Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Báo cáo thực tập nghề nghiệp ngành quản lý đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.1 KB, 61 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, là một trong những tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được, đóng
vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nói chung và
của từng Quốc gia nói riêng.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội; là
nguồn của cải; là một tài sản cố định. Đặc biệt là trong nông nghiệp, đất đai là một
tư liệu sản xuất.
Hiện nay, các vấn đề liên quan đến đất đai luôn được Nhà nước hết sức quan
tâm. Vấn đề nổi cộm hiện nay đó là vấn đề tranh chấp đất đai. Vì vậy công tác
quản lí đất đai các cấp cần được quan tâm đúng mức để khắc phục được các hạn
chế còn tồn tại hiện nay của xã hội.
Công tác đo đạc địa chính, thành lập bản đồ địa chính ra đời và là một
phương tiện quan trọng giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai. Khảo sát, đo
đạc, lập bản đồ địa chính là nội dung thứ 13 trong 13 nội dung quản lý hành chính
Nhà nước về đất đai. Đo đạc, thành lập bản đồ địa chính là cơ sở cho công tác
thành lập và quản lý hồ sơ địa chính giúp cho quản lý nguồn tài nguyên đất đai
được chặt chẽ, hoàn thiện, đồng bộ và đáp ứng các yêu cầu của quản lý Nhà nước
về đất đai.
Chính vì những lý do đó, bộ môn Quản lý đất đai – khoa Kinh tế & Quản trị
kinh doanh trường Đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành cho sinh viên thực tập nghề
nghiệp 1 trong thời gian thực tập là một tháng với nội dung đo vẽ bản đồ địa chính,
lập hồ sơ địa chính khu vực Xuân Mai.
Chúng em – các thành viên nhóm L09 được phân công đo đạc, thành lập bản
đồ địa chính khu vực tổ 4 & tổ 5 – Khu Tân Xuân – Thị trấn Xuân Mai. Đợt thực
tập là cơ hội cho chúng em làm quen với công việc thực tế, biến các kiến thức lý
thuyết đã được học ra thực tế, thành các sản phẩm thực tế. Cũng qua đó giúp
chúng em nắm chắc hơn kiến thức đã học, rèn luyện, hoàn thiện các kỹ năng thực
hành đo đạc làm cơ sở định hướng cho công việc sau này của chúng em.
Công tác thực tập chia làm hai phần: Công tác ngoại nghiệp bao gồm: đo
góc bằng, đo dài, phác thảo sơ họa bản đồ khu vực đo vẽ và công tác nội nghiệp


bao gồm: bình sai lưới khống chế, tính toán, xử lý số liệu đo đạc, thành lập và biên
tập bản đồ địa chính khu vực, lập hồ sơ địa chính. Sau khi hoàn thành các nội dung
trên sinh viên tiến hành báo cáo và bảo vệ với giảng viên. Qua đó giúp cho sinh
viên được làm quen với công việc sau này của mình, nâng cao kiến thức đã được
học và tiếp thu kỹ năng thực hành trong công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa
chính.
Trong suốt thời gian thực tập để nghiên cứu, đo vẽ thành lập bản đồ địa
chính khu vực tổ 4 và 5 khu Tân Xuân nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ngành Quản lí đất đâi cùng các thầy
cô giáo trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ và giảng dạy tong suốt quá tình thực tập.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý thầy cô:
ThS. Xuân Thị Thu Thảo, ThS Trần Thị Thơm,ThS. Hồ Văn Hóa, ThS Vũ Thị
Quỳnh Nga – giáo viên trường Đại học Lâm Nghiệp, những người trực tiếp hướng
dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập.Đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, tạo
mọi điều kiện giúp đỡ chúng em để chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bản đồ ĐC và vai trò của nó trong quản lý Nhà nước về đất đai.
1.1.1. Khái niệm chung về bản đồ
Bản đồ là hình vẽ biểu thị bề mặt trái đất, các thiên thể hoặc khoảng không
vũ trụ trên bề mặt phẳng theo những nguyên tắc toán học xác định, được thu nhỏ
theo quy ước và khái quát để phản ánh sự phân bố, trạng thái và các mối liên hệ
của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, xã hỗi có chọn lọc, thể hiện bằng hệ thống
các quy ước về ký hiệu và màu sắc, có thể xem bản đồ là một mô hình ký hiệu
tượng hình nhằm tái tạo thực tại.
Bản đồ dùng để phản ánh trực quan những tri thức đã tích luỹ được cũng
như để nhận biết những tri thức mới.
1.1.2. Khái niệm bản đồ địa chính

- Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể
hiện trọn và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo
thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan,
lập theo khu vực trong khu vực một hoặcmột số đơn vị hành chính cấp xã, trong
một hay các đơn vị hành chính cấp huyện hoặc số huyện trong phạm vi một tỉnh
hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương, được cơquan thực hiện và cơ quan
quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận. Bản đồ địa chính gốc làcơ sở để thành lập bản đồ
địa chính theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cácnội dung đã được cập
nhật trên bản đồ địa chính cấp xã phải được chuyển lên bản đồ địa chính gốc.
- Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện trọn thửa đất và các đối tượng chiếm
đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu
tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn được cơ
quan thực hiện, ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý cấp tỉnh xác nhận
1.1.3. Vai trò của bản đồ địa chính trong quản lý Nhà nước về đất đai.
- Làm cơ sở để giao đất, đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nói chung và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
ở khu vực đô thị nói riêng.
- Xác nhận hiện trạng địa giới hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.
- Xác nhận hiện trạng, thể hiện biến động của các loại đất trong từng đơn vị hành
chính cấp xã.
- Làm cơ sở để quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng các khu
dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công trình dân dụng và làm
cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.
- Làm cơ sở thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất đai
- Xác nhận hiện trạng quỹ đất phạm vi ranh giới, hình dạng, kích thước, vị trí từng
thửa đất, từng chủsử dụng.Tham gia xây dựng bản đồ địa chính phục vụ công tác
quản lý đất đai tại địa phương. Đo đạc thành lập hồ sơ địa chính làm cơ sở lập sổ
sách địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đấtở và quyền sở hữu nhà ở.Tạo
cơ sở dữ liệu cho việc quy hoạch kế hoạch cho việc sử dụng đấtđai,quy hoạch tổng
thể phát triển của địa phương.

- Nghiên cứu ứng dụng mới trong đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Đánh giá tính
khả thi của quytrình công nghệ, thiết bị đo và phần mềm chuyên dụng. Nâng
cao kiến thức đã được đào tạo trongnhà trường.
1.2. Nội dung, cơ sở toán học bản đồ địa chính
1.2.1. Nội dung của bản đồ địa chính
Các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
- Khung bản đồ
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp
- Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy
lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo
vệ an toàn
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất
- Nhà ở và công trình xây dựng khác: chỉ thể hiện trên bản đồ các công trình
xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây
dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính
phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông,
công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác
theo tuyến
- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định
hướng cao
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu
cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình)
- Ghi chú thuyết minh
1.2.2. Cơ sở toán học bản đồ địa chính
1.2.2.1 Tỷ lệ bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là loại bản đồ tỷ lệ lớn, tùy thuộc vào mức độ khó khăn,
giá trị kinh tế khu đất, diện tích khu đo mà ta chọn tỷ lệ đo vẽ khác nhau

- Tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 là tỷ lệ đo vẽ cơ bản cho khu vực nội thành phố,
thị trấn, xã.
- Tỷ lệ 1/1000, 1/2000 cho khu vực đất dân cư nông thôn, ngoại thành, ngoại
xã, ngoại thị xã, thị trấn.
- Tỷ lệ 1/2000, 1/5000, là tỷ lệ đo vẽ cơ bản cho khu vực đất nông nghiệp.
- Tỷ lệ 1/10000 là tỷ lệ đo vẽ cơ bản cho đất lâm nghiệp
Đối với khu vực miền núi có ruộng bậc thang hoặc đất nông nghiệp xen kẽ
khu vực đô thị, trong khu vực đất ở có thể chọn tỷ lệ đo vẽ cơ bản là 1/500, 1/1000.
1.2.2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Để thành lập bản đồ địa chính có nhiều cách khác nhau, nhưng ta có thể
có 3 phương pháp chính sau:
- Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
Quy trình 1.1: Quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp đo vẽ
trực tiếp
Xây dựng phương án đo đạc thành lập bản đồ địa chính
Thành lập lưới địa chính các cấp, chuẩn bị bản vẽ và các tư liệu liên quan
Đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp
Vẽ bản đồ gốc, tu chỉnh tiếp biên bản vẽ
Lên mực bản đồ gốc, đánh số thửa, tính diện tích
Biên tập bản đồ địa chính
In, lưu trữ, sử dụng
ƯU ĐIỂM:Đây là phương pháp đạt độ chính xác cao, áp dụng cho mọi tỷ lệ
và luôn đáp ứng đợc yêu cầu về độ chính xác của bản đồ trong công tác quản lý
nhà nớc về đất đai. Đặc biệt phương pháp này phát huy ưu điểm khi dùng để xây
dựng bản đồ tỉ lệ lớn cho các khu vực đất có giá trị cao, khu vực đô thị, khu đo có
diện tích nhỏ hoặc là kết hợp với phương pháp khác.
NHƯỢCĐIỂM:là tốn nhiều thời gian công sứcvà sẽ vấp phải khó khăn khi
khu vực đo vẽ có địa hình phức tạp, không thể đi lại được.
Hiện nay, với công nghệ toàn đạc điện tử đã giúp cho công tác thành lập bản
đồ được nhanh hơn và rút ngắn được thời gian cho công tác ngoài thực địa và biên

tập trong phòng
- Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ ảnh chụp từ máy bay.
ƯU ĐIỂM:
- Tốn ít thời gian ở ngoài thực địa, giải quyết tốt những khu vực đồi núi hiểm trở,
không thể dùng phương pháp đo trực tiếp ngoài thực địa; rút ngắn thời gian thành
lập bản đồ; phương pháp này chủ yếu được áp dụng cho thành lập bản đồ địa chính
cơ sở các tỷ lệ 1/2000, 1/5000, 1/10.000.
NHƯỢC ĐIỂM: Chi phí cao cho công tác bay chụp ảnh, khu vực bay chụp
phải rộng, đòi hỏi công nghệ cao và có đội ngũ tay nghề giỏi.
- Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp biên tập biên vẽ và đo vẽ bổ
sung chi tiết trên nền ảnh bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho khu vực nơi chưa có điều kiện
thành lập bản đồ địa chính chính quy phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê đất
đai.
1.2.2.3. Phương pháp chia mảnh, đánh số bản đồ
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10000
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước
thực tế là 6 x 6 ki lô mét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu
là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ
số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu
chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu

là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của
điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000.
Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50
cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên
tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ
tự ô vuông.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh, bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm
số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50
x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số
thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
- Bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích

thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là
50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số
thứ tự ô vuông.
1.2.2.4. Khung bản đồ
Mảnh bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh
bản đồ địa chính cơ sở là 1 mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung
Mảnh bản đồ địa chính được phân mảnh cơ bản theo nguyên tắc một mảnh
bản đồ địa chính cơ sở là một mảnh bản đồ địa chính. Kích thước khung bản đồ địa
chính lớn hơn kích thước khung mảnh bản đồ cơ sở là 10 hoặc 20 cm (nghĩa là
mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính cấp xã có độ gối phủ là 5 – 10 cm)
1.2.2.5. Các chỉ tiêu kĩ thuật
- Độ chính xác bản đồ địa chính
- Sai số trung phương vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm
đo so với điểm khởi tính sau bình sai không vượt quá 0, 1 mm tính theo tỷ lệ bản
đồ cần lập.
- Sai số biểu thị điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới km, các điểm
tọa độ quốc gia, các điểm địa chính, các điểm có tọa độ khác lên bản đồ địa chính
dạng số được quy định là bằng không (không có sai số).
- Đối với bản đồ địa chính, dạng giấy, sai số độ dài cạnh khung bản đồ
không vượt quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách
giữa điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới km) không
vượt quá 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
- Sai số vị trí của điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính dạng số so với vị trí của các điểm khống chế đo vẽ gần nhất không được
vượt quá:
+ 5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200

+ 7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
+ 15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
+ 30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
+ 150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;
+ 300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000.
+ Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000,1:2000 thì
sai số vị trí điểm nêu tại điểm c và d khoản 4 Điều này được phép tăng 1,5 lần.
- Sai số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất kỳ trên ranh giới thửa đất biểu
thị trên bản đồ địa chính dạng số so với khoảng cách trên thực địa được đo trực
tiếp hoặc đo gián tiếp từ cùng một trạm máy không vượt quá 0,2 mm theo tỷ lệ bản
đồ cần lập, nhưng không vượt quá 4 cm trên thực địa đối với các cạnh thửa đất có
chiều dài dưới 5 m.
Đối với đất nông nghiệp đo vẽ bản đồ địa chính ở tỷ lệ 1:1000, 1:2000 thì sai
số tương hỗ vị trí điểm của 2 điểm bất nêu trên được phép tăng 1,5 lần.
- Vị trí các điểm mốc địa giới hành chính được xác định với độ chính xác
của điểm khống chế đo vẽ.
- Khi kiểm tra sai số phải kiểm tra đồng thời cả sai số vị trí điểm so với
điểm khốngchế gần nhất và sai số tương hỗ vị trí điểm. Trị tuyệt đối sai số lớn nhất
khi kiểm tra không được vượt quá trị tuyệt đối sai số cho phép, số lượng sai số
kiểm tra có giá trị bằng hoặc gần bằng (từ 90% đến 100%) trị tuyệt đối sai số lớn
nhất cho phép không quá 10% tổng số các trường hợp kiểm tra. Trong mọi trường
hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.
Các chỉ tiêu kĩ thuật cần đảm bảo các yếu tố sau:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu kĩ thuật của lưới đường chuyền kinh vĩ
TT Các yếu tố đặc trưng Chỉ tiêu kĩ thuật
1 Chiều dài cạnh trung bình 150 - 205m
2 Chiều dài cạnh lớn nhất 350m
3 Chiều dài cạnh ngắn nhất 20m
4 Sai số trung phương đo góc 30’’
5 Sai số khép tương đối giới hạn 1/2000, 1/1000

6 Tống chiều dài đường chuyền theo tỉ lệ
thành lập bản đồ
1/500
1/1000
1/2000
1/5000
0.6 – 1 km
1.2 -1.5 km
2.0 – 3.0 km
4.0 – 5.0 km
Trong quá trình thực tập chúng em sử dụng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài
thực địa bằng máy kinh vĩ điện tử tại khu vực tổ 4 và tổ 5 khu Tân Xuân – Xuân
Mai – Chương Mỹ - Hà Nội.
Phương pháp đo vẽ trực tiếp bằng máy kinh vĩ điện tử
Phương pháp này gồm 3 công đoạn: đo góc bằng, đo dài và đo chi tiết
1.3. Xây dựng lưới khống chế đo vẽ (lưới kinh vĩ 1,2) theo phương pháp
đường chuyền
1.3.1. Khái quát chung
- Lưới khống chế đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày mật độ điểm, đảm
bảo cho công việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cơ sở để phát triển lưới khống chế đo vẽ
là các điểm đường chuyền địa chính từ cấp II trở lên.Lưới khống chế đo vẽ được
xây dựng chủ yếu gọn theo từng đơn vị địa phương.
- Vị trí các điểm lưới khống chế đo vẽ bố trí ngoài thực địa phải thuận tiện
cho việc đo góc, đo cạnh và đo chi tiết sau này. Điểm nên bố trí vào lề đường, các
bờ lớn…và đảm bảo không cản trở giao thông. Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết
phải xác định rõ khu vực cần lập lưới. Căn cứ vào vị trí các điểm địa chính I, II còn
sử dụng được và các điểm nhà nước trên khu đo; căn cứ vào mật độ thửa, khả năng
thông hướng và điều kiện cụ thể của khu đo để tiến hành bố trí điểm kinh vĩ. Điểm
kinh vĩ cấp I, cấp II phải bố trí sao cho tại các điểm này có thể đo chi tiết xung
quanh được nhiều nhất và phải có khả năng phát triển đường chuyền toàn đạc, cọc

phụ khi cần và lưu giữ được lâu dài để phục vụ kiểm tra, nghiệm thu; cố gắng bố
trí ở chỗ nền đất cứng như lề đường, vỉa hè, góc phố, dọc theo các ngõ phố, ngã ba,
ngã tư để tránh xa sự va chạm làm sai lệch vị trí.
1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật
Căn cứ vào mật độ điểm khởi tính, lưới đường chuyền kinh vĩ 1,2 có thể
thiết kế dưới dạng đường chuyền đơn hoặc hệ thống có một hoặc nhiều điểm nút.
Đối với khu vực có nhiều vườn cây ăn quả dày đặc hoặc gặp các hẻm cụt
không thể bố trí đường chuyền kinh vĩ dạng nút hoặc đường đơn được, để đảm bảo
đủ mật độ điểm trạm đo cho đo vẽ chi tiết trong trường hợp đặc biệt này, cho phép
bố trí các đường chuyền kinh vĩ cấp 2 treo, số cạnh không vượt quá 4. Đường
chuyền kinh vĩ treo phải đo theo chiều “thuận, nghịch”, giá trị góc, dựa vào tính
toán là giá trị trung bình của lần đo “thuận”, “nghịch”. Khởi của đường chuyền
kinh vĩ treo phải từ điểm địa chính cấp II trở lên. Không được phát triển tiếp các
điểm trạm đo từ các điểm của đường chuyền kinh vĩ treo.
1.3.3. Xây dựng đường chuyền toàn đạc, cọc phụ
Được phát triển để tăng dày các điểm trạm đo, cơ sở để phát triển lưới toàn
đạc là các điểm kinh vĩ cấp 2 trở lên (trừ điểm của đường chuyền đơn).
Trường hợp đặc biệt khó khăn cho việc đo nối mới lập đường chuyền toàn đạc
treo, cơ sở để phát triển đường chuyền toàn đạc treo là các điểm từ kinh vĩ cấp 2
trở lên (trừ điểm của đường chuyền treo), số cạnh của đường chuyền toàn đạc treo
không quá 2, phải đo đi và về lấy giá trị trung bình đưa vào tính toán.
Đối với khu vực rậm rạp, vướng kênh rạch , sông suối…chiều dài đường
chuyền toàn đạc được phép tăng lên 1.3 lần, số cạnh được phép tăng lên 1.5 lần.
1.3.4. Đo lưới khống chế đo vẽ.
- Đo góc
Góc được đo bằng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 5-10” bằng
phương pháp đo thuận nghịch, chênh lệch giữa hai lần đo thuận nghịch không vượt
quá 8”.
- Đo cạnh
Các cạnh trong lưới đều được đo đồng thời với đo góc. Chênh lệch giữa 2

lần đo đi và đo về không vượt quá 6. 10
-6
D mm (D: khoảng cách đo)
Độ chính xác đo khoảng cách được đánh giá theo công thức sau:
Ms = ± (a+b.10
-6
D) mm
a, b: hằng số máy
D: khoảng cách máy.
1.3.5. Tính toán bình sai lưới khống chế đo vẽ
Khi xây dựng lưới khống chế để kiểm tra, đánh giá và nâng cao độ chính xác người
ta thường “đo dư” một đại lượng. Vì sự đo thừa trên, nên các trị số đo phải thỏa
mãn một số điều kiện hình học nhất định, gọi là điều kiện bình sai.
Các điều kiện bình sai này được đặc trưng bằng các phương trình toán học xác
định gọi là phương trình điều kiện.
Do trong quá trình đo có sai số làm cho các điều kiện hình học trong lưới không
hoàn toàn thỏa mãn. Vì vậy, trước khi tính tọa độ các điểm khống chế phải tiến
hành bình sai. Như vậy, bình sai chính là việc xử lý sai số ngẫu nhiên trong các kết
quả đo đạc, tức là phân phối các sai số cho các đại lượng đo tính theo các điều kiện
hình học trong lưới khống chế. Số liệu lưới khống chế phải được tính toán khái
lược trước khi đưa vào bình sai. Đối với đường chuyền khép kín ta tiến hành bình
sai lưới khống chế theo 9 bước dưới đây:
Bước 1: Tính sai số khép góc:
Xuất phát từ phương trình điều kiện hình:
∑ = (n-2)*180º
Do
i
là góc đo chứa sai số, nên trình trên không thỏa mãn và nó được viết dưới
dạng:
f

b
= ∑
đo
– (n-2)*180º
Trong đó: n là số góc lưới đường chuyền.
Nếu ≤ 60
n
ta phân phối sai số theo nguyên tắc đổi dấu f
b
và chia đều cho các góc,
ngược lại phải kiểm tra lại tình toán, nếu tính toán đúng phải kiểm tra lại góc đo.
Bước 2: Tính số hiệu chỉnh của các góc đường chuyền:
V

i
= -f
b
/n
Bước 3: Tính các góc bình sai:
= +
V

i.
Bước 4: Tính chuyền phương vị cho các cạnh:
Căn cứ vào góc định hướng cạnh mở đầu và các góc bằng. Do các góc ngoặt
ở bên phải đường chuyền nên áp dụng công thức tính phương vị sau:
α
k
= α
0

-

k
i
β
i
+ k.180
0
Bước 5: Dùng chiều dài cạnh S
i
và các góc đình hướng α vừa tính được để tính
gia số tọa độ trên từng cạnh đường chuyền theo công thức:
∆X
ij
= S
ij
*cos α
ij
∆Y
ij
= S
ij
*sin α
ij
Bước 6: Tính sai số khép tọa độ
f
x
= ∑∆X
f
Y

= ∑∆Y
 F
s
=
Bước 7: Tính sai số hiệu chỉnh.
Tính số hiệu chỉnh gia số tọa độ theo nguyên tắc đổi dấu sai số khép f
x
, f
y

phân phối nó theo tỉ lệ thuận với chiều dài các cạnh:
V
∆Xi
=- *S
i
V
∆Yi
=- *S
i
Kiểm tra theo công thức: ∑ V
∆Xi
= -f
x
, ∑ V
∆Yi
= -f
y
.
Bước 8: Tính gia số tọa độ sau bình sai.
= ∆X

i
+ V
∆Xi
= ∆Y
i
+ V
∆Yi
Bước 9: Tính tọa độ điểm sau bình sai.
Dựa vào tọa độ điểm đầu đã biết là I và gia số tọa độ trên các cạnh đã bình
sai ta tính được tọa độ các điểm đường chuyền.
X
i
= X
i-1
+
Y
i
= Y
i-1
+
1.4. Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính
1.4.1. Yêu cầu trước khi đo vẽ
Máy móc và dụng cụ đo phải được kiểm tra, kiểm nghiệm theo yêu cầu cụ
thể cho từng loại.
- Thu thập các thông tin từ thực địa:
Phải xác định chính xác ranh giới hành chính trước khi đo vẽ.
Các chủ sử dụng đất tự đóng móc ranh giới bằng các trụ bê tông, trụ đá hoặc cọc
gỗ vững chắc, tồn tại lâu dài. Đối với khu vực nhà cửa kiên cố, bán kiên cố dày đặc
dùng sơn đánh dấu vị trí giáp ranh giữa hai thửa đất thật chính xác, nếu ranh thửa
đất trùng với nhà có tường thì phải lưu ý biểu thị rõ là tường chung hay tường

riêng. Khu vực đất canh tác có bồ ruộng không cần đóng cọc ranh thửa.
1.4.2.Yêu cầu trong đo chi tiết
Trong đo chi tiết phải vẽ sơ đồ đo chi tiết. Tỷ lệ sơ đồ tối thiểu phải bằng tỷ
lệ đo vẽ thể hiện rõ ràng các đối tượng cần vẽ. Ở mỗi bản sơ đồ cần thể hiện điểm
trạm đo, điểm định hướng, ngày đo, các điểm mia kiểm tra, các công trình có trên
thửa đất và hình thể của thửa đất.
Chỉ đo vẽ các công trình xây dựng chính trên thửa như nhà…cho bản đồ tỷ lệ
1:500, 1:1000, đối với bản đồ tỷ lệ 1:2000, 1:5000 không đo vẽ công trình.
1.4.3. Thao tác tại trạm đo chi tiết
- Đặt máy điện tử tại trạm đo
- Rọi tâm, điều chỉnh bọt thủy, cân bằng máy
- Khởi động máy
- Chọn chế độ đo và chế độ hoạt động của máy
- Định hướng đo chi tiết các điểm mia
- Đặt mia tại điểm chi tiết
- Quay máy ngắm về một điểm đã biết tọa độ đưa bàn độ ngang về 0
0
00’00” quay
máy ngắm tới điểm mia đặt tại điểm chi tiết, tiến hành đo.
- Di chuyển gương tới các điểm chi tiết khác
Tại mỗi trạm đo phải vẽ điểm sơ họa điểm mia chi tiết, ghi tên chủ sử dụng đất lên
trên lược đồ vào từng thửa đất. Trên mỗi trạm đo phải bố trí ít nhất một điểm mia
kiểm tra (điểm chung giữa hai trạm đo).
Người vẽ sơ đồ phải luôn luôn kết hợp với người đứng máy, đi mia để đánh dấu số
điểm chi tiết lên trên lược đồ tránh được nhầm lẫn, lược đồ được lập cho từng trạm
máy với tỷ lệ bất kỳ nhưng không nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ thành lập. Lược đồ phải
đóng thành quyển tiếp biên với nhau.
Ghi kết quả vào file số liệu
Trường hợp những điểm không đo được là do bị che khuất thì chèn thêm cọc phụ
hoặc sử dụng các phương pháp giao hội để đo.

1.5. Tính diện tích cho các thửa đất.
Hiện nay có nhiều phương pháp xác định diện tích khác nhau như: phương
pháp tọa độ các đỉnh của đa giác, xác định diện tích bằng máy đo diện tích, tính
diện tích theo phương pháp truyền thống.
Từ kết quả tính toán tọa độ các điểm góc thửa: Thông qua phần mềm Excel là tọa
độ vuông góc x, y của các điểm tiến hành đo đếm. Từ đó sử dụng công thức tính
diện tích: P =
2
1

n
1
x
i
(y
i+1
– y
i-1
) =
2
1

n
1
y
i
(x
i-1
– x
i+1

).
1.6. Lập hồ sơ kỹ thuật cho một thửa đất trên khu vực
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất và loại hồ sơ khác được nhóm xây dựng chủ yếu bằng
phần mềm Famis chạy trên nền Microstation và sử dụng chương trình soạn thảo
văn bản word.
Việc tạo hồ sơ được thực hiện từ thửa đã được tạo tâm thửa và kết nối dữ
liệu trên Microstation với Famis.
Để lập được hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho một số thửa đất trên khu vực ta phải có
các thông tin như: diện tích thửa, tên chủ sử dụng, tọa độ các điểm đặc trưng trên
thửa, mục đích sử dụng. Do vậy, ngoài công tác đo đếm ngoài thực địa, để xác định
tọa độ các điểm và diện tích ta còn phải sử dụng phương pháp thu thập số liệu bằng
cách phỏng vấn các chủ sử dụng, lấy thêm thông tin cần thiết cho việc lập hồ sơ kỹ
thuật.
Hồ sơ kỹ thuật thửa đất được trình bày trên khổ giấy A4 và nằm ngang khổ
giấy. Trong đó bao gồm các mục: số hiệu thửa, địa chỉ, mục đích sử dụng, sơ đồ
thửa đất, tọa độ góc thửa, tên chủ sử dụng.
Trong đó hồ sơ thửa đất tùy theo độ lớn của thửa đất chọn tỷ lệ vẽ cho phù
hợp 1:200, 1:500 sao cho toàn bộ sơ đồ nằm gọn trong phần đóng khung hình
vuông trên khổ giấy A4 nằm ngang. Đường biên thửa đất vẽ nét liền, tại góc thửa
có vẽ các “râu” biểu thị đường biên của các thửa đất bên cạnh. Kích thước các
cạnh ghi đến cm, kích thước cạnh có thể đo trực tiếp ở thực địa hoặc tính ra từ tọa
độ góc thửa.
Sơ đồ thửa đất phải có số hiệu thửa đất ghi trên làm tử số và mẫu số làm
diện tích, thửa đất phải ưu tiên vẽ hướng bắc trên đó phải có mũi tên chỉ hướng
bắc.Tên chủ sử dụng phải ghi đầy đủ họ tên, tên đệm và phải hợp pháp hóa với
đăng ký quyền sử dụng tại các cơ quan địa chính cấp quản lý.
CHƯƠNG 2: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích:
- Để củng cố lý thuyết đã học và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn quản

lý đất đai hiện nay.
- Giúp sinh viên hiểu và nắm được các dạng đo đạc cơ bản nói chung và đo đạc áp
dụng trong quản lý đất đai nói riêng.
- Bổ sung cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về đo đạc địa chính, đồng
thời có khả năng phân tích và đề xuất những yêu cầu về công tác đo đạc nói chung,
sử dụng bản đồ địa chính nói riêng phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
- Giúp cho sinh viên làm quen và sử dụng thành thạo các loại máy móc đo đạc
thường dùng.
- Rèn luyện kỹ năng đo đạc ngoại nghiệp, đo vẽ chi tiết thửa đất, thành lập bản đồ
địa chính và kỹ năng xử lý số liệu, tạo hồ sơ địa chính cùng với cơ sở dữ liệu của
nó.
2.2. Yêu cầu:
2.2.1. Về kiến thức
- Mỗi nhóm sinh viên phải đo, vẽ, biên tập được bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 khu
vực được giao;
- Mỗi sinh viên phải nắm được các công đoạn đo đạc, biên tập, thành lập bản đồ,
tạo các mẫu hồ sơ thửa đất, khai thác thông tin trên bản đồ phục vụ công tác quản
lý đất đai;
- Mỗi sinh viên phải trực tiếp là từng loại công việc (chọn điểm, đánh dấu mốc,
bình sai gần đúng, đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính, tạo hồ sơ địa chính)
viết báo cáo nội dung các công việc đã thực hiện.
2.2.2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng đo đạc ngoại nghiệp, thành lập bản đồ địa chính và kỹ năng
xử lý số liệu, biên tập bản đồ địa chính;
- Rèn luyện kỹ năng quản lý, chỉ đạo thực hiện các nội dung công việc của nhóm
trong quá trình thực tập;
- Rèn luyện kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình các nội dung công việc đã thực hiện;
2.2.3. Về thái độ
- Chấp hành đúng nội quy, quy định của Bộ môn, Khoa, Nhà trường về quy định
thực hành thực tập nghề nghiệp;

- Chấp hành đúng nội dung đề cương thực tập nghề nghiệp 1 đã được Bộ môn,
Khoa và Trường phê duyệt;
- Công tác đo đạc, biên tập bản đồ địa chính phải theo đùng quy trình quy phạm và
ký hiệu của bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000.
2.3. Nội dung thực tập
2.3.1. Công tác đo đạc ngoại nghiệp
Để đo vẽ bản đồ cần phải thực hiện các bước sau đây:
+ Công tác chuẩn bị
+ Đo đạc gần đúng lưới khống chế
+ Đo vẽ chi tiết các thửa đất
a. Công tác chuẩn bị
b. Đo đạc và bình sai lưới khống chế
- Đo tất cả các góc ngoặt (bên trái hoặc bên phải) đường chuyền theo phương pháp
đo góc đơn giản.
- Đo độ dài tất cả các cạnh đường chuyền bằng máy kinh vĩ.
- Xác định phương vị cạnh mở đầu.
- Bình sai lưới đường chuyền: 9 bước
c. Đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ
2.3.2. Công tác biên tập bản đồ địa chính
2.3.3. Phân công công việc
T
T Họ và tên Mã sv Công việc
1 Mạc Tuấn Anh 1154031235 Đo đạc, thành lập bản đồ
2 Trần Thị Phương Chi 1153081779
Ghi chép tính toán ngoài thực địa, điều tra
thông tin thửa đất
3
Phạm Tiến Cường
(Nhóm phó) 1154031242 Đo đạc, thành lập bản đồ
4 Đỗ Thùy Dung 1154030949 Xử lý số liệu, điều tra thông tin thửa đất

5 Phạm Thị Kim Dung 1154040638
Ghi chép tính toán ngoài thực địa, điều tra
thông tin thửa đất
6 Trần Thế Dũng 1154031243 Cầm mia, đo đạc
7 Nguyễn Thị Bích Đào 1153080206 Xử lý số liệu, điều tra thông tin thửa đất
8 Lương Từ Hải 1154030385 Cầm mia, đo đạc
9 Nguyễn Quang Hiệp 1154031250 Cầm mia, đo đạc
10 Bùi Quang Hòa 1154030562 Cầm mia, đo đạc
11 Nguyễn Xuân Hùng 1153081791 Cầm mia, đo đạc
12 Hoàng Thế Kỷ 1154031327 Cầm mia, đo đạc
13 Nguyễn Thị Lan 1154031261 Điều tra thông tin thửa đất, làm báo cáo
14 Nguyễn Thị Quỳnh My 1154031271
Ghi chép tính toán ngoài thực địa, làm
báo cáo
15 Dương Thị Nhung 1154030415
Ghi chép tính toán ngoài thực địa, điều tra
thông tin thửa đất
16 Vũ Thị Oanh 1154031338 Xử lý số liệu, điều tra thông tin thửa đất
17 Nguyễn Trọng Sinh 1154020154 Cầm mia, đo đạc
18 Cao Khả Sơn (Nhóm 1154031343 Xử lý số liệu, khảo sát thực địa
trưởng)
19 Lành Văn Thành 1154031287
Khảo sát thực địa, vẽ phác họa sơ đồ thửa
đất
20 Nguyễn Thị Thùy 1154031294
Khảo sát thực địa, vẽ phác họa sơ đồ thửa
đất
21 Nguyễn Thị Thủy 1154031295 Xử lý số liệu, điều tra thông tin thửa đất
22 Vũ Thị Thương 1154031290 Xử lý số liệu, làm báo cáo
23 Hứa Văn Toán 1154032214 Cầm mia, biên tập bản đồ

24 Trần Anh Trung 1153010281 Cầm mia, đo đạc
25 Hoàng Văn Tuấn 1154030621 Cầm mia, thành lập bản đồ
26 Phí Văn Tuấn 1154030623 Cầm mia, thành lậpbản đồ
27 Vi Văn Tuấn 1154030446 Cầm mia, thành lập bản đồ
28
Hoàng Thị Kim Tuyến
(Nhóm phó) 1154031300 Xử lý số liệu, excel, làm báo cáo
29 Chu Thị Viên 1153010288 Xử lý số liệu, điều tra thông tin thửa đất
30 Bùi Thị Xuân Yến 1154031305
Điều tra thông tin thửa đất, ghi chép tính
toán ngoài thực địa
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp điều tra cơ bản
Để công tác nghiên cứu gặp nhiều thuận lợi, trước tiên chúng ta phải tiến
hành thu thập tài liệu.
- Tiến hành thu thập, kiểm tra đánh giá các tài liệu số liệu có sẵn.
- Kế thừa có chọn lọc các loại bản đồ, tài liệu có sẵn trên khu vực nghiên cứu.
- Các bảng biểu, số liệu, các tài liệu tổng hợp có sẵn
- Điều tra khảo sát thực địa để phát hiện những biến động về ranh giới, mục đích
sử dụng đất của khu vực nghiên cứu.
2.4.2 Phương pháp đo vẽ trực tiếp
Sử dụng máy kinh vĩ điện tử để tiến hành đo vẽ các điểm khống chế chính,
điểm treo và các điểm chi tiết, khi đo tiến hành đo góc bằng và đo dài.
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thủ công xử lý số liệu bằng tay
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Word, Excel để tổng hợp, phân tích và
kiểm tra số liệu.
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Micro Station và Famis để thành lập
bản đồ địa chính.
2.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.5.1. Đối tượng
+ Đo đạc thực tế để thu thập số liệu thành lập bản đồ;
+ Sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Micro Station và Famis trong biên tập
và thành lập bản đồ địa chính.
2.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực Tổ 4& tổ 5 - Khu Tân Xuân - Thị trấn Xuân Mai - Huyện Chương Mỹ -
Thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khu vực nghiên cứu
Thị trấn Xuân Mai thuộc huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội có tọa độ
địa lý 28˚58’ vĩ độ Bắc,105˚05’ kinh độ Đông.Thị trấn Xuân Mai nằm trên điểm
giao nhau giữa QL 6A và đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm thủ thành phố Hà
Nội 30 km về phía Tây, là một trong bốn đô thị trong chuỗi đô thị Miếu Môn –
Xuân Mai – Hòa Lạc – Sơn Tây.
Thị trấn Xuân Mai có vị trí địa lý như sau:
- Phía bắc giáp xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn - Hòa Bình.
- Phía nam giáp xã Thủy Xuân Tiên - Chương Mỹ - TP Hà Nội.
- Phía Đông giáp xã Hòa Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình.
- Phía Tây giáp xã Đông Yên - huyện Quốc Oai - thành phố Hà Nội.
Khu vực Tổ 4& tổ 5 - Khu Tân Xuân - Thị trấn Xuân Mai - Huyện Chương
Mỹ - Thành phố Hà Nội, khu vực này nằm cạnh trường ĐH Lâm Nghiệp, khu quân
sự và có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc đi lại trên khu vực.
Thành phần dân sinh chủ yếu là cán bộ công nhân viên của trường ĐH Lâm
Nghiệp, sinh viên và một số ít dân bản địa, khu vực này có trình độ dân trí cao.
Một số năm gần đây, hòa chung với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân
cũng ngày càng nâng cao, nhiều công trình xây dựng nhà cao tầng được mọc lên,
hệ thống đường bộ phần đa đã được bê tông hóa. Do có địa thế nằm gần thị trấn
nên khu vực cũng mang những đặc trưng của đất đai vùng đô thị như: diện tích
thửa nhỏ và chủ yếu sử dụng vào mục đích đất ở.
3.2. Quy trình thành lập bản đồ địa chính

Quy trình 3.1: Các bước thành lập bản đồ địa chính khu vực tổ 4 và 5
Thu thập tài liệu
Xây dựng lưới đường chuyền chính, các điểm
treo (tự do)
Kết quả đạt được
Bản đồ địa chính khu vực đo vẽ
Hồ sơ địa chính của khu vực đo vẽ
Đo đạc và xử lí số liệu
Biên tập bản đồ Chọn điểm nội suy và nối các điểm chi tiết
Chuẩn bị máy móc, thiết bị đo đạc
Biên tập và hoàn thiện bản đồ
Chuyển vẽ tọa độ các điểm chi tiết
Tính tọa độ các điểm chi tiết
Bình sai, tính tọa độ các điểm khống chế, điểm
treo
Đo vẽ các điểm chi tiết
Công tác chuẩn bị
Thiết kế phương án đo đạc
Khảo sát thực địa
* Nội dung các bước trong quy trình:
Bước 1:
3.3. Công tác chuẩn bị
Để công tác nghiên cứu gặp nhiều thuận lợi, trước tiên chúng ta phải tiến
hành thu thập tài liệu. Tại khu vực này đã có 2 mốc địa giới là D2 và D3do vậy khi
bình sai, tính toán ra tọa độ các điểm khống chế thì chúng cũng nằm trong hệ thống
tọa độ quốc gia.
Công tác chuẩn bị gồm các bước sau:
3.3.1. Thu thập bản đồ, tài liệu đã có trên khu vực đo
Nhóm chúng em đã đi tìm hiểu và thu thập được các tài liệu từ các nhóm đo
trước trên khu vực tổ 4 và 5 Khu Tân Xuân kết hợp với đi điều tra thông tin về

thửa đất bằng phương pháp phỏng vấn các hộ gia đình trên khu vực đo vẽ.
3.3.2. Thiết kế sơ bộ các điểm khống chế trên bản đồ
Sau khi khảo sát địa hình nhận thấy đây là khu vực dân cư tập trung đông,
liền sát nhau, nên xây dựng lưới khống chế ở dạng đường chuyền kinh vĩ khép kín
là phù hợp nhất, dựa trên cơ sở 2 điểm của lưới khống chế tọa độ nhà nước và khu
vực đã biết tọa độ là D2 và D3.
3.3.3. Khảo sát thực địa, chọn điểm khống chế chính thức, chôn mốc (hoặc đánh
dấu điểm), xây dựng đường chuyền
Để nắm tình hình thực tế của khu vực đo vẽ ta cần khảo sát thực địa như: Sơ
bộ xác định ranh giới các lô khoảnh, số thửa, vẽ phác họa ranh giới phía ngoài, căn
cứ vào điều kiện cụ thể và các tài liệu đã thu được để bố trí các điểm đường chuyền
cho thích hợp.
a. Xây dựng lưới khống chế:
+) Cắm mốc, đánh dấu điểm.

×