Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN Áp dụng một số biện pháp để rèn kỹ năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.73 KB, 28 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ RÈN KỸ NĂNG NÓI TRONG
GIỜ KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 2”
Phần I: Lý do chọn đề tài

Phân môn kể chuyện ở tiểu học có một vị trí quan trọng. Nó góp phần bồi dưỡng
tâm hòn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển tư duy và ngôn
ngữ cho học sinh. Ngoài ra nó còn nhằm nâng cao năng lực trí tuệ, đồng thời rèn luyện
cho các em khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy tiết kể chuyện đòi hỏi giáo
viên vừa biết kể chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói - tập kể chuyện và
phát triển ngôn ngữ, bước đầu tập dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả (tập kể chuyện).
Qua mỗi tiết kể chuyện, học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lý thú,
cảm nhận được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích nhưng điều quan
trọng hơn là các em học được cách dùng từ ngữ, câu văn để diễn đạt một ý, liên kết các ý
trong một đoạn, một bài. Đây chính là yêu cầu rèn kỹ năng nói cho học sinh.
Chương trình cũ, giờ kể chuyện giáo viên kể mẫu xong chỉ có các câu hỏi như:
Câu chuyện này có mấy nhân vật? là những nhân vật nào? để cho các em nhớ lại cốt
truyện, sau đó là để các em kể lại theo đoạn và cả câu chuyện. Với hình thức dạy kể
chuyện theo chương trình cũ, nhiều khi học sinh không thể nắm bắt được cốt truyện ngay
trên lớp, trừ một số em đã đọc truyện đó ở nhà một hai lần. Do đó hạn chế kỹ năng kể lại
và nhận xét bạn kể của các em. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc rèn khả năng nghe, nói
cho học sinh.
Cái mới ở phân môn kể chuyện trong bộ SGK mới là không có quyển Truyện kể
dùng riêng cho các giờ Kể chuyện. Trên lớp, học sinh chỉ kể lại hoặc dựng lại dưới hình
thức hoạt cảnh những câu chuyện đã học trong tiết tập đọc đầu tiên trong tuần.
Như vậy hình thức câu hỏi và bài tập sẽ chi phối phương pháp dạy học trong giờ
kể chuyện. ở chương trình mới, trong giờ kể chuyện giáo viên chỉ là người điều khiển,
hướng dẫn, còn học sinh là người chủ đạo trong giờ học đó. Các em sẽ phải làm việc
nhiều hơn, nghĩa là phải nói nhiều hơn và nghe chăm chú hơn để nhận xét bạn kể. Do các
câu chuyện tương đối ngắn lại phân nhỏ ra làm nhiều đoạn, cho nên trong một tiết dạy


học kể chuyện, số lượng học sinh phải kể lại, phải nhận xét bạn kể lại cũng rất nhiều. Với
cách dạy học như thế công việc của giáo viên sẽ nhẹ nhàng hơn so với cách dạy của
chương trình cũ.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “áp dụng một số biện pháp để rèn kĩ
năng nói trong giờ kể chuyện cho học sinh lớp 2”.

Phần II: Cơ sở thực tiễn để giải quyết đề tài

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước đòi hỏi phải đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông. Nhân tố quyết định thắng lợi là nguồn lực con người
Việt Nam trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao, cho nên trước hết phải chăm lo phát
triển nguồn lực con người, chuẩn bị lớp người lao động có những phẩm chất và năng lực
phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Điều này cần được bắt đầu
từ giáo dục phổ thông.
Năm 2003 - 2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng thay sách giáo khoa lớp 2
trên toàn quốc. ở chương trình tiểu học mới, phân môn kể chuyện có mối quan hệ gắn bó
với các phân môn khác như Tập đọc, Tập làm văn. Nó có sự gắn bó không chỉ ở sự phân
bố giờ học mà còn ở nội dung dạy, thể hiện rõ quan điểm tích hợp trong việc xây dựng
chương trình ở chương trình tiểu học mới, tạo ra một phong cách mới trong dạy học phân
môn kể chuyện. Việc lấy văn bản ở bài Tập đọc làm ngữ liệu cho giờ kể chuyện, giúp
giáo viên tiết kiệm được khá nhiều thời gian, giúp học sinh tìm hiểu truyện; ghi nhớ cốt
truyện. Do đó, chương trình đã dành được nhiều thời gian cho việc rèn kỹ năng nói cho
học sinh.
Như chúng ta đã biết, việc rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh nhằm đáp ứng mục
tiêu giáo dưỡng mà chương trình đề ra là một việc làm không dễ dàng, đòi hỏi phải có sự
đầu tư về thời gian và sự phối hợp chặt chẽ giữa các phân môn. Kể chuyện không phải là
phân môn duy nhất có nhiệm vụ rèn kỹ năng nói. Vì vậy chương trình Tiếng Việt tạo ra
mối quan hệ giữa phân môn kể chuyện với phân môn Tập đọc và Tập làm văn là một việc
làm khoa học.
Kể chuyện là khả năng sử dụng ngôn ngữ ở dạng nói có tính nghệ thuật. Đây là

một dạng đặc biệt của đối thoại.
Thực tế cho thấy kể chuyện có một sức hấp dẫn kỳ lạ, đặc biệt với học sinh lứa
tuổi tiểu học. Sức hấp dẫn đó không hề giảm đi dù câu chuyện đã được các em đọc trước
nhiều lần. Bởi lẽ khi kể một câu chuyện, người kể không trình bày nguyên văn một bản
viết hay đọc lại văn bản đó, mà lúc này người kể nhập vào một thế giới, khác với thế giới
đang sống, đó là thế giới của câu chuyện. Trong câu chuyện ấy, người kể lúc là người dẫn
chuyện, lúc lại là nhân vật này hoặc nhân vật khác. Người kể thể hiện tâm trạng của
những nhân vật khác nhau, khi thì vui sướng, hả hê, lúc lại buồn rầu, lo lắng.
Như vậy, kể chuyện thực sự mang tính tổng hợp. Nó sử dụng các hiểu biết và kĩ năng
dùng từ, đặt câu kĩ năng nghe, nói Tiếng việt, kĩ năng trình bày trước công chúng. Nói cách
khác đó là khả năng vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ, lý thuyết sản sinh lời nói và sự
hiểu biết về văn học vào việc kể chuyện.
Như vậy là học sinh đã được rèn luyện một hoạt động kĩ năng kể chuyện, kĩ năng
giao tiếp bằng lời của mình. Hệ thống các kĩ năng kể chuyện cũng chính là hệ thống hoạt
động sản sinh lời nói nhưng ở dạng kĩ năng sản sinh văn bản mới.
Như vậy trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết, lời nói, chúng ta có thể ứng dụng để
hướng dẫn học sinh hình thành những kĩ năng kể chuyện, giúp các em kể tốt hơn và cũng
là rèn luyện cho các em khả năng diễn đạt khúc triết, lưu loát, ứng xử nhanh nhẹn, thông
minh.
Một trong những lý do khiến trẻ rất thích giờ Kể chuyện là các em được kể
chuyện cho người khác nghe. Các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng: trẻ có nhu cầu rất
lớn trong việc giao lưu với bạn, san sẻ những thu nhận mới lạ của mình. Vì thế, kể lại cho
cô, bố mẹ, ông bà nghe là một nhu cầu của học sinh tiểu học. Để giúp các em thỏa mãn
nhu cầu đó, ngoài việc vận dụng những hiểu biết về ngôn ngữ, lý thuyết sản sinh lời nói,
giáo viên cần giúp học sinh vận dụng những hiểu biết về văn học, vận dụng năng lực cảm
thụ văn học để lựa chọn cho mình giọng kể phù hợp. Ví dụ các em nhận biết được trong
câu chuyện đâu là lời thoại, đâu là lời dẫn chuyện, các em sẽ có giọng kể khác nhau. Hay
nếu các em cảm thụ tốt, hiểu được tâm trạng của các nhân vật, tính cách, hoàn cảnh của
họ thì các em sẽ tìm được giọng điệu thích hợp với từng tâm trạng, từng tích cách mà có
khi người lớn khó có thể hình dung được.

Như vậy, trong giờ kể chuyện, hầu như học sinh được phát huy tối đa khả năng
nói của mình. Ngoài ra, để hình thành kỹ năng kể chuyện cho học sinh còn phụ thuộc vào
phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên. Phân môn kể chuyện của chương trình tiểu
học mới đã rất tiến bộ khi đưa vào những phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp cho
việc rèn luyện kĩ năng nói của học sinh. Chẳng hạn về phương pháp: có phương pháp kể
chuyện bằng tranh, phương pháp đàm thoại, phương pháp nhập vai, phân vai. Về hình
thức tổ chức: hình thức lớp - bài, hình thức học theo nhóm trong đó hình thức học theo
nhóm là chủ yếu. Hình thức học này giúp học sinh bình tĩnh, tự tin hơn và mạnh dạn nói
ra ý kiến của mình. ở đây, học sinh được tham gia nói nhiều hơn, được phát huy khả năng
nói của mình.
Phần III: Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua phân môn kể
chuyện lớp 2, chương trình mới
Trong cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 2, các câu chuyện được phân bố như sau:
Thể loại truyện Số lượngTên truyện
Thần thoại
Truyền thuyết
2
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Chuyện quả bầu
Cổ tích và cổ tích mới5
Sự tích cây vú sữa
Hai anh em
Bà cháu
Tìm ngọc
Ông Mạnh thắng Thần Gió
Cười 0
Ngụ ngôn 6
Có công mài sắt có ngày nên kim
Chuyện bốn mùa
Một trí khôn hơn trăm trí khôn

Kho báu
Câu chuyện bó đũa
Quả tim khỉ
Danh nhân lịch sử 3 Ai ngoan sẽ được thưởng
Thể loại truyện Số lượngTên truyện
Chiếc rễ đa tròn
Bóp nát quả cam
Khoa học 0
Người thực, việc thực 0
Sinh hoạt 10
Phần thưởng
Bím tóc đuôi sam
Chiếc bút mực
Mẩu giấy vụn
Người thầy cũ
Người làm đồ chơi
Bông hoa niềm vui
Sáng kiến của bé Hà
Con chó nhà hàng xóm
Những quả đào
Đồng thoại 3
Bạn của Nai nhỏ
Chim Sơn ca và bông cúc trắng
Bác sĩ Sói.
1. Rèn luyện kĩ năng nói qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:
Theo luật giáo dục về yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học thì:
phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của từng
học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú cho học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện đậm nét trong chương
trình mới ở chỗ:
Chương trình tiểu học mới tập trung vào cách dạy học, đặc biệt là giúp học sinh biết
cách học và có nhu cầu tự học, khuyến khích dạy học cá nhân và dạy h ọc hợp tác để phát
triển năng lực theo tốc độ học, khả năng của từng học sinh.
Là một phân môn nằm trong chương trình tiểu học mới, phân môn kể chuyện lớp
2 cũng được dạy theo phương pháp mới. Trong giờ kể chuyện, giáo viên chỉ nêu đầu bài,
yêu cầu và mục đích của tiết kể chuyện. Học sinh tự kể (cá nhân) hoặc nhóm theo các yêu
cầu đó. Giáo viên chỉ là người đạo diễn, hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh là diễn viên, là
người thực hiện, chủ đạo trong tiết kể chuyện đó. Giáo viên chỉ kể mẫu một lần, thậm chí
giáo viên không cần kể mẫu, mà gọi một học sinh khá kể mẫu, cho học sinh xung phong
kể mẫu. Còn lại các học sinh khác lần lượt kể theo đoạn và cả câu chuyện bằng nhiều
hình thức khác nhau. Trong khi học sinh kể, chỗ nào các em quên, lúng túng thì giáo viên
nhắc một cách khéo léo, tế nhị hoặc mời một học sinh khác nhắc giúp bạn học. Như vậy,
trong giờ dạy học kể chuyện, học sinh sẽ phát huy được khả năng nghe nói của mình một
cách tối đa. Hơn nữa giáo viên lại sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, một số
dụng cụ thật với hình thức kể chuyện sắm vai, làm cho giờ học kể chuyện thực sự sôi nổi,
hấp dẫn.
Hình thức dạy học cũng được đổi mới: giáo viên có thể tổ chức dạy học theo lớp,
theo nhóm Trước kia giáo viên chỉ dạy theo lớp là chủ yếu, học sinh ít được học theo
nhóm. Học theo hình thức mới này sẽ giúp cho học sinh phát triển kĩ năng nói trước lớp,
trước đám đông.
Ví dụ bài: Con chó nhà hàng xóm (Tiếng Việt 2 - tập 1 trang 128) yêu cầu dựa
vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện đã học. Với tiết kể chuyện này, giáo viên cho học
sinh làm việc theo nhóm. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1, sau đó đặt câu hỏi gợi
ý:
- Bạn của Bé ở nhà là ai?
- Bé và Cún Bông đang làm gì?
Sau khi quan sát tranh 1, nghe giáo viên đặt câu hỏi, học sinh phải huy động nhiều thao

tác: nghe để nhớ câu hỏi, hiểu câu hỏi rồi các em vừa quan sát tranh vừa nhớ lại nội dung
câu chuyện đã được học để xác định nội dung câu trả lời. Cuối cùng các em phải trình
bày được câu trả lời của mình dưới hình thức nói. Như vậy, để trả lời được câu hỏi, học
sinh phải sử dụng nhiều thao tác bộ phận của kĩ năng nói: nghe-nhớ, nghe-hiểu, xác định
nội dung câu trả lời, nói. Đó là từng hoạt động của từng học sinh, mỗi học sinh trong
nhóm thảo luận với nhau để tìm ra câu trả lời chính xác.
Sau khi học sinh đã nhớ lại được đoạn 1 của câu chuyện, giáo viên cho học sinh kể. Đây
là lúc các em bước đầu rèn luyện kĩ năng nói nhưng mới chỉ ở dạng độc thoại. Lời kể của
các em diễn ra liên tục, do đó các em ít có thời gian để ngừng nghỉ, chuẩn bị. Chính vì
vậy đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kĩ càng nội dung kể, tâm thế kể chuyện (thậm chí cả
ngôn từ và các yếu tố phụ trợ). Khi kể chuyện, ngoài việc tự nghe mình kể, các em còn
phải lưu ý quan sát những phản ứng từ người nghe, để có sự điều chỉnh phù hợp về nội
dung, giọng kể, điệu bộ
Những học sinh khác, khi bạn kể chú ý nghe để nhận xét lời kể của bạn về nội dung, về
cách diễn đạt, cách thể hiện để bạn rút được kinh nghiệm và chính bản thân các em cũng
được bổ trợ những kinh nghiệm đó để điều chỉnh mình khi kể.
Qua đây, ta thấy: rõ ràng phương pháp kể chuyện mới này đã có những tiến bộ rõ rệt:
trong tiết học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo còn học sinh mới thực sự là
người làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn hơn. Bởi trong tiết kể chuyện, hoạt động của học
sinh chiếm 2/3 tiết học. Như vậy có nghĩa là học sinh được chủ động trong việc nghe nói,
đẩy ngôn ngữ nói của các em lên một mức cao hơn.
2. Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện theo tranh:
a. Thế nào là kể chuyện theo tranh?
Chúng ta cần phân biệt kể chuyện theo tranh và sử dụng tranh minh hoạ cho
truyện. Tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể được sử dụng trong bất kì một môn học
nào. Nhưng các môn học khác, sử dụng tranh khi giới thiệu khái niệm hoặc nhằm minh
hoạ cho khái niệm, nhưng ở tiết dạy kể chuyện của chương trình cải cách giáo dục, giáo
viên sử dụng tranh vẽ để minh hoạ cho nội dung truyện, làm cho lời kể mẫu của mình
sinh động và hấp dẫn hơn. Còn hình thức kể chuyện theo tranh của chương trình mới thì
hoàn toàn khác. Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ thể hiện nội dung, diễn biến của

câu chuyện. Học sinh dựa vào tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực,
vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn.
Hình thức kể chuyện theo tranh là hình thức rất hay, phát huy được khả năng quan sát, óc
tưởng tượng, đặc biệt là phát huy khả năng nói (ngôn ngữ) ở các em.
b. Hướng dẫn kể chuyện theo tranh của sách giáo khoa và sách giáo viên:
* Trong sách giáo khoa:
Đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh, mỗi bức tranh sẽ tương ứng với nội dung
của một đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3 đến 4 đoạn nên có từ 3 đến 4 bức
tranh minh hoạ. Nhưng cũng có những truyện có từ 5 đến 6 đoạn nên được minh hoạ
bằng 5 đến 6 tranh, ví dụ như truyện Tìm ngọc (Tiếng việt 2-trang 140 tập 1).
Tranh sử dụng trong kể chuyện có hai loại: tranh kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần
đầu năm học) và tranh không kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần sau).
Trong việc áp dụng biện pháp này, giáo viên có thể sử dụng tranh trong sách giáo khoa
hoặc vẽ tranh lớn treo trên bảng.
+ Hướng dẫn đối với những truyện có tranh kèm theo lời gợi ý: Ví dụ truyện “Có công
mài sắt có ngày nên kim” (lớp 2-tập 1), sách giáo viên hướng dẫn như sau:
* Quy trình hướng dẫn:
- Cho học sinh quan sát từng tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý.
- Cho từng học sinh kể .
- Sau mỗi lần cho một học sinh kể, cho lớp nhận xét:
+ Về nội dung: Kể đã đủ ý chưa? Kể có đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không? Đã biết kể bằng lời
của mình chưa( mức độ cao)?
+ Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt
chưa? Giọng kể có thích hợp không?
* Kể theo tranh 1:
Câu hỏi gợi ý:
+ Cậu bé đang làm gì? Cậu đọc sách như thế nào?
+ Em hãy nhớ lại truyện đã đọc: Cậu bé tập viết như thế nào?

- Ví dụ về lời kể có sáng tạo: Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng chóng chán. Cứ cầm
đến quyển sách, đọc được vài ba dòng là cậu đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúc
nào không biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi viết nguệch,
viết ngoạc cho xong chuyện.
* Kể theo tranh 2:
Câu hỏi gợi ý:
- Tranh vẽ bà cụ đang làm gì?
- Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?
- Bà cụ trả lời thế nào?
-C ậu bé có tin lời bà cụ nói không?
* Kể theo tranh 3:
Câu hỏi gợi ý:
- Bà cụ trả lời thế nào?
- Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé làm gì?
Học sinh có thể tách lời giảng giải của bà cụ thành nhiều câu ngắn:
Hôm nay bà mài. Ngày mai bà lại mài. Mỗi ngày thỏi sắt nhỏ lại một ít. Chắc chắn có
ngày nó sẽ thành cái kim
* Kể theo tranh 4:
Câu hỏi gợi ý:
- Em hãy nói lại câu tục ngữ.
- Câu tục ngữ khuyên em điều gì?
Như vậy, ta thấy: đối với những câu chuyện kèm theo lời gợi ý, sách giáo viên đã hướng
dẫn khá kĩ. Vì vậy, giáo viên nhìn hệ thống câu hỏi gợi ý này có thể điều hành một tiết kể
chuyện dễ dàng, còn học sinh thì dựa vào hệ thống câu hỏi đó có thể tự mình kể được câu
chuyện.
Vậy là hình thức kể chuyện theo tranh đã phát huy được tác dụng của nó, đó là việc rèn
luyện kĩ năng nói cho học sinh.
Để dạy được hình thức bài tập này đạt hiệu quả cao thì giáo viên không nên trao đổi tất cả
các tranh cùng một lúc. Kể đoạn nào giáo viên treo tranh đoạn đó để thu hút sự tập trung
của các em. Nếu nhìn tranh kể lại toàn bộ câu chuyện thì mới treo tất cả tranh cùng một

lúc.(Phần củng cố)
Hơn nữa, giáo viên nên cho học sinh quan sát dưới lớp trước, sau đó gọi các em lên bảng
kể và khuyến khích các em khi kể không cần nhìn chăm chú vào tranh mà chỉ dùng tranh
như một phương tiện làm cho lời kể hay hơn, hấp dẫn hơn. Nghĩa là học sinh quay xuống
lớp kể chỗ nào cần đến tranh thì các em mới chỉ vào tranh.
3. Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp.
a. Thế nào là kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp?
Kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp là hình thức kể chuyện sử dụng dàn ý, câu hỏi gợi ý
để hướng dẫn học sinh kể chuyện. Trong tất cả các hình thức kể chuyện thì đây là hình
thức dễ nhất vì các tình tiết, diễn biến câu chuyện đã được ghi lại (trong dàn ý hoặc câu
trả lời), học sinh dựa vào đó để kể lại truyện. Với các câu chuyện dài, nhiều tình tiết, giáo
viên sử dụng hình thức kể chuyện này sẽ giúp học sinh dễ dàng kể lại câu chuyện.
Ví dụ như truyện Kho báu (lớp 2-tập 2). Nói chung đây cũng là một truyện khá dài,
nhưng nếu giáo viên dùng hình thức hội thoại, giao tiếp trong tiết kể chuyện sẽ giúp học
sinh kể được câu chuyện dễ dàng hơn, đồng thời giúp học sinh phát huy được khả năng
nói của mình. Giáo viên có thể dùng dàn ý dưới đây để giúp học sinh kể lại câu chuyện:
- Đoạn 1: Hai vợ chồng chăm chỉ.
+ Thức khuya dậy sớm.
+ Không lúc nào ngơi tay.
+ Kết quả tốt đẹp.
- Đoạn 2: Dặn con.
+ Tuổi già.
+ Hai người con lười biếng.
+ Lời dặn của người cha.
- Đoạn 3: Tìm kho báu.
+ Đào ruộng tìm kho báu.
+ Không thấy kho báu.
+ Hiểu lời dặn của cha.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện bằng hội thoại, giao tiếp trong sách giáo khoa và sách
giáo viên.

* Trong sách giáo khoa:
Qua khảo sát sách giáo khoa lớp 2 chương trình mới ta thấy, đây cũng là một hình thức
phổ biến của phân môn kể chuyện lớp 2 chương trình tiểu học mới. Hình thức này không
có yếu tố tranh ảnh phụ trợ. Song mỗi đoạn truyện thường có 3-4 câu gợi ý ngắn, mỗi câu
gợi ý chứa đựng nội dung tổng hợp của đoạn truyện. Những câu gợi ý đó lại gợi lại trí
nhớ, trí tưởng tượng của học sinh một cách dễ dàng. Lệnh của hình thức kể chuyện bằng
hội thoại, giao tiếp thường là: “Dựa vào các gợi ý sau kể lại từng đoạn của câu chuyện
mới học”. Sau khi phát lệnh, giáo viên ghi gợi ý của từng đoạn lên bảng và cho học sinh
nhìn vào gợi ý đó để các em có thể kể lại. Tuy nhiên, để cho hình thức này phát huy hiệu
quả rèn kĩ năng nói cho học sinh thì giáo viên không nên ghi những gợi ý đó lên bảng
ngay, mà cần đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời. Những câu hỏi này phải đảm bảo tính
logic của truyện.
Như vậy, ở hình thức này, sách giáo khoa có những dạng bài tập cụ thể sau:
- Dạng 1: Sách giáo khoa đưa ra gợi ý hoặc dàn ý tương đối cụ thể để hướng dẫn học sinh
kể lại câu chuyện. Ví dụ: bài Chim sơn ca và bông cúc trắng (Tiếng Việt2-tuần 21). Có
một số bài thay dạng bài tập này bằng dạng bài tập “Dựa vào tóm tắt sau kể lại câu
chuyện”. Ví dụ: Người làm đồ chơi (Tiếng Việt 2-tuần 34).
- Dạng 2: Nêu những nhân vật trong câu chuyện, kể lại sự xuất hiện của nhân vật, nhắc
lại lời nhân vật. Ví dụ truyện Người thầy cũ (Tiếng Việt 2 - tập 1), Bạn của Nai
nhỏ(Tiếng Việt 2-tập 1),
- Dạng 3: Tóm tắt nội dung của từng đoạn bằng một câu và đặt tên cho từng đoạn truyện.
Ví dụ truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn (Tiếng Việt 2 –tuần 22).
* Trong sách giáo viên:
Thứ nhất: Dạng bài tập nhắc lại lời nhân vật trong truyện.
Ví dụ truyện “Bạn của Nai nhỏ” (Tiếng Việt 2-tập 1), yêu cầu: nhắc lại lời của Nai bố khi
Nai nhỏ kể về bạn, sách giáo viên đã hướng dẫn như sau:
- Giáo viên cho học sinh nhìn lại tranh, nhớ và nhắc lại lời của Nai cha với Nai nhỏ. (Có
thể gợi ý: nghe Nai nhỏ kể lại hành động hích đổ hòn đá to của bạn, cha Nai nói thế nào?
Nghe Nai nhỏ kể chuyện người bạn đã nhanh trí kéo mình chạy trốn khỏi con thú dữ, cha
Nai đã nói gì? Nghe xong chuyện bạn mình húc ngã lão Sói để cứu Dê non, cha Nai đã

mừng rỡ nói với con như thế nào? )
- Vài học sinh nhắc lại những lời của Nai bố nói với con theo yêu cầu nói trên; giáo viên
nhận xét, uốn nắn( nếu cần).
Chú ý: Học sinh chỉ cần nhắc lại đúng ý cơ bản của lời nhân vật (Nai nhỏ, Nai bố), không
nhất thiết phải nêu nguyên các câu văn trong sách giáo khoa.
Như vậy, ở dạng bài tập này, sách giáo viên đã hướng dẫn khá cụ thể, chi tiết tạo điều
kiện thuận lợi cho giáo viên khi tiến hành tiết dạy kể chuyện. Giáo viên không mất nhiều
thời gian cho việc chuẩn bị giáo án. Cũng chính vì vậy mà học sinh được rèn kĩ năng nói
tốt hơn.
Thứ hai: Dạng bài kể lại sự xuất hiện của nhân vật.
Ví dụ truyện Người thầy cũ(Tiếng Việt 2-tập 1), yêu cầu: Câu chuyện gồm có mấy nhân
vật? Kể lại sự xuất hiện của nhân vật chính( chú bộ đội) ở đoạn 1, sách giáo viên đã
hướng dẫn như sau:
Dạy theo quy trình đã hướng dẫn. Chú ý:
+ ý nghĩ của Dũng.
- Các nhân vật trong câu chuyện: Dũng, chú bộ đội tên là Khánh (bố của Dũng ) và là
thầy giáo.
- Mở đầu câu chuyện: sự xuất hiện của nhân vật chính-chú bộ đội. Những chi tiết chính
cần kể:
+ Địa điểm diễn ra câu chuyện: trường của Dũng.
+ Thời gian diễn ra câu chuyện: giờ ra chơi.
+ Nhân vật: chú bộ đội.
+ Lí do xuất hiện của nhân vật: đến thăm thầy giáo cũ, cũng chính là thầy giáo của con
mình (Dũng).
- Kết thúc câu chuyện:
+ Bố của Dũng chào thầy giáo, ra rể .
Như vậy, cũng giống như dạng bài tập trên, ở dạng bài tập này, sách giáo viên cũng
hướng dẫn khá kĩ. Chắc chắn khi nhìn vào những gợi ý này học sinh sẽ kể được truyện.
Thứ ba: Dạng bài tập dựa vào gợi ý, kể laị từng đoạn câu chuyện.
Ví dụ truyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” (lớp 2 –tập 2), yêu cầu: Dựa vào các gợi ý

dưới đây, kể lại từng đoạn câu chuyện trên bằng lời của em; sách giáo viên đã hướng dẫn
như sau:
Trước khi kể từng đoạn, giáo viên cho học sinh đọc thầm toàn bộ dàn ý câu chuyện trong
sách giáo khoa, trả lời:
- Truyện có mấy đoạn? Nôị dung chính của từng đoạn?
Truyện có 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Cuộc sống tự do, sung sướng của Sơn Ca và Cúc.
+ Đoạn 2: Sơn Ca bị cầm tù.
+ Đoạn 3: Trong tù.
+ Đoạn 4 : Sự hối hận muộn màng.
- Giáo viên viết nội dung từng đoạn lên bảng.
Qua đây ta thấy: ở dạng bài tập này, sách giáo viên cũng đã hướng dẫn khá kĩ. Điều đó
giúp giáo viên rất nhiều trong giờ lên lớp tiết kể chuyện. Bởi giáo viên không mất nhiều
thời gian trong việc chuẩn bị giáo án, hơn nữa lại giúp học sinh rèn kĩ năng nói tốt.
4. Rèn luyện kĩ năng nói qua hình thức kể chuyện phân vai:
a.Thế nào là kể chuyện phân vai?
Đây là hình thức thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Không chỉ các em tham gia đóng
vai có thể hiện tính cách của nhân vật mà các em ngồi dưới theo dõi, cổ vũ hết sức nhiệt tình.
Chính sự hứng thú của học sinh là điều kiện tốt để giáo viên rèn luyện kĩ năng nói, giao tiếp
cho các em trong giờ kể chuyện.
Ví dụ khi phân vai dựng lại câu chuyện Quả tim khỉ (Lớp 2-tập 2) gọi 3 em: một em đóng
vai người dẫn chuyện, một em đóng vai Khỉ, và một em đóng vai Cá sấu. Giọng người
dẫn chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng; giọng Khỉ ân cần lúc hỏi han Cá Sấu và bình thản khi
biết âm mưu của Cá Sấu; giọng Cá Sấu buồn một cách giả dối, đặc biệt là con mắt của Cá
Sấu thỉnh thoảng lại liếc sang Khỉ để dò thái độ. Sau khi hướng dẫn xong, có thể giáo
viên làm mẫu cho học sinh xem.
Như vậy, những dạng bài tập hình thức kể chuyện phong phú đã thu hút, lôi cuốn các em
trong giờ kể chuyện, làm cho các em như sống lại với những nhân vật trong truyện. Với
niềm say mê của học sinh cũng như sự dạy dỗ tận tình của giáo viên và phương pháp dạy
học phù hợp thì giờ kể chuyện sẽ là một môi trường tốt để rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ

năng nói cho học sinh.
Sau đây là một giáo án minh họa
Bài Chuyện qủa bầu (lớp 2-tuần 32)
A.Mục tiêu:
Học sinh dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo
hai hình thức: kể theo tranh, kể sáng tạo phần mở đầu.
+ Kể theo tranh: kể đoạn 1, 2.
+ Dùng hệ thống câu hỏi gợi ý kể lại đoạn 3.
+ Kể sáng tạo phần mở đầu : theo cách mở đầu trong sách giáo khoa.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ(đoạn 1, đoạn 2 trong sách giáo khoa).
- Ba bảng phụ ghi lại gợi ý của đoạn 1, đoạn 2, đoạn 3 (như sách học sinh).
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ (7phút).
Trong giờ kể chuyện trước, các con đã được
kể câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn.” Câu
chuyện gồm 3 đoạn, cô mời 3 bạn kể nối
tiếp 3 đoạn của câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm từng học
sinh.
- Câu chuyện “Chiếc rễ đa tròn” nói lên điều
gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Ba học sinh kể nối tiếp 3 đoạn của câu
chuyện.
- Câu chuyện nói lên tình thương bao la của
Bác Hồ đối với mọi người, mọi vật sống
xung quanh. Một chiếc rễ đa tròn rơi xuống
đất, Bác cũng thương, muốn trồng lại cho rễ

mọc thành cây, nhưng cây Bác muốn trồng
mọc uốn theo hình vòng tròn làm chỗ vui
chơi cho các cháu thiếu nhi.
- Giáo viên nhận xét việc học bài cũ của học
sinh.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài (2 phút).
-Trong tiết Tập đọc trước, các con đã được
học bài tập đọc gì?
- Trong giờ kể chuyện hôm nay, các con sẽ
tập kể lại đoạn 1, đoạn 2 theo tranh, đoạn 3
theo gợi ý hướng dẫn trong sách giáo khoa.
Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách
mở đầu mới. Các con mở sách Tiếng Việt
trang 120 cho cô.
- Giáo viên ghi tên đầu bài lên bảng.
b.Bài mới:
* Dựa theo tranh, kể lại đoạn 1 và đoạn 2
của Chuyện quả bầu.
+ Kể lại đoạn 1
- Giáo viên treo tranh (thể hiện nội dung của
đoạn 1).
- Nhìn vào tranh, ai cho cô biết, tác giả vẽ
mấy nhân vật trong bức tranh này? Đó là
những nhân vật nào?

- Bài Chuyện quả bầu.

- Học sinh làm theo lời giáo viên.








-Học sinh quan sát tranh.

- Trong tranh vẽ 3 nhân vật: Con Dúi, vợ
chồng người đi rừng.


- Con Dúi lạy van xin tha, hứa sẽ nói điều bí
(Giáo viên ghi bảng: ghi vào phần gợi ý).
- Con Dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người
đi rừng bắt?
(Giáo viên ghi bảng: ghi vào phần gợi ý:
Con Dúi lạy van xin tha )
- Con Dúi mách điều bí mật gì?
(Giáo viên ghi bảng: ghi vào phần gợi ý )
- Đoạn này nên kể với giọng thế nào?
- Dựa vào tranh và những gợi ý trên, cô mời các
con kể lại đoạn 1 của câu chuyện.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét cách bạn
kể: kể đúng, đủ ý chưa, đã bám sát vào tranh
chưa? Giọng kể có thích hợp không, bạn
dùng từ có thích hợp không?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
+ Kể lại đoạn 2
- Nhìn vào tranh cho cô biết: bức tranh vẽ

cảnh gì? Hãy tả lại cảnh đó.

- Như vậy, hai vợ chồng họ đã làm cách nào
để thoát khỏi nạn lụt?
mật.
- Con Dúi mách: sắp có mưa to, gió lớn làm
ngập lụt khắp miền, khuyên hai vợ chồng
cách phòng lụt.
- Giọng kể khoan thai, chậm rãi.
- Hai học sinh kể.
-Học sinh nhận xét.
- Bức tranh vẽ cảnh sau nạn lụt. Tác giả vẽ
cảnh hai vợ chồng vừa bước ra từ qủa bầu.
Họ thấy cảnh vật xung quanh đều tàn tạ, héo
úa.
- Họ nghe lời khuyên của Dúi: lấy khúc gỗ
to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy
ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín
miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày
mới chui ra.
(Giáo viên ghi bảng: vào phần gợi ý ).
- Đoạn này chúng ta nên kể với giọng như
thế nào?
- Lên giọng khi kể về trận lụt xảy ra bất ngờ,
thấp giọng khi kể về cảnh vật sau trận lụt.
- Cô mời một bạn kể lại đoạn 2 theo gợi ý trên,
chú ý thể hiện đúng giọng kể.
- Hai học sinh kể lại
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn kể:
đúng, đủ ý chưa? giọng kể có phù hợp

không?
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
+ Kể lại đoạn 3:
- Khi sinh con, việc kỳ lạ gì đã xảy ra đối
với người vợ?

- Người vợ sinh ra quả bầu.
- Sau đó câu chuyện diễn biến thế nào?
- Hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy
tiếng cười đùa trên bếp. Lấy làm lạ, họ lấy
bầu xuống, áp tai nghe thì thấy tiếng lao xao.
Người vợ lấy que đốt thành cái dùi, nhẹ
nhàng dùi quả bầu. Từ trong quả bầu, những
con người bé nhỏ nhảy ra.
- Giáo viên treo bảng phụ gợi ý đoạn 3
- Theo các con, đoạn 3 nên kể với giọng như
thế nào?
- Kể với giọng trầm, chậm, thể hiện sự kỳ lạ
xảy ra đối với hai vợ chồng; dừng lại một
lúc trước đoạn “Các con người bé nhỏ nhảy
ra từ trong quả bầu” để cho người nghe hồi
hộp.
- Con hãy dựa vào gợi ý, dùng giọng kể
thích hợp để kể lại đoạn 3
- Hai học sinh kể lại đoạn 3
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn kể:
đúng, đủ ý chưa? giọng kể có thích hợp
không?
- Học sinh nhận xét

- Giáo viên nhận xét cho điểm
- Vừa rồi các con đã được kể lại từng đoạn
truyện. Bây giờ cô mời 3 bạn kể nối tiếp 3
đoạn truyện.
- 3 học sinh kể nối tiếp 3 đoạn truyện
- Học sinh nhận xét bạn kể: ý, trình tự, giọng
kể.
- Học sinh nhận xét
- Ai cho cô biết, câu chuyện này muốn nói
với chúng ta điều gì?
- Câu chuyện giới thiệu nguồn gốc các dân tộc
anh em trên đất nước Việt Nam .
- Câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì?
- Khẳng định các dân tộc anh em một nhà,
cùng một nguồn gốc.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở
đầu mới (kể sáng tạo):
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân
tộc có tiếng nói riêng, có cách ăn mặc riêng.

Nhưng tất cả các dân tộc ấy đều được sinh
ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng
- Vừa rồi các con đã kể lại được toàn bộ câu
chuyện, bây giờ các con cũng sẽ kể lại câu
chuyện này nhưng với mở đầu mới. Khi kể,
các con có thể dùng phần chú giải trong bài
Tập đọc để thay thế, thêm bớt từ trong
truyện.
- Hai học sinh kể lại.
- Cô mời một bạn kể lại truyện theo cách cô

đã hướng dẫn trên.

- Giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn kể:
đúng, đủ ý chưa? bạn có kể theo đúng cách
trên không? Bạn đã thay đổi, thêm bớt từ
nào? Bạn thay từ, dùng từ như thế đã phù
hợp chưa?
- Học sinh nhận xét bạn kể
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
3. Củng cố (7 phút):
- Vừa rồi, các con đã được kể câu
chuyện Chuyện quả bầu, câu chuyện muốn
nói với chúng ta điều gì?
- Câu chuyện nói về nguồn gốc các dân tộc
Việt Nam
- Câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì? - Câu chuyện giúp chúng ta hiểu: Các dân
tộc trên đất nước ta đều là anh em, phải yêu

×