Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TRUNG TÂM HỌC LIỆU VỚI VAI TRÒ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.82 KB, 6 trang )

TRUNG TÂM HỌC LIỆU VỚI VAI TRÒ NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
Ths: Trần Thị Lụa
CN: Nguyễn Thị Phương Chi
Trung tâm học liệu
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có học giả đã cho rằng: “Trường Đại học là thư viện + sinh viên”. Nhận
định đó nói lên vai trò quan trọng của thư viện và các trung tâm thông tin trong
hệ thống giáo dục. Chất lượng hoạt động của các thư viện và chất lượng giảng
dạy có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, giai
đoạn mà toàn bộ hệ thống giáo dục đang chuyển tiếp từ đào tạo niên chế sang
tín chỉ.
Thực hiện quy chế Đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ được ban hành theo Quyết định số 43/2007/ QĐ – BGD-ĐT ngày
15/8/2007 của Bộ GD&ĐT, trường Đại học Quảng Bình đã chuyển đổi phương
thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ, đây là một bước chuyển tất yếu
khách quan phù hợp với xu thế hội nhập trong nước, khu vực và quốc tế.
Thay đổi chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đồng nghĩa với việc
thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hơn. Với phương thức lấy
người học làm trung tâm, chương trình đào tạo tín chỉ sẽ tạo đà cho người học
phát huy cao độ năng lực của bản thân, đồng thời khuyến khích sinh viên tiếp
cận được với phương pháp học tập chủ động, lấy tự học, tự nghiên cứu làm
chính.
Trong phương thức mới này, giảng viên lên lớp không diễn giải lý thuyết
dài dòng mà nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận hay ấn định một vấn đề nghiên
cứu để các sinh viên cùng thảo luận trong các buổi học sau. Muốn thực hiện tốt
vấn đề nghiên cứu, sinh viên sẽ phải vào thư viện tìm tòi sách báo, thông tin điện
tử, nghiên cứu các báo cáo, luận văn, các công trình khoa học liên quan đến đề
tài ấn định sau đó thực hiện phân tích, so sánh, phê bình đánh giá các dữ liệu
tổng hợp kiến thức đưa đến nhận định chung.
Trung tâm học liệu Đại học Quảng Bình chính là một địa chỉ tin cậy cho các


sinh viên và giảng viên trong toàn trường. Người dùng tin nơi đây có thể được
1
cung cấp những tài liệu đáp ứng yêu cầu của họ. Nơi đây cũng có thể cung cấp
cho bạn đọc một không gian tự học, tự nghiên cứu yên tĩnh và thoáng đãng.
II. NỘI DUNG
1. Vai trò của Trung tâm học liệu trong việc nâng cao chất lượng giảng
dạy
Trung tâm học liệu trường Đại học Quảng Bình (tiền thân là Thư viện
trường Đại học Quảng Bình) được thành lập theo quyết định số 487 ngày
27/3/2013 của Hiệu trưởng trường Đại học Quảng Bình và chính thức đi vào
hoạt động từ ngày 20/5/2013, mặc dù đang còn rất mới mẻ nhưng được sự quan
tâm đầu tư của Nhà trường, Trung tâm được sử dụng một tòa nhà 3 tầng khang
trang, hiện đại bao gồm có 5 phòng phục vụ chính. Ngoài ra còn có các phòng
phục vụ hội thảo, hội nghị, học nhóm, đa phương tiện, mạng Internet, phòng
Lab, phòng Truyền thống,…
Trong giai đoạn mới hiện nay Trung tâm mang một sứ mệnh cao cả, đó là
hỗ trợ đắc lực và góp phần đổi mới công tác giáo dục – đào tạo của nhà trường.
Vai trò quan trọng của Trung tâm học liệu trong vấn đề nâng cao chất lượng
giảng dạy tại trường Đại học Quảng Bình thể hiện rõ ở những điểm chính sau:
- Hỗ trợ cho việc thay đổi phương pháp giảng dạy ở bậc Đại học: Thay vì
lên lớp thuyết trình, diễn giải một vấn đề qua các bài giảng và giáo trình, các
giảng viên đưa vào nguồn tài liệu phong phú sẵn có của thư viện, nêu tình huống
của vấn đề để hướng dẫn sinh viên sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu. Thay vì cho
biết trước bản chất vấn đề, các giảng viên hướng dẫn sinh viên tự tìm ra chân lý,
hướng dẫn sinh viên khảo sát qua các nguồn kinh nghiệm tích lũy trước khi đạt
tới lời giải đáp cho vấn đề được đặt ra.
- Hỗ trợ cho việc thay đổi phương pháp học tập ở bậc Đại học: Thay vì
học thuộc lòng bài giảng hay giáo trình của giảng viên, các sinh viên phải đến
thư viện tìm kiếm, theo sự hướng dẫn của giảng viên, các tài liệu liên quan đến
đề tài, thảo luận, hay vấn đề khảo sát. Trung tâm học liệu sẽ cung cấp cho sinh

viên nhiều nguồn thông tin, tri thức khác nhau; Sinh viên phải làm công việc
chọn lựa, phân tích, so sánh đánh giá tổng hợp những thông tin tri thức này để
đưa ra nhận xét rút ra kết luận riêng của mình.
2
- Làm thay đổi phương pháp đánh giá người học: Thay vì đánh giá một
sinh viên chỉ qua kết quả của kỳ thi cuối khoá, các giảng viên đánh giá sinh viên
mình qua suốt công trình đóng góp trong một khóa học. Mỗi tuần một bài làm
cho một môn học, mỗi khóa một hay hai khóa luận dài chừng vài chục trang giấy
cho một bộ môn. Giảng viên sẽ đánh giá sinh viên của mình qua tất cả công trình
nghiên cứu hay sáng tạo đó. Bài thi cuối khóa có thể chỉ là một bài trắc nghiệm
nhỏ, chiếm một tỷ lệ nhỏ nhoi trong tổng số điểm đánh giá một sinh viên.
Kết quả của đường lối giảng dạy và học tập như vậy sẽ xóa bỏ lối học cũ để
đưa đến một phương thức học tập mới có tính chất học hỏi, truy tìm, sưu tầm,
khảo cứu và sáng tạo.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học liệu
Mục tiêu hoạt động của Trung tâm học liệu không nằm ngoài mục tiêu
chung của trường. Chất lượng giảng dạy trong nhà trường cao hay thấp phụ
thuộc một phần không nhỏ vào chất lượng hoạt động của Trung tâm học liệu.
Chất lượng hoạt động của một thư viện hay một trung tâm thông tin thể
hiện rõ ở mức độ sử dụng thư viện của bạn đọc. Có nghĩa là, thư viện đó, trung
tâm đó phải làm sao thu hút được các đối tượng người dùng tin đến với mình.
Đối với Trung tâm học liệu Đại học Quảng Bình, trong giai đoạn hiện nay,
để có thể thu hút được nhiều bạn đọc, thiết nghĩ nên thực hiện một số giải pháp
sau:
- Ứng dụng công nghệ thông tin
Vấn đề công nghệ thông tin là vấn đề quan trọng mà thời gian sắp tới Trung
tâm cần phải chú trọng đầu tư. Từ khi thành lập cho tới nay, Trung tâm hoàn
toàn hoạt động theo phương thức truyền thống. Công nghệ thông tin đang là vấn
đề cấp bách tại đây. Bạn đọc nơi đây chưa bao giờ biết đến khái niệm tra cứu tự
động hóa, cơ sở dữ liệu. Cán bộ thư viện nơi đây cũng chưa từng nhận được sự

hỗ trợ đắc lực từ phía công nghệ, từ phía các phần mềm tư liệu. Họ làm việc
hoàn toàn thủ công tất cả các khâu chuyên môn nghiệp vụ.
Ngày nay, với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin, thư viện hoạt động
theo phương thức truyền thống không còn hợp thời nữa, nhất là thư viện trường
Đại học. Việc làm cần thiết bây giờ là Trung tâm nên có những quyết sách chiến
3
lược để đầu tư kinh phí mua phần mềm quản lý thư viện phù hợp để sử dụng.
Muốn đạt đến mục đích là tự động hóa các khâu chuyên môn nghiệp vụ và xây
dựng được những cơ sở dữ liệu trực tuyến giúp bạn đọc tra cứu tự động hóa thì
Trung tâm chỉ có cách là ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình.
Để có thể lựa chọn cho mình một phần mềm phù hợp, Trung tâm cần chú ý
xem xét các chỉ tiêu lựa chọn sao cho thật phù hợp, tương thích với điều kiện của
Trung tâm mình. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều công ty sản xuất
phần mềm, có thể kể đến như công ty Tinh Vân hay CMC. Với điều kiện của
trường Đại học Quảng Bình hiện tại, Trung tâm có thể lựa chọn phần mềm iLib
hoặc Libol để sử dụng.
- Quan tâm đến công tác nghiên cứu, đào tạo người dùng tin
Người dùng tin tại đây bao gồm hai nhóm chính, đó là nhóm cán bộ, giảng
viên và sinh viên. Công tác đào tạo, hướng dẫn người dùng tin ở đây chưa thực
sự được chú trọng. Nhiều sinh viên rất ngỡ ngàng khi đứng trước bộ máy tra cứu
tin của thư viện. Cũng có nhiều sinh viên ngại đến Trung tâm học liệu vì không
biết tài liệu mình cần Trung tâm có đáp ứng được hay không…
Để phục vụ đạt hiệu quả cao, nhất thiết Trung tâm cần phải quan tâm đến
công tác nghiên cứu nhu cầu tin của hai nhóm này. Bởi chính họ là mục đích
hướng đến của Trung tâm, họ cũng chính là cơ sở để Trung tâm xây dựng nên
chính sách và kế hoạch bổ sung tài liệu cho mình. Nghiên cứu người dùng tin
chính là nghiên cứu nhu cầu tin của bạn đọc, với mục đích là phục vụ tốt nhất tất
cả mọi đối tượng người dùng tin. Trên thực tế, không phải đối tượng bạn đọc nào
cũng có nhu cầu tin giống nhau. Vấn đề đặt ra cho Trung tâm là phải xác định rõ
nhu cầu tin của từng nhóm đối tượng, ở từng thời điểm khác nhau. Nghiên cứu

người dùng tin có thể được tiến hành theo các phương pháp như: Phỏng vấn, trao
đổi trực tiếp hoặc qua điện thoại với các đối tượng người dùng tin; Điều tra qua
phiếu thăm dò; Quan sát trực tiếp; Phân tích các số liệu thống kê về yêu cầu tin và
tình hình phục vụ của Trung tâm; Tổ chức hội thảo, tọa đàm.
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cần phải tiến hành công tác đào tạo người
dùng tin, tức là tiến hành những công việc như: Giới thiệu về nguồn tin tại Trung
tâm; Hướng dẫn cách tra cứu, tìm tài liệu; Phổ biến những nội quy của Trung
tâm … Trung tâm có thể áp dụng các hình thức đào tạo như: Hướng dẫn trực
quan (Hướng dẫn trực tiếp cho người dùng tin; Hướng dẫn thông qua các bảng
4
biểu, chỉ dẫn bố trí bên trong cơ quan); Mở lớp huấn luyện; Hướng dẫn thông
qua các phương tiện thông tin khác (Xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phổ biến
cho người dùng tin; Tuyên truyền, hướng dẫn người dùng tin thông qua các buổi
gặp gỡ, giao lưu… )
Làm được hai vấn đề trên, thiết nghĩ chất lượng công tác phục vụ người
dùng tin của Trung tâm sẽ được nâng lên một cách rõ rệt.
- Xây dựng vốn tài liệu đảm bảo về chất và lượng
Vốn tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập vẫn còn
hạn chế. Đặc biệt là các tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo chưa đáp ứng
được nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của nhà trường. Kết quả điều tra cho thấy,
có đến 89% người dùng tin cho rằng tài liệu trong Trung tâm chưa thực sự đáp
ứng hết nhu cầu của họ. Qua trao đổi với cán bộ thư viện tại đây cũng nhận ra
một điều rằng, vốn tài liệu hiện tại chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu
bạn đọc. Nhiều ngành học mới trong nhà trường hiện tại vốn tài liệu phục vụ cho
cả thầy và trò còn rất hạn chế. Cũng chính điều này gây ra tâm lý chán nản, ngại
đến thư viện cho nhiều bạn đọc.
Hiện tại Trung tâm vẫn chưa có những quy định nhận tài liệu nội bộ thích
hợp. Tuy thời gian gần đây đã có nhiều tiến bộ trong việc nhận khóa luận tốt
nghiệp của sinh viên năm cuối, nhưng số lượng những luận văn, luận án do cán
bộ, giảng viên trong trường đã bảo vệ thì chưa có quy định thật cụ thể, thật khắt

khe để thu thập. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề xây dựng kho tài
liệu luận văn, luận án cho Trung tâm.
Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ là do vốn tài liệu
chưa đáp ứng nhu cầu của bạn đọc. Tài liệu là vấn đề quan tâm hàng đầu của
người dùng tin khi đến Trung tâm. Vì thế, để có thể nâng cao chất lượng phục vụ
bạn đọc, Trung tâm cần bổ sung cho mình một vốn tài liệu đảm bảo chất lượng
lẫn số lượng. Để công tác bổ sung đạt chất lượng, Trung tâm nhất thiết phải xây
dựng cho mình chính sách và kế hoạch bổ sung thật cụ thể, chính sách này cần
phải được bắt nguồn từ chính nhu cầu của bạn đọc.
III. KẾT LUẬN
5
Để trường Đại học Quảng Bình thực sự trở thành trường Đại học chất lượng
cao, không những đòi hỏi phải đổi mới phương thức đào tạo, cải tiến nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học mà còn cần phải quan tâm đến công
tác thư viện – một bộ phận cấu thành không thể thiếu của trường đại học, một
điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu của sinh viên và cán
bộ giảng viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng
chính quy theo hệ thống tín chỉ, Quyết định số 43/2007/QĐ – BGDĐT ngày
15/8/2007
2. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động Thông tin – thư viện,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Lê Quỳnh Chi (2008), “Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr. 18-23.
4. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang thư viện, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
5.“Library and Information science: Parameters and Perspectives”,
Available at .
6. Marketing in Library And Information Services: International
Perspectives, Available at .

6

×