Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Phương pháp sử dụng ản đồ tư duy trong giảng dạy ngữ pháp Tiếng Anh 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 20 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG GIẢNG
DẠY NGỮ PHÁP TIẾNG ANH 10"
1
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I-Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có
những thay đổi lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục
tiêu và yêu cầu đặt ra trong chương trình cải cách. Quan điểm cơ bản nhất về phương
pháp mới là làm sao phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và tạo điều kiện
tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ vào mục
đích giao tiếp chứ không phải việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần tuý. Với quan
điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi và phát triển đa
dạng. Chính vì thế người dạy cần nắm bắt những nguyên tắc cơ bản của phương pháp
mới, tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao tiếp sao cho có thể
áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả. Để đảm bảo học sinh có
thể sử dụng tốt tiếng anh thì song song với việc phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
chúng ta cũng cần chú trọng đến dạy ngữ pháp và các kiến thức ngôn ngữ khác cho học
sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Mặc dù hiện nay, nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ có khuynh hướng áp dụng các phương
pháp mới trong giảng dạy ngữ pháp, nhưng làm thế nào để dạy ngữ pháp hiệu quả vẫn là
một vấn đề gây nhiều tranh cãi và cần phải được quan tâm hơn nữa. Hầu hết giáo viên
dạy ngoại ngữ nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc dạy ngữ pháp một cách hiệu quả
nhằm giúp học sinh có kiến thức tổng quát về ngữ pháp và có thể vận dụng tốt vào bài
tập. Phần lớn học sinh khi học tiếng anh thường gặp phải rất nhiều khó khăn khi làm bài
tập ngữ pháp. Có thể nói việc nắm vững kiến thức ngữ pháp sẽ góp phần giúp nâng cao
hiệu quả học tiếng Anh cũng như kết quả thi vì kiến thức ngữ pháp chiếm tỉ lệ không nhỏ
trong các bài thi. Ngoài ra, việc nắm vững kiến thức ngữ pháp cũng sẽ góp phần giúp học


sinh hoàn thiện tốt hơn các kỹ năng như nghe, nói, đọc và viết. Đã có một số phương
pháp dạy và học ngữ pháp khá hiệu quả được áp dụng trong quá trình dạy học như đưa ra
cấu trúc và các qui luật; giới thiệu bằng hình ảnh hoặc phương pháp sử dụng tình huống,
ví dụ…. Tuy nhiên những phương pháp này vẫn gặp phải một vấn đề đó là với mỗi bài
giảng ngữ pháp sử dụng các phương pháp trên sẽ tốn khá nhiều thời gian, học sinh phải
ghi chép khá nhiều và sẽ khó cho học sinh hệ thống một cách chi tiết trong quá trình ôn
tập và vận dụng. Bên cạnh đó hầu hết học sinh học ngữ pháp bằng cách ghi nhớ máy
móc các cấu trúc cũng như cách thức sử dụng. Đây là một trong những lý do học sinh
luôn cảm thấy khó khăn khi học ngữ pháp. Chính vì vậy giáo viên nên giúp học sinh sử
2
dụng và phát huy khả năng tư duy khi học ngữ pháp . Để thực hiện mục đích đó và nhằm
giúp việc dạy và học ngữ pháp Tiếng Anh hiệu quả hơn, giúp học sinh nắm sâu hơn,
vững hơn những vấn đề ngữ pháp đã học để vận dụng tốt trong quá trình sử dụng cũng
như trong thi cử tôi xin giới thiệu đề tài :
" SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH LỚP
10"
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc
phục những khó khăn trong quá trình dạy ngữ pháp tiếng Anh, nhằm tạo ra các giờ học
hiệu quả hơn, học sinh tích cực, chủ động hơn khi tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học
và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình.
II-NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Khi nghiên cứu đề tài này , tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn dạy và học tiếng Anh.
2. Thao giảng, dạy thử nghiệm.
3. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm.
4. Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh, để từ đó có sự điều chỉnh
bổ sung hợp lý.
III.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài xoay quanh vấn đề nghiên cứu việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
ngữ pháp Tiếng Anh ở trường THPT Ba Vì.

Đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này là học sinh lớp
10A1 và 10A3
IV.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp
giáo viên có thêm kinh nghiệm tổ chức các giờ dạy ngữ pháp có hiệu quả cao.
V.PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Phương pháp quan sát: Tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng
nghiệp.
3
2. Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp ,đồng nghiệp
dự giờ của tôi, đồng nghiệp và tôi tiến hành trao đổi,thảo luận để từ đó rút ra được những
kinh nghiệm cho tiết dạy.
3. Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục
đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy ngữ pháp cụ thể.
4. Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra, đánh giá việc nắm nội
dung bài của học sinh.
B- PHẦN NỘI DUNG
Để sử dụng tốt Tiếng Anh người học không chỉ cần phải học tốt các kỹ năng nghe,
nói , đọc, viết mà còn phải nắm vững ngữ pháp. Tuy nhiên trong quá trình học ngữ pháp,
người học thường gặp phải những khó khăn như không nhớ nổi cách sử dụng hoặc sử
dụng nhầm lẫn và không chính xác ngữ pháp do không nắm vững nội dung khi học . Vì
vậy học ngữ pháp theo bản đồ tư duy sẽ giúp người học nắm vững hơn những kiến thức
cơ bản cần nhớ. Vậy bản đồ tư duy là gì?
I- ĐỊNH NGHĨA
Bản đồ tư duy (mindmap) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch
kiến thức,… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ
viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết
chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh: mỗi người vẽ một kiểu
khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề

nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng bản đồ tư duy theo một cách riêng. Do
đó việc lập bản đồ tư duy phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
II- NHỮNG ƯU ĐIỂM CHUNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp sử dụng bản đồ tư duy có
những điểm vượt trội như sau:
2.1. Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
2.2. Quan hệ tương hỗ giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm
vị trí càng gần với ý chính.
2.3. Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
2.4. Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
2.5. Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ.
4
2.6. Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
2.7. Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ
tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt
cho việc ghi nhớ.
2.8. Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
III- NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY
HỌC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH.
3.1. Trong giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh nếu giáo viên sử dụng bản đồ tư duy thì họ có
thể giúp học sinh thay đổi cách ghi bài theo lối truyền thống, tức là ghi hết dòng này đến
dòng khác. Sử dụng được bản đồ tư duy giáo viên sẽ làm phong phú thêm kho tư liệu về
phương pháp, thủ thuật dạy học của mình, góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, tạo ra nhiều thử thách cho học sinh trong học tập, từng bước rèn luyện khả năng tư
duy cho học sinh thông qua việc động viên khuyến khích học sinh tham gia vào bài giảng
hoặc đọc các bản đồ tư duy mà học sinh đã ghi chép lại sau các tiết học.
3.2. Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy cũng giúp khắc phục được tình trạng thầy ghi
lên bảng, trò chép lại vào vở .Như vậy vừa mất thời gian vừa không hiệu quả, không khí
lớp học tẻ nhạt , không gây được hứng thú học tập cho học sinh. Nhưng khi giảng dạy
bằng sơ đồ tư duy thì khác. Bản đồ tư duy được phát triển dần từng bước theo tiến trình

giờ dạy. Các chi tiết liên quan mở rộng cho thông tin chính được giáo viên gợi ý cho học
sinh (thảo luận theo cặp, nhóm hoặc cá nhân) trả lời và do nội dung ghi chỉ là từ hoặc
cụm từ, học sinh có thì giờ tự ghi chép. Bản đồ tư duy cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ
năng thuyết trình và nắm vững kiến thức của bài học một cách chắc chắn hơn, nhớ bài lâu
hơn.
3.3. Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy ngữ pháp cho thấy, sử dụng bản đồ tư
duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và
huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm
độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là
niềm vui của chính thầy cô giáo khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình.
Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh về trí tuệ (vẽ, viết gì
trên bản đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để
chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết,
màu sắc) và sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
5
3.4. Bên cạnh đó học sinh thường gặp khó khăn khi học đến các vấn đề ngữ pháp trừu
tượng và phức tạp và mất rất nhiều thời gian để ghi nhớ được một vấn đề ngữ pháp mới.
Do vậy bản đồ tư duy – như một giáo cụ trực quan, rất có ích trong việc giúp học sinh có
được các kiến thức cơ bản của từng vấn đề ngữ pháp qua việc nghe giáo viên giảng bài,
nghe các học sinh khác thảo luận trong giờ học và cuối cùng được giáo viên hướng dẫn
ghi lại hoặc phát cho bản tóm tắt vấn đề ngữ pháp vừa học bằng một bản dồ tư duy đơn
giản. Có được bản đồ tư duy đơn giản này, về nhà học sinh sẽ dễ học bài hơn, hiểu sâu
hơn và nắm vững hơn kiến thức ngữ pháp đã học.
IV- CÁC BƯỚC THỰC HIỆN BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC
Để giúp học sinh thiết lập được bản đồ tư duy về vấn đề ngữ pháp cần học, ta cần thực
hiện những bước sau.
4.1. Bước 1- Đưa ra chủ đề Giáo
viên đưa ra chủ đề ( vấn đề ngữ pháp sẽ học trong giờ học đó) đây chính là từ khóa để
học sinh xây dụng bản đồ tư duy và hướng học sinh chú ý đến từ khóa, ghi nhớ từ khóa
điều đó sẽ giúp học sinh nắm bắt được toàn bộ nội dung cần truyền đạt. Khi từ khóa được

đưa ra , giáo viên yêu cầu học sinh tập chung chú ý vào từ khóa và suy nghĩ về tất cả
những vấn đề liên quan đến từ khóa đó.
4.2. Bước 2 : Vẽ chủ đề ở trung tâm.
- Ở bước này giáo viên hướng dẫn cho học sinh sử dụng một tờ giấy trắng (không
kẻ ô) đặt nằm ngang và vẽ chủ đề( có chứa từ khóa) ở chính giữa tờ giấy, từ đó phát triển
ra các ý khác ở xung quanh. Ngoài ra giáo viên cũng cho học sinh biết là các em hoàn
toàn có thể sử dụng các màu sắc theo sở thích của mình để thực hiện vẽ sơ đồ. Chủ đề
trung tâm có thể là chữ hoặc là hình, nếu kết hợp cả 2 thì càng tốt.
4.3. Bước 3 :Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
Đối với mỗi chủ đề, giáo viên nên yêu cầu học sinh dành khoảng 1-2 phút để suy ngẫm
về nó và ghi lại các ý tưởng. Nếu chưa biết diễn tả bằng tiếng Anh, học sinh có thể sử
dụng tiếng Việt hay từ điển. Sau đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh tiến hành phát
triển các nhánh như sau:
- Tiêu đề phụ nên được viết nằm trên các nhánh dày để làm nổi bật ý.
- Tiêu đề phụ nên gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc chứ không nằm ngang, như vậy nhiều
nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng hơn. Giáo viên có thể gợi ý số
lượng nhánh bằng cách đặt một số câu hỏi nhằm hướng học sinh vào những ý chính của
vấn đề ngữ pháp cần học hoặc ôn tập.
Từ đó học sinh xác định được số nhánh sẽ vẽ và thực hiện vẽ các nhánh phụ theo ý tưởng
6
của mình. 4.4. Bước 4 : Vẽ
các nhánh cấp 2, cấp 3, … - Ở bước này, giáo viên
hướng dẫn cho học sinh vẽ nối tiếp nhánh cấp 2 vào nhánh cấp 1, nhánh cấp 3 vào nhánh
cấp 2, v.v… để tạo ra sự liên kết. - Khuyến khích học sinh vẽ theo ý tưởng
riêng và nhiều nhánh cong hơn đường thẳng, như thế sẽ làm cho sơ đồ tư duy nhìn mềm
mại, uyển chuyển và dễ nhớ hơn.
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh, ở mỗi nhánh chỉ sử dụng 1 từ khóa. Việc này
giúp cho nhiều từ khóa mới và những ý khác được nối thêm vào các từ khóa sẵn có một
cách dễ dàng . Sau đó, học sinh có thể thảo luận theo các nhóm để so sánh, đối chiếu các

luận điểm và bổ sung thêm vào mind map. Bước này giúp học chữa lỗi cho nhau rất hiệu
quả và có thể trao đổi những ý tưởng mà ở trên học sinh không thể diễn tả bằng tiếng
Anh được.
4.5 Bước 5 : Thêm các hình ảnh minh họa
Ở bước này, giáo nên để trí tưởng tượng của học sinh bay bổng hơn bằng cách
khuyến khích học sinh thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật,
cũng như lưu chúng vào trí nhớ tốt hơn vì não bộ của con người có khả năng tiếp thu hình
ảnh cao hơn chữ viết. ( Nếu thời gian không cho phép thì có thể để học sinh hoàn thiện
bước này ở nhà)
4.6 Bước 6: Báo cáo, nhận xét

- Báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy. Cho một vài học sinh hoặc đại diện của các
nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức của các em vừa là một cách rèn cho
các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn,
đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh hiện nay.
- Thảo luận, chỉnh sửa,hoàn thiện bản đồ tư duy. Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ
sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy về kiến thức của vấn đề ngữ pháp đã học
trong bài. Giáo viên sẽ là người cố vấn, giúp học sinh hoàn thiện bản đồ tư duy về vấn đề
ngữ pháp đó , từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học. - Củng cố kiến thức
bằng một bản đồ tư duy. Giáo viên cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức
ngữ pháp của buổi học hôm đó thông qua một bản đồ tư duy do giáo viên đã chuẩn bị
sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc bản đồ tư duy mà các em vừa thiết kế và cả lớp đã
chỉnh sửa, hoàn thiện.
7
V- VÍ DỤ MINH HỌA
Period 6 : UNIT 1:
A DAY IN THE LIFE OF…
Part E : Language Focus
I. Objectives:

By the end of the lesson Ss will be able to:
- Identify the sound / I / and / i : /.Review the Present and Past simple tense and adverds
of frequency in order to help Ss be better at using these tenses and this kind of adverds.
II. Teaching aids
-Textbook, computer, projecter.
III. Anticipated problems.
- Ss may not know how to pronounce the two sounds correctly.
IV. Procedure
Time Steps Work
arrangeme
nt
2’
*Warm up
T- Asks Ss to look at the picture about Ship and
Sheep.

Whole
class
8
Ship [∫ip]


Sheep [∫i:p]
- Introduce new lesson
3’
I – Pronounciation
1.Presentation
T- Demonstrates the sounds / I / and / i : / by
pronounce them clearly and slowly.
T- Helps Ss distinguish these two sounds.

T- Instructs the way to pronounce:
♠ / I / : open your mouth very little to make the
sound / I /.
♠ / i : / : First practice the sound / I /. Then open
your mouth a little more.
2. Practise
- Let Ss listen the first time
Whole
class
9
5’
2’
- Ask ss to read the word in chorus
- Ask Ss to read the word individually
- Ask Ss to practise reading sentences.
- Corrects and comments
*Give examples:
- I often get up at 6:00 a.m.
- My father usually watches TV in the evening.
- Mr.Ha works in a bank near my school.
- Lan likes music
- I and Hoa like ice-scream.
Introduce to the next part
II- Grammar and vocabulary
1. Present simple tense.
T- Asks Ss to build a mind map with the key
word : " THE PRESENT SIMPLE"
T- elicits by givings questions:
1. When do you use the present simple tense?
2. What is its affirmative form?

3. What is its negative form?
4. What is its interrogative form?
5. What about the verb "to be"?
Lets Ss work in 5 minutes to draw their mind maps
then collects some of the Ss' mind maps, shows on
blackboard , corrects mistakes and gives
feedbacks.
Individual
work
Whole
class
10
8’
EXERCISE 1
T- Asks Ss to do the exercise individually,
complete the passage with the correct simple
present tense of the verbs in the box.
T- Calls on a student to read aloud the passage in
front of the class. The whole class listen and check
the answers.
T- Feedbacks and gives correct answers:
1. is 5. catch 9. give up
2. fish 6. am 10. say
3. worry 7. catch 11. realise
4. are 8. go 12. am
Individual
work
&group
work
11

5’
Work
individuall
y

2’
*Review adverbs of frequency
Example:
I usually get up at 6:00 a.m.
Nam is always late for school.
Retells the use of adverbs of frequency: “Adverbs
of frequency show how often something happens”
Never - seldom - hardly - sometimes - often -
normally - usually - always
T- Asks Ss to retell the position of this kind of
adverbs in a sentence:
Whole
class
12
3’
+ in front of normal verb
eg: We never go to bed late.
+ between an auxiliary verb and the main verb.
Eg: He doesn’t usually read book at night.
+ after the verb “to be”
eg: I’m always free on Sunday.
EXERCISE 2
T- Asks Ss to do the exercise quickly, put the
adverbs in their correct order into the sentences in
the textbook.

T- Calls on 4 Ss to read aloud the sentences in front
of the class.
T- Feedbacks and gives correct answers:
1. He usually gets up early.
2. She is never late for school.
3. Lan sometimes practises speaking English.
4. Thao is always a hard-working student.
Work
individuall
y then pair
work
7’
2. Simple past tense
Presentation
Example:
I finished my homework on time.
T- Asks Ss to build a mind map with the key
Whole
class.
13
word : " THE PAST SIMPLE"
T- elicits by givings questions:
1. When do you use the past simple tense?
2. What is its affirmative form?
3. What is its negative form?
4. What is its interrogative form?
5. What about the verb "to be"?
Lets Ss work in 5 minutes to draw their mind maps
then collects some of the Ss' mind maps , shows
on blackboard corrects mistakes and gives

feedbacks.
• Practise
EXERCISE 3
T- Asks Ss to work in groups, supplying the correct
simple past tense of the verbs in the brackets.
Group 1. from verb 1 to verb 6
Group 2. from verb 7 to verb 12
Group 3. from verb 13 to verb 18
Individual
work
&group
work
14
6’
T- Reminds Ss to have the correct form of some
irregular verbs.
T- Calls 3 Ss to be on the behalf of the 3 groups to
read aloud the passage in front of the class.
T- Feedbacks and gives correct answers:
1. was done 7. began 13. was
2. cooked 8. felt 14. leapt
3. were 9. put out 15. hurried
4. smelt 10. crept 16. found
5. told 11. slept 17. wound
6. sang 12. woke 18. flowed
Group
work.
WRAPPING UP
15
2’ T- summarises the main point

Homework: Redo exercises
* MỘT SỐ VÍ DỤ KHÁC:
1. Mind Map: the Present Perfect Tense ( Unit 5 - Language focus - English 10)
16
2. Sau khi học xong ( Unit 11 - Language focus - English 10) có thể tóm tắt lại nội
dung về câu điều kiện bằng bản đồ dưới đây.
3. Articles ( Unit 13 - Language focus - English 10)
17
VI.NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả
khả quan. Trước hết những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình ,SGK mới.;
học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết,
đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không
khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng
túng lo ngại khi bước vào giờ học. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến kết quả
tôi đạt được trong năm học vừa qua :
Lớp
Tổng
số HS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
10A1 49 15 30,6 32 65,3 2 4,1 0 0 0 0
10A3 48 02 4,2 30 62,5 20 33,3 0 0 0 0
18
VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Sau khi áp dụng thành công đề tài này bản thân tôi đã gặt được những kết quả đáng kể
và những kinh nghiệm quý báu cho bản thân như sau:
7.1. Để đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy ngoài vai trò tích cực trong học tập của học
sinh còn phải đề cập đến tính kiên nhẫn của người thầy. Giáo viên phải thường xuyên
khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm, năng động tìm tòi và rút ra

kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để bảo đảm tiến độ chương trình phân phối, vừa giúp học
sinh hiểu bài, tạo nền tảng cho các cấp học tiếp theo
7. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng và phong phú như : hình thành cặp
nhóm: hoạt động nhóm, cặp rất quan trọng để học sinh có thể trao đổi ý kiến, giúp nhau
khi viết bài, soạn một bài thuyết trình bằng giáo án điện tử; tổ chức dưới các hình thức
trò chơi…
7.3. Thúc đẩy động cơ học tập và tính sáng tạo của học sinh, trong các tiết học, giáo
viên nên tạo cho học sinh tâm lý thoải mái nhẹ nhàng, các mục tiêu tiết học nên vừa sức,
không quá cao và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hiện tiếng… Khuyến khích học
sinh tự chủ, tự tin khi nói nhằm tạo điều kiện cho các em làm quen việc sử dụng tiếng
Anh vào giao tiếp thật.
7.4. Sử dụng những đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung như tranh ảnh, đồ dùng
trực quan, máy tính, máy chiếu ……
VIII.NHŨNG KIẾN NGHỊ:
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn ,mục đích dạy học cũng như những thành công
và hạn chế khi thực hiện đề tài, để góp phần cho việc dạy tiếng Anh đạt chất lượng ngày
càng tốt hơn bản thân tôi có những kiến nghị thiết thực sau:
8.1. Về phía giáo viên:
Sự thành công của mỗi giờ dạy phụ thuộc rất nhiều vào việc sáng tạo của giáo viên
khi soạn giáo án.Vì thế giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian cho hoạt động này và thiết kế
các hoạt động dạy học sao cho phù hợp với chủ đề của bài học, phù hợp với trình độ cụ
thể của học sinh.
Trong quá trình dạy học giáo viên cần suy nghĩ cách chuyển mạch như thế nào để kết hợp
hài hòa các phần, các nội dung bài dạy không nên quá chú trọng đến riêng nội dung nào.
Phân bố thời gian hợp lý cho từng phần của bài học, cần phát huy hoạt động cặp nhóm,
động viên, khuyến khích các em mạnh dạn phát biểu, mạnh dạn trong giao tiếp tránh rụt
19
rè, e ngại. Giúp học sinh vận dụng từ và mẫu câu đã được học vào thực tiễn giao tiếp hay
tái tạo lại nội dung bài học một cách tự nhiên theo suy nghĩ riêng của mình.
8.2. Về phía cơ sở:

-Các kỹ năng học ngoại ngữ phải được luyện tập theo đặc trưng riêng trong môi
trường ngoại ngữ, vì vậy cần phải có phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp
học bên cạnh cũng như không bị tác động của những tiếng ồn từ ngoài vào.
-Hệ thống điện phải được tu sữa để đảm bảo tính hữu dụng và an toàn khi sử dụng.
-Cung cấp thêm đài, băng cát sét, máy tính, máy chiếu…… (đài còn ít, băng , đĩa
thì chất lượng chưa đảm bảo.)
8.3. Về phía lãnh đạo cấp trên:
Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu , học hỏi và rút kinh nghiệm qua các
hội thảo chuyên đề.

C- PHẦN KẾT LUẬN
Ở bậc THPT việc dạy môn tiếng Anh trong chương trình là điều kiện tốt để học
sinh có thể phát triển một cách đầy đủ cả về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ. Song việc
dạy và học tiếng Anh còn “mới” đối với cả học sinh và giáo viên. Cả học sinh và giáo
viên đều không thể tránh khỏi những khó khăn. Với sáng kiến kinh nghiệm này , tôi hy
vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi khắc
phục dần khó khăn để thực hiện việc dạy và học môn tiếng Anh, đặc biệt là việc dạy phần
ngữ pháp đạt hiệu quả tốt hơn. Về phía bản thân , tôi xin hứa sẽ tiếp tục thừa kế và phát
huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi
rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới
chương trình , phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh của Bộ Giáo Dục Đào Tạo
20

×