Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đổi mới công tác quản lý trong hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.69 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG CHUYÊN
MÔN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
- Họ và tên tác giả: Lê Ngọc Len.
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ 20/08/2012 đến ngày
28/2/2013.
I – Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Như chúng ta đã biết: Dạy học bao gồm hai hoạt động thống nhất biện
chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, trong đó
hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có
vai trò chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo. Làm công tác quản lí trong nhà
trường đã nhiều năm, đặc biệt là phụ trách công tác chuyên môn, bản thân tôi
luôn hiểu rằng đây là một nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Có được “thương
hiệu” hay không của một nhà trường thì trước hết phải nói tới chất lượng của
công tác dạy học như: Chất lượng tay nghề của đội ngũ giáo viên; Chất lượng
các mũi nhọn trong nhà trường; Chất lượng đại trà của học sinh; Tỉ lệ học sinh
lớp 9 tốt nghiệp hằng năm…Vì thế trong những năm qua khi thực hiện chủ đề
năm học “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”
tại địa bàn xã Lý văn Lâm - Một xã mà nhiều năm được xếp vào xã đặc biệt khó
khăn - của Thành phố Cà Mau, cũng đủ để cho chúng ta có thể cảm nhận được
những nhọc nhằn của đội ngũ thầy cô giáo đang làm nhiệm vụ trồng người trên
địa bàn này đối với công tác dạy học. Nhưng, với sự quan tâm và đầu tư về mọi
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 1
mặt của các cấp lãnh đạo thì sự nhọc nhằn ấy của tập thể sư phạm nhà trường
trong nhiều năm qua sẽ được đền đáp xứng đáng bằng sự quyết tâm của các cấp
lãnh đạo trong việc đầu tư về mọi mặt cho nhà trường để xây dựng trường đạt
chuẩn Quốc gia mức độ 1 trong năm 2013.


Phấn đấu để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia không chỉ là mục tiêu
mà còn là trách nhiệm nặng nề của tập thể sư phạm nhà trường đối với các cấp
lãnh đạo mà đặc biệt là với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương.
Muốn vậy thì phải nâng cao chất lượng dạy học. Muốn nâng cao được chất
lượng dạy học thì một trong những yếu tố có tính chất hết sức quan trọng đối với
người làm công tác quản lí mà đặc biệt là vai trò của người phụ trách công tác
chuyên môn trong nhà trường là phải làm thật tốt công tác chỉ đạo hoạt động
chuyên môn đối với đội ngũ thầy cô giáo mà mình quản lí. Đó là sự cần thiết và
cũng là mục đích của bản thân tôi khi thực hiện sáng kiến “Đổi mới công tác
quản lý trong hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học”.
II - Phạm vi triển khai thực hiện:
Hiện tại sáng kiến này đang được triển khai và áp dụng trong phạm vi của
trường THCS Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau.
III – Mô tả sáng kiến:
Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì công tác quản lí cần đổi mới ở
những vấn đề sau đây:
1/ Đổi mới công tác quản lí của Ban giám hiệu:
1.1/ Đổi mới trong sắp xếp cán bộ và phân công chuyên môn một cách
khoa học:
Phải thật sự đổi mới đối với mọi nhà quản lý đó là khi chuẩn bị bước vào
năm học mới thì không ai khác là BGH phải có những dự kiến mang tính chiến
lược về sắp xếp và phân công nhân sự cho năm học mới đối với công tác dạy
học mà cụ thể đối với công tác chuyên môn đó là: Dự kiến phân công TTCM, dự
kiến PCCM cho từng cá nhân sao cho phù hợp một cách tương đối với năng lực
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 2
và sở trường của từng giáo viên (có thể hoạch định tỉ lệ dạy theo lớp hoặc ở lại
giảng dạy bộ môn tại khối đó…), phù hợp hoàn cảnh đối với những giáo viên có
khó khăn như con còn nhỏ, gia đình neo đơn…và tất nhiên là phải có đầu tư ưu
tiên cho những mũi nhọn chủ lực; Để phát huy tính dân chủ và trí tuệ của tập
thể BGH thì việc dự kiến đề cử các chức danh TTCM cho các tổ ở năm học mới

(dù có thay đổi hoặc không thay đổi, hoặc phân công bổ sung vì sự điều động
của cấp trên, hoặc vì tình hình thực tế phải dồn ghép, hoặc phải tách tổ…); dự
kiến PCCM cho từng giáo viên bao giờ cũng phải được bàn bạc kĩ lưỡng và có
sự đồng thuận cao trong các phiên họp đầu năm của BGH. Vẫn biết rằng hiệu
trưởng sẽ là người có quyết định sau cùng về công việc này, sẽ chịu trách nhiệm
với cấp trên trong mọi phương diện nhưng phải coi đây là một nguyên tắc vàng
mà không thể dễ dãi hoặc coi nhẹ nó.
1.2/ Đổi mới trong sắp xếp lại biên chế lớp và làm công tác “bàn giao”
cho GVCN và GVBM.
Vào đầu mỗi năm học, căn cứ vào kế hoạch phát triển giáo dục đã được
cấp trên phê duyệt và căn cứ vào kết quả 2 mặt giáo dục đạt được của năm học
vừa qua mà người làm công tác quản lí nhất thiết phải có sự biên chế lại về các
mặt như: Sĩ số; Tỉ lệ học sinh nam, nữ; Tỉ lệ học sinh được xếp loại G, K, Tb, Y
và Kém về mặt học lực; Tỉ lệ học sinh được xếp loại T, K, Tb, Y về mặt hạnh
kiểm một cách tương đối đồng đều giữa các lớp trong một khối. Công việc này
không có nghĩa là rũ rối tất cả để biên chế lại từ đầu nếu thấy không cần thiết
(trừ khối 6) nhưng không thể không làm ở mỗi đầu năm trong việc điều chỉnh lại
các loại tỉ lệ cho tương đối đồng đều như đã nói ở trên và khâu còn lại cũng
không thể thiếu đó là công tác bàn giao cho GVCN và GVBM của năm học mới
kèm theo biên bản cùng các điều khoản thi hành, trong đó chú ý đến chất lượng
đại trà của lớp.
1.3/ Đầu tư cho chất lượng mũi nhọn:
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 3
Trong những năm học gần đây, khi mà CSVC của nhà trường dần được
hoàn thiện tiến tới đạt chuẩn Quốc gia thì nhà trường đã mạnh dạn tổ chức một
kì thi tuyển học sinh năng khiếu các khối lớp, trong đó có chú ý đến học sinh
năng khiếu khối 8 và có kế hoạch bồi dưỡng những lớp năng khiếu này làm
nòng cốt cho đội tuyển học sinh giỏi của khối lớp 9 ở năm học mới, nhờ có sự
chuẩn bị như vậy mà hằng năm khi đưa ra chỉ tiêu về số học sinh giỏi vòng
thành phố và vòng tỉnh, trường đều đạt được chỉ tiêu.

Song song với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì việc chăm bồi để có
giáo viên dự thi giáo viên giỏi các cấp cũng phải được quan tâm đúng mức ngay
từ đầu năm học từ các tổ chuyên môn. Thực hiện kế hoạch và thông qua các đợt
thi đua mà tổ chức thi chọn giáo viên dạy giỏi vòng trường đúng theo quy trình
và các văn bản hướng dẫn của cấp trên, qua đó mà giáo viên bước đầu được làm
quen với các bài thi bắt buộc như: viết sáng kiến kinh nghiệm, kiểm tra năng lực
và dự thi 2 tiết ngay từ hội thi giáo viên dạy giỏi vòng trường. Cũng chính nhờ
đó mà những năm vừa qua, năm nào nhà trường cũng đạt và vượt chỉ tiêu giáo
viên dạy giỏi cấp thành phố. Riêng năm học 2011-2012 trường có được 2 giáo
viên đạt danh hiệu GVDG cấp tỉnh.
1.4/ Làm công tác “nghiệm thu” ở cuối học kì I và cuối năm học.
Một công việc tất yếu và có tính logic đó là có “Bàn giao” thì phải có
“Nghiệm thu”. Công việc “nghiệm thu” này được tiến hành sau khi hoàn tất
chính xác các báo cáo của nhà trường ở cuối học kì I cũng như ở cuối năm học,
nhằm giúp cho GVCN cũng như GVBM tự đối chiếu với các chỉ tiêu đề ra cũng
như có kế hoạch điều chỉnh để thực hiện kế hoạch năm học một cách khả thi hơn
và qua đó cũng là cơ sở cho công tác xét thi đua trong nhà trường ở mỗi học kì
cũng như trong năm học.
2/ Đổi mới công tác quản lí trong việc phát huy tinh thần dân chủ ở tổ chuyên
môn:
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 4
Khi đã lựa chọn được những giáo viên thật sự đáng tin cậy và có năng lực
trong mỗi tổ nhận nhiệm vụ là TTCM thì bước tiếp theo nhằm tiếp tục phát huy
tinh thần dân chủ và tinh thần làm chủ tập thể là mạnh dạn giao quyền cho
TTCM chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về việc đề xuất và dự kiến phân công
chuyên môn cho các thành viên trong tổ (kể cả các trường hợp trong năm học
nếu có sự thay đổi nhân sự hoặc thay đổi PCCM). Đi đôi với công việc này đồng
nghĩa với việc các TTCM sau khi có phương án đề xuất và dự kiến xong thì
trình duyệt phương án với PHTCM để có một sự thống nhất cao với các dự kiến
chiến lược của BGH đã được đề cập ở phần trên. Hiệu trưởng sẽ là người có

quyết định sau cùng về việc phân công chuyên môn cho năm học mới khi đã có
sự thống nhất giữa PHTCM với các TTCM. Đây cũng là một việc làm nhằm
thực hiện chủ đề của những năm học gần đây “Tiếp tục đổi mới công tác quản lí
và nâng cao chất lượng giáo dục”
Giao quyền đề xuất và dự kiến phân công chuyên môn cho TTCM bên
cạnh việc đáp ứng một phần tâm tư nguyện vọng chính đáng của mỗi thành viên
trong tổ chuyên môn, tạo sự bền vững về tinh thần đoàn kết nội bộ cũng còn là
một việc làm thể hiện tính dân chủ cao trong nhà trường, không áp đặt và không
gây áp lực khi giao việc cho giáo viên nhất là gây áp lực trong phân công
chuyên môn, do đó các thành viên trong mỗi tổ được phát huy tinh thần làm chủ
tập thể đồng thời cũng phát huy được năng lực và sở trường của mỗi thành viên.
Tuy nhiên tại buổi họp của các tổ chuyên môn trong đó có phần phân công
chuyên môn cho năm học mới thì trực tiếp hiệu trưởng hoặc PHTCM phải có
mặt cùng dự trong phiên họp này của mỗi tổ chuyên môn để chỉ đạo hoặc ghi
nhận các ý kiến của tập thể giáo viên và trình lên cuộc họp sau cùng của BGH
về vấn đề PCCM cho năm học mới.
3/ Làm tốt công tác kế hoạch hóa trong chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn:
Trước hết phải làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thấu hiểu sâu
sắc và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc viết kế hoạch là để cho bản thân
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 5
mình bằng mọi cách phải thực hiện bằng được, không chỉ là một sự qua loa đại
khái cho có mà phải thấy được rằng sự thiệt hại của nó một khi không hoàn
thành các chỉ tiêu thì cũng không thua kém gì với các cơ quan, doanh nghiệp
làm kinh tế khi mà không hoàn thành được kế hoạch đề ra, vì vậy để thực hiện
thắng lợi kế hoạch năm học đã được thông qua tại hội nghị cán bộ công chức thì
điều không thể thiếu được đối với tất cả các tổ chức, cá nhân là phải cụ thể hóa
được kế hoạch chung của nhà trường thành kế hoạch cụ thể của bộ phận mình,
cá nhân mình. Về công tác chuyên môn thì các TTCM và các cá nhân phải biết
chọn lọc từ các kế hoạch của nhà trường cùng các đoàn thể thành kế hoạch cho
riêng mình một cách phù hợp, khoa học, sáng tạo và có tính khả thi với đặc thù

của tổ chuyên môn cũng như môn mình đảm trách, trong đó cần chú ý đến sự
phù hợp một cách khoa học về các chỉ tiêu đề ra đồng thời công tác kế hoạch
hóa phải được thực hiện ngay từ những ngày đầu, tuần đầu, tháng đầu của năm
học và được duy trì thường xuyên thành một nền nếp trong suốt năm học và có
những bổ sung cho phù hợp với từng thời điểm.
Phải hết sức coi trọng công việc kí duyệt kế hoạch - bao gồm kế hoạch
năm học, học kì, tháng - cho các tổ chức hay cá nhân. PHTCM phải cùng các
TTCM đầu tư thời gian vào đọc và duyệt các kế hoạch để qua đó thấy được
những ưu điểm đồng thời chỉ ra được những hạn chế của người viết kế hoạch,
nhất là phải chỉ ra được những điều bất khả thi hay những mâu thuẫn của người
viết để từ đó khi thực hiện kế hoạch sẽ không xảy ra những mâu thuẫn giữa lí
thuyết với thực tiễn.
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cũng là một việc làm không thể thiếu
được của người làm công tác quản lí và công tác kiểm tra cũng phải được xây
dựng thành kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể cho từng thời điểm, từng học kì
cũng như cho cả năm học. Phải thường xuyên đối chiếu để có sự điều chỉnh cần
thiết cho việc thực hiện thành công kế hoạch đã đề ra.
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 6
Một bài học được rút ra ở đây đó là: Nếu xây dựng được những nền nếp
ngay từ những ngày đầu, tháng đầu, năm đầu thì những năm sau người cán bộ
quản lí sẽ có được thêm những qũy thời gian dành cho những lĩnh vực khác
trong công tác chuyên môn của mình.
4/ Làm tốt công tác tổ chức thao giảng theo các chuyên đề:
Để nâng cao chất lượng dạy và học thì việc tổ chức thao giảng theo
chuyên đề là một việc làm không thể thiếu trong hoạt động chuyên môn. Phải
làm cho đội ngũ giáo viên hiểu việc thực hiện thao giảng theo chuyên đề là một
công việc gần gũi như công việc lên lớp hàng ngày của mỗi giáo viên và mỗi
giáo viên có thể chọn cho mình một trong vô vàn những vấn đề thường gặp
trong công tác chuyên môn làm đề tài để mở chuyên đề. Chính vì vậy mà trong
những năm học gần đây rất nhiều giáo viên đã tích cực nghiên cứu và xin được

mở các chuyên đề, nhất là các chuyên đề ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác
giảng dạy và thông qua đó đã giúp nhiều thầy cô giáo hiện nay rất tích cực vận
dụng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy một cách có hiệu quả qua việc
giảng dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp trình chiếu
bằng các bài giảng điện tử.
5/ Làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề tiết dạy và kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo
viên:
Ngay từ đầu năm học hay ít nhất sau hai tuần bước vào năm học mới,
người làm công tác quản lí về chuyên môn phải lên và có được kế hoạch kiểm
tra chuyên đề và kiểm tra toàn diện giáo viên cho học kì, cho năm học. Ví dụ
như khâu kiểm tra HSSS thì không chỉ đơn thuần là việc “thu gom” các loại
HSSS của giáo viên theo định kì đề ra của BGH rồi đọc lướt qua một vài trang
và kí tên, hoặc ở khâu kiểm tra tiết dạy ở trên lớp cũng không chỉ đơn thuần là
cùng TTCM đi dự lần lượt mỗi giáo viên lấy 1 hoặc 2 tiết rồi góp một vài ý kiến
cho xong, mà người cán bộ quản lí phải đưa ra được các hình thức phong phú
trong công tác kiểm tra, ví dụ thêm về công tác kiểm tra chuyên đề HSSS chẳng
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 7
hạn thì mỗi tháng chỉ cần kiểm tra HSSS của một tổ hay của một số giáo viên
cần được kiểm tra và cũng có thể chỉ đi sâu vào một vài vấn đề trọng tâm như:
chất lượng của giáo án, mà trong giáo án cũng có thể chỉ đi sâu vào một trong
các loại bài soạn như: loại giảng bài mới; loại luyện tập; loại ôn tập chương…và
mỗi loại lại đi sâu vào “cái chất” của nó theo định hướng của kiểm tra đồng thời
đối chiếu được với việc thể hiện của giáo viên qua việc kiểm tra tiết dạy ở trên
lớp. Làm được như thế thì mảng HSSS sẽ thật sự có chất lượng trong thời bùng
nổ của công nghệ thông tin hiện nay.
Sau đợt kiểm tra thì phải công khai thông báo kết quả kiểm tra bằng các
hình thức như thông báo qua các buổi họp hoặc thông qua việc niêm yết tại
phòng giáo viên…để giáo viên thấy được những ưu điểm mà phát huy, những
hạn chế cần khắc phục.
6/ Quản lí và làm thật tốt công tác trực chuyên môn:

Trong nhiều năm qua, nhờ làm tốt công tác trực chuyên môn đã giúp cho
nhà trường cùng các tổ chức khác trong nhà trường quản lí được nhân sự của
mình một cách chặt chẽ, góp phần cho công tác bình xét thi đua thêm chính xác
và công bằng thì điều quan trọng và hiệu quả thiết thực nhất là bố trí được một
cách kịp thời giáo viên dạy thay trong mọi tình huống (kể cả trường hợp có giáo
viên nghỉ đột xuất) trong ngày, chính vì vậy mà khắc phục được tình trạng bị
chậm chương trình so với kế hoạch thời gian.
Trên cơ sở nhân sự trực từ các tổ chuyên môn gửi lên (mỗi buổi, mỗi tổ
có 1 giáo viên trực) thì nhà trường tổng hợp thành một lịch trực chung cho toàn
trường và được niêm yết tại phòng giáo viên để nhà trường cùng giáo viên trực
tiện theo dõi. Việc trực chuyên môn mỗi buổi được quy định theo các thang
điểm trong tiêu chuẩn thi đua.
7/Đi sâu, đi sát và gần gũi với đội ngũ giáo viên:
Không thể chỉ đạo từ xa, hoặc chỉ tiếp xúc với TTCM và giao tiếp với
giáo viên qua những tiết dự giờ và rút kinh nghiệm mà người cán bộ quản lí phải
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 8
gần gũi, hòa đồng với đội ngũ giáo viên qua nhiều hình thức. Thực tế qua nhiều
năm cũng như hiện tại thì khi xếp thời khóa biểu, người quản lí phải xếp được
cho mỗi tổ chuyên môn có 1 buổi mà mọi thành viên trong tổ đều không có giờ
để tổ hoạt động chuyên môn như hội họp hoặc tổ chức chuyên đề. Tại các buổi
sinh hoạt này nhất thiết phải có mặt dự sinh hoạt của đại diện BGH để qua đó
làm cho đội ngũ giáo viên sẽ cảm nhận thấy sự gần gũi, thân thương như một
người anh, người chị trong gia đình; một người bạn, người thầy trong nghề
nghiệp và cũng thông qua sự đi sâu đi sát với đội ngũ giáo viên mà giúp ta càng
hiểu thêm những tâm tư, tình cảm, những khó khăn của đội ngũ, không chỉ vậy
mà còn giúp ta học hỏi được nhiều điều, giúp ta thành công hơn trong cuộc sống
cũng như giúp ta vững vàng hơn trong công tác, đồng thời tạo được niềm tin của
đồng nghiệp đối với bản thân mình.
8/ Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và gắn liền
với công tác thi đua khen thưởng:

Phối hợp nhịp nhàng với các tổ chức như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh
niên, Tổ chủ nhiệm…để thông qua các tổ chức này mà giáo dục, giúp đỡ, động
viên mỗi cá nhân để họ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình mà không
ngừng phấn đấu hơn nữa nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất
sắc.
Cũng thông qua các đợt thi đua mà tiến hành khen thưởng một cách kịp
thời những cán bộ, giáo viên và tập thể có thành tích xuất sắc đồng thời cũng
cần chỉ ra được những hạn chế mắc phải và cần khắc phục trong đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên và thông qua các tổ chức trên mà giới thiệu được những
đoàn viên ưu tú cho chi bộ chăm bồi và phát triển đảng cho họ, đó cũng là
những nguồn động viên, những phần thưởng xứng đáng dành cho những thành
viên tích cực trong nhà trường.
9/ Không ngừng nâng cao tinh thần tự học:
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 9
Trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, phải làm cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên và nhân viên thấy được sự cần thiết phải không ngừng học hỏi để nâng
cao trình độ cho bản thân, đáp ứng ngày càng cao trong sự đòi hỏi về công việc
chuyên môn của mình. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, nhân viên học và tự học
bằng nhiều hình thức, bằng các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là học tập để
từng bước nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học nhằm vận dụng vào đổi
mới phương pháp giảng dạy và làm việc một cách có hiệu quả hơn.
10/ Rút ra bài học kinh nghiệm qua từng thời điểm:
Rút ra những bài học kinh nghiệm ở từng thời điểm hay sau mỗi đợt thi
đua hay sau mỗi đợt kiểm tra là rất cần thiết vì nó sẽ giúp cho công tác chỉ đạo
các hoạt động chuyên môn được điều chỉnh một cách khoa học hơn. Biết lắng
nghe và hiểu được những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng sẽ
giúp cho chúng ta làm tốt hơn công tác chuyên môn của mình, cũng từ đó mà
điều chỉnh kịp thời các kế hoạch cần thiết cho từng thời điểm.
IV - Kết quả, hiệu quả mang lại
Đổi mới trong công tác quản lí của BGH là một việc làm thường xuyên

hàng năm của BGH nhà trường, nó mang lại một tinh thần dân chủ đoàn kết và
tập trung trí tuệ của tập thể ngay từ trong ban giám hiệu nhà trường và nó đã
thực sự trở thành sức mạnh tạo nên chất lượng dạy học được nâng cao một cách
rõ rệt, cụ thể là 86,2% số tiết được kiểm tra đạt loại giỏi, còn lại số tiết đều xếp
loại khá, không có tiết xếp loại trung bình.
Làm tốt công tác kế hoạch hóa về việc chỉ đạo các hoạt động của tổ
chuyên môn đã giúp PHTCM nắm vững chắc các hoạt động của tổ chuyên môn
đến từng chi tiết.
Công tác kí duyệt kế hoạch sẽ giúp giáo viên xây dựng kế hoạch một cách
khoa học, khắc phục được những khiếm khuyết thường thấy ở một số giáo viên
trong việc xây dựng các chỉ tiêu bộ môn là áp dụng một cách máy móc khi đưa
sàn các chỉ tiêu chung của nhà trường áp dụng cho bộ môn mình vì thế mà khắc
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 10
phục được tình trạng để xảy ra sự mâu thuẫn như xây dựng chỉ tiêu thấp hơn cơ
sở đã đạt được của năm học trước đó, ngoài ra còn giúp giáo viên có thói quen
tự đối chiếu và tự kiểm tra các công việc mà bản thân mình đã đề ra vì nó được
gắn liền với công tác thi đua của mỗi cá nhân. Mọi chỉ tiêu đề ra đều sát với thực
tế và thực hiện đạt được như sau:
* Về hạnh kiểm:
* Loaïi toát : 88,6 %
* Loaïi khaù : 9,2 %
* Loaïi TB : 2,0 %
* Loại yếu: 0,2%
* Về học lưc:
TSHS
Giỏi Khá T.bình Yếu Kém
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
SL
%
642/281 48 7,5 206 32,1 308 48,0 74 11,5 06 0,9
Được cọ sát qua nhiều lần tổ chức thao giảng theo chuyên đề đã làm thay
đổi được nhận thức trong đội ngũ giáo viên và giúp cho họ gần gũi được với từ
“Thao giảng theo chuyên đề” đồng thời thấy được hiệu quả rất thiết thực phục
vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy và nâng cao tay nghề cho chính bản thân mỗi
thầy cô giáo.Việc tổ chức các chuyên đề giảng dạy kết hợp giữa phương pháp
truyền thống với phương pháp hiện đại hiện nay của đội ngũ giáo viên với
những thuận lợi là hiện nay nhà trường đã có máy chiếu cùng với sự có mặt của
một số thầy cô giáo có chứng chỉ và là kĩ thuật viên tin học có tay nghề tương
đối vững vàng đã giúp đỡ rất nhiều cho đội ngũ thầy cô giáo ở đây nâng cao
được trình độ sử dụng CNTT áp dụng vào đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đi sâu đi sát với quần chúng, ngoài việc giúp đỡ cho đội ngũ cùng tiến bộ
và nâng cao tay nghề thì còn giúp chúng ta - các nhà quản lí - sẽ học hỏi được
nhiều điều bổ ích trong thực tế cũng như trong nghề nghiệp của mình vì thế khi
phối hợp được với các tổ chức trong nhà trường đã cho thấy tinh thần trách
nhiệm của mỗi cá nhân được nâng cao rõ rệt và tạo thêm sự thuận lợi cho công
tác chỉ đạo trong hoạt động dạy học của nhà trường.
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 11
Với những thành tích đã được ghi nhận như: Đến nay nhà trường đã có 5
thầy cô giáo đạt danh hiệu GVDG cấp Tỉnh, 9 thầy cô giáo đạt danh hiệu GVDG
cấp Thành phố và 19 thầy cô giáo đạt danh hiệu GVDG vòng trường, tỉ lệ học
sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS dự kiến đạt 95%. Phấn đấu để trường đạt chuẩn
Quốc gia mức độ 1 trong năm 2013.
Song không tự thỏa mãn với những thành tích đã đạt được và không để

phụ lòng quan tâm, giúp đỡ và đầu tư của các cấp lãnh đạo. Tập thể đội ngũ
chúng tôi sẽ không ngừng phấn đấu hơn nữa để quyết tâm phấn đấu đạt được
danh hiệu là trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2013.
V – Đánh giá phạm vi ảnh hưởng:
“Đổi mới công tác quản lí trong hoạt động chuyên môn, nâng cao
chất lượng dạy học” tại địa bàn Lý văn Lâm đối với bản thân tôi là một thành
công, nó có một sức lan tỏa lớn, nó đã có ảnh hưởng trong một phạm vi rộng và
sâu trong xã hội, trong các tầng lớp nhân dân lao động, trong đội ngũ thầy cô
giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường, trong các bậc phụ huynh và trực tiếp ảnh
hưởng đến các em học sinh một cách tích cực và cụ thể nhất là sẽ góp một phần
tạo nên sự thành công trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trong
năm 2013 này.
VI – Kiến nghị, đề xuất:
1/ Sẽ là một trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 của một ngày rất gần
đây trong năm 2013, nhưng để giữ vững và từng bước nâng cao mức độ của nó
thì xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm cho trường về CSVC như:
Phải đầu tư hầu như toàn bộ bàn ghế cho học sinh, vì hiện nay có đến 90% số
bàn ghế học sinh đang ở tình trạng đã qua gia cố rất nhiều lần để ngồi tạm; Thiết
bị phục vụ cho công tác dạy và học cũ kĩ, thiếu thốn; Sách giáo khoa, sách tham
khảo cũ, rách, thiếu hụt không đủ phục vụ cho yêu cầu giảng dạy và học tập;
thiếu máy chiếu…
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 12
2/ Đề nghị Hội đồng xét, công nhận sáng kiến Thành phố Cà Mau; Hội
đồng xét, công nhận sáng kiến tỉnh Cà Mau xét sáng kiến trên đây của tôi đạt
cấp thành phố, cấp tỉnh. Nếu được công nhận, tôi mong sẽ được triển khai đến
các trường để cùng thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Ý kiến xác nhận Lý Văn Lâm, ngày 20/6/2012
của thủ trưởng đơn vị Người viết
Lê Ngọc Len
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 13

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG KHI VIẾT SÁNG KIẾN
THCS – Trung học cơ sở.
UBND – Ủy ban nhân dân.
HĐKH – Hội đồng khoa học.
HĐSP – Hội đồng sư phạm.
PHT – Phó hiệu trưởng.
PHTCM – Phó hiệu trưởng chuyên môn.
PCCM – Phân công chuyên môn.
TTCM – Tổ trưởng chuyên môn.
GV – Giáo viên.
GVCN – Giáo viên chủ nhiệm.
GVBM – Giáo viên bộ môn.
GVDG – Giáo viên dạy giỏi.
CNTT – Công nghệ thông tin.
HSSS – Hồ sơ sổ sách.
CSVC – Cơ sở vật chất.
SÁNG KIẾN NĂM 2012-2013 Trang 14

×