Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Sử dụng biểu đồ trong thiết kế một số bài giảng trên lớp đối với môn Địa lý lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.06 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TRONG THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG
TRÊN LỚP ĐỐI VỚI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 12"
PHẦN I
I. ĐẶT VẤN ĐỀ .
Trong thực tế biểu đồ Địa lí rất thông dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau kể cả trong học
tập và đời sống . Tuy nhiên , đối với môn Địa lí , đặc biệt là Địa lí ở trường THPT thì
biểu đồ lại có ở nhiều bài học và ở nhiều góc độ khác nhau .
Để mô phỏng trực quan hóa các hiện tượng Địa lí , kiến thức Địa lí thì biểu đồ là một
trong những phương tiện thể hiện có hiệu quả nhất . Trong việc cung cấp các kiến thức và
trực quan hóa các kiến thức thì biểu đồ mang lại cho cả người dạy và người học một
lượng kiến thức quan trọng , dễ nhớ và dễ khai thác .
Tuy nhiên để đưa biểu đồ vào trong các bài học , tiết học ở trên lớp thì lại không phải
dễ dàng và đơn giản vì nó còn phụ thuộc vào người dạy , người học và liên quan đến các
trang thiết bị , máy móc ở các trường THPT , đặc biệt như trường THPT Cẩm Thủy 3
chúng tôi .
Ở trường THPT Cẩm Thủy 3 thì vấn đề này còn khó hơn vì trong thực tế ở hầu hết ở
các trường miền núi thì đối tượng học sinh và việc hình thành các kĩ năng thực hành Địa
lí là rất hạn chế , không những thế việc tiếp thu , lĩnh hội kiến thức của học sinh qua các
kênh thông tin cũng chậm .
Chính vì vậy , một mặt để khắc sâu kiến thức cho học sinh và mặt khác tạo ra sự hứng
thú trong học tập cũng như mô phỏng kiến thức đó bằng những phương tiện , đồ dùng thì
sử dụng biểu đồ trong dạy học nói chung và trong thiết kế ở một số tiết học trên lớp nói
riêng là rất cần thiết đối với học sinh , nhất là đối với học sinh ở trường THPT Cẩm Thủy
3 .
Chính vì trên thực tế như vậy và qua kinh nghiệm giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường
THPT một số năm , tôi thấy việc sử dụng biểu đồ trong thiết kế một số tiết học ở trên lớp
là rất cần thiết . Do đó , trong chừng mực nhất định và điều kiện cho phép tôi mạnh dạn
hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm “ Sử dụng biểu đồ trong thiết kế một số bài giảng
trên lớp đối với môn Địa lí lớp 12 ” nhằm giúp cho cả người dạy và người học có thêm


điều kiện để truyền thụ và tiếp thu kiến thức địa lí hơn nữa .
PHẦN II
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
1. Cơ sở lí luận của vấn đề .
Để tiến hành bài giảng trên lớp được tốt thì giáo viên cần chuẩn bị giáo án một cách
chu đáo , bởi vì nội dung của giáo án bao gồm toàn bộ kiến thức cơ bản và hoạt động của
giáo viên và học sinh trong giờ học trên lớp .
Chính vì vậy trong quá trình chuẩn bị bài để khai thác có hiệu quả kiến thức thì việc
chuẩn bị biểu đồ và lựa chọn biểu đồ đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn các biểu đồ phù hợp
với nội dung kiến thức của bài giảng .
Khi đã lựa chọn được biểu đồ phù hợp trong quá trình giảng bài trên lớp thì tiếp theo
giáo viến phải hình dung ra cách sử dụng biểu đồ như thế nào để đạt được hiệu quả cao
nhất mà ít tốn thời gian nhất.
Quá trình sử dụng biểu đồ trên lớp đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị từ trước .
2. Thực trạng của vấn đề .
a. Thực trạng chung .
Việc sử dụng biểu đồ và khai thác biểu đồ là rất cần thiết đối với cả giáo viên và học
sinh trong giảng dạy và học tập môn Địa lí . Tuy nhiên trong thực tế để sử dụng và khai
thác tốt được biểu đồ cũng như các phương tiện , đồ dùng dạy học trực quan khác không
phải là dễ dàng và nhất lại là đối với các trường THPT miền núi .
Để thực hiện được ý tưởng này trong quá trình dạy và học đối với tôi đã gặp phải
không ít những khó khăn , trong khi như hiện nay đa số học sinh lại chủ yếu là học khối
A , B . Do đó để thu hút được sự chú ý của học sinh và tạo ra sự hứng thú cho học sinh ở
tất cả các lớp trong quá trình học Địa lí thì cá nhân tôi cũng như các giáo viên khác cũng
đã cố gắng khắc phục những khó khăn của nhà trường cũng như những khó khăn về bộ
môn để tạo ra sự chú ý trong học tập , khai thác kiến thức Địa lí và kiến thức thực tế khác
.
b. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh .
Trong giảng dạy Địa lí ở trường THPT Cẩm Thủy 3 và để thực hiện được sáng kiến
này bản thân tôi cũng gặp không ít những khó khăn , cụ thể :

+ Thứ nhất , đa số học sinh khi bước vào THPT về kĩ năng Địa lí gần như chưa được hình
thành ở các em .
+ Thứ hai , học sinh của trường chủ yếu cũng lại là học sinh con em dân tộc thiểu số
( chủ yếu là dân tộc mường , dao ) nên điều kiện học tập của các em rất thấp và có sự
chênh lệch đáng kể ở các lớp .
+ Thứ ba , ý thức học tập và hứng thú học tập bộ môn chưa cao
Tuy nhiên , bên cạnh những khó khăn đó cũng có những thuận lợi nhất định , cụ thể .
+ Thứ nhất , trong thời đại công nghệ thông tin nên việc cập nhật các thông tin , thu thập
các tài liệu , đồ dùng cũng dễ dàng hơn .
+ Thứ hai , các trang thiết bị trang cấp cho việc dạy và học cũng nhiều hơn .
+ Thứ ba , còn bộ phận học sinh có nguyện vọng thi và học khối C , ý thức học tập tốt
nên việc chuẩn bị đồ dùng trực quan như biểu đồ trong giờ học cũng tạo nhiều hứng thú
cho các em hơn .
Tuy nhiên , trong thực tế để sử dụng được biểu đồ trong khâu chuẩn bị bài trước khi
lên lớp lại đòi hỏi đối với người giáo viên ở nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan
khác như :
- Thời gian để đầu tư cho chuyên môn không nhiều , nhất là có những giáo viên do điều
kiện kinh tế gia đình chưa có máy tính , chưa lắp mạng thì đây là khó khăn rất lớn trong
việc cập nhật thu thập các thông tin , đặc biệt là khâu vẻ biểu đồ , sử dụng biểu đồ trong
soạn bài .
- Về cơ sở vật chất nhà trường như phòng máy chưa đảm bảo , nhu cầu sử dụng máy
chiếu ở nhiều đối giáo viên lại chưa cao nên để cung cấp hướng dẫn các kĩ năng cho học
sinh các lớp cũng gặp không ít những khó khăn đối với giáo viên môn Địa lí chúng tôi .
- Về trình độ học sinh và ý thức học tập bộ môn của học sinh lại có sự chênh lệch rất lớn
ở các khối lớp , nên việc nâng cao ý thức học tập cho học sinh và tạo ra ý thức tự học cho
học sinh là rất khó .
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện .
* Giải pháp thứ nhất : Sử dụng biểu đồ trong việc hình thành khái niệm Địa lí kinh tế
- xã hội cho học sinh .
- Trong nội dung kiến thức Địa lí kinh tế - xã hội ở trường THPT hiện nay , học sinh phải

học khá nhiều các khái niệm trìu tượng và thuật ngữ liên quan đến kiến thức bộ môn nên
việc sử dụng biểu đồ sẽ là điều kiện thuận lợi để các em hiểu và ghi nhớ được các khái
niệm này .
Ví dụ : Để hình thành về khái niệm bùng nổ dân số ở nước ta qua bài 16 ( Địa lí 12 –
Chương trình chuẩn ) : Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta , thì giáo viên có
thể xây dựng biểu đồ đường biểu diễn thể hiện sự gia tăng nhanh về số dân của nước ta
qua các giai đoạn và từ đó hình thành cho học sinh khái niệm về bùng nổ dân số theo
mẫu giáo án như sau :
Tiết theo PPCT : 16
BÀI 16 .
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA .
I. MỤC TIÊU
Sau bài học học sinh cần :
1. Kiến thức .
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản về dân số và phân bố dân cư nước ta .
Xác định và hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia
tăng dân số nhanh .
2. Kĩ năng .
- Phân tích được sơ đồ , biểu đồ , bảng số liệu thống kê và nội dung bài học .
- Hình thành kĩ năng vẽ biểu đồ về địa lí dân cư .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC .
- Bảng số liệu , biểu đồ về gia tăng dân số của nước ta qua 1 số năm .
- Lược đồ phân bố dân cư nước ta .
III. TRỌNG TÂM BÀI .
Đặc điểm dân số và gia tăng dân số .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS
Néi dung c¬ b¶n
* Hoạt động 1.

- GV yêu cầu HS dựa vào
sgk hãy chứng minh rằng
nước ta có số dân đông
và ảnh hưởng của nó đối
với phát triển kinh tế - xã
hội .
- Chứng minh nước ta có
nhiều dân tộc .
1. Việt nam là nước đông dân , có nhiều thành
phần dân tộc .
a. VN là nước đông dân .
- Năm 2006 , dân số nước ta là 84,1 triệu người ,
đứng thứ 3 ở Đông Nam Á , thứ 13 trên thế giới .
- Thuận lợi .
- Khó khăn .
b. Nhiều thành phần dân tộc .
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS
Néi dung c¬ b¶n
* Hoạt động 2.
- Qua biểu đồ trên , cùng
với tài liệu giáo khoa em
hay chứng minh dân số
nước ta tăng nhanh .
- Nguyên nhân .
- Hậu quả .
- Giải pháp khắc phục
- Liên hệ với địa phương
em .
2. Dân số tăng nhanh , kết cấu dân số trẻ .

a. Dân số tăng nhanh .
Từ biểu đồ trên , giáo viên gợi ý để các em quan
sát và đối chiếu đường biểu diễn số dân với trục
tung , trục hoành để thấy tốc độ phát triển của dân
số nước ta giai đoạn : 1921 – 2008 . Sau đó giáo
viên yêu cầu học sinh phân tích sự gia tăng dân số
trong giai đoạn trên để rút ra các nhận xét sau :
+ Qua biểu đồ giáo viên nhấn mạnh cho học sinh
thấy trong thời kì 1921 – 2008 thì dân số nước ta
tăng liên tục , đặc biệt tăng nhanh trong thời kì từ :
1921 – 1985
. Trong thời kì này dân số nước ta có hai lần tăng
gấp đôi , thời gian dân số tăng lên gấp đôi ngày
càng rút ngắn lại , trong khi đó số dân tăng gấp đôi
thì lại tăng nhanh đó là :
- Từ 1921 – 1960 : số dân tăng từ 15,6 triệu lên 30,2
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS
Néi dung c¬ b¶n
- Trình bày và nêu sự
chuyển dịch cơ cấu dân
số nước ta theo nhóm
tuổi trong 2 năm : 1999
và 2005 .
triệu . trong vòng gần 40 năm .
- Từ 1960 – 1985 : số dân tăng từ : 30,2 lên 60,0
triệu người , trong vòng chỉ có 25 năm .
+ Qua biểu đồ giáo viên còn nhấn mạnh cho học
sinh thấy được cũng trong thời kì trên dân số nước
ta tăng nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số .

Ngoài ra , còn hướng cho học sinh nhận xét hậu
quả của sự tăng nhanh dân số đã gây ra sức ép lớn
đối với .
+ Tài nguyên , môi trường .
+ Kinh tế - xã hội và các vấn đề khác .
b. Kết cấu dân số trẻ .
* Hoạt động 3.
- GV tổ chức cho HS
thảo luận nhóm với nội
dung : Chứng minh và
giải thích dân số nước ta
phân bố không đều theo
Đồng bằng với miền
núi ; TT – NT
3. Sự phân bố dân cư .
Không đồng đều .
+ Giữa ĐB với MN .
- ĐB chỉ chiếm ¼ về diện tích nhưng lại chiếm tới
¾ về số dân . Có mật độ DS cao : ĐBSH : 1225
người / km
2
, ĐBSCL : 429 người / km
2
( 2006 ).
- MN , chiếm ¾ về DT nhưng lại chỉ chiếm ¼ số
dân , mật độ dân số thấp : Tây Bắc : 69 người / km
2
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS
Néi dung c¬ b¶n

- Nêu nguyên và hậu quả
cùng với các giải pháp .
, Tây Nguyên : 89 người / km
2
.
+ Giữa thành thị với nông thôn . Năm 2006 , dân
TT : 26,9 % .
* Hoạt động 4: 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng
có hiệu quả nguồn lao động của nước ta .
- sgk
* Giải pháp thứ hai : Sử dụng biểu đồ trong mô phỏng một số nội dung ở các tiết học
trên lớp .
Trong giảng dạy phần Địa lí dân cư có rất nhiều các bảng số liệu cần cho học sinh ghi
nhớ , nhưng nếu như để cho học sinh ghi nhớ một cách máy móc , đơn thuần chỉ qua các
bảng số liệu thì học sinh rất dễ quên và chưa hiểu được bản chất của các số liệu . Chính vì
thế , để học sinh không chỉ nhớ lâu được các số liệu mà còn khắc sâu , thấy được bản chất
của các sự vật , hiện tượng và sự thay đổi của nó thì giáo viên nên minh họa các bảng số
liệu đó bằng biểu đồ , cụ thể như sau :
Ví dụ : Ở bài 17 , sách giáo khoa Địa lí lớp 12 , theo chương trình chuẩn thì ở mục 2
“ Cơ cấu lao động ” Khi soạn bài giáo viên có thể minh họa bằng các biểu đồ sau
qua mẫu giáo án như sau :
Tiết theo PPCT : 17.
BÀI 17 : LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM .
I. MỤC TIÊU
Sau bài học học sinh cần :
1. Kiến thức .
- Biết được nguồn lao động nước ta dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất
phong phú , chất lượng nguồn lao động đã được nâng lên .
- Cơ cấu lao động và sự thay đổi cơ cấu lao động ở nước ta .
2. Kĩ năng .

- Phân tích được sơ đồ , biểu đồ , bảng số liệu thống kê và nội dung bài học .
- Hình thành kĩ năng vẽ biểu đồ về địa lí dân cư .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC .
- Bảng số liệu , biểu đồ về cơ cấu lao động của nước ta qua 1 số năm .
III. TRỌNG TÂM BÀI .
Đặc điểm nguồn lao động và cơ cấu sử dụng lao động .
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS
Néi dung CB
* Hoạt động 1.
- Trình bày đặc điểm
nguồn lao động của
nước ta .
- Thế mạnh và hạn chế .
+ Số lượng
+ Chất lượng .
1. Nguồn lao động .
* Thế mạnh và hạn chế .
- Thế mạnh .
+ Số lượng . 2005 , nước ta có 41,53 triệu lao động
đang hoạt động trong các ngành kinh tế , chiếm 51,2
% , mỗi năm tăng thêm 1,15 triệu lao động .
+ Chất lượng .
- Có tính cần cù , chịu khó
- Trình độ chuyên môn tăng .
- Hạn chế .
+ Giải quyết việc làm .
+ Phần lớn lao động phổ thông ( 2005 : chiếm 75
% ) .

* Hoạt động 2. 2. Cơ cấu lao động .
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS
Néi dung CB
- Yêu cầu HS dựa vào
bảng số liệu sgk và biểu
đồ trên hãy nhận xét cơ
cấu và sự chuyển dịch cơ
cấu lao động nước ta
theo ngành kinh tế .
- Nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi đó .
- Qua đây giáo viên còn
có thể hướng dẫn cho
các em vẽ được và xác
định được các dạng
biểu đồ cơ bản .
- Cơ cấu và sự thay đổi
cơ cấu lao động theo
thành phần kinh tế của
nước ta .
a. Cơ cấu lao động theo ngành .
+ Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế , bảng số
liệu 22.2 – sách giáo khoa trang 84 . Có thể minh họa
bằng biểu đồ sau :
Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế của
nước ta : 2000 – 2005 .
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế .
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS

Néi dung CB
- - Cơ cấu và sự thay đổi
cơ cấu lao động theo
thành thị và nông thôn .
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo thành phần
kinh tế của nước ta : 2000 – 2005 .
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn .
2005
Ho¹t ®éng cña GV vµ
HS
Néi dung CB
Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo thành thị và
nông thôn .
=> Tóm lại :
Từ các biểu đồ trên , giáo viên có thể gợi ý cho học
sinh trả lời các câu hỏi sau .
- Lao động trong khu vực kinh tế nào chiếm tỉ
trọng lớn nhất ?.
- Lao động theo ngành có sự chuyển dịch như thế
nào ?.
- Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó ?.
Qua biểu đồ , ngoài việc cho học sinh ghi nhớ
được số liệu về cơ cấu lao động theo ngành qua các
năm thì học sinh còn thấy được sự chuyển dịch lao
động qua các năm bằng những hình ảnh trực quan .
Nhìn vào biểu đồ học sinh có thể so sánh được cơ
cấu lao động và sự chuyển dịch lao động theo thành
thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn : 2000 – 2005 .
* Hoạt động 3.
- Nêu thực trạng việc

làm và hướng giải
quyết .
3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm .
a. Thực trạng .
- Năm 2005 :
+ Trung bình cả nước , tỉ lệ thất nghiệp là 2,1 % ,
thiếu việc làm là 8,1 % .
+ Ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp 5,3 % , ở nông thôn là
1,1 % .
+ Tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 5,3 % , ở nông
thôn là 9,3 % .
b. Hướng giải quyết việc làm . ( sgk )

* Giải pháp thứ ba : Sử dụng biểu đồ thể hiện sự phát triển của một số đối tượng Địa
lí .
Trong Địa lí sự phát triển của các đối tượng được thể hiện không chỉ qua số liệu thông
kê mà còn được biểu hiện rất cụ thể qua biểu đồ . Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy rõ
được các đối tượng này phát triển nhanh hay chậm và tốc độ phát triển mạnh hay yếu .
Để thể hiện được điều này thì giáo viên cần phải linh hoạt ngay trong khâu soạn giáo
án và xác định được nội dung cần biểu hiện qua biểu đồ .
Ví dụ , ở bài 24 sách giáo khoa Địa lí lớp 12 – chương trình chuẩn , khi cho học sinh
tìm hiểu về sự phát triển của ngành thủy sản thì giáo viên nên thiết kế giáo án có kèm
theo các biểu để minh họa cho tình hình phát triển của ngành thủy sản của nước ta qua
các năm như sau :
Tiết theo PPCT : 26 .
BÀI 24 . VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ NGÀNH LÂM
NGHIỆP.
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học , HS cần .
1. Kiến thức.

- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản .
- Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản .
- Vai trò và tình hình phát triển ngành lâm nghiệp .
2. Kĩ năng.
- Phân tích các bảng số liệu .
- Vẽ và phân tích được các loại biểu đồ .
3. Thái độ.
- Có ý thức trong sử dụng , bảo vệ tài nguyên và môi trường .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC .
- Bảng số liệu sách giáo khoa .
- Biểu đồ về tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta qua bảng số liệu 24.1 sgk
- Lược đồ kinh tế Việt Nam .
III. TRỌNG TÂM BÀI .
Sự phát triển ngành thủy sản .
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
Ho¹t ®éng cña GV
v HS
Néi dung chÝnh
* Hoạt động 1.
- Nước ta có những
thuận lợi và khó
khăn nào trong phát
triển ngành thủy sản
.
1. 1. Ngành thủy sản .
a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển
ngành thủy sản nước ta .
* Thuận lợi .
- Về tự nhiên .
+ Có đường bờ biển dài , thềm lục địa rộng lớn

+ Nguồn lợi thủy , hải sản phong phú .
+ Ngư trường rộng lớn .
+ Nhiều vũng , vịnh
+ Khí hậu thích hợp
+ Hoạt động của các dòng hải lưu
- Về kinh tế - xã hội .
+ Dân cư có truyền thống , kinh nghiệm đánh bắt và
nuôi trồng .
+ Tàu thuyền , các ngư cụ ngày càng hiện đại hóa
* Khó khăn .
+ Các hậu quả do thiên tai .
+ Tàu thuyền chậm đổi mới
* Hoạt động 2.
- Yêu cầu HS dựa
vào sgk hãy nêu
tình hình phát triển
2. b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản .
 - Tình hình chung :
Ho¹t ®éng cña GV
v HS
Néi dung chÝnh
chung của ngành
thủy sản .
- Dựa vào các biểu
đồ sau , yêu cầu HS
nêu tình hình phát
triển và phân bố
của ngành thủy sản
nước ta từ 1990 –
2005 .

Biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi sản lượng thủy sản
khai thác và nuôi trồng của nước ta thời kì : 1990 –
2005 .
Qua biểu đồ , giáo viên có thể yêu cầu học sinh so
sánh và nêu sự thay đổi sản lượng thủy sản của nước ta
thời kì 1990 – 2005 .
Cũng ở bài 24 “ Vấn đề phát triển ngành thủy sản và
lâm nghiệp ” , bảng 24.1 “ Sản lượng và giá trị sản thủy
sản qua một số năm ” , giáo viên có thể minh họa bằng
các biểu đồ cột chồng để thể hiện được giá trị sản
lượng sản xuất của ngành thủy sản nước ta thời kì 1990
– 2005 như sau :
Ho¹t ®éng cña GV
v HS
Néi dung chÝnh
Biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất của ngành thủy sản
nước ta ( theo giá so sánh 1994 ) thời kì : 1990 –
2005 .
Cũng ở bài 24 “ Vấn đề phát triển ngành thủy sản và
lâm nghiệp ” , bảng 24.1 “ Sản lượng và giá trị sản thủy
sản qua một số năm ” , giáo viên có thể minh họa bằng
các biểu đồ kết hợp giữa cột với đường thể hiện được
tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta thời kì 1990
– 2005 như sau :
Ho¹t ®éng cña GV
v HS
Néi dung chÝnh
Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển ngành thủy sản
nước ta thời kì : 1990 – 2005 .
* Hoạt động 3.

- Yêu cầu HS dựa
vào sgk hãy cho biết
.
+ Vai trò của ngành
lâm nghiệp .
+ Chứng minh tài
nguyên rừng nước
ta giàu có .
+ Sự suy thoái của
TN rừng .
+ Sự phát triển và
phân bố của ngành
lâm nghiệp .
3. Ngành lâm nghiệp .
a. Lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt
kinh tế và sinh thái .
b. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có , nhưng đã
bị suy thoái nhiều .
3. c. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
(SGK).
Trong quá trình giảng dạy và học tập môn Địa lí nhất là ở bậc THPT thì khâu rèn
luyện các kĩ năng , trong đó có kĩ vẽ biểu đồ là rất quan trọng bởi vì phần này rất yếu
kém với các em và lại liên quan đến ở các kì thi nên giáo viên cần phải định hướng và
hướng dẫn các em và hình thành cho các em các kĩ năng cần thiết này .
Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian , nhất là thời
gian soạn giáo án và đánh giá học sinh qua các biểu đồ có sẳn hoặc qua các bảng số liệu ở
các bài học yêu cầu học sinh vẽ các loại biểu đồ . Tuy nhiên để học sinh hiểu và nhớ
được kiến thức một cách sâu sắc thì giáo viên nên chuẩn bị các biểu đồ có liên quan với
các bảng số liệu để minh họa cho các kiến thức và còn tạo thêm sự hứng thú trong học
tập hơn nhất lại là đối với bộ môn Địa lí , môn học vừa khô khan vừa khó hiểu không thu

hút được hoặc không có mấy học sinh có sở thích .
4. Kiểm nghiệm .
* Kết quả:
Trong quá trình dạy học của năm học 2011 - 2012 , tôi cũng đã có áp dụng ý tưởng
này ở các lớp khối 12 của trường THPT Cẩm Thủy 3 .
Các lớp này tôi đều thiết kế giáo án theo ý tưởng ở trên đó là “ Sử dụng biểu đồ
trong thiết kế một số bài giảng trên lớp đối với môn Địa lí lớp 12 ” thì thấy kết quả có
khác . Tuy nhiên điều chung và quan trọng nhất là học sinh ở các lớp đều có hứng thú
trong học tập và việc tiếp thu , lĩnh hội kiến thức của các em tăng lên đáng kể .
* Kết quả cụ thể:
Để phân tích được kết quả hiểu bài của học sinh ở các lớp đã áp dụng thì tôi phải chia
thành ba nhóm đối tượng học sinh như sau:
- Học sinh có kĩ năng và tư duy tốt .
- Học sinh đang hoàn thiện các kĩ năng .
- Học sinh chưa có kĩ năng .
+ Đây là kết quả trước khi áp dụng phương pháp này .
Lớp Sĩ số
Số HS có kĩ
năng và tư duy
tốt
Số HS đang
hoàn thiện kĩ
năng
Số HS chưa có
kĩ năng
Số
lượng
Tỉ lệ
( % )
Số

lượng
Tỉ lệ
( % )
Số
lượng
Tỉ lệ
( % )
12A2 51 18 35.3 24 47.0 9 17.7
12A3 51 22 43.1 23 45.1 6 11.8
12A4 50 19 38 21 42 10 20
12A5 46 5 10.9 15 32.6 26 56.5
12A6 47 4 8.5 13 27.6 30 63.9
12A8 48 7 14.6 21 43.7 20 41.7
+ Đây là kết quả sau khi áp dụng phương pháp này .
Lớp Sĩ số
Số HS có kĩ
năng và tư duy
tốt
Số HS đang
hoàn thiện kĩ
năng
Số HS chưa có
kĩ năng
Số
lượng
Tỉ lệ
( % )
Số
lượng
Tỉ lệ

( % )
Số
lượng
Tỉ lệ
( % )
12A2 51 28 54.9 18 35.3 5 9.8
12A3 51 32 62.7 16 31.4 3 5.9
12A4 50 29 58 14 28 7 14
12A5 46 10 21.7 21 45.6 15 32.6
12A6 47 9 19.3 22 46.8 15 31.9
12A8 48 12 25 23 47.9 13 27.1
* Đánh giá chung:
Nhìn chung các lớp đều có sự thay đổi cả về số lượng và tỉ lệ học sinh có kĩ năng và
vận dụng các kĩ năng đó vào trong học tập , thi cử . Tuy nhiên vẫn đang còn có sự khác
biệt rất lớn ở các lớp . Cụ thể:
- Tỉ lệ HS có kĩ năng và tư tốt trước khi áp dụng phương pháp rất thấp < 50% , tỉ lệ
HS chưa có kĩ năng tương đối cao , nhất là các lớp 12A6 ( 63.9 % ) , 12A5 ( 56.5 % ) và
12A8 ( 41.7 % ) .
- Sau khi áp dụng phương pháp này thì số lượng và tỉ lệ HS có kĩ năng , đang hoàn
thiện kĩ năng tăng lên rõ rệt , số HS chưa có kĩ năng đã giảm mạnh ở tất cả các lớp được
áp dụng đều dưới 50 % .
Tuy nhiên số học sinh có kĩ năng Địa lí và vận dụng được các kĩ năng này vẫn còn
chênh lệch lớn ở các lớp . Điều này chứng tỏ hình thành các kĩ năng Địa lí cho học sinh
là không đơn giản . Chính vì vậy , để cho các em có kĩ năng Địa lí và hứng thú trong học
tập bộ môn Địa lí thì cần phải có sự nổ lực hơn nữa của cả Thầy lẫn trò .
PHẦN III
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .
1. Ý nghĩa của đề tài với công tác giảng dạy - học tập:
Trong giảng dạy và học tập Địa lí việc hình thành kĩ năng cho cả Thầy và trò có ý
nghĩa nhất định trọng việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức Địa lí kể cả trong học tập và

trong đời sống thường ngày .
Việc thiết kế các biểu đồ và sử dụng nó vào trong bài giảng của mình trong thời đại
công nghệ thông tin như hiện nay là không khó , tuy nhiên , cũng đòi hỏi ở mỗi giáo viên
với sự đam mê nghề nghiệp và thấy rõ được tầm quan trọng của các kĩ năng thì mới giúp
cho học sinh hiểu sâu sắc hơn được các kiến thức và những vấn đề quan trọng của Địa lí .
Để hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ các loại biểu đồ cơ bản vận dụng vào các bài thi
thì ngay từ khâu chuẩn bị bài ở trên lớp giáo viên cần phải minh họa từ thực tế các bảng
số liệu có ở các bài học bằng các loại biểu đồ có liên quan có thế thì mới tạo ra cho học
sinh sự hứng thú trong học tập và cũng giúp các em hình thành được các kĩ năng cơ bản
về biểu đồ .
2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra:
Qua quá trình vận dụng đề tài, bản thân tôi rút ra những kinh nghiệm sau:
- Thường xuyên thu thập các số liệu , cập nhật các thông tin và vận dụng các kĩ năng vốn
có của bản thân để thiết kế các loại biểu đồ , đưa vào các tiết dạy ở trên lớp để làm cho
bài học thêm phong phú hơn và gần gủi với cuộc sống hơn , điều đó gián tiếp lôi cuốn các
em vào học tập bộ môn và làm tăng tính đặc thù của bộ môn hơn .
- Tích cực rèn luyện kỹ năng làm việc với biểu đồ cho học sinh, có thể dành nhiều thời
gian cho các lần học sinh tiếp xúc với từng dạng biểu đồ, yêu cầu các em viết ra các nhận
định vào trang vở đã được chia đôi (một nửa trang các em viết nhận định của cá nhân,
nửa trang còn lại để ghi các phần bổ sung, sửa chữa của giáo viên).
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng so sánh, kỹ năng xác định các dạng biểu đồ thích
hợp trước khi tiến hành vẽ .
3. Những ý kiến đề xuất:
a. Với giáo viên:
- Nên đầu tư thời gian thu thập các số liệu , vẽ các biểu đồ có liên quan đến nội dung bài
học , xác định rõ mục tiêu của bài học để cung cấp cho học sinh những kiến thức , thông
tin bổ ích .
- Thiết kế và đưa vào các loại biểu đồ cơ bản để dần hình thành cho các em các kĩ năng
về biểu đồ .
- Song song với việc thiết kế các biểu đồ ở các bài giảng thì giáo viên cũng nên yêu cầu

học sinh hoàn thành các bài tập ở các loại biểu đồ đó và chú ý tập trung hướng dẫn học
sinh rèn luyện kĩ năng nhận dạng biểu đồ .
b. Với học sinh:
- Không bỏ qua các loại biểu đồ trong quá trình học tập, cần giải quyết những thắc mắc
gặp phải trong quá trình học tập để kịp thời sửa chữa .
- Tích cực hoạt động theo nhóm, thường xuyên đối chiếu kết quả nhận định của mình với
phần sửa chữa bổ sung của giáo viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn .!

×