Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một số biện pháp phối hợp của Hiệu trưởng với Ban đại diện và phụ huynh học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.54 KB, 2 trang )

1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hòa Tân, ngày 20 tháng 02 năm 2013
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến : Một số biện pháp phối hợp của Hiệu trưởng với Ban
đại diện và phụ huynh học sinh
- Tên cá nhân thực hiện : Lâm Văn Tính
- Thời gian đã được triển khai thực hiện : Từ ngày 12/9/2012 đến ngày 20/
5/2013.
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội hiện nay trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định, phát huy được sức mạnh
tổng hợp và huy động được các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích
cực vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan, công tác phối hợp còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời
với nhu cầu về chất lượng và số lượng nguồn nhân lực của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng một số trẻ em chưa được hưởng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục
tốt nhất; vẫn tồn tại một bộ phận học sinh có biểu hiện vi phạm về đạo đức, có lối
sống hưởng thụ, va vào các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.
Qua nhiều năm công tác tại Trường Tiểu học Hòa Tân 2, tôi nhận thấy việc
quan tâm đến con em cả về nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi quản lí việc học tập,
rèn luyện của con em, nhiều bậc cha mẹ học sinh còn lơ là, còn tâm lí khoán trắng
cho nhà trường, cho giáo viên nhất là việc học tập. Đây là một khó khăn không
nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường; mặt khác do ảnh hưởng
của bệnh thành tích nên việc đánh giá học sinh vẫn còn chưa thực chất vì thế đã
gây sự chủ quan cho cả phụ huynh lẫn giáo viên. Sau khi ổn định công tác tổ chức
nhà trường, tôi chủ động đi sâu vào chất lượng và năng lực học tập của học sinh,
qua kết quả khảo sát đầu năm học 2012-2013 với tinh thần kiểm tra chặt chẽ và


nghiêm túc thì chất lượng học sinh rất đáng lo ngại. Đồng thời với nề nếp
sinh hoạt của học sinh trong ăn mặc, lời nói, giờ giấc, lời lẽ giao tiếp, thói quen
trong học tập đã thể hiện sự thiếu quan tâm của gia đình. Đây chính là sự phối hợp
chưa đồng bộ và chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Đến nay, nề nếp
2

×