Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.74 KB, 22 trang )

1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ
CỦA HỌC SINH LỚP 2
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
I. Lý do chọn đề tài:
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã khẳng định “Chữ viết xuất hiện là
một bước ngoặt trong lịch sử văn minh của loài người”. Chữ viết là một công cụ
vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển văn hoá, văn minh của từng
dân tộc và chữ viết chính là một trong những hình thức biểu hiện kết quả của quá
trình nhận thức, tư duy của con người. Với học sinh tiểu học chữ viết phản ánh
chất lượng học tập, rèn luyện kĩ năng viết chữ của các em và cũng là hành trang
để các em bước vào bậc cao hơn.
Tiếng việt với tư cách là một phương tiện để nắm bắt kiến thức, là công cụ
để giao tiếp, tư duy, để giáo dục đạo đức cho học sinh và hình thành năng lực sử
dụng Tiếng việt. Yêu cầu tối thiểu ở bậc Tiểu học là học sinh đọc thông, viết
thạo, sử dụng ngôn ngữ nói, viết trong học tập, giao tiếp có thể hoà nhập với
cộng đồng, là tiền đề để các em học tiếp. Muốn các em sử dụng ngôn ngữ viết
thành thạo thì trước hết học sinh phải biết viết, viết đúng, viết đẹp, mà kĩ năng
viết được hình thành qua phân môn chính tả. Điều này khẳng định “Chính tả có
vai trò đặc biệt quan trọng.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trên báo Tiền phong số 1760
như sau “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người”. Dạy cho các em viết
đúng, viết cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với
thầy và bạn đọc bài, đọc vở của mình.
Điều đó khẳng định qua phân môn Chính tả đề cặp ở góc độ nào cũng có
vai trò quan trọng. Do vậy nhiệm vụ của việc rèn chữ viết cho học sinh trong nhà
trường đặc biệt được chú trọng.
Qua thực tế những năm giảng dạy ở lớp 2, tôi nhận thấy phân môn Chính


tả là tương đối khó đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1, 2. Các em
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
hay viết sai chữ do nhầm lẫn về âm, vần, thanh. Chữ viết chưa chuẩn như: sai về
độ cao, khoảng cách, cách đặt dấu thanh, viết hoa tuỳ tiện.
Vì vậy, làm thế nào để giúp học sinh học sinh viết đúng và hơn nữa là viết
đẹp ? Đó là điều tôi vẫn thường suy nghĩ và trăn trở. Chính vì vậy tôi đã chọn đề
tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC
SINH LỚP 2” để làm đề tài nghiên cứu, để làm sao giờ dạy đạt hiệu quả cao
nhất.
II. Đặc điểm tình hình:
Năm học 2009 – 2010, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 2/4, với
sỉ số là 40 học sinh. Trong đó có 19 em nam và 21 em nữ. Trong 2 tuần đầu làm
quen với các em, tôi nhận thấy hầu hết các em là con công nhân lao động, nhiều
em cha mẹ làm mướn, đa số là ở phòng trọ. Với đặc điểm lớp tôi như thế nên có
một số thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
Chương trình thay sách đã được nhiều năm. Do vậy giáo viên ít nhiều cũng
đã có những kinh nghiệm giảng dạy. Đã được thao giảng chuyên đề về môn
Chính tả, có sự trao đổi, rút ra kinh nghiệm các tiết dạy.
Với học sinh nhiều em có ý thức học rất tốt.
Riêng tôi, bản thân luôn tự nghiên cứu, tìm tòi, đọc sách, tài liệu tham khảo
và học hỏi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng tốt các phương pháp
dạy học tích cực sao cho đạt hiệu quả cao nhất và tạo hứng thú, niềm say mê học
tập cho học sinh trong giờ Chính tả.
2. Khó khăn:
Đa số học sinh có hộ khẩu tạm trú, chủ yếu cha mẹ làm công nhân nên
không có điều kiện quan tâm tới việc học tập của các em.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều vì do trường xây dựng nên phải di dời.
1

SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Số lượng học sinh tương đối đông, lớp học 1 buổi/ ngày, học sinh có đủ cả
3 miền: Bắc, Trung, Nam. Do phát âm sai nên các em thường viết sai.
Với những thuận lợi và khó khăn như vậy tôi đã tìm ra một số biện pháp
nhằm giúp các em học tốt phân môn Chính tả.
III. Các biện pháp thực hiện:
1. Nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa:
Chương trình Chính tả lớp 2, học sinh được học 2 tiết Chính tả trong 1 tuần
dưới dạng tập chép và nghe viết.
- Học kỳ I gồm 18 tuần trong đó có 2 tuần ôn tập( Mỗi tuần ôn tập chỉ học 1
tiết). Như vậy số tiết Chính tả trong học kỳ I là: 16 x 2 + 2 = 34 tiết.
- Cả năm là 34 x 2 = 68 tiết.
Các bài Chính tả nghe viết và tập chép đều có số lượng chữ viết tương đối
phù hợp với học sinh. Tốc độ viết khoảng 50 chữ trong 15 phút. Sau mỗi bài viết
đều có các bài luyện tập để rèn và củng cố cho học sinh viết đúng Chính tả, nắm
được nghĩa của từ để dùng cho đúng hơn. Bên cạnh các bài tập trong sách giáo
khoa chủ yếu là điền từ, điền âm đầu, điền vần, điền dấu thanh vào chỗ trống,
ghép chữ. Vì vậy khi bài tập ít dạng, chưa phong phú nên chưa kích ứng sự hứng
thú của học sinh.
Đối với sách giáo viên có gợi ý, ngoài một số từ luyện viết đúng ở sách
giáo khoa đã đưa ra, giáo viên nên chọn các từ khác cho phù hợp với phương
ngữ, với đối tượng học sinh ở lớp mình, ở địa phương mình sao cho sát hợp có
hiệu quả. Do đó giáo viên rất hạn chế trong việc tìm từ thay thế, nên chỉ sử dụng
từ viết ở sách giáo khoa, dù từ của bài viết chưa thật đáp ứng theo yêu cầu luyện
viết của học sinh.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
2. Chuẩn bị tốt cho tiết dạy Chính tả trên lớp:
Để tiết dạy Chính tả đạt hiệu quả khâu chuẩn bị rất quan trọng, cần có sự
chuẩn bị của thầy và trò

2.1 Chuẩn bị của giáo viên:
Để có một tiết dạy tốt, giáo viên cần có sự chuẩn bị cho bài giảng một cách
chu đáo; Tôi đọc kỹ bài nhiều lần, luyện đọc đúng, lường trước những từ học
sinh dễ viết sai, chọn thời gian thích hợp cho học sinh viết rèn chữ những từ viết
khó đó.
Khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học cần
thiết để phục vụ bài học như: bảng phụ chép bài tập hướng dẫn cho học sinh làm
hoặc giấy trắng, …
2.2 Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh cần phải có đầy đủ sách, vở và đồ dùng học tập.
- Đọc đoạn chính tả nhiều lần.
- Viết từ khó vào vở rèn chữ.
- Nhớ quy tắc chính tả khi viết bài.
- Đối với những em thường mắc lỗi, tôi yêu cầu các em viết trước ở nhà bài
chính tả vào vở rèn chữ.
3. Tìm hiểu các lỗi chính tả học sinh thường mắc phải:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, cùng với việc dự giờ đồng nghiệp, sau
mỗi bài dạy, tôi thấy học sinh thường mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu, vần dấu
thanh. Để rút kinh nghiệm cho những lỗi sai mà học sinh lớp 2 thường mắc phải.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Âm, vần, dấu thanh Viết đúng chính tả Viết sai chính tả
Tr/ch trò chuyện
che chở
bạn trai
trắng xóa
trèo cây
trông nom
chò chuyện
che trở

bạn chai
chắng xóa
chèo cây
chông nom
x/s xúc động
xin
xong xuôi
súc động
sin
song suôi
r/d/gi bánh rán
con gián
dán giấy
dành dụm
tranh giành
bánh dán
con rán
gián giấy
rành dụm
tranh rành
l/n non nước
nồi
lỗi
lon nước
lồi
nỗi
c/k kim khâu
cậu bé
kiên nhẫn
kén

cim khâu
kậu bé
ciên nhẫn
cén
d/gi rất
rủ nhau
cây giung
dất
gủ nhau
cây rung
ao/au trèo cao, ngã đau trèo cau, ngã đao
ng/ngh trang nghiêm, nghìn trang ngiêm, ngìn
ui/uôi vui vẻ vuôi vẻ
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
an/ang cây bàng
cái bàn
vầng trán
cây bàn
cái bàng
vầng tráng
ăn/ăng cố gắng, gắng sức cố gắn, gắn sức.
in/inh/ing xin lỗi
nhìn
xinh lỗi
nhình
uôn/uông mong muốn
khuôn mặt
mong muống
khuông mặt

iêc/iêt làm việc
bữa tiệc
thời tiết
làm việt
bữa tiệt
thời tiếc
uy/ uyu khúc khuỷu khúc khủy
ưc/ưt rực vàng
đứt dây
rựt vàng
đức dây.
anh/ang màu xanh
sáng sớm
màu sanh
sán sớm
ai/ay say sưa, bàn tay
đáy hồ, cái tai
gà gáy
sai sưa, bàn tai
đái hồ, cái tay
gà gái
ươn/ương mượn, vườn
vươn vai
mượng, vường
vương vai
ơm/ươm con bướm Con bớm
ơp/ươp mèo mướp mèo mớp
oa/ao bông hoa
toả hương
bông hao

tảo hương
ênh/inh bệnh bịnh
oe/eo khỏe khẻo
kh/ph khoai lang phai lang
Ngoài ra còn một số lỗi sai không viết hoa đúng quy định
Ví dụ: Lý thường Kiệt, việt nam.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Một số bài học sinh viết sai nhiều;
Ví dụ: + Quà của bố.
Sách Tiếng Việt tập 2 có 3 bài:
+ Bé nhìn biển.
+ Lượn.
+ Đàn bê của anh Hồ Giáo.
4. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm liền và thực tế ở lớp tôi do học sinh có ở
cả 3 miền Bắc, Trung và Nam nên tôi đã tìm ra các nguyên nhân mà học sinh
thường mắc lỗi chính tả là do:
- Do một số em đọc còn quá yếu, đọc sai nhiều dẫn đến viết sai.
- Do phương ngữ địa phương dẫn đến học sinh viết sai lỗi chính tả.
+ Miền Bắc hay nhầm lẫn giữa n – l, ươu – iêu.
Ví dụ: lá  ná
Lúa  núa
Nằm  lằm
Ví dụ: rượu các em hay đọc nhầm là riệu
Con hươu các em hay đọc nhầm là con hiu
Cây tre các em hay đọc nhầm là cây che.
+ Miền Trung các em nhầm lẫn giữa thanh hỏi, ngã, nặng
Ví dụ: mỏ  mõ
Kĩ sư  kỉ sư

Cọng  cõng
+ Miền Nam: các em hay nhầm lẫn kh – th; hỏi – ngã; iêt – iêc
Ví dụ: thịt  khịt
Giả vờ  giã vờ
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Giã gạo  giả gạo
Hiểu biết  hiểu biếc
Xanh biếc  xanh biết
Nguyên nhân dẫn đến việc viết sai do điều kiên khách quan (chỗ ngồi, ánh
sáng…) Ngoài ra còn do ngồi viết và phương tệin viết cũng ảnh hưởng đến lỗi
chính tả của học sinh.
Đó chính là các nguyên nhân gây ra mắc lỗi chính tả ở học sinh.
5. Biện pháp khắc phục:
Để các em khắc phục được lỗi chính tả và đạt được kết quả tốt như mong
muốn tôi đã tìm ra được cácc biện pháp sau:
Đối với những lỗi chính tả mà học sinh chưa nắm vững cấu tạo âm vần,
cấu tạo âm tiết của vần. Phát âm để so sánh đối chiếu các cặp vần dễ lẫn lộn
Ví dụ: iu  i + u
iêu  iê + u
hoặc: ai  a + i.
ay  a + y.
Đối với các lỗi do đặc điểm chữ viết chưa đảm bảo dẫn đến viết sai lỗi
chính tả do các em chưa nắm chắc về quy tắc chính tả vì thế dẫn đến việc viết sai
lỗi chính tả. Muốn các em sửa được lỗi chính tả này thì khi dạy đến những bài có
liên quan thì tôi cần phải cung cấp và khắc sâu cho các em những luật chính tả
để các em ghi nhớ.
Để giúp các em phân biệt và viết đúng các chữ có âm đầu là: g/gh;
ng/ngh; k/c cho các em nắm qui tắc:
+ Viết ngh, gh, k khi âm viết liền sau là: i, e, ê, iê.

+ Viết ngh, g, c đối với các âm còn lại.
Đối với mẹo viết đúng ch/tr hoặc s/x cần ghi nhớ:
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
+ tr và s, không bao giờ đi với các vần oa, oă, oe, uê.
+ L đứng trước âm đệm: oa, oă, oe, uy còn N thì không.
Ngay từ đầu năm học, tôi ghi các trên tấm bìa và treo trong lớp và thường
xuyên cho các em đọc. Như vậy, quá trình ghi nhớ quy tắc chính tả của các em
sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên đi sâu vào tiềm thức các em theo
kiểu nhớ lâu.
BẢNG GHI NHỚ
1. Huyền – ngã – nặng, sắc – hỏi – không.
2. ch, x ghép được: oa, oă, oe, uê.
3. k, gh và ngh ghép được với: i, e, ê. Còn c, g, ng: không ghép được.
4. L ghép được với: oa, oă, uê, uâ, uy còn N không ghép được.
* Phương pháp hỏi đáp:
Trong quá trình viết tôi nêu ra một số câu hỏi như:
- Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa).
- Chữ đầu câu phải viết như thế nào (viết hoa).
- Chấm xuống dòng thì phải viết như thế nào? (lùi vào 1 ô và viết hoa).
- Tên riêng của bài viết như thế nào? (viết hoa)
Mục đích của việc làm này là nhằm khắc sâu vào trí nhớ của học sinh. Bởi
vì học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng thì dễ nhớ nhưng lại
mau quên. Do đó, giáo viên chúng ta cần phải nhắc thường xuyên.
* Đối với lỗi sai khác, tôi thường hướng dẫn các em phân tích kỹ hơn ở
bảng lớp theo cách sau:
Viết Không viết
bó rau

Bó rao

vui vẻ

vuôi vẻ
lang thang

lan than
xin lỗi

xinh lỗi
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Với cách này các em vừa nhớ cách viết đúng và tránh từ mà mình sẽ viết
sai.
Còn đối với một số chữ có một cách viết duy nhất, tôi luôn luôn nhắc nhở
các em ghi nhớ, trong Tiếng Việt chỉ có một cách ghi duy nhất.
Ví dụ: nhưng không bao giờ viết nhưnh
Xanh không bao giờ viết xang.
Phân biệt giữa chữ việt và chữ việc
Chữ việc lúc nào cũng có phụ âm cuối là c. Ngoài ra không kết hợp với bất
kỳ một từ nào khác ngoại trừ một từ duy nhất là Việt Nam có chữ t ở cuối.
* Phối hợp giữa các môn học khác trong việc khắc phục lỗi sai chính tả của
học sinh.
Để chỉnh sai chính tả của học sinh, người giáo viên phải kết hợp giữa các
môn học khác. Bởi vì, muốn viết đúng, các em cần phải phát âm chuẩn. Vì vậy,
trong giờ Tập đọc, tôi luyện phát âm cho các em rất kỹ. Đặc biệt chú ý các em
hay viết sai, tôi cho các em đó phát âm lại nhiều lần.
Ví dụ: Nhìn đọc là nh-in-nhin-huyền-nhìn (không đọc nh-inh-nhinh-huyền-
nhình).
Muốn đọc là (m-uon-muôn-sắc-muốn) không có g có trong từ mong muốn
khác với muống có g có trong từ rau muống.

Bài: “Kho báu”, có từ trồng học sinh lẫn lộn với từ chồng tôi giải thích như
sau:trồng đọc uốn lưỡi, chồng đọc không uốn lưỡi
Ở môn toán, khi các em viết đề toán hay lời giải, tôi cũng nhắc nhở các em
những lỗi sai mà các em dễ mắc phải.
Ở môn Đạo đức; môn Tự nhiên và xã hội để đạt được hiệu quả tiếp thu cao
và để tự các em so sánh, phát hiện ra những lỗi chính tả trong phát âm của mình.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Tôi thường cho học sinh thảo luận theo từng cặp hỏi – đáp đồng thời qua đó kịp
thời uốn nắn bởi vì nếu nói sai thì dẫn đến viết sai.
Ở phần ôn tập: mỗi tuần có hai tiết ôn. Vì vậy khi đến tiết tôn tập của môn
Tiếng việt tôi thường chú ý đến các lỗi chính tả mà các em hay viết sai. Tôi cho
các em đọc bài nhiều lần, nếu em nào đọc sai chữ nào tôi cho em đó đánh vần và
viết lại cho đúng, giao bài mỗi ngày về nhà cho các em học.
Qua trò chơi, khi học các em rất thích trò chơi. Để các em học tập tốt và sôi
nổi trong những giờ học mà cả lớp đều hứng thú kể cả những em học yếu, tôi sẽ
đưa ra các hình thức mà các em hay mắc phải lỗi chính tả như sau:
- Cho các em thi viết bảng con.
Ví dụ: cây tre – mái che
Đổ rác – thi đỗ
Khiêm tốn
Ví dụ: thi đua cử đại diện 2 dãy, mỗi dãy 2 em lên tìm: mỗi dãy 3 từ có phụ
âm đầu là “c”, 3 từ có phụ âm đầu là “k”
Để khắc phục lỗi sai chính tả tôi thường giao các dạng bài tập về nhà cho
các em làm, một số dạng bài như sau:
Ví dụ: Điền vào chỗ trống “l” hoặc “n”
Sau……ớp vỏ cứng
Hẹn ước mầm xanh
….á vàng ủ đất
….uôi hạt….ứt xanh

Cây xanh nhẫn… ại
Trải đông gian…an
Ươm mầm xanh biếc
Đón chào xuân sang
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Phạm Đình Ân
Ví dụ: Điền vào chỗ trống
a) r, d, gi?
- Con……ế; con….un; con cá….ô
- ……a đình; ….ễ…….àng;
b) ai hay ay
- B……học; b……lượn; m…….nhà.
- C… ruộng; s……sóng; s… quả
Ví dụ: Điền vào chỗ trống
a) tr hay ch
Cây…….ái; quả……anh; bức…… anh
b) ươn hay ương
Đ …….sá; con l……, s……núi; soi g……
Ví dụ: Điền vào chỗ trống
a) iêt hay iêc
Hiểu b…….; ch…….lá; l……….sĩ; thương t…….
b) uôc hay uôt
Lạnh b……; cái ch……; con ch…… , uống th…
Ví dụ: điền vào chỗ trống uc hay ut ?
- Ch……tết; m……lục; khâm ph…….; gia s…….
- B……chì; ống h…… ; bay v…….; lũ l…….
Ví dụ: Điền vào chỗ trống s hay x ?
Gió ….ôn…….ao vòm lá
Trời………anh làm tấm phông

……óng ru trưa lấp loá
Nắng hè trôi trên…ông
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Biện pháp này hình thành cho các em thói quen ý thức tập trung.
* Phương pháp chấm bài kỹ của giáo viên ảnh hưởng tốt đến việc điều
chỉnh lỗi sai chính tả của học sinh:
Nhìn chung, khi viết chính tả, học sinh thường mắc nhiều khuyết điểm viết
theo thói quen, không tập trung phân tích tiếng trước khi ghi chữ, nhớ thế nào thì
ghi thế ấy. Thậm chí những chữ viết sai đã sửa nhiều lần mà khi viết vẫn mắc lại
lỗi cũ. Vì vậy, việc chấm bài kỹ để tìm ra những lỗi sai mà các em thường mắc
phải là điều quan trọng, thậm chí tôi còn ghi nhớ kỹ lỗi chính tả của từng em để
nhắc nhở đúng tên em đó khi chuẩn bị viết bài.
Thường khi chấm bài của học sinh, thấy lỗi sai tôi gạch chân ngay dưới phụ
âm đầu hay vần hoặc dấu thanh mà các em sai để các em dễ nhận ra mình viết
sai gì, viết lỗi đó ra lề để các em về nhà viết lại mỗi lỗi 2 dòng nếu viết sai 6 lỗi
trở lên thì phải viết lại cả bài để các em khắc sâu và không sai lại nữa.
Mặt khác, khi các em viết bài xong, tôi thường cho các em tự dò bài của
mình một lần để tìm lỗi sai, sau đó đổi vở cho bạn để dò chéo một lần nữa. Tôi
hướng dẫn các em dùng bút chì gạch dưới lỗi sai và viết chữ đúng ra lề vở.
* Phương pháp khen thưởng:
Thông qua môn tâm lý học ở trường sư phạm và thực tế của những năm dạy
học tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh. Các em rất thích được
khen.
Nắm được đặc điểm này, trong công tác chủ nhiệm lớp của mình, tôi đưa ra
phong trào “hoa điểm 10” ở tất cả các môn học và tổng kết điểm 10 hàng tuần.
Những học sinh được điểm 10 nhiều nhất tuần sẽ được khen và nhận phần
thưởng.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2

Qua việc thực hiện biện pháp này, các em học sinh trong lớp tôi có hứng
thú học tập hơn. Khi làm toán cũng như khi viết bài các em cẩn thận hơn. Từ đó
kết quả học tập của từng em tiến bộ rõ rệt.
6. Thiết kế bài giảng:
Bài “Quà của bố” tiết 36
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính tả bài chính tả, trìnnh bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều
dấu câu.
- Làm được bài tập 2, bài tập 3(a,b)
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập2, bài tập3a(hoặc b).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ
Học sinh viết bảng con.
Dãy A: múa rối, rút rạ.
Dãy B: nói dối, vâng dạ.
Giáo viên nhận xét.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
Hỏi: Vừa rồi các em học Tập đọc bài gì?
Hôm nay các em sẽ được học chính tả
bài “Quà của bố”. Giáo viên ghi bảng.
b) Bài chính tả này có 2 phần:
Phần 1: Nghe viết bài “Quà của bố”.
- Quà của bố.
- 2-3 học sinh nhắc lại.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2

Phần 2: Luyện tập phân biệt iê/yê,
r/d/gi, dấu hỏi, dấu ngã.
- Giáo viên đọc mẫu lần1 bài viết sẵn
trên bảng phụ.
Hỏi: Bài chính tả có mấy câu?
Hỏi: Khi viết đầu câu phải viết như thế
nào?
Hỏi: Câu nào có dấu hai chấm?
- Tìm từ khó viết:
cà cuống
niềng niễng
nhộn nhạo.
cá sộp
Phân tích từ khó.
- Cho học sinh viết từ khó vào bảng con.
* Giáo viên đọc mẫu lần 2
- Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết.
* Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Giáo viên đọc lại để học sinh dò bài.
* Soát lỗi
Các em cầm bút chì trên tay để soát lỗi.
Giáo viên đọc từng câu và chú ý gạch
chân các từ các em hay sai, em nào sai
giơ tay.
- 2 học sinh đọc bài.
- 4 câu.
- Viết hoa.
- Câu 2: Mở thúng ra là cả một thế giới
dưới nước, cà cuống, niềng niễng đực,
niềng niễng cái bò nhộn nhạo .

- Học sinh nêu.
- Học sinh phân tích tiếng, đọc trơn,
đồng thanh.
- Học sinh viết vào vở.
- Học sinh dò bài.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh sai giơ tay, không sai không
giơ tay.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
* Tổng hợp lỗi
Hỏi: Em nào sai trên 5 lỗi.
- Giáo viên thu 5-7 vở để chấm.
- Chấm bài, nhận xét.
c) Luyện tập:
- Treo bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu.
Hỏi: Bài yêu cầu làm gì?
- Cho học sinh làm sách.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
Nhận xét
- Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh làm phần a.
Gắn 2 bài đã ghi viết trên giấy. Cho thi
đua mỗi đội cử 4 bạn lên thi đua. Đội
nào nhanh, đúng sẽ thắng.
Hướng dẫn học sinh.
Nhận xét
Công bố đội thắng.
3. Củng cố - dặn dò:

Hôm nay các em học chính tả bài gì?
- Học sinh đọc.
- Điền vào chỗ trống iê hay yê?
Học sinh làm
Câu chuyện, yên lặng, viên gạch, luyện
tập.
Học sinh đọc.
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà Giời.
Lạy cậu, lạy mợ.
Cho cháu về quê.
Cho dê đi học
- Bài “Quà của bố”
Để học tốt chính tả các em cần chú ý nghe rõ, viết đúng và đẹp.
Dặn dò: Chuẩn bị bài: “Câu chuyện bó đũa”.
IV. Kết luận:
4.1 Kết quả:
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Qua thời gian giảng dạy và áp dụng các biện pháp tích cực để giảng dạy.
Với đề tài “Một vài biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2”, tôi
nhận thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt ở môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn
chính tả.
Thông qua môn học này, các em phát huy được tính tích cực chủ động như
viết bài nhanh, chữ đẹp, không sai lỗi chính tả và cách trình bày một bài viết cho
đẹp. Cũng qua môn học này tạo điều kiện cho các em học tốt các môn học khác
như: toán, đạo đức, tập đọc và tự nhiên xã hội.
- Kết quả cụ thể là:
Lớp học sinh động, học sinh tích cực trong quá trình học tập, tích cực hăng

hái phát biểu ý kiến trong giờ học.
Riêng với môn chính tả, kết quả đạt được cụ thể như sau:
Xếp loại Đầu năm Học kỳ I Học kỳ II
Giỏi 10 14
Khá 14 14
Trung bình 12 10
Yếu 8 4
4.2 Kết luận:
Muốn dạy tốt bất kỳ một môn học nào thì người giáo viên phải nắm vững
nội dung chương trình, sách giáo khoa, đặc trưng bộ môn. Luôn tìm tòi nhiều
những biện pháp để khắc phục và thu hút được sự chú ý của các em, gây hứng
thú và phát huy chủ động của học sinh.
Với một vài kinh nghiệm tôi đã rút ra được trong thực tế giảng dạy, xuất
hiện từ giáo dục; phát triển toàn diện các mặt cho học sinh, tôi đã tìm ra: “Một
vài biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2”, nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học, phát huy tính tích cực và đạt hiệu quả cao trong phân môn
chính tả.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Bản thân tôi là người giáo viên cần muốn trang bị cho mình vốn ngôn ngữ
phong phú thông qua sách, báo, tài liệu tham khảo và luôn học hỏi đồng nghiệp
tìm ra cái hay, cái mới để áp dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt
ở phân môn Chính tả để tra cứu và cuốn sổ tay để ghi chép những gì học sinh đạt
được và chưa đạt được khi học bài đó, để rút ra kinh nghiệm cho những năm học
tiếp theo.
Kết hợp tốt mối quan hệ giữa học sinh với nhau để các em giúp nhau cùng
tiến bộ.
Trao đổi kinh nghiệm và tiếp nhận sự đóng góp nhiệt tình của các đồng
nghiệp. Đồng thời phải có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường, tạo
đìều kiện thuận lợi cho giáo viên dạy và học sinh đạt hiệu quả cao hơn.

4.3 Bài học kinh nghiệm:
Trên đây là một vài biện pháp tôi đã áp dụng vào giảng dạy phân môn
Chính tả lớp 2, qua thực nghiệm đã cho thấy kết quả khả quan trong lớp do tôi
chủ nhiệm. Giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, vượt qua khó khăn thử
thách để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
Tôi mong sự đóng góp nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp để hoàn thành tốt
nhiệm vụ đào tạo những mầm non tương lai của đất nước.
1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
Ý KIẾN XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC


















1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2

Ý KIẾN XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC


















1
SKKN: Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 2
MỤC LỤC
Trang
I. Lý do chọn đề tài: 01
II. Đặc điểm tình hình: 02
1. Thuận lợi: 02
2. Khó khăn: 02
III. Các biện pháp thực hiện: 03
1. Nội dung chương trình sách giáo khoa: 03
2. Chuẩn bị tốt cho tiết dạy Chính tả trên lớp: 03

2.1 Chuẩn bị của giáo viên: 03
2.2 Chuẩn bị của học sinh: 04
3. Tìm hiểu các lỗi chính tả học sinh thường mắc phải: 04
4. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh mắc lỗi chính tả: 07
5. Biện pháp khắc phục: 08
6. Thiết kế bài giảng: 12
IV. Kết luận: 15
4.1 Kết quả: 15
4.2 Kết luận: 16
4.3 Bài học kinh nghiệm: 17

×