Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Dạy văn nghị luận xã hội ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.95 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"DẠY NGHỊ LUẬN XÃ HỘI TRONG PHÂN MÔN LÀM VĂN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG"
1
I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN :
Ngữ văn là một trong những môn học trọng tâm của nhà trường THPT ở tất cả các ban.
Từ trước đến nay, Ngữ Văn là môn bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT. Theo dự kiến, từ
2016 trở đi sẽ là môn thi bắt buộc trong các kì thi Đại học. Vì vậy, GV giảng dạy bộ môn
Ngữ Văn có một vai trò vô cùng quan trọng gắn với trách nhiệm nặng nề hơn trong việc
hướng dẫn học sinh đi đến đích cuối cùng của bậc học.
Hơn nữa, theo xu hướng đổi mới hiện nay, văn học phải gắn liền với cuộc sống. Tức là,
học Văn phải giúp các em ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống hiện tại và lâu dài. Và điều
đó phân môn Làm văn đảm nhiệm một phần không nhỏ trong việc hướng các em đến với
những vấn đề xã hội, tìm tòi, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề ấy.
Thật vậy, trong hệ thống môn học Ngữ Văn, phân môn Làm văn có mối quan hệ chặt
chẽ với Văn học và Tiếng Việt để tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh nhằm đạt được
mục tiêu cuối cùng của bộ môn Ngữ văn ở nhà trường THPT. Trong nhà trường, ở tất cả
các cấp học phân môn Làm văn luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, bồi
dưỡng các kĩ năng sản sinh văn bản, kĩ năng giao tiếp cho học sinh – một trong những
mục tiêu cơ bản của môn Ngữ Văn. Theo yêu cầu kiểm tra, thi cử hiện nay, phân môn
Làm văn có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với kết quả học tập của học sinh do chiếm tỉ
lệ khá lớn trong các đề thi, từ 7 đến 8 / 10 điểm (đối với lớp 10, 11) và 8/10 điểm đối với
lớp 12 thi tốt nghiệp. Trong đó, phần Nghị luận xã hội chiếm số lượng không nhỏ. Vì
vậy, trong bài viết này, tôi xin trình bày những suy nghĩ của bản thân về Dạy nghị luận
xã hội trong phân môn Làm Văn ở trường THPT.
II. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN :
Đề tài được áp dụng cho chương trình Ngữ văn THPT ở cả hai ban nâng cao và cơ bản.
2
Đã thông qua tổ Văn trường trung học phổ thông Hồ Thị Kỷ năm học 2009 - 2010.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN :


1. Vài vấn đề về nghị luận xã hội ở nhà trường THPT :
- Nghị luận xã hội là một vấn đề rất được quan tâm ở nhà trường THPT hiện nay. Việc
đưakiểu bài nghị luận xã hội trở thành một nội dung trong các bài thi, bài kiểm tra ở các
khối lớp là một chủ trương đúng đắn. Bởi trang bị cho các em kiến thức về xã hội là vô
cùng cần thiết. Mục tiêu cụ thể của ngành khi đưa kiểu bài này vào gắn với việc đổi mới
mục tiêu môn Văn. Học văn, các em không chỉ biết tác phẩm, giá trị tư tưởng của tác
phẩm, cái hay cái đẹp của tác phẩm, tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà văn mà còn giúp
các em biết những vấn đề của cuộc sống, những vấn đề diễn ra xung quanh các em,
những vấn đề liên quan đến phẩm chất đạo đức của con người, lối sống, quan niệm sống,
môi trường sống, … Từ đó, các em chọn cho mình một quan điểm sống phù hợp, sống có
ích, có ý nghĩa. Và do đó, NLXH là một phần quan trọng trong đề thi tốt nghiệp THPT.
- Hơn thế nữa, nghị luận xã hội thật sự là một kiểu bài rất có khả năng kích thích tư duy
sáng tạo của các em; đưa ra những vấn đề bức thiết của xã hội để các em suy nghĩ, thảo
luận, bàn bạc và tìm cách giải quyết thấu đáo lại càng quan trọng hơn. Từ đó định hướng
cho các em một tương lai cũng từ những hiểu biết về xã hội. Với mục tiêu thiết thực ấy,
học sinh sẽ tập làm quen với hàng loạt các vấn đề xung quanh mình như : môi trường,
giao thông, tệ nạn xã hội, bệnh vô cảm, tiêu cực trong thi và kiểm tra …Đó cũng là
những vấn đề trong cuộc sống như : phẩm chất, đạo đức, quan niệm sống, lối sống của
con người trong xã hội …
- Hiện nay, dạng đề Nghị luận xã hội chiếm số lượng không nhỏ ở các bài kiểm tra định
kì. Cụ thể là : Ở lớp 10, 11 NLXH có rải rác trong các bài viết. Ở lớp 12, có trong các bài
viết học kì I và học kì II, đặc biệt là với cấu trúc đề thi tốt nghiệp 2-3-5 ( Câu 1 lí thuyết
3
2điểm, câu 2 làm văn nghị luận xã hội 3điểm, câu 3 làm văn nghị luận văn học 5điểm) thì
NLXH là câu 3 điểm dành cho cả hai ban.
Bài luận 3điểm trong thi tốt nghiệp là số điểm không nhỏ và với dung lượng kiến thức
khá nhiều, giáo viên và học sinh phải đầu tư thật công phu, nghiêm túc và đúng qui trình
thì kết quả mới đạt được như mong muốn.
- Nghị luận xã hội ở nhà trường THPT hiện nay tập trung hai vấn đề chính : nghị luận về
một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Cả hai vấn đề này đều gần

gũi và thiết thực đối với các em. Đó là những hiện tượng diễn ra hàng ngày, các vấn đề
HS thường tiếp xúc; cũng như những vấn đề về phẩm chất đạo đức và quan niệm sống
mà mỗi cá nhân đều quan tâm. Được học, tìm tòi nghiên cứu những vấn đề có ý nghĩa
thiết thực này HS sẽ hứng thú hơn, say mê hơn và chắc chắn sẽ dành nhiều thời gian hơn
cho môn học này.
2. Dạy nghị luận xã hội – Cách giải quyết :
Dạy Làm văn nói chung và dạy NLXH nói riêng cần tiến hành song song và toàn diện
hai thao tác hướng dẫn lí thuyết và áp dụng thực hành, từ đó mới mang lại kết quả như
mong muốn.
2.1 Về lí thuyết :
Trong những tiết học Làm văn, giáo viên cần hướng dẫn HS nắm vững lí thuyết. Phần
này, SGK thường soạn không cụ thể, chưa rõ ràng nên HS khó nắm. Vì thế, để hướng dẫn
HS làm tốt kiểu bài này, GV cần khái quát những vấn đề then chốt nhất về lí thuyết giúp
HS nắm, từ đó áp dụng vào bài viết của mình hợp lí để đạt hiệu quả cao. Cụ thể là hướng
dẫn HS các phần sau :
- Nắm vững bố cục 3 phần :
4
Mở bài
Thân bài
Kết bài
- Nắm được hai dạng bài cơ bản của NLXH gồm nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị
luận về một hiện tượng đời sống.
* Đối với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí :
- Mở bài :
+ Giới thiệu tư tưởng đạo lí mà đề đặt ra (Cần ngắn gọn, súc tích)
+ Trích dẫn ý kiến (nếu có)
- Thân bài : giải quyết vấn đề mà đề đặt ra. Gồm :
+ Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí (giải thích từ ngữ, khái niệm …)
+ Chứng minh khía cạnh đúng; dùng dẫn chứng và lí lẽ để minh họa.
+ bình luận :

• Bác bỏ khía cạnh sai, phê phán những khía cạnh sai của vấn đề.
• Mở rộng vấn đề : có thể là đặt ngược lại vấn đề, liên hệ thực tế đời sống, liên hệ bản
thân, … Từ đó rút ra bài học (phần này cũng có thể đưa vào kết bài)
- Kết bài :
+ Khẳng định lại vấn đề
+ Rút ra bài học (nếu chưa trình bày ở thân bài)
+ Bức thông điệp gửi đến mọi người
* Lưu ý HS những yêu cầu cơ bản về mặt kĩ năng :
5
- Người viết cần nắm được bản chất nội dung tư tưởng, đạo lí đồng thời phải biết nhìn
nhận, soi chiếu vấn đề đó từ nhiều phía để có thể có cái nhìn toàn diện, tránh hiểu sai,
hiểu lệch ; từ đó biểu dương những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch, tránh cực
đoan, phiến diện.
- Chú ý biểu dương hay bác bỏ đều phải có lí lẽ xác đáng, có cơ sở khoa học, tránh suy
diễn, áp đặt.
- Trong khi viết bài cần phối hợp nhiều thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình
luận.
- Bài viết phải đảm bảo bố cục ba phần chung ; chia đoạn theo từng luận điểm rõ ràng.
- Cần diễn đạt ngắn gọn, sáng sủa, nhất là cần nêu bật suy nghĩ riêng của bản thân.
* Đối với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống :
- Mở bài : Giới thiệu hiện tượng đời sống mà đề đặt ra (Cần ngắn gọn, súc tích)
- Thân bài :
+ Giải thích từ ngữ, khái niệm (Nếu cần thiết)
+ Nêu thực trạng vấn đề (Biểu hiện cụ thể của vấn đề) : có thể đi từ khái quát đến cụ thể
hoặc ngược lại
+ Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng trên
+ Hậu quả (đối với hiện tượng xấu), lợi ích (đối với hiện tượng tốt)
+ Giải pháp : cá nhân, gia đình, xã hội
- Kết bài :
+ Khẳng định lại vấn đề

6
+ Bài học rút ra
Chú ý những yêu cầu cơ bản về mặt kĩ năng :
- Cần xác định hiện tượng được nêu trong đề bài là hiện tượng tích cực hay tiêu cực. Nếu
là hiện tượng tích cực thì ta biểu dương. Nếu là hiện tượng tiêu cực thì ta phê phán, lên
án.
- Người viết cần nhìn nhận, phân tích hiện tượng đó từ nhiều phía để có cách nhìn toàn
diện, tránh phiến, cực đoan. Phê phán hay ca ngợi đều phải có lí lẽ xác đáng, có cơ sở
khoa học, có cái nhìn nhân ái, bao dung, tránh suy diễn, áp đặt.
- Trong khi viết bài cần phối hợp nhiều thao tác lập luận : phân tích, so sánh, bác bỏ, bình
luận.
- Bài viết phải đảm bảo bố cục ba phần chung ; chia đoạn theo từng luận điểm rõ ràng.
- Cần diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và lỗi ngữ pháp,
nhất là cần nêu bật cảm nghĩ riêng của bản thân.
2.2. Áp dụng thực hành :
- Song song với việc nắm lí thuyết, HS cần được thực hành thường xuyên để quen dần
với dạng đề này. HS biết áp dụng lí thuyết vào bài làm một cách đúng đắn và hợp lí sẽ
mang lại kết quả tốt nhất.
- Khi nhận đề bài, HS cần đọc kĩ để xác định :
+ Dạng đề : đề cho thuộc dạng nào?Nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay nghị luận về
một hiện tượng đời sống?
+ Cách làm bài
+ Phân bố thời gian, giới hạn đề ( 400 từ chẳng hạn)
7
+ Chọn lọc lí lẽ, dẫn chứng (đặc biệt dẫn chứng phải tiêu biểu, thuyết phục – cần cập nhật
tin tức mới để có tính thuyết phục cao)
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học
* Những dạng đề thường gặp :
(1) Hiện tượng đời sống gồm : những vần đề về môi trường, giao thông, tệ nạn xã hôi,
tiêu cực trong thi và kiểm tra …

Ví dụ : Trình bày suy nghĩ của anh, chị về vấn đề môi trường hiện nay của nước ta.
(2) Vấn đề về tư tưởng đạo lí gồm : phẩm chất, đạo đức của con người, lối sống, quan
niệm sống, những chuyên đề về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Ví dụ : Suy nghĩ của anh, chị về câu nói của nữ chiến sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm : “Đời
phải trải qua giông tố nhưng chớ cúi đầu trước giông tố”
(3) Đề bài rút ra từ tác phẩm được học :
Dạy học theo hướng đổi mới cần chú ý giới thiệu HS các dạng đề NLXH từ các tác
phẩm được học. Điều này giúp các em không quá bỡ ngỡ khi bắt gặp trong quá trình thi
và kiểm tra. Cụ thể là :
* Dạy “Đại cáo bình Ngô” giáo viên cần chú ý cho HS đề bàn về Tư tưởng nhân nghĩa.
* Dạy “Đời thừa” của Nam Cao, chú ý cho HS đề “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào
cũng là sự bất lương” / Hay câu “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa
mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải nâng đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”
* Dạy “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm, có thể cho HS làm quen với dạng đề:
“Em ơi em, Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
8
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời”
Từ đoạn thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ
đối với Đất nước trong thời đại ngày nay.
* Dạy “Hồn Trương Ba da hàng thịt” chú ý HS đề từ câu nói của Trương Ba “Tôi
muốn được là tôi toàn vẹn”
* Dạy “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi có thể hướng HS đến đề về : Từ
nhân vật Việt trong tác phẩm, anh/ chị suy nghĩ gì về quan niệm sống của thanh niên.
* Dạy “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS” có thể cho HS làm quen với
dạng đề: HIV/AIDS hiểm họa của nhân loại. Anh/ chị suy nghĩ gì về vấn đề này.
* Dạy “Nhật kí trong tù” và những sáng tác khác của Bác, cần ra đề có tính giáo dục HS
về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2.4. Một số đề bài và gợi ý :

Đề 1. Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về bệnh thành tích – một căn bệnh gây tác hại
không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
Mở bài
Giới thiệu : Xã hội càng phát triển, con người càng chạy đua nhau quyết liệt về
danh lợi, địa vị. Không ít người vì hám lợi hám danh mà vươn lên bằng con đường bất
chính, tạo hư danh cho bản thân. Đó là bệnh thành tích – một căn bệnh gây tác hại không
nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
Thân bài
(1) Nêu rõ hiện tượng
9
- Bệnh thành tích là gì ? – Bệnh thành tích là hành vi chạy theo những thành tích ảo,
chạy theo hư danh mà không nghĩ đến hậu quả, thậm chí bất chấp thủ đoạn.
- Biểu hiện của bệnh thành tích : tình trạng chạy điểm, chạy trường, gian lận trong thi
cử, ngồi nhầm lớp, văn bằng giả ; tình trạng “mua chức”, đút lót, tham nhũng,…
(2) Phân tích – chứng minh mặt tác động của hiện tượng
- Chất lượng công việc có nhiều con số ảo, nhân lực đào tạo không đáp ứng được nhu
cầu phát triển của xã hội. Tốn kém, mức đầu tư cao nhưng hiệu quả thì rất thấp.
- Gây ra nhiều sai phạm, thiếu công bằng xã hội, từ đó làm mất đi lòng tin của nhân
dân, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước nhà, dần đánh mất những giá trị truyền thống.
- Con người dễ bị tha hóa : mắc các thói kiêu ngạo, thích phô trương, hám lợi hám
danh nhưng thực chất “có tiếng mà không có miếng”.
(3) Chỉ ra nguyên nhân, đề xuất biện pháp
- Nguyên nhân của bệnh thành tích : Sự thiếu ý thức và thiếu lòng tự trọng ; Tâm lí
hám danh, hám lợi và chạy theo vật chất.
- Đề xuất quan điểm và biện pháp : Để giảm thiểu căn bệnh này, điều kiện tiên quyết
là sự ý thức của mỗi cá nhân. Cần đổi mới cách dạy và học ; đổi mới kiểm tra và đánh giá
; tài liệu giáo trình, sách giáo khoa phải luôn được cải đổi mới theo tình hình thực tiễn…
Kết bài
Bệnh thành tích đã trở thành quốc nạn mà nạn nhân chủ yếu là ngành giáo dục.
Đất nước thực sự phát triển, lớn mạnh và văn minh khi căn bệnh này bị khống chế. Bản

thân quyết rèn luyện theo phương châm chung “học thực thi thực”…
Đề 2.
10
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) Trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề bạo
lực học đường hiện nay?
a.Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính
khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả.
b. Yêu cầu về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cơ bản đáp ứng được những ý chính
sau:
Mở bài : Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề mà đề đặt ra.
Thân bài : Bàn bạc, đánh giá, nhận xét vấn đề :
- Giải thích : Bạo lực học đường là hành vi dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn giữa
học sinh và học sinh ở trong và ngoài trường học.
- Thực trạng:
+ Bạo lực học đường đang diễn ra với mức độ báo động ở các trường học trên cả nước,
gây bức xúc trong dư luận; không chỉ bạo lực ở nam sinh mà cả ở nữ sinh.( dẫn chứng)
+ Một số HS có thái độ bàng quan, số khác hưởng ứng, tham gia đánh hội đồng.
+ Tệ hại hơn nữa là dùng điện thoại, máy ảnh quay lại cảnh bạo lực rồi tung lên mạng…
- Nguyên nhân:
+ Cá nhân học sinh muốn khẳng định mình, muốn chứng tỏ mình là “đàn anh” trước mọi
người, muốn giải quyết những bất đồng, xung đột trong giao tiếp bằng bạo lực như trong
phim ảnh và các trò giải trí bạo lực trên game online.
11
+ Thiếu sự quan tâm, quản lí chặt chẽ của gia đình. Một số trường hợp được cha mẹ quá
nuông chiều, quen bắt nạt người khác, thích ra lệnh, thích dùng vũ lực…
+ Nhà trường thiếu các hoạt động vui chơi giải trí nhằm lôi cuốn, thu hút các em.
+ Ảnh hưởng từ phim ảnh, trò chơi bạo lực trên game online…
- Hậu quả: Tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, mất đi vẻ đẹp nhân cách của người học

sinh, làm mất uy tín của gia đình, nhà trường, làm hoang mang không ít phụ huynh và
HS, gây xôn xao dư luận, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục trong xã hội.
- Biện pháp:
+ Cá nhân học sinh: Biết nhận ra đây là hành vi sai trái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Biết kiềm chế bản thân, sống lành mạnh, quan hệ trong sáng. Nghiêm khắc ngăn chặn các
hành vi bạo lực, tuyên truyền giúp mọi người hiểu và có hành động đúng.
+ Gia đình: Cần quan tâm đến con cái, có biện pháp giáo dục đúng đắn, hợp lí.
+ Nhà trường: Cần chú trọng giáo dục đạo đức cho HS, thường xuyên tổ chức những buổi
tuyên truyền nâng cao tính giáo dục, tổ chức một số hoạt động vui chơi lành mạnh thu hút
HS tham gia, xử lí nghiêm trường hợp HS dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn.
+ Xã hội: Phải có những chế tài đặc biệt với những trường hợp vi phạm pháp luật: thành
lập băng nhóm xã hội đen, game, phim ảnh bạo lực…
Kết bài : Đánh giá lại vấn đề, rút ra bài học cho bản thân.
Đề 3. Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn đã từng viết : “ Ước mơ không phải là cái gì sẵn có,
cũng không phải là cái gì không thể có”. Hãy viết một bài văn ngắn bàn luận về vấn đề
trên.
Mở bài :
12
Giới thiệu : Con người sinh ra, dù lớn hay nhỏ ai cũng có một ước mơ. Tuy nhiên,
ước mơ không phải tự dưng nó đến, cũng không phải là ta không thể định ra và đạt được
ước mơ. Văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn cũng đã từng có câu “Ước mơ không phải là cái gì
sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có”.
Thân bài :
(1) Giải thích : Ước mơ là sự mong mỏi của con người về một tương lai tốt đẹp, là
nguồn động viên tinh thần để ta vượt khó khăn đi đến những thành quả tốt đẹp trong cuộc
sống. Ước mơ không có sẵn. Ta có thể đặt ra cho mình những ước mơ và có thể đạt được
những ước mơ đó.
(2) Luận bàn về “ước mơ” :
- Ước mơ là một khái niệm trừu tượng cho nên nó không phải là thứ gì luôn có sẵn
trong cuộc sống của con người. Muốn có ước mơ, ta cần phải biết tự tạo cho mình một

ước mơ.
- Ta hoàn toàn có thể đặt ra cho mình những ước mơ và hoàn toàn có thể đạt được nó
nếu biết nỗ lực, phấn đấu.
- Ước mơ là do bản thân ta đặt ra, nên ta phải chủ động đặt cho mình một ước mơ đẹp.
Tuy không phải ai cũng đạt được ước mơ của mình, nhưng không vì thế mà không dám
mơ ước. Cần phải nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh thì ước mơ mới thành hiện thực.
- Phê phán những ai sống mà không có ước mơ hoặc mơ ước mà không biết vươn lên
để đạt được nó…
Kết bài :
13
Câu nói của Lỗ Tấn là một quan niệm đúng đắn. Bài học nhận thức : Muốn có ước mơ
thì phải biết mơ ước và phải biết phấn đấu cho ước mơ đó. Bài học hành động : Cố gắng
vượt lên chính mình, nhất là trong học tập để thực hiện được điều mình hằng mong ước.
Đề 4. Phát biểu ý kiến của anh (chị) về nhận định : “Thất bại là mẹ thành công”.
Mở bài
Giới thiệu : Khi gặp khó khăn hay thất bại trong công việc, bạn có cảm giác và suy nghĩ
như thế nào ? Dù thế nào đi nữa, bạn cũng đừng nên thoái chí vì dân gian có câu : “Thất
bại là mẹ thành công”. Vậy, lời dạy ấy có ý nghĩa như thế nào ?
Thân bài
(1) Giải thích : “Thất bại là mẹ thành công” nghĩa là thất bại “sinh ra” thành công. Vì
mỗi lần thất bại là mỗi lần ta học được bài học kinh nghiệm để lần sau làm công việc tốt
hơn, thành đạt hơn.
(2) Luận bàn về “Thất bại là mẹ thành công” :
- Mỗi lần thất bại, chúng ta thường suy ngẫm vì sao mình thất bại : Mình đã đủ
năng lực và làm hết sức mình chưa ? Mình nắm bắt và tận dụng đúng thời cơ chưa ? …
Tìm ra lời giải cho những câu hỏi đó thì lần sau ta có thể làm việc được tốt hơn.
- Con người thường có tính kiêu hãnh, không chịu thất bại, luôn muốn chinh phục
và luôn muốn thành công. Nên khi thất bại, tính kiêu hãnh của chúng ta trổi dậy và mạnh
lên. Từ đó, ta quyết tâm thành công lần sau.
- Tuy nhiên, có khi chúng ta thất bại nhiều lần mà vẫn chưa thành công nhưng

không vì thế mà chúng ta trở nên bi quan. Phải tỉnh táo, tự an ủi động viên bản thân, suy
ngẫm thật kĩ vì sao mình thất bại và tìm ra phương cách tốt cho lần sau.
14
- Phê phán và nghiêm khắc với hành động bi quan, dễ nhục chí, không có tinh thần
cầu tiến.
Kết bài
Câu nói trên đúng với nhiều trường hợp và là bài học hữu ích, có ý nghĩa động
viên tinh thần mỗi khi ta thất bại. Bài học nhận thức : Biết đứng lên khi vấp ngả, luôn lạc
quan trong cuộc sống và nhất là buộc thất bại “sinh ra” thành công cho mình. Bài học
hành động : Trong học tập, ta cố gắng hình thành cho mình niềm tin vững chắc và không
ngừng vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI :
Làm văn là một bộ phận cơ bản của bộ môn Ngữ văn, giữ một vai trò trọng yếu trong
việc rèn luyện kĩ năng cho HS và giáo dục các em trở thành người có đời sống tinh thần
tốt đẹp. Đặc biệt, dạy NLXH không chỉ giúp các em rèn luyện kĩ năng viết văn mà quan
trọng hơn còn là hướng các em đến những vấn đề diễn ra xung quanh mình và tìm hướng
giải quyết. Đặc biệt, đối với nghị luận về một tư tưởng đạo lí, tiếp xúc với kiểu bài này
HS có cơ hội đưa ra ý kiến của mình nhằm bàn bạc, đánh giá đúng/sai, hay/dở, tốt/xấu …
Từ đó ý thức được việc cần làm, việc nên tránh và có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề
tư tưởng đạo lí. Từ đó các em tự rút ra cho mình bài học bổ ích và nhận rõ giá trị về Chân
– Thiện – Mĩ trong cuộc đời.
Qua quá trình áp dụng, tôi đã thu nhận được nhiều thành công đáng khích lệ :
- HS thích thú hơn trong giờ học văn.
- Các em mạnh dạn hơn. Trong tiết học các em nhiệt tình, hăng hái tham gia phát biểu
ý kiến, thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề về đạo đức, phẩm chất, lối sống quan niệm
sống. Đặc biệt, các em tham gia tranh luận rất sôi nổi ở khâu củng cố bài, phần “bài học
15
rút ra”. Nhất là giờ đây các em không còn bàng quan với những hiện tượng đời sống
xung quanh mình mà biết quan sát, chú ý lắng nghe và đề xuất nhiều giải pháp rất thiết
thực cũng như ý thức tốt hơn về vấn đề hàng ngày xảy ra xung quanh mình, không còn

“bệnh vô cảm”, thờ ơ hay kiểu lối sống “trong bao của Bêlicốp”.
- Ngoài giờ học, quá trình tự học, tự tìm kiếm tư liệu của HS cũng tăng lên (Qua yêu
cầu sưu tầm tài liệu làm dẫn chứng cho kiểu bài này). Nhờ vậy, khi làm bài, dẫn chứng từ
thực tế đời sống được phát huy, nhiều vấn đề mang tính thời sự được HS đưa vào rất sinh
động nhờ kiểu bài NLXH cuốn hút các em.
- Đặc biệt đối với HS khối 12 thật sự có hiệu quả trong việc chọn lối sống, quan niệm
sống, từ đó các em có hướng đi đúng trong việc chọn nghề, chọn ngành, chọn trường. Vì
vậy mà khi nộp hồ sơ thi đại học các em không cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ.
- Hơn hết là chất lượng học tập của các em tăng lên rõ rệt :
Trước khi ứng dụng :
Sau khi ứng dụng, tỉ lệ trên trung bình ở các lớp
tăng :

Năm học
2010-2011
Khối
Tỉ lệ trên
trung bình
12 83%
11 85%
16
Năm học
2009-2010
Khối
Tỉ lệ trên
trung bình
12 75%
11 78%
Với kết quả đã đạt được trong quá trình giảng dạy bộ môn như vừa nêu, nên tôi cũng
mạnh dạn trao đổi với các đồng nghiệp trong Tổ với mong muốn góp phần tăng dần tỉ lệ

bộ môn nhằm nâng cao kết quả chung cho nhà trường.
V. ĐÁNH GIÁ VỀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN :
- Đề tài được áp dụng cho chương trình Ngữ văn THPT ở cả hai ban nâng cao và cơ bản.
- Đã thông qua tổ Văn trường trung học phổ thông Hồ Thị Kỷ và áp dụng được cho học
sinh THPT toàn trường
VI. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT :
+ Đối với bài viết: Ở lớp nào cũng vậy: 10, 11, 12 các em đều có bài viết về nhà. Theo
tôi bài viết không nên cho về nhà. Vì HS làm bài không chỉ để lấy điểm mà qua đó GV
còn kiểm tra trình độ năng lực HS, kiểm tra kiến thức và đặc biệt là kĩ năng viết của các
em. Ra đề về nhà thời gian không xác định (không phải 90 phút), kiến thức có khi không
phải là của các em, kĩ năng cũng không phải của HS. Vì thực tế, nhiều em không tự làm
bài, nhờ người khác làm, sao chép tài liệu một cách rập khuôn không chọn lọc, sao chép
không hiểu, không nắm. GV chấm điểm nhưng không thể đánh giá đúng thực chất vấn
đề, không phản ánh đúng trình độ các em. Không kịp thời phát hiện những chỗ hỏng của
các em, để bổ sung dẫn đến kết quả giảng dạy không cao.
17

×