Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN TRONG VIỆC DẠY TRẺ LÀM QUEN MÔN TẠO HÌNH VỚI TRẺ 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.6 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN TRONG VIỆC DẠY
TRẺ LÀM QUEN MÔN TẠO HÌNH VỚI TRẺ 5 TUỔI
 & 
Người thực hiện: Quách Thị Ngọc Như
ĐƠN VỊ : Trương Mầm non Thị Trấn
PHẦN MỘT: ĐĂT VẤN ĐỀ
Đối với trẻ mầm non, tạo hình là một bộ môn vô cùng quan trọng không thể
nào thiếu được, vì nó góp phần trong việc phát triển sự nhanh nhẹn, và sự linh hoạt
và hình thành nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Song song với môn này là
môn làm quen chữ viết, hai môn học này phải đi song song với nhau để giúp cho
trẻ, phát triển tư duy trìu tượng, và phát triển trí óc sáng tạo.
Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, ở lứa
tuổi này môn tạo hình là một môn rèn luyện cho trẻ cách cầm bút để rèn luyện các
giác quan nhanh nhẹn, và luyện cho trẻ tính tự tin và sáng tạo, để trẻ tự sáng tạo ra
để vẽ thành một bức tranh mà trẻ thích, qua đó trẻ có thể cầm bút tô được thành
một bức tranh, và trẻ tô được những chữ cái mà cô đã dạy một cách thành thạo.
Do vậy ở năm cuối cùng của bậc học này chuyên môn mầm non đóng vai trò
vô cùng quan trọng, nhất là đối với giáo viên lớp lá hiện nay. Trẻ em của chúng ta
còn một số trẻ cầm bút chưa đúng, ngồi chưa đúng tư thế, chiếm số lượng cao,…
Để trẻ nhận thức những kỹ năng cơ bản biết cách cầm bút, ngồi đúng tư thế tô màu
vẽ tranh những hình ảnh gần gủi, biết yêu quý thiên nhiên, yêu quý cái đẹp, loại bỏ
những cái hư cái xấu.
Hình thành ở trẻ thói quen biết cầm bút bằng tay phải, biết tô màu, và biết cầm
bút vẽ những bức tranh những con vật gần gũi , hoặc phong cảnh đẹp của thiên
nhiên, biết để vở cách tầm mắt 25-30 cm, biết ngồi thẳng lưng không tì ngực vào
bàn để vẽ.
Nắm bắt được một số đặc điểm ở lứa tuổi này (5 tuổi) tôi nhận thấy ở môn
làm quen tạo hình là môn để giúp trẻ vững vàng trong việc phát triển và hình
thành nhân cách và giúp trẻ phát triển toàn diện về cả năm mặt “Đức, trí, lao, thể,
mĩ ” từ đó tôi kết hợp với giáo viên ở các lớp trong khối cùng đưa ra những yêu


cầu cần thiết đối với môn này những kiến thức, kỹ năng, vẽ các nét cơ bản, vẽ nặn
để có hiệu quả cao. Đối với môn tạo hình muôn cho trẻ thu hút vào môn học thì
ngươi giáo viên cần tìm tòi nhừng bức tranh đẹp có màu sắc đẹp, và những câu
chuyện hay, để trẻ cóthể tưởng tượng vẽ lại được các nhân vật mà trẻ thích, qua đó
giáo viên phải tạo môi trường thoải mái và thoáng mát cho trẻ.
PHẦN II: THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
Là người phụ trách về chuyên môn, nhờ có sự nhiệt tình ủng hộ của các khối
trưởng và giáo viên cùng kết hợp chặt chẽ nên tôi có rất nhiều thuận lợi như:
Đồ dùng, đồ chơi minh họa cho tiết dạy môn học này được Ban giám hiệu
trang bị đầy đủ, bên cạnh đó hàng tuần giáo viên tập trung làm thêm đồ dùng minh
họa cho từng tiết theo từng chủ đề, chủ điểm như làm mô hình, tranh, con rối, tranh
mẫu, câu đố nhờ đó chúng tôi đã thực hiện tốt và kịp thời theo chương trình giáo
dục mầm non mới đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó cũng có sự giúp sức của các bậc
phụ huynh học sinh hỗ trợ thêm đồ dùng, đồ chơi, dạy thêm trẻ vẽ qua các tiết
hoạt động góc hoặc lồng ghép vào các tiết học, câu truyện ở nhà. Nhiều phụ huynh
đã quan tâm đến môn tạo hình, và liên hệ với giáo viên mua sách theo chương trình
để dạy thêm cho con mình, vì thế mà việc giảng dạy có nhiều thuận lợi hơn, đối
với môn tạo hình phụ huynh yêu cầu cô vẽ mẫu cho trẻ về nhà cháu vẽ và tô màu
lại… nhờ có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường mà kết quả học tập của các
cháu đạt hiệu quả hơn.
2. Khó khăn:
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn gặp một số khó khăn vướng mắt như sau:
Còn một số ít giáo viên, dạy môn tạo hình còn hạn chế, giờ dạy chưa đạt hiệu quả
cao,… ngoài ra còn một số học sinh còn chưa biết cầm bút để vẽ những nét cơ bản
và chưa biết màu sắc, chưa biết bố cục thành bức tranh, một số trẻ chưa được học
qua lớp mầm, chồi nên còn khó khăn trong việc cầm bút. Còn một số phụ huynh
chưa quan tâm đến con em mình, gửi xe ôm đưa đón bỏ việc dạy dỗ cho giáo viên
nên giáo viên không có điều kiện để trao đổi về tình hình học tập của con em mình.
Và cũng từ thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp dạy trẻ 5 tuổi

học tốt môn tạo hình như sau:
PHẦN III. BIỆN PHÁP
Đối với trẻ ở 5 – 6 tuổi ở giai đoạn này trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên
nhiên, nhận biết được màu sắc, nhận xét và đánh giá được bức tranh này đẹp, qua
cách bố cục của bức tranh, và biết giữ gìn đồ dùng, không vẽ bậy lên tường và nơi
công cộng …
Bức tranh đẹp chứa đựng của cuộc sống thực tại bao gồm cảnh đẹp thiên
nhiên, quê hương đất nước, xã hội, con người, và các con vật được diễn tả truyền
đạt bằng những bức tranh đep, bằng những nét vẽ đa dạng độc đáo, khi được học
vẽ trẻ bắt đầu được cảm nhận về thế giới xung quanh hiện tượng thiên nhiên,
những gì gần gũi ở môi trường sống, vì vậy để cho việc giảng dạy của giáo viên có
hiệu quả hơn. Trước hết tôi cùng giáo viên thực hiện biện pháp:
1. Phân loại đối tượng:
Chia trẻ ra từng nhóm: Trước khi thực hiện tôi đã xuống lớp cùng giáo viên
nắm được đặc điểm của từng trẻ trong lớp, trẻ tiếp thu bài nhanh, vẽ được chia trẻ
làm một nhóm. Trẻ vẽ được nhưng chậm tiếp thu còn nhút nhát, tôi chia làm một
nhóm. Các cháu vẽ yếu, tô màu chưa đẹp, hay nghịch phá tôi sắp để trẻ ngồi gần
giáo viên để giáo viên chú ý nhiều và gợi ý cho cháu vẽ và tô màu, còn đối với các
cháu nghịch phá là dạng cá biệt thì thường xuyên gợi hỏi trẻ trả lời cách nét vẽ,
gây sự tập trung chú ý của trẻ, sau đó dần dần tôi sẽ hướng cho trẻ vẽ được thành
bức tranh, để hình thành thói quen về nền nếp học tập ở trẻ.
2. Xây dựng kế hoạch:
- Đầu năm học kết hợp cùng giáo viên tìm tòi những tranh ảnh, những mô
hình phù hợp với nội dung và theo từng chủ đề chủ điểm.
- Tăng cường hàng tháng làm thêm đồ dùng, đồ chơi, hình ảnh trực quan
sinh động, những con thú, làm thêm những con rối và làm thêm một số dụng cụ
cây cảnh cỏ, hoa, quả, con vật, những bài thơ cấu đối để gây sự hứng thú cho trẻ .
- Bên cạnh đó cần tuyên truyền ghi các đề tài sắp dạy vẽ lên góc tuyên
truyền để phụ huynh về nhà dạy thêm cho con em mình cần có sự kết hợp chặt chẽ
giữa phụ huynh và giáo viên để sự giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.

3. Hướng dẫn trẻ thực hành các thao tác, phương pháp giải quyết vấn đề:
* Đối với giáo viên:
Giáo viên phải vẽ đẹp và bố cục bức tranh có màu sắc đẹp, để hướng dẫn
trẻ trong mọi hoạt động đều chủ động đến sự giao tiếp giữa giáo viên với từng trẻ
thể hiện qua cử chỉ, lời nói, tình cảm, thái độ đều có sức thu hút để thể hiện tiết
dạy, cần phải kiên trì lắng nghe trẻ nói và đáp lại mong muốn của trẻ, phát huy tính
tò mò sáng tạo gợi sự hứng thú tìm tòi ở trẻ, vì vậy giáo viên cần phải trả lời và
chuẩn bị sẵn một số câu hỏi gợi ý. Dùng tranh ảnh, con rối, mô hình, đồ dùng, đồ
chơi có màu sắc tươi đẹp để thu hút trẻ và tạo sự hứng thú trong giờ học.
- Nhắc nhỡ trẻ luyện cách ngồi đúng tư thế ở mọi lúc mọi nơi, ngồi thẳng
lưng, đầu hơi cúi, mắt cách vỡ 25-30cm, ngồi không tì ngực vào bàn, tay cầm bút
điều khiển bằng 3 ngón tay kết hợp cổ tay cánh tay và khủy tay, và tô không lem ra
ngoài .
- Kịp thời nắm bắt và phát hiện trẻ, cầm bút bằng tay trái nhắc nhở động
viên trẻ ở mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động vui chơi, những trò chơi để trẻ
tiếp tục luyện cách vẽ cách tô màu, giáo viên nhắc nhở trẻ để phát huy những mặt
tích cực về trí nhớ, phát triển trí tuệ có tính thẩm mĩ.
* Đối với trẻ:
Để trẻ nắm được cách vẽ, cách tô màu rõ ràng chính xác của bức tranh…
biết ngồi đúng tư thế theo sự hướng dẫn của cô.
Trẻ biết vẽ lại những nhân vật, hoặc các phong cảnh trong câu truyện của
nhân vật trong truyện bố cục rõ ràng, màu sắc hài hoà… Biêt dữ gìn đồ dùng đồ
chơi.
4. Tạo môi trường cho trẻ làm quen với môm tạo hình:
Trước khi vào tiết học giáo viên cần phải tạo môi trường thông thoáng, phù
hợp với từng tiết dạy sau khi dẫn dắt trẻ vào giờ học một cách nhẹ nhàng không gò
bó không gây áp lực đối với trẻ. Nên kể cho trẻ nghe những câu chuyện cổ tích,
hoặc cho trẻ xem những bức tranh đẹp để gây hứng thú cho trẻ.
Chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh minh họa. tranh mẫu sao cho trẻ dễ dàng nhìn thấy.
Đặc biệt là đồ dùng, đồ chơi kết hợp với tiết dạy phải đa dạng phong phú và có

màu sắc đẹp và phù hợp với nội dung bài dạy để tiết dạy của cô được sinh động và
thực sự có sức thu hút trẻ.
Cần phải tạo điều kiện gần gủi khích thích và phát huy khả năng trí tưởng
tượng, ở những trẻ cá biệt giáo viên phải nhẹ nhàng ân cần để dẫn dắt trẻ gợi cho
trẻ có khả năng cầm bút và tô màu, vẽ được như những bạn cùng lớp (cần động
viên khen ngợi để trẻ cảm thấy hăng hái hơn và ra sức phấn đấu…)
- Với tạo hình:
Theo chương trình đổi mới thì tiết dạy của môn tạo hình phải theo chủ đề chủ
điểm mà nhà trường đã trang bị một số tranh ảnh, một số đồ dùng minh họa để trẻ
vẽ theo nhân vật theo truyện hoặc theo sáng tạo, bên cạnh đó thì tôi kết hợp với
giáo viên làm thêm con rối mô hình, sao cho phù hợp với nội dung, theo đề tài. Để
khi sử dụng sẻ thu hút trẻ vì nó có màu sắc hấp dẫn và sóng động.
Khi tiến hành tiết dạy đối với những tiết vẽ khó, mà trẻ tiếp thu chậm thì tôi
khuyến khích giáo viên phải nhấn mạnh những net vẽ cơ bản hình tượng nhân vật,
khắc sâu những lời đối đáp của nhân vật đặt câu hỏi gợi mở trẻ trả lời và sau đó là
cho trẻ thể hiện bằng các nét vẽ cách tô màu của từng nhân vật trong tranh. Trẻ
biết vẽ thêm các hoạ tiết phụ cho thành một bức tranh sinh động.
5. Giáo viên và học sinh phát huy tính tích cực rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi
liên hệ thực tế về môn tạo hình:
Muốn phát huy tính tích cực ở môn học này đòi hỏi người giáo viên phải tỉ mỉ
trước khi vào tiết dạy ngoài việc soạn giáo án ra cần phải chuẩn bị số tình huống,
chuẩn bị một số câu hỏi, phân biệt được cách bố cục, nêu đặc điểm rõ nét của các
chi tiết, cần phát huy học tập, trẻ nhận xét được bức tranh nào đẹp bức và bức nào
chưa đẹp.
PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG
Qua một thời gian thực hiện những biện pháp mà tôi cùng giáo viên đã thể
hiện ở lớp có nhiều tiến bộ rõ rệt điển hình như:
Ở môn tạo hình, những đề tài khó mà trẻ không thể nào vẽ được, nay trẻ đã
có thể vẽ được và bố cục thành bức tranh đẹp, và sống động, trẻ cầm bút và ngồi
đúng tư thế để vẽ hay nặn.

Từ những học sinh chưa biết cầm bút tô và vẽ những nét cơ bản đến giờ đã
tự tin cầm bút vẽ và tô những bức tranh mặc dù còn chưa được đẹp nhưng đã tiến
bộ hơn nhiều, trẻ biết tô, phân biệt màu và nhận biết được các bức tranh đẹp, biết
cách nặn những con vật, hay hoa quả, và vẽ theo tưởng qua câu đố, câu thơ, để vẽ
được một bức tranh một cách sáng tạo, và hành thạo (qua những đồ dùng đồ chơi
mà giáo viên đã làm để thu hút trẻ).
Đã đạt những hiệu quả có được là nhờ vào sự tận tình ủng hộ của các bậc phụ
huynh đã giúp đỡ nhiệt tình trong việc rèn luyện trẻ từ cách dạy trẻ thêm bài ở nhà
nhắc nhở trẻ bằng cách cho trẻ vẽ các nét cơ bản. Dạy trẻ vẽ được những bức tranh
qua các câu truyện giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ dạy trẻ học tốt môn tạo
hình qua đó trẻ tự tin cầm bút viết để vẽ, hoặc viết những chữ cái đã học…
Là người quản lý tôi luôn tâm đắc với những biện pháp trên. Tôi cùng giáo
viên trong khối lá đã dày công xây dựng và sưu tầm để cho môn học này được phù
hợp với chương trình giáo dục mầm non mới, phù hợp với cơ sở vật chất của
trường cũng như vào tâm sinh lý của trẻ nhằm góp phần cho công tác chuyên môn
ngày càng phát triển và nâng cao để cho ngành học mầm non ngày càng phát triển
và có thể nhân rộng hơn nữa ./.

Thới Bình, ngày15 tháng 6 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT

Quaùch Thò Ngoïc Nhö

×