều chỉ thay thế cho 1 âm mà thôi. Do vậy có quan niệm g đơn, g kép, ng đơn, ng kép là

bất hợp lý. Cách nhận biết tốt nhất về “ng” và “ngh” là dựa vào khả năng kết hợp chung
với nguyên âm.
Trước những bất hợp lý trên, việc xác định những trọng điểm chính tả cần dạy cho
học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng những biến thể phát âm địa phương,
đồng thời phải giải nghĩa để sử dụng dựa vào các văn cảnh cụ thể để ghi nhớ cho học sinh
cách phân biệt chính tả.
Do vậy hai nhiệm vụ chủ yếu của việc đề cao nguyên tắc dạy học chính tả có ý thức
là: giải quyết những vấn đề tồn tại của chữ quốc ngữ. Tôn trọng nguyên tắc dạy chính tả
theo khu vực, phải chú ý cách phát âm của địa phương.
2. Cơ sở thực tế.
Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu sắc
cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận thức sự vật, cho nên
trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên nhận thức và tư
duy của học sinh Tiểu học. “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” Khi dạy
chính tả cho học sinh Tiểu học cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa
tuổi này.
VD: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng. Quan sát cách viết
đúng để viết đúng , dần dần học sinh sẽ tích luỹ được những kinh nghiệm, làm giàu thêm
tri thức chính tả cho bản thân. Kết quả là các em nhận thức được những vốn kinh nghiệm
một cách có ý thức, tạo nên kĩ năng kĩ xảo cho các em. Từ đó giúp các em dễ dàng trong
việc tiếp thu các tri thức của các môn học, nhất là trong phân môn Tập làm văn.
c (con cuốc)
k (cái kim)
q (tổ quốc)
II. THỰC TRẠNG:
1. Thực tế trình độ chính tả của học sinh Tiểu học.
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát sách vở chính tả, vở tập làm văn của học
sinh. bản thân tôi nhận thấy: Vở chính tả, tập làm văn của các em và các vở khác mắc khá
nhiều lỗi chính tả. Thống kê số lỗi chính tả của các em tôi thấy có 3 lỗi cơ bản sau :
- Lỗi chính tả do không nắm vững chính tả: lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm

đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh, s/x
- Lỗi do không nắm vững cấu trúc âm tiết của Tiếng Việt và không hiểu cấu trúc
nội bộ của âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết sai.
VD: quanh co; khúc khuỷ; ngoằn nghèo.
- Lỗi chính tả do viết theo lối phát âm địa phương :
VD: ăn cơm(en cơm), quả cam(quả côm), cái bàn (cáy bàng),
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng sai trên tôi thấy chủ yếu là do học sinh phát
âm sai. Thường các em còn phát âm lẫn lộn giữa âm s – x, ch- tr , thanh hỏi- thanh ngã
nên không phân biệt được khi viết.Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tôi xin được thống
kê số liệu học sinh mắc lỗi chính tả ở lớp tôi đầu năm như sau:
Lớp
Tổng số Các lỗi chính tả thường mắc
Thanh hỏi/ ngã d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh Cấu trúc âm tiết
5A 25 6 em 8 em 6 em
Những tồn tại trên dẫn đến chất lượng học chính tả của học sinh còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt với những vùng phương ngữ thì đây là một thiệt thòi rất lớn vì các em không có
điều kiện để đạt tới một chuẩn mực chính tả như mong muốn. Để khắc phục tình trạng
này thì trước hết cần phải thường xuyên bồi dưỡng giáo viên để giáo viên có đủ kinh
nghiệm, trình độ giúp học sinh nắm được quy tắc chính tả, hình thành kỹ năng, kỹ xảo
chính tả, bỏ được thói quen phát âm sai,
2. Về chương trình sách giáo khoa (SGK)
Trước hết phải khẳng định rằng môn Tiếng Việt ở Tiểu học SGK đã xác định được
những trọng điểm chính tả cơ bản cần dạy cho học sinh. Các bài tập trong SGK cũng khá
đa dạng, phù hợp với từng khối lớp và cấu trúc đi từ dễ đến khó.
Tuy nhiên về hạn chế SGK còn đánh đồng nội dung dạy học trong cả nước cho nên có
thể nói nội dung dạy chính tả trong SGK Tiếng Việt vừa thừa lại vừa thiếu do chưa sử lý
được việc dạy chính tả theo khu vực. Thừa ở các em vừa phải luyện tập ở cả những nội
dung mà các em đã biết, không mấy khi sai sót. Thiếu ở chỗ không đủ thời gian để đi sâu
hơn, luyện tập nhiều hơn để tránh những lỗi mà các em thường mắc phải. Điều này cũng
gây không ít khó khăn cho việc dạy học chính tả ở Tiểu học, đặc biệt ở những vùng

phương ngữ.
III. GIẢI PHÁP,BIỆN PHÁP:
Từ những nguyên nhân trên , để giúp học sinh viết đúng chính tả tôi bắt đầu bằng
cách giúp các em nắm vững vần quốc ngữ và luật chính tả.
Đầu tiên tôi cho các em viết tất cả các vần quốc ngữ và một số luật chình tả vào
trang đầu quyển vở chính tả
Ví dụ: - Trong tiếng Việt gồm các vần: an, ăn, ân, am, ăm,âm, om, ơm, ôm,…vv
- Luật chính tả :
+ Ng, g, c luôn đứng trước a, ă, â, u, ư, o,…
+ Ngh, gh, k luôn đứng trước âm e, ê, i
Để học sinh dễ nhớ tôi cho các em kẻ sơ đồ như:
a
ă e
ng â ngh ê
u i
ư
o
a
ă e
c â k ê
u i
ư
o
+ Viết hoa các danh từ riêng, các chữ đầu câu.
+ Khi chấm xuống dòng phải viết lùi vào trong 1 ô li.
+ Viết xong một khổ thơ phải cách ra một dòng để viết khổ thơ khác.
+ Viết hết một câu phải dùng dấu chấm câu.
+ ……….
Và bắt buộc các em hằng ngày xem, học thuộc hết các luật đó, đến đầu tiết chính tả
hàng tuần tôi kiểm tra một vài em cộng với việc giáo viên phải nhắc lại một lần.

Ngoài tiết chính tả hằng tuần, chương trình lớp 5 của trường tôi một tuần có thêm
hai tiết Tiếng việt ôn luyện, tôi dành riêng một tiết để ôn lại các qui tắc viết chính tả như:
- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí.
- Quy tắc viết hoa cụm từ chỉ huân chương, huy chương, danh hiệu.
- Quy tắc viết y,i.
VD: + Viết i sau âm đầu (niềm tin, tiên tiến,….)
+ Viết y sau âm đệm (truyện. tuyết,… )
+ Khi đứng một mình thì viết i đối với từ thuần việt (ầm ĩ, ì ạch, í ới,…) viết
y đối với từ gốc hán (y tá, y hệt, y phục…)
- Quy tắc viết dấu thanh hỏi/ngã: Đối với từ láy, từ đồng nghĩa,…
VD: Trong từ láy có một âm tiết mang dấu thanh huyền , ngã, nặng thì âm còn lại
là dấu ngã
(Mỡ màng, phũ phàng, chập chững, dựa dẫm, lững thững, nhõng nhẽo,….)
Trong từ láy có một âm tiết mang dấu thanh ngang, sắc, hỏi thì âm tiết còn lại đi
cùng có dấu hỏi (dai dẳng, nham nhở, bướng bỉnh, gắt gỏng, hổn hển, lủng củng,…)
Bên cạnh đó giúp học sinh nắm được khả năng kết hợp của các kí hiệu từ trong các
trường hợp sau:
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với các con chữ nguyên âm để tạo nên phụ âm đơn
như “gi”, “qu”. Con chữ phụ âm đi trước, con chữ nguyên âm đi sau. Trong thực tế chính
tả, khi xuất hiện “q” thì nhất thiết sẽ có “u” đi kề liền. Đây là luật yêu cầu học sinh cần
nắm vững.
+ Các con chữ phụ âm kết hợp với nhau để tạo nên phụ âm đơn.
VD “ngh”, “ng”, “gh”, “tr”. Trong Tiếng Việt dùng 9 kí hiệu phụ âm đơn: ph,
th,ch, kh, nh, ng, gh, ngh, tr. Với hình thức chuỗi như vậy không bao giờ được phép kết
chuỗi đảo ngược các thứ tự sắp xếp như rt, hn
+ Các con chữ nguyên âm kết hợp với nhau để tạo nên một kí tự nguyên âm đôi.
VD: iê, ia, ươ, uô, ua, uâ
Ngoài việc giúp học sinh nắm luật viết chính tả, vần quốc ngữ, tôi hướng dẫn học
sinh viết đúng chính tả trên cơ sở hiểu đúng nghĩa của từ. Muốn viết đúng một từ, học
sinh phải biết đặt từ đó trong mối quan hệ với cụm từ và các văn bản. Nếu ta tách từ đó ra

khỏi văn bản có thể học sinh sẽ không hiểu được nghĩa và do đó dẫn đến việc viết sai
chính tả.
VD: Khi đọc tiếng “cuốc” nếu không đặt nó trong mối quan hệ, cụm từ, câu thì rất
khó xác định nghĩa để viết đúng. Nhưng nếu đặt nó trong câu: “Mẹ em vác cuốc ra đồng”
hoặc trong từ “Tổ quốc” thì học sinh dễ dàng viết đúng.
Hoặc khi đọc một từ có hình thức ngữ âm là “ dành” thì học sinh sẽ lúng túng trong
việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đặt nó vào ngữ cảnh hay gắn cho
nó một nghĩa xác định như: Em để dành tiền mua sách vở tặng các bạn có hoàn cảnh khó
khăn. Trong trận đấu bóng đá ngày mai các em phải giành lấy chiến thắng thì các em sẽ
dễ dàng viết đúng.
Về bản thân, tôi phải tự tập cho mình phát âm chính xác các tiếng do ảnh hưởng
của ngôn ngữ địa phương và tìm thêm nhiều từ, đặt thêm nhiều câu thích hợp để khi cần
vận dụng tôi có thể giúp các em trong mỗi tiết dạy và theo từng loại bài chính tả.
Đối với phân môn chính tả của lớp 5 có hai loại bài đó là chính tả nghe - viết và
chính tả nhớ - viết nhưng theo tôi dù loại bài nào thì các bước: luyện đọc chữ khó, luyện
viết chữ khó, phân biệt nghĩa, viết bài và chữa lỗi cũng đều rất quan trọng nên tôi thực
hiện đầy đủ trong mỗi tiết dạy.
* Bước luyện đọc chữ khó: Đây là bước tương đối quan trọng vì học sinh phát âm
đúng các em sẽ viết đúng.Để học sinh viết đúng, trước hết tôi phải đặt phân môn chính tả
nằm trong mối quan hệ giữa các phân môn khác của Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn tập
đọc , luyện từ và câu. Học sinh muốn viết đúng thì phải hiểu được nghĩa và phát âm
đúng từ đó. Nếu học sinh phát âm sai, tuỳ tiện sẽ dẫn đến hiểu sai và viết sai hoặc do thói
quen lâu ngày không được sửa chữa. Do vậy tôi phải chú trọng việc phát âm chuẩn cho
học sinh trong các giờ tập đọc và dành nhiều thời gian hơn cho việc sửa lỗi phát âm cho
học sinh. Để học sinh phát âm đúng tôi luôn chọn tiếng, từ gắn chặt với phương ngữ phổ
biến làm trung tâm.
Ví dụ: Đối với các em Dân Tộc Mường luyện đọc tiếng, từ có dấu thanh, ngã, hỏi.
huyền, nặng, còn học sinh người Quảng đọc tiếng, từ có vần an-ang, en-ăn, om-am…và
tôi chia lớp làm ba dạng ngôn ngữ (Bắc, Trung, Nam) rồi tùy theo bài chính tả mà tôi
chọn từ, chọn nhóm đọc.

Ví dụ: Bài này tập trung luyện đọc cho các em Dân tộc thiểu số, bài tiếp theo thì
tập trung luyện đọc cho các em thuộc ngôn ngữ phía Bắc,
Ngoài ra tôi chọn thêm một số từ có vần khó, dễ lẫn lộn cho cả lớp luyện đọc. Để
học sinh phát âm đúng, đọc chính xác, tôi hướng dẫn kĩ cách phát âm từng từ, từng tiếng
đã chọn rồi mới cho đọc. Nếu có em đọc sai tôi sửa ngay và cho các em luyện đọc lại.
Tuy các em đã luyện đọc kĩ ở tiết tập đọc nhưng đến tiết chính tả tôi luôn cho các
em luyện đọc lại vài lần và trong quá trình luyện đọc, tôi thường xuyên kết hợp phân biệt
nghĩa khi có học sinh phát âm sai.
Ví dụ: Để phân biệt đổ/ đỗ.
Tôi ghép tiếng đổ và đỗ vào từ “xe” rồi cho các em phân biệt nghĩa từng từ sau đó
đặt câu cho mỗi từ.
Xe đổ: Xe bị nghiêng, bị lật xuống.
Xe đỗ: Xe dừng lại, đứng tại chỗ.
Chiếc xe tải bị đổ xuống lòng vực.
Chiếc xe tải đỗ lại bên lề đường.
Ngoài việc luyện đọc tiếng, từ có trong bài tôi còn cho học sinh tìm và nêu thêm
tiếng, từ có vần âm, thanh cần phân biệt ngoài bài viết ghi lên bảng và cho luyện đọc
thêm.
* Bước luyện viết chữ khó: Đây cũng là bước quan trọng nhưng khi học sinh luyện
đọc từ khó kĩ thì việc luyện viết chữ khó tương đối dễ dàng hơn, giáo viên chỉ cần đọc lại
các từ học sinh vừa luyện đọc cho các em viết vào bảng con rồi kiểm tra , sửa chữa. Nếu
có học sinh viết sai thì gọi em đó lên bảng viết lại cho đúng.Còn đối với bài ít từ khó tôi
thường đọc cả câu cho học sinh tự chọn ra từ khó để viết và tìm thêm một số từ cho các
em luyện viết thêm
Ví dụ: Tiết chính tả hôm nay có vần khó là “uyêt” trong từ “kiên quyết” thì tôi có
thể đọc thêm các từ: huyết thống, sào huyệt, trăng khuyết,….cho học sinh viết.(Với
những bài chính tả mà nội dung bài không có trong danh sách tập đọc thì giáo viên cần
luyện đọc và luyện viết các từ khó kĩ hơn ở tiết chính tả)
* Bước viết bài: Trước khi đọc cho học sinh viết tôi gọi một vài em nhắc lại luật
chính tả mà có liên quan nhiều trong bài bằng cách nêu câu hỏi cho các em trả lời.

Ví dụ: Phụ âm ngh thường đứng trước các nguyên âm nào?
Khi viết danh từ riêng ta chú ý điều gì? ……
Trong quá trình đọc cho học sinh viết giáo viên phải đọc chính xác, sau mỗi cụm
từ, mỗi câu phải nhắc lại 3 lần để học sinh theo dõi và luôn theo sát các em nhất là các
em Dân tộc tại chỗ, học sinh thiếu cẩn thận để nhắc nhở và khi đọc cần nhấn mạnh các
chữ có dấu thanh, vần học sinh hay lẫn lộn, các nguyên âm â, ư, ă, ơ để các em ghi
chính xác, đầy đủ các dấu phụ. Bên cạnh đó nhắc các em phải kiểm tra lại khi đã viết
xong câu, xong bài cho thật kĩ.
* Bước chấm - chữa bài: Đầu tiên tôi cho các em mở sách để tự chữa lỗi bằng cách
dùng bút chì gạch chân các từ chứa tiếng viết sai và viết lại từ đó xuống phía dưới bài
viết và chữa lại cho đúng chính tả. (Lưu ý không nên cho các em chỉ ghi một tiếng viết
sai rồi sửa lại, sửa như vậy các em sẽ không ghi nhớ các từ đã viết sai và không nên cho
các em ghi từ viết sai ra lề vở vì để tránh trường hợp các em viết sai nhiều ghi chằng chịt
khó kiểm tra và làm cho bài viết bẩn.) Để khuyến khích học sinh chữa lỗi tôi cộng điểm
thêm đối với em đã chữa được hết tất cả các chữ đã viết sai. Tiếp theo là việc kiểm tra, ở
bước này tôi phân ra cứ hai em (một khá, giỏi - một yếu hoặc hai em trung bình) làm một
cặp tự kiểm tra. Khi kiểm tra, hai em phải cùng kiểm tra một bài và khi đã bắt lỗi hết lỗi
còn sót , tính lỗi, ghi số lỗi xong các em mới được kiểm tra bài thứ hai. Giáo viên chú ý
đừng để các em khá-giỏi hoạt động nhiều, các em chủ yếu làm vai trò giúp đỡ các bạn
phát hiện thêm lỗi sai và biết cách chữa. Khi các em kiểm tra bài bạn xong , giáo viên
kiểm tra lại bằng cách gọi một số học sinh hỏi :
VD: Em đã chữa được bao nhiêu lỗi ở bài của bạn? Bạn viết sai chữ nào? Vì sao
em cho là sai? Em chữa lại thế nào?
Theo tôi chữa bài cho bạn đúng sẽ giúp các em tự tin khi xác định lỗi và sự động
viên khuyến khích của giáo viên, sự chú ý theo dõi của các bạn sẽ là niềm khích lệ, cổ vũ
giúp các em mạnh dạn hơn trong học tập. Chính vì thế tôi luôn quan tâm đến hoạt động
chung của lớp và luôn khuyến khích kịp thời mỗi khi các em sửa lỗi đúng.Khi lớp đã
hoàn thành việc kiểm tra tôi thu một số bài chấm và nhắc lại một số lỗi sai phổ biến trong
bài viết của lớp.
(Trong quá trình chấm - chữa bài cho học sinh giáo viên cần lưu ý đến những

trường hợp cần chấp nhận cả hai hình thức chính tả mà nội dung SGK chưa đề cập tới
như: giông (dông) tố; sum sê(xum xuê, sum suê); rau dền(giền);…để hướng thêm cho các
em.)
* Bước “câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung đoạn viết” là bước hiệu quả chính tả thấp.
Vì nội dung hầu hết các em đã nắm được thông qua các bài tập đọc. Bước này không kéo
dài sẽ lãng phí thời gian, tăng cường cho luyện tập (với những bài chính tả mà nội dung
bài không có trong danh sách tập đọc thì giáo viên có thể hỏi qua về nội dung đoạn viết).
Để tiết dạy chính tả đạt kết quả cao, gây hứng thú trong học tập cho học sinh, tôi
thường tổ chức hoạt động học dưới hình thức trò chơi như tìm nhanh các từ ghép (từ láy)
có thanh hỏi (ngã). VD: mãnh liệt, lão hóa, vất vưởng ,thủ thỉ … Tìm những bài hát, bài
thơ có phụ âm s/x, d/gi. (Lý cây xanh, Đếm sao, Mủa xuân, Bầu trời xanh, dung dăng
dung dẻ, …)
Một điều rất quan trọng trong dạy chính tả cho học sinh vùng phương ngữ là dạy
cho các em biết được một số mẹo luật chính tả. “Mẹo” được hiểu như cách làm độc đáo
giúp học sinh phân biệt, ghi nhớ được cách viết đúng những chữ cái hay nhầm lẫn trong
khi viết chính tả như:
- Mẹo luật láy âm, điệp âm: /l/ láy âm rất rộng rãi, trái lại /n/ không láy âm với một
âm nào mà chỉ điệp âm với chính nó. Đồng thời lại không có hiện tượng /l/ láy âm với
/n/. Từ đó suy ra quy tắc: Nếu gặp một từ láy mà hai âm đầu đọc giống nhau thì nhất định
là một điệp âm đầu và cả hai chữ phải cùng có âm đầu là /l/ hoặc /n/. Vì vậy ta chỉ cần
biết một chữ là đủ.
VD: Lấp loáng, long lanh, lanh lảnh
No nê, ninh ních, nõn nà
- Mẹo phân biệt “ch” với “tr”: Chẳng hạn “tr” không đứng trước những chữ bắt
đầu bằng âm đệm nhưng “ch” thì có. VD: ôm choàng, bị choáng “tr” không bao giờ láy
với “ch” và ngược lại. Do đó chỉ có những từ láy cùng láy âm “tr” hoặc “ch” như: Chăm
chỉ, trâng tráo, trân trân
- Mẹo phân biệt s/x như : s không đi với các vần oa, oă, oe, uê nhưng x lại có. Ví
dụ: xoa tay, xoay xở, tóc xoăn, xoen xoét, xuề xòa.
Hoặc phân biệt s/x như: Các từ chỉ tên thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn

thì viết là “x”. VD: Xôi, xa lát, lạp xưởng, xúc xích, xào, xoong, cái xanh, cái xiên (dụng
cụ nướng thịt)
Những từ chỉ tên các con vật hoặc chỉ tên cây cối, các loại quả thì viết là “s”
VD: Sóc, sói,sẻ, sáo, sên, sò, sứa, sán,…
Sen, súng, sả, si, sung, sim, sắn, sấu, sậy, sồi,…
Còn rất nhiều mẹo luật chính tả,tuy nhiên tất cả những mẹo luật trên chỉ ở mức độ
tương đối. Người giáo viên phải biết áp dụng linh hoạt để giảng dạy cho các em.
Mục đích cuối cùng của bài chính tả là phải ghi nhớ các trường hợp viết đúng một
cách có ý thức mà trong đó thực chất là giúp học sinh nắm vững nội dung ngữ, nghĩa của
từ gắn với chữ viết. Tôi thường so sánh để phân biệt những trường hợp dễ lẫn lộn cho các
em.
VD: sa sút/ xa xôi; dì ruột/ cái gì; ….buôn làng/ buông tay; vươn lên/ vương vấn;
cao siêu/ xiêu vẹo; buôn làng/ buông tay; biết làm/ xanh biếc;…; để ngỏ/ ngõ xóm; xe tải/
tãi lúa; ….
Và soạn ra những bài luyện tập phù hợp ở địa phương mình để các em làm thêm
trong những tiết học ôn luyện . Cho học sinh đặt câu với những từ dễ mắc lỗi hoặc có thể
đưa ra những câu văn, đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học
sinh tự mình phát hiện lỗi, tìm hiểu nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng.
VD: Bạn Nam vừa mua một ghói cẹo.
Em được đi ngỉ mát ở đà lạt.
Gia đình em đang ăng cơm.
……
Qua một thời gian đầu tư cùng với sự cố gắng, nhiệt tình của học sinh, đến nay lớp
tôi đã tiến bộ rõ rệt. Hầu như các em nắm luật chính tả tương đối vững và có nửa số học
sinh của lớp thường đạt điểm 9- 10 khi viết chính tả. Còn lại không có em nào bị điểm từ
3 đến 0 như trước nữa.
Cụ thể kết quả thu được như sau:
Lớp
Tổng số Các lỗi chính tả thường mắc
Thanh hỏi/ ngã d/gi/r; tr/ch; s/x; g/gh Cấu trúc âm tiết

5A 25 2 em 2 em 1 em
Tôi sẽ cố gắng và hy vọng đến cuối năm học lớp tôi không còn em nào bị điểm yếu về
môn chính tả nữa.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Việc xác định các trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh vùng phương ngữ là
việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Chúng ta đang thực hiện luật phổ cập giáo dục
Tiểu học để tạo nên một mặt bằng dân số, trình độ dân trí nhất định trong cả nước. Tuy
nhiên trình độ này có đồng đều hay không điều đó tuỳ thuộc vào chất lượng giảng dạy và
học tập ở mỗi địa phương. Là một giáo viên vùng phương ngữ, tôi nhận thấy phải trang bị
cho các em những kiến thức chuẩn mực để các em có đầy đủ năng lực để học tiếp lên các
lớp trên và giao tiếp với xã hội một cách tự tin, chững chạc. Đây là một nhiệm vụ quan
trọng của giáo viên giảng dạy ở các vùng phương ngữ. Nhiệm vụ này không chỉ tiến hành
trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt ngay được mà phải tiến hành trong một
thời gian dài.
II. KIẾN NGHỊ
Để chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nói chung, việc dạy chính tả cho học
sinh tiểu học đạt hiệu quả cao hơn tôi có một số đề xuất như sau :
1 Đối với giáo viên Tiểu học:
Phải kiên trì thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Cần nắm bắt rõ năng lực học tập
của từng đối tượng học sinh để giảng dạy có hiệu quả. Tự học và tự bồi dưỡng để nâng
cao trình độ nghiệp vụ của bản thân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường.
2. Đối với học sinh:
Các em học sinh phải thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, tích cực học tập và rèn
luyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Dẫn luận ngôn ngữ (Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật)
2/ SGK Tiếng Việt 5 (NXB Giáo Dục)
3/ SGV Tiếng Việt 5 (NXB Giáo Dục)

4/ Mẹo Chính tả Tiếng Việt (NXB Giáo Dục)

×