Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em Trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.84 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong bối cảnh các nước trên thế giới nói chung ở Việt Nam nói riêng đang phải đối
mặt với nạn ô nhiễm môi trường mà một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô
nhiểm môi trường chính là ý thức của con người. Vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi
trường là vấn đề vừa cấp bách vừa lâu dài phải được thực hiện bởi quá trình giáo dục
của cả hệ thống giáo dục quốc dân.Trong đó việc giáo dục môi trường cho trẻ mầm
non cũng không kém phần quan trọng.Mặc dù bậc học mầm non mới chỉ là bậc học
đầu tiên trong hệ thống giáo dục ,các cháu như bút măng non,tâm hồn như trang giấy
trắng.Điều này cũng đủ để chúng ta thấy rằng giáo dục cho trẻ mầm non là rất quan
trọng cũng như chúng ta phải làm thế nào để tờ giấy trắng kia trở thành trang lịch sử
có ý nghĩa và chúng ta phải làm thế nào để giáo dục thế hệ trẻ mầm non trở thành
công dấn tốt của đất nước nhà.Vì ở lứa tuổi này là đang trong giai đoạn phát triển
tư duy và định hình về nhân cách,trẻ mầm non dễ tiếp thu những giá trị mới đồng
thời có thể là dấu ấn lâu dài những biểu tượng ban đầu.Do đó việc đưa giáo dục bảo
vệ môi trường vào hoạt động hằng ngày sẽ giúp trẻ có được thái độ,hành vi đúng
đắn đối với môi trường xung quanh,thông qua giáo dục môi trường trẻ biết yêu quý
và trân trọng những giá trị của cuộc sống,biết thân thiện với môi trương ngay khi
còn nhỏ.
Bản chất của giáo dục môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp những hiểu biểu
về môi trường cho trẻ,trên cơ sở đó hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với môi
trường xung quanh.Chính vì vậy để chuyển những tri thức hiểu biết về môi trường
thành thái độ hành vi tốt đối với môi trường thì việc giáo dục này cần phải tiến hành
ngay trong môi trường sống của trẻ và tận dụng các tình huống các hoạt động sinh
hoạt hằng ngày của trẻ khi ở trường mầm non.
Từ nhận thức nêu trên bản thân tôi xét thấy sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ mầm non nên tôi thiết nghĩ và đã chọn đề tài “Giáo dục bảo vệ môi
trường cho trẻ ở trường mầm non”Đặc biệt là những trẻ mầm non đang học và sẽ
học ở dưới mái trường mầm non Hoa Sen.
1.Cơ sở lý luận:


Thấy rỏ sự ảnh hưởng tình hình môi trường các nước trên thế giới cũng như thực
trạng môi trường của Việt Nam đã bị suy thoái về tài nguyên đất,tài nguyên nước
ngọt,nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng do hoá chất,chất thải độc hại làm ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khoẻ con người đặc biệt là trẻ em sẽ rất dễ mắc bệnh phổi
khi môi trường không khí bị ô nhiễm.Đứng trước bậc thềm nguy hiểm tác hại đến
đời sống sinh hoạt của công dân Việt Nam Bộ chính trị đã ra Nghi Quyết số 41 về
bảo vệ môi trường đồng thời Bộ Giáo dục đã ra chỉ thị số 02 về tăng cường công tác
bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.Bộ giáo dục xác định rỏ mục
tiêu và đưu ra nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp học.Cụ thể hơn là tại Điều 4 của luật
bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thông qua ngày 27-12-1993 xác định trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân, đều phải tham gia bảo vệ và giáo dục môi trường.Đồng
thời Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường
đến 2020.
Nghị quyết TƯ ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị nhấn mạnh tuyên truyền giáo
dục ,nâng cao nhận thức cho mọi người là giải pháp quan trọng nhất trong 7 giải
pháp bảo vệ môi trường.Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình sách
giáo khoa và tăng dần thời lượng,hình thành môn học chính khoá đố với các bậc
học.Trong cùng một nội dung Vụ giáo dục Mầm non ,Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ
thị tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
2.Thực trạng môi trường ở trường mầm non” Hoa Sen”
a.Thuận lợi:
- Trường đạt chuẩn Quốc gia khuôn viên sân chơi đảm bảo đúng quy cách,được
trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Trường không có điểm vệ tinh nên công tác kiểm tra giám sát các hoạt động trong
trường có nhiều thuận lợi.
- Khuôn viên có trồng nhiều cây xanh ,hoa kiển để cho trẻ dạo chơi,quan sát,tạo
điều kiện tốt cho trẻ khám phá và làm quen với môi trường xung quanh.
- Có trang bị phòng hành chánh theo chuẩn,lớp học có đầy đủ tiện nghi như ti vi đầu
đĩa ,máy chiếu và đồ dùng đồ chơi.
- Trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên đạt từ trên chuẩn trở lên,điều kiện kinh tế

chi em ổn định mỗi giáo viên có trang bị riêng cho mình một máy tính,tạo điều kiện
thuận lợi cho việc dạy và học.
b.Khó khăn:
- Trường không nằm ngay lộ nên việc thu gom rác rất khó khăn,xử lý rác chưa kịp
thời trong khi rác thải sinh hoạt nhà trường càng ngày càng tăng do các cháu mang
quà bánh đến trường lớp rất nhiều mà bản thân phụ huynh đưa các cháu đến trường
lại thiếu ý thức vấn đề môi trường,quăn ném rác chưa đúng nơi qui định.
- Lượng học trò thì đông đường đi hẹp,đến giờ cao điểm thường hay nghẽn tắt
đường lưu thông, tình trạng cống thoát nước nhà trường chưa thông thỉnh thoảng bị
ứ động nước bởi những đám mưa to,đường đi vào sân trường hay bị ngập nước, khu
vui chơi trẻ kém vệ sinh không đảm bảo an toàn cho những giờ hoạt động ngoài trời
và thể dục buổi sáng.
- Giáo viên chưa lưu ý việc bố trí phòng lớp,đồ dùng đồ chơi chưa được sắp xếp
ngăn nắp gọn gàng dẫn đến môi trường học tập trẻ hiệu quả chưa cao.
- Còn một số cháu chưa ý thức cũng như chưa có thói quen tốt khi đi vệ sinh,chưa
biết giử gìn vệ sinh chung,ăn bánh kẹo còn bỏ rác bừa bãi.
- Sự am hiểu về môi trường của một số giáo viên,nhân viên còn nhiều hạn chế,chưa
cơ bản mối quan hệ tác động đến môi trường từ đó việc bảo vệ môi trường và áp
dụng giáo dục tích hợp môi trường vào trong các hoạt động hằng ngày cho trẻ chưa
thiết thực và hiệu quả.
- Tay nghề của một số giáo viên trong việc sử dụng phương pháp giáo dục tích hợp
môi trường vào trong các môn học hiệu quả chưa cao.Chưa có đủ khả năng thiết kế
giáo án điện tử ,việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy còn nhiều
hạn chế,thao tác sử dụng trình chiếu chưa thuần thuật dẫn đến hiệu quả thấp.
- Vì lợi ích kinh tế trước mắt của một số hộ gia đình lân cận,kế cận nhà trường xây
trang trại trăn nuôi gia súc gia cầm, trong khi điều kiện thoát chất thải chưa đảm bảo
vệ sinh môi trường cho cộng đồng sự ô nhiểm môi trường không khí cho rất nhiều
người dân đặc biệt là với các cháu ở trường mầm non.
Từ những khó khăn nêu trên với vai trò là phó hiệu trưởng trường mầm non cũng
nhiều lần tôi trăn trở không biết làm thế nào để khắc phục được vấn đề về môi

trường? Giải quyết vấn đề bắt nguồn từ đâu?Sử dụng biện pháp nào cho hữu hiệu?
cuối cùng tôi đưa ra quyết định chọn một số giải pháp sau:
III/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG CHO TRẺ Ở
TRƯỜNG MẦM NON:
1.Công tác tham mưu kết hợp tuyên truyền:
Xét thấy tình hình rác thải của nhà trường đang gặp khó khăn,môi trường không khí
đang bị đe doạ,do không có nơi xử lý rác,không có thùng rác ,không có người thu
gom rác bên cạnh còn bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân khác đó là chuồn trại
chăn nuôi của các hộ gia đình lân cận,kế cận .Nếu vấn đề trên không kịp thời giải
quyết thì sẽ ảnh hưỡng rất lớn đến môi trường không khí của khu vực đặc biệt là
sức khoẻ của các cháu.Với quan điểm “Một cây làm chẳng nên non…”Nên bản
thân tôi thiết nghĩ việc tham mưu với lãnh đạo và phối hợp cùng các bộ phận trong
nhà trường để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất.Tuy nhiên khi giải quyết vấn đề
chúng tôi cũng phải trang bị cho mình những cơ sở pháp lý và phải phù hợp với đặc
điểm tình hình thực tế ở địa phương.
Quốc hội đã thông qua tại điều 4 luật bảo vệ môi trường năm 1993 nội dung nhấn
mạnh”Nhà Nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện,phổ biến pháp luật bảo vệ môi
trường,các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tham gia hoạt động bảo vệ - Giáo
dục môi trường”
Trên cơ sở đó ban giám hiệu đồng tổ chức họp phụ huynh với mục đích tuyên
truyền sâu rộng nhằm giúp phụ huynh hiểu rỏ vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân
và tổ chức chính quyền, hơn thế nữa là giúp phụ huynh thấy rỏ về bản chất của môi
trường,lợi ích của việc bảo vệ môi trường và tính phức tạp của môi trường tác hại
đến đời sống con người.Đồng thời yêu cầu phụ huynh hợp tác chặt chẽ với nhà
trường trong việc bảo vệ và giáo dục bảo vệ môi trường cho các cháu ở gia đình.Đề
nghị các cháu hạn chế tối đa việc mua bánh kẹo mang theo đến trường lớp,để giảm
bớt đi lượng rác thải ,chỉ ra cái khó khăn của việc xử lý rác của trường và nêu lên
một số lưu ý trường hợp vức rác bừa bãi trên sân trường.Thông qua dịp này phụ
huynh có thể nhìn lại hành vi vức rác bừa bãi trên sân trường của mình là kém văn
minh và tự động điều chỉnh lại hành vi của mình.

- Tham mưu đề xuất kiến nghị lên lãnh đạo cấp xã cũng như chính quyền địa
phương can thiệp,xử lý các chuồn trại chăn nuôi, lân cận ,kế cận trường học gây ô
nhiễm môi trường xung quanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ trẻ ở trường
mầm non , để lãnh đạo có hướng giải quyết kịp thời tháo gỡ những khó khăn trước
mắt cho nhiều người. trả lại cho không khí môi trường trong lành cho những đứa trẻ
để phụ huynh không còn nỗi lo khi biết con em mình học trong môi trường ô
nhiểm.Tuy nhiên bản thân nhà trường cũng không nên chủ quan mà phải chủ động
liên hệ các bộ phận chức năng,đối tượng xử lý rác thải kịp thời không để tình trạng
rác thải ứ động lâu ngày.
- Tham mưu với hiệu trưởng về tình hình cống thoát nước hiện nay của nhà trường
thường xuyên bị ứ động do những đám mưa to gió lớn, trong khi sân chơi của trẻ lại
đang xuống cấp,điều này cũng làm ảnh hưởng khá nhiều đến môi trường hoạt động
ngoài trời của trẻ.Mặc khác không đảm bảo an toàn thân thể trẻ khi vui chơi vì
những nơi ẩm ước lâu ngày sẽ có những sợi rêu xanh bám vào nơi ấy,đối với trẻ
thường hay bất cẩn khi trẻ tiếp xúc với những chỗ không an toàn,đấy cũng là trách
nhiệm nặng nề mà nhà trường phải đặc lên vai,các cô giáo cũng rất lo sợ gũi go khi
trường hợp không mai rơi vào học trò mình thế là vô tình các cô phải chụi trách
nhiệm vì không hoàn thành tốt trong 6 nhiệm giáo viên mầm non.
Vấn đề đặt ra chính là tình hình chung của nhà trường và phụ huynh nên tôi tham
mưu với hiệu trưởng xin ý kiến lãnh đạo xã Trí Phải cho phép tổ chức “Vận động
xã hội hoá giáo dục”để nâng cấp đường đi và sân chơi cho trẻ tạo điều kiện cho trẻ
có môi trường “Học mà chơi chơi mà hoc” được tốt hơn.Đồng thời mở thêm đường
ra vào cổng phụ để giảm tải lượng phụ huynh đưa đón trẻ nhằm đảm bảo an toàn
giao thông trước cổng trường.Cuộc vận động xã hội hoá giáo dục diễn ra dưới hình
thức tự nguyện trên tinh thần ủng hộ của từng tập thể cá nhân, đối tượng mà chúng
tôi kêu gọi trước mắt là cán bộ đảng viên,giáo viên,nhân viên trong toàn trường,
mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn xã Trí Phải cùng các bậc phụ huynh học
sinh.
2/ Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên nhân viên:
Qua nhận xét đánh giá cuối các chủ đề trong nội dung chương trình giáo dục tích

hợp môi trường cho trẻ cũng như đã thực hành kiểm tra dự giờ các tiết dạy có nội
dung liên quan đến môi trường tôi khẳn định rằng sự am hiểu về môi trường của một
số giáo viên chưa toàn diện,truyền thụ kiến thức cho trẻ còn thiếu tự tin,chưa mạnh
dạn khai thác kiến thức cho trẻ về môi trường.Nguồn minh chứng mà tôi đề cập đến
là do một số chị em bận nhiều việc ở gia đình chưa có thời gian tham khảo tài
liệu,tuy nhiên cũng còn vài chị em ngại học hỏi,thiếu sự kiên nhẫn trong việc tự học
tập rút kinh nghiệm,chưa có nghệ thuật đút kết kiến thức từ những cái hay,cái cần
cho bản thân.
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở
trường mầm non tôi tiến hành lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
về nội dung “Giáo dục bảo vệ môi trường”

×