Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Xây dựng chuỗi cửa hàng trà sữa cho học sinh sinh viên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.52 KB, 44 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Ø Cơ sở hình thành đề tài:
Trong cuộc sống xã hội nhu cầu sinh hoạt ngày càng thoải mái cũng như
mong muốn được thưởng thức, tiếp thu của giới trẻ những cái mới mẻ và hiện đại
trong địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung, cũng như huyện Gị Dầu (thuộc tỉnh Tây Ninh)
nói riêng thì vấn đề du nhập một hoạt động mới dành cho giới trẻ (chiếm khoảng 60%
dân số của toàn Huyện) vừa là vấn đề đáng được quan tâm, đồng thời lại là thị trường
đầu tư tương đối dễ dàng cho việc phát triển hoạt động kinh doanh mới nhắm vào thị
trường là các khách hàng trong lứa tuổi thanh thiếu niên và học sinh trong xã hội phát
triển ngày nay.
Bên cạnh nhu cầu thiết yếu như trên của giới trẻ, ý tưởng hình thành hệ thống
trà sữa LU-AS ra đời, nhằm mang lại cho giới trẻ bản địa những cái nhìn mới mẻ về
phong cách phục vụ, khơng gian đẹp mắt, những món ăn mới lạ mang phong cách hiện
đại, trẻ trung và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mặc dù trà sữa không phải là thức uống mới lạ trong thực đơn ăn uống của
giới trẻ ngày nay, nhưng hệ thống trà sữa LU-AS mang lại cho khách hàng không chỉ
đơn thuần là trà sữa, thức ăn nhanh mà còn là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác như
cảnh quan và cung cách phục vụ sẽ làm cho giới trẻ cảm thấy hài lịng và thích thú hơn
với những gì mình có được mà có thể trước đó chỉ có thề thấy được thông qua các
phương tiện truyền thông cũng như ở các thành phố hiện đại.
Ø Phạm vi nghiên cứu:
Bài báo cáo tập trung vào nghiên cứu thị trường giải trí và nhu cầu ăn uống
của giới trẻ ban đầu là khu vực Thị Trấn Gò Dầu và trong thời gian sắp tới sẽ mở rộng
thị trường sang các huyện lân cận, đồng thời sẽ cải thiện chất lượng sản phẩm cũng
như dịch vụ trong hệ thống cửa hàng trà sữa sau thời gian hoạt động ban đầu để có
được những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Việc phát triển hệ thống trà sữa trong khu
vực thị trấn Gò Dầu dựa vào các yếu tố tương đối khả thi vì Gị Dầu là khu vực đang
1


phát triển về kinh tế, đồng thời việc du nhập các hình thức giải trí hiện đại vào khu vực


tương đối dễ dàng vì nơi đây có một lượng lớn học sinh cấp 2-3 và tầng lớp thanh niên
trẻ. Bên cạnh đó, ngay vùng lân cận là Huyện Trảng Bàng với hàng chục khu cơng
nghiệp với hàng nghìn cơng nhân thuộc tần lớp trẻ, nên thị trường của hệ thống trà sữa
tương đối khả thi.
Gị Dầu với vị trí địa lý rất thuận lợi, là nơi giao thương và là cầu nối của
nhiều địa phương trong tỉnh Tây Ninh, điều này cho thấy việc vận chuyển thực phẩm
phục vụ cho hệ thống trà sữa từ những nguồn tin cậy trên Sài Gịn là điều khơng hề
khó, qua đó chất lượng thực phẩm sẽ được đảm bảo, đồng thời luôn tươi mới theo ngày
mà khơng phải tích trữ q lâu.
Ø Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
-

Những thử thách trong việc áp dụng hình thức kinh doanh mới vào mơi

trường hiện tại sẽ tiếp cận vào giới trẻ.
-

Xác định khả năng phát triển của hệ thống trà sữa LU-AS trong thời gian

là 5 năm tới.
-

Các phương án để tiếp cận và lấy ý kiến khách hàng để du nhập một sản

phẩm và hình thức kinh doanh mới vào mơi trường thị trường mục tiêu.
-

Hướng phát triển của thương hiệu để có thể lấn sang các lĩnh vực kinh

doanh khác cũng thuộc hệ thống trà sữa, và sau đó là thức ăn nhanh phục vụ cho nhiều

tầng lớp người trong xã hội.
Ø Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
-

Thị trường của mơ hình giải khát và thức ăn nhanh của khu vực huyện

Gò Dầu và khu vực lân cận.
-

Hoạt động kinh doanh của hệ thống trà sữa LU-AS.

2


Ø Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Đề tài sẽ dựa vào phương pháp định tính và định lượng nhằm giải quyết các
vấn đề trong đề tài. Phương pháp định tính nhằm tìm ra các cách thức để có được các
phương thức và phương án hoàn hảo nhất cho chiến lược của đề tài, có thể dự đốn và
trả lời các câu hỏi tham vấn của các nhà đầu tư trong thời gian tới khi bước vào hoạt
động kinh doanh. Phương pháp định lượng cũng được sử dụng để phân tích vấn đề
cung – cầu của thị trường, giá cả của các sản phẩm liên quan tới mặt hàng của hệ thống
nhằm đem đến cho khách hàng mức giá hợp lý nhất, đảm bảo lượng khách hàng cho hệ
thống.
Tài liệu nghiên cứu chính của đề tài là các dữ liệu thu thập được thơng qua
báo chí, mạng internet, và quan trọng nhất là qua quá trình khảo sát nhu cầu của giới
trẻ trong địa bàn thực hiện đề tài (học sinh, công nhân trong khu vực và vùng lân cận).
Ø Ý nghĩa đề tài:
Đề tài là quá trình từ đầu khi xây dựng hệ thống bán hàng – thức ăn nhanh
dành cho giới trẻ nói chung và cho cộng đồng nói riêng, không chỉ dành cho hệ thống
trà sữa LU-AS mà hệ thống sẽ còn áp dụng tốt cho nhiều ngành kinh doanh trong đó

có thể nói tới là hệ thống thức ăn nhanh cho học sinh vào buổi sáng, hệ thống cà phê
mang, những hệ thống này có thể đã đạt được những thành công nhất định trong khu
vực phát triển như Tp Hồ Chính Minh, Hà Nội hay một số khu vực phát triển sầm uất
khác, nhưng để phát triển được ở những địa bàn tiềm năng nhưng chưa có một hệ
thống dẫn đầu cịn là một thử thách cho nhiều doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
Những vấn đề cần giải đáp xung quanh vấn đề nghiên cứu đề tài:
-

Những thách thức và cơ hội sẽ gặp phải trong việc triển khai hệ thống trà
sữa LU-AS trên địa bàn Gò Dầu và khu vực lân cận?

-

Rủi ro lớn nhất khi thực hiện hệ thống và cách thức giảm rủi ro?

3


-

Điềm khác biệt chính làm nên thương hiệu của LU-AS là gì để có thể gây
ấn tượng và giữ chân khách hàng?

-

Những đề xuất ban đầu để có thể tiếp cận được khách hàng mà khơng làm
mất lịng từ cái nhìn đầu tiên?

Ø Kết cấu chính của đề tài:
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

1.1 Kế hoạch kinh doanh.
1.1.1 Giới thiệu về hệ thống trà sữa LU-AS.
1.1.2 Cơ hội kinh doanh.
1.1.3 Nhu cầu người tiêu dùng.
1.1.4 Mô tả sản phấm.
1.1.5 Lợi thế cạnh tranh.
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh doanh nghiệp.
1.3 Các yếu tố quyết định thành công.
CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH MARKETTING
2.1 Tổng quan chiến lược marketting.
2.1.1 Phân tích thị trường marketting.
2.1.2 Xác định thị trường mục tiêu.
2.1.3 Mục tiêu về marketting.
2.1.4 Chiến lược marketting hỗn hợp.
2.1.4.1 Chiến lược về sản phẩm.

4


2.1.4.2 Chiến lược về dịch vụ.
2.1.4.3 Chiến lược về giá.
2.1.4.4 Chiến lược mở rộng.
2.1.4.5 Chiến lược về truyền thông.
2.2 Nội dung kế hoạch marketing.
2.2.1 Tổng quan kế hoạch marketting.
2.2.1.1 Phân tích thị trường.
2.2.1.2 Phân tích SWOT.
2.2.1.3 Phân tích rủi ro từ mơi trường bên ngồi.
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1 Khả năng vốn của doanh nghiệp.

3.1.1 Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận.
3.1.1.1 Doanh thu.
3.1.1.2 Chi phí.
3.1.1.3 Định giá sản phẩm.
3.1.1.4 Mức giá sản phầm.
3.1.2 Phân tích điểm hịa vốn.
3.1.3 Các báo cáo tài chính.
3.1.3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
3.1.3.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

5


3.1.3.3 Bảng cân đồi kế toán.
CHƯƠNG IV: KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
4.1 Mơ tả tình hình nhân sự.
4.2 Xác định nhu cầu nhân sự.
4.3 Xác định cơ cấu tổ chức.
4.4 Đội ngũ cán bộ quản lý.
CHƯƠNG V: DỰ PHÒNG RỦI RO
5.1 Các rủi ro có thể gặp.
5.1.1 Rủi ro hiện tại.
5.1.2 Rủi ro về sau.
5.1.3 Đối thủ cạnh tranh.
5.2

Hướng giải quyết các rủi ro.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Kế hoạch kinh doanh:

1.1.1 Giới thiệu về hệ thống trà sữa LU-AS:

6


Hệ thống trà sữa LU-AS dựa trên mơ hình kinh doanh của các hệ thống trà
sữa và thức ăn nhanh đang hoạt động thành công trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh, có thể
thấy được qua hệ thống trà sữa Feeling tea, trà sữa TOMBO, trà sữa Hoa Hướng
Dương. Trà sữa -18 độ, ngồi ra cịn rất nhiều hệ thống khác đang hoạt động khá thành
công khác. Qua những hệ thống này, có thể nhìn thấy một điểm chung là hoạt động
thành công ở các hệ thống, bên cạnh thương hiệu có được, có thể thấy được phong
cách phục vụ chuyên nghiệp và không gian phục vụ sáng tạo, mỗi thương hiệu mang
một nét riêng làm cho khách hàng khi tới đây sẽ có những ấn tượng riêng.
Loại hình kinh doanh của hệ thống trà sữa LU-AS cũng đi theo mơ hình là
hoạt động theo hệ thống, và việc xây dựng thương hiệu để dễ dàng tiếp cận với khách
hàng tiềm năng này nhưng chưa có nhà đầu tư thích hợp để đầu tư vào thị trường ăn
uống mới lạ này. Mới lạ là vì khu vực kinh doanh hệ thống trà sữa LU-AS hiện nay
vẫn có khá ít đối thủ cạnh tranh, và quy mô cạnh tranh của những quán trà sữa khác
trong khu vực chỉ mang tính tự phát và chưa có quy mơ lớn.
Số vốn ban đầu của hệ thống trà sữa LU-AS chủ yếu dựa vào số vốn có được
của chủ hệ thống và những người thân, trong quá trình phát triển sẽ xem xét để có thể
góp vốn từ những người có cùng chí hướng muốn đầu tư vào hệ thống. Số vốn dự tính
ban đầu khoảng 100.000.000 vnđ cho một cửa hàng của hệ thống, số vốn này có thể
thao đổi tùy theo vị trí xây dựng cửa hàng.
Thời gian hồn vốn bước đầu dự tính là khoảng từ 1 năm tới 1 năm rưỡi, còn
phụ thuộc vào số lượng phát triển các cửa hàng của hệ thống.

1.1.2 Cơ hội kinh doanh:
Nhìn thấy được Gị Dầu là khu vực có dân số đơng và tỉ lệ dân số trẻ khá cao,
đồng thời, đây cũng là khu vực có nền kinh tế phát triển trong tỉnh, do địa thế khu vực

là ngã tư đường của những địa phương có nền kinh tế do nằm trên đường biên giới

7


giáp với Campuchia, giáp với Huyện Trảng Bàng là huyện mà có khu cơng nghiệp lớn
nhất tỉnh, mang lại việc làm cho hàng nghìn lao động trong tỉnh và của các địa phương
khác. Tuy nhiên, do là khu vực trong địa bàn tỉnh, nên các hoạt động vui chơi giải trí
cịn chưa phát triển nhiều, do các hoạt động này thường không được chú ý phát triển,
trong khi đây lại là khu vực tiềm năng cho việc phát triển các hoạt động này.
Vị trí địa lý của huyệnGị Dầu khá thuận lợi cho việc giao thương phát triển
của nhiều ngành cơng nghiệp cũng như mua bán, trao đổi hàng hóa, cũng như phát
triển các ngành dịch vụ mới trong khu vực huyện.
-

Phía Đơng giáp huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng.

-

Phía Tây giáp huyện Bến Cầu.

-

Phía Nam giáp huyện Trảng Bàng.

-

Phía Bắc giáp huyện Hòa Thành, Châu Thành.

Đường Xuyên Á và quốc lộ 22B đi ngang qua huyện. Thị trán Gò Dầu là nơi

giao thương giữa đường Xuyên Á vá quốc lộ 22B, là trung tâm của vùng phía Nam
tỉnh Tây Ninh. Huyện Gị Dầu cịn có bến xe bt với các tuyến: Thành phố Hồ Chí
Minh – Gị Dầu, Gị Dầu - Thị Xã Tây Ninh, Gò Dầu – Mộc Bài. Với vị trí khá thuận
lợi này, có thể thấy được việc du nhập và phát triển hệ thống trà sữa LU-AS vào khu
vực huyện là khả thi và có yếu tố thành công cao.
1.1.3 Nhu cầu người tiêu dùng:
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường đang phát triển cùng với mức sống của
người tiêu dùng ngày càng nâng cao, nên nhu cầu cần có một khơng gian thư giãn để
giải tỏa căng thẳng, đồng thời trong xã hội, do vậy nhu cầu của tầng lớp trẻ cũng được
nâng cao, đặc biệt là giới học sinh và thanh thiếu niên. Trước đây, các hoạt động vui
chơi giải trí cho những học sinh thanh niên này thường tập trung vào các buổi hội chợ,
các quán cà phê, những tụ điềm ăn uống trong công việc hoặc những nơi tự phát chưa

8


có tính chun nghiệp và đảm bảo an tồn vệ sinh. Cùng với nhịp sống càng phát triển,
các bạn trẻ cần một không gian mới mẻ hơn, hiện đại hơn, và sang trọng hơn để phù
hợp với mức sống tăng cao của xã hội.
Theo kết quả khảo sát của bài báo cáo, thông qua hơn 500 học sinh của trường
cấp 2-3 ở huyện Gị Dầu, thì tỉ lệ thích thú với hệ thống trà sữa LU-AS là 95%, một
con số không hề nhỏ, và khi được hỏi:” nhu cầu để đến hệ thống trà sữa của các bạn là
gì”, thì đa số câu trả lời là:” đến quán để đọc sách, học nhóm, tổ chức sinh nhật, là nơi
hẹn hị, và xem phim, nghe nhạc, đọc báo mạng,…”, với những đáp án trên, cho thấy,
nhu cầu của các bạn khi đến với hệ thống trà sữa là có mục đích rõ ràng, chính điều
này sẽ là nguồn động lực để hệ thống trà sữa LU-AS hoàn thiện về phong cách và đa
dạng về các loại thức uống cũng như phong cách phục vụ cho các bạn tuổi teen.
1.1.4 Mô tả sản phẩm:
Hệ thống trà sữa LU-AS lấy ý tưởng từ các hệ thống trà sữa và thức ăn nhanh
đang hoạt động thành cơng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các hệ thống này

ngoài việc phục vụ cho các bạn tuổi học trò mà còn phục vụ cho các thành viên trong
gia đình, tạo điều kiện trị chuyện và sự gắn bó của các thành viên trong gia đình với
nhau hơn.
Sản phẩm chính của trà sữa là các loại trà sữa. Trà trân châu hay trà sữa trân
châu là tên gọi của người Đài Loan cho một thức giải khát, chế biến từ lá chè trộn với
các hạt trân châu làm từ bột sắn. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt
nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để
gọi bất kỳ loại trà nào được lắc trong khi chuẩn bị, ban đầu chỉ có các loại trà sữa phổ
biến như trà đường “Phao mạt hồng trà”, “bào mạt hồng trà” của người Đài Loan.
Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả
hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay khơng từ sữa. Có nguồn
gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung
Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin, Singapore và hiện nay là Việt Nam.

9


Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ nhưng không phổ
biến rộng rãi như các nước trong khu vực Châu Á. Trà trân châu cũng có thể để chỉ
loại trà sữa nóng pha với các hạt bột sắn.
Khi trà sữa trân châu được giới thiệu vào các nước ngồi châu Á, nó được gọi
bằng tên tiếng Anh là “bubble tea”. Do khác biệt cơ bản nhất giữa các loại trà bong
bóng và các loại trà khác là các hạt bột sắn ở đáy cốc, nên một số người không biết
tiếng Anh cho rằng “bubble” trong “bubble tea” là chỉ đến bột sắn. Tuy nhiên, trân
châu trong “trà sữa trân châu” nói đến các hạt “trân châu” (bột sắn).
Tên gọi “Trà trân châu” ở nhiều nước có các tên gọi khác nhau như black
pearl tea, black pearl iced tea, boba drink, boba milk tea , ‘large balls’ milk tea, bubble
milk tea, milk pearl tea, pearl iced tea, pearl milk tea Putonghua, pearl sago tea,
tapioca, pearl tea, tapioca drink, tapioca tea.
Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là bola đun sơi

khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hồn tồn, nhưng vẫn cịn độ dẻo, khi đó hạt nở
ra đáng kể, rồi làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa. Sau khi để ráo nước, hạt trân
châu được cho vào nước đường hay mật ong để sẵn dùng vào trà. Sau khi nấu có thể để
được 7 giờ.
Các hạt chân trâu lớn , làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn
hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân
châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà ), người uống trà vừa
uống trà vừa nhai hạt trân châu.
Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch thủy tinh còn được dùng
để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp,
có độ dẻo và dai. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm, khi có cả
trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê, thạch cầu
vồng và thạch trái cây hỗn hợp.

10


Nguyên liệu sữa trong pha chế pha trà trân châu, có thể dùng sữa khơng có
nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Một trong
những lí do dùng loại sữa này là do chúng không gây kết tủa như sữa thường, hay giá
thành của sữa này rẻ hơn, tiện dụng hơn và có nhiều kem hơn sữa thường.
Cách pha chế trà trân châu là trà pha đường, sữa và thường có các hương liệu
khác. Trà uống nóng hoặc uống với nước đá. Trà được lắc kĩ, tạo ra các bong bóng
nhỏ, đó là điểm đặc trưng của thức uống này. Cách pha trà trân châu mỗi nơi mỗi khác.
Trà thường được pha bằng trà đen hoặc trà xanh nóng, rồi đem lắc trong hộp lắc
cocktail hoặc được trộn trong dụng cụ trộn với đá cho tới khi trà lạnh. Hỗn hợp này
thường được cho thêm sữa và hạt bột sắn nấu chín. Li trà đã hồn thành có thể được
đậy bằng nắp nhựa hình vịm hay giấy bóng kính, người dùng có thể chọc thủng bằng
ống hút.
Hương liệu thêm vào trà trân châu có thể có dạng bột, nước trái cây, dạng bột

nhão hoặc sirô, các loại hương liệu như dâu, chanh dây, sô cô la và dừa.
1.1.5 Lợi thế cạnh tranh của hệ thống:
Văn hóa ăn uống của giới trẻ hiện nay cũng khơng cịn q xa, từ các qn
nước nhỏ chỉ vài món uống quen thuộc trên vỉa hè hay được bán rong trên đường, đến
các quán tiệm có quy mơ lớn với hàng trăm món ăn uống và phong cách phục vụ
chuyên nghiệp hơn rất nhiều lần. Mặc dù với số lượng quán giải khác trên địa bàn
huyện Gị Dầu là khơng nhỏ, nhưng hầu hết là các quán cà phê chỉ phục vụ cho các
bạn trai, hay những người đi làm cần khơng gian để nói chuyện, thảo luận vấn đề làm
ăn. Qua đó khi các bạn nữ vào trong các quán caffe này thì sẽ bị gia đình phàn nàn và
có ý khơng thích, nên nhu cầu để có những quán phục vụ cho giới trẻ, dành riêng cho
các bạn học sinh, sinh viên trong địa bàn huyện là nhu cầu cần thiết.
Bên cạnh những quán caffe này, trong huyện cũng có khá nhiều quán trà sữa
nhưng hầu hết đều giống như các quán nước mía ven đường, có bảng to để giới thiệu
các mặt hàng, cịn trong qn thì chỉ có nhiều ghế ngồi dành cho khách hàng, chưa

11


mang đậm phong cách riêng, một phong cách dành riêng cho giới trẻ và mang tính
hiện đại, chính yếu tố này sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công trong việc tiếp cận
với giới trẻ đến gần hơn với hệ thống trà sữa LU-AS .
Một không gian mang đậm chất teen và dành cho lứa tuổi teen sẽ dễ dàng du
nhập vào giới trẻ ngày nay. Với ý tưởng của LU-AS là sáng tạo và dành cho giới trẻ
nên những yếu tố để xây dựng hệ thống sẽ được thu thập từ ý kiến của các bạn trẻ sẽ
đáp ứng được nhu cầu đó mang lại cho các bạn trẻ sự cảm nhận vừa gần gũi vừa mới
lạ. Qua khảo sát trước khi thành lập hệ thống, tỉ lệ các bạn trẻ có hứng thú với hệ thống
trà sữa là khơng nhỏ, các bạn hồn tồn đồng ý và ham thích với hệ thống cửa hàng
mới mẻ này.
Sản phẩm trà sữa của hệ thống mang đậm phong cách hiện đại với hàng chục
loại trà sữa đang thịnh hành trên thị trường ngày nay. Nguyên liệu được nhập từ những

nguồn cung cấp đang tin cậy từ Thành Phố Hồ Chí Minh. Với ý tưởng xây dựng
thương hiệu mới, sản phẩm của hệ thống được đầu tư kỹ và đảm bảo các yếu tố vệ sinh
thực phẩm và mang lại cảm giác ngon miệng cho khách hàng, để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng khách hàng khi đến quán lần đầu, và sẽ mong muốn trở lại lần nữa sau khi
đã đến lần thứ nhất. Thức uống của hệ thống được đầu tư kỹ để mang lại sự đa dạng về
chủng loại, kiểu dáng, hình ảnh bắt mắt, thu hút với những họa tiết đậm chất trẻ và
hiện đại, kết hợp với hương vị thơm ngon, ngọt ngào, bổ dưỡng của các loại thạch trái
cây, các loại sữa được tuyển chọn kỹ lưỡng trong khâu sơ chế. Mỗi loại trà sữa là một
sản phẩm với hương vị và màu sắc khác nhau. Chắc chắn sẽ để lại cho khách hàng
những cảm nhận tốt nhất ngay trong lần đầu tiên tiếp cận với trà sữa của hệ thống.
Mặt bằng và không gian của hệ thống sẽ cho giới trẻ cảm nhận được sự hiện
đại cũng như phong cách mới lạ, được học hỏi kinh nghiệm từ nhiều năm qua việc
tham dự các khóa học và hội thảo về kinh doanh cửa hàng trà sữa, thức ăn nhanh, các
buổi họp mặt của các thành viên của diễn đàn trà sữa, thành lập doanh nghiệp…

12


Với đội ngũ pha chế và phục vụ chuyên nghiệp được tham gia các khóa đào
tạo nghiệp vụ trước khi làm việc ở hệ thống, đảm bảo cho khách hàng về sự chu đáo,
nhiệt tình, và cảm giác gần gũi cho dù đó là khách hàng khó tính. Bên cạnh đó, khơng
gian đa dạng có thể thích hợp cho những cá nhân muốn ngồi thưởng thức một mình,
tới các nhóm lớn có thể tổ chức các buổi tiệc nhẹ như sinh nhật, họp nhóm,…
Bên cạnh sản phầm chính là trà sữa, hệ thống cịn phục vụ thêm các món ăn
nhẹ cho thực khách có thể lựa chọn như: bị viên chiên, cá viên chiên, gỏi cuốn, trái
cây dĩa, sinh tố trái cây, các loại kem tuyết, … và nhiều món ăn khác, phục vụ cho nhu
cầu thực khách.
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp:
Tầm nhìn của hệ thống đến năm 2015 sẽ mở rộng thị trường rộng khắp, không
chỉ trong khu vực huyện mà phát triển rộng khắp sang khu vực lân cận như Thị Xã Tây

Ninh, khu vực cửa khẩu Mộc Bài, khu công nghiệp Trảng Bàng,.. khơng chỉ phục vụ
trong lĩnh vực trà sữa mà cịn phát triển sang các lĩnh vực khác như hệ thống cửa hàng
thức ăn nhanh, hệ thống phục vụ lưu động chuyên phục vụ các bạn học sinh từ bữa
sáng tới bữa trưa tận lớp học.
Hệ thống trà sữa LU-AS với tiêu chí mang đến cho khách hàng cung cách
phục vụ ân cần, hiện đại, mang đến những điều mới mẻ cho khách hàng. Đồng thời
đảm bảo sứ mệnh an toàn sức khỏe trong ăn uống cho những thượng đế trong lĩnh vực
ăn uống trong thời gian sắp tới.
1.3 Các yếu tố quyết định thành công:
Hiện tại các cửa hàng trà sữa trong khu vực huyện đang trong trạng thái làm
nhàm chán cho các thực khách khó tính. Nên hệ thống LU-AS ra đời đảm bảo được
nhu cầu và ham muốn có được một mơi trường mới mẻ sẽ dễ dàng được giới trẻ chấp
nhận và để lại ấn tượng cho khách hàng. Mức độ độc quyền của hệ thống đang dẫn đầu
vì hiện tại số lượng trà sữa trong địa bàn là rất ít.

13


Sản phẩm đa dạng, phong phú, đảm bảo sẽ đáp ứng được nhu cầu của mọi nhu
cầu của thực khách dù cho nhu cầu của khách hàng có thay đổi như thế nào.
Không gian hiện đại, bắt mắt phù hợp với những người trẻ, đồng thời có thể
gây sự tị mò cho những thực khách dù chưa từng đi uống trà sữa.
Trước khi thành lập hệ thống đã tham khảo ý kiến của một lượng lớn khách
hàng là những học sinh cấp 2-3 trong địa bàn huyện Gò Dầu. Nên có thề sẽ nhận được
sự ủng hộ lớn từ những khách hàng tiềm năng này.

CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH MARKETTING
2.1 Tổng quan chiến lược marketting:
2.1.1 Phân tích thị trường marketting:
Xây dựng mơi trường marketting là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp,

địi hỏi phải tính đến các vấn đề thuận lợi và khó khăn bên trong lẫn bên ngoài trên cơ
sở chiến lược marketting đã đề ra, sao cho hệ thống có thể hoạt động kinh doanh hiệu

14


quả nhất. Trong nền kinh tế thị trường luôn thay đổi, hệ thống trà sữa LU-AS để có thể
thành cơng và tốn tại phải có khả năng ứng phó với mọi tình huống khó khăn. Điều
này địi hỏi phải có một kế hoạch rõ ràng, nắm được xu thế phát triển trong xã hội thực
tại, tìm ra những yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công, biết khai thác những ưu
thế, hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống và của các đối thủ cạnh tranh, hiểu
được mong muốn của khách hàng và khả năng đáp ứng cùa hệ thống, có các chiến dịch
để có thể tiếp cận, thị trường nhằm tìm ra cơ hổi kinh doanh, từ đó vạch ra kế hoạch và
bước đi tiếp theo cho sự phát triển của hệ thống.
Hệ thống bước đầu du nhập vào một thị trường hoàn toàn mới ắt hẳn sẽ gặp
nhiều khó khăn, thách thức nên hệ thống trà sữa LU-AS luôn nhắm vào việc phục vụ
khách hàng với phương châm:” sản phẩm đẹp mắt – ngon miệng – đảm bảo về sinh”
luôn mang đến cho khách hàng những điều thú vị nhất khi đến với hệ thống.
2.1.2 Xác định thị trường mục tiêu:
Trước khi hệ thống ra đời, đã có nhiều cuộc khảo sát nhằm vào đối tượng
khách hàng mục tiêu của hệ thống là lớp học sinh cấp 2-3 trong địa bàn. Nên hệ thống
đã xác định được thị trường phục vụ chủ yếu là tầng lớp học sinh của hàng chục
trường cấp 2-3 trong khu vực huyện Gị Dầu.
Bên cạnh đó, khu vực huyện Gị Dầu còn là nơi giao thương của nhiều khu
vực trọng điểm, thu hút số lượng lớn lao động trong độ tuổi từ 18 – 25, đây cũng là
lượng lớn khách hàng mà hệ thống trà sữa sẽ phục vụ trong thời gian hoạt động.
2.1.3 Chiến lược marketting hỗn hợp:
2.1.3.1 Chiến lược về sản phẩm:
Theo khảo sát trên thị trường về nhu cầu thức uống trong các quán cà phê và
các quán ăn uống dành cho giới trẻ hiện nay trong khu vực huyện Gị Dầu đã có từ

trước đó, các sản phầm thuộc về thức uống như cà phê, nước ngọt có gas, sinh tố, các
loại nước ép hay trà sữa thường được bán cùng với nhau trong cửa hàng, chứ không

15


chuyên về sản phẩm nào hay tập trung vào một đối tượng khách hàng cụ thể nào, do
đó, các sản phẩm này chưa thể tạo sự khác biệt và chưa tạo dấu ấn trong lòng người
tiêu dùng trong thị trường đang bảo hòa về sản phẩm thức uống hiện nay. Do đó, hệ
thống cửa hàng trà sữa LU-AS ra đời đáp ứng được những khuyết điểm trên, sẽ tạo cho
khách hàng một cảm nhận mới về trà sữa cũng như cách thức phục vụ hiện đại khác
hẳn với những gì trước đó mà khách hàng cảm nhận được.
Những sản phẩm chính của hệ thống trà sữa LU-AS như chính tên gọi của nó
là chuyên kinh doanh về các sẩn phẩm liên quan tới trà sữa và các món ăn nhẹ (khơng
chi phối q nhiều tới sản phầm chính của hệ thống, đồng thời tạo điểm nhấn cho sự
phong phú về sản phầm).
Với hơn 30 thức uống mang hương vị trà sữa và trên 10 loại thức ăn nhanh
được nghiên cứu kỹ về cách thức chế biến cũng như nguyên vật liệu tươi mới, đồng
thời không mất đi hương vị truyền thống của trà sữa đảm bảo sức hấp dẫn và thõa mãn
cho tất cả thực khách dù ở lứa tuổi nào đi nữa.
2.1.3.2 Chiến lược về thương hiệu: LU-AS
Thương hiệu hay tên gọi của sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra thường có ý
nghĩa rất lớn và có nhiều yếu tố để gây ấn tượng cho khách hàng và có thể nhớ đến khi
nghĩ tới một sản phẩm liên quan trong lĩnh vực tương tự. Cụ thể trong bài báo cáo này,
khi khách hàng nghĩ đến trà sữa hay một nơi giải trí, ăn uống thú vị thì khách hàng sẽ
nghĩ ngay đến LU-AS, đó là mục tiêu mà những người điều hành hệ thống đặt ra tiêu
chí để cố gắng đạt được trong thời gian từ 3 đến 5 năm sắp tới.
Với phương châm phục vụ cho các bạn tuổi thanh niên nên hệ thống cũng cần
có tên dễ gọi, dễ nhớ và ngắn gọn, nhằm gợi sự tò mò cho khách hàng.
LU-AS: tên dễ gọi, nghe đơn giản, nhưng thực tế những người điều hành

trong hệ thống trà sữa đã có thời gian suy nghĩ về tên gọi này.

16


-

Đầu tiên, từ LU-AS được viết liền kề và theo font chữ TELEX có nghĩa là
“ LÚA”, những người đứng đầu muốn gửi gắm trong tên gọi chút gì đó
q hương Việt Nam với đồng lúa mênh mông, và con người Việt Nam
lớn lên thường gắn liền với cây lúa và đồng ruộng, để có được những xa
hoa phồn thịnh như bây giờ thì những người trẻ cũng đừng quên những gì
cha mẹ đã cho chúng ta như ngày hơm nay.

-

Thứ hai: tên gọi LU-AS nghe qua chỉ đơn thuần là một cái tên tiếng Anh
mang lại cho giới trẻ sự gần gũi, dễ đọc và dễ nhớ, và đọc qua từ LU-AS
làm cho người đọc cảm thấy như sự tự tin và nhẹ nhàng, đồng thời theo xu
thế của giới trẻ là thích những gì nghe mới mới, phong cách trẻ trung, như
vậy sẽ tạo được nhiều thú vị cho các bạn trẻ khi nhắc đến tên gọi này.
2.1.3.3 Chiến lược về dịch vụ:

Với phương pháp tiếp cận khách hàng trước khi thành lập hệ thống, đây là
cách tiếp cận hiện đại và dễ tiếp cận nhất với nhu cầu của khách hàng.
Ý tưởng về các cách thức tổ chức dịch vụ, hoạt động của hệ thống trước khi
hiện thực đã tổ chức các cuộc khảo sát, các phiếu tham khảo được thực hiện khi học
sinh ra vào trường học, những phiếu khảo sát này sẽ được thu hồi lại sau khi những
học sinh tan buổi học, chính việc phát các phiếu khảo sát này sẽ làm cho số lượng lớn
học sinh biết tới hệ thống trà sữa và sẽ dễ dàng quảng bá hình ảnh cho hệ thống sau khi

đã hồn thành cơng tác chuẩn bị thâm nhập thị trường.
Đối với những bạn trẻ tuổi thanh niên, đã khơng cịn ngồi trên ghế nhà trường
thì hệ thống sẽ đưa tới tận tay các bạn các phiếu khảo sát, cũng như các tờ bướm để lấy
ý kiến về việc xây dựng hình ảnh hệ thống trà sữa, chính những ý kiến này sẽ làm cho
hệ thống hoàn thiện hơn trong cơng tác hình thành và đảm bảo được sự chu toàn cho
khách hàng khi đến với cửa hàng của hệ thống trà sữa LU-AS.

17


Ngoài việc đến trực tiếp quán để thưởng thức trà sữa, khách hàng cịn được
giao hàng miễn phí trong khu vực huyện với số lượng trên 5 ly trà sữa, hệ thống đảm
bảo sẽ vận chuyện đến cho khách hàng trong thời gian nhanh nhất từ các cửa hàng gần
nhất cho khách hàng.
2.1.3.4 Chiến lược về giá:
Giá cả của từng loại sản phầm sẽ thay đổi tùy thuộc vào giá cả thị trường,
nhưng điều quan trọng trong vấn đề ra giá một sản phẩm là mức sống dựa trên bề mặt
chung của khách hàng trên chính khu vực đang triền khai hệ thống. Mức giá của khách
hàng khi uống tại quán sẽ có sự chênh lệch vài phần trăm đối với các sản phầm mua
mang về hoặc được giao hàng trực tiếp.
Để xác định mức giá cụ thể, trước tiên hệ thống sẽ cho các khách hàng tiềm
năng của hệ thống các mức giá để lựa chọn, nhằm phù hợp nhất với chính nhu cầu của
khách hàng, đồng thời hệ thống sẽ xem xét và đánh giá lại các mức giá đó, phân tích
và cuối cùng sẽ đưa ra mức giá phù hợp nhất cho mọi đối tượng khách hàng.
Qua quá trình khảo sát, mức giá phù hợp nhất cho hệ thống hoạt động trên địa
bàn huyện Gò Dầu và các vùng lân cận là từ 12.000 / ly đến 25.000 / ly, đây là mức giá
đạt sự đồng thuận cao nhất của số lượng lớn khách hàng trong quá trình thực hiện việc
khảo sát, phù hợp với túi tiền của các bạn học sinh và các bạn thanh thiếu niên trong
khu vực.
2.1.3.5 Chiến lược truyển thông:

Công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh thương hiệu ở khu vực huyện Gị
Dầu và khu vực lân cận nhằm tạo hình ảnh quen thuộc, gần gửi hơn với khách hàng
trong thời gian hệ thống đi vào hoạt động.
Ø Các công cụ truyền thông:
-

Bảng hiệu của hệ thống và các tờ rơi, tờ bướm về hệ thống trà sữa LU-AS.

18


-

Băng rơn quảng cáo treo bên ngồi mỗi cửa hàng cua hệ thống.

-

Nhân viên trong quán cũng có đồng phục rõ ràng để khi nhìn thấy thương
hiệu này sẽ nhắc nhớ cho khách hàng về hệ thống trà sữa LU-AS.

-

Đăng ký xin dán các băng rôn tại các khu vực đông người qua lại như
trước các khu vui chơi giải trí, gần các khu cơng nghiệp, khu vực bến xe,
… làm cho khách hàng chưa đến quán cũng có thể thấy được sự ngon mắt
và phong cách phục vụ của quán dù khách hàng chưa đến quán. Sẽ tạo
nên sự tò mò của thực khách mong muốn đến hệ thống như thế nào.
Ø Chiến lược:
Trước ngày khai trương, trong khi phát tờ bướm để thu thập những ý kiến


dành cho hệ thống trà sữa, hệ thống có lưu lại thơng tin của những khách hàng tiềm
năng này. Trong ngày khai trương, hệ thống sẽ mời ngẫu nhiên khoảng 20 khách hàng
mục tiêu đến tham dự khai cửa hàng trà sữa đầu tiên, một phần cho những khách hàng
này thưởng thức những sản phẩm đầu tiên về các thức uống trà sữa này, chính động
thái này sẽ góp phần quảng bá thương hiệu 1 cách thực tế nhất đến với những khách
hàng khác.
Trong ngày khai trương sẽ có những đợt khuyến mãi, giảm giá cho tất cả
các loạt sản phẩm trà sữa trong thời hạn từ 5 đến 10 ngày.
Đặc biệt, với những khách hàng mua với số lượng lớn, sẽ có những món
quà lưu niệm mang đậm chất LU-AS , có thể là áo thun in hình nhãn hiệu trà sữa LUAS, cốc sữa, … và nhiều món quà lưu niệm dành cho các khách hàng có hóa đơn tính
tiền có giá trị và những khách hàng thường xuyên của hệ thống trà sữa.
2.1.3.6 Chiến lược mở rộng:
Với việc kinh doanh hệ thống trà sữa LU-AS thì việc chọn địa điểm sao cho
phù hợp là hết sức quan trọng, không thể nào chọn địa điềm quá xa xôi hẻo lánh, hệ

19


thống tốt nhất nên được đặt gần các điềm trường học, gần các khu công nghiệp, nơi tập
trung đông dân cư và có mức sống trung bình trở lên. Bên cạnh đó, một địa điểm vừa
đam bảo tính an ninh, đơng người qua lại, khơng gian thống đãng mà khơng nằm
trong khu vực quy hoạch sẽ là địa điểm vô cùng thuận lợi, nhằm đảm bảo cho quá trình
kinh doanh phát đạt của hệ thống trà sữa.
Hệ thống trà sữa LU-AS với cửa hàng đầu tiên được đặt ở ví trí khá lý tưởng,
gần ngã tư huyện Gị Dầu, là nơi tập trung một lượng khách hàng tiềm năng vô cùng
lớn, gần ngã tư này là nơi tập trung gần 10 trường học bao gồm cấp 2-3 là những
khách hàng mục tiêu, đồng thời cịn là nơi tập trung khơng nhỏ của một lượng lớn các
bạn nhỏ tại các trường tiểu học xung quanh đó. Các bạn nhỏ này cũng được đánh giá là
lượng khách hàng không thể bỏ qua được khi hệ thống đi vào hoạt động.
2.2


Nội dung kế hoạch marketting.
2.2.1 Phân tích thị trường marketting:

Phân khúc thị trường khách hàng:
Khách hàng 1: trên địa bàn huyện Gò Dầu và trong khu vực lân cận đặc thù là
nền kinh tế mở và đang phát triền mạnh, có nhiều trường học, các khu vui chơi giải trí.
Lứa tuổi phù hợp nhất cho hệ thống trà sữa khai thác là các em học sinh, nắm được
những sở thích của các em là cần có một mơi trường mới mẻ, nơi đây là nơi cho các
bạn có thể học tập nhóm, là nơi giao lưu, học hỏi và giải trí của các bạn học sinh khi có
thời gian rãnh rỗi khơng phải tới lớp học. Khi đến với các cửa hàng của hệ thống, các
bạn học sinh sẽ cảm nhận được môi trường thoải mái và là nơi để các bậc phụ huynh
có thể tin tưởng và cảm thấy an tâm khi con em mình tới đây mà khơng phải lo lắng
như khi con em họ tới các quán cà phê hay các điểm vui chơi chưa được đầu tư đúng
với lứa tuổi và sở thích của lứa tuổi các bạn học sinh.
Khách hàng 2: nhóm khách hàng thứ 2 cần được hướng đến đó là tầng lớp lao
động với lứa tuổi từ 18 đến 30 tuổi, nhu cầu để có một không gian lạ, cung cách phục

20


vụ hiện đại mà trong khu vực hiện tại chưa có hoặc chưa được đầu tư quy mơ như thế,
sẽ làm cho những thực khách này cảm thấy thú vị hơn khi đến với hệ thống này. Với
cuộc sống lao động, họ ít được tiếp xúc với phong cách mới lạ này nên chắc hẳn hệ
thống sẽ làm cho những khách hàng nhóm thứ 2 này cảm thấy hài lịng hơn với những
gì họ cảm nhận được khi đến với hệ thống.
Khách hàng 3: nhóm khách hàng thứ 3 cần được nhắc đến đó là những đơi bạn
trẻ đang u, họ có thể đến đây để cần một khơng gian lắng động và riêng tư để có thể
trị chuyện, chia sẻ buồn vui, hệ thống cũng sẽ có những thiết kế cho những nhu cầu
riêng tư này, hệ thống sẽ cho họ lựa chọn khơng gian riêng tư mà mình yêu thích dựa

vào khảo sát về sở thích và nhu cầu của các đôi bạn trẻ này khi đến với hệ thống. Thức
uống và khơng gian thưởng thức của nhóm khách hàng này cũng sẽ được thiết kế riêng
sao cho họ cảm thấy hài lịng nhất vế những gì họ có được khi đến với hệ thống.
2.2.2 Phân tích PEST.
-

Mơi tường chính trị - pháp luật:

Trong xã hội ngày nay, sau khi Việt Nam đã gia nhập WTO nền kinh tế mở
của, giao thương với nhiều nước trên thế giới đây cũng chính là cơ hội để hàng hóa
Việt Nam có thể gia nhập vào thị trường tồn cầu. Bên cạnh đó, nhu cầu ăn uống và
giải trí trong đại bộ phận người dân được tăng cao nói chung, mức sống của người dân
gần khu vực biên giới như Gò Dầu cũng phát triển lên mức đáng kể, việc giao thương
với nhiều khu vực trong địa bàn là một lợi thế, thu hút được nhiều nhà đầu tư cũng như
các nhà cung cấp góp phần làm cho Gị Dầu ngày càng phát triển hơn.
Với vị trí gần với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, là vị trí cũng tương đối an tồn
vì chưa thể nói là hồn tồn an tồn, vì là nơi đi qua khu Casino bên của khẩu
Campuchia, ngay cầu Gị Dầu thường là nơi đón khách qua biên giới để tham gia đánh
bài, vần đề này cần được quan tâm hơn trong thời gian sắp tới.
-

Môi trường kinh tế:

21


Theo báo Tây Ninh Online - So với các huyện, thị trong tỉnh, Gị Dầu năm
2011 có nền kinh tế phát triển, tổng giá trị sản xuất (giá 94) đạt hơn 2.515,2 tỷ đồng tăng 17,70% so cùng kỳ năm ngối. So với các huyện, thị trong tỉnh, Gị Dầu tổ chức
kỳ họp thứ ba HĐND huyện khóa X nhiệm kỳ 2011-2016 khá muộn. Báo cáo tại kỳ
họp khai mạc hơm 19.12, UBND huyện Gị Dầu cho biết: năm 2011 nền kinh tế địa

phương tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất (giá 94) đạt hơn 2.515,2 tỷ đồng - tăng
17,70% so cùng kỳ năm ngoái. Ước thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện trên
69,94 tỷ đồng - đạt 118,15% so với kế hoạch của tỉnh, tăng 2,98% so cùng kỳ.
Chính những con số phát triển về kinh tế này, chắc hẳn việc phát triển hệ
thống kinh doanh mới vào Gị Dầu nói chung và hệ thống trà sữa LU-AS nói riêng
chắc hẳn sẽ nhận được những kết quả vơ cùng khả quan. Đồng thời sẽ có được nguồn
đầu tư cao vào khu vực để Gò Dầu có thể vươn lên là huyện có nền kinh tế mạnh trong
tỉnh Tây Ninh.
-

Môi trường pháp lý:

Sau khi đã đăng ký, có giấy phép kinh doanh, thơng báo kê khai thuế với cơ
quan chức năng tại địa phương, đồng thời đăng ký cam kết với cơ quan y tế về việc
doanh nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
2.2.3 Phân tích SWOT:
2.2.3.1 Điểm mạnh:
-

Địa điểm kinh doanh có nhiều người qua lại, gần các khu trường học, khu
công nghiệp.

-

Là nơi giao thông thuận lợi, giúp cho việc nhập các nguyên liệu hàng hóa
cho hệ thống được nhanh chóng, và các sản phẩm mới, cập nhật các sản
phẩm mới thường xuyên giúp cho hệ thống có nhiều điểm mới lạ hơn.
2.2.3.2 Điểm yếu:

22



-

Hệ thống mới ra đời còn thiếu nhiều kỹ năng, kinh nghiệm quản lý hệ
thống.

-

Thương hiệu chưa được biết đến, chưa thể cung cấp cho những khách
hàng ở xa hơn, chỉ có thể phục vụ trong phục vụ địa bàn huyện Gò Dầu.

-

Khách hàng vẫn chưa quen việc đi đến hệ thống trà sữa mà vẫn cịn thói
quen đi các quán cà phê hay các tiệm ăn uống ngoài đường.

-

Do số vốn ban đầu còn hạn hẹp nên chưa thể mở rộng thị trường như
mong muốn là 10 cửa hàng trong hệ thống và rộng khắp trên khắp địa bàn
tỉnh Tây Ninh.
o Cách khắc phục:
 Xây dựng chiến lược marketting hợp lý để quảng bá sản
phẩm và hệ thống rộng khắp.
 Thu thập thông tin từ nhiều hướng, và học học thêm kinh
nghiệm từ các hệ thống lớn đã thành cơng trước đó.
 Tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
khách hàng.
2.2.3.3 Cơ hội:


-

Theo nghiên cứu của hội tiêu dùng thì thị trường tiêu dùng của khách hàng
nói chung đang nóng dần lên, qua đó có thể thấy được mức sống của người
dân đang rất cao. Như vậy có thể thấy khả năng phát triển hệ thống trà sữa
LU-AS là rất khả thi.

-

Tập trung nghiên cứu tìm tịi để sáng tạo ra những thức uống mới, nhằm
tạo sự phong phú hơn cho hệ thống, và tạo được nét đặc trưng riêng cho hệ
thống trà sữa LU-AS.

23


2.2.3.4 Đe dọa:
-

Sự cạnh tranh của các cửa hàng, quán nước đã có từ trước, và quen thuộc
với thói quen của người dân địa phương.

-

Sản phẩm trà sữa là sản phẩm được pha chế từ nhiều nguồn nguyên liệu,
nên không thể để lâu được trong môi trường tự nhiên, phải có cách thức
bảo quản thích hợp.

-


Khi hệ thống ra đời, sau đó chắc hẳn sẽ có các cửa hàng khách tương tự
nhằm cạnh tranh khách hàng. Từ đó phát sinh các cạnh tranh về giá, và
chất lượng dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh với hệ thống trà sữa LU-AS.
o Giải pháp phòng ngừa:
 Khi đi vào hoạt động, hệ thống phải nhanh chóng tạo được
uy tín và thương hiệu trong lòng khách hàng.
 Xây dựng đội ngũ quản lý, nhân viên chun nghiệp.
 Ln tìm hiểu sản phẩm mới, làm mới sản phẩm tạo sự hấp
dẫn cho khách hàng.
 Giá cả phù hợp với thị trường và túi tiền của người tiêu
dùng.

Bảng tóm tắt phân tích SWOT:
Điểm mạnh (S)
-

Điểm yếu (W)

Hệ thống được đầu tư kỹ, kỹ thuật

cao.

- Tài chính cịn hạn hẹp nên chưa thể
phát triển hệ thống rộng khắp tồn tỉnh.

-

Máy móc và thiết bị hiện đại.


-

Giá cả hợp lý.

- Thương hiệu chưa được nhiều
người biết đến, cần thời gian phát triển.

24


-

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm.

- Chưa thể tiếp cận được với lượng
khách hàng lớn tuổi.

-

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

-

Sản phẩm luôn được nhập mới từ

nhà cung cấp.
-


Trước khi đi vào hoạt động đã thu

thập nhiều ý kiến có giá trị từ khách hàng
mục tiêu.
Cơ hội (O)
-

Đe Dọa (T)

Học sinh đang tiếp cận với một lối

- Có nhiều đối thủ cạnh tranh, nếu hệ

sống mới, hiện đại hơn, cần mơi trường thống hoạt động tốt.
mới.
-

- Thói quen có thể chưa được thiết
Có nhiều khách hàng tiềm năng vì lập ở nhiều khách hàng.

có vị trí thuận lợi.

- Các chiêu trị của các đối thủ cạnh

-

Ngun liệu ln được nhập mới.

-


tranh.

Sản phẩm đa dạng dù ở mọi cách

dùng của khách hàng.
-

Có khả năng mở rộng thị trường.

2.2.3.5 Chiến lược S-O:
-

Cần duy trì và phát huy chất lượng phục vụ cũng như điều kiện vệ sinh
cho chuỗi cửa hàng của hệ thống.

25


×