Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Bài 27thường thức mĩ thuật lop 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 26 trang )

Bài 24:Thường thức Mĩ Thuật
Giới thiệu một số tranh dân gian Việt Nam
Nhóm 1-Tổ 2
Thành viên:+Thu Hà
+Bảo Ngọc
+Đức Lương
+Hà Phương
+Hoàng Hải
+Phương Huyền
+Tuấn Kiệt
Nguồn gốc của tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ là một loai tranh dân gian truyền thống của làng
Đông Hồ-một làng nhỏ thuộc vùng Kinh Bắc(Bắc Ninh).Làng
tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian,
thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà
Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ
gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ,
nay là cầu Hồ.
Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng
tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm. Một số
khách sạn, nhà hàng từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh cũng về
đây đặt những bức tranh khổ lớn để trang trí cho cách phòng
khách, hoặc phòng ăn lớn. Từ Hà Nội muốn đi Đông Hồ đường
gần nhất du khách thường đi là xuôi theo đường Quốc lộ số
5 (đường đi Hải Phòng) đến ga Phú Thụy, cách Hà Nội chừng
15 km thì rẽ trái, đi chừng 18 km nữa, qua các địa danh khá nổi
tiếng của huyện Gia Lâm (Hà Nội) như phố Sủi, chợ Keo, chợ
Dâu (Thuận Thành-Bắc Ninh) là đến phố Hồ-huyện lỵ Thuận
Thành. Rẽ trái thêm 2 km là đến làng Hồ. Cũng có thể đi hết phố
Hồ, lên đê rẽ trái, gặp điếm canh đê thứ hai sẽ có biển chỉ dẫn
đường xuống làng Đông Hồ.


Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn
truyền lại mấy câu ca rằng:
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách
sông một con đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề
làm tranh". Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra
đến mép nước giờ khá xa.
Giới thiệu chung
Treo tranh trong ngày tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một
phong tục đẹp của người nông dân Việt Nam xưa, cứ mỗi dịp Tết
Nguyên đán, các gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng,
thịt mỡ dưa hành cũng không thể thiếu câu đối đỏ cùng những
bức tranh tết. Những bức tranh dân gian màu sắc tươi tắn được
dán lên tường nhà cho không khí thêm phần rộn rã, ấm cúng.
Trong các loại tranh chơi tết của vùng châu thổ Bắc Bộ, bên cạnh
những dòng tranh như Kim Hoàng-Hà Tây, Hàng Trống-Hà Nội,
có lẽ tranh dân gian Đông Hồ là điển hình hơn cả.
Tranh dân gian Đông Hồ hay nói đầy đủ hơn là tranh khắc gỗ dân
gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ XVII, tại làng Đông Hồ tỉnh
Bắc Ninh, một vùng đất trù phú, nông nghiệp phát triển, đời sống
văn hoá ca,tất cả tạo thành cái nôi cho một dòng tranh chân quê,
đậm đà chất dân tộc. Mang trong mình những nét tinh túy riêng
với những giá trị văn hóa to lớn. Tranh tết Đông Hồ không phải là
sự minh họa về ngày tết mà thông qua nội dung của các bức
tranh này là sự gửi gắm, là lời chúc phúc cho những gì tốt đẹp
nhất cho một năm mới, một năm phát tài, phát lộc, bằng những
hình ảnh biểu tượng dân dã, gần gũi nhưng lại chứa đựng những

thông điệp ẩn ngữ đầy tính nhân văn.
Chất liệu, Màu sắc
Nét độc đáo đầu tiên thu hút người xem của Tranh dân gian Đông
Hồ chính là màu sắc và chất liệu giấy in. Giấy dùng in tranh là loại
giấy dó (làm từ vỏ cây dó) với đặc tính xốp, mềm, mỏng, dai, dễ
hút màu mà khi in không bị nhòe. Loại giấy này được quét lên
một lớp hồ điệp để tạo nét sáng óng ánh đặc thù: người ta nghiền
nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được
nấu từ bột gạo tẻ,hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn) rồi
dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên
những nét ganh chạy theo đường quét, và vỏ điệp tự nhiên cho
màu trắng với ánh lấp lánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh
sáng.
Có thể nói trong tranh dân gian Đông Hồ, chỉ nguyên sự óng ả
của nền điệp cũng đủ sự hấp dẫn, nếu điệp lại được lướt thêm
một nước hòe, màu in lại được thay đổi màu một lần nữa, ngả
sang màu óng ánh như màu tơ tằm, các màu hòa quện với nhau
tạo thành các màu kỳ diệu. Bên cạnh đó, màu in cũng là một nét
độc đáo trong quá trình sáng tạo, khám phá, tìm tòi và ứng dụng
các nguyên vật liệu gần gũi từ tự nhiên vào hoạt động nghệ thuật
(Màu đen lấy từ than xoan hay than lá tre; Màu vàng lấy từ hoa
hòe; Màu đỏ lấy từ sỏi non, gỗ vang; Màu xanh từ lá chàm, gỉ
đồng ) điều này phản ánh cuộc sống và tâm hồn gần gũi với
thiên nhiên của con người Việt Nam.Đây là kinh nghiệm, sự sáng
tạo, thậm chí còn là bí quyết gia truyền của mỗi nghệ nhân. Chính
nhờ sự cầu kỳ, cẩn thận trong cách chế màu mà tranh Đông Hồ
luôn tươi sáng, rực rỡ và không bị bay màu.
Những thay đổi hiện nay so với thời xưa
Tranh Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt Nam,
nhắc tới hầu như ai cũng đều biết cả. Tranh gần gũi còn vì hình

ảnh của nó đã đi vào thơ, văn trong chương trình giáo dục phổ
thông. Ngày nay lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một,
làng tranh cũng thay đổi nhiều: làng Đông Hồ ngày nay có thêm
nghề làm vàng mã. Nghề giấy dó ởlàng Yên Thái (Bưởi, Tây Hồ)
cũng đã không còn. Tuy vậy, tranh Đông Hồ vẫn đóng vai trò như
một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu.
Theo đánh giá của một số họa sĩ, tranh Đông Hồ in ở thời điểm
hiện tại thường không có màu sắc thắm như tranh cổ, nguyên
nhân là người ta trộn màu trắng vào điệp quét giấy để bớt lượng
điệp khiến giấy mất độ óng ánh và trở nên "thường", màu sắc sử
dụng cũng chuyển sang loại màu công nghiệp, các bản khắcmới
có bản không được tinh tế như bản cổ. Một điểm đáng lưu ý khác
nữa là một số bản khắc đã đục bỏ phần chữ Hán (hoặc chữ
Nôm) bên cạnh phần hình của tranh khiến tranh ít nhiều bị què
cụt về mặt ý nghĩa. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ước đoán
là:
+Thời sau năm 1945, chữ Hán và chữ Nôm bị chính quyền coi
là phong kiến lạc hậu, liệt vào danh mục bài xích nên thợ in đục
bỏ.
+Thế hệ sau này không phải ai cũng đọc và hiểu được các ký tự
ấy nên tự ý bỏ đi.
+Cũng do không đọc hiểu được nên các ván khắc truyền lại "tam
sao thất bản", đến mức còn lại các ký tự nhưng không đọc được
ra chữ gì.
Về nội dung tranh, lưu ý rằng có sự gần gũi nhất định giữa nội
dung tranh khắc gỗ màu của Việt Nam với của Trung Quốc, có
những tranh mà cả hai nước đều có, song tranh Đông Hồ phát
triển thành một hướng riêng tồn tại nhiều thế kỷ và được thừa
nhận như dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt
Nam.

Các nghệ nhân Đông Hồ đã chuyển hóa những lời hay - ý đẹp,
những kinh nghiệm đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời để lại
vào tranh với những cách thể hiện rất riêng, độc đáo, tinh tế và
giàu chất biểu cảm. Ngày nay "Nghề làm tranh dân gian Đông
Hồ" đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc
gia và đang được lập hồ sơ trình UNESCO để xét tặng danh hiệu
Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Với sự
thành công cũng như sự quan tâm đó, mong rằng tranh dân gian
Đông Hồ sẽ mãi "tồn tại, phát triển", lưu giữ và phát huy những
giá trị vốn có của mình, trở thành một phần không thể thiếu trong
đời sống của nhân dân lao động.
Một số tranh dân gian Đông Hồ điển hình
Tranh “Đám cưới chuột”
Giới thiệu chung:
Nhân vật mèo cường hào ác bá, họ hàng nhà chuột thấp cổ bé
họng cả đời không được sống yên thân vì lo sợ sẽ bị mèo ăn thịt.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, bức tranh còn một màu sắc
khác, màu sắc mang tính triết học mà giản dị của sự cộng sinh và
chính điều này tạo nên những giá trị tư tưởng mang đậm văn hóa
Việt. Nhìn vào bức tranh "Đám cưới chuột", ai cũng có thể thấy
một ngày hội rực rỡ đang diễn ra. Gia đình nhà chuột không có
vẻ gì cáu kỉnh, chỉ hơi nghiêm túc hơn một chút vì ít nhiều đó
cũng là thời khắc của một đám cưới.
Nhân vật mèo nhận lễ trong tư thế trang trọng, có đôi chút dò xét
nhưng cũng tỏ rõ thái độ tôn trọng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng
mới. Theo thang bậc của tự nhiên, sự chia sẻ này là cách để họ
hàng nhà chuột giải quyết mâu thuẫn tự sinh giữa chuột và mèo.
Họ hàng nhà chuột, vốn hiểu sự yên ổn của mình cần có cả sự
no đủ của mèo nên đã “mừng mà làm” (“hưng tác”, chữ trên đầu
nhân vật chuột thứ hai).

Đám cưới diễn ra rất đúng nghi lễ, ngựa anh đi trước, kiệu nàng
theo sau. Chàng xênh xang hớn hở trong bộ áo gấm xanh, nàng
mặc áo màu gụ. Họ được rước đi, rạng rỡ trên con đường làng
màu son nhạt với những vạt cỏ màu mạ. Chuột chú rể được che
lọng tía tượng trưng cho vinh quang, danh vọng lớn. Chuột cô
dâu dịu dàng trong chiếc kiệu bát cổng có nhiều hoa văn trang trí.
Bốn chú chuột hầu hạ, ghé vai khiêng. Đám rước còn có biển đỏ,
dàn nhạc. Hai chú chuột thổi hai chiếc kèn có cung bậc khác
nhau: Kèn pha và kèn đại.
Bức tranh tưng bừng về màu sắc, hài hòa về nhân vật và rất dễ
nhận thấy niềm vui và sự sinh sôi đâu đó. Nó khiến người ta nhớ
lại những đám cưới đầy màu sắc của Việt Nam thời xa xưa,
những đám cưới được tổ chức trong một tâm thế hết sức thiêng
liêng và ẩn chứa đầy bí mật của những nghi thức được truyền lại
từ bao đời, những đám cưới mà chỉ cần nghe thấy tiếng khèn
cũng đã có thể tưởng tượng ra cảnh dân làng mặt mày rạng rỡ
chen chúc nhau ra xem cô dâu
Tranh “Thầy đồ cóc”
Giới thiệu chung:
Trong bức tranh là cả một thế giới của cóc, nhái, ễnh ương rất
nhộn nhịp trong lớp học với một thầy ếch lớn ngồi chễm chệ trên
chiếc sập đang dạy học.
Bức tranh Thầy đồ cóc thuộc dòng tranh dân gian làng Đông Hồ.
Vào phiên chợ tết các bà mẹ Việt Nam thường mua cho con bức
tranh này với hy vọng con mình xẽ chăm chỉ học hành, ngày một
thông minh sáng lán
Trong bức tranh là cả một thế giới của cóc, nhái, ễnh ương rất
nhộn nhịp trong lớp học với một thầy ếch lớn ngồi chễm chệ trên
chiếc sập đang dạy học. Hình tượng sinh vật, nhưng chúng lại có
hành động nhân cách hóa như người. Trên bức tranh có dòng

chữ “Lão Oa độc giảng”. Tức là ông Ếch một mình giảng dạy (Oa
có thể dịch là “ếch”, nhưng trong dân gian vẫn gọi tranh này là
“Thầy đồ Cóc”, chữ “độc” trong tranh dịch là đọc, nhưng cũng
đồng âm với “độc” là cô độc, một mình).
Hình tượng con cóc đã tồn tại và phổ biến từ rất lâu trong nền
văn hiến Lạc Việt. Đối với những nhà nghiên cứu hoặc những ai
đã từng nhìn thấy những chiếc trống đồng, thạp đồng Lạc Việt
chắc không quên hình ảnh con cóc trên những vật thể này. Cóc
đã từng oai vệ với vai trò là “cậu ông trời” trong các câu chuyện
dân gian Việt Nam, Nhưng trong bức tranh dân gian này, cóc chỉ
khiêm tốn làm một ông giáo già ngồi dạy học.
Tranh “Đấu vật”
Giới thiệu chung:
Đây là một trong những bức tranh nổi tiếng của làng Đông Hồ, vẽ
về cảnh đấu vật của nam giới trong ngày xuân. Các đấu thủ đều
đóng khố - theo đúng phong tục của người Việt trong cái rét của
mùa xuân để lộ thân hình vạm vỡ, tráng kiện. Nhìn bức tranh, 3
đôi vật đang rất căng thẳng, “bên 8 lạng, người nửa cân”, chưa
phân thắng bại. Chúng ta nhận biết được điều này là do ở bút
pháp tượng trưng của dòng tranh Đông Hồ. 3 đôi vật này được
thể hiện ở 3 mô hình hình học: đôi vật bên trên là hình tam giác
cân, đôi vật bên trái là hình thang cân, và bên phải là hình bán
nguyệt. Cả 3 mô hình này đều có đáy lớn nằm dưới rất vững chãi
chứ không hề thiên lệch, khó đổ. Chính những mô hình hình học
vững chãi này đã thể hiện sự ngang bằng sức lực giữa các đô
vật.
Tranh “Vinh Hoa”
Giới thiệu chung:
Tranh Vinh hoa là hình bé trai ôm gà trống. Gà trống chữ Hán là
đại kê, có âm đồng với chữ đại cát/đại kiết. Đại cát cũng là tên 1

quẻ bói tốt nhất trong Bát quái.
Tranh Phú quý là hình bé gái ôm con vịt. Ý nghĩa chúc tụng của 4
bức tranh này đều được nghệ nhân thể hiện rõ ràng ở tên tranh.
Trong bộ tứ quí này lại được chia làm 2 cặp bé trai – bé gái: Lễ trí
– Nhân nghĩa và Vinh hoa – Phú quý với hàm ý chú cho có con
cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói
của các cụ xưa, như vậy mới là tròn đầy.
Qua những bức tranh dân gian khác của làng Đông Hồ, bạn đọc
lại thấy hình ảnh đặc thù quen thuộc từ thời Hùng Vương. Đó là
con Cóc, một biểu tượng cho nền văn minh chữ viết của Văn
Lang; con Rùa biểu tượng cho phương tiện chuyển tải chữ viết ở
thời kỳ đầu lập quốc (“giống rùa lớn thường chỉ thấy ở sông
Dương Tử”, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết trong tác phẩm
“Sử Trung Quốc” của ông). Hình ảnh trong tranh chú bé ôm Rùa,
ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam.
Có thể nói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh
này đã xuất hiện đâu đó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể
chứng minh được rằng: những hình tượng này xuất hiện từ thời
Việt Nam hưng quốc. Hay nói một cách khác: nội dung và những
hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời Hùng Vương,
cội nguồn của văn hoá Việt Nam. Bên cạnh những nét nghĩa gần
gũi, dân dã đã phân tích bên trên, trong nội dung sâu xa của bộ
tranh này, chúng ta còn nhận thấy một tư duy tiếp nối và là hệ
quả của một thuyết vũ trụ quan cổ. Đó là thuyết Âm dương Ngũ
hành.
Tranh “Bà Triệu”
Giới thiệu chung:
Đây là một bức tranh lịch sử được khẳng định ngay từ tên gọi,
lưu truyền trong dân gian và hình tượng trên tranh.Tuy trên tranh
không có lời chú như tranh Hai Bà, nhưng thể hiện Bà Triệu theo

như truyền thuyết về hình tướng và tính cách của bà là ngực lớn,
khí phách hiên ngang. Hình tượng Bà Triệu trên tranh có tư thế
thoải mái, như đang múa một đường quyền trên lưng voi. Con voi
về tư thế như đang chồm lên, nhưng sắc thái thì lại như bị phục
tùng. Phải chăng, bức tranh này muốn miêu tả hình ảnh Bà Triệu
đang thuần phục voi dữ. Đây là giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa của
Bà.
Về phong cách thể hiện bức tranh này, có nét tương đồng và gần
giống với tranh Hai Bà Trưng. Nhưng trong tranh Bà Triệu có tính
ước lệ hơn so với tranh Hai Bà, thể hiện ở tư thế ngồi của bà
Triệu trên lưng voi. Về hình tượng con voi của Bà Triệu có nét
giống như voi của Hai Bà, nhưng phong cách uyển chuyển và
điêu luyện hơn. Bành voi của Bà Triệu tuy trang trí cầu kỳ chứng
tỏ một đẳng cấp cao trong xã hội, nhưng lại không có cờ và lọng
là những biểu tượng của địa vị và quyền lực như trong tranh Hai
Bà. Mặc dù trong cả hai tranh đều chứng tỏ một trình độ bậc thầy
về tạo dựng hình tượng; nhưng sự thể hiện tính trừu tượng trong
tranh Hai Bà hết sức cao cấp, đến mức đáng kinh ngạc (qua hình
tượng gợi cho người xem phải tưởng tượng một tình huống bên
ngoài hình tượng). Còn trong tranh Bà Triệu, tính trừu tượng thấp
hơn mặc dù đã đạt trình độ bậc thầy khi diễn tả tính cách đầy khí
phách của Bà. Điều này cho thấy hai bức tranh này được diễn tả
ở hai thời kỳ cách nhau khá xa và tất nhiên không thể cùng tác
giả.
Tranh “Hứng dừa”
Giới thiệu chung:
Tranh Hứng dừa là một gia đình hạnh phúc với 1 vợ, 1 chồng
cùng 2 người con. Người chồng với việc khó nhất là trèo cây hái
dừa thể hiện vai trò trụ cột trong gia đình, người vợ không dùng
tay hứng mà lại dùng váy làm cho khung cảnh có nét gì đó hài

hước, hai đứa trẻ thì ôm chặt gốc dừa.
Hình ảnh cây dừa được lựa chọn chính bởi đặc điểm của trái
dừa: cùi trắng chứa đựng bên trong là dòng nước trong mát thể
hiện cho tình cảm gia đình, vợ chồng thủy chung, trong trắng,
hạnh phúc, ngọt ngào. Hai trái dừa tượng trưng cho hai trái tim
bên nhau, người vợ đưa váy ra hứng chứ không dùng tay chính
là vì sợ đánh rơi mất quả ngọt hạnh phúc. Hai đứa bé ôm chặt
gốc dừa như lo sợ cây rung làm cha ngã cũng chính là đang bảo
vệ nền tảng, gốc rễ hạnh phúc gia đình. Bức tranh còn đi kèm với
ý thơ:
“ Trong như ngọc, trắng như ngà
Đây trèo đấy hứng cho vừa lòng nhau”.
Xem tranh Hứng dừa rồi nhìn sang Đánh ghen ta thấy sự trái
ngược hoàn toàn. Gia đình đa thê với cảnh xung đột giữa các bà
vợ rằng:
“Măng non nấu với gà đồng
Thử chơi một chuyến xem chồng về ai”
Ông chồng đứng giữa hai bà chỉ còn biết than thở:
“Thôi thôi nuốt giận làm lành
Chi đừng sinh sự nhục mình nhục ta”.
Lấy cái hạnh phúc vẹn tròn, trắng trong của Hứng dừa để đối với
cái xung đột, ganh ghét trong Đánh ghen các cụ ta ngày xưa
chính là muốn đưa ra quan niệm cũng là sự phê phán, là bài học
để xây dựng hạnh phúc gia đình.
Tranh “Đánh ghen”
Giới thiệu chung:
“Đánh ghen” là một trong những tranh sinh hoạt dí dỏm cũng
mang tính giáo dục. Bà vợ xắn váy quai cồng xông tới, cầm kéo
đòi cắt tóc (theo tục xưa, bị cắt tóc là một hình thức phạt rất nặng
đối với những người phụ nữ lẳng lơ) cô nhân tình hớ hênh (ngực

trần), thách thức, chanh chua. Ông chồng thì bị bắt quả tang rõ
rành rành nhưng một tay vẫn đặt lên ngực cô nhân tình ra điều
không chịu ăn năn hối lỗi, ôm cô nhân tình vào lòng để bảo vệ,
còn tay kia thì để hòa hoãn với bà vợ. Đứa bé thì chắp tay van
lạy xin những bậc phụ mẫu thôi đừng giằng co. Nếu cha mẹ nó
như vậy thì suy nghĩ ngây thơ con trẻ ấy có còn được vẹn
nguyên? Sự kiện này sẽ đi vào tâm thức con trẻ và sẽ khó mà
phai nhạt được, đi vào quá trình hình thành nhân cách của nó.
Tranh “Bịt mắt bắt dê”
Giới thiệu chung:
Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc
khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng
tròn quanh người bị bịt mắt.
Trẻ con từ 6 đến 15 tuổi hay chơi trò bịt mắt bắt dê. Một người
xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để
không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn
quanh người bị bịt mắt.Mọi người chạy xung quanh người bị bịt
mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả
mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này
người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi
người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để
đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán
đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt
mắt lại và làm tiếp.Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm
luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải
oẳn tù tì xem ai thắng. Trò chơi này đã được phản ánh sinh động
trong tranh Đông Hồ.
Giới thiệu chung:
Ngô Quyền người ở Đường Lâm (cùng quê với Phùng Hưng),
một dòng dõi quý tộc, cha là Mân làm quan Bản Châu, ông có chí

lớn, mưu cao, tài kiêm văn võ, khi quân Nam Hán còn ngấp nghé
bên ngoài bờ cõi, ông đã sửa soạn công cuộc ứng chiến, và việc
trước hết là chiếm lấy thành Đại La, giết tên phản chủ bán nước
Kiều Công Tiễn để trừ nội họa; ổn định tình hình trong nước.
Cuối năm 938, vua Nam Hán ra lệnh cho hàng trăm vạn quân, do
thái tử Lưu Hoằng Thao chỉ huy, ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước
ta. Trận chiến oanh liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, Hoằng Thao
bị chết, còn quân giặc phần bị giết, phần bị chết chìm hoặc bị bắt,
thiệt hại quá nửa. Hán chủ đành phải nuốt hận thu tàn quân về
Tàu, chấm dứt thời kỳ mất nước kéo dài 1031 năm (một nghìn

×