Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học phân môn tập làm văn đạt kết quả cao.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.68 KB, 10 trang )

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Lí do chọn đề tài
Trong các môn học ở bậc tiểu học tập làm văn là một phân môn rất quan trọng đòi
hỏi học sinh phải có vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và biết vận dụng từ ngữ phù hợp.
- Tập làm văn là phân môn rèn luyện kĩ năng nói, viết, bằng cách nhìn, cách nghĩ,
cảm nhận, cách diễn đạt của học sinh, giúp các em phát triển khả năng tưởng tượng,
mở rộng vốn từ, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, các em có tình cảm yêu mến
giàu ước mơ là những phẩm chất mở đường cho khả năng sáng tạo, giúp các em gắn
bó với thiên nhiên, với con người, làm nảy nở tâm hồn tình cảm của trẻ thêm phong
phú, định hướng cái thiện, cái mĩ, thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Đó là nhân tố
quan trọng góp phần hình thàn nhân cách tốt của trẻ giúp các em có tâm hồn văn học,
có tình yêu quê hương đất nước.
* Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường sở tại, hiện nay việc dạy môn
tập làm văn có rất nhiều hạn chế và chưa đạt kết quả như mong muốn là do nhiều
nguyên nhân, đa số giáo viên chưa định hình được phương pháp giảng dạy cũng như
trình tự tiến hành của một bài tập làm văn như thế nào cho phù hợp với mục đích và
nội dung của bài học đặt ra, mặt khác học sinh tiểu học năng lực tư duy còn hạn chế,
kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của các em chưa cao. Trình độ học sinh tại địa phương
không đồng đều. học sinh rất ngại học văn.
- Đứng trước thực trạng như vậy và rút kinh nghiệm qua nhiều năm dạy-học lớp 5.
Tôi thấy các em đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho các em niềm say
mê, để bồi dưỡng các em trở thành học sinh có năng khiếu, những nhân tài có tâm hồn
văn học.
Chính vì những lí do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài:
“Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học phân môn tập làm văn đạt hiệu quả ”
2/ Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :
- Biết chuẩn bị bài trước giờ lên lớp:
- Luyện kĩ năng sắp xếp diễn đạt câu văn theo từng thể loại- kiểu bài
- Giúp các em có những kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lựa chọn ý.
- Có kĩ năng lập dàn ý, vận dụng ngôn ngữ để trình bày bài tập có liên quan, nắm


vững cho dàn bài chung cho từng thể loại, kiểu bài để đi đến lập dàn bài chi tiết, viết
đoạn văn, liên kết đoạn để hoàn chỉnh một bài văn.
- Có kĩ năng quan sát, xây dựng nhân vật, cảm xúc, vốn sống, vốn hiểu biết của các
em.
- Có khả năng trình bày một bài văn nói viết theo đề tài đã cho.
3/ Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5 trường tiểu học Biển Bạch Tân-Biển Bạch-Thới Bình-Cà Mau.
-Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi có phân loại đối tượng học sinh theo trình độ
từ đầu năm học, sự chuẩn bị bài theo đề tài luyện tập, theo hai hình thức nói và viết.
4/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Văn miêu tả - Tả cảnh- Tả người- Các loại văn khác - Báo cáo thống kê- Đơn
- Các kĩ năng làm văn, phân tích đề bài, nhận diện kiểu văn bản.
- Xác định dàn ý của bài văn đã cho,quan sát đối tượng, tìm ý và sắp xếp ý thành dàn
ý.
- Xây dựng đoạn. Liên kết các đoạn. Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
5/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra. - Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II/ NỘI DUNG - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1/ Cơ sở lí luận:
- Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của dạy- học, có
tác dụng chỉ đạo tòan bộ tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy-
học.
- Đòi hỏi họat động ngôn ngữ thường xuyên, đó là những bài tập miệng, bài viết
trình bày ý nghĩa, ứng dụng lí thuyết vào thực hành, giải quyết những vấn đề cụ thể
của ngữ pháp, chính tả, tập làm văn phải làm giàu bằng con đường từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn cần phải tác động bằng vật thật và bằng lời. Mặt khác các em cần
được nghe.
2/ Cơ sở thực tiễn :
Biển Bạch là xã vùng sâu và xa, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhận thức của

học sinh không đồng đều, đặc bịêt sự quan tâm của phụ huynh còn hạn chế, công vịêc
chuẩn bị bài còn sơ sài, nên cũng làm ảnh hưỏng đến kết quả học tập của học sinh.
- Việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp trong dạy học chưa được giáo viên vận
dụng triệt để .
- Học sinh chưa biết phân tích đề và làm bài theo từng thể loại.
- Học sinh chưa biết dùng dàn bài chung để lập dàn bài chi tiết cho từng đề bài.
- Đối với học sinh yếu chưa biết chọn ý, tìm ý.
- Học sinh trình bày một đoạn văn còn lúng túng, không diễn đạt được, khi viết thì
câu văn còn rườm rà, chưa xếp ý cho đúng.
- Các tiết tập làm văn ở những tuần đầu luyện tập được thống kê chất lượng như
sau.
* Kết quả kiểm tra ở những tuần đầu:
Lớp học có 26 em: + Chuẩn bị bài trước: 12/26 em
+ Biết trình bày đoạn văn viết: 9/26 em
+ Biết nhận xét bài làm của bạn 7/ 26 em
3/Nội dung và biện pháp cần giải quyết:
• Việc chuẩn bị của học sinh trước giờ lên lớp:
- Chuẩn bị ở mỗi bài, mỗi tiết khác nhau nhưng phải chu đáo, cặn kẽ.
Ví dụ: học văn miêu tả người: tả em bé tập nói, tập đi là tả hoạt động của em bé,
ở bài này thì phần giới thiệu hình dạng được lướt nhanh qua đến lúc tả hoạt động thì
chậm lại để nêu từng chi tiết hoạt động.
+ Lúc tập nói: bé nói gì? Dáng điệu ra sao?
+ Lúc tập đi: dáng điệu, cử chỉ, động tác nào đáng yêu nhất?
+ Thái độ cử chỉ với người xung quanh?
+ Khi tiếp xúc với người quen, người lạ, em có biểu hiện gì ở nét mặt?
• Giúp học sinh luyện viết câu:
- Hướng dẫn viết đúng ngữ pháp, thể hiện được ý cần nói, giàu hình ảnh, nói lên
được sắc thái, đặc điểm riêng của đối tượng tả.
Ví dụ: Văn tả người. “Tả mái tóc”
- Với học sinh yếu: Tóc Hoa hơi vàng.

- Với học sinh trung bình: Hoa có mái tóc rất dài, đen nháy, phủ kín hai vai.
- Với học khá giỏi: Mẹ có mái tóc rất dài, óng mượt rất tự nhiên, không lẫn với bất kì
mái tóc của bạn nào trong lớp.
• Rèn kĩ năng sắp xếp diễn đạt theo từng thể loại- kiểu bài:
- Hướng dẫn tìm ý, sắp xếp ý thành các đoạn mở bài, thân bài và kết bài.

Ví dụ: Đề bài : Em hãy lập dàn ý tả một người bạn thân của em.
+ Hồng học chung lớp với em.
+ Bạn chơi thân với em từ năm lớp hai.
+ Chúng em rất thân nhau.
+Em sẽ cố gắng chân thành với Hồng để tình bạn của chúng em mãi mãi bền lâu.
+ Mỗi khi bạn nghỉ học, em cảm thấy nhớ nhớ.
+ Bạn có nước da ngăm ngăm.
+ Thầy giáo rất hay khen bạn vì bạn hay phát biểu và hiểu bài rất nhanh.
+ bạn rất hay cười.
+ Bạn có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong.
+ bằng tuổi em nhưng Hồng đứng chỉ đến vai em.
+ mái tóc bạn không đen như tóc em mà vàng hoe, khen khét mùi nắng.
+ Bạn viết chữ rất đẹp, còn được chọn đi dự thi viết chữ đẹp vòng huyện và còn
đạt giải ba trong kì thi.
+ Cô giáo hay lấy bạn làm gương cho chúng em noi theo để rèn chữ viết.
+ Mỗi khi bạn cười, hai lũm đồng tiền hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen.
+ Ban rất vui vẻ và luôn giúp đỡ bạn bè.
* Sau khi tìm ý, học sinh sắp xếp ý thành các đoạn mở bài, thân bài, kết bài:
Giúp h ọc sinh nắm vững dàn bài chung , từng thể loại, kiểu bài
- Giúp học sinh chọn lọc chi tiết, những tiêu biểu nổi bật gây ấn tượng sẽ làm cho
đối tượng này không giống đối tượng khác.
Ví dụ: Tả về bác nông dân cày ruộng phải khác với chú bác sĩ - qua cử chỉ, lời nói,
cách ăn mặc, cách ứng xử với mọi người xung quanh … tìm những chi tiết để làm nổi
bật từng người.

• Rèn kĩ năng quan sát, tư duy :
- Hướng dẫn học sinh quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ tổng
quát đến cụ thể, quan sát theo nhiều hình thức, quan sát trực tiếp hay qua phim ảnh…
Ví dụ: Tả về cảnh đẹp về đêm trăng.Giáo viên giợi ý
- Ngắm trăng vào lúc nào?. Đêm trăng có gì đẹp? ( cây cối, con người, hồ nước, tiếng
côn trùng, ánh trăng chiếu…)
Ví dụ: học văn tả cảnh, để tả ngôi trường em tốt ở tiết học sau, phải dặn học sinh
quan sát kĩ ngôi trường nằm ở đâu? Quan sát từ ngoài vào trong, nhìn từ xa đến gần,
thấy những gì trước, những gì sau? Như cổng trường, sân trường, đến các phòng học,
nêu cả bên trong phòng về cách trang trí từng phòng, rồi đến quan sát vườn trường từ
bao quát đến chi tiết.
- Ngoài những việc làm trên, giáo viên cũng cần quan tâm đến cách đánh giá
nhận xét, nêu gương cho học sinh, cần khuyến khích, khen ngợi các em có đoạn văn
hay, những từ ngữ tạo ra câu văn sinh động, học sinh biết dùng biện pháp nhân hóa
hay so sánh để các em có cách diễn đạt ý riêng cho bài văn của mình. Giáo viên cũng
cần chỉ ra những điểm sai cần sửa để học sinh khắc phục trong các bài văn khác.
- Đối với học sinh yếu cũng nên khen ngợi kịp thời, động viên tinh thần học tập
của các em, có thế học sinh sẽ tự tin, giúp việc luyện tập học văn sẽ không còn sợ sệt
hay chán nản.
4/ Kết quả mang lại:
* Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài cho lớp mình, đã đạt được kết quả
rất cao.
- Học sinh biết phân tích để tìm ra trọng tâm bài.
- Học sinh biết dựa vào bài văn cho sẵn để rút ra dàn bài chung, rồi đi đến dàn bài
chi tiết, chuẩn bị trước để viết một đoạn văn.
- Biết diễn đạt câu văn rõ ràng, đúng ngữ pháp, biết nhận xét bài bạn, biết sửa chữa,
bổ sung cho đoạn văn của mình hay hơn, chủ động, sáng tạo trong làm bài.
* Qua những bài ôn tập kiểm tra qua từng học kì tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ
rệt.
*/ Kết quả chuyển biến :

Lớp học có 26 em: + Chuẩn bị bài trước: 26/26 em
+ Biết trình bày đoạn văn viết: 24/26 em
+ Biết nhận xét bài làm của bạn 22/ 26 em
*/ Kết quả chuyển biến theo từng giai đoạn như sau
Điểm
4 5 6 7 8 9
Đầu năm
15 5 4 1 1
Giữa HKI
6 7 6 3 3 1
Cuối HKI
2 3 5 6 6 4
Giữa HKII
4 8 7 7
Cuối HKII
1 8 8 9
III/ Phần kết luận:
Với việc áp dụng các biện pháp dạy học trên tôi thấy rằng việc dạy học phân
môn tập làm văn ở lớp 5 tổ khối 5 chúng tôi bước đầu đã có kết quả rất khả quan, học
sinh hứng thú trong giờ học, biết cách quan sát , lập dàn ý và diễn đạt ý thành những
câu văn giàu hình ảnh, tư duy hình tượng, biết vận dụng các biện pháp so sánh, nhân
hóa, có sáng tạo khi làm bài tả nhân vật, đồ vật
Qua đó chúng ta thấy các biện pháp giảng dạy phân môn tập làm văn mục tiêu đề ra
là trong dạy học không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, chỉ có trình độ và
năng lực của người giáo viên là quyết định đến chất lượng của học sinh, khi nào người
giáo viên làm chủ được kiến thức, lên được kế hoạch dạy-học, hiểu rõ được nhu cầu
khả năng của học sinh, khai thác, tận dụng hết ưu điểm của sách giáo khoa và đồ dùng
dạy học sẽ tạo ra chất lượng của mỗi tiết dạy.
Chính vì vậy bản thân tôi nghĩ rằng để dạy tốt phân môn tập làm văn nói riêng và
các môn học khác nói chung, người giáo viên phải không ngừng học tập, trau dồi

chuyên môn. Chúng ta cần tích cực đổi mới phương pháp dạy -học bắt đầu từ việc đổi
mới cách thiết kế bài soạn, tổ chức các hoạt động dạy và học phù hợp, phong phú và
đa dạng phù hợp với từng loại bài, đặc điểm tâm lý của học sinh. Điều quan trọng là
người giáo viên phải tạo cho học sinh sự hứng thú trong giờ học, để làm được việc đó
người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học để giúp học sinh học tập
mang lại hiệu quả cao hơn .

Biển Bạch ngày 28 tháng 03 năm 2013
Xác nhận của Thủ Trưởng đơn vị Người thực hiện



LÊ HÙNG VĨ NGUYỄN THỊ HƯỜNG
Xác nhận của cấp trình khen

×